Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

phân tích chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.46 KB, 33 trang )

1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1.1 Giới thiệu sơ lược vể công ty
• Tên gọi : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam
• Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Maritime Commercial Stock Bank
• Tên viết tắt : MARITIME BANK hoặc MSB
• Hội sở chính : Maritime Bank Tower, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
• Điện thoại : (84.4) 3771 8989 – Fax: (84.4) 3771 8989
• Website : www.msb.com
• Vốn điều lệ : 3000.000.000.000 đồng
• Giấy phép hoạt động : Số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày
08/6/1991
• Ngày thành lập : 12/07/1991
• Giấy CNĐKKD : Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số
055501 do trọng tài kinh tế TP.Hải Phòng cấp ngày 10/3/1992 đã được thay thế
bằng Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008429 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.Hà Nội cấp ngày 01/07/2005, thay đổi lần thứ 9 ngày 27/3/2009.
• Số lượng nhân viên : Khoảng hơn 2.400 nhân viên
• Chủ tịch Hội đồng
• quản trị : Bà Lê Thị Liên
• Tổng giám đốc
• Maritime bank : Ông Trần Anh Tuấn
1.2 Ngành nghề kinh doanh
• Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
• Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển;
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
• Chiết khấu giấy tờ có giá;
• Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế;
• Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước;
• Tài trợ thương mại;
• Kinh doanh ngoại hối
• Các dịch vụ ngân hàng khác.


1.3 Các hoạt động kinh doanh chiến lược
1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Maritime Bank là Ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân
cư và tổ
chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung huy động vốn từ 02 thị trường: tổ
chức kinh tế và dân cư và các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. Để đẩy mạnh
hoạt động huy động vốn từ khu vực này, Maritime Bank luôn thấu hiểu hiệu quả hoạt
động phải đi đôi với việc đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẻ lợi nhuận với công
chúng, do đó Ngân hàng luôn không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn
đadạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, bằng cả về nội tệ lẫn
ngoại tệ
1.3.2 Hoạt động tín dụng
Ngay từ những ngày đầu thành lập, với sự hỗ trợ của các cổ đông sáng lập,
Maritime Bank đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc
các ngành kinh tế lớn như Hàng hải, Hàng không, Bƣu chính viễn thông, Thuỷ sản và
Chế biến hàng xuất khẩu.
Bằng sự năng động của một Ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động
tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, Maritime Bank đã tạo điều kiện hỗ trợ tài
chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại,
bằng nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn của Maritime Bank đã góp phần vào
sự phát triển mạnh của ngành Hàng hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên của
thế kỷ 21 khi thương mại Việt Nam vươn mình ra quốc tế.
Để đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hỗ trợ phát triển huy động vốn dân
cư, tỷ trọng tín dụng cá nhân của Maritime Bank ngày càng được cải thiện. Đối tƣợng
khách hàng cá nhân của Maritime Bank là những ngƣời có thu nhập ổn định tại các
khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được thực hiện
trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng cá nhân thiết
thực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
1.3.3 Hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng
Cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của Maritime

Bank ngay từ ngày thành lập. Với sự kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và
dịch vụ ngân hàng hiện đại với công nghệ tiên tiến (ngân hàng điện tử, thẻ, v.v.), hoạt
động cung ứng dịch vụ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh
chung của toàn hệ thống Maritime Bank. Đây là hoạt động có quan hệ chặt chẽ, là
công cụ hỗ trợ để tăng trưởng các hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng đồng
thời đem lại cho Ngân hàng
nguồn thu an toàn với chi phí thấp. Bao gồm các hoạt động:
• Dịch vụ thanh toán
• Dịch vụ ngân quỹ
• Dịch vụ bảo lãnh
• Dịch vụ tƣ vấn
• Dịch vụ chiết khấu
• Dịch vụ hối đoái
• Dịch vụ tín dụng
• Dịch vụ quản lý tín dụng
• Dịch vụ khác
1.3.4. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Trong năm 2010, Maritime Bank, giống như nhiều ngân hàng thương mại khác,
đã phải đối mặt với khó khăn không nhỏ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối do thị
trường ngoại hối có những biến động không lường, đồng USD mất giá mạnh mẽ so với
các đồng tiền khác (Bloomberg, 2010), giá vàng thế giới tăng mạnh. Trong khi đó,
VNĐ lại bị mất giá so với USD và NHNN đã phải liên tục thực hiện điều chỉnh tỉ giá.
1.3.5. Hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán
Martitime Bank tham gia vào hoạt động của thị trường chứng khoán thông qua:
- Mua bán chứng khoán kinh doanh
- Đầu tư chứng khoán kinh doanh
1.3.6. Hoạt động góp vốn, đầu tư dài hạn
1.4. Tầm nhìn chiến lược
Maritime Bank phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP dẫn đầu thị trường về
cung ứng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn

quốc tế.
Với cam kết vì sự phát triển bền vững, Maritime Bank phấn đấu trở thành
Ngân hàng TMCP hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng động, chuyên nghiệp
và lấy chữ tín trong mọi hoạt động kinh doanh.
 Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:
• Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách
hàng và hướng tới khách hàng;
• Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để bảo
đảm cho sự tăng trưởng được bền vững
• Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn
cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng Maritime Bank trở thành một định
chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi
trườngkinh doanh còn chưa hoàn thiện của ngành Ngân hàng Việt Nam
• Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên
nghiệp nhằm bảo đảm quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và
hiệu quả;
• Xây dựng “Văn hóa Maritime Bank” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ
thống một cách xuyên suốt
 Chiến lược tăng trưởng theo bề rộng:
• Tăng trưởng thông qua việc phát triển qui mô: Hiện nay Maritime Bank đang mở
rộng mạng lưới tại các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, bên cạnh đó
• Maritime Bank đang triển khai phát triển các kênh phân phối thông qua việc đầu
tư và phát triển công nghệ Ngân hàng hiện đại.
• Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh: Maritime Bank đã và đang tham gia
vào các liên minh liên kết để mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động như tham gia
vào hệ thống thanh toán thẻ Smart Link, tìm kiếm đối tác chiến lược để xây dựng
và phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
 Chiến lược đa dạng hóa
Đây là một chiến lược tăng trưởng được Maritime Bank quan tâm thực hiện.
Maritime Bank đã triển khai thành lập Công ty chứng khoán và đang nghiên cứu

