Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trà dược trị đau dạ dày doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.37 KB, 4 trang )

Trà dược trị đau dạ
dày
Đau dạ dày là chứng bệnh mà Đông y gọi là vị thống
hay vị quản thống. Biểu hiện là đau vùng thượng vị,
đau có lúc ê ẩm hoặc đau mạnh, lúc tăng lúc giảm,
kèm theo thấy bụng đầy trướng, ợ hơi, ợ chua, bụng
cồn cào
Đông y cho rằng nguyên nhân là do tình chí uất ức, lo
nghĩ giận giữ quá mức làm cho khí uất sinh tổn
thương cho can. Can mộc mất chức năng sơ tiết làm
ảnh hưởng đến dạ dày không hòa giáng được mà sinh
bệnh. Hai là do ăn uống không điều độ, no đói thất
thường, thích ăn đồ sống lạnh làm tổn thương cho tỳ
và vị như ăn nhiều thức chua thời can khí quá thịnh,
tỳ thổ bị can mộc thừa khắc mà sinh bệnh. Bạn đọc
có thể tham khảo một số loại trà dược dưới đây để áp
dụng.
Phật thủ.
Bài 1:
Nụ hoa hoặc hoa mai (mơ) 6g, trà xanh 6g. Cho hai
thứ vào nước sôi ngâm 5 phút. Ngày uống 1 lần lúc
nóng. Công dụng: thư can điều khí, hòa vị giảm đau.
Chữa bụng trướng, đầy hơi hoặc có nôn.
Bài 2: Hoa nhài 6g, phật thủ 10g. Hai vị cho vào
nước sôi ngâm 5 phút, uống ngày 1 thang, uống nóng
thay chè. Công dụng: điều khí giải uất, hòa vị giảm
đau. Chữa sườn bụng tức đau, đầy hơi, ăn kém.
Bài 3: Phật thủ tươi 25g hoặc khô 10g. Phật thủ thái
thành lát mỏng hoặc tán vụn, pha nước sôi ngâm 10
phút uống thay chè trong ngày, uống nóng. Công
dụng: thư can điều khí, hòa vị trừ thống. Chữa dạ dày


trướng đầy do can vị bất hòa, các chứng đau thần
kinh dạ dày…
Bài 4: Hoa cam quýt, chè bột mỗi thứ 3 - 5g pha vào
nước sôi ngâm 10 phút. Uống nóng trong ngày. Công
dụng: ôn trung điều khí, hòa vị giảm đau. Chữa đau
bụng do lạnh, ăn uống không tiêu kèm theo ho…
Bài 5: Hoa nhài 6g, thạch xương bồ 6g, chè xanh
10g. Tất cả tán vụn, hãm nước sôi trong 5 - 10 phút,
uống nóng ngày 1 thang. Công dụng: điều khí hòa vị
giảm đau, kiện tỳ an thần. Chữa viêm dạ dày mạn, ăn
uống không ngon, tiêu hóa kém, bụng trướng đau,
mất ngủ.

×