HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
__________***__________
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề: Văn Hóa Doanh Nghiệp
Thực hiện: Trần Thị Tuyết Mai
Lớp : QT106A2
Mã SV: 106303491
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Xuân Phong
MỤC LỤC
Mở đầu - Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Phần 1 - Tổng quan về đơn vị
1.1. Chức năng và nhiệm vụ
1.2. Cơ cấu tổ chức
Phần 2 - Tình hình văn hóa doanh nghiệp và một số đề xuất
2.1. Tình hình một số khía cạnh văn hóa doanh nghiệp
1. Các biểu trưng trực quan
2. Các biểu trưng phi trực quan
2.2. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị
1. Những kết quả đạt được
2. Những tồn tại
2.3. Một số đề xuất về văn hóa doanh nghiệp cho đơn vị
1. Phương hướng (định hướng) phát triển
2. Một số đề xuất
Phần 3 - Kết luận
Thực hiện văn hóa doanh nghiệp đạt được lợi ích gì cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị?
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
2
Mở đầu - Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Văn hoá doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây trong hệ
thống các thuật ngữ kinh tế, xã hội và quản lý. Đồng thời với sự xuất hiện này là
rất nhiều quan điểm về định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này.
Văn hóa doanh nghiệp là những quy định cách thức thực sự mà con người
đối xử với nhau hàng ngày trong tổ chức, cách thức thực sự mà doanh nghiệp
giải quyết các công việc, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, văn
hóa doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong việc thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.
Có thể nói, một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn phải có nền văn
hoá mạnh. Văn hoá doanh nghiệp không nằm ngoài phạm trù đó. Phải coi văn
hoá như tôn chỉ mục đích của doanh nghiệp mình. Vì vậy xây dựng văn hoá
doanh nghiệp là cấp bách, cần thiết và là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần
lưu tâm tới.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp gồm một số vấn đề căn bản như: Xây
dựng triết lý hoạt động của doanh nghiệp; đạo đức kinh doanh; hệ thống hàng
hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường; phương thức tổ chức
hoạt động của doanh nghiệp; phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã
hội…
Có thể đưa ra các cấp độ văn hoá doanh nghiệp khác nhau để chúng ta
phân biệt và nhận thức về nó:
- Cấp dễ thấy nhất là thực thể hữu hình. Như những đồ vật: báo cáo, sản
phẩm, bàn ghế, phim truyền thống, phóng sự về doanh nghiệp…; Hay công
nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng…; Hoặc ngôn ngữ khẩu hiệu…; Hay chuẩn
mực hành vi: nghi thức, nghi lễ, liên hoan. Và các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục,
chương trình….
- Cấp thứ hai là các giá trị được thể hiện. Đó là giá trị xác định những gì
mình nghĩ là phải làm. Nó xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Giá trị
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
3
này gồm: giá trị tồn tại khách quan, hình thành tự phát và giá trị mà lãnh đạo
mong muốn, phải xây dựng từng bước.
- Cấp thứ 3 là các ngầm định. Nó chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và
xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong
doanh nghiệp. Các ngầm định này là nền tảng cho các giá trị và hành động của
mỗi doanh nghiệp.
Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hoá doanh nghiệp, mỗi
doanh nghiệp cần đưa ra mô hình cụ thể và cách thức để đưa giá trị văn hoá vào
doanh nghiệp mình và phải có một nền văn hoá của riêng mình thì mới tồn tại
vững chắc, đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Có thể nói rằng, văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp
đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn gì nữa. Nếu doanh
nghiệp có văn hoá thì sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh
vượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì vẫn có thể vực lại được. Nhưng
không có văn hóa thì không thể cứu vãn.
Như vậy, văn hoá doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó luôn tạo
ra niềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết
giữa những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các
thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điều
kiện Việt Nam gia nhập WTO. Hơn nữa, xây dựng văn hoá doanh nghiệp thích
hợp với đặc điểm của doanh nghiệp thì việc quản lý chính là dùng nền văn hoá
nhất định để tạo dựng con người. Văn hoá doanh nghiệp là một cơ chế quan
trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Chỉ khi văn hoá doanh nghiệp thực sự hoà
vào giá trị quan của mỗi nhân viên thì họ mới có thể coi mục tiêu của doanh
nghiệp là mục tiêu phấn đấu của mình. Vì vậy, quản lý bằng nền văn hoá mà
nhân viên thừa nhận có thể tạo ra động lực cho sự phát triển lâu dài của doanh
nghiệp.
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
4
Phần 1 - Tổng quan về đơn vị
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là
Vietnam Posts and Telecommunications Group (VNPT).
VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam.
Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày
22/12/2009.
Kế thừa 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông
Việt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự
phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò
chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát
triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu.
Với hơn 90 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông
tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước, VNPT
tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ
hơn 71 triệu thuê bao di động, gần 12 triệu thuê bao điện thoại cố định và
khoảng hàng chục triệu người sử dụng Internet.
