Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

phân biệt đối xử. Theo quy địHỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 7nh của GATS, nguyên tắc MFN được áp dụng ngay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.82 KB, 26 trang )


163
phân biệt đối xử. Theo quy định của GATS, nguyên tắc MFN được áp
dụng ngay lập tức, vô điều kiện mà mọi Thành viên GATS phải chấp
nhận, nhưng có ngoại lệ. Còn nguyên tắc đối xử quốc gia không phải là
nghĩa vụ chung mà là nghĩa vụ có điều kiện và được đàm phán trong quá
trình gia nhập. Kết quả đàm phán về mở cửa thị trường và đối xử quốc
gia được ghi nh
ận trong Danh mục cam kết cụ thể. Theo đó, đối với
những lĩnh vực đã được ghi trong Danh mục cam kết cụ thể, mỗi Thành
viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành
viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà Thành
viên đó đã, đang và sẽ dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của
n
ước mình. Sự đối xử không thoả mãn yêu cầu của nguyên tắc đối xử
quốc gia là sự đối xử làm cho điều kiện cạnh tranh có lợi hơn cho dịch vụ
hay người cung cấp dịch vụ trong nước so với dịch vụ hay người cung
cấp dịch vụ nước ngoài. Mục đích của GATS là nhằm dỡ bỏ những hạn
chế và phân biệt đối xử đối vớ
i người cung cấp dịch vụ nước ngoài, tạo
điều kiện cho họ tiếp cận thị trường trong nước. Do đó, mức độ cam kết
thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia của một nước thể hiện mức độ mở
cửa thị trường dịch vụ của bản thân nước đó.
Để đảm bảo cho người cung cấp dịch vụ n
ước ngoài được hưởng
những điều kiện về cạnh tranh tương đương với người cung cấp dịch vụ
trong nước, GATS quy định các Thành viên phải loại bỏ 6 loại hạn chế
sau đây trong những lĩnh vực có cam kết mở cửa thị trường, dù là ở quy
mô vùng hoặc trên toàn lãnh thổ:
- Các hạn chế về số lượng người cung cấp dịch vụ dưới hình
thứ


c hạn ngạch, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu
cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
- Hạn chế về tổng giá trị các giao dịch dịch vụ hoặc tài sản dưới
hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
- Hạn chế số lượng các hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch v

đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc
yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;

164
- Hạn chế số lượng thể nhân có thể được tuyển dụng trong một
lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một người cung cấp dịch vụ được
phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung
cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về
nhu cầu kinh tế
;
- Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ
thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể
cung cấp dịch vụ;
- Hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy
định giới hạn phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc
tổng giá trị đầu tư nước ngoài tính đơ
n hoặc tính gộp.
4.4.3.3. Nguyên tắc minh bạch hoá hệ thống chính sách
Theo GATS, việc tự do hoá thương mại dịch vụ sẽ không thể có
được nếu các nhà cung cấp dịch vụ thiếu đi các thông tin cần thiết về các
quy định mà họ phải tuân thủ khi tham gia vào thị trường của một nước
khác. Do vậy GATS quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ minh bạch các
chính sách. Theo nguyên tắc này, tính minh bạch thể hiện ở việc đáp ứ
ng

các yêu cầu sau đây:
- Tất cả các quy định, văn bản pháp lý liên quan, các hiệp định
quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà
các Thành viên tham gia phải được công bố, ấn hành một cách
công khai, rộng rãi.
- Mọi Thành viên phải có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
của bất kỳ Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên
quan đến việc áp dụng các quy định nêu trên. Các Thành viên
phải thành lậ
p ít nhất một cơ quan chuyên trách cung cấp thông
tin này cho các Thành viên khác khi họ yêu cầu.
- Tất cả các Thành viên phải có nghĩa vụ thông báo khẩn trương
và ít nhất mỗi năm một lần cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ
của WTO về việc ban hành hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật,
quy chế hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến
thương mại dịch vụ thuộc các cam kết c
ụ thể theo Hiệp định này.

165
- Hiệp định GATS không yêu cầu các Thành viên phải cung cấp
các thông tin bí mật là những thông tin nếu bị tiết lộ có thể sẽ gây
ra những khó khăn cho việc thi hành pháp luật, hoặc sẽ mâu thuẫn
với lợi ích công cộng, hoặc sẽ làm phương hại đến quyền lợi
thương mại hợp pháp của một doanh nghiệp cụ thể, dù là doanh
nghiệp nhà nước hoặc tư nhân.
- Các Thành viên không được phép áp dụng những yêu cầu về

chuyên môn, yêu cầu về chất lượng dịch vụ, yêu cầu về giấy phép
cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao - mà trong chừng mực
nào đó, có thể vô hiệu hóa về mặt pháp lý hoặc làm nguy hại đến

việc thực hiện các cam kết cụ thể
- Khi Chính phủ nước Thành viên đưa ra những quyết định hành
chính có nguy cơ ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ, họ cũng phải
thiết lập những công cụ mang tính khách quan để rà soát các
quyết định này nhằm đảm bảo chúng không bóp méo quá đáng
các điều kiện cạnh tranh công bằng của thị trường dịch vụ nội địa.
4.4.3.4. Nguyên tắc công nhận lẫn nhau
Mục đích của nguyên tắc công nhận lẫn nhau là nhằm xoá bỏ sự
phân biệt đối xử trên thực tế đối với các dịch vụ và người cung cấp dịch
v
ụ nước ngoài. GATS khuyến khích các Thành viên công nhận các thủ
tục của nhau liên quan đến giáo dục, đào tạo, cấp giấy phép và các thủ
tục khác cần phải có trong việc đáp ứng các yêu cầu, điều kiện cần thiết
cho phép nhà cung cấp dịch vụ hoạt động trên thị trường.
GATS quy định các Thành viên phải tạo ra các cơ hội ngang bằng
về việc đàm phán gia nhập đối với bất cứ một Thành viên nào có quan
tâm về các thoả thuận hoặc Hiệp định công nhận mà Thành viên đó đã
thoả thuận hoặc ký kết với một Thành viên khác. Các thoả thuận này
phải mang tính không phân biệt đối xử và không được sử dụng như là
công cụ cho bảo hộ trá hình.
GATS khuyến khích các Thành viên tuân thủ các chuẩn mực đã
được các tổ chức quốc tế chuyên môn thừa nhận, và việc công nhận lẫn
nhau phải dựa trên những tiêu chí đã đượ
c chấp thuận rộng rãi ở phạm vi
quốc tế. Các Thành viên nên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính phủ

166
và phi chính phủ quốc tế có thẩm quyền nhằm xây dựng và thông qua các
chuẩn mực quốc tế chung cho sự công nhận lẫn nhau và thực hiện các
hoạt động chuyên môn thích hợp cần thiết có liên quan đến các dịch vụ.

