Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.32 MB, 185 trang )

MỞ ĐẦU
Chămpa luôn là một “bí ấn” lớn đối với các nhà
nghiên cứu và nguồn cảm hứng vô tận cho những người say mê
nó. Nói đến Chămpa không thể không nhắc đến những điệu múa
chăm, không thể không nhắc đến những thành, tháp, đền mà
người Chăm đã để lại đó là một nền vă hóa lớn của một trong ba
nền văn hóa nổi bật và đang được quan tâm nhiều hiện nay ở khu
vực Đông Nam Á. Để nói đến vương quốc Chăm thì rất nhiều
vấn đề để quan tâm trong đó đặc sắc nhất và tiêu biểu nhất là
nghệ thuật điêu khắc đá Chăm pa.
Vương quốc Chămpa hình thành và phát triển trên
dải ven biển miền trung Việt Nam và một phần cao nguyên
Trường Sơn; lúc lớn mạng nhất trải dài từ Hoành Sơn, sông danh
ở phía Bắc đến sông Dinh – Hàm Tân, ở phía Tây Nam đến lưu
vực Krong Pô Cô và sông Đà Rằng trên Tây Nguyên. Về phía
đông, họ thật sự làm chủ cả vùng ven biển đông cùng với dãy đảo
gần bờ. cư sân chủ yếu của vương quốc này là người Chăm,
trước dây còn gọi là Chàm, Chiêm, nói thiếng Malay – Chamic,
giữ văn hoá truyền thống Chămpa vẫ sinh sống ở đất củ ven biển
miền trung, hoặc đồng bằng sông Cửu Long ở miêng Nam. Một
bộ phận khác không ít, khảng 2 vạn người sống ở Bình Định và
Phí Yên, tự gọi là người Chăm Hơroi,cũng nói tiếng Malayo –
Chamic, nhưng không biết chữ Chăm và không bó gì với văn hoá
chăm
1
Nghệ thuật điêu khắc đá chămpa có nhiều giai đoạn
và nhiều phong cách, mỗi giai đoạn và mỗi phong cách gắn với
một giai đoạn lịch sử của người vương quốc này.
Trong đề tài này nhóm chúng tôi sẽ trình bày hai
quan điểm tiêu biểu của: Trần Kì Phương và Cao Xuân Phổ về
các phong cách điêu khắc trong điêu khắc đá Chawmpa. À theo ý


kiến của nhóm. Tuy có nhiều phong cách và mỗi phong cách có
nét đẹp riêng, đặc trưng riêng., nhưng phong cách trà kiệu là
phong cách đẹp nhất và nổi bật nhất.
Việt nam có khoảng 70% diện tích là đồi núi với
nhiều mỏ đá, nhiều chủng loại đá khác nhau, vì thế việc sử dụng
đá vào các công trinh kiến trúc, điêu khắc là rất phổ biến. Ngay
từ thời xa xưa, con người đã biết đẽo gọt đá để làm công cụ lao
động nhằm duy trì sự sống và tạo đồ trang sức làm đẹp cho bản
thân. Khi xã hội ngày càng phát triển, công dụng của đá được mở
rộng hơn, do tính chất tự nhiên của nó, đá không chỉ được dùng
làm trong công trình xây dựng, mà còn được dùng để tạc tượng,
chạm khắc các bức phù điêu trang trí trong chùa, đền, tháp, cung
điện…
Đá tạc tượng và làm các công trình kiến trúc được
lựa chọn rất kỹ, đó có thể là khối đá nguyên sau đó được người ta
cắt xén, hoặc là những mảnh ghép lại với nhau tạo nên thành
khối, từng mảnh. Sau khi có được khối đá như ý, người ta vận
chuyển về xưởng chế tác tại các địa phương, và ở đây, người ta
bắt đầu tiến hành công việc của mình.
2
Để tạc được bức tượng đá, hay trạm trổ hoa văn trên đá,
nghệ nhân phải sử dụng đến búa sắt, mũi bạt (là mũi ve như cái
đục bạt của người thợ mộc), đục nhọn, đục móng, đục vuông nhỏ
giấy ráp (dùng để đánh bóng). Nghề làm chạm khắc đòi hỏi
người nghệ nhân phải bền bỉ, kiên nhẫn bởi chỉ một sơ xuất nhỏ
cũng có thể khiến tác phẩm bị biến dạng. Xưa nay, chạm khắc đá
được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực tạc tượng, đó có thể là
tượng người hay tượng động vật hoặc các hoa văn trong các đền
tháp.
Tượng được tạc bằng đá chủ yểu là tượng Phật, tượng La

Hán, những tượng này được đặt trong các ngôi đền, chùa; tiếp
đến là tượng Thần linh, đặc biệt là các vị thần của Balamon giáo
(Shiva, Visnu, Brahma), tượng vũ công. Sau này còn có tượng
vua quan các triều đại phong kiến. Bên cạnh đó còn có rất nhiều
tượng động vật.
Đá cũng được dùng để chạm khắc các bức phù điêu với nội
dung chủ yếu kể về tích truyện, huyền thoại, truyền thuyết của
Phật và các vị thần linh, cũng có khi đó lại là các bức tranh
phong thuỷ hữu tình. Hầu hết các bức phù điêu đều có hoa văn
trang trí cách điệu rất đẹp mắt và sinh động.
Đá được dùng để xây dựng các công trình tôn giáo (như tháp, nhà
thờ) và các cung điện, lăng tẩm, tường hào…
Sở dĩ đá được sử dụng đa dạng như vậy bới vì nó là
một chất liệu có độ bền cao, chịu được nhiều loại thời tiết khắc
nghiệt. Hơn nữa nó cũng là một chất liệu dễ tạo hình, gây cảm
3
hứng cho người sáng tác, vả lại bản thân đá đã có một sắc màu tự
nhiên vừa hoang sơ, vừa sinh động nên người ta không nhất thiết
phải sơn son thếp vàng cho nó nữa. Những công trình kiến trúc,
những bức tượng, phù điêu…được làm nên từ đá trông rất có
hồn, chân thực, bởi nó là sản phẩm của một quá trình lao động
sáng tạo của nghệ nhân với trình độ thẩm mĩ điêu luyện.
Ngày nay đá vẫn tiếp tục được sử dụng để làm nên
những bức tượng Phật cho các ngôi chùa, làm phù điêu và rất
nhiều công trình kiến trúc có giá trị cao, và người ta có thể thấy
được các xưởng chế tác đá này nằm rải rác trong khắp cả nước,
chẳng hạn như vùng núi Kính Chú (Hải Dương), vùng núi ven
biển Sầm Sơn (Thanh Hoá), núi Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)…
Và phong cách trà kiệu là phong cách có nhiều tác phẩm nhất và
là có những tá phẩm đẹp nhiều nhất. Mặc dù phong cách đồng