1.1. Chức năng và nhiệm vụ
Cung cấp các:
· Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin;
· Dịch vụ và sản phẩm truyền thông;
· Khảo sát, tư vấn, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công
trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông;
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
5
· Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn
thông, công nghệ thông tin và truyền thông;
· Dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng;
· Dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện;
· Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
6
1.2. Cơ cấu tổ chức
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
7
Phần 2 - Tình hình văn hóa doanh nghiệp và một số đề xuất
2.1. Tình hình một số khía cạnh văn hóa doanh nghiệp
1. Các biểu trưng trực quan
- Đặc điểm kiến trúc
- Nghi lễ
- Giai thoại
- Biểu tượng
- Ngôn ngữ
- Ấn phẩm điển hình
*) Kiến trúc đặc trưng: gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công
sở.
Phần lớn những doanh nghiệp thành đạt hoặc đang phát triển muốn gây ấn
tượng đối với mọi người về sự khác biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng
những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ. Những công trình này được sử
dụng như biểu tượng và hình ảnh về doanh nghiệp.
Những thiết kế nội thất cũng được các doanh nghiệp quan tâm. Từ những
vấn đề rất lớn như tiêu chuẩn hóa về mầu sắc, kiểu dáng đặc trưng, thiết kế nội
thất như mặt bằng, quầy bàn, loại dịch vụ, trang phục… đến những chi tiết nhỏ
như vị trí công tắc điện… tất cả đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen,
thiện chí và được quan tâm.
Thiết kế kiến trúc được các doanh nghiệp rất quan tâm là vì những lý do
sau:
+) Kiến trúc ngoại thất có thể có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con
người về phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc.
+) Công trình kiến trúc có thể được coi là một linh vật biểu thị một ý
nghĩa, giá trị nào đó của một doanh nghiệp.
+) Kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm
chiến lược của doanh nghiệp.
+) Công trình kiến trúc trở thành một bộ phận hữu cơ trong các sản phẩm
của doanh nghiệp.
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
8
+) Trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn
liền với sự ra đời và trưởng thành của doanh nghiệp, các thế hệ nhân viên.
*) Nghi lễ: có thể sử dụng nghi lễ như một cơ hội quan trọng để giới thiệu
về những giá trị được doanh nghiệp coi trọng.
*) Giai thoại: thường được thêu dệt từ những sự kiện có thật được mọi
thành viên trong doanh nghiệp cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên
mới. Những câu chuyện đó có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu
của doanh nghiệp và giúp thống nhất về nhận thức cho tất cả các thành viên.
*) Biểu tượng: biểu thị một ý nghĩa nào đó không phải là chính nó có tác
dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Các công trình
kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu
tượng . Một biểu tượng khác là lô-gô hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế
để thể hiện hình tượng về một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ
thông. Lô-gô là một loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên
được các tổ chức doanh nghiệp rất chú trọng.
*) Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ
đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý
nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người hữu quan.
Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cả
khách hàng và nhiều người khác luôn nhắc đến. Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô
đọng nhất của triết lý hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
*) Ấn phẩm điển hình: là những tư liệu chính thức có thể giúp những
người hữu quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của một doanh
nghiệp.
2. Các biểu trưng phi trực quan
Cơ bản có thể phân các biểu trưng phi trực quan của văn hóa doanh
nghiệp thành 3 nhóm:
- Lý tưởng
- Niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ
- Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
9
*) Lý tưởng: với ý nghĩa là sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Cách định
nghĩa này muốn nhấn mạnh những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả, căn bản, sâu
sắc giúp con người cảm thông, chia sẻ và dẫn dắt con người trong nhận thức,
cảm nhận và xúc động trước sự vật, hiện tượng. Lý tưởng khác với niềm tin
thông thường trên ba phương diện sau:
+) Niềm tin được hình thành một cách có ý thức và có thể xác minh tương
đối dễ dàng, trong khi lý tưởng được hình thành một cách tự nhiên và khó giải
thích được một cách dễ dàng.
+) Niềm tin có thể được đưa ra diễn giải, tranh luận, đối chứng, trong khi
không thể làm như vậy được với lý tưởng, vì vậy niềm tin có thể thay đổi dễ
dàng hơn so với lý tưởng.
+) Niềm tin chỉ là trình độ nhận thức ở mức độ đơn giản, trong khi lý
tưởng được hình thành không chỉ từ niềm tin hay đức tin mà còn gồm cả những
giá trị và cảm xúc của con người. Như vậy lý tưởng đã nảy mầm trong tư duy,
tình cảm của con người trước khi người đó ý thức được điều đó, vì vậy chúng là
trạng thái tình cảm rất phức tạp và không thể mang ra để đối chứng với nhau.
Xét từ góc độ nào đó, có thể nhận thấy sự tương đồng giữa lý tưởng với
động cơ, giữa niềm tin với mục đích.
