Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.89 KB, 30 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
TTCK : Thị trường chứng khoán
DNV & N : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán
SGDCK TP.HCM: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
NĐT : Nhà đầu tư
CTCK : Công ty chứng khoán
CK : Chứng khoán
VN : Việt Nam
UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước
TTGDCK : Thị trường giao dịch chứng khoán
Phần 1 : Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài chuyên đề , môn học
Hệ thống thị trường tài chính luôn được xem là trung tâm của nền kinh tế
quốc dân. Nó được xem như là một trái tim hoạt động không mệt mỏi để
bơm vốn từ nơi thị trường thừa đến nơi thiếu, giúp hoạt động kinh tế
trong toàn xã hội diễn ra một cách suôn sẻ với hiệu suất cao nhất.
Hệ thống thị trường tài chính là một cơ cấu hết sức phức tạp, một trong
những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính là
thị trường chứng khoán, mặc dù vai trò của thị trường chứng khoán chỉ
thể hiện khi các giao dịch trên thị trường diễn ra.
Chính vì điều này, mà em nghĩ rằng thị trường chứng khoán cần một thị
trường nóng bỏng và có nhiều triển vọng đi lên. Nó không chỉ là một
kênh huy động vốn có hiệu quả cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế
mà còn là nhân tố thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế diễn ra suôn xẻ
hơn. Vì vậy em chọn Đề tài “đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán
của việt nam hiện nay”.
2. Mục đích và phương pháp viết chuyên đề
Mục đích:
- Làm rõ hơn về tình hình chứng khoán của việt nam những năm gần
đây


- Hệ thống hóa , tóm tắt sơ lược về thị trường chứng khoán trong nước.
- Mạnh dạn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hoạt động của thị
trường. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về thị trường chứng khoán và tăng
thêm khả năng tự nghiêm cứu, tích lũy một số kiến thức cần thiết cho
việc là chuyên đề.
phương pháp nghiên cứu như:
Trong quá trình tìm hiểu và làm bài chuyên đề, các phương
pháp nghiên cứu đã sử dụng là phương pháp luận duy vật biện chứng,
phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê…
Ngoài ra, trong bài còn sử dụng một số biểu, bảng để minh họa và một số
phương pháp khác.
3. Nội dung chuyên đề
- Đối tượng nghiêm cứu: Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt
Nam, hoạt động đầu tư chứng khoán và một số giải pháp nhằm nâng
cao hoạt động của thị trường chứng khoán
 Phần 1: Thực trạng về thị trường ngoại hối của việt nam hiện nay
 Phần 2: một số giải pháp nâng cao chất lượng thị trường chúng
khoán
 Phần 3: kết luận
- Phạm vi nghiêm cứu: Tìm hiểu về môn thị trường tài chính cụ thể là
vấn đề về thị trường chứng khoán của việt nam trong những năm gần
đây.
Phần 2 : Nội dung
Chương 1: Giới thiệu về môn học
1.1. Giới thiệu chung về môn học
Thị trường tài chính là môn học thuộc kiến thức chuyên ngành
đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, tài chính ngân hàng.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản chung
về cơ sở lý luận như; bản chất chức năng, vai trò, các công cụ
hoạt dộng trên thị trường tài chính và diễn biến thị truongf tài

chính của nước ta trong thời gian gần đây khi Việt Nam trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới-
WTO.
Giáo trình được biên soạn bởi PGS.TS Phan Thị cúc- Trưởn
khoa tài hính – kế toán và TS. Nguyễn Trung Trực – Trưởng bộ
môn tài chính doanh nghiệp đã đồng chủ biên giáo trình Thị
Trường Tài Chính.
1.2. Những kiến thức chính trong môn học thị trường tài chính
1.2.1. Thị trường tài chính
a. Cơ sở hình thành thị trường tài chính
Nền kinh tế thị trường là nơi gặp gỡ của không những các
nguồn cung cầu hàng hóa mà còn diễn ra các quan hệ điều tiết
vốn, giao lưu giữa những nguồn cung cầu về vốn, nhu cầu
vốn. Sự kết nối giữa cung và cầu về vốn được thực hiện dưới
nhiều hình thức.
- Hình thức giản đơn nhất và cũng tồn tại lâu đời là những quan hệ vay
mượn trực tiếp giữa các tầng lớp dân cư hoặc doanh nghiệp. Song với
hình thức này qui mô vớn vận động không lớn và phạm vi điều tiết
vốn không rộng vì chủ yếu chỉ diễn ra trên cơ sở quen biết và tín
nhiệm giữa hai chủ thể trong quan hệ tín dụng.
- Hình thức thứ hai tương dối phổ biến đó là sự ra đời và phát triển của
các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các tổ
chức tín dụng, các công ty tài chính. Hoạt động của các tổ chức này
thật sự là nhịp cầu giao lưu giữa cung và cầu vốn vì chúng vừa là
người đi vay và người cho vay. Cùng với sụ phát triển kinh tế, các
ngân hàng đã mở rộng quy mô hoạt động với số lượng chi nhánh ngày
càng tăng và trỏ thành trung tâm tín dụng quan trọng của nền kinh tế.
- Hình thức thứ ba được phát triển khi mà chủ thể đại diện cho nhu cầu
vốn đầu tư khồn muốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian mà
họ sẽ chủ động tìm kiến nguồn vốn đầu tư bổ sung bằng cách phát