4.4.3.5. Nguyên tắc tự do hoá từng bước thương mại dịch vụ
Việc thừa nhận nguyên tắc tự do hóa từng bước trong GATS là
kết quả đấu tranh của các nước đang phát triển trong đàm phán v
ề thương
mại dịch vụ tại Vòng đàm phán Uruguay. Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc
này chính là sự không đồng nhất về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
của các quốc gia. Hơn nữa, khoảng cách về trình độ phát triển, xét cả về
tổng thể nền kinh tế cũng như từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể, giữa các
nước phát tri
ển và đang phát triển là rất lớn. Vì vậy, quá trình tự do hóa
thương mại dịch vụ phải được tiến hành từng bước phù hợp với thực tiễn
phát triển của mỗi quốc gia.
Các nước đang phát triển chiếm 4/5 số Thành viên của WTO, tuy
vậy tổng giá trị giao dịch thương mại dịch vụ của các nước này còn rất
khiêm tốn. Hiện nay, các nước đang phát triển đều dành sự quan tâm
đặc
biệt đến việc phát triển thương mại dịch vụ. Các quy định của GATS tạo
điều kiện cho các nước đang phát triển ở 2 điểm sau:
Thứ nhất, từng bước tự do hoá thị trường phù hợp với trình độ
phát triển và mục tiêu của chính sách quốc gia của các Thành viên đang
phát triển. Các nước đang phát triển không phải mở rộng thị trường
nhanh chóng và ở nhiề
u lĩnh vực dịch vụ như các nước phát triển. Các
nước này có thể mở rộng việc tiếp cận thị trường một cách dần dần, để
phù hợp với tình hình phát triển và có thể quy định các điều kiện đi kèm
khi mở cửa thị trường cho người cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Thứ hai, tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển
vào thương m
ại dịch vụ. Những cam kết của các nước đang phát triển
phải được thiết lập nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các lĩnh

vực dịch vụ tại thị trường trong nước, tăng cường khả năng cung cấp các
dịch vụ ở thị trường nước ngoài thông qua việc tiếp cận công nghệ mới,
nâng cao khả năng tiếp cận các kênh phân phố
i, hệ thống thông tin ở
nước ngoài, đặc biệt là tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực cũng như
phương thức cung cấp gắn liền với mối quan tâm xuất khẩu của họ.

167
Tiến trình tự do hoá từng bước được đẩy mạnh thông qua từng
vòng đàm phán, song phương và đa phương, nhiều bên hoặc đa phương
theo hướng tăng mức độ chung của các cam kết cụ thể được các Thành
viên đưa ra theo quy định của GATS. Các Thành viên sẽ tiến hành những
vòng đàm phán liên tiếp nhằm đạt được mức độ tự do hoá ngày càng cao
hơn. Các cuộc đàm phán đó sẽ hướng tới việc gi
ảm hoặc triệt tiêu các tác
động có hại đối với thương mại dịch vụ quốc tế. Tiến trình đó được tiến
hành nhằm tăng lợi ích của tất cả các bên tham gia trên cơ sở cùng có lợi
và đảm bảo cân bằng tổng thể giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
4.4.3.6. Nguyên tắc liên quan đến các quy tắc trong nước
Theo quy định tại Điều VI, GATS công nhận chủ quyền của các
Thành viên trong vi
ệc đưa ra những quy định điều chỉnh các lĩnh vực
dịch vụ trong nước và cố gắng thúc đẩy các Thành viên minh bạch các
quy định, chính sách của mình. Điều IV bao gồm các loại nghĩa vụ như:
một số nghĩa vụ phải được áp dụng chung cho mọi ngành dịch vụ mà
không cần xem xét đến lĩnh vực dịch vụ đó có nằm trong danh mục cam
kết hay không, một số nghĩa v
ụ khác thì chỉ áp dụng trong những lĩnh
vực dịch vụ mà Thành viên đó đã cam kết. GATS cũng kêu gọi các
Thành viên tiến hành đàm phán để giảm bớt các quy định về chứng nhận,

giấy phép và tiêu chuẩn kỹ thuật gây cản trở thương mại dịch vụ.
Điều khoản về quy tắc trong nước phải bảo đảm nguyên tắc chung
là những biện pháp nội bộ phải được quả
n lý một cách khách quan, hợp
lý và không thiên vị. Những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có thể
phản đối các quyết định hành chính trước toà án và phải được thông báo
về kết quả của việc xem xét các yêu cầu của họ. Các Thành viên phải
đảm bảo rằng các thủ tục và việc xem xét các yêu cầu thực tế phải được
tiến hành một cách khách quan và bình đẳng. Yêu cầu xin được cung cấp
dịch vụ phải được giải quy
ết trong một thời hạn hợp lý. Đây là nghĩa vụ
chung được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực dịch vụ mà không cần xem
xét đến lĩnh vực dịch vụ đó có nằm trong Danh mục cam kết hay không.
Trong các lĩnh vực thuộc Danh mục cam kết, GATS yêu cầu các
Thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp liên quan đến yêu cầu chất

168
lượng, chuẩn mực kỹ thuật và vấn đề cấp giấy phép không được trở
thành những rào cản đối với thương mại dịch vụ.
4.4.3.7. Nguyên tắc liên quan đến vấn đề độc quyền và đặc
quyền cung cấp dịch vụ
Các Thành viên có thể cho một số ngành dịch vụ được hưởng độc
quyền và đặc quyền. Theo quy định của GATS thì điều này là hoàn toàn
hợp pháp (
Điều VIII). GATS không ngăn cản việc duy trì hình thức độc
quyền như vậy nhưng yêu cầu các Thành viên phải đảm bảo rằng hoạt
động của người cung cấp dịch vụ độc quyền phải phù hợp với các nghĩa
vụ chung và nghĩa vụ đã cam kết của Thành viên đó.
Có thể thấy rõ vấn đề độc quyền và đặc quyền này trong một số
lĩnh vực dị

ch vụ ở đó tồn tại hiện tượng độc quyền tự nhiên (natural
monopoly), ví dụ lĩnh vực thông tin viễn thông. Trong lĩnh vực này
thường tồn tại một công ty viễn thông lớn (thường là do Nhà nước đầu tư
vốn và quản lý) chiếm vị trí độc quyền trong việc cung cấp các dịch vụ
cơ sở về viễn thông (cung cấp đường dây, trục thông tin hữu tuyến). Sự
độc quyền này
được hình thành một cách tự nhiên do không có nhà đầu
tư tư nhân nào có khả năng về vốn đủ lớn để đầu tư xây dựng một đường
dây điện thoại thứ hai và nếu có thì việc xây dựng một đường dây thứ hai
như vậy không đem lại hiệu quả kinh tế bằng việc thuê đường dây đã có
của công ty độc quyền nói trên. Trong trường hợp như vậy, GATS cho
phép tồn tại s
ự độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ. Tuy vậy, một
Thành viên cho phép độc quyền và đặc quyền trong lãnh thổ của mình
đối với một ngành dịch vụ nào đó thì việc cho phép như vậy vẫn phải
tuân thủ theo Điều II về nguyên tắc MFN của GATS. Nghĩa là, khi công
ty có độc quyền cho phép những người của một Thành viên sử dụng
mạng thông tin viễn thông của mình để cung cấp các dịch vụ
có liên quan
thì cũng phải cho những người cung cấp dịch vụ của các Thành viên
khác được sử dụng mạng thông tin viễn thông theo nguyên tắc MFN.
Nguyên tắc đối xử quốc gia cũng được áp dụng trong trường hợp này.
Các Thành viên cũng có nghĩa vụ cung cấp cho các Thành viên
khác theo yêu cầu của họ những thông tin liên quan đến cách thức và cấu

169
trúc của độc quyền cung cấp một loại dịch vụ được phép hoạt động trên
lãnh thổ của mình.
4.4.3.8. Nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các
Thành viên đang phát triển và/hoặc đang trong quá trình chuyển đổi