thành lập Công ty bất động sản.
1.5 Sứ mệnh
 Thiết lập quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng hải,
Bưu chính viễn thông, Hàng không, Đầu tư, Bảo hiểm…
 Phát triển bền vững, tin cậy với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối
tượng khách hàng.
 Xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chính trong và ngoài
nước
2 . Phân tích môi trường bên ngoài
2.1. Kết quả doanh thu cung ứng dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp trong
3 năm 2008, 2009, 2010
Chỉ tiêu 31/ 12/ 2008 31/12/2009 30/12/2010
Tổng giá trị tài sản 17.569.024 32.626 .054 63.882.044
Tổng vốn huy động 15.478.512 29.877.406 59.283.000
Tổng dư nợ 6.527.868 11.209.764 23.871.616
Tổng thu nhập hoạt động 436.215 802.906 1.675.155
Lợi nhuận trước thuế 239.859 437.008 1.005.315
Chi phí thuế TNDN 67.013 120.358 232.429
Lợi nhuận sau thuế 172.846 316.650 772.886
Tỷ lệ chia cổ tức 15% 12,5% 26,87%
2.2. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
2.2.1 Nhóm lực lượng kinh tế
2.2.1.1 Thuận lợi
 Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2011 sẽ đạt 7,2%, mức cao thứ
ba trong các nước Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ.Cùng với Indonesia và
Ấn Độ, Việt Nam sẽ là một trong ba nước duy nhất có mức tăng trưởng năm
2011 cao hơn 2010.
Tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các

doanh nghiệp nên nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn chính vì vậy
đây sẽ là cơ hội tốt cho ngân hàng
 Việc việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã đem lại những thuận lợi:
Các ngân hàng đã nhanh chóng chỉ ra cho chúng ta thấy những yếu kém về
trình độ công nghệ,năng lực quản lí và điều hành.
Hoạt động của ngân hàng Maritime Bank:nhận thức được những cơ hội và
thách thức sau khi gia nhập WTO – ban lãnh đạo của Maritime Bank đã mạnh
dạn đầu tư thay đổi toàn diện từ chiến lược kinh doanh cho đến hình ảnh
thương hiệu của mình. Sự thay đổi mà ông Trịnh Quang Anh so sánh thì đó là
lần “lột xác” toàn diện hết sức quý báu của Maritime Bank. Đó là việc bỏ ra
hàng chục triệu USD để thuê Công ty tư vấn McKinsey xây dựng chiến lược
cho ngân hàng từ năm 2009. Cùng với sự đồng lòng của toàn thể cán bộ ngân
hàng, đến nay Maritime Bank đã có những thành tựu rất đáng ghi nhận. Năm
2010, Maritime Bank đã chính thức gia nhập “câu lạc bộ 100 ngàn tỷ tổng tài
sản” của hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, xếp thứ 5 trên toàn hệ thống; lợi
nhuận trước thuế đạt trên 1000 tỷ đồng và đạt tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu ROE cao nhất hệ thống ngân hàng trong năm 2010. Mạng lưới hoạt động
của Maritime Bank cũng đang mở rộng nhanh chóng với mô hình trung tâm
phục vụ khách hàng độc đáo, tiện nghi. Có thể nói, Maritime Bank đã chủ động
đi trước một bước để sẵn sàng đón đầu một chu kì tăng trưởng kinh tế mới của
Việt Nam…
 Định hướng phát triển:
Chiến lược phát triển ngân hàng được xây dựng và thực thi không tách rời
chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội.
Phát triển hệ thống ngân hàng phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với
sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển tổng thể hệ tài chính, thị trường
tài chính và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
2.2.1.2 Khó khăn

 Lạm phát
 Thực trạng:Số liệu công bố ngày 24.6 của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) tháng 6.2011 tăng 1,09% so với tháng 5, nâng tổng mức lạm
phát từ đầu năm đến nay lên 13,29%.
 Do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó
khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy
sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của
thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với
ngân hàng. Khi lãi suất huy động tăng lên lãi suất cho vay tăng cao. Chính vì
vậy số lượng khách hàng của doanh nghiệp chịu được mức lãi suất cao giảm
nhanh chóng,ngân hàng sẽ mất dần khách hàng của mình
 Tình trạng dola hóa
Theo đó, TS. Nghĩa khẳng định hiện nay, Việt Nam cũng nằm trong xu hướng
của các nước ĐôngNam Á, nền kinh tế bị chi phối bởi tác động của đồng USD.
Mức đô la hóa ở Việt Nam hiện nay là trên 20% .
ảnh hưởng: Đô la hoá cao thì tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ của dân chúng trong hệ
thống ngân hàng sẽ lớn. Điều gì sẽ xẩy ra nếu dân chúng đến rút ngoại tệ ồ ạt?
Khi đó các NHTM sẽ gặp khó khăn lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán
bằng ngoại tệ.
 Phân phối giữa thu nhập và sức mua
Trong thời gian hiện nay tình hình lạm phát của nước ta là rất cao,thu nhập
của người dân có tăng nhưng họ lại phải chi nhiều hơn cho các hoạt động tiêu
dùng thiết yếu vì các mặt hàng thiết yếu đang tăng rất nhanh. Vì vậy mặc dù
thu nhập tăng nhanh nhưng lại phải chi tiêu nhiều hơn chính vì vậy số tiền mà
các gia đình dùng cho dự trữ bị giảm dần,chính điều đó đã gây khó khăn cho
ngân hàng trong hoạt động huy động vốn
2.2.2 Nhóm lực lượng chính trị-pháp luật
2.2.2.1 Thuận lợi
 Sự ổn định về chính trị của Việt Nam:
Chính trị Việt Nam ổn định là một trong những lợi thế cho các ngành kinh

