Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

GIÁO TRÌNH KINH TẾ QUẢN LÝ - CHƯƠNG 7: Công ty đa quốc gia doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 14 trang )








GIÁO TRÌNH
KINH TẾ QUẢN LÝ

Chương 7: Công ty đa quốc gia







KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia
169
Chương VII
CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1. Định nghĩa công ty đa quốc gia
Hood và Young (1979) cho rằng công ty đa quốc gia có thể định nghĩa là: một công ty
sở hữu (toàn bộ hay một phần), kiểm soát và quản lý các tài sản tạo ra thu nhập ở nhiều hơn
một quốc gia.
Người ta lập luận rằng định nghĩa nên hạn chế hơn, chẳng hạn chỉ bao gồm các doanh
nghiệp có quy mô lớn hơn một mức nhất định, hoặc bằng việc loại bỏ sở hữu thiểu số ở nước
ngoài, hoặc bằng việc loại ra những doanh nghiệp có hoạt động ở chỉ hai quốc gia. Tuy nhiên,


nếu theo định nghĩa hạn chế sẽ có thể loại bỏ những hiện tượng quan trọng và thú vị. Ở đây
chúng ta sẽ vận dụng định nghĩa rộng.
2. Tầm quan trọng của hoạt động đa quốc gia
Theo Dunning, vào cuối năm 1978 giá trị ghi sổ của đầu tư nước ngoài ở các quốc gia
buôn bán chủ yếu trên thế giới lên đến 400 tỷ đôla Mỹ. Theo Uỷ ban của Cộng đồng kinh tế
Châu Âu thì 260 công ty đa quốc gia lớn nhất đã thuê hơn 25 triệu người vào năm 1973. Các
chỉ số cho thấy doanh thu của một số công ty lớn nhất còn lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của một số quốc gia.
3. Sơ lược về lịch sử của công ty đa quốc gia
Theo Ghertman và Allen (1984) thì công ty đa quốc gia đầu tiên là S.A. Cockerill
Steelworks được thành lập vào năm 1815. Các công ty đa quốc gia đầu tiên hầu hết là ở châu
Âu và bao gồm cả những doanh nghiệp vẫn có cái tên riêng của hộ gia đình như British
American Tobacco, Lever Brothers, Michelin và Nestle'. Phạm vi địa lý của nhiều công ty này
phản ánh sự phân phối ảnh hưởng thuộc địa và một phần đáng kể các công ty đa quốc gia nằm
trong các liên kết ngược trở lại nông nghiệp và khoáng sản ở các thuộc địa nhằm mục đích là
nguyên liệu thô sẽ được chế biến ở nước đế quốc để bán trong nước hoặc xuất khẩu.
Có nhiều công ty đa quốc gia như thế trước Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng chúng
thường chỉ hạn chế ở kiểu hoạt động đã mô tả trên và không thể coi là có đặc điểm cơ bản trên
trường thế giới. Casson (1987) đã chỉ ra rằng một phương pháp chung hơn về cạnh tranh toàn
cầu, đặc biệt trong những năm 1920 và 1930, là xây dựng các cartel quốc tế trong nhiều ngành
mà sau này do các công ty đa quốc gia nắm giữ.
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia
170
Thời kỳ tăng trưởng chính của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là trong công nghiệp,
là những năm 1950 cho đến những năm 1970, sau đó sự mở rộng của chúng bắt đầu đến đỉnh
cao. Làn sóng phát triển này do các doanh nghiệp của Mỹ dẫn đầu chuyển sang các thị trường
châu Âu nơi mà sự có mặt của chúng rõ nét đến mức Sự thách thức của Mỹ (Servan-
Schreiber (1967)) được xem là mối đe doạ nghiêm trọng đối với khả năng đạt được sự tăng
trưởng vững chắc của châu Âu. Các nền kinh tế châu Âu bị coi là có nguy cơ trở thành phụ

thuộc vào các doanh nghiệp của Mỹ do các doanh nghiệp của Mỹ có các hoạt động kinh
doanh ở mức cao hơn, bao gồm nghiên cứu và phát triển và marketing, người tiêu dùng châu
Âu theo thị hiếu của Mỹ ở mức kinh ngạc và do sức mạnh thị trường của các công ty Mỹ.
Các công ty đa quốc gia của Mỹ trong giai đoạn này có các đặc điểm mà vào thời kỳ
đó được coi là yếu tố quyết định các đặc điểm của các công ty đa quốc gia sau Chiến tranh.
Trước hết chúng được kéo sang các nước đã phát triển chủ yếu khác, chứ không phải các nước
thuộc địa hoặc các nước đang phát triển khác. Mục đích của chúng là phục vụ các thị trường
lớn như Cộng đồng châu Âu trên cơ sở địa phương và cả sản xuất sản phẩm thay thế nhập
khẩu, chứ không phải liên kết dọc ngược trở lại nguồn nguyên liệu. Thứ hai, nghiên cứu về
một công ty đa quốc gia Mỹ cho thấy rằng sự phát triển của nó gắn liền với các ngành tập
trung hoá cao, nghiên cứu nhiều và còn thể hiện mức quảng cáo cao và sử dụng một tỷ lệ lớn
lao động có tay nghề.
Những lý thuyết khác vào những năm 1970 và 1980 chỉ ra rằng các công ty đa quốc
gia có thể có các hình thức khác. Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia Nhật ở nước ngoài
cho đến tận những năm gần đây vẫn tập trung vào các hoạt động "trên nền xuất khẩu" ở các
nước công nghiệp hoá mới, đối lập với kiểu hoạt động với các công ty đa quốc gia của Mỹ là
sử dụng nhiều lao động có tay nghề, nghiên cứu và phát triển nhiều. "Sự thách thức của Mỹ"
đã bị đảo ngược khi các doanh nghiệp châu Âu gia nhập thị trường Mỹ và sự sở hữu của châu
Âu đối với các doanh nghiệp Mỹ trở nên rõ nét ít nhất là bằng sở hữu của Mỹ ở châu Âu. Sự
xuất hiện của các công ty đa quốc gia nằm ở các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ ngược
với kiểu trước đây với thực tế có rất nhiều các công ty đa quốc gia nhỏ. Khu vực dịch vụ là
một bộ phận quan trọng của các công ty đa quốc gia và là một nhân tố đóng góp vào việc
đánh giá lại bản chất của các các công ty đa quốc gia. Người ta đã công nhận rằng hoạt động
của công ty đa quốc gia bao gồm nhiều hoạt động hơn trước đã được đánh giá lại.
II. LÝ THUYẾT KINH TẾ VÀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1. Vận dụng của các quan điểm khác nhau
Một trong các đặc điểm quan trọng nhất của công ty đa quốc gia là nó tập hợp được rất
nhiều các lĩnh vực khác nhau, mà lẽ ra không liên quan, của phân tích kinh tế vào với nhau. Thứ
nhất, lý thuyết thương mại quốc tế có liên quan khi các công ty đa quốc gia buôn bán bên ngoài
KINH TẾ QUẢN LÝ

