Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI THU NHẬP Ở VIỆT NAM - 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.85 KB, 17 trang )





KHÓA HỌP LẦN THỨ BẨY
KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO



Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và
tác động của việc gia nhập này đối với
tình hình phân phối thu nhập





Nhóm nghiên cứu DIAL
1











Đà Nẵng, ngày 26 và 27 tháng 2 năm 2008




1
Nghiên cứu này được thực hiện bởi Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, Anne-Sophie Robillard,
François Roubaud và Mohamed Ali Marouani. Các tác giả cám ơn bà Phạm Lan Hương đã cung cấp mô
hình kinh tế Việt NamViệt Nam được CIEM sử dụng, ông Houssein Boumellassa và ông Hugo Valin
(CEPII) đã cho phép sử dụng các kết quả mô phỏng của mình phục vụ cho nghiên cứu này, ông Philippe
Nasse về những bình luận và nhận xét xác đáng.
NGHIÊN CỨU






Mục lục

Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia
nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập

Tóm tắt 5
1. Sự kiện gia nhập WTO là kết quả của một quá trình Việt Nam nỗ lực cải cách
kinh tế và tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới 6
1.1. Tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh 6
1.2. Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu 10
1.3. Tăng trưởng đầu tư nước ngoài 14
1.4. Sự kiện gia nhập WTO cần được xem xét trong một bối cảnh tổng thể 16
2. Phân tích các điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
17
2.1. Một thị trường ngày càng mở cửa cho hàng nhập khẩu 17

2.2. Các biện pháp khác ngoài thuế quan 20
2.3. Xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong
việc tiếp cận các thị trường lớn 22

2.4. Hiệp định gia nhập WTO bao trùm tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế 25
3. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO: Điểm qua kết quả của các công
trình nghiên cứu 26
3.1. Tác động của việc gia nhập WTO đối với vấn đề tăng trưởng, đói nghèo và bất bình
đẳng 27

3.2. Tác động của việc gia nhập WTO : Trường hợp của Việt Nam 34
3.3. Nhược điểm của các nghiên cứu về tác động của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam
41

4. Phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với tình hình phân
phối thu nhập : các mô phỏng từ mô hình vi mô-vĩ mô 42
4.1. Cấu trúc và những biến chuyển của thị trường lao động Việt Nam 1997-2004 42
4.2. Giới thiệu mô hình vi mô-vĩ mô 52
Giới thiệu mô hình EGC 52
4.3. Phân tích các mô phỏng 55
Kết luận 65
Tài liệu tham khảo 68





Danh mục các Biểu đồ

Biểu đồ 1 : Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân (2000-2007), %

Biểu đồ 2 : Biến đổi tỷ lệ nghèo đói và bất bình đẳng (1993-
2004)

Biểu đồ 3 : Biến đổi thị phần của các nước xuất khẩu ở châu Á
Biểu đồ 4 : Tỷ lệ các sản phẩm đã qua chế biến trong tổng kim
ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 5 : Giá trị các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng
năm


Danh mục các Bảng

Bảng 1 : Biến đổi tỷ lệ nghèo đói theo vùng
Bảng 2 : Xuất khẩu sản phẩm may mặc của một số nước vào thị
trường EU, Mỹ và Nhật Bản

Bảng 3 : Cơ cấu địa lý của trao đổi ngoại thương
Bảng 4 : Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào
kim ngạch xuất khẩu

Bảng 5 : Phân bố các dự án FDI (trừ dầu khí) giữa cáctỉnh của
Việt Nam

Bảng 6 : Cam kết của Việt Nam về thuế quan trong khuôn khổ
WTO

Bảng 7 : Dự báo dựa trên 23 kịch bản sử dụng mô hình EGC về
tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO


Bảng 7 : Tỷ lệ lao động làm công ăn lương phân bố theo vùng
1997-2004

Bảng 8 : Tỷ lệ lao động làm công ăn lương theo loại dân
cư1997-2004

Bảng 9 : Tỷ lệ lao động làm công ăn lương phân bố theo ngành
Bảng 1 : Tỷ lệ lao động có việc làm theo trình độ tay nghề, năm
2004

Bảng 11 : Biến đổi về mức lương theo loại lao động 1997-2004
Bảng 12 : Biến đổi về mức lương theo vùng 1997-2004
Bảng 13 : Tỷ lệ thu nhập từ lương trong chi tiêu của các hộ gia
đình 1997-2004

Bảng 14 : Cấu trúc và sự biến đổi tình hình việc làm trong các
ngành công nghiệp theo loại lao động 1997-2004