doanh phát triển, ngành ngân hàng là một ví dụ.
Theo ông Philippe Delalande – tiến sĩ kinh tế người Pháp, là người theo
dõi và nghiên cứu lâu năm về nền kinh tế Việt Nam: “Sự ổn định chính trị là
một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên
trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có
được một nền hoà bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong
khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các
nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị.
Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo
cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Tôi cho rằng, thành
công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị
này.”
Tận dụng lợi thế này, Maritime Bank đã xây dựng mạng lưới hệ thống ngân
hàng rộng khắp cả nước, trải dọc ba miền Bắc, Trung, Nam, với 12 chi nhánh
tại miền Bắc, 7 chi nhánh tại miền Trung và 5 chi nhánh ở miền Nam. Đồng
thời Maritime xây dụng các khối ngân hàng đảm nhận các chức năng chuyên
biệt, như: khối ngân hàng cá nhân với chức năng nghiệp vụ chính là nghiên
cứu thị trường, thiết kế, cung cấp sản phẩm dịch vụ và ngân hàng chuyên biệt
đối với khách hàng cá nhân; khối ngân hàng doanh nghiệp; khối ngân hàng
doanh nghiệp lớn; ngân hàng định chế tài chính; khối quản lí rủi ro,… Theo
ông Nguyễn Đình Tùng - Phó TGĐ Maritime Bank: Mục tiêu chiến lược
Maritme Bank theo đuổi là tham vọng trở thành ngân hàng số 1 về chất lượng
dịch vụ.
2.2.2.2 Khó khăn
Chịu sự ràng buộc chặt chẽ của hành lang pháp lý, hệ thống pháp luật: Kinh
doanh Ngân hàng là một là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật
và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng được quản
lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật
như luật Dân sự, luật Ngân hàng Trung ương, các quy định của Chính phủ,…
Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp

luật của Nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng,…
Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh
doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến
hoạt động của ngân hàng. Maritime Bank cũng không nằm ngoại lệ. Môi
trường pháp lý còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa
hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính
nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài
2.2.3. Nhóm lượng công nghệ
2.2.3.1 Thuận lợi
 Ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng ngày càng được chú trọng
- Các hệ thống chuyển tiền điện tử. Các phần chủ yếu của hệ thống chuyển
tiền điện tử là máy giao dịch tự động ATM, thiết bị ngoại vi tại điểm bán
hàng POS, trung tâm thanh toán bù trừ tự động ACH.
- Công nghệ hỗ trợ ngân hàng bán lẻ
- Công nghệ hỗ trợ phân phối
- Công nghệ thay đổi diện mạo ngân hàng
 Với khách hàng,
Tự động hoá hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đã đơn giản hoá nhiều khâu trong
qui trình xử lý nghiệp vụ và giao dịch với khách hàng . Thực hiện phương pháp
giao dịch một cửa, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ở bất kỳ địa điểm
nào, bất kỳ nhân viên giao dịch nào. Trong thanh toán khách hàng có thể yêu cầu
ngân hàng chuyển tiền của mình đến bất kỳ địa điểm nào, bất kỳ ngân hàng nào
với thời gian nhanh chóng chính xác mà không cần những thủ tục phiền hà như
trước đây
Việc thực hiện các giao dịch online nên các số liệu được đẩm bảo an toàn, chính
xác
 Dưới góc độ quản lý:
Trước đây quan hệ giữa cán bộ bị quản lý và người bị quản lý là trực tiếp, thì
nay nhiều mối quan hệ được thực hiện gián tiếp thông qua mạng máy tính giúp
cho việc cập nhật thông tin quản lý điều hành và tình hình hoạt động kinh doanh

một cách nhanh chóng và chính xác. Nhờ vậy mà việc quản lý nội bộ trong ngân
hàng sẽ chặt chẽ hiệu quả hơn, quản trị rủi ro tốt hơn.
Ứng dụng ông nghệ mới bắt buộc phải từng bước nâng cao trình độ cán bộ
ngân hàng. Đây là yếu tố then chốt, quyết định thành bại của mỗi ngân hàng, nếu
không được quan tâm đúng mức sẽ rât khó khăn trong hoạt động và trụ vững trong
cạnhtranh.
2.2.3.2 Khó khăn
• Tăng sức canh tranh trong ngành ngân hàng
• Do những tác động to lớn mà những ứng dụng của công nghệ đem lại nên
các ngân hàng liên tục cập nhật các ứng dụng mới để thu hút ngày càng
nhiều khách hàng tới với ngân hàng của mình để tăng lợi nhuận
• Việc ứng dụng được công nghệ thông tin cũng đòi hỏi nguồn kinh phí khá
lớn để đầu tư các trang thiết bị
• Nước ta thì đang thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao để tiếp thu,sử
dụng được các công nghệ hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực ngân hàng
• Cơ sở vật chất như mạng máy tính của các ngân hàng còn kém
2.2.4 Nhóm lực lượng văn hóa-xã hội
Theo các chuyên gia, các nhà khoa học thì lịch sử phát triển nhân loại cho
thấy, trong mọi hình thái kinh tế - xã hội, dân số là động lực, là trung tâm của phát
triển. Những biến đổi về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số chính là
yếu tố quan trọng liên quan đến phát triển. Các nhà lãnh đạo và quản lý của nhiều
quốc gia đã ngày càng nhận thức sâu sắc về sự ổn định quy mô dân số với sự gia
tăng hợp lý. Điều đó sẽ giúp đất nước giảm bớt những căng thẳng về nguồn tài
nguyên cạn kiệt, suy thoái môi trường, quá tải dân cư đô thị , từ đó tăng các
nguồn lực đầu tư phát triển dài hạn, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, chăm
sóc sức khỏe, giáo dục cho người dân.
Theo nhận định chung của các chuyên gia kinh tế năm 2010 là năm cạnh
tranh khốc liệt của các ngân hàng trong nước trên “thị trường bán lẻ”. Dân số đông
trên 86 triệu người, trong đó, dân số trẻ dưới 33 tuổi – nhóm khách hàng thường
xuyên thay đổi hành vi mua sắm – chiếm trên 60% chính là cơ sở để