Chương 7 – Công ty đa quốc gia
171
biên giới và vị trí của các hoạt động kinh tế khác nhau là một lĩnh vực quan trọng cần phải phân
tích. Thứ hai, các lý thuyết về cơ cấu và hành vi của ngành rất quan trọng khi các công ty đa
quốc gia có các hành động chiến lược có thể ảnh hưởng đến các đối thủ cạnh tranh. Thứ ba,
công ty đa quốc gia có những giao dịch phối hợp ra ngoài biên giới đã làm phát sinh các vấn đề
về "quốc tế hoá" hay "thị trường và thứ bậc". Casson (1987) chỉ ra rằng việc vận dụng lý thuyết
chung cho các vấn đề cụ thể phát sinh do công ty đa quốc gia tạo ra một cái "xoắn" đặc biệt cho
lý thuyết trong việc vận dụng, đó là một lĩnh vực đặc biệt thú vị để nghiên cứu.
2. "Quốc tế hoá" và lý thuyết chi phí giao dịch
Khuyến nghị rằng công ty đa quốc gia có thể được giải thích bằng một tập hợp các
công cụ tương tự như các công cụ áp dụng cho liên kết dọc hoặc đa dạng hoá cái mà đã tạo cơ
sở cho những tiến bộ về mặt lý luận từ nhiều tác giả, đáng chú ý là các tác giả McManus
(1972), Buckley và Casson (1976), Krugman (1981) và Casson (1982). Nhiều quan điểm có
liên quan tới các quan điểm của Coase và Williamson, các quan điểm đó được biểu thị theo
nhiều cách.
Cụ thể, phân tích của Buckley và Casson đã trở thành cơ sở cho những phát triển tiếp
sau xung quanh khái niệm "quốc tế hoá". Phân tích của họ xây dựng năm 1976 đã xác định 5
lợi thế mà một giao dịch quốc tế hoá có thể có so với thị trường gồm:
 Tăng khả năng kiểm soát và kế hoạch hoá
 Cơ hội phân biệt giá
 Tránh độc quyền song phương
 Giảm sự không chắc chắn
 Tránh sự can thiệp của chính phủ
Cũng có hàng loạt các vấn đề khác liên quan đến sự lựa chọn giữa đầu tư trực tiếp của
nước ngoài (FDI) và bán một lợi thế thông qua việc cấp giấy phép. Vấn đề thứ nhất liên quan
đến bản chất của lợi thế sẽ được trao đổi. Trong một số trường hợp, chẳng hạn một máy mới
sáng chế ra, hoặc "một thành phần bí mật", thì có thể dễ dàng xác định được lợi thế và chuyển
giao nó cho một doanh nghiệp khác. Trong nhiều trường hợp khác doanh nghiệp có thể không
biết chính xác cái gì tạo cho mình mũi nhọn cạnh tranh và không thể bán một lợi thế được xác

định không chính xác như vậy. Tương tự, cũng có thể rất tốn kém khi chuyển giao một lợi thế
ra ngoài ranh giới của doanh nghiệp gốc, điều đó làm cho người ta thích đầu tư vào đó hơn,
hoặc những nhà kinh doanh địa phương không đủ khả năng mua lợi thế này. Cả Krugman
(1981) và Porter (1985) đều nhấn mạnh khả năng bị mất quyền kiểm soát gắn liền với việc
bán một lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp độc lập mà doanh nghiệp đó có thể sử dụng
nó để trở thành một đối thủ cạnh tranh có hiệu quả trong tương lai. Về mặt nguyên lý có thể
vượt qua được điều này bằng việc phác thảo và hiệu lực hoá các hợp đồng, nhưng điều đó lại
làm nảy sinh những điểm cơ bản đã được nhấn mạnh trong phân tích của Williamson, cái
được gọi là việc kết hợp giữa sự không chắc chắn và hành vi cơ hội sẽ tạo ra sự quản lý không
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia
172
hiệu quả. Trong bối cảnh đa quốc gia, các giao dịch giữa các doanh nghiệp độc lập còn bị làm
khó thêm do khoảng cách về địa lý, thể chế luật pháp khác nhau và do thiếu những hợp đồng
kinh doanh không chính thức giữa các bên giao dịch, đó là những người sống trong các nền
văn hoá kinh doanh rất khác nhau.
Mặc dù việc quốc tế hoá có nhiều lợi thế so với thị trường, và đầu tư nước ngoài có xu
hướng được ưa thích hơn cấp giấy phép nhưng cũng cần phải nhớ rằng các lợi thế này không
phải là tuyệt đối. Việc cấp giấy phép là hình thức hoạt động cơ bản diễn ra trên một quy mô
đáng kể và trong một số ngành (như hoá chất và dược).
Nếu một giao dịch thị trường được thực hiện thì có rất nhiều hoạt động "tạo thị
trường" phải tiến hành mà những hoạt động này lại mất chi phí. Các bước diễn ra theo trình
tự:
 Xây dựng hợp đồng
 Xác định và thông tin về các chi tiết cho mỗi bên
 Đàm phán
 Giám sát bao gồm cả sàng lọc chất lượng
 Vận chuyển hàng hoá
 Trả hoặc tránh thuế
 Hiệu lực hoá