Trước WTO, GATT đã có những ưu đãi nhất định dành cho các
Thành viên đang phát triển thông qua hệ thống các đối xử đặc biệt và
khác biệt (S&D). Tuy nhiên, chỉ đến khi WTO ra đời, sự đối xử
đặc biệt
và khác biệt dành cho các Thành viên đang phát triển mới được khẳng
định là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hệ thống thương mại đa phương.
Nguyên tắc này không chỉ kế thừa những quy định ưu đãi của GATT về
thương mại hàng hóa dành cho các nước đang phát triển, mà còn mở
rộng áp dụng cho cả thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở h
ữu trí tuệ.
Đây là thành quả đấu tranh liên tục của các nước đang phát triển qua
những vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT, đặc biệt là Vòng đàm
phán Uruguay. Bởi vì, một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ
quốc tế nói chung, thương mại quốc tế nói riêng là bình đẳng và cùng có
lợi. Tuy nhiên, trên thực tế, ưu thế trong thương mại quốc tế thuộc về
những nước công nghiệp phát triển với tiềm lực l
ớn về công nghệ, tài
chính. Trong khi đó, bất lợi thuộc về các nước đang phát triển do khoảng
cách lớn về trình độ phát triển công nghệ và khả năng hạn hẹp về tài
chính so với các nước phát triển. Vì vậy, nguyên tắc bình đẳng, không
phân biệt đối xử trong thương mại dịch vụ chỉ có ý nghĩa đối với các
nước đang phát triển khi họ được hưởng những ưu đãi nh
ất định so với
các nước phát triển.
Theo quy định của GATS, nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt
dành cho các Thành viên đang phát triển thể hiện ở những nội dung sau đây:
Thứ nhất, những cam kết cụ thể đạt được thông qua đàm phán
phải bảo đảm cho các Thành viên là những nước đang phát triển có thể
tăng cường được năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ c
ủa mình.

Các nước phát triển phải tạo điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận các
kênh phân phối và hệ thống thông tin cho các nước đang phát triển, đồng
thời phải mở cửa thị trường trong các lĩnh vực và phương thức cung cấp
gắn liền với mối quan tâm xuất khẩu của các Thành viên đang phát triển.

170
Thứ hai, về đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ, những nước
phát triển phải áp dụng phương pháp loại trừ (không mở cửa lĩnh vực nào
thì phải liệt kê trong Danh mục cam kết cụ thể và những lĩnh vực còn lại
đều phải mở cửa), nhưng các nước đang phát triển được áp dụng phương
pháp “chọn-cho”. Nghĩa là mở cửa lĩnh vự
c nào thì liệt kê lĩnh vực đó
trong Danh mục cam kết cụ thể, các lĩnh vực không liệt kê là những lĩnh
vực không cam kết. Hơn nữa, các Thành viên đang phát triển được
hưởng sự linh hoạt thích đáng trong việc mở cửa thị trường với ít lĩnh
vực dịch vụ hơn, tự do hóa ít loại hình giao dịch dịch vụ hơn. Tuy nhiên,
việc chọn lĩnh vực dịch vụ để
cam kết không được thực hiện một cách
tuỳ ý mà phải thông qua đàm phán.
Thứ ba, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu
lực, các Thành viên phát triển và các Thành viên khác, tùy theo khả
năng, sẽ lập những điểm liên lạc để tạo điều kiện cho những người cung
cấp dịch vụ của các Thành viên đang phát triển tiếp cận thông tin về thị
trường của nhữ
ng nước đó.
Việc ghi nhận sự đối xử ưu đãi dành cho các nước đang phát
triển, trong các hiệp định của WTO nói chung và trong GATS nói riêng,
thể hiện sự tiến bộ trong quan hệ thương mại quốc tế hiện nay. Tuy
nhiên, phần lớn những ưu đãi được quy định chỉ mang tính định hướng,
thiếu tính cụ thể và khả thi. Chẳng hạn như Điều XIX của GATS quy

định: “dành s
ự linh hoạt thích đáng cho các Thành viên đang phát triển
trong việc mở cửa thị trường với ít lĩnh vực hơn, tự do hóa ít loại hình
giao dịch hơn ”. . Những ưu đãi nhìn chung vẫn chưa phản ánh đúng
khoảng cách lớn về trình độ phát triển giữa các Thành viên phát triển và
đang phát triển. Ví dụ, Hiệp định Dịch vụ viễn thông cơ bản cho phép
các nước có thu nhập thấp kéo dài thêm 6 năm so với các nước phát tri
ển
trong việc mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông, nhưng thực tế các nước
đó lạc hậu hơn các nước phát triển trong lĩnh vực này từ 20 đến 30 năm.
4.4.3.9. Nguyên tắc liên quan đến thanh toán và chuyển tiền
quốc tế
Theo quy định của Điều XI GATS, GATS thừa nhận việc tự do
hoá thực tiễn các giao dịch kinh tế nhưng đòi hỏi phải có kỷ luật
được áp

171
dụng cho việc di chuyển tư bản. Do vậy, GATS quy định các Thành viên
phải cho phép thực hiện "việc chuyển tiền và thanh toán quốc tế liên
quan đến các giao dịch hàng ngày có quan hệ với các cam kết đặc biệt".
Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng các cam kết về giao dịch trong
một khu vực bị ảnh hưởng xấu bởi các hạn chế về thanh toán và chuyển
tiền gần với việc cung cấp dịch v
ụ. Những hạn chế này không thể được
duy trì hoặc đưa vào Danh sách các cam kết.
4.4.4. Các ngoại lệ MFN trong thương mại dịch vụ
Như đã phân tích ở trên, mọi Thành viên của GATS, không phụ
thuộc vào các danh mục cam kết cụ thể, đều phải dành đối xử MFN vô
điều kiện cho mọi lĩnh vực dịch vụ, trừ những ngoại lệ MFN đã được đưa
vào danh mục cam kết. Đi

ều này có nghĩa là GATS cho phép các Thành
viên của mình được duy trì những ngoại lệ về MFN, tức là được dành
cho một số Thành viên khác những ưu đãi về dịch vụ lớn hơn, nhiều hơn
những ưu đãi dành cho các Thành viên còn lại (xem hộp 4.3).
Hộp 4.3. GATS. Những ngoại lệ đối với Quy tắc tối huệ quốc
Mục tiêu của các nước trong việc tạo ra những ngoại lệ trong
quy tắc MFN là duy trì chế độ ưu đãi cho một số nước trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ trong khuôn khổ hợp tác khu vực hoặc trong
khuôn khổ các thỏa thuận khác. Do vậy mà các nước Bắc Âu đã miễn
trừ các biện pháp thúc đẩy hợp tác Bắc Âu khỏi nghĩa vụ MFN. Các
biện pháp này bao gồm việc bảo lãnh tín dụng cho các dự án đầu tư
của Bắc Âu và hỗ trợ tài chính cho các công ty có xuất xứ Bắc Âu
trong việc sử dụng công nghệ môi trường. Bằng việc tạo ngoại lệ
trong quy tắc MFN, Liên minh Châu Âu đã đảm bảo rằng các lợi ích
của những thỏa thuận đặc biệt mà nước Thành viên của Liên minh
Châu Âu đạt được với một số nước nào đó* không nghiễm nhiên
được áp dụng cho các nước khác. Những thỏa thuận đó quy định cấp
phép lao động tạm thời cho các tự nhiên nhân của các công ty này*
dựa trên cơ sở các hợp đồng giữa một công ty thuộc một quốc gia EU
và người cung cấp dịch vụ tại các nước đó trong các lĩnh vực dịch vụ
như xây dựng, khách sạn và nhà hàng.

