Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.45 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9
NĂM HỌC 2013-2014
1. Văn học: *Gồm những bài sau:
- Nói với con
- Mùa xuân nho nhỏ
- Sang thu
- Viếng lăng Bác
- Những ngôi sao xa xôi
- Tiếng nói văn nghệ
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
* Yêu cầu:
Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả và tác phẩm ; chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích (văn bản thơ).
Hiểu được ý nghĩa các văn bản.
2. Tiếng Việt: * Gồm những bài sau:
- Khởi ngữ
- Các thành phần biệt lập
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
* Yêu cầu:
Nắm vững khái niệm; xác định và phân tích các thành phần của câu; biết cách liên kết câu trong đoạn văn.
3. Tập làm văn:
- Nghi luận xã hội:
Xác định yêu cầu của đề, nội dung vấn đề nghị luận, nắm vững kỹ năng làm văn để viết một đoạn văn ngắn về một tư tưởng đạo lí, hoặc
một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận văn học
Tác phẩm thơ và truyện ngắn Việt Nam hiện đại (Sgk Ngữ văn 9, tập 2).
Học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật và kỹ năng làm bài để viết một bài văn phân tích một đoạn thơ, bài thơ hoặc phân tích đặc điểm
nhân vật trong truyện.
………………………… HẾT……………………………
2
I. PHẦN VĂN BẢN:


*BẢNG HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN Ở HKII
TT
Tên văn
bản
Tác giả
Năm
st
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
1
Tiếng nói
của văn
nghệ
Nguyễn Đình
Thi
(1924-2003)
1948
Văn nghị
luận
Nội dung phản ánh của văn nghệ, công
dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ với
đời sống con người.
Bố cục chặt chẽ, lập luận thuyết phục
với dẫn chứng phong phú, cách diễn
đạt giàu hình ảnh và cảm xúc.
2
Chuẩn bị
hành
trang vào

thế kỉ mới
Vũ Khoan
(1937)
2001
Văn nghị
luận
Lời khuyên thế hệ trẻ VN trong hành trang
vào thế kỉ mới cần nhận rõ những điểm
mạnh và điểm yếu của con người VN, phát
huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, rèn
luyện những thói quen tốt.
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu
biểu, thuyết phục, câu văn sử dụng
nhiều thành ngữ, tục ngữ cụ thể, dễ
hiểu.
3
Mùa xuân
nho nhỏ
Thanh Hải
(1930-1980)
1980
Thơ Năm
chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và
đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành
góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc
đời chung.
Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong
sáng, tha thiết, gần với dân ca; hình
ảnh, ngôn từ đẹp giản dị, những so

sánh, ẩn dụ sáng tạo.
4
Viếng
lăng
Bác
Viễn Phương
(1928)
1976
Thơ tám
chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động và biết
ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ
trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng
Bác.
Giọng điệu trang trọng và tha thiết;
nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm,
ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc.
5
Sang thu
Hữu Thỉnh
(1942)
1977
Thơ năm
chữ
Cảm nhận tinh tế và những suy ngẫm về
cuộc đời của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên
nhiên trong khoảnh khoắc giao mùa từ hạ
sang thu.
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả
bằng nhiều cảm giác tinh tế, ngôn

ngữ chính xác, gợi cảm.
6
Nói với
con
Y Phương
(1948)
1980
Thơ tự do
Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể
hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ
dành cho con; tình yêu, niềm tự hào về quê
hương, đất nước.
Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình; xây
dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa
mang tính khái quát, ngôn từ mộc
mạc.
3
7
Những
ngôi xa
xôi
Lê Minh Khuê
1971
Truyện
ngắn
Ca ngợi vẻ đẹp dũng cảm, tâm hồn trong
sáng, lạc quan, tươi trẻ của ba cô gái thanh
niên xung phong làm nhiệm vụ mở đường
trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
- Ngôi kể thứ nhất phù hợp, thể hiện

rõ nét nội tâm nhânvật.
- Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, trẻ
trung.
- Miêu tả tâm lí nhân vật thành
công.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT
Đơn vị bài học
Khái niệm
Đặc điểm- cấu tạo- công dụng…
Ví dụ
Khởi ngữ
Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ
ngữ để nêu lên đề tài được nói đến
trong câu.
Trước khởi ngữ thường có thể thêm
các quan hệ từ: về, đối với, còn…
=> Học bài, anh ấy / chăm chỉ lắm.
Thành phần biệt
lập: Tình thái
- Thành phần tình thái được dùng để thể
hiện cách nhìn của người nói đối với sự
việc được nói đến trong câu
Là bộ phận không tham gia vào
việc diễn đạt nghĩa sự việc của
câu nên được gọi là thành phần
biệt lập.
Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa
lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi
không khóc được, nên anh phải cười vậy
thôi.

Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Thành phần biệt
lập: Cảm thán
- Thành phần cảm thán được dùng để
bộc lộ tâm lí của người nói (vui,
buồn, hờn, giận, mừng,
giận,yêu,ghét…)
Là bộ phận không tham gia vào
việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
nên được gọi là thành phần biệt lập
Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Thành phần biệt
lập: Gọi đáp
- Thành phần gọi – đáp được dùng để
tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
- Là bộ phận không tham gia
vào việc diễn đạt nghĩa sự việc
của câu nên được gọi là thành
phần biệt lập
Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng
khôn.
(Nam Cao – Lão Hạc)
4
Thành phần biệt
lập: Phụ chú
Thành phần phụ chú được dùng để
bổ sung một chi tiết cho nội dung
chính của câu.
 Thành phần biệt lập: Là những

bộ phận không tham gia vào việc diễn
đạt nghĩa sự việc của câu.
- Là bộ phận không tham gia
vào việc diễn đạt nghĩa sự việc
của câu nên được gọi là thành
phần biệt lập
-Thành phần phụ chú thường
được đặt giữa hai dấu gạch
ngang, hai dấu phẩy, hai dấu
ngoặc đơn hoặc giữa một dấu
gạch ngang với một dấu phẩy,
nhiều khi thành phần phụ chú
còn được đặt sau dấu hai chấm.
Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và
cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa
đầy một tuổi
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc
lược ngà)
Liên kết câu và
liên kết đoạn
văn
- Các đoạn văn trong một văn bản
cũng như các câu trong một đoạn văn
phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội
dung và hình thức.
1.Về nội dung:
- Các đoạn văn phải phục vụ chủ
đề chung của văn bản, các câu
phải phục vụ chủ đề của đoạn
văn (liên kết chủ đề)

- Các đoạn văn và các câu phải
sắp xếp theo một trình tự hợp lí
(liên kết lôgic)
2.Về hình thức: các câu và các
đoạn văn có thể được liên kết với
nhau bằng một sồ biện pháp
chính như sau:
- Phép lặp
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa
và liên tưởng
- Phép thế
- Phép nối
“(1)Tác phẩm văn nghệ nào cũng xây
dựng bằng những vật liệu mượn ở thực
tại. (2)Nhưng nghệ sĩ không những ghi
lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói
một điều gì mới mẻ.(3) Anh gửi vào tác
phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh
muốn đem một phần của mình góp vào
đời sống chung quanh.”
( Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn
Đình Thi)
=>Phép nối: C2-C1: (Nhưng)
=> Phép thế: C2-C1:
( Cái đã có rồi – những vật liệu mượn ở
thực tại).
=> Phép thế:C3- C2: ( Anh – nghệ sĩ)
Nghĩa tường
minh – hàm ý
1. Nghĩa tường minh:

- Là phần thông báo được diễn đạt trực
tiếp bằng từ ngữ trong câu.
A: - Tối mai bạn đi xem phim với tôi
được không?
B. - Buổi tối mình còn phải trông nhà.
5
2.Hàm ý:
- Là phần thông báo tuy không được
diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
(không đi được)=>Hàm ý
- Ừ, được => Nghĩa tường minh.
III . PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

I.Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt đang diễn ra trong mỗi con người và đời sống xã hội cần được nhìn nhận thêm :
- Hiện tượng tốt :
+ Hiến máu nhân đạo,ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt…
+ Phong trào mùa hè xanh, Qũy thắp sáng ước mơ…
+ Mái ấm tình thương, ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mơ ước….
- Hiện tượng xấu:
+ Ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông…
+ Bệnh thành tích; sự vô cảm….
+ Bệnh quay cóp trong thi cử…
+ Tình trạng bạo lực học đường, nghiện game…
II. Dàn bài
a/ Mở bài :
- Nêu rõ hiện tượng cần nghị luận.
- Chỉ ra bản chất của hiện tượng đó.
b// Thân bài :