các Ngân hàng nước ngoài cũng như trong nước tập trung khai thác cho các dịch
vụ tín dụng của mình trong thời gian qua.
Đối mặt với xu thế cạnh tranh chung của các ngân hàng trong nước với
ngân hàng nước ngoài, không chỉ Maritime Bank mà các ngân hàng khác cần xây
dựng cho mình những “vũ khí cạnh tranh bí mật” đó chính là việc “xây dựng văn
hóa kinh doanh” và lấy đó làm nền tảng để xây dựng, đầu tư chiều sâu ngay từ ban
đầu cho đội ngũ nhân sự các cấp. Nếu các ngân hàng coi mình là một cỗ máy, thì
cỗ máy chỉ hoạt động hiệu quả và tăng trưởng bền vững nếu có hệ thống nhân lực
phù hợp nên các ngân hàng cần chú trọng tuyển chọn, đào tạo đúng người, đúng
việc và thực hiện chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho nhân viên như một
“nghiệp vụ bắt buộc” trong quy trình vận hành hệ thống”.
Có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
“Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi của người tiêu dùng trên thế giới, trách
nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp ngày càng quan trọng và nó khẳng định
năng lực hoạt động của các chính các doanh nghiệp trong nước và trên thị trường
quốc tế. Phát triển cộng đồng là một mối quan hệ không thể tách rời trong sự phát
triển của doanh nghiệp, nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa đủ khả
năng, đặc biệt là các DNNVV nên họ chưa tận dụng được dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài” – ông Patrick Gilabert – Trưởng đại diện Unido tại Việt Nam
đánh giá.
Việc thực hiện trách nhiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, là một Ngân hàng uy tín, Maritime đã thực hiện tốt vai trò, trách
nhiệm của mình đối với cộng đồng.
Dành gần 5 tỷ cho các hoạt động xã hội mỗi năm, Maritime Bank có mặt trên khắp
mọi miền Tổ quốc với tư cách một người đồng hành đầy lòng trắc ẩn: khi thì xây
nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh liệt sỹ, khi dành tặng những chiếc
chăn ấm cho các nạn nhân chất độc da cam, lúc mang tận tay các em học sinh
cuốn vở cho năm học mới, lại có lúc lặng lẽ thanh toán tiền viện phí cho các em
nhỏ phải phẫu thuật tim… Dường như, những hoạt động này đã trở thành một
phần công việc quan trọng không kém mảng hoạt động kinh doanh của ngân hàng

này. Nhưng lần nào cũng vậy, ông Trần Anh Tuấn, Tổng Giám
đốc Maritime Bank chỉ nhẹ nhàng khẳng định: “Mọi người quen gọi
những hoạt động như thế là từ thiện nhưng Maritime Bank chỉ đơn giản gọi đó là
sự sẻ chia”.
2.3. Mô Thức EFAS
Các nhân tố chiến lược
Độ
quan
trọng
Xếp
Loại
Tổng
điểm
quan
trọng
Chú giải
Các cơ hội
1.Việt Nam gia nhập WTO 0,13 4 0.52
Cơ hội hợp tác kinh doanh
2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam 0,12 3 0.36
Tạo cơ hội tốt cho ngân
hàng phát triển hoạt động
cho vay của mình
3.Nền chính trị Việt Nam ổn định 0,08 2.5 0.2
Lấy sự ổn định về chính trị
để mở rộng phạm vi hoạt
động.
4. Sự thay đổi về quan điểm đối với
sản phẩm dịch vụ mới 0,06 2 0.12

Cho phép giao dịch ở bất cứ
đâu có Internet. Nhanh
chóng, tiện lợi.
5.Dân số tăng, tỷ lệ dân số trẻ cao. 0,08 2 0.16
Đẩy mạnh hoạt động tín
dụng ngân hàng
6.Các ứng dụng của công nghệ 0,1 3.5 0.35
Thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng,nâng cao hiệu
quả quản lý và quản trị rủi
ro
Các đe dọa
1. Tình hình lạm phát 0,12 4 0.48
Khó khăn trong hoạt động
huy động vốn,lãi suất tăng
2.trình độ phát triển kinh tế 0,06 3 0.18
Trình độ phát triển kinh tế
còn thấp
3.Cường độ cạnh tranh trong ngành 0,05 3 0.15
Cạnh tranh ngày càng gay
gắt
4. Sự ràng buộc chặt chẽ của hành lang
pháp lý, hệ thống pháp luật 0,08 2.5 0.2
Luật dân sự,luật ngân hàng
trung ương,chính sách tiền
tệ,chính sách lãi suất…
5.chuyển giao công nghệ 0,07
3 0.21
Gặp nhiều khó khăn do
trình độ của nguồn nhân lực

còn kém
6.Trách nhiệm với cộng đồng 0,05 1.5 0.075
Những đòi hỏi về trách
nhiệm đối với cộng đồng
tương đối cao
1.00 3.005
Phân tích: Qua bảng ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp
Martime bank ta nhận thấy tổng số điểm quan trọng là 3.005- điều này chứng tỏ
Maritime bank ở mức khá cao về vấn đề các chiến lược của công ty và họ ứng phó
có hiệu quả với các nhân tố bên ngoài.
- Trong các cơ hội thì điều kiện Việt Nam gia nhập WTO và tốc đọ tăng
trưởng kinh tế là cơ hội thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành ngân
hàng.
- Trong các thách thức thì tình hình lạm phát lại là nguyên nhân ảnh hưởng
mạnh nhất tới sự phát triển của ngành cũng nói chung và Maritime bank nói
riêng.
3. Phân tích môi trường bên trong
3.1 Sản Phẩm Chủ Yếu
Danh mục sản phẩm của Maritime Bank rất đa dạng, có chính sách riêng tập trung
vào danh mục KH mục tiêu bao gồm các cá nhân và các doanh nghiệp.
 Đối với cá nhân
Bộ sản phẩm M1 Account: Bộ sản phẩm này là sự kết hợp trọn gói các dịch vụ: tài
khoản không kỳ hạn lãi suất cao 8%/năm, thẻ ATM được thiết kế riêng, dịch vụ
Internet Banking & Mobile Banking.
+ Thẻ ATM được thiết kế riêng với hạn mức cao: phát hành nhanh (trong vòng 10
phút kể từ khi đăng ký dịch vụ). Sử dụng ATM của MSB và các ngân hàng trong
liên minh. Rút tiền tối đa 30 triệu/lần và 100 triệu/ngày. Chuyển khoản tối đa 200
triệu/ngày
+ Tiền gửi thanh toán: Bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi thanh toán là tài khoản chính mà bạn sử dụng để nhận và lưu trữ các