Bảng 15 : Miêu tả các kịch bản mô phỏng
Bảng 16 : Các kết quả mô phỏng – Các tập hợp kinh tế vĩ mô
Bảng 17 : Các kết quả mô phỏng – Thu nhập của Chính phủ
Bảng 18 : Các kết quả mô phỏng – Giá trị gia tăng theo ngành
Bảng 19 : Các kết quả mô phỏng – Tỷ lệ tiềng lương và nhu cầu
lao động theo từng loại




Bảng 20 : Các kết quả kinh tế vi mô – Thu nhập của các hộ gia
đình


Bảng 21 :
Bảng 22 :
Các kết quả kinh tế vi mô – Tỷ lệ nghèo đói
Các kết quả kinh tế vi mô – Hệ số Gini



Danh mục các Khung

Khung 1 : Quy chế « Quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường »
(NME)

Khung 2 : Các mô hình lực hấp dẫn và các mô hình cân bằng tổng
thể


Danh mục các Phụ lục

Phụ lục A : Các cam kết chính của Việt Nam trong khuôn khổ WTO

Phụ lục B : Phân tách MCS 2000 thành 31 ngành

Phụ lục C : Quy tắc phân bổ các biến động về thời gian lao động

Phụ lục D :
Phụ lục E :
Các biến liên hệ vĩ mô-vi mô
Tham số của các kịch bản






5/82
Tóm tắt

Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Sự kiện này diễn ra sau 20 năm Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới,
đánh dấu bước chuyển đổi sang « nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa » và bước khởi đầu cho một quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh và tích cực hội
nhập vào nền kinh tế thế giớ
i.

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong 2 thập kỷ qua đã dẫn đến những thay đổi kinh
tế, xã hội sâu sắc. Tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh cùng với hiện tượng gia tăng bất bình
đẳng xã hội (dù ở mức thấp hơn so với Trung Quốc). Trong bối cảnh này, nghiên cứu
tác động của việc gia nhập WTO đối với tình hình phân phối thu nhập là một vấn đề cấp
thiết
đặt ra và đây cũng là nội dung của nghiên cứu này.

Phần 1 của nghiên cứu giới thiệu tổng hợp về các chính sách kinh tế Việt Nam đã thực
hiện từ năm 1986, với kết quả cao nhất là sự kiện gia nhập WTO và các kết quả khác về
tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng các chỉ số xã hội, ngoại thương, đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI).

Phần 2 của nghiên cứ
u phân tích những điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam, qua đó
cho thấy những cam kết về tự do hóa thuế quan gắn với WTO chỉ ở mức độ tương đối
hạn chế và phần lớn những cam kết của Việt Nam tập trung trong các lĩnh vực khác :

cạnh tranh, dịchvụ ; trợ cấp ; mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài … Ngoài ra, Việt
Nam cũng tiếp c
ận được các thị trường lớn trên thế giới dễ dàng hơn.

Phần 3 của nghiên cứu điểm lại kết quả của các công trình nghiên cứu khác về tác động
của tự do hóa thương mại đối với tình hình phân phối thu nhập ở các nước đang phát
triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Những nghiên cứu về tác động của các chính
sách thương mại (tăng trưởng, nghèo đói, phân phối thu nhập…) đối vớ
i Việt Nam đến
nay chỉ mang lại những kết quả khiêm tốn.

Cuối cùng, Phần 4 của nghiên cứu phân tích những biến đối mới đây về việc làm và thu
nhập, đưa ra một số kết quả phỏng đoán về tác động của WTO đối với tình hình phân
phối thu nhập, và cố gắng đi xa hơn một bước so với các nghiên cứu trước theo hai
hướng : thứ nhất là sử d
ụng mô hình cân đối tổng thể kết hợp với một mô hình mô
phỏng vi mô để đánh giá sâu hơn tác động đối với các hộ gia đình ; thứ hai là không chỉ
giới hạn nghiên cứu các tác động của việc tự do hóa thuế quan mà còn đánh giá cả tác
động của việc tiếp cận các thị trường quốc tế dễ dàng hơn và gia tăng đầu tư trực tiếp
nước ngoài.


Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
For Evaluation Only.


6/82
1. Sự kiện gia nhập WTO là kết quả của một quá trình Việt Nam nỗ lực cải
cách kinh tế và tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới


Trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã tiến hành một chương trình cải cách sâu rộng, tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ trong phương thức vận hành của nền kinh tế và là cơ sở để dẫn đến
sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào đầu năm 2007 (Chaponnière, Cling và
Bin, 2007). Những cải cách này có 3 hệ quả chủ yếu xét trên bình diện kinh tế-xã hội, mà
chúng tôi sẽ giới thiệu vắn tắt trong phầ
n này : tăng trưởng kinh tế nhanh dẫn đến tỷ lệ đói
nghèo giảm mạnh nhưng làm gia tăng bất bình đẳng ; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới trong khuôn khổ chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu ; gia tăng đầu tư trực tiếp
nước ngoài, đặc biệt là kể từ sau khi gia nhập WTO.