hành các chứng từ có giá. Phát triển lớn nhất là các tờ công trái do
ngân sách phát hành đề huy động vốn nhằm thoản mãn nhu cầu chi và
sau này khi các nhà doanh nghiệp cần tập trung vốn đầu tư thì các loại
cổ phiếu, trái phiếu ra đời và ngày càng nhiều trong nền kinh tế.
Trên thực tế một thị trường giao dịch các laoij chứng từ có giá đã hình
thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ mà người ta đã dùng thuật ngữ;
Thị trường tài chính để mô tả về thị trường của các lọa tiền tệ được giao
như là một loại hàng hóa, trong đó thị trường các chứng từ có giá được
xem là hình thức phát triển cao của thị trường tài chính và là sản phẩm
đặc trưng duy nhất của nền kinh tế thị trường.
b. Khái niệm
Thị trường tài chính là thị trường trong đó các loại vốn ngấn hạn, trung
hạn, dài hạn được chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để đáp ứng nhu cầu
phát triển nền kinh tế xã hội, là nơi trao đổi, mua bán các loại hàng hóa
tài chính như tiền mặt, cổ phieus, trái phiếu, các chứng từ có giá,… giữa
các chủ thể trong nền kinh tế.
Nói cách khác: Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc trao đổi mua bán
quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao
dịch và các công cụ tài chính nhất định.
- Các yếu tố của thị trường tài chính:
yếu tố cơ bản: Gồm 3 yếu tố
 Đối tượng của thị trường tài chính; đó là những nguồn cung và
nguồn cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như nhà
nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các hộ giai đình và
cá nhân.
 Công cụ tham gia trên thị trường tài chính; đây là nguồn sống cho
hoạt động của thị trường bao gồm các lọa chứng từ có giá trị như
công trái nhà nước phát hành, chứng khoán…
 Chủ thể tham gia trên thị trường tài chính; đây là những pháp
nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn

nhàn rỗi tahm gia trên thị trường tài chính.
Yếu tố cấu thành: Gồm 4 yếu tố
 Yếu tố hàng hóa; thị trường tài chính là thị trường
mua bán các loại hàng hóa hàng hóa tài chính.
 Yếu tố cung; trong thị trường tài chính, hoạt dộng cảu
các nhà đầu tư góp vốn vào công ty cổ phần dưới các
hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp được diễn ra thường
xuyên và liên tục.
 Yếu tố cầu; trong thị trường tài chính, các nhà đầu tư
cầu hàng hóa tài chính từ các công ty trên thị trường
tài chính
 Yếu tố cơ sở hạ tầng của thị trường; là nơi diễn ra việc
mua bán trao đổi giữa nhà đầu tư và công ty cổ phần
các hàng hóa tài chính, trong đó sở giao dịch chứng
khoán là nơi giao dịch chính thức, người ta gọi đây là
là cơ sở hạn tầng cứng của thị trường
c. Phân loại thị trường tài chính
• Căn cứ theo phương thức huy động nguồn vốn
o Thị trường nợ; là thị trường mà chủ thể
huy động nguồn tài chính bằng cách đưa
ra công cụ vay nợ và thanh toán một
khoản tiền cố định trong khoảng thời
gian điều đặn cho tới thời điểm quy định
trước
o Thị trường vốn cổ phần; là thị trường mà
các chủ thể huy động nguồn tài chính
thông qua phương thức phát hành cổ
phiếu
• Căn cứ vào sự luân chuyển của các nguồn tài
chính.

o Thị trường sơ cấp là thị trường tài chính
trong đó, những hứng khoán phát hành lần
đầu được phát hành bán cho người đầu tiên
mua.
o Thị trường thứ cấp là thị trường trong đó thự
hiện giao dịch các chứng khoán đã được
phát hành trên thị trường sơ cấp
• Căn cứ vào nguồn thời gian sử dụng tài nguồn
tài chính huy động được.
o Thị trường tiền tệ là thị trường tài chính
ngắn hạn, trên thị trường có các công nợ
ngắn hạn được mua bán.
o Thị trường vốn là thị trường tài chính dài
hạn, trên thị trường có các công cụ nợ dài
hạn và cổ phiếu được mua bán.
d. Chức năng của thị trường tài chính
• Chức năng trung gian dẫn nguồn tài chính từ
những chủ thể có nguồn tài chính nhàn rỗi chưa
sử dụng đến những chủ thể cần nguồn tài chính.
• Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho
các chứng khoán; các chứng khoán được mua
bán, trao đổi trên thị trường, có thể dễ dàng
chuyển đổi thàng tiền hoạc các chứng từ có giá
khác trên thị trường.
• Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh
giá giá trị doanh nghiệp; thị truongf tài chính
cung cấp các thông tin liên quan đến cung cầu
từng loại chứng khoán trong những thời điểm
nhất định như tình hình hoạt động của doanh
nghiệp, chính sách tài chính – tiền tệ của nhà

nước, tình hình kinh tế thế giới… bằng những
phương tiện kỹ thuật thông tin hiện đại.
e. Vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế thị
trường
Với hai bộ phận cấu thành chủ yếu là thị trường tiền tệ và thị
trường vốn, thị trường tài chính đã thật sự đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế thị trường
• Thứ nhất; thị trường tài chính là trung tâm điều tiết
cung nguồn vốn tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Thực hiện vai trò này thị trường tài chính là nơi đáp
ứng nhu cầu vốn đầu tư, là nơi dừng của những nguồn
vốn nhàn rỗi. Thị trường tài chính đã tạo môi trường
thuận lợi đẻ dung hòa các lợi ích kinh tế khác nhau;
người đi vay có điều kiện thu hút vốn và người cho
vay có thể sinh lời cho lượng tiền tiết kiệm. Tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình chuyển nhượng sở hữu
vốn, từ đó góp phần tưng thêm sự mời gọi đối với giới
đầu tư, bởi lẽ người ta cảm thấy không bị bó buộc
trong một phạm vi may rủi hạn hẹp mà có thể dẽ dàng
chuyển vốn đầu tư trên thị trường tài chính so với
những hình thức đầu tư khác.
• Thứ hai thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài
chính, các chủ thể trên thị trường tài chính tận dụng
mọi nguồn tài chính trong nền kinh tế, tạo điều kiện
cho nguồn tài chính vận động từ nguồn tài chính kém
hiệu quả sang nơi kinh doanh có hiệu quả.
• Thứ ba tạo điều kiện thực hiện chính sách tài chính
tiên tệ của nhà nước, thị trường tài chính tạo điều kiện
thúc đẩy chính sách đầu tư, chính sách huy động và sự
dụng nguồn tài chính, kiềm chế lạm phát, thự hiện

