Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thực trạng thanh toán điện tử ở VN hiện nay pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.09 KB, 6 trang )

thực trạng thanh toán điện tử ở VN hiện nay
Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm đánh dấu sự phát triển nhanh chóng và
toàn diện của TTDT thì năm 2008 là năm TTDT thực sự khởi sắc và đi vào cuộc
sống.
Theo Phó cục trưởng Cục TMDT và CNTT Bộ Công Thương - Trần Hữu Linh, với 65%
người tiêu dùng có tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua, 27% các hoạt
động mua sắm trực tuyến, cộng thêm số người sử dụng Internet chiếm tới 25%
dân số, Việt Nam đang có những thuận lợi lớn trong việc phát triển TMDT trong đó
có TTTT. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán giảm
xuống còn 14 % (năm 2007 là 18%). Số lượng website TMDT cung cấp dịch vụ
TTTT có sự phát triển nhảy vọt. Nếu năm 2007 chỉ có một vài website TMDT cung
cấp dịch vụ này thì năm 2008 đã có trên 50 website của các doanh nghiệp thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng
tổng hợp …triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ TTTT cho khách hàng.
Xét về thị trường bán lẻ, có đến 65% số người mua hàng tìm kiếm thông tin về
mẫu mã, thông số kỹ thuật, giá cả của sản phẩm qua Internet trước khi quyết định
mua hàng. Trong số đó, có gần 30% - chủ yếu là giới trẻ - có quyết định mua hàng
chịu ảnh hưởng của Internet[3].
Xét doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ TMDT cũng có chiều tích cực. 35,6%
doanh nghiệp có doanh thu từ TMDT chiếm dưới 5% trong tổng doanh thu, trong
đó là có tới 38,07% doanh nghiệp có doanh thu từ TMDT chiếm trên 15% trong
tổng doanh thu của mình (số liệu năm 2008).
Hình Cơ cấu doanh thu từ TMDT năm 2008
Khi so sánh số liệu các năm trước thì có thể thấy rằng TMDT ngày càng góp phần
nhiều trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu TMDT chiếm trên 15%
trong tổng doanh thu năm 2008 tăng 4% so với năm 2007 và mức doanh thu từ
TMDT chiếm dưới 5% trong tổng doanh thu năm 2008 đã giảm 9% so với năm
2007, và đây là điều phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường.
Hình Chuyển biến doanh thu từ TMDT qua các năm
Những con số này cho thấy nhu cầu bức thiết trong lĩnh vực TMDT của các doanh
nghiệp Việt Nam. Đã đến lúc các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa


và nhỏ nên tích hợp chức năng TTDT vào Website của mình", ông Trần Hữu Linh
nhấn mạnh.
Hình thức nhận đơn đặt hàng của doanh nghiệp từ 2006-2008
Hình thức đặt hàng của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi, các hình thức đặt hàng
qua thư điện tử, fax hoặc điện thoại ngày càng tăng cụ thể năm 2008 hình thức đặt
hàng qua thư điện tử tăng 5% và đặt hàng qua fax tăng 15,5%, đặt hàng qua điện
thoại tăng 15% so với năm 2007.
Các phương thức thanh toán sử dụng từ 2006-2008
Các phương thức thanh toán được sử dụng trong năm 2008 vẫn chủ yếu là tiền mặt
chiếm 74,1% và chuyển khoản qua ngân hàng là 74,8%. Hình thức thanh toán trực
tuyến năm 2008 chiếm 3,5% giảm 18,6 % so với năm 2007.
Hình 2.7 Tương quan giữa doanh thu B2B và B2C
Các hình thức TMDT tại Việt Nam chủ yếu vẫn là B2B, còn B2C tại Việt Nam hiện tại
vẫn chỉ là rao vặt. Doanh thu bằng hình thức B2B chiếm 67% tổng doanh thu
TMDT, còn hình thức B2C chỉ chiếm 33%. Cần tạo ra các hành lang pháp lý và
phương tiện thanh toán hữu hiệu để tăng tỷ trọng doanh thu từ hình thức B2C
trong tổng doanh thu TMDT thì mới có thể khẳng định được nền kinh tế Việt Nam là
nền kinh tế hiện đại.
Số liệu thống kê của Vụ TMDT và CNTT - Bộ Công Thương: Nhờ có TMDT, thời gian
và chi phí giao dịch của mỗi doanh nghiệp cũng giảm đáng kể. Ước tính, thời gian
giao dịch qua Internet chỉ bằng 70% so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với
giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao
dịch thông qua bưu điện. Chưa kể, thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,
quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời, việc
cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng
và củng cố lòng trung thành.
Đến hết năm 2008 có 39 tổ chức ngân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ
thanh toán, tăng 46% so với năm 2007. Toàn hệ thống ngân hàng đã lắp đặt và
đưa vào sử dụng 7,051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm 2007, số lượng máy
POS đạt trên 24,000 chiếc. Hệ thống thanh toán của liên minh thẻ lớn nhất cả nước

là Banknetvn - Smartlink với trên 90% thị trường thẻ toàn quốc đã được kết nối
lưu thông. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về TMDT.
Theo thống kê tại Việt Nam trong năm 2008 thì chỉ có 20% dân số có thẻ ghi nợ và
1% dân số có thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong và ngoài nước. Cụ thể: thẻ nội
địa: 11,827,246 chiếc; tăng 31,13% so với năm 2007 (9,019,067 chiếc); thẻ quốc
tế: 1,311,843 chiếc; tăng 145,69% so với năm 2007 (533,933 chiếc). Và trong
vòng 3 năm trở lại đây tỷ lệ tăng trưởng của thẻ thanh toán là 381% (năm 2008 so
với năm 2005), đây là con số mang nhiều ý nghĩa về một thị trường nhiều tiềm
năng của Việt Nam.
Hình 2.8 Quy mô thẻ nội địa và thẻ quốc tế tại Việt Nam

×