172
Một số nước có chế độ tự do nhập khẩu đã áp dụng ngoại lệ
trong quy tắc MFN trong các khu vực như dịch vụ tài chính và hàng
hải. Mục tiêu của những nước này là duy trì lợi thế đàm phán mở cửa
với những nước có chế độ nhập khẩu chặt chẽ hơn. Trong khi đàm
phán sau Vòng Urugoay, một số nước trong số này đã bỏ một số
ngoại lệ trong khu vực tài chính.
Một điều đáng chú ý là các Thành viên WTO được phép thực

hiện quyền duy trì ngoại lệ đối với quy tắc MFN trước khi Hiệp định
GATS có hiệu lực. Tuy nhiên, đối với những ngành còn tiếp tục phải
đàm phán sau Vòng Urugoay (ví dụ dịch vụ tài chính và viễn thông),
thì các nước có thể đòi hỏi được áp dụng ngoại lệ đối với quy tắc
MFN trong khi đàm phán.
* Thuộc Trung, Đông và Đông Nam châu Âu (bao gồm cả Liên bang
Nga, Ukraina và Georgia) và thuộc lưu vực Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, GATS cũng quy định rằng những ngoại lệ này phải
đưa ra trước khi WTO có hiệu lực và được tồn tại không quá 10 năm,
phải được rà soát trong quá trình thực hiện. Các ngoại lệ này phải được
cụ thể hóa và công bố trước khi Vòng đàm phán Uruguay kết thúc.
Những ngoại lệ đưa ra sau khi WTO có hiệu lực thì phải được 3/4 số
Thành viên đồng ý. Những ngoại lệ kéo dài hơn năm năm sẽ được Hội
đồng Thương mại Dịch vụ rà soát.
Danh mục ngoại lệ MFN do các Thành viên đệ trình phải chỉ rõ
ngoại lệ dành cho Thành viên nào, trong thời gian bao lâu và áp dụng đối
với những biện pháp gì. Danh mục ngoại lệ MFN không phức tạp. Mỗi
Thành viên cần cung cấp các thông tin sau:
- Một mô tả về lĩnh vực hoặc các lĩnh vực ngoại lệ MFN;
- Một mô tả về biện pháp ngoại lệ và trình bày tại sao biện pháp
đó không nhất quán vớ
i Điều II của GATS;
- Các quốc gia chịu ảnh hưởng của ngoại lệ này;
- Thời gian ngoại lệ dự kiến;

173
- Các điều kiện dẫn đến việc phải áp dụng biện pháp ngoại lệ
MFN.
4.4.5. Cấu trúc của Bản cam kết dịch vụ theo WTO
Bản cam kết về dịch vụ của mỗi Thành viên của WTO thường có

cấu trúc như sau (xem bảng 4.1):
Bảng 4.1. Cấu trúc của một Bản cam kết dịch vụ
Phương thức cung cấp: (1) Cung cấp qua biên giới (2) Tiêu dùng ở nước
ngoài (3) Hiện diện thương mại (4) Hiện diện của thể nhân
Ngành và phân
ngành
Hạn chế tiếp cận
thị trường
Hạn chế đối xử
quốc gia
Cam kết bổ
sung
I. CAM KẾT CHUNG
Tất cả các ngành
và phân ngành
trong biểu cam
kết

II. CAM KẾT CỤ THỂ CHO TỪNG NGÀNH
1. Các dịch vụ kinh doanh
A. Dịch vụ chuyên môn
(b). Dịch vụ kế
toán, kiếm toán
và ghi sổ kế toán
(CPC 862)
(1) Không hạn chế
(2) Không hạn chế
(3) Không hạn chế
(4) Chưa cam kết
(1) Không hạn chế

(2) Không hạn chế
(3) Không hạn chế
(4) Chưa cam kết

Nguồn: Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Biểu
CLX-Việt Nam Phần II. Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ.
WT/ACC/VNM/Add.2 (ngày 27/10/2006), tr.101
Nhìn từ bảng 4.1, có thể thấy rõ cấu trúc của một Bản cam kết
dịch vụ gồm có 4 cột ngang là phương thức cung cấp, ngành và phân
ngành, cam kết chung và cam kết cụ thể cho từng ngành. Có bốn cột dọc
là ngành và phân ngành, hạn chế tiếp cận thị trường, hạn ch
ế về đối xử
quốc gia và cam kết bổ sung. Trong thực tế, ở Bản cam kết dịch vụ của

174
một số nước (ví dụ của Việt Nam), cột thứ hai được bỏ đi và mỗi phương
thức cung cấp dịch vụ được thể hiện bằng các con số (1), (2), (3), (4) đặt
ngay trong hai cột về các hạn chế.
Cũng từ bảng 4.1 nói trên, có thể thấy Thành viên WTO thường
đưa ra các cam kết chung và các cam kết cụ thể.
- Các cam kết chung (còn gọi là cam kết sàn, cam kết nền) là
những cam kết được áp dụ
ng cho tất cả hoặc hầu hết các ngành dịch vụ
sẽ được liệt kê ở phần các cam kết cụ thể. Cam kết chung có thể được
hiểu là các cam kết tối thiểu, nghĩa là nếu ở phần các cam kết cụ thể
không nêu yêu cầu gì thêm thì ít nhất các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài cũng sẽ được hưởng đãi ngộ như đã nêu ở phần cam kết chung.
- Các cam kết cụ
thể là những cam kết chỉ áp dụng riêng cho từng
ngành dịch vụ. Tại mỗi ngành dịch vụ, các cam kết cũng thể hiện thông

qua bốn phương thức cung cấp dịch vụ. Tùy đặc thù của từng ngành dịch
vụ mà nội dung cam kết ở mỗi ngành có thể rất khác nhau.
Ví dụ, trong Bản cam kết dịch vụ của Việt Nam quy định, nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài muốn thành lập liên doanh trong lĩ
nh vực
dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ chỉ được phép góp vốn ở mức không quá
49%; Sau 3 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, mức vốn của bên
nước ngoài vào liên doanh được phép là 51% và 2 năm sau đó mới cho
phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong khi đó, đối
với dịch vụ xây dựng nhà cao tầng, không có hạn chế nào nếu nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài muốn thành lập liên doanh trong lĩnh vực này ở
Việt Nam.


4
4
.
.
5
5
.
.


T
T
H
H
Á
Á

C
C
H
H


T
T
H
H


C
C


C
C


A
A


V
V
I
I



C
C


M
M




R
R


N
N
G
G


G
G
A
A
T
T
S
S









































































T
T
R
R
O
O
N
N
G
G


V
V
À
À


H
H



U
U


D
D
O
O
H
H
A
A


4.5.1. Vòng Doha và vấn đề thương mại dịch vụ
4.5.1.1. Đặt vấ
n đề
Tại hội nghị Doha, các Bộ trưởng WTO đã quyết định Vòng đàm
phán mới (Vòng Doha) sẽ được triển khai có kế thừa kết quả đàm phán
dịch vụ từ Vòng Uruguay và từ năm 2000.