chính sách tiền tệ thông qua các nghiệp vụ thị trường
mở, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc lại suất
chiết khấu…
1.2.2. Kết luận: sau khi hoàn thành môn học
Em biết thêm được rất nhiều vấn đề liên quan tới thị trường chứng
khoán
Và một số vấn đề cần thiết để học những môn học có liên quan
khác và bổ xung kiến thức sau này khi đi làm.
Chương 2: Tổng quan về thị trường chứng khoán
2.1. Khái niệm:
Thị trường chứng khoán ( TTCK ) được hiểu một cách chung nhất
là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán.
Nghĩa là ở đâu có giao dịch mua bán chứng khoán ở đó là hoạt
động của TTCK.
Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi
sổ, nó có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư, cho
phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các
loại chứng khoán , tùy theo tính chất sở hữu của chúng. Có nhiều
cách để phân loại chứng khoán dựa theo các tiêu thức khác nhau.
Nếu dựa theo tính chất của chứng khoán thì hàng hóa trên thị
trường bao gồm hai loại chủ yếu là chứng khoán vốn và chứng
khoán nợ.
Đối với chứng khoán vốn, mà đại diện là cổ phiếu, nó xác nhận sự
góp vốn và quyền sở hữu phần góp vốn đó của cổ đông đối với tài
sản của công ty cổ phần. Cổ đông có thể tiến hành mua bán,
chuyển hượng các cổ phiếu trên thị trường thứ cấp theo quy định
của pháp luật. Ngoài ra, cổ đông còn có quyền tham gia quản lý
công ty thông qua quyền tham gia và bỏ phiếu tại đại hội cổ đông,
quyền mua trước đối với cổ phiếu phát hành mới.
Với chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, là loại chứng khoán

quy định nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả cho chủ sở hữu
chứng khoán toàn bộ giá trị cam kết bao gồm cả gốc và lãi sau một
thời hạn nhất định.
Với đặc tính trên, chứng khoán được xem là các tài sản tài chính
mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị kinh tế cơ bản của các
quyền của chủ sở hữu đối với tổ chức phát hành.
2.2. Đặc điểm
Thị trường chứng khoán là thị trường tự do, tự do nhất trong các loại thị
trường. Ở thị trường chứng khoán không có sự độc đoán, can thiệp cưỡng
ép về giá. Giá mua bán hoàn toàn do qua hệ cung cầu trên thị trường
quyết định.
Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường
sơ cấp hay ở thị trường thứ cấp, tại cơ sở giao dịch hay tại thị trường giao
dịch qua quầy, ở thị trường giao ngay hay ở thị trường kì hạn. Các quan
hệ mua bán trao đổi là thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, thực chất
đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang
tư bản kinh doanh.
Quá trình vận động của tư bản được thực hiện xuất phát từ chức năng
kinh tế nòng cốt của thị trường tài chính trong việc dẫn vốn từ người tạm
thời dư thừa vốn sang người cần vốn. Sự di chuyển vốn được thể như
sau:
Tài trợ gián tiếp
Các trung gian tài chính
o hàng thương mại
o Ngân Bảo hiểm, quỹ hưu trí
o Tổ chức nhận tiền gửi và cho vay
vốn Vốn

Vốn
Người cho vay vốn Người đi vay vốn

1. Hộ gia đình 1. Hộ gia đình
2. Doanh nghiệp 2. Doanh nghiệp
3. Chính phủ 3. Chính phủ

Thị trường tài chính
Vốn - thị trường tiền tệ - vốn
Tài trợ trực tiếp
Sơ đồ 1: Các dòng vốn qua hệ thống tài chính
Qua sơ đồ trên ta thấy, sự chuyển dich vốn được thực hiện qua hai
con đường trực tiến, gián tiếp. Những người cần vốn có thể huy
động trực tiếp từ những người tạm dư thừa vốn bằng cách bán các
chứng khoán cho họ. Hoặc con đường thứ hai để dẫn vốn là thông
qua các trung gian tài chính, đây là một bộ phận đã chuyển tải một
khối lượng đáng kể nguồn tiết kiệm đưa vào đầu tư và góp phần
tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ lưu chuển vốn.
Như vậy, thị trường tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong
việc tích tụ, tập trung, phân phối vốn một cách hiệu quả trong nền
kinh tế. được xem là đặc trưng cơ bản cửa thị trường vốn, TTCK là
thị trường mà giá cả của chứng khoán ( hàng hóa trên thị trường)
chính là giá cả của vốn đầu tư, vì vậy, TTCK được coi là hình thức
phát triển bậc cao của nền kinh tế thị trường.
2.3. Cơ cấu tổ chức trên thị trường chứng khoán.
a. căn cứ vào phương thức giao dịch
- Thị trường giao dịch ngay ( thị trường thời điểm ):
Thị trường giao dịch mua bán theo giá tại thời điểm ngày hôm đó,
việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra sau đó vài ngày , tùy theo
mỗi thị trường chứng khoán quy định riêng số ngày.
Thị trường tương lai: thị trường mua bán chứng khoán theo những
hợp đồng mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch,
việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn ở tương

