Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giữ đường huyết ở mức an toàn để phòng ngừa biến chứng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.49 KB, 4 trang )

Giữ đường huyết ở mức an toàn để
phòng ngừa biến chứng

Vì sao phải kiểm soát đường huyết?
Theo nghiên cứu UKPDS - 1 nghiên cứu chuẩn về tiểu
đường týp 2 tại châu Âu, khi HbA1C tăng 1% (tương ứng
đường huyết tăng khoảng 2mmol/l) thì nguy cơ bị các biến
chứng thận, mắt, thần kinh tăng 25% và nguy cơ bị nhồi
máu cơ tim tăng 16%. Ngược lại, khi đường huyết hạ thấp
dưới 3mmol/l thì bệnh nhân có nguy cơ rất cao bị hôn mê,
thậm chí tử vong. Do đó, theo dõi đường huyết thường
xuyên giúp kiểm soát tốt đường huyết là 1 trong những yếu
tố quyết định điều trị thành công bệnh tiểu đường và đề
phòng có hiệu quả với các biến chứng của tiểu đường.
Hiện nay, theo khuyến cáo mới của Hiệp hội tiểu đường
Hoa Kỳ và Canada được nhiều thầy thuốc chuyên khoa ủng
hộ và thực hiện thì các bệnh nhân tiểu đường cần được điều
trị sớm và tích cực hơn, phối hợp thuốc sớm hơn để đưa
đường huyết nhanh chóng về mức càng gần bình thường
càng tốt, hạn chế tối đa các biến chứng.
Điều đặc biệt của bệnh tiểu đường là khi đường máu cao
trong khoảng 7-16mmol/l hoặc là thấp tới 3-4mmol/l thì
cảm giác của đa số người bệnh vẫn là bình thường. Do đó,
để tránh xa vùng “đường huyết nguy hiểm” thì cần kiểm tra
đường huyết thường xuyên, hàng ngày, từ đó điều chỉnh
chế độ ăn uống, thuốc để đưa đường huyết về mức an toàn.

Cần theo dõi đường huyết thường xuyên.
Đo đường huyết thế nào cho đúng?
Cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà rất đơn giản,
gồm 3 thao tác chính là gắn que thử vào máy, thấm máu


vào que và đợi máy báo kết quả sau 5 giây. Khi mới được
chẩn đoán hoặc khi thay đổi chế độ điều trị thì các bệnh
nhân nên thử 2-4 lần mỗi ngày vào trước các bữa ăn chính
và trước khi đi ngủ. Còn khi đường huyết đã tương đối ổn
định thì vẫn nên thử 1-3 lần mỗi tuần. Ngoài ra, bệnh nhân
tiểu đường cũng nên chú ý đo đường huyết sau bữa ăn 2
giờ hoặc khi có biểu hiện hạ đường huyết hay bị ốm. Nhiều
nghiên cứu cho thấy tăng đường huyết sau ăn có khả năng
gây biến chứng tương đương với tăng đường huyết lúc đói,
nhất là các biến chứng tim mạch. Riêng đối với các bệnh
nhân tiểu đường là phụ nữ có thai thì yêu cầu là phải theo
dõi đường huyết chặt chẽ hơn (gồm trước, sau bữa ăn và
nửa đêm) trong suốt thời gian mang thai để kịp thời điều
chỉnh sao cho đường huyết luôn trong giới hạn bình
thường, bảo đảm cho thai phát triển tốt và mẹ thì tránh
được các biến chứng nặng của bệnh tiểu đường

×