175
Văn bản chính thức hướng dẫn đàm phán về thương mại dịch vụ
do Hội đồng Thương mại dịch vụ thông qua trong tháng 03/2001 đã cụ
thể hóa mục tiêu, phạm vi và phương thức đàm phán tại Vòng Doha về
thương mại dịch vụ. Cụ thể:
- Mục tiêu: Đàm phán thương mại dịch vụ trong khuôn khổ cơ
cấu hiện tại của GATS.
- Nguyên tắc:
Tự do hóa thương mại dịch vụ phải tính đến trình

độ phát triển của từng Thành viên, có sự xem xét thỏa đáng tới nhu cầu
phát triển các ngành dịch vụ vừa và nhỏ. Các Thành viên đang phát triển,
đặc biệt là các Thành viên kém phát triển nhất được phép cam kết tự do
hóa thương mại dịch vụ với mức độ thấp hơn.
- Phạm vi và nội dung: Các Thành viên sẽ đàm phán: (i) về tất cả
các ngành dịch vụ
trong cả bốn phương thức cung cấp; (ii) các ngoại lệ
MFN được công bố từ Vòng đàm phán Uruguay hoặc sau khi gia nhập;
(iii) các quy định chưa hoàn thiện của GATS về tự vệ, trợ cấp, mua sắm
chính phủ và các rào cản khác đối với thương mại dịch vụ.
- Phương thức đàm phán: Tất cả các Thành viên đều được quyền
tham gia đàm phán. Lịch trình cam kết hiện tại của từng Thành viên được
coi là mức khởi điểm để đàm phán. Các Thành viên đang phát triển sẽ
được nhận hỗ trợ kỹ thuật để tham gia có hiệu quả vào quá trình tự do
hóa thương mại dịch vụ. Phương thức đàm phán là yêu cầu – chào
(Request – Offer).
Như vậy, vấn đề quan tâm hàng đầu của các Thành viên WTO
trong Vòng đàm phán Doha về thương mại dịch vụ là vấn đề mở cửa thị
trường.
4.5.1.2. Những bế t
ắc và nguyên nhân:
Cho đến nay, các cuộc thảo luận tại Hội đồng Thương mại dịch
vụ vẫn chưa thống nhất được phương pháp ghi nhận kết quả của việc tự
do hóa tự nguyện trong khi đây là điều kiện tiên quyết cho quá trình đàm
phán sắp tới.
Các Thành viên phát triển muốn mở rộng phạm vi và mức độ cam
kết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển củ
a ngành dịch vụ ngày càng chiếm

176

tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của họ. Trong khi đó, các Thành viên đang
phát triển ở châu Á (trừ Ấn Độ và Singapore) không ủng hộ việc mở
rộng cam kết về tiếp cận thị trường dịch vụ. ASEAN và Braxin cũng
phản đối việc mở cửa hơn nữa thị trường dịch vụ tài chính nhằm quản lý
chặt chẽ các giao dịch vốn.
Về khung thời gian, H
ội nghị Bộ trưởng của WTO đã xác định
thời gian cụ thể cho từng giai đoạn đàm phán dịch vụ. Cụ thể, hạn cuối
cùng để các Thành viên GATS gửi yêu cầu đàm phán được quy định là
tháng 06/2002 và thời hạn cuối cùng cho việc nộp bản chào ban đầu là
tháng 03/2003. Tuy nhiên, các khung thời gian này đều bị các Thành
viên phớt lờ, đã nhiều lần bị trì hoãn và cho đến nay vẫn chưa đạt được
kế
t quả.
Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, cho đến nay mới chỉ có
khoảng 69 Thành viên đưa ra bản chào ban đầu. Điều này cho thấy tiến
trình đàm phán dịch vụ tiến triển rất chậm chạp. Nguyên nhân là do các
nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động của tự do
hóa trong một số ngành dịch vụ đối với nền kinh tế của mình và vì vậy
họ trở nên thận tr
ọng hơn khi đưa ra bản chào dịch vụ.
Ngoài ra, chất lượng các bản chào đưa ra cũng không đồng đều.
Để đánh giá chất lượng cam kết về dịch vụ trong Vòng đàm phán Doha,
Hoa Kỳ đã đưa ra phương pháp cho điểm, theo đó các cam kết tự do hóa
hoàn toàn khi mở cửa thị trường dịch vụ sẽ được điểm tối đa là 100 điểm.
Các cam kết tự do hóa kèm một số
hạn chế được cho điểm thấp hơn. Còn
các trường hợp không đưa ra cam kết thì được điểm 0. Theo thang điểm
này, hầu hết các nước đang phát triển chỉ được từ 15 – 20 điểm. EU và
Hoa Kỳ được 62 điểm và cao nhất là Nauy với 63 điểm.

Các nước đang phát triển, điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc,
Braxin v.v… kêu gọi đàm phán tích cực theo phương thức 4 – phươ
ng
thức hiện diện của thể nhân – và yêu cầu các Thành viên phát triển không
nên gắn phương thức 4 với phương thức 3 – phương thức hiện diện
thương mại; không nên gắn với hạn chế về thị thực, hạn chế về công
nhận bằng cấp v.v… Tuy nhiên, cam kết của hầu hết các nước phát triển

177
vẫn gắn hiện diện của thể nhân (phương thức 4) với việc thiết lập hiện
diện thương mại (phương thức 3).
Các Thành viên WTO rất thất vọng với các kết quả đàm phán về
thương mại dịch vụ nêu trên. Trong báo cáo gửi lên Ủy ban đàm phán về
thương mại dịch vụ tháng 07/2005, ông Chủ tịch nhóm phụ trách về đàm
phán dịch vụ của WTO đã nh
ấn mạnh: “Mặc dù chất lượng một số bản
chào đã được cải thiện nhưng phải thừa nhận rằng mức độ cam kết mà
các Thành viên đưa ra là chưa đạt yêu cầu…”. Chính lời nhận xét của
ông Chủ tịch đã buộc các Thành viên GATS suy nghĩ để tìm ra phương
thức đàm phán mới nhằm mở ra triển vọng cho việc giải quyết những bế
tắc nêu trên.
4.5.1.3. Triển vọng giải quyết bế tắc
Tại Hội nghị Hồng Kông (tháng 12/2005), các Thành viên đã
thông qua Phụ lục về đàm phán dịch vụ trong đó đưa ra phương thức
đàm phán nhiều bên để thúc đẩy đàm phán dịch vụ. Phương thức đàm
phán nhiều bên tập trung vào hai khía cạnh:
- Cách thứ nhất là liệt kê các mục tiêu và chỉ số cần phải đạt được
trong đàm phán.
- Cách thứ hai là kêu gọ
i các Thành viên cam kết ràng buộc mức

tự do hóa hiện tại đối với phương thức 1, phương thức 2 và nâng mức
góp vốn nước ngoài cũng như cho phép các hình thức hiện diện thương
mại linh hoạt hơn đồng thời cải thiện cam kết tại phương thức 4.
Phương thức đàm phán nhiều bên do EU đưa ra, về thực chất là đi
ngược lại với các quy định hiện hành trong Hiệp đị
nh GATS. Nó đã bị
chỉ trích rất nhiều ngay trước Hội nghị Hồng Kông. Tuy nhiên, ngay sau
khi Hội nghị Hồng Kông kết thúc, các Thành viên đã tổ chức các phiên
đàm phán dịch vụ theo phương thức đàm phán đã thống nhất nói trên và
đã thu được một số kết quả nhất định. Phương thức đàm phán nhiều bên
này được coi là phương thức tương đối hợp lý để thúc đẩy đàm phán dịch
vụ
. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là kết quả đàm phán dịch vụ đang có
triển vọng như vậy thì lại bị đình trệ do Vòng Doha bế tắc.