lai ( 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…).
b. Căn cứ vào tính chất chứng khoán giao dịch
Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch
mua bán các loại cổ phiếu bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu
đãi.
Thị trường trái phiếu: Thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch
và mua bán trái phiếu đẫ được hình thành, các trái phiếu này bao
gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính
phủ.
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường chứng
khoán phái sinh bao gồm, thị trường hợp đồng tương lai, hợp đồng
lựa chọn,… Đây là thị trường cấp cao mua bán chuyển giao các
công cụ tài chính cấp cao, do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở các
nước có thị trường chứng khoán phát triển ở trình độ cao.
c. Căn cứ vào lưu chuyển vốn
Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới
phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển
sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng
khoán mới phát hành.
Thị trường thứ cấp: Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được
phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính
thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã
được phát hành, nhà đầu tư mua đai bán lại chứng khoán nhằm vào
một trong các mực đích như cất giữ tài sản tài chính, nhận một
khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá.
2.4. Chức năng của thị trường chứng khoán
a. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán cho các công ty phát hành, số tiền
nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó

góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua thị trường chứng khoán,
chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các
nguồn vốn cho mực đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế,
phục vụ nhu cầu chung của xã hội.
b. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với
các cơ hội lựa chon phong phú. Các lại chứng khoán trên thị trường rất
khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đàu tư có
thể lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích
của mình.
c. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có thị trường chứng khoán cac nhà đầu tư có thể chuyển đổi các
chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác
nhau khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặ tính
thanh khoản là một trong những đặc tính hấn dẫn của chứng khoán đối
với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn
đầu tư. TTCK hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả thì tính
thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường ngày càng
cao.
d. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh
một cách tổng hợp và chính sác, giữ cho việc đáng giá và so sánh hoạt
động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo
ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.Tạo môi
trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo
của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách
nhạy bén và chính xác. Giá của chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư
đang mở rộng, nên kinh tế tăng trưởng. Ngược lại giá chứng khoán giảm
sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi

là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính
phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo nguồn thu bù đắp thâm
hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử
dụng một số chính sách, biện pháp tác động và TTCK nhằm định hướng
đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
2.5. Vai trò của thị trường chứng khoán
Xu thế hội nhập và quốc tế hóa nền kinh tế đòi hỏi tự bản thân mỗi quốc
gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao.
Một thị trường tài chính năng động có khả năng là tăng thêm sức mạnh
cho nền kinh tế hơn bất cứ một loại tài nguyên nào, mà trong đó TTCK là
một định chế tài chính rất quan trọng. Thực tế phát triển kinh tế ở các
quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của TTCK trong
phát triển kinh tế.
- TTCK tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập
trung và phân phối, chuyển tạm thời của vốn phù hợp với yêu cầu phát
triển của nền kinh tế.
- TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh
nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp
- TTCK góp phần thực hiện tái phân phối, giải tỏa tập trung quyền lực
kinh tế tạo điều kiện cạnh tranh công bằng, qua đó tạo hiệu quả và
tăng trưởng kinh tế.
- TTCK tạo cơ hội cho các chính phủ có thể huy động được các nguồn
tài chính để phục vụ cho các mục đích của mình, hơn nữa hoạt động
tài chính còn góp phần giúp tăng ngân sách cho nhà nước, đồng thời
tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của
chính phủ.
- Việc mở của TTCK làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Tạo cơ hội cho các công ty trong nước có thể phát triển mạnh
hơn.
- TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời cho nhà kinh doanh trong tương

lai.
Ngoài những tác động tích cực trên, thì TTCK cũng có những tác động
tiêu cực nhất định. Thị trường hoạt động dựa trê cơ sở thông tin hoàn
hảo, tuy nhiên, thị trường không phải nhà đầu tư nào cũng có khả năng
tiếp cận thông tin đầy đủ như nhau, vì vậy việc đưa ra các quyết định đầu
tư không hoan toàn dựa tên việc sử lý thông tin, dẫn tới việc giá cả chứng
khoán không phản ánh chính xác giá trị công ty và chưa phân bổ một
cách hiệu quả các nguồn lực, hay hiện tượng đâu cơ mua bán nội gián,
xung đột quyền lực… Gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư.
2.6.1 Chuyên đề môn học
Để thuận hơn cho việc nghiên cứu và hiểu hơn về ngoại hối, em chọn đề
tài “Thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay”. Đặc biệt là những
biến đổi về chứng khoán trên thị trường SGDCK TP.HCM
Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán việt nam
2.1. Tổng quan thực trạng thị trường chứng khoán việt nam.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển SGDCK TP.HCM
Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán còn non trẻ của
việt nam đã dần phát triển về nhiều mặt, dần định hình trở thành một
kênh huy động vốn năng động, hiệu quả cho nền kinh tế đất nước.
Cho đến nay, SGDCK TP.HCM đã đật những thành quả rất đáng khích
lệ. Tính đến ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng
khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa
đạt 365 ngàn tỷ đồng, đặc biệt có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tham gia niêm yết; 03 chứng quỹ đầu tư với khối lượng 171,4 triệu
đơn vị và 366 trái phiếu các loại. Dự kiến thời gian tới khối lượng cổ
phiếu niem yết tại SGDCK TP.HCM sẽ tăng lên rất nhiều do chính phủ
đã có chủ trương đưa cổ phiếu của một số tổng công ty lớn, các ngan
hàng thương mại quốc doanh cổ phần hóa vào niêm yết trên thị trường.
Thị trường chứng khoán đã huy động được một khối lượng vốn nhất định
cho ngân sách nhà nước thông qua việc đấu thầu và bảo lãnh phát hành

hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu của quỹ hỗ trợ đầu tư
phát triển để niêm yết trên TTCGCK. Một hệ thống các tổ chức tài chính
trung gian tham gia trên thị trường với 19 công ty chứng khoán, 16 các tổ
chức hoạt động lưu ký cùng với ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định
thanh toán đã thực hiện các nghiệp vụ về kinh doanh chứng khoán, về lưu
ký, đăng ký và thanh toán bù trừ. Trong những năm qua, các công ty
chứng khoán điều đã triển khai được các nghiệp vụ cơ bản là mô giới và
tự kinh doanh, tích cực tham gia tư vấn niêm yết với kết quả kinh doanh
có chiều hướng phát triển tốt. các công ty phần lớn đã mở thêm chi nhánh
và đại lý nhận lệnh để mở rộng phạm vi hoạt động. Đồng thời thị trường
chứng khoán đã thu hút được sự tham gia của công chúng đầu tư trong và
ngoài nước với số lượng hơn 53.000 tài khoản của nhà đầu tư được mở ở
các công ty chứng khoán, góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát
triển của thị trường chứng khoán.
Trước sự tăng trưởng của TTCK, số lượng công ty chứng khoán thành
viên của SGDCK TP.HCM cũng không ngừng tăng về số lượng, quy mô
và chất lượng dịch vụ. Tính đến hết ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã
có 62 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên của sở với tổng số
vốn đăng ký là 9.960 tỷ đồng. các thành viên hầu hết được cấp giáy phép
hoạt động kinh doanh với các nghiệp vụ gồm: môi giới, tự doanh. Bảo
lãnh phát hành và tư vấn đầu tư.
Năm 2010, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ( HOSE)
ghi đấu ấn tuổi lên 10.
Trong 10 năm tới, tù nay đến năm 2020, với chiến lược, lộ trình cụ thể
phát triển thị trường chứng khoán của ủy ban chứng khoán nhà nước,
cùng với sự đồng lòng quyết tâm của Đảng, Chính phủ và các thành viên
tham gia thị trường, tương lại thị truongf chứng khoán Việt Nam sẽ làm
tốt vai trò là kênh huy động vốn chủ đạo và hiệu quả, là thước đo của nền
kinh tế đất nước.
2.1.2 Quy định chung về giao dịch trên thị trường chứng khoán

2.1.2.1 Quy định tham gia giao dịch chứng khoán trên HOSE
Để tham gia giao dịch chứng khoán trên SGDCK TP.HCM các nhà đầu tư
cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhà đầu tư mở tài khoản và giao dịch chứng khoán tại công ty
chứng khoán thàng viên của SGDCK
Bước 2: Lưu ký chứng khoán và kí quỹ tiền trước khi giao dịch
NĐT phải lưu ký chứng khoán tại công ty chứng khoán và đẩm baot có đủ
số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản giao dịch chứng khoán.
Khi đặt lênh mua chứng khoán, NĐT ký quỹ tiền trước khi giao dịch theo
mức thỏa thuận với CTCK nơi NĐT mở tài khoản;
Bước 3: Lựa chọn chứng khoán giao dịch
Nhà đầu tư tìm hiểu thông tim chứng khoán công ty niêm yết, công ty đăng
ký giao dịch trên Upcom trên các phương tiện công bố thông tin và lựa chọn
chứng khoán giao dịch .
Bước 4: Đặt lệnh giao dịch
Nhà đầu tư đặt lệnh mua/ bán chứng khoán theo mẫu phiếu lệnh của CTCK;
giá đặt mua/đặt bán của NĐT phải nằm trong phạm vi biên độ dao động giá
của ngày giao dịch quy định cho từng thị trường.
- Nếu chọn hình thức giao dịch khớp lệnh liên tục: Các lệnh nhập vào
hệ thống sẽ được tự động khớp ngay vơi các lệnh đối ứng có mức giá
thỏa mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống
- Nếu chọn hình thức giao dịch thỏa thuận:
• Trường hợp đã tìm được đối tác giao dịch, NĐT thực hiện phương
thức thỏa thuận thông thường và công ty chứng khoán nhập kết
quả giao dịch vào hệ thống.
• Trường hợp chưa tìm được đối tác giao dịch, NĐT tham khảo
thông tin chào mua/ chào bán tốt nhất trên thị trường qua hệ thống
thông tin giao dịch trực tuyến tại các CTCK, và yêu cầu CTCK
thực hiện lệnh mua/bán cho mình theo giá tốt nhất có thể thông
qua phương pháp thảo thuận điện tử.