Các dịch vụ tạo ra thị trường này được cung cấp bởi các văn phòng, các cửa hàng và
phòng trưng bày mà về mặt nguyên lý là chuyên môn hoá trong việc cung cấp các dịch vụ
này. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp việc tạo ra thị trường gắn liền với việc bán bản
thân hàng hoá để tránh việc người mua phải thực hiện hai giao dịch riêng biệt. Hơn nữa, nếu
người mua đánh giá cao tầm quan trọng của kiểm soát chất lượng thì có thể liên kết ngược trở
lại việc sản xuất ra hàng hoá, thay vì để cho những người tạo thị trường độc lập thực hiện việc
giám sát.
Nếu người mua cơ động trên phạm vi quốc tế thì họ sẽ thích mua từ một người tạo thị
trường hơn là từ nhiều người khác nhau trên mỗi một địa điểm. Tuy nhiên độ tin cậy và uy tín
kinh doanh của người tạo thị trường lại phụ thuộc chủ yếu và khả năng đáp ứng cùng các tiêu
chuẩn chất lượng ở mỗi địa điểm. Vì thế động cơ liên kết ngược trở lại quá trình sản xuất sẽ
cực kỳ mạnh mẽ, và công ty đa quốc gia là kết quả của điều đó. Tương tự người mua muốn
đặt mua ở nơi này để nhận hàng ở nơi khác, điều đó đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà
máy chi nhánh ở các địa điểm khác nhau. Một số doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh
trong bản thân việc tạo thị trường mà điều đó lại có thẻ chuyển giao được trên phạm vi quốc
tế. Trong trường hợp này đó là lợi thế đặc biệt tạo ra cơ sở cho việc "đi nước ngoài".
Mô hình này cho thấy rằng các công ty đa quốc gia có xu hướng được biểu thị chủ yếu
ở các đoạn thị trường nơi mà chất lượng cao là quan trọng nhất.
3. Phương pháp "được lựa chọn rộng"
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia
173
Phân tích "quốc tế hoá" đưa ra một lý thuyết chung để giải thích công ty đa quốc gia.
Tuy nhiên nó có phải là toàn diện hay không vẫn còn là một đề tài đang tranh cãi. Một
phương pháp có liên quan chặt chẽ nhưng lại khác với phương pháp này là phương pháp
"được lựa chọn rộng" của Dunning đưa ra năm 1976. Lý thuyết đó phát biểu rằng mức độ,
hình thức và diễn biến của hoạt động đa quốc gia được quy định bởi 3 tập hợp các lợi thế. Thứ
nhất, có liên quan tới cả phân tích của Hymer và quốc tế hoá, bao gồm các lợi thế sở hữu. Các
lợi thế này phát sinh hoặc do các công ty đa quốc gia sở hữu các tài sản mà các doanh nghiệp
khác không có, hoặc do các cấp quản lý thứ bậc làm giảm các chi phí giao dịch gắn liền với

việc phối hợp các hoạt động nằm ở các nước khác nhau.
Điều kiện thứ hai cho việc sản xuất quốc tế là các doanh nghiệp có lợi thế sở hữu sẽ
muốn chuyển giao những lợi thế sở hữu đó thông qua các cấp bậc quản lý chứ không phải
thông qua thị trường. Như vậy lý thuyết "quốc tế hoá" tạo ra một trong ba mạch trong hệ biến
hoá "được lựa chọn rộng". Buckley và Casson (1985) lập luận rằng sự thất bại của bản thân
các thị trường nguyên liệu đã trở thành điều kiện cần và đủ cho việc quốc tế hoá diễn ra.
Nhưng Dunning (1985) lại lập luận rằng phải phân biệt giữa khả năng quốc tế hoá cuả doanh
nghiệp và các lý do để doanh nghiệp quốc tế hoá. Như vậy rõ ràng là có những mối quan hệ
chặt chẽ giữa hệ biến hoá lựa chọn rộng và mô hình quốc tế hoá.
Mạch thứ ba của hệ biến hoá lựa chọn rộng liên quan đến vị trí sản xuất. Để việc quốc
tế hoá diễn ra không chỉ các doanh nghiệp có lợi thế sở hữu dẫn đến việc giao dịch quốc tế
hoá có hiệu quả nhất, mà còn có cả lợi thế trong việc kết hợp các đầu vào có thể trao đổi được
phát sinh từ nước gốc (như kỹ năng quản lý hoặc lợi thế công nghệ) với các đầu vào khác của
nước sở tại. Nếu không thì doanh nghiệp sẽ chỉ hoạt động ở một địa điểm. Những lợi thế như
thế có thể phát sinh theo nhiều cách. Cách rõ ràng nhất là có sự khác nhau trong các điều kiện
doanh thu và chi phí địa phương, phát sinh từ các mức lương và giá đầu vào khác nhau, hoặc
các hàng rào thương mại và tính di động của các yếu tố. Hirsh (1976) nghiên cứu sự lựa chọn
này theo quan điểm tối thiểu hoá chi phí, và khuyến nghị những khác nhau sau đây làm quy
tắc ra quyết định nên sản xuất trong nước hay sản xuất ở nước ngoài:
Xuất khẩu sang nước B nếu:
P
a
+ M < P
b
+ C trong đó:
P
a
và P
b
là chi phí sản xuất ở nước A, nước B