1.1. Tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh

Sau nhiều năm chiến tranh, khủng hoảng kinh tế và thiếu hụt, việc thực hiện chính sách Đổi
Mới vào năm 1986 đã đánh dấu bước khởi đầu của một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ
của nền kinh tế Việt Nam, một trong những nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất trên
thế giới cùng với Trung Quốc. Sự tăng trưởng này
đã góp phần cải thiện đáng kể các chỉ số
kinh tế-xã hội, giảm đói nghèo. Tuy nhiên, thành quả của sự tăng trưởng không được phân
bố đồng đều giữa các vùng miền cũng như giữa các thành phần dân cư.

Sự trỗi dậy của Việt Nam từ khi thực hiện Chính sách Đổi Mới

Từ đầu những năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt năm đạt mức 8%/năm (gần với
mức 9% của Trung Quốc trong cùng thời kỳ). Từ đầu những năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng
của nền kinh tế Việt Nam (gần 8%/năm) đứng thứ hai ở châu Á, sau Trung Quốc (Biểu đồ
1).

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này bắt nguồn từ ch
ương trình cải cách kinh tế được khởi

động từ cuối năm 1986 dưới tên gọi « Đổi Mới », một vài năm sau khi Trung Quốc tiến hành
một chương trình cải cách tương tự (1978). Từ chính sách Đổi mới đã đưa ra khái niệm
«nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ». Những năm tiếp sau đó, Việt
Nam đã liên tục thực hiện các biện pháp cải cách mạnh m
ẽ:
- Phi tập thể hóa nông nghiệp, tự do hóa giá cả;
- Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Xóa bỏ một phần hệ thống kế hoạch hóa tập trung ;
- Mở cửa kinh tế, giảm thuế hải quan, bãi bỏ độc quyền ngoại thương của Nhà nước.


Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
For Evaluation Only.


7/82
Biểu đồ 1 : Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân (2000-2007), %

Nguồn
: Chaponnière, Cling va Bin (2007)

Liên tục ký kết các Hiệp định thương mại

Từ khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam năm 1993, Việt Nam đã dần nối lại quan hệ
với cộng đồng quốc tế (nối lại viện trợ quốc tế) và ký nhiều hiệp định thương mại với nước
ngoài góp phần đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế được khởi
động cùng với chính sách Đổ
i mới:


- Sau khi gia nhập ASEAN
2
(1997), thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc từ
các nước ASEAN đã được cắt giảm dần đến mức dưới 5 % kể từ năm 2006 trong
khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do Đông Á (Asian Free Trade Area - AFTA) ; các
nước thành viên khác của ASEAN cũng cắt giảm thuế quan đối với hàng xuất khẩu
của Việt Nam, do đó, hàng hóa Việt Nam được tạo điều kiện tốt hơn trong vi
ệc tiếp
cận thị trường các nước này; việc ký kết Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-Trung
Quốc (ASEAN-China Free Trade Agreement - ACFTA) vào năm 1994 đã dẫn đến
việc cắt giảm thuế quan bổ sung áp dụng đối với Trung Quốc (trước đó đã từng
được áp dụng đối với một số mặt hàng nông sản) ;

- Năm 2000, Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương vớ
i Mỹ (United States
Bilateral Trade Agreement - USBTA) ; Hiệp định này đã mở cửa thị trường Mỹ cho
hàng hóa Việt Nam (tuy nhiên, vẫn áp dụng hạn ngạch) ; hàng xuất khẩu của Việt
Nam vào thị trường Mỹ được áp dụng quy chế «tối huệ quốc » từ năm 2002 trong
khuôn khổ áp dụng Hiệp định này ; mức thuế quan trung bình áp dụng cho hàng
xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ 40% xuống còn 3-4% ; đổi lại, Việ
t Nam cũng cắt

2
ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) bao gồm 10 nước thành viên : Brunây, Campuchia,
Inđônêxia, Lào, Malayxia, Myanma, Philipin, Xingapo, Thái Lan, Việt NamViệt Nam.
0% 2% 4% 6% 8% 10%
Taiw an
Philippines
Indonesie
Thailande

Corée du Sud
Singapour
Malaisie
Hong Kong
Inde
Vietnam
Chine


8/82
giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ và đưa ra nhiều cam kết về mở cửa
cho đầu tư của Mỹ (xem phần sau) ;

- Đầu năm 2007, trở thành thành viên của WTO sau hơn 10 năm đàm phán và 20
năm kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới ; là thành viên của WTO, Việt Nam được
hưởng quy chế tối huệ quốc của tất cả các nước thành viên khác (được xóa bỏ h
ạn
ngạch đối với hàng xuất khẩu), đồng thời Việt Nam cũng phải áp dụng các quy định
của WTO. Sự kiện gia nhập WTO là kết tinh của một quá trình bền bỉ cải cách kinh
tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh

Tỷ lệ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam đã góp phần làm giảm tỷ lệ đói nghèo từ
những năm 1990 (Biểu đồ 2). Tỷ lệ đói nghèo về tiền tệ đã giảm 3 lần kể từ năm 1993 (từ
58,1% xuống 19,5%, năm 2004 ; VASS, 2006).