- Bước 5: Nhận kết quả giao dịch
NĐT sẽ nhận được kết quả giao dịch chi tiết tại CTCK nơi
NĐT mở tài khoản.
- Bước 6: Nhận tiền và chứng khoán theo kết quả giao dịch
Sau thời hạn thanh toán, tiền và chứng khoán theo kết quả
của nàh đầu tư được tự động chuyển tới tìa khoản của NĐT
thông qua hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán.
Quy định hướng đẫn về giao dịch và niêm yết chứng khoán
Đề tài nhưngĐề tài Những vấn đề cơ bản về sở giao dịch chứng khoán và liên hệ thực tiễn Việt Nam
HOSE
Thời gian giao dịch  Đợt 1: từ 7h30 – 9h15 là giao dịch
khớp lệnh định kỳ xác định giá
mở cửa (ATO)
 Đợt 2: từ 9h15 – 11h30 là giao
dịch khớp lệnh liên tục đợt 1
 Nghĩ giữa giờ tù 11h30 – 13h
 Đợt 3: Từ 13h – 13h – 13h45 là
giao dịch khớp lênh liên tục đợt 2
 Đợt 4: Từ 13h45 – 14h là giao
dịch khớp lệnh điịnh kỳ xác định
giá đống cửa (ATC)
Giao dịch thỏa thuận: 9h -11h30, 13h
– 14h15 ( cổ phiếu + trái phiếu)
Nhà đầu tư có thể đặt lệnh vào các
buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng
tuần, nghĩ giao dịch thứ 7 và chủ
nhật và các ngày lễ theo quy định của
bộ luật lao động
Giá tham chiếu  Giá tham chiếu cảu cổ phiếu và
chứng chỉ quỹ được xác định là

giá đóng cửa cảu phiên giao dịch
gần nhất trước đó.
 Xác định giá CK mới niêm yết
trong ngày đầu tiên giao dịch: tổ
chức niêm yết và tổ chức tư vấn
niêm yết ( nếu có) phải đưa ra
mức giá giao dịch dự kiến để là
giá tham chiếu trong ngày giao
dịch đầu tiên. Biên độ dao động
giá trong ngày giao dịch đầu tiên
là +/- 20% so với giá giao dịch dự
kiến. Giá đống của giao dịch
trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ là
giá tham chiếu cho ngày giao dịch
kế tiếp.
 Không quy định mức giá giao
dịch dự kiến, biên độ dao động
giá đối với trái phiếu mới niêm
yết trong ngày giao dịch đầu tiên.
Biên độ giao động giá  Biên độ giao động giá trong
ngày giao dịch đối với cổ
phiếu là +/- 5%.
o Giá trần = Giá tham
chiếu + (Giá tham chiếu
x Biên độ dao động giá)
o Giá sàn = Giá tham
chiếu x Biên độ dao
động giá)
 Không áp dụng biên độ giao
động giá đối với giao dịch trái

phiếu
Hiệu lực của lệnh  Lệnh ATO: Có hiệu lực trong
phiên khớp lệnh định kỳ xác
định giá mở cửa ( từ 8h30 –
9h00).
 Lệnh LO: Có hiệu lực trong
phiên giao dịch ( từ 8h30 –
10h30)
 Lệnh ATC: Có hiệu lực trong
phiên khớp lệnh định kỳ xác
định giá đống cửa ( từ 10h15 –
10h30)
Nguyên tắc khớp lệnh  Ưu tiên về giá: Lệnh mua có
mức giá cao hơn được ưu tiên
thực hiện trước; lệnh bán có
mức giá thấp hơn được ưu tiên
thực hiện trước.
 Ưu tiên về thời gian: Trường
hợp các lệnh mua, lệnh bán có
cùng mức giá thì lệnh nhập và
hệ thống giao dịch trước sẽ
được ưu tiên thực hiện trước.
Nguyên tắc giao dịch  Trước tiên, nhà đầu tư phải mở tài
khoản tại một công ty chứng
khoán thành viên của SGDCK.
 Nhà đầu tư phải đẩm bảo tỷ lệ ký
quỹ trên tài khoản giao dịch
chứng khoán:
o Khi đặt lệnh mua chứng
khoán nhà đầu tư phải có

đủ số tiền tương ứng với
100% giá trị lệnh đặt mua
tại thời điểm đặt lệnh.
o Khi đặt lệnh bán chứng
khoán nhà đầu tư phải có
đủ số chứng khoán có trong
tài khoản giao dịch. ( không
bao gồm chứng khoán hạn
chế chuyển nhượng hoặc
chứng khoán cầm cố,
chứng khoán bị phong
tỏa…).
Đơn vị yết giá  Theo phương thức khớp lệnh
• Mức giá ( đồng)
100.000 – 49.900
50.000 – 99.900
100.000 trở lên
• Đơn vị yết giá
100 đồng
500 đồng
1000 đồng
 Không quy định đơn vị yết giá
đối với phương thức giao dịch
thỏa thuận.
∑ Pit x Qit Qit
VN-Index = x 100
∑ Pio x QIO Qio
Trong đó:
Pit: Giá thị truongf hiện hành của cổ
phiếu i

Qit: Số lượng niêm yết hiện hành của
cổ phiếu i
Pio; Giá thị trường vào ngày gốc của
cổ phiếu i
Qio: Số lượng niêm yết vào ngày gốc
của cổ phiếu i
I: 1,2,…….,n
2.1.3 Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
a. Tình hình niêm yết chứng khoán:
Thị trường chứng khoán VN bắt đầu hoạt động từ năm 2000, bắt đầu
là sự kiện thành lập trung tâm chứng khoán TH.Hồ Chí Minh ngày
11/7/1998 theo quyết điịnh số 127/1998/QĐ-TTg và thực hiện phiên
giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Trong khi đó, trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà Nội thành lập vào ngày 8/3/2005. Tiếp sau là sự
kiện thành lập sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày
11/5/2007 theo quyết định só 599/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ
và sở giao dịch hà nội trực thuộc ủy ban chứng khoán nhà nước.
Ban đầu thị trường chứng khoán VN có hai mã cổ phiếu niêm yết là
SAM và RÊ, đến năm 2005, số công ty niêm yết đã lên tới 23, cho đến
nay, số lượng đã vượt qua con số 300, gồm các loại chứng khoán và
chứng chỉ quỹ tổng thể trên cả hai sàn niêm yết, với giá trị lên tới
hàng nghìn tỷ đồng. Tuy có những tình hình phát triển khả quan như
vậy về số lượng, nhưng về mặt giá trị thì tuy có gia tăng nhưng đã gây
ra những biến động thăng trầm có những lúc đến không ngờ, và nếu
không thoát khỏi thị trường kịp thời trong những lúc giảm điểm kịp
thời thì các nhà đầu tư cũng sẽ gặp những rủi ro về vốn của mình.
b. Tình hình giao dịch chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động được 10 năm, trải qua
nhiều thăng trầm, nhưng có thể nói những diễn biến trong giai đoạn từ
2007-2013 là đầy biến động và nhiều sự kiện nhất. Tùy theo giá trị về