M là chi phí thêm marketing xuất khẩu
C là chi phí thêm của việc kiểm soát hoạt động ở nước ngoài
Sản xuất ở nước B nếu:
P
b
+ C < P
a
+ M
Chi phí sản xuất, chi phí marketing và các chi phí kiểm soát khác phụ thuộc vào rất
nhiều các yếu tố, bao gồm:
 Thuế quan và các hàng rào thương mại
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia
174
 Tính kinh tế của quy mô và của phạm vi ở mỗi thị trường
 Chi phí yếu tố sản xuất
 Kiểm soát của chính phủ
 Chi phí vận chuyển
Nhưng động cơ chuyển vị trí sản xuất này về mặt bản chất phát sinh từ sự không hoàn
hảo của thị trường, nếu không có sự không hoàn hảo của thị trường thì các động cơ đó không
tồn tại. Tuy nhiên khi không có sự không hoàn hảo của thị trường thì hoạt động của công ty đa
quốc gia vẫn xảy ra nếu việc sở hữu chung các hoạt động ở những vị trí khác nhau mà có lợi
về giao dịch. Những lợi thế như thế có thể là san sẻ rủi ro về ngoại tệ hoặc rủi ro về chính trị,
bảo vệ cung bằng nhiều nguồn và cơ hội sử dụng các giá chuyển giao để phân phối lại cái
được giữa các chế độ thuế khác nhau.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐẾN CÁC NỀN KINH TẾ
SỞ TẠI
1. Tranh luận về công ty đa quốc gia
Ảnh hưởng của công ty đa quốc gia đến nền kinh tế thế giới là một vấn đề được tranh
luận sôi nổi trong các cuộc thảo luận và có nhiều gợi ý về chính trị đáng kể. Theo cánh hữu

cực đoan thì công ty đa quốc gia là sự khuyếch đại của công ty độc quyền lớn của Mỹ, hành
động như một chuyến đi bóc lộ công nhân và người tiêu dùng và hối lộ các chính phủ độc lập.
Phía cánh tả và trung lập thì cho rằng công ty đa quốc gia là phương tiện để loại bỏ ảnh hưởng
của các lực lượng thị trường trên phạm vi toàn cầu, đem lại tính hiệu quả và sự phân bổ tài
nguyên trên toàn cầu được cải thiện. Những khái quát hoá như thế là một sự mô tả không phù
hợp cho một hiện tượng quan trọng và phức tạp như công ty đa quốc gia, cần phải có một
phân tích chi tiết hơn nữa.
2. Ảnh hưởng của công ty đa quốc gia đến các nền kinh tế sở tại
Hoạt động của công ty đa quốc gia có thể ảnh hưởng đến môi trường sở tại theo nhiều
cách khác nhau, mà mỗi cách đều đáng xem xét. Theo Hood và Young (1979) thì có thể xác
định được 4 kiểu ảnh hưởng khác nhau sau:
 Các ảnh hưởng chuyển giao tài nguyên và công nghệ
 Các ảnh hưởng cán cân thương mại và cán cân thanh toán
 Các ảnh hưởng đến cơ cấu cạnh tranh và hoạt động
 Các ảnh hưởng đến chủ quyền và tự chủ địa phương
2.1. Chuyển giao tài nguyên và công nghệ
Công ty đa quốc gia có thể nằm trong luồng vào của vốn và "công nghệ" theo định
nghĩa rộng và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế sở tại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong
trường hợp vốn, một luồng vào phụ thêm cho tài nguyên sẵn có cho quá trình sản xuất của
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia
175
nước sở tại và sự có mặt của các công ty đa quốc gia mà có các cơ hội lợi nhuận đã được xác
định sẽ giúp huy động tiền tiết kiệm trong nước. Ở nhiều nước đang phát triển có xu hướng
trở thành tiêu điểm vì họ quan tâm nhiều đến ảnh hưởng của công ty đa quốc gia thì sự có mặt
của các công ty đa quốc gia cũng có thể kích thích việc cung cấp viện trợ từ nước gốc có công
ty đa quốc gia để hỗ trợ cho các hoạt động buôn bán của họ.
Mặt khác, các công ty có thể không làm tăng lượng vốn sẵn có, phát sinh từ tài trợ địa
phương hoặc lợi nhuận tái đầu tư của các công ty con ở địa phương. Trong trường hợp này
ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nếu các công ty đa quốc gia