dương đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhưng
không vì thế mà làm mờ đi những nét đẹp gần như toàn vẹn và có
khuynh hướng cổ điển của phog cách trà kiệu.
4
Chương I.
KHÁI QUÁT VỀ VƯƠNG QUỐC CHĂMPA
I. Đôi nét về Lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc
champa ( Phạm Thị Ngọc Bích: 0664007)
I.1.Lâm Ấp ( 192 – 749)
Vương quốc Chămpa hình thành và phát triển trên
dải ven biển miền trung Việt Nam và một phần cao nguyên
Trường Sơn; lúc lớn mạng nhất trải dài từ Hoành Sơn, sông danh
ở phía Bắc đến sông Dinh – Hàm Tân, ở phía Tây Nam đến lưu
vực Krong Pô Cô và sông Đà Rằng trên Tây Nguyên. Về phía
đông, họ thật sự làm chủ cả vùng ven biển đông cùng với dãy đảo
gần bờ. cư sân chủ yếu của vương quốc này là người Chăm,
trước dây còn gọi là Chàm, Chiêm, nói thiếng Malay – Chamic,
giữ văn hoá truyền thống Chămpa vẫ sinh sống ở đất củ ven biển
miền trung, hoặc đồng bằng sông Cửu Long ở miêng Nam. Một
bộ phận khác không ít, khảng 2 vạn người sống ở Bình Định và
Phí Yên, tự gọi là người Chăm Hơroi,cũng nói tiếng Malayo –
Chamic, nhưng không biết chữ Chăm và không bó gì với văn
hoác chăm. Như vậy, chủ nhân của nền văn hoá Sa Huỳnh - nền
văn hoá sắt sớm mang đậm dấu ấn văn hoá biển, Nam Đảo là tiền
thân của người Chăm, dân nói tiếng Malayo – Plynesia, của văn
hóa Chăm cà của cương quốc Chămpa.
Năm 111 trứơc công nguyên, nhà Hán thay thế nhà
Triệu xâm lược và thống trị nhước Âu Lạc. Ngoài hai quận Giao
5
Chỉ, Cửu Chân, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam ( là từ Hoành

Sơn có lẽ đến đèo Cù Mông chia là năm huyện: Tây quyrnr, chu
Ngô, Tỷ Cảnh , Lô Dung và Tượng Lâm
1
( là đất quãng Nam,
Quãng Ngãi ngày nay). Không chịu được thống trị tàn bạo và bóc
lột dã man của nhà Hán, nhân dân ở các quận nổi dậy., cuối thế kỉ
thứ II, dân tượng Lâm nơi xa xôi nhất đã đath được thắng lợi
trước tiên, họ noỏi dậy hiết huyện lệnh, giành quyền tự chủ và lập
nước., quốc gia mới thành lập của Tượng Lâm được thư tịch cổ
Trung Hoa gọi là Lâm Ấp, tên nước được gọi chính thức trong
văn bia là Chămpa thế kỉ III và IV. Chămpa la tên của một loài
hoa đẹp – hoa ngọc Lan Chămpaca Linnae, nước Lâm Ấp ( vào
cuối thế kỉ II) rồi đến Chămpa thành lập và phát triển.
Lương thư tức bộ sử nhà Lương (502-556) do Diêu
Tư Liêm biên soạn vào thế kỷ thứ VII cho biết một cách hệ thống
về nước Lâm Ấp thời kỳ mới thành lập.
Liên Khu làm vua mấy chục năm, rồi vì không có
con, cháu ngoại là Phạm Hùng Thay, cho đén khoảng cuối thê skỉ
thứ III. tiếp đó con là Phạm Dật nối ngôi, làm vua trong 12 năm (
337- 349). Phạm văn vốn là người hầu của viên quan võ huyện
Tây Quỷên, quận Nhật Nam ( có lẽ cũng là người bản xứ), sau
theo Hầu Dật có tài đức được làm tướng. Sau Phạm Văn là
Phạm Phật, con của Phạm văn ở ngôi từ năm 349 – 361, rồi đến
Phạm Tu Đạt ( hay Phạm Hồ đạt) cháu của Phạm Phật làm vua
vào cuối thế kỉ IV - đến đầu thể kỉ V. Trong một khoảng thời
gian dài nước Chămpa có diễn ra nhiều biến cố và có nhiều thây
1
tiền Hán tuhư, Q28, tờ 10b.dẫn theo sách vương quốc Chămpa, NXB ĐHQG Hà Nội,
2006
6

đổi về ngôi vua và dòng tộc, các bia kí CHăm cổ đã xung cấp cho
chúng ta những cứ liệu, tuy ít ỏi nhưng lại chuẩn xác về sự
chuyển biến từ nhà nước Lâm Ấp sang vương quốc Chămpa Cho
đến nay, chưa có một cơ sở nào để có thể đồng nhất các vị vua
trước thế kỉ thư VI mà các bia kí nói tới với các vị vua Lâm Ấp.
Như từ vua Sambhuvarman (đầu htế kỉ thứ VII trở đi các vua
Chămpa mà các bia kí nhắc tới đều trùng kjớp với tên các vua
Lâm Ấp trong sử sách Trung Quốc: Sambhuvảman là Phạm Phạn
Chí hay Phạm Chí ( 595 – 629 ) Phạm Đầu Lê – Kandarpadhama
( 629 - ? ); Phạm Trấn Long – Bhasadharrma ( ? – 645); Bạt-đà-
la-thư-la-bạt-la – Bhadresvaravarman ( 645 - ?); Chư Cát Địa
( hay Tị-kiến-đà-bạt-ma)- Vikrantavarma I ( 653 – 679), Kiến-đa-
đạt-ma ( hay tỉ-kiến-đà-bạt-ma) Vikrantavarma II( khoảng 686 –
731 ) và Lư-đà-la ( hay luật-đà-la-bạt-ma II) – Rudravarman II
(731 – 757). Do đó hoàn toàn có thể khẳng định rằng , chỉ từ đầu
thế kỉ VII Lâm Ấp mới chuyển thành Chămpavà thủ đô l úc này
đã dời xuống phía Nam hơn – vùng trà Kiệu ( kinh đô
Sinhapura).
I.2. Hoàn Vương ( 758 – 859 )
Từ sau năm 749, cái tên Lâm Ấp không còn xuất
hiện trong sử sách Trung Quốc nữa mãi đến năm 758, Chămpa
lại xuất hiện trong thư tịch cổ Trung Quốc, nhưng với một cái
tên mới: Hoàn Vương. Tân đương thư cho chúng ta biết: “ Sau
nhiên hiệu Chí Đức ( 756 – 758), Lâm Ấp đổi tên là Hoàn
Vương”. Sự thay đổi tên hiệu ra Hoàn Vương của Chămpa tương
ứ với một thời kì mới khá quan trọng trong Lịch sử vương quốc
Chămpa: Thời kì bá quyền của các tỉnh miền Nam. Bắt đầu từ
7
prathivindravaman “ là vị vua tối cao đã từng thừa hưởng toàn bộ
lãnh thổ Chămpa” “ sinh ra từ chủng tộc mặt trăng”

