Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng - Tìm hiểu các chức năng tiền tệ - 4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.66 KB, 16 trang )

Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-49-
Ngày 21/04/2006 trả 40 triệu đồng
Ngày 21/05/2006 trả 20 triệu đồng
Ngày 30/06/2006 trả 60 triệu đồng
Yêu cầu: Hãy tính số tiền lãi mà xí nghiệp M phải trả cho NHTM Y theo
phương pháp lãi đơn.
Giải:

Cách 1: Ta có: I
đ
=

=
m
1 j
D
j
.n
j
.i
= (10%/360).(120.20 + 80.30 + 60.40)
= 2 triệu đồng
Cách 2: Ta có: I
đ
=

=
m
1 j


C
j
.t
j
.i


= (10%/360).(40.20 + 20.50 + 60.90)
= 2 triệu đồng
Vậy số lãi mà xí nghiệp M phải trả cho NHTM Y là 2 triệu đồng.
Ngoài ra, ngân hàng còn áp dụng hình thức cho vay luân chuyển: Cho vay luân
chuyển là hình thức cho vay mà ngân hàng căn cứ vào tình hình tài chính của doanh
nghiệp, ngân hàng quy định một hạn mức tín dụng cho một kỳ hạn nhất định. Trong
kỳ, doanh nghiệp được phép vay và trả nợ nhiều lần nhưng số dư nợ không được vượt
hạn mức tín dụng, mỗi lần vay và trả nợ doanh nghiệp không trả lãi mà chỉ trả lãi một
lần vào cuối kỳ hạn.
Công thức: I
đ
= D.i
k

i
k
: Lãi suất theo kỳ (%)
D : Số dư nợ bình quân một ngày trong kỳ

=
m
1 j
D

j
.n
j

D
=

=
m
1 j
n
j


D
j
: Số dư nợ phát sinh tại thời điểm j
n
j
: Thời gian tồn tại số dự nợ D
j

Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-50-


=
m
1 j

n
j
: Tổng số ngày trong kỳ (Trường hợp ngân hàng tính số
ngày trong kỳ theo số ngày thực tế). Nếu ngân hàng tính theo số ngày trong kỳ theo số
ngày quy ước thì tổng số ngày trong kỳ là số ngày quy ước của kỳ hạn đó.
Ví dụ 3: Có tình hình vay và trả nợ của Doanh nghiệp C tại NHTM Z trong quý
I năm 2007 như sau (ĐVT: Triệu đồng)
- Vay: + Ngày 01/01: 100
+ Ngày 14/02: 50
- Trả: + Ngày 11/01: 30
+ Ngày 26/03: 60
Biết rằng: Lãi suất tại NHTM Z là 5%/quý
Yêu cầu: Hãy tính số lãi mà Doanh nghiệp C phải trả cho NHTM Z trong quý I
năm 2007?
Giải:

Ta có dư nợ bình quân một ngày trong kỳ

=
m
1 j
D
j
.n
j

100x10+70x34+120x40+60x6
D
=


=
m
1 j
n
j

=
90
= 94,89 triệu đồng
Ta có: I
đ
= D.i
k
= 94,89.5% = 4,74 triệu đồng
Vậy số lãi mà Doanh nghiệp C phải trả cho NHTM Z trong quý I năm 2007 là
4,74 triệu đồng
2. Lãi kép
Nếu lãi của một khoản vốn vay nào đó được cộng vào vốn gốc để tính lãi cho
kỳ tiếp theo và cứ như vay cho đến kỳ hạn cuối cùng của thời hạn đầu tư thì số lãi đó
gọi là lãi kép.
Công thức
I
k
= V[(1 + i)
n
- 1]
Chú thích: I
k
: Số lãi kép
V: Số vốn ban đầu

i: Lãi suất (%)
n: Thời hạn hay số kỳ hạn
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-51-
Ví dụ: Bà B gửi số tiền 100 triệu đồng vào NHTM X, thời hạn 5 năm với lãi
suất là 20%/năm. Hãy tính số lãi mà Bà B nhận được sau 5 năm?
Cho biết: V = 100 triệu đồng
i = 20%/năm = 0,2
n = 5 năm
Ta có: I
k
= V[(1 + i)
n
- 1] = 100[(1 + 0,2)
5
- 1] = 10,41 triệu đồng
Vậy số lãi mà Bà B nhận được sau 5 năm là 10,41triệu đồng.
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-52-
Chương 4: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG


I. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng
Hoạt động ngân hàng với các nghiệp vụ truyền thống nhận gửi, cho vay và cung
ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng ra đời khi quan hệ sản xuất và trao đổi
hàng hoá của xã hội đã phát triển ở mức độ cao. Quá trình hoàn thiện các nghiệp vụ

ngân hàng vá sự ra đời một ngân hàng hoàn chỉnh kéo dài hàng nghìn năm, bắt đầu từ
hoạt động ngân hàng sơ khai vào khoả
ng 3500 năm TCN cùng với sự khởi đầu của các
thiết chế tổ chức xã hội. Có thể chia quá trình phát triển ngân hàng phát triển thành các
giai đoạn chủ yếu sau:
1.1. Thời kỳ hoạt động các ngân hàng sơ khai
Từ năm 3500 TCN đến 1800 TCN là giai đoạn của các ngân hàng sơ khai.
Nghiệp vụ ban đầu của nghề kinh doanh tiền tệ là nhận giữ tiền vàng và các tài sản có
giá trị khác được thực hiện bởi các nhà thợ vàng, các lãnh chúa, nhà th
ờ. Người gửi
tiền được nhận lại một tờ biên lai làm căn cứ để xác định quyền sở hữu và trả lệ phí
gửi tiền.
Dần dần những người gửi tiền nhận ra rằng thay vì sử dụng tiền kim loại vốn
khó bảo quản và vận chuyển khó khăn, họ có thể sử dụng các loại giấy chứng nhận
quyền sở h
ữu vàng để thanh toán. Người nhận các chứng thư này không gặp khó khăn
gì trong việc chuyển chúng sang tiền mặt. Việc thanh toán dễ dàng hơn nếu hai người
cùng gửi tiền ở một nơi. Đây là mầm mống đầu tiên của nghiệp vụ phát hành dấu hiệu
giá trị. Mặt khác những người nắm giữ tiền cũng nhận thấy rằng trong cùng một
khoảng thời gian có một số người đến đổi chứng thư lấy tiền, nhưng cũng có những
người khác lấy tiền vào. Sự bổ sung qua lại giữa lưu lượng gửi vào và rút ra làm xuất
hiện một lượng tiền nhàn rỗi trong kho. Điều này chứng tỏ những người thợ vàng giờ
đây chỉ cần dự trữ tiền mặt với một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền g
ửi, phần còn lại
có thể sử dụng để cho vay. Đến đây các ngân hàng đã bắt đầu tham gia vào quá trình
cung ứng tiền.
1.2. Giai đoạn từ thế kỷ V đến XVII
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-53-

Đây là giai đoạn phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ của một ngân hàng
thương mại. Các nghiệp vụ ghi chép sổ sách, hình thành các số hiệu tài khoản, chi tiết
đến đối tượng cho vay, mục đích vay cũng như nguồn vốn cho vay, tiền thân của kế
toán ngân hàng ra đời từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ X. Cũng như trong thời gian này,
hoạt động thanh toán bù trừ ở dạng sơ khai trong cùng một ngân hàng
đã bắt đầu phát
triển và sau đó là hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng. Nghiệp vụ chuyển ngân
hàng và bảo lãnh hình thành vào khoảng cuối thế kỷ thứ X và sau đó, vào giai đoạn từ
thế kỷ thứ XI- XVII, nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu bắt đầu phát triển cho đến thế
kỷ thứ XVII, các nghiệp vụ của một ngân hàng kinh doanh đã được hoàn thiện, bao
gồm:
- Nhận gửi, cho vay.
- Phát hành tiền.
- Chiết khấu thương phiếu.
- Chuyển ngân, thanh toán bù trừ và bảo lãnh.
Động lực chủ yếu của quá trình phát triển nhanh chóng này là sự lớn mạnh
không ngừng của các hoạt động thương mại trong từng quốc gia cũng như quốc tế
cùng với việc tìm ra châu Mỹ và các vùng đất mới. Một ngân hàng hoàn chỉnh các
nghiệp vụ này đã hình thành đầu tiên ở Hà Lan vào năm 1609, sau đó là ngân hàng
Thuỵ Điển- 1656, hệ thống ngân hàng Anh vào 1694, hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ vào
năm 1791, ngân hàng Pháp vào năm 1800.
1.3. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến XX
Các ngân hàng thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ và phát hành tiền dưới dạng các chứng thư hay kỳ phiếu thay cho vàng.
Hoạt động này thực sự bắt đầu từ thời kỳ ngân hàng sơ khai trước CN. Khi đó các kỳ
phiếu ngân hàng chỉ được phát hành m
ỗi khi có khoản tiền vàng thực sự được gửi vào
ngân hàng. Khả năng chuyển đổi kỳ phiếu ra vàng rất dễ dàng, làm cho nó được chấp
nhận không hạn chế trong lưu thông như một hình thức tiền tệ. Tuy nhiên, đến thế kỷ
XVIII, các ngân hàng bắt đầu lợi dụng ưu thế của mình để phát hành một khối lượng