sử dụng vốn tốt hơn các doanh nghiệp địa phương, sử dụng được các tiến bộ công nghệ hoặc
các tiến bộ khác thì vẫn có sự cải thiện thông qua cải thiện năng suất của lượng vốn hữu hạn
sẵn có. Tuy nhiên điều này có thể làm cho các doanh nghiệp địa phương khó huy động vốn
cho các hoạt động của mình hơn, điều đó sẽ trở thành bất lợi nếu sự quản lý hoạt động kinh tế
ở địa phương được coi là mong muốn vì lợi ích của bản thân mình. Còn có một bất lợi rõ ràng
nữa là nếu các công ty đa quốc gia sử dụng vốn khan hiếm kém hiệu quả hơn so với các
doanh nghiệp địa phương.
Thực tế, luồng vốn không được coi là lĩnh vực chính của hoạt động của công ty đa
quốc gia. Một loạt các vấn đề quan trọng hơn có liên quan đến chuyển giao công nghệ, được
định nghĩa là bao gồm tất cả các loại lợi thế sở hữu gồm kỹ năng quản lý cũng như các tài sản
công nghệ hẹp hơn như bằng sáng chế và thiết kế sản phẩm. Chuyển giao công nghệ làm nảy
sinh rất nhiều vấn đề. Vấn đề thứ nhất, đặc biệt là trong bối cảnh của các quốc gia đang phát
triển mà ít được chú ý hơn so với các quốc gia phát triển, nơi mà hoạt động của công ty đa
quốc gia diễn ra nhiều nhất, liên quan đến tính phù hợp của các công nghệ được chuyển giao.
ở các nền kinh tế lương thấp lý thuyết chỉ ra rằng các kỹ thuật sản xuất cần nhiều lao động
hơn là phù hợp, theo cả nghĩa tối thiểu hoá chi phí và ảnh hưởng việc làm. Tuy nhiên, nhiều
bằng chứng cho thấy rằng các công ty đa quốc gia thường có sự điều chỉnh hữu hạn đối với
những kỹ thuật sản xuất mà họ chuyển giao, điều đó hàm ý tính không hiệu quả của việc phân
bổ. Mặt khác có những lý do ủng hộ việc chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ hơn. Trước hết, các
kỹ thuật sản xuất cần nhiều lao động đối với nhiều hàng hoá có thể không sẵn có. Lý thuyết
kinh tế chuẩn giả định rằng hàm sản xuất cung cấp cho một chuỗi vô hạn các kỹ thuật sản
xuất, đó thường là một giả định không thực. Ngay cả khi các kỹ thuật sản xuất cần nhiều lao
động là sẵn có thì chúng cũng thường là các công nghệ cũ, đã hoa mòn trong bối cảnh của các
quốc gia đã phát triển và chúng có thể có những ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm sản
xuất ra làm cho sản phẩm không thể bán được trên thị trường thế giới. Cũng có thể có trường
hợp công nghệ tiến bộ là có hiệu quả tuyệt đối, sử dụng ít hơn cả lao động và vốn trên một
đơn vị sản phẩm so với các phương pháp cũ.
Vấn đề thứ hai có liên quan đến việc chuyển giao các kỹ năng quản lý gắn liền với đầu
tư nước ngoài trực tiếp. Một luồng vào của tài năng kinh doanh và các nhà quản lý được đào
KINH TẾ QUẢN LÝ

Chương 7 – Công ty đa quốc gia
176
tạo tốt hơn có thể dẫn đến cải thiện hiệu quả cả theo nghĩa tĩnh của giảm chi phí và cải thiện
hoạt động marketing và nghĩa động của việc điều chỉnh nhanh hơn theo những thay đổi trong
môi trường và các cơ hội đổi mới ngay.
Mặt trái của bảng cân đối kỹ năng quả lý có thể có một sự truyền bá nhỏ các thực tế
quản lý sang ngành địa phương nếu các công ty đa quốc gia sử dụng một phần đáng kể những
người quản lý của nước gốc mà những người đó có thể cuối cùng sẽ làm việc ở các công ty đa
quốc gia hoặc có thể quay về để làm việc ở nước gốc. Mặt khác nếu họ mang theo người
những kinh nghiệm làm việc và quản lý tốt hơn (công nhân, quản đốc và những người quản lý
bản địa thấp hơn trong việc áp dụng những kỹ thuật tốt hơn thì khi đó có thể truyền bá sang
ngành bản địa khi các công nhân này chuyển công việc. Tương tự, nếu ban quản lý địa
phương tìm cách thi đua với các kỹ thuật đến cùng với các công ty đa quốc gia để cạnh tranh
với họ thì các kỹ thuật mới có thể được truyền bá hiệu quả.
2.2. Các ảnh hưởng cán cân thương mại và cán cân thanh toán
Một luồng vào các xí nghiệp đa quốc gia có thể ảnh hưởng đến cán cân thanh toán
theo nhiều cách. Nếu có luồng vốn vào thì tài khoản vốn sẽ được cải thiện, nhưng nó bị bù lại
bởi việc đem lợi nhuận và cổ tức về nước nguồn. Nếu công ty đa quốc gia mà sản xuất hàng
xuất khẩu hoặc hàng thay thế nhập khẩu thì tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán sẽ được
cải thiện. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào giá trị đóng góp vào cho nước sở tại.
Các vấn đề cán cân thanh toán làm nảy sinh một vấn đề rất nhạy cảm về định giá
chuyển giao trong phạm vi các công ty đa quốc gia. Một trong các lý do của việc quốc tế hoá
các giao dịch là nó tạo ra các phương tiện mà một doanh nghiệp có thể đổi hướng lợi nhuận từ
các hoạt động của mình từ vị trí này sang vị trí khác bằng việc thay đổi giá nội bộ đặt cho các
sản phẩm trung gian. Những chuyển giao như thế thường đáng làm vì có những chế độ thuế
khác nhau và sự giao động của tỷ giá hối đoái.
Mức độ kích thích của giá chuyển giao phụ thuộc và sự khác nhau trong chế độ thuế ở
những nơi khác nhau, những hiệp định đánh thuế quốc tế và tính biến động của tỷ giá hối
đoái. Từ lâu các chính phủ đã cố gắng hợp tác trong đánh thuế, và tỷ giá hối đoái là ổn định
hay không ổn định thì cũng không thể đưa ra những dự đoán có ý nghĩa về hành vi của nó, vì