178
Những thất bại và bế tắc liên tiếp trong các cuộc đàm phán Doha
đã khiến ông Pascal Lamy – Tổng giám đốc WTO – phải đưa ra quyết
định ngừng đàm phán ở tất cả các chủ đề với lời nhắc nhở: “Chỉ khi các
nước có quyết tâm chính trị cao, Doha mới được khơi thông. Tất nhiên là
không phải quyết tâm như hiện nay. Trong cuộc chơi này, hiện không có
người thắng, người thua. Tất cả chúng ta đề
u là người thua”.
Lời nhắc nhở này của Tổng giám đốc WTO có thể sẽ làm cho các
Thành viên phải thật sự nỗ lực hơn và từ đó, có thể sẽ mở ra triển vọng
cho việc giải quyết các bế tắc trong Vòng Doha về mọi lĩnh vực nói
chung và trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng.
4.5.2. Thách thức của việc mở rộng GATS trong Vòng Doha
Phương thức đàm phán nhiều bên vớ
i cách thức nêu trên thực chất

là việc mở rộng GATS trong Vòng Doha. Phương thức đàm phán về
thương mại dịch vụ như vậy hiện đang gặp nhiều thách thức. Thách thức
đó là:
- Sự không thống nhất được về quan điểm giữa các nước đang
phát triển và các nước phát triển về phương thức 3 và phương thức 4.
- Các Thành viên dường như đang muốn giữ lập trườ
ng nghe
ngóng và đặc biệt muốn chờ đợi kết quả của đàm phán về nông nghiệp
rồi mới xúc tiến đàm phán về dịch vụ. Các quốc gia đang phát triển tuyên
bố “đơn giản là không có động lực cho các Thành viên đang phát triển
trong việc đào sâu thêm những bản chào cam kết tự do hóa dịch vụ nếu
không có những tiến triển có ý nghĩa trong các lĩnh vực đàm phán then
chốt”.
- Quan đ
iểm mở cửa thị trường dịch vụ giữa các nước phát triển
cũng chưa có sự thống nhất: EU yêu cầu Hoa Kỳ cho tiếp cận thị trường
vận tải đường biển – lĩnh vực được bảo hộ rất cao tại Hoa Kỳ. Còn Hoa
Kỳ lại nhằm vào ngành dịch vụ nghe nhìn của EU.
- Các Thành viên đang muốn gắn vấn đề đàm phán về mở cửa th

trường dịch vụ với vấn đề đàm phán quy tắc liên quan đến trợ cấp, cơ chế
tự vệ đặc biệt, mua sắm chính phủ và các quy định trong nước.

179
Trên đây là những yêu cầu đặt ra trong đàm phán về thương mại
dịch vụ. Đây cũng là những thách thức rất lớn mà các Thành viên đàm
phán sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.
4.5.3. Vòng Doha về thương mại dịch vụ và Việt Nam
Việt Nam đã gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006, đã chấp nhận tất
cả các hiệp định đa phương của WTO, trong đó có Hiệp định GATS. Từ

ngày 11/01/2007, Việ
t Nam trở thành Thành viên chính thức của WTO và
cũng từ ngày 12/01/2007, Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong
GATS về mở cửa thị trường dịch vụ. Các cam kết về thương mại dịch vụ
của Việt Nam trong WTO/GATS có thể được tóm lược ở hộp 4.4.
Các cam kết về lĩnh vực dịch vụ được đàm phán trong khi Vòng
Doha về thương mại dịch vụ vẫn đang tiếp diễn. Hi
ện nay, Vòng Doha
đang bế tắc, vì vậy, việc chấp nhận thêm các kết quả mới của Vòng Doha
chưa có tác dụng đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn về tương lai, khi Vòng Doha kết thúc và đạt được
những kết quả như đã đề ra thì tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ
trong khuôn khổ của WTO sẽ có những bước đột phá. Điều này tất nhiên
sẽ đem đến nhiều cơ h
ội và cũng đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam.
Cơ hội rất dễ nhận thấy đối với Việt Nam là lĩnh vực xuất khẩu
lao động sẽ có nhiều triển vọng vì phương thức 4 chắc chắn sẽ đạt được
nhiều kết quả khả quan hơn khi Vòng Doha kết thúc. Cơ hội tiếp theo là
môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ sẽ đượ
c cải
thiện theo hướng tích cực hơn do sức ép của việc phải tiếp tục hoàn thiện
hệ thống pháp luật và chính sách thương mại dịch vụ theo yêu cầu của
WTO/GATS.
Hộp 4.4. Tóm tắt các cam kết của Việt Nam theo GATS
Việt Nam cam kết mở cửa 11 ngành với khoảng 110 phân ngành dịch vụ (so với
8/65 trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ). Cụ thể như sau:
1. Cam kết chung:
- Công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi
nhánh, trừ phi được Chính phủ Việt Nam cho phép trong từng ngành cụ thể.
- Công ty nước ngoài được phép đưa cán bộ quản lý của họ vào làm việc t

ại Việt
Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam.

180
- Với các ngành đã được đưa vào Biểu cam kết dịch vụ, tổ chức, cá nhân nước
ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ phù hợp với
mức độ mở cửa thị trường của ngành đó. Riêng đối với dịch vụ ngân hàng, nhà
đầu tư nước ngoài chỉ được mua 30% vốn điều lệ của ngân hàng Việt Nam
2. Dịch vụ ngân hàng:
- Cho phép thành lập ngân hàng 100% vố
n nước ngoài không muộn hơn
01/04/2007
- Ngân hàng nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh
đó không được mở chi nhánh phụ.
- Phía nước ngoài chỉ được mua không quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng Việt
Nam
3. Dịch vụ bảo hiểm:
- Mức độ cam kết như trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
- Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập, được phép thành lập chi nhánh bảo hiểm phi
nhân thọ.
4. Dịch vụ chứng khoán:
Sau 5 năm: cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và
chi nhánh tại Việt Nam;
5. Dịch vụ phân phối:
- Từ 01/01/2009: Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; sau 3
năm: mở cửa thị trường các sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân
bón…
- Không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí,
băng hình, thuốc lá, gạo, đường, kim lo
ại quý.

6. Dịch vụ viễn thông:
- Cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn
thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam
nắm quyền kiểm soát);
- Hạn chế dịch vụ viễn thông có gắn với hạ tầng mạng: Chỉ cho phép các doanh
nghiệp mà nhà nước nắm đa số vốn mới được đầu tư hạ
tầng mạng, nước ngoài
chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã
được cấp giấy phép.
7. Dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí: Sau 5 năm doanh nghiệp nước ngoài được
phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ khai
thác dầu khí.
8. Dịch vụ in ấn và xuất bản: Không cam kết mở cửa.

181
9. Dịch vụ du lịch, kế toán, pháp lý, xây dựng, vận tải, giáo dục : Về cơ bản
là như Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
/>WTO/2006/11/3B9F0224/
Bên cạnh đó, thách thức cũng sẽ là không ít. Những thách thức đó là:
- Môi trường cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn và các nhà cung
cấp dịch vụ của Việt Nam sẽ có thể khó cạnh tranh với các nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài nếu không nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh toàn
diện của mình.
- Thách thức từ việc phải có giải pháp kịp thời để giảm thiểu tác
động tiêu cực khi mở
cửa thị trường dịch vụ. Công tác đào tạo, phổ biến
kiến thức về các cam kết của Việt Nam trong WTO cũng sẽ phải rất khẩn
trương và đột phá, nếu không sự trì trệ, bàng quan trước nghĩa vụ của
mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ quan công quyền và của mỗi người dân Việt
Nam trước những công việc phải làm để mở cửa thị trường dịch v

ụ và để
ứng phó với những tác động tiêu cực do mở cửa thị trường dịch vụ sẽ là
lực cản lớn nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO và chấp nhận GATS.
- Thách thức từ công tác thống kê thương mại dịch vụ. Lâu nay,
các số liệu thống kê trong lĩnh vực dịch vụ chủ yếu là thống kê về các
lĩnh vực dịch vụ thương mại (như vận chuyể
n, du lịch, môi giới, ủy
thác…). Trong khi đó, Hiệp định GATS yêu cầu phải có số liệu thống kê
cho 11 ngành dịch vụ với 155 phân ngành. Có nhiều ngành dịch vụ được
WTO đánh giá là ngành dịch vụ có giá trị thương mại cao như xây dựng,
kiểm toán, phân phối v.v… thì lại được cơ quan thống kê của Việt Nam
xếp vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Điều này sẽ gây khó khăn cho
việc đánh giá tác động c
ủa thương mại dịch vụ đối với sự phát triển kinh
tế nói chung và sự đóng góp của khu vực dịch vụ cho GDP nói riêng. Và
từ đó cũng khó có thể thấy được một cách đầy đủ và khách quan những
tác động, kể cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực, của việc Việt
Nam gia nhập WTO, mở cửa thị trường dịch vụ. Vì vậy, công tác thống
kê của Việt Nam ph
ải đổi mới một cách toàn diện. Với thực tế lâu nay về
trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực của ngành thống kê, đây thật sự là
một thách thức không kém phần nan giải.



