Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kinh nghiệm ‘xương máu’ khi nuôi con đầu lòng (P.1) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.73 KB, 5 trang )


Cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn khi chăm con đầu
lòng. (Ảnh minh họa).
Kinh nghiệm ‘xương
máu’ khi nuôi con
đầu lòng (P.1)
- Nhóc đầu lòng nhà mình giờ được hơn 1 tháng
tuổi, thế nên, dạo này mình chịu khó ‘lướt’ mấy
diễn đàn làm mẹ học chăm con lắm!
Tối qua lang thang trên mạng, mình tìm được mấy
kinh nghiệm hay lắm, viết ra đây để chia sẻ với chị
em đã và đang chăm con nhỏ!
1. Để bé dễ nuôi
Khi đón bé từ bệnh viện về, đưa vào phòng, các mẹ
nên cho bé nằm xuống 1 tấm chăn trải dưới nền nhà
(nhớ là nền đã lau sạch sẽ, tinh tươm, chăn gấp lại
đủ dầy để không làm bé lạnh). Khoảng 1 – 2 phút sau
mới cho bé lên giường hoặc nôi. Việc làm này dụng ý
là cho bé nếm trải sự thiếu thốn, khó khăn khi nằm
đất trước khi được đủ đầy, sung sướng khi nằm
giường để bé dễ nuôi và không khóc đêm.

Cha mẹ luôn bỡ ngỡ rất nhiều khi nuôi con đầu lòng.
(Ảnh minh họa).
Lưu ý: Với các bé, mẹ cũng không cần ga trải giường
hoa hòe, hoa sói quá đâu. Vì sau mấy ngày, bé ‘xì
xoẹt’ suốt thì mẹ tha hồ giặt giũ, phơi phóng.
PS: Kinh nghiệm này mình biết từ trước khi sinh con.
Thế là hôm đầu tiên về nhà, chồng mình chải chăn
gối rõ đẹp dưới đất để con 'tọa', vừa đặt nhóc nằm
xuống cu cậu đã làm ngay 1 màn chào hỏi chăn gối


rõ 'xôm' ôi chao ơi, lần đầu tiên con tôi đi ị.
Bố được phen vừa bịt mũi dọn dẹp, vừa xua tay đuổi
2 mẹ con lên giường.
2. Con ăn có đủ no không?
Đây là câu hỏi bất kỳ bà mẹ trẻ nào cũng thắc mắc.
Theo kinh nghiệm của các mẹ trên diễn đàn thì khi no
bé sẽ tự động nhả vú mẹ ra và con càng bú vú mẹ thì
càng kích thích sữa lên nhiều.
Nghe thấy tiếng bé nuốt ừng ực từng hồi khi bú,
miệng bé có sữa tràn ra thì là do sữa mẹ chảy quá
nhanh.
3. Để mẹ nhiều sữa
Nhiều mẹ ti sưng như quả bóng mà con thì vẫn không
đủ sữa mút. Quả thật cũng đau đầu đây!
Nếu mẹ nào ít sữa nên ăn cháo gạo nếp ninh cùng
chân giò lợn, thêm một ít cam thảo hoặc chân giò lợn
hầm hạt sen.

Chỉ cần 1 biều hiện lạ của con cũng khiến cha mẹ lo
lắng. (Ảnh minh họa).
Nếu sau sinh chậm ra sữa, mẹ có thể dùng vỏ mướp
và thông thảo mỗi thứ một nắm nhỏ. Dùng nồi đất sắc
lấy nước uống. Uống liên tục vài ngày sẽ ra sữa
nhiều và rất tốt!
PS: Mình thì bây giờ chỉ cần ngửi mùi cháo chân giò
là đã thấy sợ. Nhưng vì con và không thể phụ công
chồng, vẫn ăn đều tuần 3 lần đấy. Nhiều sữa lắm ạ!
4. Con chậm ‘ị’
Có một mẹ trên một diễn đàn kêu trời vì 3 – 4 ngày
con không ị. Mẹ thì sốt ruột, lo lắng khi thấy mặt con

nhăn nhó, ngố tàu mà xi thì con không chịu ị. Thế là
ngày nào 2 vợ chồng cũng ‘trực’ con, còn bé thì cứ
nhởn nhơ cười toe toét.
Đến ngày thứ 5, thấy con có ‘dấu hiệu lạ’, mẹ nhanh
chóng cởi quần, chưa kịp xi thì con đã ị một lèo. Cả 2
vợ chồng hớn hở như bắt được vàng.
Thực tế, nếu bé được bú mẹ hoàn toàn có thể đi ị ít
hơn so với những bé bú ngoài và chậm 1 – 2 ngày thì
mẹ cũng không nên quá lo lắng. Với eva nuôi con
hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thì mẹ nên
ăn nhiều rau, chất xơ… để cải thiện dần nhưng cũng
phải 2 ngày bé mới ị.

×