( sassijavamsa) và “như là mặt trăng chói lọi trên bầu trời không
có mộu dấu vết nào” và vị vua kế tiếp, ông vua Satyavarman
được phong tên thuỵ là Isvaraloka. Niên điểm cuối cùng mà
chúng ta biết được về vị vua Vikrantavarman cũng như của
vương triều Hoàn Vương là niên đại 854, niên đại của tấm bia Pô
Nagar. Khi vua Vikrantavarman mất do không có con, các quan
trong triều đã chọn Indravarman (II), Lịch sử Chămpa đã chuyển
sang một thời kì mới - thời kì của vương triều Indrapura phía
Bắc. Đến đây chấm dứt cả một thời kì, kéo dài đúng 100 năm của
thời kì Hoàn Vương.
Tuy chỉ kéo dài 100 năm, thời kì Hoàn Vương là
một bước tiếp theo quan trọng trong quá trình hình thành và cũng
cố vương quốc Chămpa. Đến thời Hoàn Vương lầ đầu tiên trong
Lịch sử , vương quốc Chămpa có một sự thống nhất, dù chỉ về
hình thức, duốt từ Bắc đến Nam.
I.3. Indrapura ( 875 – 982)
Từ sau niên đại 854 ( niên đại tấm bia của vua
Vikrantavarman III ở Pô Nagar, trở đi hầu như không có một tư
liệu gì về Hoàn Vương nói riêng và về Chămpa nói chung. Chỉ
vào năm 875, những tài liệu bia kí mới xuất hiện trở lại ở
Chămpa, nhưngkhông phải ở mniền Nam hay Mỹ sơn mà ở một
địa điểm mới: Indrapura ( khu vực Đồng Dương thuộc tỉnh
Quãng Nam Đà Nẵng hiện nay. Từ thời gian này trở đi người
Trung Quốc bỏ quên tên Hoang Vương mà dùng tên “Chiêm
Thành” là dùng để chỉ Chămpa. Với vương triều Indrapura, vai
8
trò của cộng quốc Chămpa phía Bắc mà các bia kí thể kỉ thứ VII
ở Mỹ Sơn gọi là Campapura bắt đầu thực sự giữ bá quỳên trong
Lịch sử Chămpa.
Quyền đối với Chắmpa của các vua chúa miền Nam chủ thực sự

chấm dứt để nhượng bá quyền cho các vua chúa phía Bắc vào lúc
Indravaman II lên ngôi vua (ông vua này thuộc dòng tộc Uroja,
phía viên của Sambhu). việc trỗi dậy của cương triều Indrapura
không chỉ đánh dấu sự phực hưng quyền lực trở lại đối với
Chămpa của các vua chúa Campapura phía Bắc, mà còn đánh dấu
sự thay đổi quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.
Ở giai đoạn này phật giáo gần như trỏ thành tôn giáo chính của
vương triều và những vị tiếp theo sau này đều mang đậm sắc thái
phật giáo. thể hiện qua các văn bia nói tới nhiều nỗi khổ đau của
con người và luân hồi nói tới “ cõi niết bàn tuyệt diệu”. Năm 889
Indravaman II mất và vị vua mới có tên Jaya Simhavarman lên
ngôi. Tiếp sau đó là các vị vua Jaya Sakrivarman, Bhadavarman
II va Indravarman III . ông là chắt của Lyan Vrddhaluka. Vào tjời
gian này Chămpa đang trong thời kì mạnh lên và đang từng bước
bắt đầu hợp nhất này thì hai nước láng giềng : Đại Việt ở phía
Bắc và nhà nước Chân Lạp thống nhất ở Phía nam cũng bước vào
thời hưng thịnhNăm 938 người Việt Giành được độc lập và
nhanh chóng trở thành quốc gia hùng mạnh. Đó là nôic lo của của
các vua Chămpa.
Vào Năm 972, một vị vua xuất hiện ở Chămpa theo
sử sách Trung Quốc gọi là Ba Mĩ Thế và sách Đại Việt sử kí toàn
9
thư của Việt Nam gọil à Phê Mĩ Thuế
2
- Paramesvaravarman, từ
năm 972 – 979 liên tụa cử sáu sứ bộ sang Trung Quốc - một sự
kiện hiếm thấy trong Lịch sử Chămpa. vì sợ sựlớn mạnh của 2
nước láng giềng này nên vương quốc Chămpa tìm mọi cách quấy
phá biên giói và kéo quân đánh phá Đại Việt vào năm 979.
Sau khi Lê Hòan lên ngôi vua với hiệu là Lê Đại Hành và năm

980, nước đại Việt cử hai sứ thần sang chiêm thành nhưng không
hiểu tại sao vua Chăm bắt cả hai sứ thần, “Vua giận mới đóng
thuyền chiến, sửa binh khí , tự làm tướng đi đánh và chếm được
Phê-mi-thuế tại trận …”
3
. Sự kiện bi thảm trên đối với đấtnước
Chiêm Thành xảy ra vào năm 982. Cũng sự kiện này đã đánh dấu
hấm hết cho vương triều Indrapura của Chămpa.
I.4.Thời kì Chiêm Thành ( 988 – 1471)
I.4.1 Thời kì Vijtya ( 988 – 1177)
Năm 988, khi vua Lê Đại Hành tiến vào kinh đô
Indrapura, thò nước này trở nên hỗn loạn. Theo Lịch sử Trung
Quốc năm 988 ( Đoan cung năm thứ nhất), nhà cầm quyền quãng
Châu lại tâu có 301 người Chiêm Thành đến quy phụ … Theo
Đại Việt sử kí toàn thư chép: “ Mậu tí, năm thứ 9 (988) ( Tống,
Đoang cung năm thứ I) Vua nước Chiêm Thành là Băng Vương
La- duệ ở Phật thành tự đặt hiệu là Cu-thi-lị Ha-thân-bài-mạt-
la”
4
.Vị vua mới ở phật thanh (tức Đô Bàn ở Bình Định hiện nay)
này chính là Harivarman II ma các bia kí Chămpa nói tới và cũng
là vị vua đầu tiên dời đô về phía nam ở Vijaya. Sau khi dời đô về
2
, 3,4 Đại Việt Sử Toàn thư, tập 1, Sdd,tr. 160, 168 – 169, 172. Dẫn theo sách Văn Hoá cổ
Chămpa, Ngô Văn Doanh, NXB Văn hoá Dân Tộc, 2002.
3
4
10
Vijaya vào năm 1005, vua Yang Ku Pu Vijaya truyền ngooi cho
một người mà G. Maspero – Harivarman III vào năm 1010 ( vị

