Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thịt nhân tạo: Thực phẩm của tương lai docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.96 KB, 5 trang )

Thịt nhân tạo: Thực phẩm
của tương lai
Cách gì để nuôi sống dân số toàn cầu đang ngày một tăng
mạnh trong khi các nguồn lương thực, tài nguyên thì có hạn và
ngày một cạn kiệt? Các nhà khoa học từ lâu đã tìm cách sản
xuất ra lương thực từ phòng thí nghiệm. Mới đây, họ công bố
đã sản xuất được trên quy mô công nghiệp các các loại thịt bò,
thịt lợn, thịt gà mà không cần đến các loài gia súc, gia cầm.
Chuyện viễn tưởng chăng? Xin thưa, đó sẽ là câu chuyện có
thật của năm 2011!
Bí mật của loại thịt không xương
Nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Maryland (Mỹ), đứng đầu
là TS. Jason Matheny, vừa đưa ra một tuyên bố động trời, theo đó
thì họ đã nắm trong tay phương pháp tạo mô tế bào nhân tạo và từ
đó có thể sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm mà sản phẩm cuối
cùng hoàn toàn đảm bảo các thông số cần thiết để có thể sử dụng
cho con người, tóm lại là 100% giống y như “thịt thật”, thậm chí
còn có một số điểm ưu việt.
Ta biết rằng tất cả các loại thịt heo, bò, gà đều cấu thành từ
những đơn vị nhỏ nhất là các tế bào. Để chế tạo thành công thịt
nhân tạo, người ta cho gieo trồng những giống cỏ đã được biến đổi
gen sao cho chúng chứa đầy đủ những protein, những chất khoáng
vi lượng và vitamin. Sau đó, tại nhà máy, cỏ được nghiền nát, được
ngâm, ủ với một số chất hóa học có tác dụng tiêu hoá chất xenlulô
nhằm tạo thành một thứ “cháo lỏng” đầy chất dinh dưỡng. Tiếp
theo, người ta lấy tế bào cơ (myocit) của bò hoặc gà, lợn rồi đem
cấy vào loại cháo này cùng một số chất kích thích để chúng tự do
phát triển và nhân lên thành một sinh khối gồm hàng trăm nghìn tế
bào mới. Sản phẩm cuối là những tảng thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt
cừu tươi nguyên, giống thịt tự nhiên cả về hình thức lẫn đặc tính,
riêng về chất lượng thì có phần cao hơn, vì không lẫn mỡ, gân, bạc


nhạc. Mùi vị cũng không khác gì, thậm chí còn thơm ngon hơn
mặc dù chúng không hề là bộ phận nào trên cơ thể của những loại
gia súc gia cầm kia.

Thịt nhân tạo sẽ rất giống thịt thật.
Hiện nay việc chế tạo thịt nhân tạo trong các phòng thí nghiệm đã
hoàn toàn thành công. Người ta tin rằng những loại thịt nhân tạo
đầu tiên sẽ có mặt trong các siêu thị vào năm 2011. Theo nhóm
nghiên cứu của Matheny, trong quá trình sản xuất thịt nhân tạo,
người ta có thể gia giảm một số thành phần theo đơn đặt hàng
nhằm phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng khác nhau. Chẳng
hạn, nếu trong thịt tự nhiên có nhiều axit béo omega-6 có khả năng
làm tăng cholesterol gây hại cho sức khỏe thì khi sản xuất thịt nhân
tạo, người ta có thể thay omega-6 bằng omega-3 vô hại.
Thực ra, ý tưởng và hiện thực sản xuất thịt nhân tạo không phải là
vấn đề mới. Từ năm 2002, các nhà khoa học thuộc cơ quan hàng
không và vũ trụ Mỹ NASA đã bắt tay thực hiện các thí nghiệm sản
xuất thịt nhân tạo để làm thức ăn cho các nhà du hành vũ trụ trong
các chuyến bay dài ngày. Tuy các nhà khoa học NASA chỉ nghiên
cứu để chế tạo ra một khối lượng nhỏ sản phẩm và hoàn toàn trong
điều kiện phòng thí nghiệm, nhưng kết quả nghiên cứu của họ đã
mở đường cho khả năng sản xuất thịt nhân tạo trên quy mô công
nghiệp.
Sự lựa chọn của tương lai
Với tốc độ sản xuất thịt nhân tạo theo kiểu công nghiệp như thế
(nhanh gấp 4 lần việc chăn nuôi gia súc tự nhiên), người ta sẽ tiết
kiệm được rất nhiều chi phí so với việc chăn nuôi, giết mổ và bảo
quản thịt gia súc, gia cầm. Về phương diện sinh thái, nhờ có việc
sản xuất thịt nhân tạo mà mỗi năm, hàng chục tỷ gia súc, gia cầm
khỏi phải vào lò mổ, cắt giảm được đáng kể số lượng đàn gia súc

và trả lại gần 3/4 diện tích đất chăn thả cho thiên nhiên. Việc sử
dụng thịt nhân tạo còn có thể làm giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà
kính vì hiện tại lượng khí mêtan do ngành chăn nuôi thải ra chiếm
18% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới. Trong khi
đó theo dự báo, lượng tiêu thụ các sản phẩm thịt và sữa của thế
giới sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Ngoài ra, theo TS. Matheny,
việc sản xuất đại trà thịt nhân tạo sẽ góp phần tăng cường sự đảm
bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (không bị nhiễm virus bò điên hay
cúm gia cầm). Thịt nhân tạo cũng là một trong những giải pháp
cho chiến lược bảo đảm an ninh lương thực của nhân loại.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đi đầu trong lĩnh vực này cũng không
giấu giếm nỗi lo ngại rằng khi sản phẩm được đưa ra thị trường,
người tiêu dùng khó chấp nhận ngay. Bởi thói quen sử dụng thịt
gia súc gia cầm tự nhiên tươi mới đã tồn tại cùng với cuộc sống
con người từ hàng ngàn năm nay. Dù có thế nào thì cảm giác về
những tảng thịt có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm cũng sẽ đeo
đẳng người tiêu dùng trong một thời gian dài. Vì vậy, việc cần làm
bây giờ là tuyên truyền, vận động, thuyết phục dân chúng thay đổi
nhận thức và thói quen để thích nghi trong thời đại mới đồng thời
không ngừng hoàn thiện công nghệ sản xuất thịt nhân tạo sao cho
công nghệ này đạt tới sự “giống như thật” nhất

×