lớn các kỳ phiếu tách rời khỏi dự trữ vàng để cho vay, đ
iều này đe doạ dự trữ vàng và
khả năng chuyển đổi ra tiền mặt của các kỳ phiếu được phát hành. Vì tất cả các ngân
hàng đều có quyền phát hành tiền nên Nhà nước không thể kiểm soát được khối lượng
tiền trong lưu thông và càng không thể kiểm soát được tính chất đảm bảo của lượng
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-54-
tiền lưu thông đó. Mặt khác, mỗi ngân hàng có quy mô hoạt động, uy tín và khả năng
ảnh hưởng khác nhau nên công chúng bắt đầu có sự lựa chọn kỳ phiếu được phát hành
bởi các ngân hàng khác nhau. Kết quả là, các kỳ phiếu do các ngân hàng lớn, có uy tín
phát hành dần dần chiếm lĩnh thị trường và đẩy kỳ phiếu của các ngân hàng nhỏ ra
khỏi lưu thông. Tình trạng này kéo dài gây sự bất ổn định trong lưu thông tiền tệ và
Nhà nước buộc ph
ải can thiệp nhằm thiết lập trật tự và sự thống nhất cho việc phát
hành tiền và đảm bảo an toàn cho các giấy chứng nhận nợ của ngân hàng. Kết quả của
sự can thiệp là chỉ còn có một số ngân hàng lớn được quyền phát hành tiền kèm theo
nghiệp vụ kinh doanh. Các ngân hàng khác chỉ được phép hoạt động kinh doanh tiền tệ
và tín dụng, không được quyền phát hành tiền. Chúng được quyền mở tài khoản va
thanh toán bù trừ thông qua ngân hàng phát hành ti
ền, biến ngân hàng phát hành thành
trung tâm thanh toán
2. Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
2.1. Ngân hàng trung ương
2.1.1. Khái niệm
Ngân hàng trung ương (NHTW) là 1 định chế tài chính công cộng thực hiện
việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.
2.1.2. Chức năng của ngân hàng
Ở hầu hết các nước đều có một NHTW thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ

, tín dụng và Ngân hàng. Tuy nhiên,
NHTW thực hiện việc quản lý Nhà nước qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh,
song mục đích hoạt động cuả NHTW không phải là mưu tìm doanh lợi mà là cung ứng
và điều hoà khối lượng tiền tệ, điều khiển hệ thống tín dụng, kiểm soát hệ thống Ngân
hàng, bảo vệ giá trị đồng nội tệ. Để đạt được mục đích này NHTW hoạt động theo các
chức năng sau:
2.1.2.1. Phát hành ti
ền và điều tiết lưu thông tiền tệ
Đây là chức năng cơ bản và quan trọng hàng đầu của NHTW thực hiện chức
năng này sẽ ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia. Với một trong
những nhiệm vụ chính của NHTW là cung ứng tiền tệ. Pháp lệnh Ngân hàng số
37/CT/HĐNN năm 1990 điều 1 ghi rõ " NHNN Việt Nam là cơ quan duy nhất phát
hành tiền của nướ
c Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Giấy bạc Ngân hàng và tiền
kim loại do NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp lưu thông và
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-55-
phương tiện thanh toán không hạn chế. Việc phát hành tiền có thể được thực hiện theo
cách có đảm bảo như:
+ Đảm bảo bằng vàng.
+ Đảm bảo bằng tín dụng hàng hoá.
Các cách thức phát hành tiền của NHTW:
* Phát hành tiền tệ qua ngõ chính phủ
Đây là việc Ngân hàng trung ương cho chính phủ vay nợ nhằm tài trợ cho việc
thiếu hụt ngân sách dưới hình thức cho vay ứng trước. Thông thường, những khoản
cho vay ứng trước nhằm tài tr
ợ cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách và được
hoàn trả ngay trong năm ngân sách. Có 3 hình thức ứng trước:
- Ứng trước tạm thời: là hình thức ứng trước nhằm tài trợ những nhu cầu chi