vua này trị vì khoảng 10 năm) và vào năm 1020 đã truyền ngôi
cho G. Maspero – Paramesvavarman II. trong những năm này nội
tình củâ vương quốc Chămpa không ổn định và chia rẽ.
I.4.2.Thời kì Panduranda
Kể từ thế kỷ thứ 11, Champa bắt đầu gặp phải bao
khó khăn để đối phó chống lại những cuộc xâm lăng từ miền bắc,
thí dụ vào năm 1021 và vào năm 1026. Chưa đầy 18 năm sau,
viện cớ là quân Champa xâm phạm biên cương, vua Ðại Việt
cầm đầu một đoàn quân hùng mạnh sang xâm chiếm Vijaya vào
năm 1044. Quân Ðại Việt đã thành công, và họ đốt phá thủ đô Ðồ
Bàn và giết chết vua Champa trong trận chiến. Ðể phản lại tư thế
quá yếu hèn của các vua Champa ngự trị ở miền bắc, tiểu vương
quốc Panduranga ở miền nam vùng dậy đòi quyền độc lập. Chính
thế mới có một đoàn quân viễn chinh từ thủ đô Vijaya đã đến
Panduranga để giải quyết chiến tranh nội bộ này
5

Một vài năm sau, vua Champa là Rudravarman đệ
tam xuất quân ra miền bắc để tàn phá Thăng Long. Ðể trả đủa
cho sự việc trên, vua Ðại Việt là Lý Thánh Tông, đem một đoàn
quân hùng mạnh sang xâm chiếm Vijaya. Trong trận chiến này,
vua Champa bị bắt đưa ra Thăng Long. Năm 1069, nhằm chuộc
tội để được trở về quê hương an toàn, vua Champa phải chịu
nhường cho Ðại Việt một lãnh thổ rộng lớn ở miền bắc của
5
) L. Finot, 1903, trang 645-646.
11
vương qúốc này. Chính lãnh thổ này đã trở thành khu vực hành
chánh Ðại Việt gọi là Ðịa Lý, Ma Linh và Bố Chính, chạy dài từ
Hoành Sơn (Quảng Trị) đến đèo Lao Bảo ở phía bắc của Huế. Kể

từ đó, đèo Lao Bảo đã trở thành biên giới chính thức giữa
Champa và Ðại Việt, Năm 1103 và 1104, vua Champa cũng dùng
quân sự nhằm thu hồi lại khu Ðiạ Lý, Ma Linh và Bố Chính,
nhưng không thành công
6
Trong suốt 30 năm cuối cùng của thế kỷ thứ 11 này,
ngoài chiến tranh với Ðại Việt, vua Champa còn phải đối phó với
cuộc nội chiến ở Panduranga nhằm đòi độc lập. Sau biến cố của
Panduranga, vua Champa cũng tìm cách đi chinh phạt vương
quốc Kampuchea vào năm 1074 và 1080 nhưng không thành
công. Hết chiến tranh với Kampuchea, vương quốc Champa
vướng phải bao nhiêu trở ngại khác: hết chuyện khủng hoảng
chính trị, vì nội chiến, Champa phải chấp nhận làm nghĩa vụ của
nước chư hầu hay yếu thế, nhằm gởi lễ vật sang triều cống Trung
Quốc và Ðại Việt.
Sang thế kỷ thứ 12, Champa vẫn chưa tìm thấy lối
thoát. Một khi đã hy sinh giúp Kampuchea để gây chiến tranh
chống lại với Ðại Việt, Champa lại trở thành nạn nhân của chiến
cuộc. Vì rằng, vua Kampuchea, vì nghi ngờ vương quốc Champa
tìm cách liên kết chính trị với Ðại Việt, quyết định tuyên chiến
với Champa vào năm 1145. Quân đội viễn chinh Kampuchea
sang chiếm thành Ðồ Bàn và đặt quyền cai trị ở lãnh thổ miền
bắc Champa. Trước tình hình nguy ngập này, vua tiểu vương
6
Po Dharma, 1989, trang 129-130
12
quốc Panduranga quyết định nổi dậy chống cuộc xâm lăng của
Kampuchea và thành công hoàn toàn trong công cuộc giải tỏa thủ
đô Vijaya ra khỏi ách thống trị ngoại lai, vào năm 1149. Lợi dụng
tư thế là một anh hùng dân tộc đánh đuổi ngoại quân Kampuchea,

vua tiểu vương quốc Panduranga này tự tôn mình là vua Champa
ở Vijaya. Công trình cứu quốc này đã bị kết tội như một hành
động chiếm ngôi không phù hợp với quy luật chính trị Champa.
Chính vì thế đã xảy ra những cuộc nổi loạn của dân tộc êđê và
Jarai ở Tây nguyên, cộng thêm những sự phản đối bằng bạo lực
của nhân dân Champa trong khắp miền, kể cả khu vực
Panduranga.
Khi vua Champa này qua đời, vua nối tiếp quyết
định gây chiến tranh chống lại Kampuchea. Với một đoàn hải
quân hùng mạnh, vua Champa xuất quân theo đường sông
Mékong cho đến biển Hồ nhằm đốt phá đền Ðế Thiêng Ðế Thích
và thành công giết được vua Kampuchea trong trận chiến
7
.
Sự thất thủ Ðế Thiên Ðế Thích là nguyên nhân
chính giải thích cho tình hình khó khăn trong nội bộ chính trị
Kampuchea thời đó. May thay, vương quốc này thoát khỏi nội
chiến cũng nhờ công lao của một ông vua đại tài tên là
Jayavarman đệ thất. Khi lên nắm chính quyền, Jayavarman đệ
thất đã đánh đuổi thành công ngay quân đội Champa ra khỏi
Kampuchea. Nhiều trận chiến đẫm máu trong cuộc đụng độ giữa
lực lượng hải quân của hai nước còn để lại nhiều hình ảnh trên
7
Ma Touan Lin, 1883, trang 557.
13
vách tường chạm trổ của đền Bayon và Banteay Chmar ở
Kampuchea
8
. Lợi dụng cơ hội này, vua Jayavarman đệ thất chỉ
huy đoàn quân tấn công thủ đô Vijaya vào năm 1190 và bắt được