thế động cơ sẽ bị giảm. Tuy nhiên việc định giá chuyển giao làm nảy sinh một số vấn đề về sự
phân phối toàn cầu lợi ích thu được từ hoạt động của công ty đa quốc gia.
2.3. Ảnh hưởng đến cơ cấu cạnh tranh và hoạt động công ty đa quốc gia
Luồng đầu tư trực tiếp của nước ngoài có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh thông qua
ảnh hưởng của nó đến tốc độ thay đổi công nghệ và việc vận dụng những phương pháp quản
lý mới, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi và hoạt động của ngành ở nước sở tại
thông qua ảnh hưởng của nó đến cơ cấu ngành. Cụ thể là nếu các giao dịch đa quốc gia được
quốc tế hoá nhằm làm cho công ty đa quốc gia nhận được toàn bộ giá trị của tô độc quyền
thuộc về các tài sản dựa trên kiến thức của nó thì quá trình quốc trình đa quốc gia hoá công ty
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia
177
thực tế trở thành một phương tiện để cấu kết các phương tiện khác. Casson (198) đã chỉ ra
rằng "một doanh nghiệp đưa ra một công nghệ mới có thể chỉ trang trải được chi phí của
mình thông qua việc thực hiện sức mạnh thị trường." Nếu các công ty đa quốc gia có thể sử
dụng các mối quan hệ nội bộ để tạo thêm những hàng rào gia nhập thì điều đó có thể đem lại
cho họ thêm sức mạnh thị trường.
Các công ty đa quốc gia cũng có thể được chú ý về ảnh hưởng của chúng đến cơ cấu
ngành nếu sự phân công lao động quốc tế mà họ thấy rằng có lợi nhất lại không phù hợp với
cái mà chính phủ nước sở tại cho là có lợi nhất cho họ.
2.4. Ảnh hưởng đến chủ quyền và tự chủ địa phương
Điểm cuối cùng này có thể trở thành một trong những lĩnh vực gây tranh cãi nhất của
việc bàn luận về ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia đến các nước sở tại. Bản chất của
công ty đa quốc gia bao hàm việc phối hợp các hoạt động trên phạm vi toàn cầu thông qua các
giao dịch quốc tế hoá mà thực tế lại nằm ngoài sự nghiên cứu của các chính phủ của các quốc
gia riêng biệt. Như vậy các chính phủ có thể bị mất chủ quyền ở một mức độ đáng kể. Các
chính sách tiền tệ có thể bị loại ra ngoài thông các hoạt động của thị trường tài chính trên
phạm vi toàn cầu. Các chính sách tài khoá cũng có thể mất tác dụng do việc định giá chuyển
giao. Các chính phủ quốc gia và các nhà chức trách trong đó có thể thấy rằng phải cạnh tranh
với nhau để tạo ra động cơ làm cho các công ty đa quốc gia định vị ở phạm vi của mình ở một

mức độ đảm bảo rằng mình có lợi chứ không phải các nền kinh tế sở tại có lợi. Cũng có thể có
trường hợp sự phát triển kinh tế ở các nước sở tại được điều khiển bởi các quyết định đưa ra ở
bên ngoài các nước này, vì thế làm giảm tính tự chủ của các chính phủ của các quốc gia và
khả năng của họ trong việc định hướng cho các sự kiện nằm trong biên giới của mình. Những
cân nhắc này mở ra những lĩnh vực rộng lớn hơn rất nhiều của việc bàn luận bao gồm những
vận dụng của chúng về dân chủ và tự do. Trong một thế giới mà các nước ngày càng phụ
thuộc lẫn nhau do hoạt động của các công ty đa quốc gia gây ra thì khả năng theo đuổi các
chính sách do mình tự chủ sẽ rất khó khăn.
Việc cân đối sự đánh giá ảnh hưởng của công ty đa quốc gia phụ thuộc chủ yếu và
những ưu tiên tương đối đặt ra cho tính hiệu quả nó tạo ra và ảnh hưởng của nó đến sự tự chủ
của địa phương.
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐẾN NƯỚC GỐC
1. Các vấn đề ngược lại: công ty đa quốc gia và các nước nguồn
Phần lớn sự bàn luận về ảnh hưởng của công ty đa quốc gia liên quan đến ảnh hưởng
của nó đến các nước sở tại, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Đồng thời cũng có một
mối quan tâm nào đó, cụ thể là ở Mỹ, đến ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài trực tiếp đến
nước nguồn. Phần lớn tranh luận này là sự phản chiếu những cái có liên quan đến ảnh hưởng
đến nước sở tại, ảnh hưởng của đầu tư, mặc dù còn nghi ngờ, đến các lĩnh vực sau:
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia
178
 Cán cân than toán
 Việc làm
 Mất sự dẫn đầu về công nghệ
 Tránh thuế và mất chủ quyền
1.1. Những ảnh hưởng đến cán cân thanh toán
Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài trực tiếp đến cán cân thanh toán của nước nguồn về
bản chất là ngược với ảnh hưởng đến nước sở tại. Một nguồn vốn bơm vào ban đầu làm cho
tài khoản vốn của nước nguồn xấu đi, nhưng lợi nhuận trở lại sẽ cải thiện tài khoản vãng lai.
Hàng hoá sản xuất ra ở nước ngoài có thể là thay thế cho xuất khẩu nhưng việc mở rộng kinh

