Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.86 KB, 5 trang )

Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú:
Cần phải được theo dõi, quản lý
Việc dùng thuốc của bệnh nhân ngoại trú, hay dùng thuốc tại nhà,
là một trong những nội dung rất được chú trọng tại nhiều nước
phát triển. Quản lý sử dụng thuốc (quản lý liệu pháp thuốc) đối với
bệnh nhân ngoại trú, dù đó là các thuốc đã được kê đơn, hoặc
thuốc tự mua, vitamin, thực phẩm chức năng… là việc đánh giá
từng cá thể về hiệu lực của từng thuốc đối với tình trạng bệnh, mức
độ an toàn liên quan đến các thuốc khác nhau đang được dùng,
công việc này cần được cả thầy thuốc và người bệnh cùng tham gia
thực hiện.
Quản lý là cần thiết
Ở nước ta, thực hành điều trị bệnh nhân ngoại trú, việc sử dụng
thuốc để điều trị các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo
đường, gút, tăng cholesterol máu… ngày càng trở nên phổ biến
cùng với tỷ lệ mắc các bệnh này tăng nhanh trong dân cư. Hơn thế,
quản lý sử dụng thuốc tại nhà với các bệnh sau điều trị tại các
tuyến chuyên khoa như bệnh lao, HIV/AIDS, các rối loạn tâm
thần, động kinh, bệnh nội tiết… cũng là những thực hành phổ biến.
Một trong những khác biệt cơ bản so với khi bệnh nhân nằm viện
là một người bệnh ngoại trú có thể đang được điều trị hoặc hướng
dẫn bởi nhiều cán bộ y tế, nhiều chuyên ngành khác nhau! Bệnh
nhân ngoại trú không có sự hướng dẫn trực tiếp hằng ngày của bác
sĩ, điều dưỡng như khi ở bệnh viện, nhưng lại có thể phải điều trị
nhiều bệnh, và/hoặc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc. Thực tế này
dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải có kế hoạch quản lý điều trị tại nhà
một cách toàn diện, đảm bảo an toàn cho người bệnh và đạt được
mục tiêu điều trị.
Trong hệ thống y tế của nước ta, cán bộ y tế xã, phường, điều
dưỡng viên, y sĩ và dược sĩ các nhà thuốc cũng thường giữ vai trò
hỗ trợ, tư vấn và là cầu nối với bác sĩ trong thực hiện quản lý điều


trị cho bệnh nhân tại gia đình.

Bệnh nhân sử dụng thuốc tại nhà
cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ.
Bằng cách nào?
Không phải tất cả các bệnh nhân được chỉ định điều trị ngoại trú
đều cần có chế độ quản lý toàn diện như các bước nêu dưới đây.
Tuy vậy, với các trường hợp như với những người cao tuổi, mắc
đồng thời nhiều loại bệnh và có khả năng phải dùng nhiều loại
thuốc khác nhau thì việc thực hiện một quy trình quản lý liệu pháp
thuốc toàn diện là hết sức cần thiết.
Khi thầy thuốc thấy rằng một bệnh nhân nào đó cần được quản lý
điều trị tại nhà một cách toàn diện và đầy đủ, có thể liên hệ với các
thành viên trong hệ thống y tế, như các bác sĩ khác, y sĩ, dược sĩ
nhà thuốc hoặc điều dưỡng viên tại khu vực để cùng tham gia quản
lý điều trị. Việc phối hợp với ai là tùy từng trường hợp, hoàn cảnh
và điều kiện của cả người bệnh và thầy thuốc, nhưng phối hợp là
quan trọng để đảm bảo việc điều trị tại nhà đạt được mục tiêu điều
trị.
Trong điều kiện hiện nay, công nghệ thông tin, như điện thoại,
email, bệnh án điện tử đã tạo điều kiện rất tốt cho quản lý điều trị
tại nhà. Tuy vậy, điều quan trọng là cần có thông tin trực tiếp của
thầy thuốc đối với người bệnh để tránh sự lầm lẫn và sai lạc, vốn
rất dễ xảy ra với người bệnh ngoại trú.
Lịch và các biện pháp để giám sát quản lý điều trị bằng thuốc sẽ
được xác định tùy loại vấn đề liên quan đến thuốc có thể xảy ra,
hoặc các nhu cầu điều chỉnh liều đã được xác định trước. Tuy
nhiên, các vấn đề sau cần được xem xét kỹ:
Xác định các bệnh nhân đã không đạt được mục tiêu điều trị.
Hiểu được lịch sử và các trải nghiệm về thuốc của bệnh nhân, sự

ưa thích và niềm tin của họ về liệu pháp thuốc.
Xác định đúng hiện bệnh nhân đang dùng những loại thuốc nào, kể
cả thuốc kê đơn, không kê đơn, y học cổ truyền, thực phẩm chức
năng
Đánh giá từng thuốc đã dùng về: sự phù hợp (có cần không), hiệu
lực, độ an toàn (kể cả vấn đề tương tác với thuốc khác), sự tuân
thủ, theo hướng đạt các mục tiêu điều trị đã được đặt ra.
Xác định tất cả các vấn đề của liệu pháp thuốc, khoảng cách giữa
liệu pháp hiện tại và liệu pháp cần để đạt được mục tiêu tối ưu cho
điều trị.
Xây dựng một kế hoạch quản lý với từng bước cụ thể, bao gồm cả
sự điều chỉnh cần thiết để có thể đạt được mục tiêu tối ưu.
Bệnh nhân đồng ý, hiểu rõ và tham gia với kế hoạch này.
Ghi chép lại tất cả các bước, tình trạng lâm sàng hiện tại và mục
tiêu điều trị cần đạt được.
Đánh giá, giám sát là thiết yếu để xác định hiệu quả của sự điều
chỉnh và có thể khuyến nghị điều chỉnh tiếp tục để đạt được kết
quả tối ưu.
Quản lý điều trị tại nhà một cách toàn diện cần sự tham gia của
nhiều thành viên, bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, y sĩ. Do vậy, mọi
thành viên liên quan cần hiểu rõ mục tiêu của điều trị và cũng vì
vậy, một kế hoạch chăm sóc cho từng bệnh nhân càng trở nên cần
thiết hơn.
Đạt được kết quả điều trị tốt luôn là một điểm nhấn tích cực trong
thực hành lâm sàng, nhất là trong điều trị ngoại trú. Kết quả điều
trị nhìn chung đều có thể được cải thiện, điển hình như với các
bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, nếu được quản lý tốt quá trình
dùng thuốc. Vì mục tiêu điều trị là cá thể hoá cho từng người bệnh,
các chỉ định cần được đánh giá, các vấn đề về thuốc cần được xác
định và giải quyết và hiệu quả điều trị cần được xem xét và điều

chỉnh liên tục.

×