1/ Khái niệm và bản chất, thực trạng của hiện tượng. (Gỉai thích, nêu biểu hiện)
2/ Nêu thực trạng và nguyên nhân ( khách quan – chủ quan ) của hiện tượng.( Pt,c/ minh)
3/ Nêu tác dụng –ý nghĩa ( nếu là hiện tượng tốt); tác hại- hậu quả ( nếu là hiện tượng xấu)
4/Gỉai pháp phát huy ( nếu là hiện tượng tốt); biện pháp khắc phục ( nếu hiện tượng xấu)
c/ Kết bài:
- Bày tỏ thái độ ý kiến về hiện tượng xã hội vừa nghị luận
6
Nghị luận về tư tưởng, đạo lí
I. Đề tài:
-Về nhận thức ( lí tưởng, mục đích học tập….)
- Về tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, tính trung thực….)
- Về quan hệ gia đình ( tình mẹ con, tình anh em….)
- Về quan hệ xã hội ( tình đồng loại, tình thầy trò, tình bạn bè…)
II. Dàn bài:
a/ Mở bài :
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Dẫn đề ( nếu có)
b/ Thân bài :
1/ Giải thích tư khái niệm tưởng đạo lí cần nghị luận  
+ Giải thích nghĩa đen – nghĩa bóng với những vấn đề nêu ra bằng các hình ảnh ẩn dụ
+ Giải thích khái niệm, biểu hiện đối với những vấn đề nêu ra trực tiếp
2/ Đánh giá vấn đề là đúng hay sai từ đó phân tích, chứng minh những mặt đúng, sai của vấn đế
3/ Mở rộng vấn đề:
+ Phê phán những tư tưởng hành động sai trái
+ Đề ra các hành động đúng
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với xã hội và bản thân
c/ Kết bài :
- Tóm lược vấn đề.
- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân.
7

IV. PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
1. Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (đoạn trích)
* Dàn bài chung:
a. MB:
- Giới thiệu tác phẩm truyện ( tên tác phẩm, tác giả, nội dung chính…).
- Giới thiệu nhân vật (tên nhân vật, đặc điểm khái quát của nhân vật).
b. TB:
Trình bày những luận điểm nhận xét, đánh giá về nhân vật thông qua phân tích các chi tiết tiêu biểu có trong truyện ngoại hình, lời nói, cử
chỉ, hành động, tâm trạng của nhân vật), nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả:
- Luận điểm 1: đặc điểm, tính cách của nhân vật
+luận cứ dẫn chứng, lí lẽ phân tích đặc điểm, tính cách nv
+luận cứ
- Luận điểm 2: đặc điểm, tính cách của nhân vật
+luận cứ dẫn chứng, lí lẽ phân tích đặc điểm, tính cách nv
+luận cứ
- Luận điểm 3:………………
c. KB: nhận xét, đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật…
2. Nghị luận về một đoạn thơ hoặc một bài thơ:
a. MB:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và nội dung chính của đoạn thơ, bài thơ đó
b. TB:
Trình bày từng khía cạnh của cảm xúc chung thông qua phân tích, bình phẩm cụ thể các chi tiết, hình ảnh thơ, ngôn từ, giọng điệu biểu
hiện cảm xúc trong đoạn thơ, bài thơ:
- Luận điểm 1: nêu khái quát ý 1
+luận cứ khai thác các yếu tố nghệ thuật và dùng lí lẽ phân tích
+luận cứ
- Luận điểm 2: nêu khái quát ý 2
+luận cứ khai thác các yếu tố nghệ thuật và dùng lí lẽ phân tích
+luận cứ

8
- Luận điểm 3:………………
c. KB: Nêu khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ
* MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO:
1 / Cảm nhận của em về khổ thơ đầu ( hoặc khổ 2,3 ) của bài “ Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải .
2/ Cảm nhận của em về hai khổ đầu ( hoặc hai thơ cuối) bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
3/ Phân tích 11 dòng thơ đầu trong bài thơ “ Nói với con”- Y Phương.
4/ Phân tích sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu qua bài “ Sang thu” – Hữu Thỉnh.
5/Phân tích nhân vật Phương Định trong “ Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê.

×