Đồng thời, tình trạng bất bình đẳng cũng có chiều hướng gia tăng, mặc dù ở mức thấp hơn
Trung Quốc. Chỉ số Gini ở cấp độ quốc gia đã tăng từ 0,34 lên 0,37 trong giai đoạn 1993-
2004. Trên thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về đánh giá tính trạng gia tăng

bất bình đẳng ở Việt Nam trong thập kỷ qua. Mặc dù chỉ số Gini chỉ tăng ở mức hạn chế,
nhưng các chỉ số khác cho thấy có sự gia tăng sức ép về tình trạng bất bình đẳ
ng ở Việt
Nam. Mức chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất đã tăng từ 4,97 lên 6,27
trong cùng thời kỳ, phản ánh sự xuất hiện của một tầng lớp trung lưu cao cấp tập trung ở
các đô thị lớn. Các nghiên cứu phân tích chỉ số về kinh tế, xã hội và y tế (tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở trẻ em) đều cho thấy có sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng (Moser, 2005 ; Trần,
2003). Mộ
t trong những mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích sâu sắc vấn đề bất bình
bình trong mối liên hệ với chính sách thương mại.

Biểu đồ 2 : Tình hình đói nghèo và bất bình đẳng (1993-2004)
58,1
37,4
28,9
19,5
37
35
35
34
4,97
6,27
5,49
6,03
0
10
20
30
40
50

60
70
1993 1998 2002 2004
4
4,5
5
5,5
6
6,5
Incidence Pauvreté Indice Gini
Ratio riches/pauvres

Nguồn
: VASS, 2006 ; tính toán của các tác giả.

Các chỉ số phát triển con người (y tế, giáo dục ) đã có những biến đổi hết sức tích cực. Với
tỷ lệ 100% trẻ em học hết tiểu học và 75,8% ở cấp trung học, Việt Nam được xếp ở vị trí
cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển. Tuổi thọ của người dân cũng
tăng lên, 68 tuổi đối với nam giớ
i và 73 tuổi đối với nữ giới (2005).



9/82
Trên phạm vi vùng miền, tình trạng nghèo đói biến đổi khác nhau tùy theo từng vùng (Bảng
4). Khu vực TP HCM (Đông Nam Bộ) và Đồng Bằng sông Hồng, tình trạng nghèo về tiền tệ
và lương thực hầu như đã được giải quyết (trong các báo cáo quốc tế, tình trạng này
thường được gọi bằng cụm từ « rất nghèo »). Trái lại, trong một số vùng miền khác, tình
trạng nghèo đói giảm không đáng kể, đặc biệt là vùng Tây Bắc n
ơi có tỷ lệ nghèo đói chung

và tỉ lệ nghèo đói về lương thực vẫn còn ở mức cao.


Bảng 1 : Tình hình đói nghèo theo từng vùng (%)
199
3
199 200
2
200
4
Tỷ lệ đói nghèo chung 58,1 37,4 28,9 19,5
Đông Bắc 86,1 62,0 38,4 29,4
Tây Bắc 81,0 73,4 68.0 58,6
Đồng bằng sông Hồng 62,7 29,3 22.4 12,1
Duyên hải Bắc Trung bộ 74,5 48,1 43.9 31,9
Duyên hải NamTrung bộ 47,2 34,5 25.2 19,0
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Mêkong
70,0
37,0
47,1
52,4
12,2
36,9
51.8
10.6
23.4
33,1
5,4

19,5
Tỷ lệ đói nghèo về lươ
thực
24,9
15,0 9,9 6,9
Đông Bắc 29,6 17,6 14,1 9,4
Tây Bắc 26,2 22,1 28,1 21,8
Đồng bằng sông Hồng 24,2 8,5 6,5 4,6
Duyên hải Bắc Trung bộ 35,5 19,0 17,3 12,2
Duyên hải NamTrung bộ 22,8 15,9 10,7 7,6
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Mêkong
32,0
11,7
17,7
31,5
5,0
11,3
17,0
3,2
7,6
12,3
1,8
5,2

Nguồn : Tổng cục thống kê ; tính toán của các tác giả.