tế cuả nước sở tại có thể kích thích cầu của nó về nhập khẩu từ nước nguồn. Không thể đánh
giá được cân đối chung.
1.2. Ảnh hưởng việc làm
Các công ty đa quốc gia đôi khi bị cho là "xuất khẩu việc làm" từ nước nguồn và rõ
ràng là mất việc làm trực tiếp có thể phát sinh nếu các hoạt động bị chuyển ra nước ngoài.
Mặt khác việc làm tạo ra ở các chi nhánh nước ngoài có thể là phụ thêm cho việc làm tạo ra ở
nước nguồn và trong các hoạt động không kinh tế ở nước nguồn và không thể thay thế được ở
đó. Đầu tư ra ngoài có thể tạo thêm cầu về máy móc thiết bị sản xuất ra ở nước nguồn, và có
thể dẫn đến việc mở rộng các trụ sở và biên chế cần thiết để để điều hành hoạt động đã được
mở rộng. Không có lý do rõ ràng về việc làm ở nước nguồn lại thấp hơn là nếu không có đầu
tư ra ngoài, mặc dù vậy hỗn hợp việc làm có thể là rất khác khi các công ty đa quốc gia quốc
tế hoá việc phân công lao động quốc tế. Trên quan điểm phân tích kinh tế cũng có thể là sai
lầm khi cho rằng việc làm được quyết định bởi cá nhân các doanh nghiệp chứ không phải bởi
cơ cấu và hành vi của thị trường lao động.
Cũng có mối quan tâm đến ảnh hưởng của đầu tư ra ngoài đến mức lương. Nếu một
công ty đa quốc gia coi lợi thế vị trí trong việc chuyển giao các hoạt động cần nhiều lao động
đến nước có mức lương thấp thì điều đó có thể làm giảm cầu của nước nguồn về các loại lao
động có mức lương thấp trong các nghề nghiệp đó. Thực tế công nhân của nước nguồn phải
cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu với các công nhân nhận các mức lương thấp hơn
rất nhiều. Mặt khác, như đã nêu trên, cầu về các loại lao động khác chắc chắn sẽ tăng và thị
trường lao đọng hiệu quả sẽ chuyển công nhân từ ngành này sang ngành khác làm cho mức
lương cao hơn nếu không có sự chuyển như thế. Điểm này là trung tâm của tranh luận về công
ty đa quốc gia. Theo một quan điểm thì công ty đa quốc gia là giống như một người phân bổ
tài nguyên toàn cầu có hiệu quả cao, đặt mỗi hoạt động ở một vị trí mà ở đó chi phí cơ hội là
thấp nhất. Điều đó làm tăng thu nhập toàn cầu cho phép mức lương cao hơn cho tất cả mọi
người. Theo một quan điểm khác quá trình này phải chịu chi phí điều chỉnh mà những công
nhân buộc phải cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế và những cá nhân không chuyển
được sang các việc mới phải chịu.
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia

179
1.3. Mất sự dẫn đầu công nghệ
Cũng giống như lợi thế chủ yếu của đầu tư nước ngoài trực tiếp đối với nước sở tại
nằm trong luồng vào các kỹ năng công nghệ, như đã lập luận, đặc biệt là ở Mỹ, các nước
nguồn đó có nguy cơ bị mất các lợi thế công nghệ của mình thông qua việc chuyển giao
chúng sang các nước khác. Lúc đầu, đây l
à một lập luận kinh tế chủ yếu, nhưng cũng có yếu
tố quân sự có liên quan mà đầu tư nước ngoài trực tiếp sắp đặt một cách có chiến lược các
công nghệ quan trọng vào các quốc gia khác mà các quốc gia đó lại có thể chuyển giao chúng
sang các nước thù địch tiềm năng. Cụ thể công nghệ computer đã được xếp vào loại này như
một hệ thống công cụ máy móc phức tạp. Trong khi lập luận quân sự có thể được chấp nhận
thì lập luận kinh tế lại kém vững chắc hơn nhiều, vì nó phản ánh các quan điểm đã nêu trên.
Trong ng
ắn hạn, nếu tiến bộ công nghệ được coi là một tài sản tĩnh "chỉ một lần", thì việc sử
dụng nó ở nhiều vị trí khác nhau có thể làm giảm hiệu suất của lao động ở vị trí đầu tiên, và
điều này có thể gây ra những vấn đề điều chỉnh. Tuy nhiên công nghệ ít khi là tĩnh, và trong
nhiều trường hợp công nghệ được chuyển giao ra ngoài thường chín muồi hơn, thậm chí là
hao mòn, ở nước nước nguồn của nó nơi mà các công nghệ mới hơn đã được tạo ra và sự dẫn
đầu về công nghệ vẫn được duy tr
ì, so với lợi thế của những nước đang sử dụng nó. Cố gắng
hạn chế việc sử dụng công nghệ đối với một vị trí địa lý cụ thể sẽ ngăn không cho công ty đa
quốc gia tổ chức một sự phân bổ tài nguyên hiệu quả nhất trên toàn cầu, vì thế hạn chế việc
phát triển của thu nhập thế giới, đối lập với thu nhập quốc gia. Cần phải nhớ rằng các hoạt
động của công ty đa quốc gia không phải "trò chơi tổng bằng không" nơi mà lợi ích và chi phí
của nước sở tại đúng bằng chi phí và lợi ích của nước nguồn. Tổng chung nhất thiết là dương
mặc dù một nước nào đó chịu thiệt.
1.4. Tránh thuế và mất chủ quyền
Vấn đề tránh thuế và mất chủ quyền về mặt bản chất là giống nhau đối với nước
nguồn và nước sở tại. Khả năng của công ty đa quốc gia ở mọi nơi đều nằm ngoài tầm tay của
chính phủ là một trong các đặc tính lý thú nhất. Những người phê chuẩn hoạt động cạnh tranh

