Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tắc tia sữa: Nguyên nhân và cách chữa pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.35 KB, 7 trang )

Tắc tia sữa: Nguyên nhân và cách chữa
( 5:36 PM | 29/08/2011 )
Nếu các mẹ đã từng một lần bị tắc sữa thì ắt hẳn không quên được cảm
giác khó chịu và đau nhức do nó đem lại. Hãy truy cập vào chuyên mục
trên để có được những thông tin bổ ích nhất giúp cho con yêu của bạn
ngoan ngoãn và thông minh hơn.

Tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà
còn ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con. Bởi trẻ sơ sinh sau khi lọt
lòng nếu được uống sữa non từ mẹ thì có sức đề kháng tốt hơn so với uống
sữa ngoài gấp nhiều lần.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Bạn cứ hình dung ống dẫn sữa như những ống cao su thiên nhiên. Tạo hóa
khi sinh ra tuyến sữa muốn cho gọn nên đã cho chúng có cấu trúc ngoằn
ngoèo để tăng dung tích chứa. Nếu chẳng may có một chỗ bị gập lại giống
như bạn lấy tay gập ống cao su thì đương nhiên nước ngừng chảy. Nói vậy
sẽ có bạn thắc mắc “chả lẽ tất cả cùng tắc?”. Không phải thế, lúc mới tắc bạn
nặn sữa vẫn còn, em bé bú được chút chút. Sau ống dẫn bị tắc căng phồng
lên, chèn ép toàn bộ đường đi các ống dẫn khác, thế là hai cái bầu tắc tị, ứ
sữa.

Có nhiều nguyên nhân gây tắc sữa sau sinh (ảnh minh họa).
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh:
- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.
- Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết. Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi,
tắc và ung nhũ.
- Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông.
- Tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận
hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.
- Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại
nhũ lạc, gây sưng đau vú.


- Cơ thể sau sinh chính khí suy.
- Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.
Dấu hiệu bị tắc tia sữa
Khi phát hiện ra bầu vú có dấu hiệu căng to hơn so với bình thường và càng
lúc càng tăng dần thì phải chú ý quan sát xem bề mặt vú có đỏ và sờ có đau
không? (cần so sánh 2 bên với nhau thì mới thấy sự khác biệt, tuy nhiên
cũng có khi cả 2 bên cùng bị nhưng trường hợp này ít gặp hơn và nếu có
thường không đối xứng). Có cảm giác sốt hay không?
Nếu có, thì đó có thể là những triệu chứng đầu tiên của hiện tượng tắc tia
sữa. Khi đó, mẹ của bé phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa đã vón kết và
hạn chế việc tạo lập thêm những vị trí tắc mới, khơi thông dòng chảy tự
nhiên của sữa. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để tan sữa vón kết mà không
làm tổn thương những nang và ống dẫn sữa bình thường khác.
Không điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm tuyến sữa
Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là các sản phụ sinh con
lần đầu khi bị tắc sữa. Vi khuẩn gây bệnh đa số là khuẩn cầu nho màu vàng
kim và khuẩn liên cầu tính dung huyết, thông qua vết nứt trên núm vú hoặc
đường tuần hoàn máu bị nhiễm.
Đặc biệt ở những sản phụ núm ti thụt vào hoặc bằng phẳng quá, to quá, biến
dạng, khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu ti, hình thành nên những
vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới kích thích bú sữa của bé, đầu ti của sản
phụ sẽ nứt rộng hơn hoặc sữa không thông nhưng con vẫn cứ bú, nhai đi
nhai lại, gây tổn thương. Khi đầu vú đã nứt thì càng bú càng đau, sản phụ sẽ
cho con bú không đều, thậm chí không cho bú nữa, khi đó một lượng lớn
sữa, các sản vật của sữa sau khi phân giải là nơi thích hợp nhất cho vi khuẩn
bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú, sẽ sinh sôi
nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm tuyến sữa.

Bị tắc sữa, không chữa kịp thời sẽ dễ gây viêm tuyến sữa (ảnh minh họa)
Cách điều trị

1. Day ép bằng tay:
- Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2
bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết.
“day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng
đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông
kết.
- Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo
vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện
như trên nhiều lần.
- Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia
sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một
điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và
kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã
tốt hơn.
2. Dụng cụ hút sữa:
Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa
mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở
nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông
kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu,
ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn.
Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì
dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên theo ý kiến của
cá nhân tôi, chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu
hiệu sớm của bệnh và phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dụng cụ hút sữa, nguồn gốc khác
nhau, giá cả cũng đa dạng. Mẹ của bé có thể mua ở những nơi bán dụng cụ y
khoa.
3. Các bài thuốc dân gian
Cách đề phòng: t
ốt nhất

là gi
ữ thật sạch đầu vú,
nhất là
ở các kẽ của núm
vú. Trư
ớc khi cho bú
phải lau sạch và v
ắt một
vài gi
ọt sữa đầu bỏ đi,
khi bú xong l
ại phải lau
s
ạch, khô. Nếu khi vắt
Bạn đến bệnh viện sẽ được điều dưỡng xoa bóp,
dùng máy hút sữa tự động tạo ra một lực mạnh
giúp khai thông. Ai từng trải qua sẽ nhớ đến già
cái cảm giác đau khi hút sữa. Nhưng không phải
ai sau khi hút sữa, cũng thấy có tác dụng. Có
những mẹ dù hút xong rồi thì 2 tiếng sau sữa lại
đầy ứ như cũ. Trong dân gian có lưu truyền các
bài thuốc chữa tắc sữa, các mẹ có thể tham khảo:
- Dùng hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm đặt lên
hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm,
băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần cùng với xoa bóp
ngực thì sau bốn ngày hết tắc hoàn toàn.
- Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào
cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy
sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn
toàn.

- Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo
nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về
đều cả hai bên.
- Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên
bầu cũng có tác dụng tương tự.
- Dùng xơ của quả mướp chín già đã được chế biến khô. Dùng quả già khô
cứng, đập nhẹ cho rụng lớp vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt, rồi phơi nắng cho
khô, có thể cắt nhỏ thành từng đoạn. Xơ mướp vị ngọt, tính bình, vào ba
kinh: phế, vị, can; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc,
sữa thấy một tia nào t
ắc
hoặc chảy không th
ành
tia, thì ph
ải xoa vú cho
m
ềm, sau đó vắt mạnh
đ
ể thông ống sữa khi cho
bú, như v
ậy sẽ tránh
đư
ợc tắc tia sữa. Khi
th
ấy một phần của vú bị
sưng đỏ, sờ thấy nóng th
ì
nhất thi
ết phải khám bác
sĩ chuyên khoa.

lương huyết, chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, gân xương vùng ngực và
sườn, làm thông tuyến sữa Liều dùng 5-10 g, sắc uống hằng ngày

×