10/82
Phân tích kết quả trong Bảng :
- Nghèo đói chung : Năm 2004, một người được coi là nghèo (« nghèo nói chung ») nếu
mức chi tiêu hàng năm thấp hơn 11USD/tháng (173 000 đồng). Đây được coi là ngưỡng
nghèo về tiền tệ.
- Nghèo về lương thực : Ngưỡng nghèo về lương thực được xác định dựa trên một
khoản tiền đủ để mua lương thực đảm bảo cung cấp 2.100 calo/ngày. Ngưỡng nghèo
này là 10 USD/tháng (160 000 đồng), năm 2004. Ngưỡng nghèo đói chung bao gồm
ngưỡ
ng nghèo về lương thực cộng thêm những vật dụng thiết yếu ngoài lương thực.

1.2. Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới và tiếp bước các con rồng Đông Á, Việt Nam, đã theo
đuổi một chính sách thương mại kết hợp giữa chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu có
trợ cấp (thành lập các khu chế xuất) và chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Việt Nam đã
tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp ôtô (xe máy), trở thành nước xuất khẩu gạo
đứ
ng thứ hai trên thế giới, xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới….

Kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 20%/năm từ giữa những năm
1980, cao hơn Trung Quốc (15%/năm). Hàng hóa Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao
hơn nhờ sự mất giá của đồng Đôla từ năm 2003, trong khi tiền Đồng Việt Nam được gián
tiếp định giá ngầm theo đồng Đôla.

Nhờ tăng trưởng xuất khẩu, thị phần của Việ
t Nam trên thị trường thế giới đã có mức phát
triển mạnh nhất so với các nước châu Á khác (Biểu đồ 3). Thị phần của Việt Nam đã tăng

gấp 3 lần kể từ năm 1995. Trong thương mại quốc tế, Việt Nam vẫn là một nước xuất khẩu
nhỏ, chỉ chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới (so với 1% của Thái Lan).


Biểu đồ
3 : Thị phần xuất khẩu của các nước châu Ấ
(cơ sở 100=1995)
0
50
100
150
200
250
300
1995 1997 1999 2001 2003
Vietnam
Chine
Philippines
Corée
Malaisie
Thailande

Nguồn
: Chaponnière, Cling, Bin (2007) theo CEPII/Chelem ;


11/82

Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có những thay đổi quan trọng trong những năm vừa qua. Từ
năm 2002, các sản phẩm đã qua chế tạo chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu

(Biểu đồ 4). Đó chủ yếu là hàng dệt may và linh kiện điện tử.

Một số nước khác đã đạt tỷ lệ 50% hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩ
u gồm
Philipin (năm 1984), Trung Quốc (năm 1986), Thái Lan và Malayxia (năm 1989) và
Inđônêxia (năm 1995). Việc Việt Nam xuất khẩu dầu thô (chiếm khoảng 20% tổng kim
ngạch xuất khẩu) làm giảm tỷ lệ hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy
nhiên, tỷ trọng dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm xuống trong
những năm tới khi Việt Nam xây dựng các nhà máy lọc dầu .để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ

trong nước.

Biểu đồ 4 : Tỷ lệ sản phẩm đã qua chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%)
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003
Taiwan
Corée du Sud
Chine
Philippines
Malaisie

Indonesie
Vietnam
Thailande


Nguồn
: CEPII/Chelem ; tính toán của các tác giả.


Cơ cấu hàng xuất khẩu và tỷ trọng hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu phản ánh
đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, ở giai đoạn đầu của
quá trình công nghiệp hóa. Trước khi gia nhập WTO, ngay từ đầu năm 2005, hàng dệt may
xuất khẩu của Việt Nam đã được miễn áp dụng hạn ngạ
ch. Mặc dù có sự cạnh tranh của
Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ 6 trên thế giới
3

(và đứng thứ 5, nếu tính Hồng Kông gộp vào Trung Quốc), với kim ngạch xuất khẩu tăng
gấp 4 lần trong giai đoạn 2001 (trước khi ký Hiệp định thương mại Việt-Mỹ) và 2006 (Bảng
2). Kể từ năm 2007, việc Mỹ xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn
thúc đẩy sự tăng trưởng này.


