Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Những thực phẩm giúp làm giảm axit dạ dày, những thực phẩm giúp chữa đau dạ dầy và thực phẩm cần tránh khi đau dạ dầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.59 KB, 27 trang )

Những thực phẩm giúp
làm giảm axit dạ dày
Táo giảm axit dạ dày
Sự tích tụ axit trong dạ dày của bạn có thể gây ra một cảm
giác nóng rát khó chịu. Khó tiêu đôi khi xảy ra, và axit cũng
có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và thực quản của
bạn. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra các vấn đề y tế
nghiêm trọng, bao gồm cả viêm loét. Sự tích tụ acid dạ dày
có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm cả chế độ ăn uống, di
truyền và tính axit tự nhiên của cơ thể. Trường hợp acid dạ
dày quá nhiều có thể xảy trong cả hai trường hợp mãn tính
và cô lập. Dù vấn đề axit dạ dày có do nguyên nhân nào đi
chăng nữa thì các loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát được
vấn đề này.
Sữa
Hầu hết các thuốc kháng acid sử dụng canxi là một trong các
thành phần chính của họ. Canxi là một khoáng chất kiềm có
tác dụng trung hòa acid khi tiếp xúc. Sữa là một thức uống
có tính kiềm có chứa một lượng lớn canxi, uống sữa được
cho là một trong những biện pháp khắc phục vấn đề axit dạ
dày tốt nhất. Uống một ly sữa khi cần thiết để làm dịu dạ
dày của bạn và dập tắt axit trong dạ dày của bạn. Uống sữa
cũng có thể ảnh hưởng đến pH tổng thể của cơ thể và có thể
chống lại bất kỳ axit tồn tại bên ngoài các bức tường của dạ
dày của bạn.
Trà hoa cúc
Theo RevolutionHealth.com những loại trà thảo dược được
coi là một trong các loại trà tốt nhất để sử dụng trong cuộc
chiến chống lại acid dạ dày. Trà thảo dược có tác dụng làm
dịu axit trong dạ dày và hạn chế tiết axit dạ dày. Cách tốt
nhất để uống các loại trà thảo dược là nhâm nhi từng chút


một, sau khi trà âm ấm. Không nên uống trà quá nóng vì
điều này có thể kích hoạt sản xuất axit dạ dày nhiều hơn.
Trà hoa cúc giảm axit dạ dày
Kẹo gừng
Gừng được biết đến như một thảo dược có tác dụng chữa
bệnh khá hiệu quả. Kẹo gừng được các bác sĩ khuyên dùng
trong trường hợp làm giảm axit trong dạ dày, giảm đau bụng
hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.
Táo
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong táo, thậm chí là giấm
táo có khả năng làm giảm axit trong dạ dày. Mặc dù táo có
tính axit tuy nhiên táo có chứa axit và các enzym khỏe mạnh
có thể giúp trung hòa acid dạ dày bên trong cơ thể của
bạn. Để có kết quả tốt nhất, sử dụng sản phẩm táo được
trồng theo phương pháp hữu cơ để tránh thuốc trừ sâu và các
hóa chất khác vì nó có thể làm trầm trọng thêm acid dạ dày.
Hạnh nhân
Hạnh nhân giảm axit dạ dày
Báo cáo RevolutionHealth.com cho rằng hạnh nhân được
xem là một trong những phương pháp tốt nhất để điều trị
acid dạ dày trong cơ thể của bạn. Khi có hiện tượng nóng rát
dạ dày do nguyên nhân lượng axit trong dạ dày tăng cao thì
có thể nhai một chút hạnh nhân sẽ làm dịu dạ dày, dập tắt sự
tích tụ axit trong dạ dày.
Kinh nghiệm: Bữa ăn
cho người đau dạ
dày.
Khi bị đau dạ dày, ngoài dùng thuốc thì chế độ ăn uống
đóng vai trò quan trọng trong điều trị, làm giảm tác động của
axít tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục.

Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hoá, có
hình dáng giống một cái túi để đựng thức ăn, có lỗ mở ở hai
đầu, phần trên nối với thực quản gọi là tâm vị, phần dưới nối
với ruột gọi là môn vị.

Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Cơ chế
sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc
dạ dày. Những chất axít làm viêm, loét có thể do dạ dày tăng
tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Viêm dạ dày cấp tính thường
do dùng thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc giảm đau
chống viêm trong bệnh xương khớp.

Ngoài thuốc còn do các loại thực phẩm gây kích thích niêm
mạc dạ dày như: rượu, càphê, ớt, tiêu… Thêm nữa, các yếu
tố tâm lý căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần
kinh kích thích, dẫn tới tiết nhiều axít.

Trọng tâm của dinh dưỡng trong điều trị viêm, loét dạ dày là
dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít
tiết lên niêm mạc dạ dày.

Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị. Dùng
những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị
như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng
trứng. Dùng thức ăn mềm, ít có tác dụng cơ giới. Không để
đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa
cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay,
băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên,
xào.
Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm

nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm
nhừ dưới dạng súp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò
hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt,
mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng…
Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các
loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ,
tương ớt…; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại
đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm
làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà…);
các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá
đậm đặc… Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả
(chuối tiêu, đu đủ, táo…) và các loại thức ăn chế biến sẵn
(giăm bông, lạp xưởng, xúc xích…); không ăn sữa chua,
không uống các loại nước ngọt có gas.
Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ
dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 –
48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tiết axít càng
làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng
vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn
nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem
với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal.

Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một
giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn
triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần
như bình thường. Nếu là viêm dạ dày mạn tính, người bệnh
thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không
hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin
B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó
cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần

bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít
folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

Tuỳ giai đoạn đau, cách ăn riêng

Giai đoạn 1
Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày, chỉ nên ăn sữa, cứ 1 –
2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần khoảng 1/3 – 1/2 ly (khoảng
100ml). Tổng năng lượng chỉ cần 1.200kcal. Sau từ 2 – 3
ngày, nếu dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa
để tăng năng lượng.

Giai đoạn 2
Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo,
xúp… mỗi lần 100ml sau đó tăng dần, nên ăn sáu bữa/ngày.
Sau đó ăn các loại thức ăn khác như: cơm nếp, bánh mì,
bánh quy; thịt, cá nghiền nát. Khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm
nước bọt trước khi nuốt.

Giai đoạn 3
Vẫn tiếp tục ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín
nhừ cho đến khi cơn đau dứt hẳn.
Giải đáp: Đau dạ dày có nên
ăn chuối không?
Đau dạ dày nên ăn chuối.
Tôi năm nay 42 tuổi, tôi bị đau dạ dày đã lâu, viêm xung
huyết hang vị dạ dày. Tôi có uống thuốc tây nhưng vẫn bị
đau. Sau đó tôi chuyển sang uống thuốc đông y, tôi uống
thuốc này cũng thấy dễ chịu hơn. Hiện nay bệnh dạ dày của
tôi cũng đã ổn định hơn trước rất nhiều. Tôi được biết khi bị

bệnh dạ dày thì chế độ ăn uống rất quan trọng. Nghe mọi
người nói nếu bị dạ dày thì không được ăn các loại hoa quả
như chuối, hay đu đủ vì nó sẽ làm viêm loét dạ dày nặng
hơn. Trong khi chuối và đu đủ là hai món ăn mà tôi rất
thích, tôi muốn hỏi bác sĩ đối với bệnh dạ dày của tôi thì có
thể ăn được chuối với đu đủ không? Tôi xin cảm ơn!
Chào chị. Đối với tất cả các bệnh kể cả bệnh dạ dày thì
ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng có
một vai trò quan trọng. Khi bị đau dạ dày chị vẫn có thể ăn
được các loại hoa quả bình thường, tuy nhiên không nên ăn
các loại hoa quả chua. Còn chuối và đu đủ chị vẫn có thể ăn
được bình thường.
Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận
động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không
gây khó chịu trong dạ dày. Được biết đến với chức năng cải
thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một
hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định. Tuy nhiên
chị không nên ăn chuối tiêu xanh khi đói vì có thể gây cồn
cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là khi chị đã có bệnh dạ dày. Vì
thế nếu chị thích ăn chuối thì chị nên chọn ăn chuối tây,
chuối ngự đã chín. Và chỉ ăn chuối khi đã ăn no, lúc đó
chuối không chỉ phát huy tác dụng bảo vệ dạ dày mà còn
giúp trung hòa axit trong dịch vị dạ dày.
Cũng giống như chuối, đu đủ chín cũng được liệt kê vào
danh sách những loại quả thân thiện với dạ dày. Chị có thể
ăn đu đủ chín một cách thường xuyên, vì trong đu đủ chín có
chứa papain và chymopapain giúp tiêu thụ nhanh protein,
xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành
mạnh có tác dụng kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm triệu
chứng khó tiêu và có tác dụng nhuận tràng.