182


Chương V
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI NHIỀU BÊN

PSG.TS. Mai Hồng Quỳ
Trường Đại học Luật T.P Hồ Chí Minh
5.1. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI NHIỀU BÊN VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
5.1.1. Lịch sử
Trên nguyên tắc, các Thành viên WTO tham gia tất cả các hiệp
định WTO. Tuy nhiên, sau Vòng Đàm phán Uruguay còn tồn tại bốn
Hiệp định mà chỉ có một nhóm các nước tham gia. Các hiệp định này đã
được đàm phán từ Vòng Đàm phán Tokyko, và được gọi là “các hiệp
định Thương mại Nhiều bên”. Tất cả các hiệp
định khác đều đã trở thành
các hiệp định đa phương vào thời điểm thành lập WTO năm 1995 (theo
đó, tất cả các Thành viên WTO đều có nghĩa vụ thi hành). Bốn Hiệp định
Nhiều bên đó là:
• Hiệp định mua sắm máy bay dân dụng;
• Hiệp định về mua sắm của Chính phủ;
• Hiệp định về sản phẩm sữa; và
• Hiệp định về các sả
n phẩm thịt bò
5.1.2. Định nghĩa
5.1.2.1. Khái niệm “Hiệp định nhiều bên”
Khái niệm “Hiệp định nhiều bên” (plurilateral agreement) được
sử dụng lần đầu tiên vào thời kỳ của Vòng Đàm phán Uruguay. Mục đích
sử dụng khái niệm này là nhằm phân biệt với khái niệm Hiệp định
Thương mại đa phương, vốn là các thoả thuận như đầu tư, nông nghiệp,
dệt may v.v… như đã đề
cập ở các Chương trước. Mục đích của các hiệp
định Thương mại nhiều bên là tạo điều kiện để phát triển kinh tế trong

183

những lĩnh vực thiết yếu (sữa và thịt bò), có giá trị buôn bán cao (như
máy bay), hay cần thiết có sự minh bạch (mua sắm của Chính phủ). Các
hiêp định thương mại nhiều bên có khả năng trở thành Hiệp định Thương
mại đa phương khi số lượng Thành viên tham gia đủ để đưa vào chương
trình nghị sự của các đoàn đàm phán. Nếu không, thì các hiệp định đó chỉ
có giá trị như các tho
ả thuận thương mại đa phương giữa các nước khác
nhau, với ý nghĩa không quan trọng bằng các hiệp định về mậu dịch tự
do trong vùng.
5.1.2.2. Đặc điểm
Hiệp định Thương mại nhiều bên khác với Hiệp định Thương mại
đa phương (Multilateral Trade Agreements) ở ý nghĩa không bắt buộc
của chúng. Khác với Hiệp định đa phương, các Thành viên tham gia
Hiệp định nhiều bên với tư
cách tự nguyện. Mặc dù nội dung của các
hiệp định không nằm ngoài nguyên tắc chung – là giảm thuế và tự do hoá
thương mại, mức cắt giảm thuế đối với những mặt hàng được nêu trong
Hiệp định Thương mại nhiều bên có thể bị coi là quá nhạy cảm đối với
một số nước. Vì vậy, việc cắt giảm thuế trong những mặt hàng nhạy cảm
này chưa thể
đạt được sự đồng thuận của tất cả các Thành viên WTO.
Đặc điểm thứ hai của Hiệp định nhiều bên là việc phối hợp hoạt
động giữa các nước Thành viên được đặt ra ở mức cao hơn, trong đó
luôn có sự thành lập các Hội đồng của các Thành viên Hiệp định Thương
mại. Hội đồng có thể đặt ra những quyết sách nhằm điều chỉnh kịp th
ời
sự mất cân đối trong các mặt hàng nhạy cảm. Điều này cần thiết bởi vì
nếu xảy ra khủng hoảng thiếu hay thừa thì các quốc gia Thành viên sẽ
thu hẹp/mở rộng sản xuất, mà hậu quả của nó không thể được dự trù
trong một vài năm đầu.


5.2.
C
C
Á
Á
C
C


H
H
I
I


P
P


Đ
Đ


N
N
H
H



N
N
H
H
I
I


U
U


B
B
Ê
Ê
N
N


C
C




T
T
H
H





Trong các hiệp định này, có hai Hiệp định đã hết hiệu lực từ năm
1997, đó là Hiệp định Quốc tế về các Sản phẩm từ
Sữa, và Hiệp định
Quốc tế về các Sản phẩm từ Thịt bò. Tuy nhiên chúng vẫn được phân

184
tích ở phần 5.2.3 và 5.2.4 nhằm mục đích tìm hiểu và nghiên cứu hơn là
ý nghĩa pháp lý.
5. 2.1. Hiệp định về Mua sắm Máy bay Dân dụng
5.2.1.1 Khái quát chung
Hiệp định Thương mại này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
1980 và cho tới nay đã có hơn 30 thành viên.
27
Mục đích của Hiệp định
Thương mại là tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh thương mại về việc
mua sắm máy bay, thông qua việc xoá bỏ các loại thuế nhập khẩu đối với
máy bay (trừ máy bay quân sự), cũng như các phần hay bộ phận của máy
bay, cũng như các thiết bị có liên quan, như thiết bị kiểm soát không lưu,
hay thiết bị mô phỏng máy bay, dùng cho việc luyện tập củ
a phi công.
Hầu hết các nước tham gia Hiệp định Thương mại này là những nước đã
sản xuất được máy bay hay các bộ phận đi kèm.
5.2.1.2 Mục đích và nội dụng Hiệp định về Mua sắm máy bay
dân dụng
Hiệp định Thương mại về Mua sắm máy bayđmân dụng được lập
ra có tác dụng tích cực trong việc mua sắm máy bay của các nước, nhờ lộ

trình cắt giảm thuế
đối với việc nhập khẩu máy bay và các phụ tùng đi
kèm cũng như mở cửa thị trường cho thuê thương mại (có người lái –
hay “thuê ướt”, và không có người lái – “thuê khô”) và cho thuê tài chính
theo cơ chế của Hiệp định. Nhờ có Hiệp định Thương mại này, các nước
sản xuất máy bay đã gia tăng được đơn hàng xuất khẩu của mình. Mặc dù
trên danh nghĩa chỉ có hai công ty sản xuất được các máy bay phản lực
hành khách cỡ l
ớn là Boeing và Airbus, cùng một số nước sản xuất máy
bay cánh quạt như Cessna, hay máy bay phản lực cỡ nhỏ như Super King
Air hay Bombardier (Canada). Trên thực tế số lượng các nước sản xuất
được phụ tùng thay thế hay lắp ráp trên máy bay rất nhiều. Thí dụ, chiếc

27
Bulgaria, Canada, Liên minh Châu Âu, Áo, Bỉ, Đài Loan, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy
Lạp, Ireland, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Ai
Cập, Estonia, Georgia, Nhật, Latvia, Lithuania, Macau, Malta, Na Uy, Romania, Thụy Sỹ
và Hoa Kỳ. Nga chưa tham gia do chưa phải là thành viên, song đã là quan sát viên của
Thoả ước. Nguồn: www.wto.org
.