3
Chỉ giới hạn ở ba thị trường lớn trên thế giới là Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật bản.


12/82
Bảng 2 : Xuất khẩu hàng may mặc của một số nước châu Á
vào thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản (triệu USD và %)



Nguồn
: Chaponnière, Cling, Bin (2007) theo CEPII/Chelem.
2001 2002 2003 2004 2005 2006 Var.
2006/01
(%)
Thị phần
(2006)
1. Trung Quố

Tổng 28069 29098 35254 41869 55315 62476 +122.6
EU 7486 8810 11578 14322 21092 23934 +219.7 31.4%
Mỹ 6416 7070 8667 10685 16774 19865 +209.6 27.1%
Nhật Bản 14167 13218 15009 16862 17448 18678 +131.8 83.4%
2. Bănglađét

Tổng 4471 4359 5302 6518 6686 8636 +93.2
EU 2527 2583 3515 4621 4400 5811 +130.0 7.6%
Mỹ 1929 1757 1759 1871 2268 2808 +45.6 3.8%
Nhật Bản 15 18 28 26 18 18 +20.0 0.0%
3. Ấn Độ

Tổng 3862 4208 4839 5443 7233 8229 +113.1
EU 1979 2186 2688 3079 4028 4824 +143.8 6.3%
Mỹ 1774 1939 2059 2256 3064 3235 +82.4 4.4%
Nhật Bản 109 83 92 107 141 171 +56.9 0.2%
4. Hồng Kôn
g


Tổng 4382 6129 6131 6354 5672 6052 +38.1
EU 2328 2208 2379 2440 2121 3200 +37.5 4.2%
Mỹ 1994 3873 3708 3863 3507 2799 +40.4 3.8%
Nhật Bản 60 48 44 51 45 53 -11.7 0.2%
5. Inđônêxia

Tổng 4016 3590 3815 4169 4476 5613 +39.8
EU 1607 1391 1537 1662 1492 1812 +12.8 2.4%
Mỹ 2203 2050 2153 2390 2868 3666 +66.4 5.0%
Nhật Bản 205 149 125 117 115 135 -34.1 0.2%
6. Việt Nam

Tổng 1261 1988 3413 3839 4110 5052 +300.6
EU 689 656 591 788 857 1285 +86.5 1.7%
Mỹ 47 873 2337 2503 2664 3152 +6606.4 4.3%
Nhật Bản
525 459 484 548 588 616
+17.3 0.8%


13/82

Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều với các nước châu Á

Cơ cấu địa lý và ngành nghề trong hoạt động ngoại thương có đặc điểm khác nhau tùy theo
lĩnh vực xuất khẩu hay nhập khẩu. Trong cả hai lĩnh vực này, châu Á đều chiếm vị trí quan
trọng trong quan hệ ngoại thương của Việt Nam.

Mỹ (với tỷ lệ trao đổi hai chiều ngày càng gia tăng) và Liên minh châu Âu chiếm 1/3 kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Bảng 3). Hàng xuất khẩu vào các thị trường này chủ

yếu là
hàng tiêu dùng (dệt may). Ngược lại, các nước này chiếm vị trí khiêm tốn trong kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam.

Bảng 3 : Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều với các nước và khu vực (2005)

Xuất khẩu Nhập khẩu
Nước/
Khu vực
Giá trị
(Tỷ USD)
Tỷ lệ
(%)
Nước/
Khu vực
Giá trị
(Tỷ lệ USD)
Tỷ lệ
(%)
1. Mỹ 5,9 18,2 1. ASEAN 9,3 25,2
2. ASEAN 5,7 17,6 - Xingapo 4,5 12,2
- Xingapo 1,6 4,9 - Thái Lan 2,4 6,5
- Malaixia 1,2 3,7 2. Trung Quốc 5,9 16,0
3. EU 5,5 17,0 3. Đài Loan 4,3 11,7
- Đức 1,4 4,3 4. Nhật Ban 4,1 11,1
- Anh 1,2 3,7 5. EU 2,6 7,1
4. Nhật Bản 5,2 13,8 - Đức 0,7 1,9
5. Trung Quốc 3,2 8,5 - Pháp 0,5 1,4
Tổng 32,4 100,0 Tổng 36,8 100,0
Nguồn : GSO ; tính toán của các tác giả.


Các nước châu Á (ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản) chiếm gần ½ tổng kim ngạch xuất khẩu
và hơn ½ kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các nước
này (đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản) chủ yếu bao gồm nguyên liệu thô (dầu thô, nông
sản), trong khi hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm sản phẩm đã qua sơ chế hoặc trang thiết
bị. C
ần lưu ý là Việt Nam ít tham gia quá trình phân công lao động trong lĩnh vực công
nghiệp trong phạm vi khu vực. Trong khu vực, trao đổi thương mại hai chiều giữa Trung
Quốc và các nước châu Á tập trung chủ yếu vào các sản phẩm qua sơ chế và hàng điện tử.



14/82
1.3. Tăng trưởng đầu tư nước ngoài

Mặc dù quá trình tự do hóa tài chính diễn ra từ từ và ở mức độ khiêm tốn, nhưng Việt Nam
cũng đã thu hút được một lượng đáng kể đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ năm 2005, đầu tư
trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh và đến năm 2007, đã đạt gần 15 tỷ USD vốn đầu tư
đã cấp phép (Biểu đồ 5). Giai đoạ
n trước đó cho đến năm 2005, giá trị vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đăng ký hàng năm là 2 tỷ USD. Năm 2005 là năm cuối cùng thu được số liệu
này. Giá trị vốn đăng ký có thể đạt mức tăng trưởng tương đương giá trị các dự án đầu tư.