khoản tiền chuyển vào và sử dụng số tiền trong tài khoản cho các mục đích chi
tiêu và thanh toán thường xuyên của mình. Tài khoản thanh toán không bị hạn chế
về số lần bạn muốn gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khi sử dụng
+ Dịch vụ chuyển tiền:
- Dịch vụ Internet Banking cho phép thực hiện: Giao dịch phi tài chính và Giao
dịch tài chính
- Dịch vụ Mobile Banking: - Tra cứu số dư tài khoản , xem lịch sử 5 giao dịch
gần nhất tra cứu thông tin tỷ giá, tra cứu thông tin lãi suất gửi tiết kiệm…….
+ Sản phẩm dịch vụ khác:
- Chiết khấu giấy tờ có giá: Trái phiếu, tín phiếu, công trái,thẻ tiết kiệm, Kỳ
phiếu, Chứng từ do MSB phát hành, các loại giấy tờ có giá trị do các tổ chức tín
dụng khác phat hành;
- Ứng vốn giấy tờ có giá;
- Dịch vụ thu đổi ngoại tệ
 Đối với doanh nghiệp
Bộ SP tài khoản M-Business :
+ M-Business Gold :
Dịch vụ tài khoản thanh toán cao cấp mang lại lợi ích kinh tế tối ưu cùng các tiện
ích quản lý giao dịch tốt nhất và dịch vụ ưu tiên cho DN.
+ M-Business Classic:
Dịch vụ tài khoản thanh toán lãi suất cao đáp ứng mọi nhu cầu quản lý giao dịch
của doanh nghiệp
+ Sản phẩm cho vay:
- Cho vay ngắn hạn dành cho DN có nguồn thu ngoại tệ vay VNĐ với lãi suất
USD;
- Cho vay tài trợ kinh doanh cho DN đang hoạt động hoặc mới hoạt động có nhu
cầu bổ sung vốn để thực hiện việc mở rong và phát triển hoạt động sản xuất;
- Cho vay đầu tư dự án;
- Cho vay hợp vốn.
- Cho vay các khoản phải thu

+ Sản phẩm dịch vụ khác:
- Dịch vu thông báo thư tín nội địa:
- Hỗ trợ thông báo và giao thư tín dụng;
- Dịch vụ thu hộ tiền mặt: Tiến hàng thu tiền từ các đại lý của khách hàng và
chuyển về một tài khoản tập trung theo lệnh cua khách hàng;
- Dịch vu chi hộ tiền mặt;
- Dịch vụ chi hộ lương
3.2. Thị Trường
Thị trường của maritime bank rộng khắp
• Miền bắc: Hà Nội,Bắc Ninh,Hải Dương,Hải Phòng,Quảng Ninh,Vĩnh
Phúc,Thái Nguyên,Phú Thọ,Nam Định,Hà Nam,Ninh Bình,Thái Bình.
• Miền Trung:Thanh Hóa,Nghệ An,Huế,Đà Nẵng,Bình Định,Đắc
Lắc,Khánh Hòa,Lâm Đồng
• Miền Nam: TP.HCM,Đồng Nai,Tây Ninh,Bình Dương,Vũng Tàu,Cần
Thơ
3.3 Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp
3.3.1. Các hoạt động cơ bản
3.3.1.1 Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Maritime bank đã quyết định đầu tư hàng triệu đô la cho gói tư vấn hoạch định
chiến lược với công ty tư vấn hàng đầu thế giới Mckinsey. Với sự tư vấn của các
chuyên gia này, Maritime Bank đã thật sự thay đổi từ hệ thống nhận diện thương hiệu
đến việc thiết kế và xây dựng lại toàn bộ hệ thống nội - ngoại thất cho tất cả các điểm
giao dịch của Maritime Bank trên toàn quốc theo mô hình hiện đại chuyên nghiệp để
tạo cảm giác thoải mái tiện lợi cho khách hàng khi đến giao dịch
3.3.1.2 Phát triển công nghệ

Cùng với sự phát triên của công nghệ thông tin thì Maritime bank là ngân hàng
đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công hệ thống quản trị rủi ro theo công nghệ
mới.Sau một năm ky kết hợp đống với công ty Thomson Reuters và triển khai thử
nghiệm thành công hệ thống Kondor+,vừa qua maritime bank đã chính thức đưa hệ

thống này vào vận hành trong công tác quản trị rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh
trên thị trường tài chính.
Bên cạnh đó thì martime bank cũng đã rất thành công khi nghiên cứu và phát
triển dịch vụ ngân hàng hiện đại Mobile Bank. Maritime bank sử dụng công nghệ mã
hóa dữ diệu tiên tiến,đồng thời sử dụng phương thức bảo mật 2 lớp đã được Verisign
kiểm nghiệm để nâng cao sự an toàn.Với dịch vụ này thì khach hàng có thể thực hiện
các giao dịch với ngân hàng thông qua điện thoại di động .Quý khách không cần phải
đến ngân hàng mà vẫn có thể tiếp cận mọi dịch vụ bất cứ khi nào và ở đâu.
3.3.1.3 Marketting và bán hàng
Phát triển kênh bán sản phẩm và bán chéo sản phẩm giữa các ngân hàng chuyên
doanh: tìm kiếm,phát triển các kênh bán sản phẩm cho doanh nghiệp bán lẻ,phát triển
các phương thức bán chéo sản phẩm giữa các ngân hàn chuyên doanh của Maritime
bank.
Xây dựng các chương trình marketing: nghiên cứu đề xuất và xây dựng,quản lý
chính sách bán chéo sán phẩm,xây dựng mối quan hệ với các ban ngành địa
phương,xây dưng chiến lược marketing tổng thể đối với sản phẩm khách hàng doanh
nghiệp…
Nghiên cứu,phân tích thị trường,các đối thủ cạnh tranh.Triển khai các trương trình
truyên thông,xúc tiến bán hàng hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh thu hút khách hàng
muc tiêu
3.3.1.4 Hoạt động sản xuất
Đây được xem là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của doanh
nghiệp và chính vì thế mà nó cũng rất đa dạng. Cụ thể:
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hành: bao gồm các hoạt động
Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ ngân quỹ
Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ tƣ vấn
Dịch vụ chiết khấu