vua Champa tại chiến trận. Sau cuộc chiến thắng này, vua
Kampuchea tự phong người em rể của mình lên làm vua Champa
và một hoàng tử gốc Panduranga lên làm vua ở tiểu vương quốc
này. Sự nhúng tay của Kampuchea vào nội bộ Champa đã biến
vương quốc này thành hai miền nam bắc riêng biệt. Vì không
chấp nhận sự chia đôi của vương quốc Champa, vua của tiểu
vương quốc Panduranga đã vùng dậy đem đoàn quân hùng mạnh
ra bắc để dẹp tan quyền cai quản Champa bởi một hoàng tử ngoại
lai gốc Kampuchea. Sau khi đã giết chết vua Champa gốc
Kampuchea, vua tiểu vương quốc Panduranga này tự xưng vương
Champa ở Vijaya và sát nhập hai miền nam bắc thành một
Champa độc lập và chủ quyền. Mặc dù, có công lao với đất nước,
nhưng nhiều quan chức trong hoàng gia không hài lòng với việc
hoàng tử gốc Panduranga tự tôn mình lên làm vua Champa ở
Vijaya. Ðó là nguyên nhân chính đưa đến cuộc nổi dậy của quan
chức trong triều đình Champa thời đó. Lợi dụng cơ hội này, vua
Jayavarma đệ thất của Kampuchea quyết định xâm chiếm
Champa, vào năm 1203, để trả thù cho em rể của mình bị tử trận
ở Vijaya, và biến vương quốc Champa này thành thuộc địa của
mình cho tới năm 1220, năm đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn của
sự xung đột giữa hai vương quốc kế cận cùng ảnh hưởng Bà La
Môn Giáo. Kể từ đó, Champa và Kampuchea trở thành hai nước
láng giềng chung sống hòa bình trong tình hữu nghị anh em.
8
M. Jacq Hergoualc'h, 1991, trang 28-45.
14
Vào năm 1283, quân Mông Cổ tràn xuống xâm
lăng Champa. Trước đoàn quân hùng mạnh của Mông Cổ, vua
Champa quyết định rút quân lên vùng Tây nguyên để ẩn náu.
Theo ông Marco Polo, một nhà du hành Âu Châu, vua Champa

chịu bỏ trống toàn bộ lãnh thổ đồng bằng cho quân Mông Cổ
chiếm đóng. Trong suốt hai năm chờ đợi không giao chiến, vì
thiếu lương thực, quân Mông Cổ tự rút lui ra khỏi Champa.
I.5. Sự vùng dậy của Chế Bồng Nga Thế kỷ thứ 14
Mặc dù đặt dưới quyền cai trị của Kampuchea trong
suốt 17 năm trường, đã từng chịu đựng trong suốt hai năm chống
lại quân Mông Cổ, đã từng đương đầu chống lại chính sách xâm
lược của Ðại Việt, vương quốc Champa chưa hề trao nhường cho
ai một tấc đất của mình. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ thứ 14,
Champa lại chịu mất đi một khu vực đất đai rộng lớn của mình ở
miền bắc, trong một hoàn cảnh chính trị vô cùng đặc biệt chưa
từng xảy ra trong tiến trình lịch sử của vương quốc này. Nguyên
nhân chính, đó là vua Champa Jaya Simhavarman đệ tam (tiếng
Việt gọi là Chế Mân) đề nghị dâng hiến cho Ðại Việt vào năm
1306 hai vùng Ô và Lý (lãnh thổ của Huế hôm nay) để được kết
hôn với công chúa Huyền Trân của Ðại Việt
9
. Sự kết hôn này
đúng là một vở bi kịch tình sử. Vì rằng chưa đầy một năm chung
sống với công chúa Ðại Việt, Jaya Simhavarma đệ tam từ trần
trong một khung cảnh vô cùng mờ ám, để rồi Huyền Trân tìm
cách chạy trốn về Thăng Long với Trần Khắc Chung mà chưa ai
9
Nguyên Thê Anh, 1990, trang 42-43
15
hiểu được nguyên nhân nào để giải thích cho sự hiện của Trần
Khắc Chung trong bối cảnh lịch sử này. Nhiều câu hỏi thường
được nêu ra về cái chết đột ngột của vua Jaya Simhavarma đệ
tam. Nguyên nhân nào giải thích cho mưu mô chạy trốn của công
chúa Huyền Trân, trong khi ai cũng biết rằng công chúa Ðại Việt

này không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa. Nếu theo
truyền thống Champa, chỉ có bà hoàng hậu chính thức mới được
phép để huỷ thân trên giàn hỏa với chồng của mình.
Vì không chấp nhận vở bi kịch lịch sử này, vua
Champa kế tiếp đã từng dùng vũ lực, vào năm 1311-1312, 1317-
1318, 1326 và 1353, nhằm yêu cầu Ðại Việt trao trả cho vương
quốc này hai châu Ô và Lý, nhưng không thành công.
Câu chuyện công chúa Huyền Trân và sự dâng hiến
đất đai Champa cho Ðại Việt vào đầu thế kỷ thứ 14 đã trở thành
một biến cố chính trị quan trọng trong vương quốc này. Khi đã
chứng kiến tận mắt mọi tiến trình của biến cố này mà Chế Bồng
Nga, một nhà chính trị mưu lược và là một nhà quân sự đại tài, đã
xuất hiện trên bàn cờ chính trị Ðông Dương. Theo sử liệu, vua
Champa Chế Bồng Nga không phải là vua Po Binthuor hay Sak
Bingu của tiểu vương quốc Panduranga như người ta thường hiểu
lầm
10
, dường như ông lên ngôi vào năm 1360. Lợi dụng cơ hội tốt
khi triều đại mới của Nhà Minh (Trung Quốc) không muốn
nhúng tay vào chính trị của Ðại Việt. Kể từ năm 1361 Chế Bồng
Nga quyết định tập trung lực lượng quân sự của mình để tấn công
10
) E. Aymonier, 1890; G. Coedès, 1964, trang 127.
16
Ðại Việt. Bao lần xuất trận của Chế Bồng Nga là bao lần thắng.
Năm 1361, đoàn quân của ngài đập phá tan tành hải cảng Di Lý;
năm 1362 và 1365, chiếm toàn diện khu vực Hoa; năm 1368, dập
tan đoàn quân Ðại Việt ở Chiêm Ðộng; và năm 1370, Chế Bồng
Nga làm chủ đồng bằng sông Hồng, tiến quân chiếm thủ đô
Thăng Long. Năm 1376, Chế Bồng Nga lại sang tàn phá khu vực