Trường hợp chị bị đau dạ dày thì không nên ăn các loại gia
vị cay nóng, không nên uống bia rượu, thuốc lá. Ngoài ra chị
nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no,
cũng không nên để quá đói rồi mới ăn.
Phát hiện: Sò huyết
chữa viêm loét dạ
dày hành tá tràng
Trong các loại sò, sò huyết chứa nhiều
chất dinh dưỡng nhất, với nguồn chất đạm
phong phú, ít mỡ, nhiều khoáng, sò huyết là
món hải sản ngon, được nhiều người ưa thích.
Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng
làm thuốc.
Theo Đông y, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không
độc, tác dụng bổ huyết, kiện vị, chứng huyết hư, thiếu máu,
kiết lỵ ra máu mũi, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém.
Nướng sò huyết trên than hồng, thấy vỏ sò bung ra, có nước
béo màu đỏ thì lấy thịt sò ăn nóng với gia vị. Hoặc lấy thịt sò
phơi, sấy khô, tán nhỏ rây bột mịn rồi uống mỗi lần 2 – 4g,
ngày 2 – 3 lần. Vỏ sò vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, trị viêm
loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém, đại tiện ra máu, cam răng.
Cách làm bột vỏ sò: vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn
cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để
nguội, tán nhỏ, rây bột mịn, hoặc nhúng ngay vỏ sò đang
hồng vào giấm với tỷ lệ 1kg vỏ sò với 100ml giấm rồi mới
tán bột mịn.
Một số cách dùng sò huyết chữa bệnh
Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, lao phổi, thanh nhiệt: thịt sò
huyết 100g, lá hẹ 100g ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.
Chữa tăng huyết áp, bệnh béo phì: thịt sò huyết 100g, thảo

quyết minh 100g, nước vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.
Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: thịt sò huyết 100g nấu với
thịt lợn 100g, ăn trước khi hành kinh.
Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm: uống bột vỏ sò 12 –
20g/1 lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa cơm.
Chữa đại tiện ra máu: ngày dùng bột vỏ sò 2 lần, mỗi lần
15g, uống với nước ấm.
Chữa cam răng: uống bột vỏ sò ngày 3 lần: sáng, trưa, tối,
mỗi lần 1 thìa cà phê.
Chữa tụ máu, bầm tím: ngày uống bột vỏ sò 2 lần sáng và
tối, mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước ấm, có thể hòa tí
rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.
Bí quyết: Chữa viêm dạ dày
bằng thực phẩm
Thực phẩm chữa bệnh dạ dày
Tôi bị đau dạ dày. Trời lạnh, những cơn đau diễn ra nhiều
hơn. Nghe nói, khi bị đau dạ dày, ăn một số loại thực phẩm
cũng có thể đỡ được bệnh?
Viêm dạ dày có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến là do
phản ứng của dạ dày với thức ăn bị ô nhiễm, với thuốc men,
hóa chất… gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày. Người bệnh
thường có biểu hiện bỏng rát như nóng ruột, đau quặn thắt
giống như khi quá đói, buồn nôn, thậm chí nôn ra máu…
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một số thực
phẩm sau đây sẽ có tác dụng làm giảm bớt hoặc phòng ngừa
được bệnh.
Bắp cải: Là loại thực phẩm giàu vitamin, có tác dụng làm
mát ruột nên sẽ giảm được cảm giác nóng, rát ở dạ dày. Cam
thảo: Làm giảm lượng axít có trong cơ thể, giúp các tế bào ở
thành dạ dày tăng thêm sức đề kháng chống lại vi trùng xâm