tiêu của ngân sách khi số thu và số chi không cân đối về tiến độ. Việc ứng trước này
thường xảy ra trong quý đầu của năm ngân sách và sẽ được hoàn trả trong những quý
sau khi ngân sách bội thu.
- Ứng trước bất thườ
ng: Là hình thức nhằm tài trợ cho những nhu cầu chi tiêu
đột xuất trong năm ngân sách mà chưa lường trước trong kế hoạch ngân sách.
- Ứng trước thường xuyên: Số ứng trước có tính chất thường xuyên trong cả
năm ngân sách do sự sai biệt giữa tổng số thu luỹ kế và tổng số chi luỹ kế của từng
thời điểm trong năm.
Số tiền ứng trước này được Ngân hàng trung ương chuyển cho Kho Bạc Nhà
Nước và qua đó làm tăng lượng tiền cung ứng. Một số chính phủ có thoả thuận về số
tiền tối đa mà Ngân hàng trung ương có thể ứng trước cho Kho bạc NN. Chẳng hạn
trước đây ở Pháp, số tiền ứng trước thường xuyên tối đa là 50 tỷ FF, số tiền ứng trước
tạm thời và bất thường tối đa là 200 tỷ FF. Số tiền ứng trướ
c tạm thời và bất thường
được hoàn trả sau 3 tháng nếu không được gia hạn.
Ở Việt Nam, theo luật Ngân hàng Nhà nước hiện hành, “Ngân hàng Nhà nước
tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả
trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quyết định”. (Điề
u 32,
mục 3, chương 3).
* Phát hành tiền tệ qua kênh ngân hàng trung gian
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-56-
Ngân hàng trung ương gia tăng lượng tiền tệ cung ứng qua ngõ ngân hàng trung
gian bằng phương pháp tái cấp vốn tức cho các Ngân hàng trung gian vay lại trên cơ
sở các hoạt động cấp tín dụng mà các Ngân hàng trung gian đã thực hiện trước đó.
Ở Việt nam, hoạt động tái cấp vốn của NHTW được thực hiện theo những hình

thức sau:
- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ng
ắn hạn khác.
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác”
* Phát hành tiền qua kênh thị trường mở
Việc NHTW tham gia vào việc mua, bán các giấy tờ có giá trên thị trường tài
chính nhằm điều tiết lượng cung tiền theo định hướng của chính sách tiền tệ quốc gia
gọi là nghiệp vụ thị trường mở.
Ở nghiệp vụ mua các giấy tờ có giá trên thị trường mở, NHTW đã cung ứng
một lượng tiền ra lưu thông. Thực chất quá trình này chính là việc NHTW cấp tín dụng
thông qua việc mua các chứng khoán nợ. Thông thường các chứng khoán mà NHTW
mua là các loại chứng khoán nợ do Kho bạc Nhà nước phát hành.
* Phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tê
Đây là việc NHTW thông qua việc mua vàng và ngoại tệ mà tăng lượng tiền
cung ứng. Bằng cách này, NHTW đã tăng dự trữ vàng và ngoại tệ. Trong trường hợp
này, việc phát hành dựa trên cơ sở tiền nội tệ thay thế vàng và ngoại tệ trong lưu
thông.
Việc phát hành thông qua thị trường vàng và ngoại tệ có ý nghĩa cơ bản, vì đây
là những lượng hàng hóa có giá trị thực sự. Nếu phát hành đúng nguyên tắc thì giá trị
đồng nội tệ ổn định.
2.1.2.2. Là ngân hàng của các ngân hàng
Với vai trò là Ngân hàng trung tâm của các ngân hàng thương mại (NHTM),
NHTW có những quyền lực sau đây đối với các Ngân hàng trung gian.
- Quyền bắ
t các ngân hàng thương mại ký gởi tại NHTW một phần của tổng số
tiền gởi theo một tỷ lệ nhất định.
- NHTW cấp tín dụng cho các NHTM.
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng


-57-
Trong trường hợp này NHTW là người cho vay cuối cùng. NHTW cấp tín dụng
dưới nhiều hình thức như cho vay, mua bán, chiết khấu, trái chiết khấu đối các giấy tờ
có giá.
- NHTW nhận tiền gởi và bảo quản tiền tệ cho NHTM, các tổ chức tín dụng.
NHTM phải duy trì một mức dự trữ nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán. Dự trữ
đó bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiề
n gởi tại NHTW và các Ngân hàng khác. Bất kỳ một
NHTM nào cũng đều phải mở tài khoản và gởi tiền tại NHTW. Tiền gởi đó gồm 2
loại:
+ Tiền gởi dự trữ: Được xác định theo tỷ lệ % trên nguồn vốn huy động mà
NHTM và không được hưởng lãi. Theo pháp lệnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10 - 35%.
+ Tiền gởi thanh toán nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán giữa các Ngân hàng
vớ
i nhau.
- NHTW là người tổ chức và trở thành trung tâm thanh toán giữa các NHTM.
Trên cơ sở tiếp nhận tiền gởi và cho vay NHTW đương nhiên trở thành trung tâm
thanh toán của toàn bộ hệ thống Ngân hàng, có như vậy thì chu chuyển thanh toán của
nền kinh tế NHTW đứng ra tổ chức thanh toán bù trừ hoặc thanh toán từng lần giữa
các Ngân hàng. Trong đó "thanh toán bù trừ" sẽ là phương thức thanh toán chủ yếu để
đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong nền kinh tế.
- Ngoài ra NHTW còn thành lập trung tâm phòng ngừa rủi ro hay trung tâm
thông tin tín dụng.
2.1.2.3 Là ngân hàng của Nhà nước
Là một định chế tài chính công cộng NHTW được xác định ngay từ thời khai
sinh là Ngân hàng của Chính phủ. Các giao dịch tiền tệ của Chính phủ trong và ngoài
nước thường phải thông qua NHTW. Điều này thể hiện:
- NHTW thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm quyền của mình về tiền tệ, tín

dụng, thanh toán, ngoại hối và Ngân hàng, kiểm tra việc thực hiện các văn b
ản pháp
luật có liên quan.
- NHTW thực hiện quản lý Nhà nước đối với hệ thống NHTM và TCTD.
+ Thẩm định và cấp giấy phép hoạt động cho NHTM và các tổ chức tính dụng.
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-58-
+ Kiểm soát thanh tra NHTM nhằm giúp cho hệ thống Ngân hàng hoạt động
lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và quyền lợi chung của xã hội, nền
kinh tế.
+ NHTW ấn định khung lãi suất tiền gởi và cho vay cũng như các tỷ lệ hoa
hồng, lệ phí để áp dụng cho các NHTM.
- Mở tài khoản và đại lý cho Chính phủ trong nghiệp vụ phát hành trái khoán.
- Cố vấn cho Chính phủ về các chính sách hoạt động tiền t
ệ, tín dụng và Ngân
hàng.
- Tổ chức thanh toán giữa Kho bạc với Ngân hàng.
- Cấp tín dụng và tạm ứng cho NSNN trong trường hợp cần thiết.
- Quản lý dự trữ quốc gia.
2.1.2.4. Điều tiết kinh tế vĩ mô
Mọi hoạt động của NHTW đều ảnh hưởng mật thiết đến mức cung ứng tiền tệ
trong nền kinh tế. Là một định chế công cộng trong quản lý và điều hành lưu thông
tiền tệ NHTƯ có các nhiệm vụ chủ yếu là:
+ Về mặt ngắn hạn là ổn định giá cả và tổng cầu.
+ Về mặt trung hạn là góp phần đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng với một tỷ
lệ lạm phát thấp, ổn định và bền vững.
2.2. Chính sách tiền tệ của NHTW
2.2.1. Khái niệm
Chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính sách

kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống
nhân dân.
2.2.2. Mục tiêu
- Ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái: thực chất các mục tiêu
này là kiểm soát lạm phát để bả
o vệ giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền quốc gia.
Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Muốn ổn định và thúc đẩy tăng
trường kinh tế cần phải khuyến khích mở rộng đầu tư bằng cách khai thác các nguồn
vốn tiềm năng trong nước và ngoài nước.
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-59-
- Ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của
chính sách tiền tệ. Muốn ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần khuyến khích mở
rộng đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội: cùng với
mục tiêu ổn định và tă
ng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ cần phải hướng đến một
mục tiêu quan trọng là tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện để ổn
định trật tự xã hội.
2.2.3. Các chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ thắt chặt: là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế, nhằm
hạn chế đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà c
ủa nền kinh tế và kìm chế lạm phát.
- Chính sách tiền tệ nới lỏng: là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm
khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm.
2.2.4. Các công cụ của chính sách tiền tệ
2.2.4.1. Lãi suất
Lãi suất là giá cả quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất kéo theo sự biến đổi

