Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhiễm khuẩn do Rotavirus khiến trẻ bị tiêu chảy nặng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.71 KB, 5 trang )

Nhiễm khuẩn do Rotavirus
khiến trẻ bị tiêu chảy nặng
( 8:18 AM | 23/09/2011 )
Nhiễm khuẩn do Rotavirus là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tiêu chảy nặng và ói mửa ở trẻ, bác sĩ Hoàng Lê
Phúc trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết.
Khi được 5 tháng tuổi, cu Bin nhà chị Lan Anh (Nguyễn Hồng
Đào, Tân Bình, TP HCM) bị tiêu chảy nặng kèm theo sốt và ói. Dù
đã cho uống thuốc và nước nấu với vỏ măng cụt nhưng bệnh vẫn
không giảm mà bé càng tiêu chảy nặng hơn. Mới một ngày mà cu
Bin gầy xộp, mặt mày lừ đừ, quấy khóc liên tục. Hốt hoảng, nửa
đêm hai vợ chồng đưa con vào viện cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán bé
bị tiêu chảy do nhiễm Rotavirus. Còn Bé Bông con chị Hà Thị
Thanh Tâm (Lê Quang Định – Bình Thạnh, TP HCM) đã gần 2
tuổi nhưng trông như một đứa trẻ mới 10 tháng tuổi. Nhìn con còi
cọc, yếu ớt chị chia sẻ: “Sau đợt tiêu chảy do Rotavirus, tôi chăm
con rất kỹ nhưng bé vẫn không lên cân được là bao”.

Trẻ càng nhỏ tuổi nguy cơ bị tiêu chảy Rota càng cao và bệnh
càng nặng.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc cho biết trước 5 tuổi, hầu như trẻ đều bị ít
nhất một lần tiêu chảy do nhiễm Rotavirus, thậm chí có thể gặp ở
trẻ nhũ nhi 3 tháng tuổi. Tại Việt Nam tiêu chảy do Rotavirus
thường gặp nhất ở trẻ 3-17 tháng tuổi. Trong đó, 46% trường hợp
xảy ra ở trẻ nhũ nhi dưới 5 tháng tuổi, 59% ở trẻ 6-11 tháng tuổi.
Trẻ càng nhỏ tuổi, nguy cơ nhiễm Rotavirus càng cao và mắc bệnh
càng nặng. Nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời dẫn đến
những biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, thậm chí tử
vong.
Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp.
Rotavirus lây qua đường tiêu hóa và khả năng lây nhiễm rất cao.


Trẻ nhiễm Rotavirus đào thải ra ngoài một lượng siêu vi lên đến 10
nghìn tỷ. Siêu vi trùng dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn, đồ chơi,
chăn, màn… Trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng nên khả năng
nhiễm virus rất cao. Gần đây, một số nhà khoa học nghi ngờ
Rotavirus cũng có thể truyền qua không khí vì virus được tìm thấy
trong dịch tiết đường hô hấp của những trẻ bị bệnh.
So với các trường hợp tiêu chảy khác, tiêu chảy do Rotavirus gây
mất nước nghiêm trọng. Khi trẻ bị bệnh, bé sẽ sốt, buồn nôn và ói
mửa dữ dội, sau 12-24 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Trẻ
tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, có lúc có màu xanh, có thể có đàm
nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến 20
lần một ngày. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số
trường hợp có thế kéo dài đến 2 tuần.

Chủng ngừa càng sớm giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị tiêu chảy do
Rotavirus.
Do tiêu chảy nhiều nên bé dễ bị mất nước, nhanh chóng khô kiệt
nếu không được chăm sóc thích hợp. Hơn nữa, do nôn ói nhiều
khiến việc bù nước cho trẻ khó khăn. Trong những trường hợp
nặng, mất nước có thể dẫn đến choáng, suy thận, hôn mê và thậm
chí tử vong. Vì vậy, khi con có các triệu chứng nôn ói, sốt kéo dài
và tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng có thể có màu xanh,
ngủ li bì, co giật… rất có khả năng trẻ bị nhiễm Rotavirus. Cha mẹ
nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được theo dõi và điều trị đúng
cách.
Rotavirus có mức độ lây nhiễm cao nhưng lại rất khó phòng tránh
bằng cách vệ sinh thông thường vì tỷ lệ phát tán cao, khả năng tồn
tại trong môi trường khá lâu. Hơn nữa, loại siêu vi này còn có khả
năng kháng lại các chất tẩy rửa thông thường như nước javen, xà
phòng… Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi tiêu chảy do

Rotavirus là chủng ngừa. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên
chủng ngừa cho tất cả trẻ nhỏ để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm
này. Các bà mẹ nên cho trẻ uống vắc xin ngừa Rotavirus từ 6 đến 8
tuần tuổi, lần uống kế tiếp cách nhau ít nhất 4 tuần (tốt nhất nên
hoàn tất việc chủng ngừa trước 6 tháng tuổi).

×