Lý tưởng có thể được phản ánh qua nhận thức của con người hay doanh
nghiệp trên năm phương diện sau:
. Mối quan hệ mang tính nhân văn đối với môi trường. Con người và
doanh nghiệp có nhận thức khác nhau về khả năng làm chủ vận mệnh của mình.
Một số cho rằng họ có thể chi phối được những gì xung quanh họ; số khác cho
rằng cần phải hòa nhập vào môi trường hay tìm cách “luồn lách” vào những
khoảng trống an toàn. Những cá nhân, tổ chức cực đoan cho rằng họ hoàn toàn
bị môi trường chi phối và phải chấp nhận những gì số phận ban cho họ.
. Bản chất của sự thật là lẽ phải. Có vô số cách hình thành quan niệm về lẽ
phải và đi đến quyết định trong doanh nghiệp. Ở một số doanh nghiệp, lẽ phải
được xác định bởi niềm tin truyền thống hay sự tin tưởng đối với người lãnh
đạo. Ở một số doanh nghiệp khác, lẽ phải được coi là kết quả của quá trình phân
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
10
tích có tình có lý với những quy định thủ tục phức tạp. Một số doanh nghiệp lại
cho rằng lẽ phải là những gì có thể đứng vững được sau những xung đột, cọ xát,
tranh biện. Và cũng có những doanh nghiệp đặt ra nguyên tắc rất thực dụng rằng
“những gì tồn tại đều là đúng đắn”.
. Bản chất con người. Một trong những lý thuyết điển hình về bản chất
con người là thuyết X, thuyết Y của McGregor. Trong thực tế nhiều doanh
nghiệp cho rằng có thể tạo động lực cho con người bằng các lợi ích vật chất hay
tiền lương; trong khi đó nhiều người lao động ở nhiều nghề nghiệp lại rất coi
trọng sự công nhận và tôn vinh của đồng nghiệp, doanh nghiệp hay xã hội về
những đóng góp hay năng lực, nhân cách của họ.
. Bản chất hành vi con người. Về hành vi con người được đánh giá rất
khác nhau giữa các nước phương Tây và phương Đông. Văn hóa phương Tây
coi trọng sự chuyên cần, nỗ lực hết mình, năng lực hoàn thành nhiệm vụ và lối
sống “định hướng hành động” (doing-orientation) hay “cố chứng tỏ bằng cái gì
đó”. Trong khi đó nhiều nền văn hóa khác, lối sống “định hướng vị thế” (being-
orientation) hay “cố chứng tỏ mình là ai đó” là chủ đạo. Một lối sống nữa cũng
thấy xuất hiện ở nhiều nền văn hóa là lối sống “định hướng địa vị xã hội”
(being-in-becoming orientation) hay “cố để trở thành ai đó”.
. Bản chất mối quan hệ con người. Có những doanh nghiệp coi trọng
thành tích và sự nỗ lực cá nhân; trong khi những doanh nghiệp khác lại coi trọng
tính tập thể và tinh thần hợp tác. Triết lý quản lý của nhiều doanh nghiệp có thể
rất coi trọng tính tự lập, tự chủ (tự quyết và tự hành động); nhưng cũng có thể
nhấn mạnh vai trò tiên phong, gương mẫu của một số nhân cách điển hình, hoặc
ngược lại, tôn trọng cơ chế dân chủ. Bằng cách nghiên cứu về vai trò của các cá
nhân trong mối quan hệ với đồng nghiệp có thể dễ dàng xác minh triết lý và tư
tưởng chủ đạo trong mối quan hệ con người.
*) Niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ
Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và cho
biết con người cho rằng họ cần phải làm gì. Những cá nhân và doanh nghiệp
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
11
đánh giá cao tính trung thực, nhất quán và sự cởi mở cho rằng họ cần hành động
một cách thật thà, kiên định và thẳng thắn.
Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là
đúng, thế nào là sai. Trong thực tế, khó tách rời được hai khái niệm này bởi
trong niềm tin luôn chứa đựng những giá trị. Giá trị còn được coi là những niềm
tin vững chắc về một cách thức hành động hay trạng thái nhất định.
Niềm tin của những người lãnh đạo dần được chuyển hóa thành niềm tin
của tập thể thông qua giá trị.
Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm. Thái độ
được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một
cách thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật hiện
tượng. Như vậy thái độ luôn cần những phán xét dựa trên cảm giác, tình cảm.
Thái độ được định hình theo thời gian từ những phán xét và những khuôn mẫu
điển hình, thay vì từ những sự kiện cụ thể; thái độ của con người là tương đối ổn
định và có những ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động.
*) Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa
Khó có thể coi lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa là một nhân tố
cấu thành của doanh nghiệp, bởi lẽ chúng có trước và tồn tại bất chấp mong
muốn và quan điểm thiết kế của người quản lý hiện nay. Tuy nhiên, chúng có
một vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của chúng đến việc xây dựng, điều
chỉnh và phát triển những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp mới của một doanh
nghiệp. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời về bề
dày truyền thống thường khó thay đổi về doanh nghiệp hơn doanh nghiệp mới,
non trẻ chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa. Những truyền
thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là
chỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành những “rào cản tâm lý” không dễ vượt qua
trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng văn hóa mới.