Năm nước đầu tư hàng đầu là Xingapo, Đài Loan, Nhật bản, Hàn Quốc, Hồng Kông chiếm
2/3 số vốn đầu t
ư thực hiện từ năm 1988.

Biểu đồ 5 : Mức đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm
(2000-2007) - Tỷ USD
7,8

13
4,7
2
2,2
2
2,6
1,6
2,6
5
2,4
2,5
2,7
2,9
3,3
4,1
0
2
4
6
8
10
12
14
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007*
Enregistré Réalisé

Nguồn
: Bộ Kế hoạch và Đầu tư ; tính toán của các tác giả.
* : Dự báo


Phân tích số liệu trong Biểu : Trung bình, khoảng ½ giá trị đầu tư dự kiến (=đăng ký) được
giải ngân và thực hiện, trong đó cần phải tính đến những dự án lớn cần triển khai trong
nhiều năm. Trong thời kỳ tăng trưởng đầu tư, khoảng cách giữa vốn đăng ký/vốn thực hiện
có xu hướng t
ăng lên do cần phải tính đến thời hạn triển khai dự án.

Một nửa số vốn đầu tư này tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến. Lĩnh
vực khai thác dầu khí (offshore) thu hút khoảng ¼ lượng vốn đầu tư thực hiện trong những
năm vừa qua. Đứng thứ ba trong việc thu hút đầu tư nước ngoài là ngành du lịch.

Sự đóng góp quan trọng của khu vực đầu tư nước ngoài vào tăng
trưởng xuất khẩu

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu
(Bảng 4), chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung và 48% kim ngạch xuất khẩu trừ
dầu thô. Ngành khai thác và xuất khẩu dầu thô được thực hiện toàn bộ trên cơ sở liên
doanh, liên kết với các tập đoàn dầu khí nước ngoài.

Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
For Evaluation Only.


15/82
Bảng 4 : Tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng
kim ngạch xuất khẩu 2007* (giá trị và tỷ lệ tăng trưởng)
Nguồn
: Bộ Kế hoạch - Đầu tư ; tính toán của các tác giả.
* : 8 tháng đầu năm




Hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều tập trung ở hai vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước


Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung tại một số địa phương (Bảng 5). TP Hồ Chí Minh và
các vùng phụ cận thu hút gần 2/3 lượng đầu tư nước ngoài. Khu vực đồng bằng sông Hồng
(Hà Nội và các vùng phụ cận) thu hút được khoảng hơn 1/4. Tổng cộng, hai vùng kinh tế
trọng điểm này thu hút khoảng 90% lượng đầu tư nước ngoài trong khi đó dân số chỉ chiếm
41% dân số cả nướ
c. Sự tập trung vốn đầu tư nước ngoài này là nguồn gốc gây ra nhiều
mất cân đối và tạo ra tình trạng di dân từ nông thôn ra các thành phố lớn.
Loại doanh nghiệp/lĩnh vực Giá trị
(triệu
USD)
Tổng Tổng,
trừ dầu thô
Tỷ lệ tăng
trưởng 2007/06
Doanh nghiệp trong nước 20,086 43.8% 52,4% 24.7%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
25,839 56.2% 47,6% 15.9%
- Dầu thô 7,594 16.5% 19,8% -11.3%
- Các mặt hàng khác 18,245 39.7% 26,8% 32.8%
Tổng kim ngạch xuất khẩu 45,925 100.0% - 19.6%
Tổng kim ngạch xuất khẩu, trừ
dầu thô
38,331 83.5% 100,0% 25.6%



16/82

Bảng 5 : Phân bố các dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngoài các dự án về dầu
mỏ (1988-2007)

% Dự án Thực hiện Dân số
TP HCM và phụ cận 61.2 63.6 19.1
- Đông Nam (TP HCM) 58.7 60.2 15.3
- Đồng bằng sông Mêkông
(Long An và Tiền Giang)
2.5 3.4 3.8
Đồng bằng sông Hồng

28.3 27.5 22.0
Tổng

89.5 91.1 41.1
Các địa phương khác 10.5 8.9 58.9
Nguồn : Bộ Kế hoạch-Đầu tư; tính toán của các tác giả.


1.4. Sự kiện gia nhập WTO cần được xem xét trong một bối cảnh tổng thể

Trong phần này, chúng tôi đã phân tích việc Việt Nam gia nhập WTO dựa trên những thành
tựu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, những hệ quả kinh tế, xã hội
và chính sách thương mại được thực hiện từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới.