của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việ
c thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng
trong nền kinh tế. Do đó lãi suất là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ.
Thực tế cho thấy, tuỳ điều kiện thực tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính,
NHTW có thể sử dụng công cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ theo các chính
sách sau:
- NHTW kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng cách qui đị
nh các loại lãi
suất như:
+ Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn.
+ Sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay để tạo nên khung lãi suất giới
hạn.
+ Công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch…
- NHTW áp dụng chính sách tự do hoá để lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị
trường. Và để có thể can thiệp vào lãi suất thị trường, NHTW có thể gián tiếp can
thiệp thông qua các chính sách:
+ Công bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường.
+ Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trường mở để
can thiệp và điều chỉnh lãi suất thị trường.
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-60-
2.2.4.2. Ấn định hạn mức tín dụng
Ấn định hạn mức tín dụng là việc NHTW quy định một khối lượng tín dụng
phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định và sau đó tìm cách đưa nó
vào nền kinh tế. Khi NHTW muốn gia tăng khối tiền tệ, khối lượng cho vay ở các
ngân hàng trung gian thì NHTW sẽ mở rộng hạn mức tín dụng. Ngược lại, nếu muốn
hạn chế tín d
ụng ở các ngân hàng trung gian, giảm khối tiền tệ thì NHTW sẽ thu hẹp
hạn mức tín dụng.

2.2.4.3. Kiểm soát tín dụng chọn lọc
Kiểm soát tín dụng chọn lọc là giới hạn mức tín dụng tối đa cấp cho những
ngành nào mà Nhà nước không muốn phát triển nữa, ngược lại ưu đãi những ngành
hoạt động được coi là ưu tiên, cần yểm trợ. Nếu không có chính sách kiểm soát tín
dụng chọn l
ọc, các ngân hàng trung gian sẽ chỉ hướng tín dụng vào những ngành kinh
doanh lớn, ít chú trọng đến những ngành hoạt động có lợi ích xã hội.
2.2.4.4. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trung gian.
Việc thực hiện dự trữ bắt buộc của NHTW nhằm mục đích giới hạn khả năng
cho vay của ngân hàng trung gian, đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng, duy trì
khả năng thanh toán của các ngân hàng trung gian và t
ạo sự lệ thuộc của ngân hàng
trung gian đối với NHTW, để NHTW có thêm quyền lực điều khiển hệ thống ngân
hàng.
Khi ấn định một mức dự trữ bắt buộc thấp, NHTW muốn khuyến khích các
ngân hàng trung gian mở rộng mức cho vay của họ, sẽ làm gia tăng khối tiền tệ.
Ngược lại, khi nâng cao mức dự trữ bắt buộc, NHTW muốn giới hạn khả năng c
ủa
ngân hàng trung gian, sẽ làm giảm thiểu khối tiền tệ.
2.2.4.5. Biện pháp chiết khấu và tái chiết khấu.
NHTW sẽ cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại (NHTM) qua nhiều hình
thức, thông dụng nhất là hình thức chiết khấu và tái chiết khấu các thương phiếu. Khi
chấp nhận chiết khấu hay tái chiết khấu là NHTW đã làm tăng khối tiền tệ.
Thông qua lãi suất tái chiết khấu, NHTW có thể tác động làm giảm hoặc tăng
cung ứng tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế, đồng thời làm tăng hoặc giảm mức
cung ứng tiền bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp lãi suất chiết khấu.
2.2.4.6. Nghiệp vụ thị trường mở
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-61-