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
12
2.2. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị
Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam(VNPT)
*) Một số hình ảnh văn hóa tiêu biểu:
a) Ý nghĩa của thương hiệu
Cụm đồ họa về hệ thống nhận diện thương hiệu VNPT
Logo VNPT gồm 2 phần: phần hình (graphic logo) là cách điệu của vệt
quỹ đạo vệ tinh xoay quanh quả địa cầu vẽ lên chữ V, biểu hiện sự phát triển
theo mạch vận động không ngừng. Phần text: VNPT (viết tắt của Vietnam Posts
& Telecommunications)
b) Sứ mệnh – tầm nhìn
- Sứ mệnh: VNPT luôn là Tập đoàn giữ vị trí số 1 tại Việt Nam về phát
triển bưu chính, viễn thông. Có khả năng vươn ra thị trường thế giới, có đủ sức
cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông lớn.
- Tầm nhìn: VNPT luôn nỗ lực trong việc ứng dụng có hiệu quả công
nghệ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tiên tiến để mang lại cho người
tiêu dùng nhân dân Việt Nam những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.
c) Giá trị cốt lõi
- Giá trị mang tính Việt Nam: VNPT đã đi cùng hơn 60 năm lịch sử của
đất nước, với vai trò là doanh nghiệp chủ lực, VNPT luôn gánh vác trọng trách
vừa là kinh doanh, vừa phục vụ Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
13
- Giá trị mang tính nhân văn: Giá trị tốt đẹp mà VNPT cam kết hướng tới
là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất; nâng cao đời sống tinh thần và vật chất
của nhân viên; mang lại lợi ích cho đối tác; đóng góp vì lợi ích của cộng đồng.
Tất cả là: “Vì con người, hướng đến con người và giữa những con người”.
d) Khẩu hiệu của VNPT
- Tiếng Việt: "Cuộc sống đích thực"
- Tiếng Anh: "Real life".
Đồ họa: Ý nghĩa việc thể hiện đôi mắt trong thương hiệu:
- Đôi mắt thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, minh họa cho giá trị nhân văn của
VNPT.
- Cụm đồ họa VNPT - cánh sóng cách điệu - đôi mắt: thể hiện VNPT luôn
vì khách hàng, quan tâm chăm sóc khách hàng.
- Sử dụng hình ảnh đôi mắt nam, nữ thể hiện sự cân bằng tự nhiên, sự đa
dạng của khách hàng trong nước và quốc tế của VNPT, tạo sự thuận tiện về tính
đối xứng với mỗi hạng mục thiết kế.
- Ngôn ngữ đồ họa được sử dụng một cách hiện đại thông qua sự thể hiện
mảng màu giữa xanh và trắng, vị trí, bố cục hình logo, chữ VNPT và câu slogan.
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
14
e) Ý nghĩa của các biểu tượng (icon) trong thương hiệu
Đây là 3 biểu tượng tượng trưng cho 3 lĩnh vực chính của Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam
• Bưu chính với biểu tượng truyền thông phong thư
• Viễn thông với biểu tượng chiếc điện thoại
• Internet biểu tượng chữ @ (còn được hiểu là CNTT)
f) Triết lý kinh doanh
Vượt thác ghềnh, càng mạnh mẽ : Vượt khó khăn. Qua thăng trầm. Không
ngừng lớn mạnh, vươn cao, vươn xa. Chúng tôi khẳng định bản lĩnh tiên phong và
nội lực hùng cường.
Vươn xa tỏa rộng, hòa cả niềm vui : Như dòng sông mang nặng phù sa, chúng
tôi chuyên chở thông điệp của niềm vui, sự trù phú đến mọi người trên mọi miền
đất nước.
Mang một niềm tin, tiến ra biển lớn : Hòa sóng vào đại dương, chúng tôi vững
bước cùng bạn bè năm châu, nuôi lớn ước mơ và thực hiện những hoài bão
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
15
g) Thương hiệu dịch vụ
+) Các dịch vụ bưu chính bao gồm:
- Chuyển phát nhanh EMS, DHL, FEDEX
- Bưu phẩm (PTN, CTN, …), bưu kiện
- Tiết kiệm bưu điện
- Điện hoa, chuyển tiền
- Bưu chính ủy thác trong nước
- Phát hàng, thu gom trong nước COD
- Phát hành báo chí
+) Các dịch vụ viễn thông bao gồm:
- Điện thoại cố định, Fax, Telex trong và ngoài nước
- Điện thoại di động: Vinaphone, MobiFone (hòa mạng, thẻ trả trước…)
- Điện thoại thẻ Phonecard, 1717, 1719, …
- Gọi 171 liên tỉnh và quốc tế
- Internet, truyền số liệu (mạng DSN, ADSL), Mega VNN, Mytivi….