185
máy bay Airbus có thân sản xuất tại Đức, cánh và động cơ sản xuất tại
Anh, đuôi sản xuất tại Tây Ban Nha, lắp ráp tại Toulouse (Pháp). Xét đến
giá trị của những giao dịch mua bán máy bay thông thường lên đến hàng
trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ, việc giảm thuế đối với mua sắm
máy bay đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khối lượng giao
dịch toàn cầu trong lĩnh vực này.
5.2.1.3. Việt Nam và Hiệp đị
nh về Mua sắm máy bay dân dụng

Việt Nam chưa tham gia Hiệp định này, một phần là vì đây không
phải là điều kiện để Việt Nam gia nhập WTO. Hơn nữa, hiện tại chưa có
nhiều nhà máy của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh
vực sản xuất máy bay hay các bộ phận của máy bay được đặt tại Việt
Nam. Ngoài ra, do khối lượng và trị giá các hợp đồng mua sắm máy bay
là những h
ợp đồng lớn (thí dụ hợp đồng mua 4 máy bay Boeing 777 năm
2004 của Vietnam Airlines trị giá hơn 400 triệu USD), người mua lại chủ
yếu là doanh nghiệp nhà nước (Vietnam Airlines), nên việc mua sắm
hiện nay do Chính phú quyết định nhiều hơn là doanh nghiệp. Trong
trường hợp đó, các vấn đề liên quan đến mua sắm máy bay có thể được
giải quyết khi Việt Nam tham gia Hiệp định về Mua sắm của Chính phủ.
5.2.2. Hiệp định về Mua sắm củ
a Chính phủ
Thông thường, các vấn đề liên quan đến mua sắm hay thuê dịch
vụ của các cơ quan nhà nước không được GATT hay GATS điều chỉnh
(Điều III và XVII GATT, và Điều XIII GATS). Tuy nhiên, vẫn có ba
lĩnh vực của các quy định WTO liên quan đến mua sắm chính phủ
(public procurement). Lĩnh vực thứ nhất là vấn đề công khai minh bạch
trong mua sắm chính phủ, do một nhóm công tác của các Thành viên
WTO soạn thảo. Mục đích của nhóm công tác là đưa ra một hướng dẫ
n
cụ thể thế nào là tính minh bạch trong các giao dịch. Vấn đề này không
được bàn tại đây. Lĩnh vực thứ hai là việc thuê dịch vụ của các cơ quan
nhà nước. Đây cũng là vấn đề do một nhóm công tác của các Thành viên
WTO có liên quan đến GATS tiến hành, và không được bàn tại đây. Lĩnh
vực thứ ba là Hiệp định Thương mại về Mua sắm chính phủ

186
(Government Procurement Agreement). Đây là một Hiệp định Thương

mại nhiều bên của một vài nước Thành viên WTO, được quản lý bởi một
Ủy ban.
5.2.2.1. Nội dung Hiệp định
Ở hầu hết các nước, Chính phủ và các cơ quan nhà nước là những
khách hàng lớn nhất của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các áp lực về
chính trị không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài có thể cạnh tranh
một cách bình đẳng so với các doanh nghiệp trong nước. Đó là nguyên
nhân ra đời c
ủa Hiệp định về Mua sắm chính phủ (Agreement on
Government Procurement – AGP). Hiệp định này được đàm phán trong
vòng đàm phán Tokyo và có hiệu lực từ năm 1981. Mục đích của Hiệp
định là tự do cạnh tranh trong các lĩnh vực mua sắm chính phủ - càng
rộng càng tốt. Hiệp định yêu cầu các quy định của pháp luật, quy trình
mua sắm và các tập quán mua sắm của Chính phủ phải công khai minh
bạch. Trên hết, các quy định này không được bảo hộ các nhà cung cấp
trong nướ
c hơn so với các nhà cung cấp nước ngoài. Hiệp định này hiện
nay có 28 quốc gia Thành viên.
Hiệp định có hai phần – các quy định chung và các nghĩa vụ, và
các phụ lục các quốc gia tham gia Hiệp định. Phần đầu tiên chủ yếu tập
trung vào các quy định về đấu thầu. Hiệp định này được đàm phán lại
trong Vòng Uruguay và được mở rộng phạm vi lên gấp 10 lần, trong đó
giá trị toàn cầu của các giao dịch này lên tới hàng trăm tỷ
đô la Mỹ mỗi
năm. Hiệp định này cũng điều chỉnh việc thuê dịch vụ của các cơ quan
nhà nước (kể cả dịch vụ xây dựng), mua sắm của Chính phủ địa phương,
và mua sắm của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Hiệp
định mở rộng có hiệu lực từ năm 1996.
Hiệp định cũng bảo đảm các điều kiện công bằ
ng và không phân

biệt đối xử đối với đấu thầu quốc tế. Thí dụ, các quy định về đấu thầu
phải cho phép người không thắng thầu được quyền khiếu nại về quy trình
chọn thầu và được bồi thường thiệt hại nếu như các quyết định được đưa
ra trái với quy tắc đấu thầu. Các quy định này áp dụng vào một số giao

187
dịch. Đối với giao dịch của Chính phủ Trung ương, mức tối thiểu để áp
dụng quy định của Hiệp định là SDR 130.000 (khoảng $185.000). Đối
với giao dịch của chính quyền địa phương, mức tối thiểu để áp dụng quy
định của Hiệp định là SDR 200.000. Đối với doanh nghiệp công ích, mức
tối thiểu là SDR 400.000 và đối với ngành xây dựng, mức tối thiểu là
SDR 5.000.000.
5.2.2.2. Việt Nam vớ
i vấn đề mua sắm chính phủ
Các quy định về đấu thầu và mua sắm chính phủ làm gia tăng tính
minh bạch của việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ của các cơ quan nhà
nước. Điều này mang lại lợi ích cho Chính phủ, do sẽ tránh được tham
nhũng và có những công trình đạt chất lượng cao với chi phí thấp. Đó
cũng là lý do tại sao các quy định về đấu thầu của Việt Nam hiện nay, cụ
thể là Luật
Đấu thầu, có hiệu lực từ năm 2006, đã áp dụng những quy tắc
của Hiệp định Mua sắm chính phủ trong việc làm tăng tính minh bạch
trong đấu thầu và bảo vệ quyền được thông tin và giải thích của các bên
tham gia dự thầu.
Tuy nhiên, việc bãi bỏ phân biệt đối xử giữa nhà thầu trong nước
và nhà thầu nước ngoài có thể là một trở ngại đối với phía các doanh
nghiệp Việt Nam. Hiện tạ
i, chúng ta vẫn quy định mua sắm một số sản
phẩm phải ưu tiên hàng hóa hay dịch vụ của Việt Nam. Thí dụ như đối
với việc cung cấp phần mềm, hay trong xây dựng, nhà thầu nước ngoài

chỉ được tham gia nếu liên danh với một nhà thầu Việt Nam. Tuy nhiên,
nếu Việt Nam tham gia các cam kết về mua sắm chính phủ nói trên thì
việc phân biệt đối xử này cần được bãi bỏ. Khi này, cạnh tranh sẽ diễn ra
gay g
ắt hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do giá trị thương hiệu
của các sản phẩm Việt Nam hiện còn thấp, việc cạnh tranh với các sản
phẩm của nước ngoài hay dịch vụ của nước ngoài sẽ là thử thách lớn của
các doanh nghiệp trên đường hội nhập.
5. 2.3. Hiệp định về các Sản phẩm từ Sữa
5.2.3.1. Nội dung Hiệp định

×