Dịch vụ hối đoái
Dịch vụ tín dụng
Dịch vụ quản lý tín dụng
Dịch vụ khác
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối
- Hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán
- Hoạt động góp vốn, đầu tư dài hạn
3.3.2 Các hoạt động hỗ trợ
3.3.2.1 Dịch vụ sau bán
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp thể hiện ở sự trẻ
trung,tận tình,chuyên môn cao,sự tận tình khác biệt và đơn giản bởi một tinh thẩn
làm việc,lao động tập thể mang tính kỷ luật cao của chính những nhân viên.
3.3.2.2 Hoạt động logistics
Các hoạt động logistics bao gồm các hoạt động sau:
- Hậu cần đầu vào
- Vận hành
- Hậu cần đầu ra
3.3.2 Hoạt động quản trị nguồn nhân lực
Xây dựng văn hóa kinh doanh và lấy đó làm nền tảng để xây dựng,đầu tư
chiều sâu ngay từ ban đầu cho đội ngũ nhân sự các cấp.Ngân hàng luôn chú trọng
tuyển chọn,đào tạo đúng người ,đúng việc và thực hiện chăm lo đời sổng tinh
thần,vậy chất cho nhân viên như một “nhiệm vụ bắt buộc” trong quy trình vận hành
hệ thống
3.3 Xác định các năng lực cạnh tranh
3.3.1 Tạo ra sản phẩm chuyên biệt.
Sản phẩm chuyên biệt của ngân hàng rất nhanh chóng bị bắt chước,do đó sản
phẩm chuyên biệt để tạo ra sự khác biệt rất khó duy trì lâu hoặc sự khác biệt đó nếu
có cũng không đủ lớn để đảm bảo cạnh tranh.Thế nhưng với ngân hàng Maritime
bank khi đến giao dịch khách hàng sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay đổi ở tất cả các chi
nhánh,phòng giao dịch của Maritime bank chính bới Maritime bank đã và đang

thay đổi lại mô hình kinh doanh tạo nên sự khác biệt trong chính tác phong giao
dịch của các nhân viên.
3.3.2 Phương thức quản trị ngân hàng hiệu quả
quản lý rủi ro: Với vị thế là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu có kinh
nghiệm quản trị rủi ro tín dụng và thanh khoản.Maritime Bank tiếp tục triển khai hệ
thống quản lý rủi ro chuyên nghiệp hợp chuẩn vớiBASEL2 để trở thàn một trong
các Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có hệ thống quản lýrủi ro tiêu chuẩn quốc tế
thông qua các giải pháp sau
- Tái cơ cấu hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo hướng song hành với bộ
phận pháttriển khách hàng tại các đơn vị kinh doanh.

- Quản trị rủi ro thanh khoản và tín dụng tập trung tại trụ sở chính Triển
khai đồng bộ bộ máy quản lý rủi ro hoạt động thị trường-

3.3.3 Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Sự chuyên nghiệp thể hiện ở sự trẻ trung,tận tình,chuyên môn cao,sự tận tình khác
biệt và đơn giản bởi một tinh thẩn làm việc,lao động tập thể mang tính kỷ luật cao
của chính những nhân viên.
3.3.4 Tiềm lực về tài chính
Là ngân hàng có tiềm lực tài chính vững mạnh vì vậy maritime bank có khả
năng tiếp cận và phục vụ khách hàng có nhu cầu vốn lớn,tăng vị thế của Maritime
bank trên thị trường tài chính ngân hàng.Với tiềm lực tài chính mạnh cộng thêm
nguồn vốn điều lệ tăng lên Maritime bank có thể sử dụng để đầu tư cơ sơ vật
chất,phát triển mạng lưới giao dịch trên toàn quốc,đồng thời nâng cao chất lương
dịch vụ và các sán phấm cung ứng cho khách hàng cũng như cấp thêm nguồn vốn
đầu tư cho các dư án trung,dài hạn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tính đến ngày 31/12/2010 thì tổng tài sản của Maritime bank lên tới:
115 336 083 triệu đồng trong khi đó năm 2009 thì tổng tài sản chỉ có: 63 882 044
triệu đồng.
3.3.5 Xây dựng “ văn hóa kinh doanh”.

Lấy đó làm nền tảng để xây dựng,đầu tư chiều sâu ngay từ ban đầu cho đội ngũ
nhân sự các cấp.Ngân hàng luôn chú trọng tuyển chọn,đào tạo đúng người ,đúng
việc và thực hiện chăm lo đời sổng tinh thần,vậy chất cho nhân viên như một
“nhiệm vụ bắt buộc” trong quy trình vận hành hệ thống.
3.3.6 Công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng điện tử:
Trong những năm tới , Maritime Bank tiếp tục triển khai các sản phẩm Ngân
hàng điện tử, ứng dụng các thành tưự khoa học Công nghệ thông tin để phục vụ
nhu cầu của khách hàng thông qua các giải pháp kỹ thuật như:
- Triển khai hệ thống phát hành thẻ nội địa, tiếp tục chấp nhận và phát hành the tín
dụngquốc tế , phát triển mạng lưới máy ATM, chấp nhận thanh toán POS.
- Nâng cấp phần mềm Core Banking, đầu tư các phần mềm ứng dụng phục vụ
công tácquản lý khách hàng, quản lý rủi ro , kinh doanh hàng hóa, nội tệ,
- Duy trì và phát triển các công cụ khai thác thông tin, quản trị nội bộ.
- Củng cố hệ thống hạ tầng Công Nghệ Thông Tin: trung tâm dữ liệu, trung tâm
dự phòng, máy chủ, hệ thống truyền dẫn,
- Triển khai hệ thống an ninh mạng Tái cấu trúc mô hình tổ chức Công Nhệ
Thông Tin để phục vụ mô hình tổ chức mới của Ngân hàng.
3.4 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
So với các doanh nghiệp trong ngành thì Maritime bank có vị thế khá mạnh.
Maritime Bank là một trong những Ngân hàng ngày càng khẳng định được thương
hiệu trên thị trường trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, các
chỉ tiêu về thu nhập huy động vốn, lợi nhuận có mức tăng trưởng lớn.
Hiện tại, Maritime Bank đã có mặt trong nhóm Ngân hàng với lợi nhuận nghìn
tỷ. Trong tương lai gần, Maritime Bank hướng tới sẽ là một trong những ngân hàng
lớn nhất và tốt nhất Việt Nam.
Vị thế của Maritime Bank được đánh giá trên các khía cạnh chính gồm :
 Về tài chính: Tài chính ổn định và hiệu quả
 Về công nghệ: Hệ thống công nghệ hiện đại
Các ứng dụng của Maritime Bank được xây dựng dựa trên hệ thống sau:
Hệ thống ngân hàng cốt lõi (core Banking)