- Các dịch vụ tiện ích của tổng đài kỹ thuật số
+) Các dịch vụ khác bao gồm:
- Bảo hiểm nhân thọ bưu chính
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
16
- Cung cấp vật tư, thiết bị ngành bưu chính – viễn thông và các dịch vụ
mới khác triển khai băng thông rộng trên nền MPLS/2
*) VNPT lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng
Những năm qua, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã
không ngừng hiện đại hóa mạng lưới, đa dạng hóa dịch vụ và hiện đang tiến
hành đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, tiếp tục nâng cao chất lượng
dịch vụ tới khách hàng. Góp phần vào sự phát triển đó, không thể không nói đến
những thông tin, ý kiến đóng góp, xây dựng của khách hàng nói riêng và công
luận nói chung.
Nhận thức sớm được những cơ hội và thách thức trong thời kỳ mới,
VNPT đã thực hiện tiếp tục đổi mới quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, tăng
cường chăm sóc khách hàng nhằm mục tiêu “năng xuất, chất lượng, hiệu quả”,
theo hướng xây dựng một tập đoàn kinh tế vững mạnh trên lĩnh vực Bưu chính –
Viễn thông. Năm 2002 – năm đầu tiên VNPT đặt mục tiêu cho một năm là “năm
khách hàng”, chứng tỏ sự mong muốn hướng về khách hàng, vì khách hàng cao
hơn nữa. Bên cạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, giải đáp
các thắc mắc của khách hàng, VNPT hết sức chú trọng tạo môi trường thông tin
để khách hàng trao đổi ý kiến đối với công tác quản lý, điều hành, phục vụ
khách hàng của VNPT. Sáu tháng đầu năm 2002, riêng thư góp ý của khách
hàng gửi đến Tổng công ty (nay là Tập đoàn) Bưu chính Viễn thông Việt Nam
đã có trung bình khoảng 200 thư mỗi tháng. Nội dung thư góp ý có 3 vấn đề
chính.
Thứ nhất, là thư khen thái độ phục vụ của nhân viên VNPT, chủ yếu về
giao dịch viên và anh em thợ dây, sửa máy; đặc biệt là sự trung thực của giao
dịch viên, không tham của rơi, trả lại tiền thừa và tiền khách hàng để quên ở ghi-
sê Bưu điện.
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
17
Thứ hai, là thư phản ánh cũng về thái độ phục vụ chưa tốt của một số
nhân viên Bưu điện.
Thứ ba, là phần nội dung có nhiều thư góp ý nhất, khách hàng nêu khá nhiều
đề xuất với VNPT như:
Cần đáp ứng kịp thời nhu cầu lắp đặt điện thoại của khách hàng, tránh
tình trạng người dân đăng ký mà phải chờ đợi lâu;
Định kỳ kiểm tra và bảo đưỡng đường dây cũng như thiết bị của thuê bao
thoại, thay cho việc có hỏng mới đến;
Về tem thư có hai đề xuất khác nhau nhưng đều đúng, là đa dạng hóa hình
thức tem để phục vụ nhu cầu cho giới chơi, sưu tầm tem và in, dán sẵn
tem lên phong bì để khách hàng đỡ mất thời gian hơn khi gửi thư.
Một số vấn đề khác khách hàng kiến nghị, song lại đòi hỏi sự phối hợp,
liên quan đến nhiều ngành chức năng khác nhau, hoặc bản thân khách
hàng sử dụng dịch vụ, chẳng hạn như ý kiến “Ngành Bưu điện cần có biện
pháp không cho lưu hành những trang web (địa chỉ nước ngoài) có nội
dung không lành mạnh”.
Trên cơ sở ý kiến đóng góp xây dựng và đề xuất của khách hàng trên mọi
miền cả nước, bằng các hình thức viết thư, gọi điện, hay đến gặp phản ánh trực
tiếp với các cấp quản lý, VNPT đã kịp thời tiếp thu, rút kinh nghiệm và triển
khai ngay những việc làm cần thiết để chấn chỉnh thái độ phục vụ, nâng cao chất
lượng dịch vụ. Tinh thần này được quán triệt thường xuyên tới tất cả các đơn vị
trực thuộc đang quản lý mạng lưới cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông,
internet trên toàn quốc.
Như vậy, trong cuộc tranh đua ngôi vị thương hiệu, càng là những tập đoàn
lớn càng cần phải có những bước đột phá nhằm gìn giữ, phát triển hình ảnh
thương hiệu của mình.
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
18
Với slogan “VNPT – cuộc sống đích thực”, VNPT đã định vị là một tập đoàn
kinh tế đem lại cho người dân những giá trị đích thực của cuộc sống. Hình ảnh
VNPT gắn liền với “dòng sông”, một dòng sông lớn đem lại sức sống lan tỏa
khắp nơi, mang lại những giá trị sống dọc theo dòng chảy của mình. Hình ảnh
dòng sông chảy ra biển lớn đại diện cho khát vọng lớn của VNPT là hội nhập
với thế giới, hình ảnh còn được nhân hóa thành những đôi vai luôn xuất hiện
đúng lúc để sẻ chia những khó khăn, nhọc nhằn của cuộc sống, sát cánh cùng
cộng đồng, vì sự phát triển của cộng đồng. Hành động đi cùng với những cam
kết của VNPT đã thay đổi hình ảnh của mình, tạo sự thân thiện và gần gũi như
“cuộc sống đích thực” vậy.