nhập. Nhai hoặc uống cam thảo hằng ngày thì rất tốt. Trà
xanh: Rất có tác dụng trong việc chống vi khuẩn xâm nhập
vào các cơ quan tiêu hóa và chống cả quá trình ôxy hóa.
Chuối: Mặc dù không làm giảm lượng axít trong cơ thể
nhưng lại có tác dụng như một hàng rào vững chắc ngăn
không cho axít thâm nhập vào dạ dày, khống chế tình trạng
ăn mòn, gây viêm tấy các bộ phận tiêu hóa. Nếu ăn chuối
hằng ngày có thể ngăn ngừa được 75% nguy cơ bị viêm loét.
Đậu đỏ và đậu trắng: Được coi là loại thuốc thiên nhiên tốt
nhất trong việc chống axít trong cơ thể. Nên luộc đậu khi ăn.
Các bác sĩ cũng lưu ý, thức ăn phải bảo đảm vệ sinh, nên ăn
ít một ở thể loãng và ăn thành nhiều bữa; kiêng thịt mỡ, bơ
và những món có dầu mỡ vì rất khó tiêu, buộc dạ dày phải
tăng co bóp. Các thức ăn, đồ uống như sữa đậu nành, đường
mía, sữa bò, nước giải khát có ga, lạc và các món gây đầy
hơi cũng nên hạn chế dùng.
Thực phẩm chữa lành vết
loét dạ dày tá tràng

Măng tây chữa lành vết loét dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm của lớp niêm mạc dạ
dày. Viêm dạ dày chủ yếu do nhiễm trùng bởi vi khuẩn
Helicobacter. Viêm dạ dày cũng có thể được gây ra bởi
thuốc không steroid noninflammatory, lạm dụng rượu, dị
ứng thực phẩm, ăn phải các chất ăn mòn và các rối loạn tự
miễn dịch. Không được điều trị viêm dạ dày dẫn đến các vết
loét trong niêm mạc của dạ dày được gọi là loét dạ dày tá
tràng. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số loại thực
phẩm nhất định có thể giúp chữa lành phần nào các vết loét
dạ dày hành tá tràng.

Các loại rau có lá màu xanh đậm
Bệnh nhân bị viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng nên tiêu
thụ nhiều các loại rau lá màu xanh đậm. Các loại rau màu
xanh đậm là nguồn cung cấp vitamin A, C, K, axit folic, sắt,
và canxi – là nguồn quan trọng đối với việc chữa bệnh viêm
dạ dày và loét dạ dày. Thực phẩm giàu trong các loại rau
màu xanh đậm bao gồm bông cải xanh, mầm brussel, cải
bắp, măng tây, cải xoăn, rau bina, đậu xanh, mù tạt…
Protein
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên tiêu thụ thực phẩm có
chứa protein đặc biệt là các protein ít chất béo. Protein giúp
cơ thể sửa chữa các tế bào cũ bị hư hỏng, lấp đầy những vết
sẹo trong dạ dày tá tràng. Không nên tiêu thụ những thực
phẩm protein giàu chất béo vì chất béo làm tăng sản xuất
acid dạ dày, gây kích ứng hơn cho dạ dày. Thực phẩm ít chất
béo có chứa hàm lượng protein cao bao gồm thịt nạc, cá, gia
cầm da, sản phẩm đậu nành, đậu, sữa ít béo và sữa chua ít
chất béo.
Thực phẩm có chứa Flavonoids
Flavonoid là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hầu hết
các loại trái cây và rau quả màu sắc sặc sỡ. Theo kết quả
nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Maryland cho biết
chất flavonoid giúp ức chế vi khuẩn Helicobacter, một loài
vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm dạ dày và loét dạ dày. Ăn
nhiều thực phẩm giàu flavonoid giúp ngăn ngừa và chữa
lành vết loét và viêm dạ dày. Thực phẩm giàu chất flavonoid
có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân viêm dạ dày bao gồm
cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào,
bóng quần và ớt chuông.
Thực phẩm cần tránh

Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh các thực
phẩm, đồ uống có tính axit và gây kích thíchNhững thực
phẩm này bao gồm các loại thực phẩm nhiều gia vị như ớt
bột, hạt tiêu đen, bột cà ri, các sản phẩm cà chua, trái cây, cà
phê, rượu, ca cao, sô cô la, và trà.
Những loại thực
phẩm người bệnh dạ
dày và đường ruột
nên tránh.
Các bệnh về dạ dày và đường ruột có thể
trầm trọng thêm do ăn uống không lành mạnh.
Vì vậy, với những người có dạ dày và ruột yếu,
nên tránh các loại thực phẩm không phù hợp
với mình.
Tránh thức ăn chiên
Các loại thực phẩm chiên luôn luôn nhiều dầu và chất béo rất
cao. Nếu bạn đang gặp rắc rối với tình trạng viêm ruột, ăn
nhiều thực phẩm chiên có thể gây tiêu chảy. Do đó, cần giảm
tiêu thụ các loại thực phẩm chiên càng nhiều càng tốt.
Giảm ăn hành tây sống
Hành tây dồi dào các chất dinh dưỡng bảo vệ tim. Tuy nhiên,
lượng hành tây sống cũng có thể gây đau bụng cho bạn.
Hành tây nên được nấu chín để phân hủy hoàn toàn một số
hợp chất hóa học.
Không nên ăn bông cải xanh và cải bắp chưa nấu chín vào
bữa tối
Mặc dù các chất dinh dưỡng như cellulose có thể cải thiện
sức khỏe cho bạn, nhưng chúng có thể tạo khí trong ruột bên
trong cơ thể. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là bạn nên
đun sôi bông cải xanh và cải bắp để phân hủy triệt để các

chất lưu huỳnh có thể tạo ra khí.
Nên kiểm soát mức độ tiêu thụ sôcôla
Ăn quá nhiều sô cô la có thể làm giãn cơ vòng thực quản
dưới, là nguyên nhân gây ra trào ngược dịch dạ dày.
Tránh nước cam
Các loại nước trái cây có tính axit có thể làm nhiễu loạn
đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm.
Nếu mọi người uống nước cam trong lúc đói cồn cào, đường
tiêu hóa có thể sẽ bị các chất có tính acid lấp đầy và gây ra
đau bụng. Ngoài ra, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảy
đối với một số người bị bệnh đường ruột.
Không nên ăn đào
Đào có giá trị dinh dưỡng khá cao và có nhiều thành phần
dinh dưỡng. Ví dụ, đào chứa nhiều chất sắt, đóng vai trò
quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho cơ thể.
Pectin có trong đào cũng có thể ngăn ngừa táo bón. Tuy
nhiên, với bệnh nhân bị bệnh dạ dày, ăn đào khá nguy hiểm
vì vấn đề tiêu hóa. Ngoài ra, ăn nhiều đào cũng có thể gây
đầy bụng.
Nên tránh ăn kem vào mùa hè
Chất béo trong kem khá cao. Những bệnh nhân bị bệnh dạ
dày và đường ruột sẽ gặp khó khăn khi tiêu hóa kem. Ngoài
ra cũng dễ bị đau bụng hơn.
Những thực phẩm
cần tránh khi bị
viêm loét dạ dày

Thực phẩm cần tránh hi bị viêm loét dạ dày
Viêm loét niêm mạc của dạ dày có thể gây đau, ợ nóng và
buồn nôn. Loét do nhiều nguyên nhân gây ra như: do nhiễm

vi khuẩn Helicobacter pylori, loét cũng có thể được gây ra
do dùng thuốc giảm đau quá nhiều over-the-counter, như
aspirin hoặc ibuprofen. Khi bị loét dạ dày bạn nên thay đổi
chế độ ăn uống của bạn để tránh các loại thực phẩm có thể
gây kích ứng dạ dày. Một số loại thực phẩm có thể chứa
những chất có thể ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn H.
pylori.
Giảm thức uống chứa caffeine và cồn
Caffeine có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm
tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày. Trong khi
bạn có một vết loét dạ dày, bạn nên tránh các đồ uống có
chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà chứa caffeine và
sôcôla. Rượu có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ
dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét của bạn.
Tránh các thức ăn cay
Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ không gây viêm
loét dạ dày như nhiều người tưởng nhưng tất cả các thức ăn
cay, chiên và béo có thể gây kích ứng dạ dày vì thế bạn nên
tránh chúng trong khi bạn đang có một vết loét dạ dày. Tránh
các loại gia vị như ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu
và hạt tiêu nóng dẫn đến đau bụng. Mặc dù tỏi có chứa

×