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua bán giấy tờ có giá với mục
đích tác động đến thị trường tiền tệ, điều hòa cung và cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh
hưởng đến khối dự trữ của các NHTM tại NHTW, từ đó tác động đến khả năng cung
ứng tín dụng của các ngân hàng này.
2.2.4.7. Cung ứng tiền mặt pháp định.
Việc cung ứng tiền
được thực hiện bằng các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái
và các nghiệp vụ cho vay đối với Chính phủ.
Khi NHTM đưa tiền mặt ra mua ngoại tệ sẽ làm gia tăng lượng tiền trong lưu
thông, dẫn đến tỷ giá ngoại tệ lên cao. Khi ngân hàng đem ngoại tệ ra bán sẽ làm giảm
nhanh cung ứng tiền, tỷ giá ngoại tệ sẽ hạ thấp xuống.
Khi Chính phủ thâm hụt ngân sách, NHTW sẽ cho Chính phủ vay ti
ền. Khi
ngân sách thặng dư, NHTW sẽ thu hồi nợ. Điều này đã làm tăng, giảm mức cung ứng
tiền trong lưu thông.
3. Ngân hàng thương mại (NHTM)
3.1. Khái niệm
Theo Luật Tổ chức tín dụng năm 1998: “NHTM là những tổ chức thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt
động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nhiệm vụ
thường xuyên là nhận tiề
n gửi, cho vay và dịch vụ thanh toán.
3.2. Phân loại
* Nếu căn cứ vào hình thức sở hữu: NHTM bao gồm
- NHTM quốc doanh: Là NHTM được thành lập bằng 100% vốn ngân sách Nhà
nước.
- NHTM cổ phần: Là NHTM hình thành dưới hình thức công ty cổ phần, trong
đó một cá nhân hoặc tổ chức không được sở hữu cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do
ngân hàng Nhà nước quy định.
- Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên

ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bên ngân hàng c
ủa nước ngoài có trụ sở tại Việt
Nam hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: Là ngân hàng được thành lập theo pháp
luật nước ngoài. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là cơ sở của ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-62-
* Nếu đứng trên giác độ chung có các loại NHTM sau đây:
- Ngân hàng độc lập: Là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ, có khả
năng mở chi nhánh ngân hàng. Việc mở chi nhánh phụ thuộc vào tiềm lực tài chính
quốc gia.
- Ngân hàng chi nhánh: Không phải là một doanh nghiệp, nhưng vẫn thực hiện
hạch toán giống như một doanh nghiệp do chịu sự phân cấp quản lý, phân cấp tài
chính của xã hội độc lập, tạo ra quyền hạn cho các ngân hàng chi nhánh.
- Ngân hàng
đại lý: Làm đại lý song phương, thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Cung cấp các dịch vụ cho nhau
+ Thực hiện chia sẻ một phần khách hàng
+ Làm tư vấn cho nhau về đầu tư
+ Cung cấp thông tin và trợ giúp cho nhau về kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng.
- Ngân hàng tổng hợp - Ngân hàng chuyên doanh:
Ngân hàng chuyên doanh chỉ được phép kinh doanh một hay vài lĩnh vực dịch
vụ.
Ngân hàng tổng hợp cùng một lúc nó có thể thực hiện kinh doanh nhiều lĩnh
vực. Ở
Việt Nam, phát triển theo xu hướng ngân hàng tổng hợp, tạo điều kiện cho hệ
thống ngân hàng trong nước phát triển dễ dàng hơn trong quá trình liên kết hợp tác với
các ngân hàng nước ngoài và phù hợp với tiềm lực tài chính Việt Nam.

3.3. Chức năng của NHTM
3.3.1. Chức năng trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc trưng cơ bản nhất của Ngân hàng và có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triể
n. Thực hiện chức năng
này NHTM thực sự là "cầu nối" giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn
gởi ở Ngân hàng với những người thiếu vốn cần vay. NHTM góp phần tạo lợi ích công
bằng cho cả 3 bên trong quan hệ: Người gởi tiền, Ngân hàng và nguồn vay.




+ Đối với người gởi tiền: Phát huy tối đa hiệu suất sinh lời từ đồng vốn tạ
m thời
nhàn rỗi hoặc nhận được các phương tiện thanh toán tiện ích, an toàn từ Ngân hàng.
Những
người cần