Vệ tinh VINASAT 1 sẽ phủ sóng vệ tinh cho
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam cũng như khu vực
Đông Nam Á, các nước Trung Quốc,
Triều Tiên, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia
Hình ảnh vệ tinh VINASAT 1 bay lên như khát vọng muốn bay xa của
VNPT, mang mong ước của người dân Việt Nam phát triển ngang tầm với thế
giới. Với những đóng góp của mình cho cộng đồng và sự đi lên của xã hội,
VNPT không chỉ là tập đoàn với phạm vi hoạt động rộng lớn đơn thuần mà còn
là người mở đường, tiên phong trong sự phát triển của BCVT – CNTT của đất
nước. Phải chăng VNPT đã vượt xa cả những ngày vàng son?
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
19
1. Những kết quả đạt được
VNPT khặng định vị trí dẫn đầu tại giải thưởng CNTT - TT Việt Nam
năm 2009. Đối với lĩnh vực viễn thông cố định, interet, VNPT đã được vinh
danh là doanh nghiệp viễn thông cố định suất sắc nhất. Hiện nay, với điện thoại
cố định, VNPT chiếm thị phần áp đảo là 78,26%. Là nhà cung cấp đầu tiên trên
cả nước về dịch vụ cố định, mạng cố định hữu tuyến và vô tuyến (G-phone) của
VNPT đã vươn rộng trên toàn quốc. 100% các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo đã có dịch vụ cố định của VNPT. Trong những năm qua, dịch vụ này đã
được VNPT liên tục làm mới thông qua việc tích hợp các tiện ích trên nền cố
định. Tiêu biểu như: nhắn tin, báo thức tự động, quay số rút gọn, báo cuộc gọi
đến khi đang đàm thoại, tạm dừng cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, đường dây nóng,
thông báo vắng nhà, khóa cuộc gọi, hạn chế cuộc gọi đi, không hiển thị số gọi
đi, xác định số gọi đến… Đặc biệt là dịch vụ cố định của VNPT cũng đóng góp
tích cực vào công tác phổ cập dịch vụ viễn thông công ích trên toàn quốc.
Bước vào thời đại đổi mới, thực hiện yêu cầu của Đảng và Nhà nước giao,
lãnh đạo ngành bưu điện đã đề ra những định hướng và giải pháp sáng tạo, quyết
tâm tổ chức thực hiện nhằm xây dựng và hiện đại hóa bưu chính, viễn thông Vệt
Nam. Táo bạo đi thẳng vào công nghệ hiện đại, lựa chọn công nghệ hiện đại,
đồng bộ, tương đồng với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Mạnh dạn
phá sự bao vây cấm vận bằng sự mềm dẻo, linh hoạt trong quan hệ quốc tế, lựa
chọn đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ vốn, công nghệ, dũng cảm thực hiện
cơ chế tự vay, tự trả, đi đầu trong việc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế
thị trường, phá bỏ thế độc quyền, chấp nhận cạnh tranh để phát triển, sáng tạo
giương cao ngọn cờ truyền thống, giữ gìn đoàn kết, xây dựng đội ngũ nhân viên
tiên tiến điển hình đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ mới.
Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, VNPT đã hoàn
thành các nội dung công việc có tính lịch sử quan trọng. Đầu tiên phải kể đến là
việc thành lập Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, là tập đoàn kinh tế
hàng đầu của đất nước, với vai trò là doanh nghiệp chủ lực cung cấp các dịch vụ
viễn thông, CNTT và bưu chính, có trình độ công nghệ và quản lý hiện đại,
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
20
chuyên môn hóa cao, kết hợp nghiên cứu, đào tạo và sản xuất kinh doanh. Thứ
hai, VNPT đã hoàn thành việc chia tách bưu cính, viễn thông trong năm 2007,
Tổng công ty bưu chính Việt Nam được thành lập và hoạt động từ 01/01/2008,
tạo tiền đề cho việc chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 của Tổng công ty Bưu chính đã không
định tính đúng đắn của chủ trương chia tách này. Dấu ấn thứ ba là ngày
19/04/2008, VNPT đã phóng thành công vệ tinh viễn thông Việt Nam
VINASAT 1 lên quỹ đạo, thể hiện chủ quyền quốc gia trong không gian, góp
phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Kết quả của quá trình
đổi mới, đã hiện đại hóa và phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam ngang
tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, xây dựng VNPT trở thành Tập đoàn
kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và
CNTT, đóng góp hiệu quả cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. VNPT luôn là doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng rộng lớn nhất trong các
doanh nghiệp khai thác viễn thông (93% cơ sở hạ tầng của mạng điện thoại cố
định, gần 60% hạ tầng mạng điện thoại di động quốc gia, 75% thị phần internet,
100% số xã có điện thoại của VNPT). Hiện tại VNPT có 62.741,000 thuê bao
điện thoại (tăng 90 lần so với năm 1995), 1.941,000 thuê bao internet, Mega
VNN.