Hệ thống ngân hàng điện tử (internet Banking)
- Trung tâm dữ liệu và trung tâm dự phòng
- Hệ thống Core Banking
- Hệ thống mạng và bảo mật
- Hệ thống chuyển mạch tài chính hoàn chỉnh có khả năng kết nối với tất cả các
tổ chức trong nước cũng như quốc tế.
- Hệ thống chuyển mạch lõi của ngân hàng và triển khai hệ thống lưu trữ tập
trung
Với những hệ thống áp dụng công nghệ hiện đại này, Maritime Bank được đánh giá là
một trong những ngân hàng hiện đại nhất Việt Nam.
 Về nhân lực : Nhân lực chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn cao
 Về chất lượng dịch vụ
 Về mạng lưới hoạt động.
3.5 Mô thức IFAS
Qua bảng ta thấy số điểm quan trọng tổng cộng của Maritime bank là 3,48 cho
thấy Maritime bank có môi trường nội bộ khá tốt với những điểm mạnh quan
trọng như: Tiềm lực về tài chính, Sức mạnh tập thể, Đội ngũ nhân viên, Ý thức
đổi mới của các cổ đông sáng lập, Hệ thống công nghệ,…. Và đây cũng là năng
lực cốt lõi của Maritime bank. Tuy nhiên, Maritime bank vẫn còn nhiều điểm
yếu như : Sản phẩm, Thái độ của nhân viên, Hoạt động quảng cáo,marketing,
Trình độ quản lí, Mạng lưới hoạt động,Hệ thống dịch vụ ngân hàng.
3.6 Thiết Lập Mô Thức TOWS. Đưa Ra Định Hướng Chiến Lược
CÁC MẶT MẠNH
(Strength- S)
1.Tiềm lực về tài chính
2. Sức mạnh tập thể
3. Đội ngũ nhân viên
4. ý thức đổi mới của các cổ đông
sáng lập

5. Hệ thống công nghệ
6. Là thành viên trong nhóm
G12+1
CÁC ĐIỂM YẾU
(WEAKNESS- W)
1. Sản phẩm
2. Thái độ của nhân viên
3. Hoạt động quảng
cáo, marketing
4. Trình độ quản lí
5. Mạng lưới hoạt động
6. Hệ thống dịch vụ
ngân hàng
CÁC CƠ HỘI
(OPPORTUNITIES- O)
1.Việt Nam gia nhập
WTO
4. 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
1. Tăng thị phần hiện nay để tăng
doanh số các loại dịch vụ
2. Phát triển thị trường nhằm mục
tiêu tăng doanh thu và các cơ hội.
3. Tập trung thành tựu khoa học kĩ
thuật vào việc nâng cao chất lượng
1.Mở rộng mạng lưới phân
phối trên khắp các tỉnh
của cả nước.
2.Đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực.
tại Việt Nam

5. 3.Nền chính trị Việt Nam ổn
định
6. 4. Sự thay đổi về quan điểm
đối với sản phẩm dịch vụ mới
7. 5.Dân số tăng, tỷ lệ dân số trẻ
cao.
8. 6.Các ứng dụng của công
nghệ
dịch vụ và sản phẩm.
3.Nâng cao chất lượng
dịch vụ bán và chăm sóc
khách hàng.
CÁC ĐE DỌA
(THREATS- T)
1.Tình hình lạm phát
2.Trình độ phát triển kinh tế
3.Cường độ cạnh tranh trong ngành
4. Sự ràng buộc chặt chẽ của hành
lang pháp lý, hệ thống pháp luật
5.Chuyển giao công nghệ
6.Trách nhiệm với cộng đồng
7. Đối Thủ Cạnh Tranh
1. Sự dụng vốn và nguồn nhân
lực có trình độ cao có khả năng
ứng dụng công nghệ kĩ thuật vào
kinh doanh.
2. Liên kết với các công ty có
tiềm lực của nước ngoài để củng
cố nguồn vốn và vị thế trên thị
trường góp phần cạnh tranh với

các ngân hàng trong nước và
ngoài nước.
3. Sự dụng lợi thế về danh tiếng
của công ty kết hợp với những
hành động hướng tới trách nhiệm
cộng đồng để tạo nên lòng tin và
sự trung thành trong lòng khách
hàng.
1. Khác biệt hóa trong
chính sách phát triển
2. 2. Đẩy mạnh các chương
3. trình khuyến mãi đến với
4. khách hàng.
4. Chiến lược của doanh nghiệp
4.1 Chiến lược cạnh tranh + các chính sách triển khai
4.2 Chiến lược khác biệt hóa

Công ty đã sử dụng chiến lược khác biệt hóa (về logo và dịch vụ khách
hàng) và chiến lược tập trung (vào khách hàng mục tiêu và chất lượng dịch vụ
khách hàng)
Để đạt được thành công như ngày nay, Maritime Bank đã có sự bứt
phá về chiến lược trong vài năm trở lại đây. Sau một thời gian hoạt động,
Maritime Bank đã xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp “khá giả”.
Đồng thời thực hiện một chiến lược đổi mới rõ nét trong năm 2010 về định vị,
nhận diện, chính sách chăm sóc khách hàng và truyền thông đã giúp Maritime
Bank đạt được thành công lớn.
Với khách hàng mục tiêu như trên, Maritime Bank đã nghiên cứu và cho
ra đời những sản phẩm phù hợp, những dịch vụ, tiện ích đi kèm hoàn hảo và
khác biệt. Đối với khách hàng cá nhân, Maritime Bank cho ra đời sản phẩm tài