Hoa một lần nữa. Năm 1377, ngài đánh tan đoàn quân Ðại Việt
sang quấy nhiễu thủ đô Vijaya và giết chết vua Ðại Việt là Trần
Duệ Tôn tại chiến trường. Lợi dụng cơ hội này, Chế Bồng Nga
xuất quân lần thứ hai để chiếm đồng bằng sông Hồng, đập tan tất
cả đoàn quân Ðại Việt trên đường tiến quân của mình, sau đó kéo
quân thẳng về Hà Nội để đốt phá thành Thăng Long lần thứ hai.
Ba năm sau, tức là năm 1380, ngài sang đánh Nghệ An, Diên
Châu và Thanh Hoá. Năm 1382, Chế Bồng Nga trở lại Thanh
Hoá và năm 1383, đem đoàn quân chiếm đóng đồng bằng sông
Hồng một lần nữa Sáu năm sau, tức là năm 1389, ngài xuất quân
ra Thanh Hoá một lần nữa. Tiếc rằng, cũng vì một ông quan
trong triều đình Champa bán nước nhận làm mật vụ cho Ðại Việt
mà Chế Bồng Nga đã bị một trận phục kích và ông bị tử trận ở
hải phận Ðại Việt vào năm 1390
11
.
Sau ngày tử trận của Chế Bồng Nga, La Khải, một
ông tướng thân cận của ngài, lên ngôi thay thế, lấy tên là Jaya
Simhavarman Sri Harijatti
12
. Trong suốt thời gian cai trị vương
quốc này cho đến năm 1400, Champa phải trao trả lại cho Ðại
11
Nguyên Thế Anh, 1990, trang 51-59.
12
L. Finot, 1928, trang 291
17
Việt tất cả đất đai bị mất từ Hoành Sơn đến Huế mà Chế Bồng
Nga đã thâu hồi lại được.
Trong cuốn sách “Lịch Sử Champa” của G.

Maspéro, ông ta đã nêu lên ý kiến rằng những năm trị vì của Chế
Bồng Nga là thời “vàng son” của Champa
13
. Ðứng trên phương
diện lịch sử mà nói, trong suốt 30 năm với “trăm trận trăm thắng”
của vua Chế Bông Nga chỉ nói lên khung cảnh vàng son của một
thời kỳ lịch sử mà thôi. Vì rằng, thời vàng son của Chế Bồng Nga
chỉ là tiếng chuông báo hiệu cho sự suy tàn dần dần của nền văn
minh Bà La Môn Giáo ở Champa vào cuối thế kỷ thứ 14. Ai cũng
biết rằng, từ thế kỷ thứ 14, nền văn minh Champa không còn giữ
trạng thái nguyên thủy của nó nữa. Sự biến dạng này xuất phát từ
sự phai tàn của nền văn hóa Phạn ngữ, của triết lý Bà Là Môn
Giáo hay Phật Giáo Ðại Thừa mà Champa đã dựa vào từ mấy
chục thế kỷ qua, để xây dựng nền tảng cơ bản của tổ chức xã hội
hay chính trị của vương quốc mình. Bia đá Phạn ngữ viết vào
năm 1256 là tư liệu cuối cùng của nền văn minh Phạn ngữ ở
Champa. Sự phai tàn này cũng xuất phát từ một nguyên nhân
khác không kém quan trọng, đó là sự bành trướng Hồi Giáo ở Ấn
Ðộ vào cuối thế kỷ thứ 12 đã cắt đứt sự liên hệ của Ấn Ðộ với
các nước Ðông Dương, đã làm trì hoãn sự phát triển của văn hóa
Ấn Ðộ ra bên ngoài; văn hoá mà Champa đã thu thập để dùng
làm cơ sở cho nền văn minh của mình. Sự suy tàn của nền văn
minh Champa còn có một yếu tố khác, đó là sự bại vong trong
nhiều chiến trận quân sự vào thế kỷ thứ 13 đã làm phai nhạt đi
13
G. Maspero, 1928, trang IX
18
niềm tin của quần chúng vào cơ cấu huyền bí của Ấn Ðộ Giáo mà
Champa vẫn tin rằng cơ cấu này xuất phát từ ý muốn của các
Ðấng thiêng liêng. Vì bằng chứng rõ rệt là những cơ cấu huyền bí

này đã không còn sức mạnh để chống lại với quân xâm lược
Kampuchea, Trung Quốc hay Ðại Việt. Chính vì thế, dân tộc
Champa bắt đầu xa lánh dần dần các thần thánh thiêng liêng du
nhập từ Ấn Ðộ. Sự khủng hoảng tinh thần của nhân dân đối với
triết lý Ấn Ðộ Giáo trong vương quốc Champa bị ảnh hưởng
nặng nề của Bà La Môn Giáo này cũng là nguyên nhân chính đã
đưa Champa, trong suốt thế kỷ thứ 13, đến con đường suy yếu
trên mọi lãnh vực
14
. Những yếu tố vừa nói trên đã chứng minh
rằng trang sử vàng son mà vua Chế Bồng Nga để lại chỉ là một
trang sử tạm bợ không có định hướng tương lai.
I.6. Từ đầu thế kỷ 15 đến năm 1471: Sự suy vong của
Champa theo Bà La Môn Giáo
Khi đã từ trần, vua Jaya Simhavarman Sri Harijatti
để lại ngai vàng cho đứa con của mình. Chưa đầy vài năm sau,
Ðại Việt gởi quân sang xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ mà vua Chế
Bồng Nga đã thâu phục lại được, tức là tiểu vương quốc
Amaravati (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Lợi dụng cơ hội chiến
tranh giữa nhà Minh của Trung Quốc và Ðại Việt, cũng như lợi
dụng phong trào nội chiến của Lê Lợi ở Ðại Việt để thành lập
một vương triều mới của nhà Lê, Champa không ngần ngại tấn
công Ðại Việt để thu hồi lại đất đai Amaravati bị mất. Sau cuộc
14
P-B. Lafont, 1991, trang 15.
19
thành công này, chiến tranh giữa hai nước thật sự bùng nổ kể từ
năm 1445 cho đến ngày thất thủ thành Ðồ Bàn vào năm 1471.
Kể từ năm 1445, vương quốc Champa càng ngày
càng đi đến con đường suy vong, vừa quân sự lẫn chính trị