Bên cạnh việc đóng góp với cộng đồng bằng các hoạt động chuyên ngành
của mình, VNPT cũng chú trọng tham gia các hoạt động chính sách, xã hội. Thể
hiện truyền thống nghĩa tình, tương thân tương ái của dân tộc, VNPT luôn nỗ
lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ công ích vì cộng đồng, đặc biệt là
công tác xóa đói giảm nghèo.
Với những thành quả đã đạt được, VNPT đã vinh dự được đón nhận danh
hiệu Anh hùng lao động, Chính phủ đã quyết định trao tặng cờ đơn vị dẫn đầu
phong trào thi đua năm 2009 cho VNPT và 26 đơn vị thành viên.
2. Những tồn tại
Bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, VNPT còn có những tồn
tại, thiếu sót về tổ chức, quản lý, trình độ cán bộ… Việc tồn tại một số đơn vị
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
21
hạch toán phụ thuộc quá lớn trong mô hình tổ chức và cơ chế hạch toán kinh
doanh hiện nay của Tổng công ty là điểm yếu kém và là một trong những
nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, khuyết điểm đã được phát hiện qua thanh tra tại
VNPT. VNPT phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm
của tập thể và cá nhân có liên quan, đề ra biện pháp chấn chỉnh để tiếp tục phấn
đấu, phát triển nhanh, bền vững hơn, sớm trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT, đáp ứng yêu cầu xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Trong công tác tổ chức vươn ra thị trường nước ngoài, VNPT
lại “đi sớm về muộn”. Bên cạnh đó mô hình tổ chức vẫn còn cồng kềnh và có
quá nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc nên dẫn đến quan liêu. Cụ thể, mô hình tổ
chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT tuy đã được cải tiến song chưa
thực sự tạo ra sự thay đổi, về cơ bản hạ tầng BCVT – CNTT được quan tâm chỉ
đạo đầu tư phát triển nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Việc kinh doanh
dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ gia tăng, dịch vụ lai ghép CNTT, bưu chính, viễn
thông, trên nền hạ tầng BCVT – CNTT của Tập đoàn vẫn còn nhiều hạn chế và
tồn tại.
Tuy trong những năm vừa qua, VNPT đã đạt tốc độ tăng trưởng tốt,
nhưng các dịch vụ mà Tập đoàn phát triển chưa tương xứng với việc đầu tư, thị
trường tiềm năng của VNPT. Trong thời gian qua, VNPT vẫn lúng túng về mô
hình tổ chức. Vấn đề phân phối tiền lương vẫn mang dáng dấp của thời kỳ kế
hoạch hóa tập trung cho dù đã trao quyền chủ động cho giám đốc của đơn vị
thành viên. Việc nghiên cứu, triển khai dịch vụ mới còn yếu, chậm chưa đáp ứng
được yêu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc khách hàng của các đơn vị còn hạn chế, chưa
quan tâm tiếp cận thị trường. Có một ví dụ điển hình là cán bộ của một đơn vị
thành viên chấp nhận thu nhập 5 triệu đồng/tháng chứ không chấp nhận lương 7
triệu đồng nhưng phải nhận thêm việc tiếp xúc với khách hàng. Đây là tồn tại
lớn mà VNPT phải giải quyết.
VNPT còn thiếu chủ động, thiếu tự tin và tự chủ trong tổ chức lại hoạt
động sản xuất kinh doanh. Chính điều này đang làm cho VNPT mất nhiều cơ hội
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
22
phát triển và sẽ đứng trước rất nhiều thách thức. Bởi trong thời đại cạnh tranh và
hội nhập, thời cơ là yếu tố quyết định, bỏ lỡ thời cơ thì sẽ không bao giờ có lại
được. Hướng đi của VNPT chưa rõ, vướng mắc và tồn đọng còn quá nhiều, cách
thức để tháo gỡ chưa quyết liệt. Hiện nay VNPT có đội ngũ lao động đông,
nhưng chất lượng và cơ cấu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời kỳ
mới. Điều này sẽ là lực cản cho việc xây dựng bộ máy năng động, hiệu quả và
rất khó tạo được động lực phát triển. Do vậy, VNPT cần phải sớm có giải pháp
đồng bộ, quyết liệt nhưng phải hợp lý, hợp tình để giải quyết vấn đề này, từng
bước trẻ hóa đi đôi với tri thức hóa nguồn nhân lực của mình tới tận cấp xã.