vốn chủ sở hữu mà các công ty có thể niêm yết cổ phiếu của mình ở
những thị trường Hà Nội, vốn dưới 80 tỷ hay TP.Hồ Chí Minh vốn
trên 80 tỷ.
Tình hình giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian
qua, đặc biệt là từ những năm 2007 đến nay cực kỳ sôi động, các công
ty đại chúng, các tập đoàn tài chính, đặc biệt là lĩnh vực nhận hàng và
bảo hiểm cũng thay nhau lên sàn. Đến thời điểm hiện nay, ở mỗi sàn
giao dịch tổng giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng, Ngày
trước các công ty niêm yết chủ yếu là những công ty vừa cổ phần hóa,
tham gia niêm yết vì sự kêu gọi từ phía nhà nước, còn bây giờ sở giao
dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh liên tục thông báo nhận hồ sơ
niêm yết từ nhiều công ty từ các đô thị lớn đến các tỉnh xa, từ công ty
tư nhân cho đến các công ty có gốc là doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay cũng còn
những hạn chế nhất định. Có ý kiến cho rằng cơ sở pháp lý và điều
kiện quản lý hiện nay chưa thực sự giúp thị trường đủ lớn mạnh và
được như mong muốn của công ty niêm yết, đó là làm sao để doanh
nghiệp, kể cả ngân hàng, khi cần vốn có thể tìm đến thị trường chứng
khoán. Đến ngày hôm nay, thị trường chứng khoán vẫn chủ yếu là
giao dịch cổ phếu có sẳn, còn những giao dịch gọi vốn qua thị trường
để thay thế nguồn vốn ngân hàng thì vẫn chưa có nhiều, tuy hai năm
gần đây có một chút tiến triển. Do đó, chúng ta cần phát triển và có
những giải pháp căn cơ hơn để giải quyết vấn đề cốt yếu này giúp thị
trường phát triển và tăng quy mô của thị trường lên đáp ứng đúng mục
tiêu huy động vốn của thị trường chứng khoán việt nam.
2.2 Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Thuận lợi:
Từ việc phân tích thực trạng TTCK có thể thấy những kết quả đạt
được ban đầu là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của
TTCK.

Thứ nhất, tạo được sân chơi lành mạnh cho các DNV & N có cơ hội
tham gia trên TTCK.
Thứ hai, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, số lượng phát
hành ngày càng tăng. Hàng hóa được giao dịch chủ yếu là cổ phiếu,
trong đó có cả cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đâĩ của các doanh
nghiệp.
Thứ ba, các nhà đầu tư bắt đầu khẳng định năng lực tham gia thị
trường. Hoạt động của thị trường đã thu hút đực đông đảo sự tham gia
của các nhà đầu tư, bao gồm cả các nhà đầu tư các nhân và các nhà
đầu tư có tổ chức, cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năng lực
tham gia TTCK của các nhà đầu tư được thể hiện thông qua sự hiểu
biết sâu hơn về thị trường, tiềm lực tài chính ngày càng lớn, và kỹ
thuật đầu tư ngày càng nâng cao. Rất nhiều NĐT đã có chiến lược đầu
tư lâu dài, có khả năng phân tích thị trường tố t, có nhiều kinh nghiệm
trong khi tiến hành ra quyết điịnh đầu tư. Năng lực tham gia thị
trường của các nhà đầu tư ngày càng tốt góp phần kích cầu cho thị
trường và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK nói chung.
Thứ tư, hệ thống trung gian tài chính ngày càng phát triển và hoạt
động ngày càng chuyên nghiệp hơn trên TTCK. Các trung gian đã tiến
hành thực hiện huy động vốn trên thị trường bằng cách phát hành cổ
phiếu, trái phiếu, cung cấp cho thị trường những hàng hóa có chất
lượng tốt. Đồng thời, ác trung gian tài chính còn đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động đấu thầu trái phiếu, đấu giá cổ phần lần đầu cho
các doanh nghiệp, làm đại lý phát hành cho trái phiếu chính phủ. Sự
phát triển của các trung gian tài chính còn được đánh dấu bằng sự ra
đời và hoạt động khá hiệu qủa các quỹ đầu tư chứng khoán và các quỹ
tài chính khác trên thị trường. Tiêu biểu nhất cho sự tham gia của các
trung gian tài chính phải kể đến các NHTM và đặc biệt là sư tham gia
của các công ty chứng khoán. Qua hơn 5 năm đi vòa hoạt động, các
công ty chứng khoán đẫ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình,