15
. Sự
suy tàn của Champa là vì phải đối đầu liên tục chống lại sự xâm
lăng của láng giềng miền bắc, cộng thêm vào đó, là phải đối phó
với bao nhiêu chiến tranh nội bộ của mình: chỉ trong khoảng thời
gian chưa đầy 30 năm, 5 vị vua Champa tiếp nối nhau để lên ngôi
ở thủ đô Vijaya (Bình Ðịnh). Viện cớ là quân Champa quấy
nhiễu ở biên giới, Ðại Việt quyết định với bất cứ giá nào là phải
xâm chiếm thành Ðồ Bàn. Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, vua Lê
Thánh Tông dẫn một đoàn thủy quân và lục quân hùng mạnh
sang xâm chiếm Champa. Khi đã chiếm được thành Ðồ Bàn, Lê
Thánh Tông ra lệnh phá hủy thủ đô này, ông ta đã ra lệnh chém
đầu công khai hơn bốn chục ngàn quân Champa, và bắt đưa về
Thăng Long hơn ba chục ngàn tù binh. Sau cùng, Lê Thánh Tông
không ngần ngại ra lệnh tàn phá tiểu cường quốc Vijaya thành tro
bụi để xóa bỏ hoàn toàn những vết tích của Champa còn sót lại
trong khu vực này.
Theo quan điểm của giáo sư Lafont
16
, sự thất thủ
thành Ðồ Bàn vào năm 1471 chỉ là kết quả của một sự xung đột
vô cùng dài hạn, có nghĩa là trong suốt 5 thế kỷ, giữa nền văn
minh Champa chịu ảnh hưởng Ấn Ðộ Giáo và nền văn minh Ðại
Việt chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Sự xung đột giữa hai
15
Nguyên Thê Anh, 1990, trang 76-77.
16
P-B. Lafont, 1991, trang 14
20
quốc gia này bắt đầu kể từ cuối thế kỷ thứ 10, không ngoài lý do

là đấu tranh đế bảo tồn cho sự sống còn của mình. Tiếc thay,
trong tiến trình của lịch sử, Champa là nạn nhân không may mắn.
Trước sự tăng dân số cao độ ở Ðại Việt, Champa phải chịu mất
dần đất đai của mình cho Ðại Việt để lui dần về cố thủ ở phương
nam. Hay nói một cách khác hơn, năm 1471 là năm đánh dấu sự
thành công rực rỡ của nền văn minh Trung quốc chống lại một xã
hội mang nặng văn hóa Ấn Ðộ Giáo, một văn hóa đã có một thời
vàng son gây bao ảnh hưởng lớn mạnh, nhất là từ thế kỷ thứ 4,
trong nhiều quốc gia ở bán đảo Ðông Dương.
Sau khi tàn phá thành Ðồ Bàn, quân Ðại Việt tiến
đến núi Thạch Bi (tỉnh Phú Yên), nơi mà vua Lê Thánh Tông đã
ra lệnh cho đục trên bia đá để phân chia biên giới mới giữa
Champa và Ðại Việt. Trên thực tế, biên giới thật sự giữa hai nước
vào năm 1471 chỉ ở đèo Cù Mông, phía nam Bình Ðịnh. Vì khu
vực núi Thạch Bi (Phú Yên) chỉ là một vùng “No Man's land”
(đất không ai định cư) giữa Champa và Ðại Việt
17
.
Sau ngày thất thủ thành Ðồ Bàn, ai cũng nghĩ rằng
Ðại Việt sẽ tiến quân để xâm chiếm toàn vẹn lãnh thổ Champa ở
miền nam. Ðó là một lý thuyết mà nhiều sử gia đã từng lầm lẫn
từ hơn một phần ba thế kỷ vừa qua, vì họ đã cho rằng vương
quốc Champa không còn nữa sau ngày sụp đổ thủ đô Vijaya vào
năm 1471. Chính quốc sử Ðại Việt đã lên tiếng phản lại sự sai
lầm này
18
. Bởi rằng, khi đã làm chủ tình hình ở Vijaya, chính vua
17
Po Dharma, 1989, trang 131-132
18

Nguyên Thê Anh, 1990, trang 84
21
Lê Thánh Tông quyết định phong vương cho Bố Trì Trì, một vị
tướng từng tham chiến ở Vijaya vào năm 1471, và giao cho Bố
Trì Trì quyền cai trị trên lãnh thổ Champa còn lại, đó là tiểu
vương quốc Panduranga (Phan Rang và Phan Ri) và Kauthara
(Nha Trang và Phú Yên). Chính vì thế, Champa vẫn còn là một
vương quốc độc lập, nhưng độc lập trong hệ thống chư hầu của
Ðại Việt. Nhiều nhà sử học rất ngạc nhiên về ân huệ của Ðại Việt
dành cho Champa trong biến cố này. Thật ra, Ðại Việt đã có một
mưu đồ lớn trong cuộc xâm chiếm này. Vì rằng, sau ngày chiếm
đóng Vijaya, vua Lê Thánh Tông đã gởi đến khu vực này hàng
ngàn quân điền vừa phát hoang để khai thác kinh tế vừa phòng
thủ để chống lại sự nổi dậy của Champa chinh phục trở lại đất đai
của mình bị mất. Vua Lê Thánh Tông cũng còn áp dụng chính
sách đồng hóa dân tộc Champa còn sống trong vùng bị chiếm
đóng bằng cách là đưa hàng ngàn người gốc Việt là những thành
phần trộm cướp hay vi phạm luật pháp sang sống trà trộn với dân
tộc Champa. Chính thành phần trộm cướp và phạm pháp này mới
có đủ sức tung hoành cướp bóc và đồng hóa dân Champa còn sót
lại. Nếu hôm nay không còn ai, từ Quảng Trị cho đến Nha Trang,
dám nhận diện mình là dân tộc Champa nữa, thì dữ kiện này chỉ
là kết quả của chính sách Việt Nam hóa do vua Lê Thánh Tông
tạo nên. Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, vào giữa thế kỷ
thứ 15, đúng ra Ðại Việt không đủ nhân lực và vật lực để giải
quyết hai vấn đề cùng một lúc, đó là vừa phòng thủ đất đai
Champa đã lọt vào tay mình và vừa áp dụng chính sách Việt Nam
hóa dân tộc Champa hiện còn sống trên vùng bị chiếm đóng.
Chính vì thế, Ðại Việt chỉ tìm cách xâm chiếm lãnh thổ Champa
22