2.3. Một số đề xuất về văn hóa doanh nghiệp cho đơn vị
1. Phương hướng (định hướng) phát triển
Theo định hướng phát triển năm 2010 của VNPT, nhiều mục tiêu, nhiệm
vụ trọng tâm cụ thể được đặt ra như:
- Phấn đấu doanh thu phát sinh đạt 100 ngàn tỷ đồng, sản xuất kinh doanh
theo chiều sâu, phấn đấu giữ vững và phát huy truyền thống của đơn vị Anh
hùng lao động, đẩy mạnh việc phát triển nội dung, dịch vụ giá trị gia tăng, sản
phẩm phần mềm và ứng dụng CNTT…
- Chiến lược năm 2015 được đặt ra với quan điểm phát triển bền vững,
công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vai trò Tập đoàn
kinh tế chủ lực trong nước, vươn ra thị trường quốc tế. Mục tiêu chiến lược của
VNPT đến năm 2015 là trở thành một trong 10 nhà cung cấp dịch vụ giải pháp
viễn thông, CNTT hàng đầu khu vực châu Á với doanh thu đạt từ 14 – 15 tỷ
USD/năm. Năm 2020 doanh thu sẽ đạt gấp đôi so với năm 2015, tương ứng với
khoảng 28 -30 tỷ USD.
Về chiến lược phát triển năm 2010 đến năm 2015 của VNPT là cần làm rõ
hơn vị trí, vai trò của một Tập đoàn kinh tế chủ lực, sắp xếp lại bộ máy tổ chức
để tạo động lực phát triển tốt hơn, cần phải đoàn kết xây dựng một tập thể vững
mạnh và tự tin vững bước tiến vào thị trường quốc tế.
2. Một số đề xuất
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
23
Thứ nhất, là mô hình quản lý của Tập đoàn, VNPT cần thể hiện sự thống
nhất và thông suốt, có phân cấp hợp lý và chọn lựa kỹ càng.
Thứ hai, phải có cơ chế làm rõ trách nhiệm cá nhân thể hiện rõ lợi ích cho
từng chức danh trong bộ máy để từ đó đề cao trách nhiệm cá nhân, thúc đẩy sự
sáng tạo.
Thứ ba, phải có cơ chế rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ chủ chốt, chú
trọng cả ba yếu tố: đức, tài, sức khỏe, từ đó bố trí một cách hợp lý từ cấp tập
đoàn đến cơ sở.
Thứ tư, Tập đoàn VNPT cần tách bạch rõ tính chất kinh doanh và công
ích giữa hai lĩnh vực bưu chính và viễn thông không để tình trạng tổ chức nửa
vời, lẫn lộn giữa công ích và kinh doanh. Bưu chính là dịch vụ công ích, nhưng
cũng phải có lộ trình giảm dần sự hỗ trợ của Nhà nước, tiến tới lấy thu bù chi và
phải có lãi trong một tương lai gần.
Thứ năm, trong công tác quản lý, cần quản lý tốt về con người, mà trước
hết là các cán bộ chủ trì ở các cấp, qua cơ chế đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, khen
chê, thưởng phạt nghiêm minh, quản lý các nguồn lực tài chính một cách chặt
chẽ, đầu tư phải hiệu quả, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị để kinh doanh với
hiệu quả cao và chất lượng tốt.
Thứ sáu, đồng thời phải tăng cường công tác Đảng, công tác Đoàn với Đoàn
thanh niên, làm cho các tổ chức này mạnh hơn, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả
công tác trong và ngoài nước, tăng cường đoàn kết và dân chủ nội bộ để làm tốt
vấn đề tư tưởng.
Có bốn trọng điểm đầu tư mà Tập đoàn VNPT cần chú trọng là:
- Đầu tư cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, đầu đàn, mạnh dạn trẻ hóa, mạnh
dạn cử đi đào tạo, kể cả ở nước ngoài.
- Đầu tư xây dựng cơ chế chính sách, trong đó có chính sách kích cầu và
xã hội hóa, đẩy mạnh huy động vốn đầu tư phát triển.
- Đầu tư hiện đại hóa hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
24
- Đặc biệt chú trọng việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Một doanh
nghiệp muốn thành công trên thị trường cần phải hội tụ đủ ba yếu tố:
Thông tin - Trí tuệ - Thương hiệu.
Phần 3 - Kết luận
Thực hiện văn hóa doanh nghiệp đạt được lợi ích gì cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của đơn vị?
Văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển kinh tế xã hội. Ở góc độ nhà quản lý doanh nghiệp, có thể khẳng định:
văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò hết sức lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động, sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóa
doanh nghiệp tạo ra sự cố kết và tính thống nhất cao trong hành động của các
thành viên; tạo cho doanh nghiệp một phong cách, cá tính, bản sắc riêng; điều
tiết các hành vi và thái độ của các thành viên. Nó là chất keo kết dính các thành
viên trong doanh nghiệp; góp sức đào tạo, bồi dưỡng các thành viên tuân thủ
những tôn chỉ, phương châm hành động để nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trần Thị Tuyết Mai
Lớp: QT106A2
25