khoản vãng lai có lãi suất hấp dẫn nhất trên thị trường Việt Nam đi kèm với
các dịch vụ gia tăng như thanh toán hóa đơn, Internet Banking và dịch vụ
ATM. Với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Maritime Bank cung
cấp sản phẩm cho vay vốn với thời gian làm thủ tục ngắn nhất Việt Nam, chỉ
trong vòng 1 tuần.
Kết hợp với các hành động chến lược, Maritime Bank đầu tư xây dựng hệ
thống điểm giao dịch đồng bộ, với màu đỏ làm chủ đạo, thiết kế và xây dựng
lại toàn bộ hệ thống nội – ngoại thất ở tất cả các điểm giao dịch của Maritime
Bank trên toàn quốc theo mô hình hiện đại, chuyên nghiệp, tạo cảm giác thoải
mái, tiện lợi cho khách hàng khi đến giao dịch nhằm nâng cao nhận diện
thương hiệu của Ngân hàng. Đặc biệt, còn có những phòng VIP phục vụ những
khách hàng giao dịch với số lượng tiền lớn. Năm 2010, đánh dấu một bước
ngoặt trong tiến trình phát triển của Maritime Bank là việc thay đổi logo mới
Chính sách chăm sóc khách hàng cũng được Maritime Bank đặc biệt
quan tâm. Đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng trẻ trung, năng động, đầy
nhiệt huyết và được đào tạo bài bản đã giúp hoạt động chăm sóc khách hàng
đạt hiệu quả vượt trội. Đối với khách hàng cá nhân, Maritime Bank đã cải thiện
đáng kể quy trình thủ tục như quy trình mở tài khoản chỉ trong 10 phút, khách
hàng không phải điền thông tin vào mẫu đơn. Hơn nữa, thay việc khách hàng
phải mất thời gian đến ngân hàng thì có đội ngũ kinh doanh trực tiếp cung cấp
dịch vụ mở tài khoản tận nhà hay tại văn phòng của chính khách hàng. Đối với
đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Maritime Bank đã xây dựng
đội ngũ các Giám đốc Quan hệ Khách hàng chuyên nghiệp và giàu kinh
nghiệm. Đây là những cán bộ cao cấp hiểu biết và đáng tin cậy đối với các lãnh
đạo, chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những nỗ lực trong hoạt động của
mình, Maritime Bank đã tạo được niềm tin và thương hiệu trong lòng khách
hàng.
4.1.2 Chiến lược tập trung
Muốn tăng tốc Maritime Bank phải dựa vào nguồn nhân lực mạnh
Nhằm xây dựng một thương hiệu mạnh, tạo dấu ấn đối với khách hàng,

Maritime Bank đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin
đại chúng và các điểm công cộng, trung tâm thương mại như siêu thị BigC
Kết quả của việc xây dựng được giao diện tiếp xúc hiện đại và không gian
thân thiện với khách hàng ở tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc sự thay
đổi này được 98% số lượng khách hàng mà chúng tôi khảo sát đánh giá là tốt.
Nhưng nhiều hơn nữa là những thay đổi bên trong đem đến những thành tựu
vượt trội về tốc độ tăng trưởng, chất lượng phục vụ khách hàng và khả năng
quản trị rủi ro cho ngân hàng.
4.2 Chiến lược tăng trưởng + các chính sách triển khai
Công ty đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa (từ lĩnh vực hàng hải chuyển sang
các lĩnh vực khác) và chiến lược liên minh hợp tác (với vinacomin)
4.2.1 Đa dạng hóa
Trong lịch sử hoạt động, Maritime Bank lấy mục tiêu là phục vụ khách
hàng của ngành hàng hải làm thế mạnh riêng. Nhưng trong 2 năm gần đây,
Maritime Bank tập trung phát triển rất nhiều lĩnh vực như khách hàng cá nhân,
DN vừa và nhỏ… với Maritime Bank, đa dạng hóa không chỉ đơn thuần có
nghĩa là mở rộng. Ban Lãnh đạo xác định, dù là với đối tượng khách hàng nào,
chất lượng dịch vụ vẫn được đặt lên hàng đầu. Đó là lý do Maritime Bank thiết
lập 4 ngân hàng chuyên doanh:
- Ngân hàng Định chế tài chính
- Ngân hàng DN lớn
- Ngân hàng SME
- Ngân hàng Cá nhân.
Việc phân tách cụ thể từng nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp cho Maritime
Bank chủ động hơn trong việc nghiên cứu thiết kế từng loại sản phẩm dịch vụ
mang tính đa dạng và cạnh tranh hơn và giúp cho ngân hàng có thể chủ động
hơn trong các phương án kinh doanh trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến
động khó dự đoán.
4.2.1.1 Liên minh hợp tác
Ngày 6/7, tại 88 Láng Hạ, Hà Nội, Maritime Bank và Tập đoàn Công

nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã ký kết thỏa thuận hợp
tác chiến lược, đánh dấu mối quan hệ tốt đẹp và lâu bền giữa hai bên.
Với mong muốn trở thành nhà tư vấn và cung cấp các giải pháp tài chính
chiến lược cho Vinacomin, qua thỏa thuận hợp tác, Maritime Bank sẽ tham
gia hỗ trợ tập đoàn này bằng kinh nghiệm, năng lực, hiểu biết chuyên môn
cũng như mạng lưới và hệ thống của mình trong các lĩnh vực: Thanh toán
trong nước và quốc tế; Tín dụng tài trợ vốn lưu động, dự án, tài trợ thương
mại; Tín dụng bắc cầu đáp ứng thiếu hụt tạm thời nguồn vốn đầu tư các dự
án của Vinacomin; Các sản phẩm tiền gửi; Các sản phẩm quản lý ngoại hối
và phòng ngừa rủi ro…
Bên cạnh đó, Maritime Bank còn cung cấp các dịch tư vấn, tài chính, cơ cấu
nguồn vốn dài hạn cũng như phát hành trái phiếu cho Vinacomin để có thể
huy động vốn trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Ngoài ra, theo
thỏa thuận được ký kết, Maritime Bank và Vinacomin sẽ cùng xem xét, mở
rộng hợp tác các dịch vụ tài chính khác để đáp ứng nhu cầu phát triển, đồng
thời tham gia vào các dự án đem lại lợi ích cho cả hai bên.Việc ký kết thỏa

×