NHTM
Những
người có khả
năng cung
Nhận tiền gửi
Uỷ thác đầu tư
Cho vay
Đầu tư
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-63-
+ Đối với người vay: Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh

hoặc chi tiêu, thanh toán.
+ Đối với NHTM: Sẽ tìm kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho
vay, lãi suất huy động hoặc hoa hồng môi giới.
Khi thực hiện chức năng làm làm trung gian tín dụng, NHTM đã huy động triệt
để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa từ nơi thừa đến nơi thi
ếu. Kích thích quá
trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh
nghiệp.
Ngày nay có thể nói mọi quan hệ kinh tế xã hội của loài người đều thông qua
quan hệ tiền tệ và chủ yếu là thông qua hoạt động của hệ thống Ngân hàng, bên cạnh
hoạt động của các tổ chức phi Ngân hàng.
3.3.2. Chức năng trung gian thanh toán
Thực hiện chức năng trung gian thanh toán NHTM cung cấp các phương tiện
thanh toán cho nền kinh tế, tiết kiệ
m chi phí lưu thông và nâng cao khả năng tín dụng.
Việc mở tài khoản, cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán làm cho
NHTM trở thành một trung tâm thanh toán của nền kinh tế. NHTM sẽ thừa lệnh khách
hàng thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ ngân quỹ của khách hàng. Giúp cho khách hàng
và nền kinh tế chu chuyển vốn nhanh, an toàn và tiết kiệm.
Với chức năng trung gian thanh toán cũng cho phép NHTM tạo ra bút tệ để mở
rộng quy mô tín dụng.
Việc hệ thống NHTM thực hiện chức năng trung tâm thanh toán mang một ý
nghĩa rất to lớn:
+ Trước hết đối với nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng sẽ cung cấp nhiều công cụ
thanh toán tiện ích như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, ngân phiếu, uỷ nhiệm
chi, ủy nhiệm thu
+ Thứ hai khi sử dụng phương thức thanh toán, bản thân các chủ thể kinh tế sẽ
tiết kiệm được rất nhiều chi phí lao động, thời gian, l
ại an toàn. Hệ thống NHTM lại
tích tụ được một số vốn khổng lồ để có thể mở rộng khả năng tín dụng.

Tóm lại, có thể nói chu chuyển tiền tệ ngày nay chủ yếu thông qua hệ thống
NHTM và do vậy chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò
của NHTM sẽ được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹ của xã hội.
3.3 3 Chức năng tạo tiền c
ủa NHTM
Khoa Tài chính – Ngân hàng Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng

-64-
Nghiệp vụ tạo tiền xuất phát từ cả 2 chức năng trên trong toàn bộ hệ thống
Ngân hàng.
Khi NHTM cho vay ra hoặc mua chứng khoán trong dân chúng thì NHTM mở
rộng thu hút tiền gởi và nhờ hoạt động trong hệ thống mà các NHTM đã tạo ra bút tệ
(tiền ghi sổ). Một NHTM đơn độc không thể mở rộng tiền gởi mà chỉ cho vay trong số
tiền dự trữ của mình. Vì vậy nghiệp vụ tạo tiền ch
ỉ thực hiện thông qua hợp đồng của
toàn hệ thống. Tiến trình sáng tạo bút tệ của NHTM được mô tả qua ví dụ sau:
Một khách hàng A đem tiền mặt ký gởi không kỳ hạn tại 1 Ngân hàng X với số
tiền là 10 triệu đồng. Như vậy tiền gởi của Ngân hàng X tăng lên 10triệu, tại Ngân
hàng X ta có:
TS Có Ngân hàng X TS Nợ
Tiền mặt tại quỹ: 10tr TG của khách hàng A:10tr

Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTƯ quy định là 10% thì Ngân hàng X có thể
cho vay tới mức tối đa là 9 triêụ đồng. Nếu khách hàng B vay hết số tiền này và được
Ngân hàng X cho phép sử dụng để chi trả cho khách hàng C bằng séc thì tình hình tại
Ngân hàng X diễn biến như sau:
TS Có Ngân hàng X TS Nợ
Dự trữ bắt buộc: 1tr
Cho vay B: 9tr
TG của khách hàng A :10tr


Nếu khách hàng thụ hưởng C mở TK tại Ngân hàng Y thì tình hình tại Ngân
hàng Y sẽ là :
TS Có Ngân hàng Y TS Nợ
Tiền gửi tại NHTW: 9tr TG của khách hàng C:9tr

Trên số tiền ký gửi nhận được, Ngân hàng Y gửi lại tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10%
còn lại cho khách hàng D vay để trả nợ cho E bằng séc và E mở TK tại Ngân hàng Z
TS Có Ngân hàng Y TS Nợ
Dự trữ bắt buộc: 0.9tr TG của khách hàng C :9tr

×