Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh nghiệm ''''xương máu'''' khi nuôi con đầu lòng (P.2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.11 KB, 4 trang )


Nuôi con đầu lòng là tâm huyết và nỗ lực rất lớn của
cha mẹ. (Ảnh minh họa).
Kinh nghiệm
'xương máu' khi
nuôi con đầu lòng
(P.2)
- Lần đầu pha sữa cho con chồng mình đã huấn
luyện con làm ‘bợm nhậu’.5. Pha sữa cho con
Nước để pha sữa cho con nên lựa chọn nước đã đun
sôi. Không dùng nước đun sôi nhiều lần và để trong
ấm lâu ngày. Không dùng nước giếng vì có thể chứa
nhiều nitrat rất độc hại cho thận của trẻ sơ sinh.
Nước dùng để pha sữa nên được đun sôi trong 5
phút, sau đó để nguội bớt 37 độ C.

'Ơ rê ca', bố dùng rượu pha sữa cho con! Thật không
hiểu nổi???
PS: Lần đầu pha sữa cho con chồng mình đã huấn
luyện con làm ‘bợm nhậu’.
Chuyện là, 2 ngày sau khi ra viện, đến chập tối con
khóc ngằn ngặt, ti mẹ đau rát mà sữa lại chưa về
nhiều nên vợ chồng quyết định pha sữa công thức
cho con ăn thêm. Bố trổ tài thúc bình pha sữa cho
con ‘lành nghề’ lắm. Khi mẹ cầm bình sữa từ tay bố
đưa, sờ thấy nóng ran mẹ thắc mắc: “sao nóng thế
này anh?’ – “anh pha đúng hướng dẫn mà!” – “không
được, anh thêm chút nước đun sôi để nguội vào đi!’ –
“tuân lệnh vợ”. Nói rồi bố quáng quàng chạy đi, 20
giây sau đã thấy tay cầm bình sữa cho con, mặt hớn
hở chờ mẹ ‘tâng công’. Mẹ hài lòng cầm bình đút vào


miệng con, con mút mạnh một cái… rồi ọc sữa ho sặc
sụa, mặt mày tím tái khóc ré lên. Bố mẹ tím mặt
người vuốt ngực người vuốt lưng… 'Ơ rê ca', bố dùng
rượu pha sữa cho con! Thật không hiểu nổi???
6. Bé hăm tã
Bài liên quan: Kinh nghiệm 'xương máu' khi nuôi con
đầu lòng (P.2)
Kinh nghiệm ‘xương máu’ khi nuôi con đầu lòng (P.1)
Mẹ Việt 'chuộng' nuôi con kiểu Tây
Giảm tranh chấp khi nuôi con mọn
Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất
hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở
vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục,
kèm theo mùi nồng khó chịu. Quan sát da vùng
quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ,
chảy nước, chảy máu…
Chính vì vậy, để phòng tránh hăm tã cho bé sơ sinh
mẹ nên lưu ý vệ sinh cho bé. Đừng chần chừ khi thay
tã cho bé. Nên lau chùi kỹ cho bé khi thay tã. Chú ý
lau xung quanh bộ phận sinh dục ngoài trước, rồi lau
quanh hậu môn. Đặc biệt, khi tắm cho bé xong, mẹ
cần lau khô người cho bé rồi mới quấn tã.
PS: Mỗi khi thay tã cho con, mình thường lau rửa cho
bé bằng nước trà xanh ấm. Sau đó lấy khăn thấm
thật khô, rồi dùng phấn rôm hay kem chống hăm bôi
lên một lớp mỏng cho con.
7. Nước tắm cho bé
Sau sinh, mẹ vật vã với cơn đau hậu sản nên không
biết y tá dặn dò bố thế nào về việc tắm cho con.
Bà ngoại gọi lên dặn đi dặn lại: “vợ chồng nhớ tắm

cho con bằng nước ấm, tắm nhanh không quá 4 phút
và kỳ cọ nhẹ nhàng thôi không trầy hết da cháu bà’.
Rồi chẳng biết bố nghe ngóng thế nào nhất nhất pha
nước tắm cho con đúng 38 độ và nằng nặc rằng thân
nhiệt con thấp, tắm thế mới đảm bảo sức khỏe. Mẹ
nhúng khửu tay xuống chậu nước tắm thấy ran rát.
Mẹ giãy nảy đòi bố pha thêm nước, bố phụng phịu
phân bua: ‘em sờ thấy nóng nhưng với trẻ thế là vừa.
Anh tìm hiểu kỹ rồi’. Bố mẹ khẩu chiến, mẹ kiên quyết
cho thêm hơn 1 ca nước nguội nữa vào nước tắm
của con. Có gần 4 phút tắm mà người con đỏ hỏn.
Thật hú hồn!
PS: Nhiệt độ nước tắm của các bé thông thường là
35 - 36 độ C . Mẹ có thể sắm riêng cho bé một nhiệt
kế đo nhiệt độ nước tắm cho chuẩn. Nếu không mẹ
chỉ cần nhúng khuỷu tay của mẹ xuống chậu nước
tắm. Nếu mẹ thấy nước không nóng hay không lạnh
quá, vừa phải là được. Tuyệt đối không nên thử nước
bằng ngón tay mẹ. Vì thông thường, nước ấm vừa
tay mẹ sẽ là quá nóng so với da bé. Bao giờ mẹ cũng
thử nước trước khi cho bé vào chậu/bồn tắm.

×