Chúng tôi cũng đi sâu nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trước đây ở trong nước cũng như

trong khu vực (nghèo đói, bất bình đẳng, đầu tư
nước ngoài …), qua đó rút ra những kết
luận có liên quan đến tác động mà việc gia nhập WTO có thể mang lại. Chúng tôi sẽ đi sâu
phân tích các tác động này trong những phần sau.

Xét trên bình diện thay đổi thuế quan, những tác động của việc gia nhập WTO chỉ ở mức
hạn chế, vì quan hệ ngoại thương của Việt Nam được thực hiện chủ yếu với các nước châu
Á, là các đối tác mà Việt Nam đã và đang ký kết Hiệp đị
nh thương mại tự do (ASEAN,
Chine).

Một số tác động của WTO cũng đã được dự kiến trước và được các tác nhân kinh tế năm
bắt ngay từ khi Việt Nam còn đang trong quá trình đàm phán gia nhập, mà một trrong
những minh chứng là sự gia tăng của đầu tư nước ngoài.

Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
For Evaluation Only.


17/82
2. Phân tích các điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO

Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO sau hơn 10 năm đàm
phán (1995). Việc Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ (USBTA - United
States Bilateral Trade Agreement) năm 2001 là yếu tố góp phần thúc đẩy nhanh hơn
quá trình đàm phán này, thúc đẩy Việt Nam tăng cường cải cách thể chế, cải cách chính
sách kinh tế để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.


Gia nhập WTO, Việt Nam đã chấp nhận nhiều cam k
ết (xem Phụ lục A Danh sách tóm
tắt các cam kết của Việt Nam). Giống như các nước khác mới trở thành thành viên của
WTO, trong nhiều trường hợp, các cam kết này có mức độ ràng buộc cao hơn so các
cam kết được áp dụng cho các nước đã là thành viên của WTO vào thời điểm thành lập
tổ chức này (Hiệp định Marrakech, 1994). Mức thuế quan áp dụng cho nông sản sẽ
được ấn định ở mức thấp hơn so với mứ
c hiện hành được áp dụng cho các nước đang
phát triển khác có trình độ phát triển tương đương với Việt Nam. Việt Nam cũng cam kết
chấm dứt các hình thức trợ cấp cho xuất khẩu (điều mà các nước đang phát triển khác
có trình độ phát triển tương đương như Việt Nam vẫn được tiếp tục làm), mở cửa một
số lĩnh vực cho đầu tư nước ngoài, tiếp tục c
ổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước

Đổi lại, Việt Nam được tiếp cận dễ dàng hơn thị trường của các nước thành viên WTO
và hạn ngạch đối với hàng dệt-may xuất khẩu của Việt Nam đã được bãi bỏ từ đầu năm
2007. Tuy nhiên, việc tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới (đặc biệt là Mỹ và Liên
minh châu Âu) vẫn còn bấp bênh đối với hàng xuất khẩu của Vi
ệt Nam, vì các nước này
vẫn coi Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường (xem Khung 1 dưới đây).

2.1. Một thị trường ngày càng mở cửa cho hàng nhập khẩu

Từ những năm 1990, Việt Nam đã liên tục cắt giảm các mức thuế hải quan và bãi bỏ
phần lớn hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu. Như vậy, mức độ tự do hóa thương mại
bổ sung sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ chỉ ở mức khiêm tốn và sẽ diễn ra từ từ
trong một thời gian tương đối dài (12 năm).

Tiếp tục cắt giảm các mức thuế quan


Ngay từ những năm 1990, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã liên tục cắt giảm các
mức thuế quan của mình. Đến trước thời điểm gia nhập WTO, mức thuế quan trung
bình (trung bình số học) đã giảm xuống còn 17,4% so với mức 23,3% 10 năm trước đó.

Tỷ lệ bảo hộ thực tế
4
còn được cắt giảm với nhịp độ nhanh hơn, giảm từ 59,5% năm
1997 xuống 26,2% năm 2001, tức là giảm hơn 2 lần (Athukorala, 2007). Trong các
ngành công nghiệp, tỷ lệ bảo hộ thực tế đã giảm từ 121,5% xuống còn 43,9%.


4
Tỷ lệ bảo hộ thực tế đối với một hàng hóa được tính như sau : Tỷ lệ bảo hộ hải quan tính theo giá của
hàng hóa đó trên thị trường thế giới trừ đi tỷ lệ bảo hộ áp dụng đối với các hàng hóa trung gian được tích
hợp vào hàng hóa đó trong quá trình sản xuất, nhân với giá của các hàng hóa trung gian trên thị trường thế
giới.
Edited by Foxit Reader
Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
For Evaluation Only.

×