gần biên giới mình hơn để tiện việc cai quản, nhất là để áp dụng
chương trình Việt Nam hóa, biến dân tộc Champa thành dân Việt
một cách dễ dàng hơn.
I.7. Sự thất thủ Kauthara 1471-1653
Ðại Việt đã quyết định dành cho Bố Trì Trì quyền cai
trị trên lãnh thổ Champa còn lại ở miền nam, tức là vùng
Kauthara, Panduranga và vùng Cao Nguyên ở phía tây của
Panduranga. Khi đã nhận ân huệ này, Bố Trì Trì cũng tìm cách
xin Trung Quốc chính thức hóa vương chức của mình. Tiếc rằng,
ông ta chỉ nhận sự trả lời của Trung Quốc sau một thời gian ngắn,
trước khi ông ta đã từ trần.
Theo sử liệu của trung Quốc
19
, tiếp theo Bố Trí Trì,
có hai vị vua kế tiếp nối ngôi, nhưng sử liệu này không cho biết
tên tuổi và năm tháng nhậm chức của họ. Nếu theo biên niên sử
Panduranga, vị vua kế vị Bố Trì Trì có thể là Po Kabih (1494-
1530), Po Karutdrak (1530-1536), Po Maha Sarak (1536-1541),
Po Kunarai (1541-1553), Po At (1553-1579)
20
.
Vương quốc ở miền nam dưới quyền cai trị Bố Trì
Trì và những ông vua nối tiếp, vẫn còn mang tên là Champa
trong những sử liệu viết bằng tiếng Chăm và Việt. Nhưng vương
quốc Champa này đã bắt đầu lánh xa dần với truyền thống của
Champa theo Ấn Ðộ Giáo ở miền bắc. Mọi cơ cấu tổ chức hành
chánh, chính trị và xã hội của Vương Quốc này đều dựa trên nền
19
J. Boisselier, 1963, trang 373
20

Po Dharma, 1978, trang 58-59
23
tảng cơ bản riêng biệt của tập t-uc và tín ngưỡng của địa phương
mình
21
. Qua sử liệu còn để lại, nền văn minh của vương quốc
Champa “mới” này chỉ là một sự tổng hợp của ba truyền thống
tín ngưỡng khác biệt, đó là di sản văn hóa cổ truyền địa phương
của Panduranga và Kauthara, một số ảnh hưởng còn dư lại của tín
ngưỡng Bà La Môn Giáo, và nhất là từ thế kỷ thứ 17, một số tín
ngưỡng Hồi Giáo vừa mới du nhập vào ở các hải cảng vùng
Panduranga và Kauthara.
Qua ngày từ trần của Lê Thánh Tông vào năm
1497, Ðại Việt lại rơi vào nội chiến giữa chúa Trịnh cai trị miền
bắc và chúa Nguyễn, tự xưng vương và đặt thủ đô của mình ở
gần khu vực Huế bây giờ. Chính chúa Nguyễn mới là tác giả
chính thức của chính sách “Nam Tiến” chủ yếu để di chuyển tối
đa biên giới của mình về miền nam của Champa
22
. Ngược lại, với
những gì mà nhiều nhà nghiên cứu thường nêu ra, cuộc “Nam
Tiến” của chúa Nguyễn đã gặp một sức kháng cự mãnh liệt của
các nhà lãnh đạo Champa “mới” này. Ngoài chính sách đương
đầu chống lại “Nam Tiến” của chúa Nguyễn, vương quốc
Champa cũng mấy lần áp dụng chính sách “Bắc Tiến”, thí dụ vào
năm 1578, cho tới Phú Yên để thu hồi lại một thành lũy đã rơi
vào tay nhà Nguyễn
23
.
Vào cuối thế kỷ thứ 16, Champa “mới” bao gồm một

dải đất chạy dài từ biên giới Saigon đến đèo Cù Mông (phía nam
Bình Ðịnh) vẫn còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng một đoàn quân
21
P-B. Lafont, 1991, trang 16-17
22
Nguyên Thê Anh, 1989, trang 123
23
DNNTC, 1964, trang 99
24
khá hùng mạnh. Chính vì thế, vào năm 1594, vua Champa,
(dường như đã theo Hồi Giáo), đã gởi một đoàn quân sang giúp
vua Johor, một tiểu vương quốc ở miền nam bán đảo Mã Lai, để
chống lại thực dân Bồ Ðào Nha ở Malaka. Chính nhờ quân lực
hùng mạnh này, Po Nit (1603-1613) đã quyết định xuất trận tiến
đánh Quảng Nam, một khu vực hành chánh nằm trong lãnh thổ
của nhà Nguyễn. Trước hành động này, chúa Nguyễn cũng xuất
quân để chinh phạt Champa. Thừa cơ hội chiến thắng, chúa
Nguyễn xâm chiếm khu vực Phú Yên và dời biên giới phía nam
của mình đến Cap Varella, ở phía bắc Nha Trang. Sau đó, chúa
Nguyễn biến đổi lãnh thổ này thành Dinh Trấn Biên
24
và đưa hơn
ba chục ngàn tù binh của nhà Trịnh sang khu vực này để phát
hoang khai triển kinh tế.
Dẫu thất bại, Champa “mới” vẫn giữ nguyên được
truyền thống bất khuất của Champa, đó là truyền thống đấu tranh
để bảo vệ quyền độc lập, và nhất là sự sống còn của quốc gia này.
Chính vì thế, vương quốc Champa không ngần ngại tiến quân
chống lại sự xâm lược của nhà Nguyễn ở Dinh Trấn Biên (Phú
Yên) vào năm 1620. Vào khoảng ba chục năm sau, tức là năm

1653, vua Champa là Po Nraop chuẩn bị lực lượng quân sự của
mình để tuyên chiến với chúa Nguyễn, thu phục lại khu vực Phú
Yên bị rơi vào tay của Nguyễn vào năm 1611. Trước tình thế
này, chúa Nguyễn đã gởi một đoàn quân hùng mạnh sang tấn
công Champa, tiến đến sông Phan Rang, bắt được vua Po Nraop
và cưỡng bách vua này ngồi trong rọ bằng sắt để đưa về Huế. Vì
24
DNNTC, 1964, trang 7.
25

×