đã xác định được hướng đi phù hợp thực trạng TTCK ở nước ta, đã
cung cấp cho thị trường một hệ thống các dịch vụ phong phú như hoạt
động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động quản lý danh
ục đầu tư. Sự cạnh tranh giữa các trung gian tài chính trên TTCK đã
buộc các trung gian này phải tự đổi mới, tìm ra những dịch vụ hấp
dẫn, tiện ích hơn, góphần nâng cao hiệu quả hoạt động TTCK.
Thứ năm, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn thị trường ngày
càng được đầu tư theo hướng hiện đại. Đặc biệt phải kể đến hệ thống
trang thiết bị trên cả hai trung tam phục vụ giao dịch và đấu giá, đấu
thầu bao gồm cà phần cứng và phần mềm được mua sắn và xây dựng
đồng bộ và có khả năng tương thích cao, đảm bảo tính chính xác, công
khai, công bằng của các giao dịch, bảo vệ quyền và lội ích hợp pháp
của các nhà đầu tư và các tổ chức thâm gia thị trường.
Thứ sáu, hoạt động quản lý, giám sát thị trường ngày càng quy củ và
chặt chẽ, hướng tới sự công khai, minh bạch và rõ ràng. Việc thực
hiện giám sát chặt chẽ đã đảm bảo một sự tuân thủ đúng đắn các quy
định phát luật về giao dịch chứng khoán của các cá nhân, tổ chức,
giúp cho hoạt động của TTCK diễn ra ổn định, công bằng công khai
và hiệu quả; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
cảu các nhà đầu tư. Cho đến nay, sự phối hợp trực tiếp giữa quản lý
nhà nước và hiệp hội kinh doanh chứng khoán tuy chưa lâu, song
những kết quả ban đầu đã tạo động lực khuyến khích rất lớn cho các
thành viên tham gia thị trường.
Khó khăn:
Tuy nhiên so với tiềm năng phát triển của nền kinh tế, xu hướng hội nhận
quốc tế thì quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá bé nhỏ,
tổng giá trị chứng khoán niêm yết ( cổ phiếu và trái phiếu tính theo mệnh
giá ) mới chỉ chiếm khoảng 8% GDP năm 2005, chưa đáp ứng được nhu
cầu huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và chưa tổ chức được
thị trường thứ cấp hiệu quả đối với trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chính

phủ. Thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều biến động thăng trầm “
sốt nóng và nguội lạnh “ gây tâm lý dè dặt và thiếu niềm tin cho nhà đầu
tư tham da thị trường. Công tác tạo hàng hóa cho thị trường gặp nhiều
khó khăn, số lượng các công ty niên yết trên thị trường chưa nhiều. Thị
trường trái phiếu trong thời gian hoạt động chưa có hiệu quả cao, chưa
thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư v.v…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
Trước hết, phải nói rằng thị trường chứng khoán là một thị trường mới
nên công chúng đầu tư chưa thực sự hiểu biết về hoạt động chứng khoán,
cũng như chưa thấy được lợi ích của việc tham gia thị trường. Trong khi
đó sự thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức ( bảo hiểm, quỹ đầu tư, các tổ
chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp ) trên thị trường đã ảnh hưởng
đến tính ổn định của thị trường bởi tác động tâm lý của các nhà đầu tư
nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy thường xuyên xảy ra những đợt
đầu tư mua bán ồ ạt theo kiểu “ tâm lý bầy đàn “. Các doanh nghiệp Việt
Nam còn mang nặng tư tưởng của cơ chế bao cấp, còn trông chờ vào
nguồn vay ưu đãi, chưa muốn huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Nhiều doanh nghiệp e ngại kiểm toán và công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán, và sự thiếu vắng các doanh nghiệp lớn ra niêm yết trên thị
trường chứng khoán đã không hấp dẫn các nhà đầu tư, do vậy, hàng hóa
trên thị trường còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Thêm và
đó, tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chưa gắn kết được
với việc phát chứng khoán ra công chúng và niên yết trên thị trường
chứng khoán, các chính sách khuyến khích, ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về
thuế đối với các tổ chức tham gia thị trường chưa được chú ý đúng mức
có ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận hành và phát triển của thị trường
chứng khoán. Mặt khác, việc quản lý và điều hành thị trường còn bất cập,
hạn chế do sự thiếu chủ động và thiếu kinh nghiệm thực tiễn của cơ quan
quản lý và giám sát thị trường. Đều rất quan trọng là hệ thống phát luật
về chứng khoán và thị trường chứng khoán thiếu đồng bộ và hiệu lực

pháp lý không cao, chưa có luật chứng khóa để tạo môi trường pháp lý
đầy đủ ổn định để điều chỉnh mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán
phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay đến năm 2010 trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế v.v…
Thứ hai, hệ thống văn bản phát luật điều chỉnh hoạt động của thị trường
chứng khoán hiện nay ở Việt Nam còn chưa phù hợp với sự phát triển
của thị trường. Các văn bản pháp luật hiện hành chủ yếu điều chỉnh hoạt
động của thị trường chứng khoán bao gồm: Nghị định số 144/2003/NĐ-
CP ngày 28/11/2003, nghị định số 22/2000/NĐ-CP của chính phủ ngày
10/7/2000 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước. Luật doanh nghiệp ban hàh ngày 12/6/1999 cùng
với các văn bản hướng dẫn thi hành bước đầu đã tạo được khung pháp lý
góp phần xây dựng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian qua.
Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường
chứng khoán việt nam nói riêng, đến nay hệ thống pháp luật về chứng
khoán và thị trường chứng khoán đã bộc lộ những điểm hạn chế nhất
định làm cản trở sự phát triển của thị trường, chưa bao quát và phù hợp
với điều kiện thực tế cũng như định hướng chiến lược phát triển thị
trường chứng khoán đến năm 2010.

×