tư nhân coi đây là một trong những thành tựu lớn nhất của công ty đa quốc gia và không sợ
rằng cạnh tranh đảm bảo đạt được các mục đích xã hội toàn cầu. Một số người khác lại sợ sức
mạnh của công ty đa quốc gia và thiếu khả năng hạch toán đối với một sức mạnh nào đó ngoài
các cổ đông và người quản lý của nó.
V. CẠNH TRANH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY
1. Sự cần thiết có một phương pháp để phân tích chiến lược toàn cầu
Phần trình bầy trên đây đã chú ý nhiều đến việc đưa ra một phân tích lý thuyết để giải
thích sự tồn tại và diễn biến của hoạt động của công ty đa quốc gia. Phân tích đó dựa chủ yếu
và truyền thống cơ bản của phân tích kinh tế, về bản chất là "thực chứng", có mục đích đưa ra
những giả thiết có thể kiểm định được về diễn biến và ảnh hưởng của hoạt động của công ty
đa quốc gia. Phân tích đó cũng tập trung vào việc giải thích việc đa quốc gia hoá công ty "tự
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia
180
nó", chứ không phải xem xét một loạt các sự lựa chọn khác nhau đối với doanh nghiệp trên thị
trường to
àn cầu, như phục vụ thị trường thế giới thông qua thương mại chứ không phải thông
qua việc xây dựng sản xuất ở nước ngoài.
K
ết quả của sự nhấn mạnh đó là đã đưa ra ít chỉ dẫn chuẩn tắc cho các doanh nghiệp
đa quốc gia về ứng dụng của
việc "toàn cầu hoá" đối với sự phát triển chiến lược kinh doanh
của họ.
2. Phương pháp khái niệm của Porter
Porter định nghĩa một ngành là toàn cầu nếu có lợi thế cạnh tranh để liên kết các hoạt
động trên cơ sở thế giới. Nếu thuật ngữ "hoạt động" được dùng để chỉ các hoạt động chính và các
hoạt động phụ trợ tạo ra "chuỗi giá trị" và công nhận rằng chiến lược quốc tế là vấn đề về phạm vi
địa lý
, thì các khái niệm này có thể sử dụng làm xuất phát điểm cho chiến lược toàn cầu.
Một doanh nghiệp có xu hướng cạnh tranh toàn cầu phải quyết định cách rải các hoạt

động của mình ra trên khắp thế giới. Một số hoạt động "hạ lưu" chủ yếu như phục vụ, marketing
và bán hàng phải được định vị ở gần người mua nếu các hoạt động đó là có hiệu quả. Các hoạt
động "thượng nguồn" và các hoạt động phụ trợ phụ thuộc ít hơn vào khoảng cách đến người
mua và lợi thế cạnh tranh trong các hoạt động này có thể phụ thuộc vào sự phân rải toàn cầu của
doanh nghiệp nhiều hơn là vị trí của nó ở cá nhân các nước. Porter đã đưa ra hai khía cạnh then
chốt về cách thức mà một doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên toàn cầu.
Khía cạnh thứ nhất là định hình các hoạt động của doanh nghiệp, cái đó đề cập đến địa
điểm mà các hoạt động đó sẽ được định vị.Thứ hai là mức độ phối hợp giữa các mặt khác
nhau của một hoạt động. Mỗi một trong hai khía cạnh này có thể thay đổi rất nhiều. Về định
hình, có nhiều phương án khác nhau nằm từ tập trung, khi một hoạt động như phát triển công
nghệ chẳng hạn, diễn ra chỉ ở một địa điểm, phục vụ hoạt động toàn cầu, đến rải rác khi một
hoạt động được thực hiện ở mọi chỗ hoặc mọi nước. Nếu tất cả các hoạt động là rải rác thì
mỗi chỗ có một chuỗi giá trị hoàn chỉnh của nó. Về phối hợp thì các phương án khác nhau là
cho tự quản hoàn toàn đến mỗi nhà máy có sự phối hợp rất chặt chẽ với hệ thống thông tin
chung, công nghệ sản xuất chung và các phương pháp quản lý chung.
Chiến lược hiện tại của một doanh nghiệp toàn cầu về cạnh tranh toàn cầu vì thế có thể
được đặc trưng bởi vị trí của nó về các khía cạnh n
ày, và các chiến lược tương lai có thể được
xem xét theo các khía cạnh đó.
Nếu một doanh nghiệp xây dựng chiến lược toàn cầu thì phải xem xét các mức độ tập
trung hay phối hợp có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo sự dẫn đầu trong chi phí hay sự khác
biệt sản phẩm không. Trong trường hợp tập trung doanh nghiệp phải xem xét xem đặt các
hoạt động ở đâu và bao nhiêu chỗ. Với mỗi hoạt động trong chuỗi giá trị thì "ở đâu" phụ
thuộc vào các yếu tố như lợi thế cạnh tranh của mỗi chỗ, được xác định bởi các yếu tố như chi
phí lao động, và "bao nhiêu" sẽ phụ thuộc vào tầm quan trọng của các yếu tố làm giảm chi phí
như tính kinh tế của quy mô, tính kinh tế của phạm vi và ảnh hưởng rút kinh nghiệm. Mức độ
phối hợp tối ưu phụ thuộc vào lợi thế mà lợi thế đó có thể bắt nguồn từ mức độ phối hợp cao
KINH TẾ QUẢN LÝ
Chương 7 – Công ty đa quốc gia
181

như thu thập thông tin toàn cầu hoặc xác định những vận dụng của xu hướng thế giới về một
tập hợp các vị trí khác nhau đối vơi rủi ro mất quyền quản lý, chi phí và những sự cứng nhắc
có thể có do sự phối hợp trên phạm vi địa lý rộng lớn.
Nếu các phương án khác nhau về định hình và phối hợp mà được bổ sung vào "bộ
công cụ" cơ bản của Porter về "các chiến lược chung", "chuỗi giá trị" và "phạm vi" thì có thể
tạo ra một phương tiện để các doanh nghiệp có thể xem xét một cách có hệ thống cách thức
xây dựng lợi thế cạnh tranh trong các ngành toàn cầu. Các phương án xem xét tổng hợp rõ
ràng sẽ rất khổng lồ khi một hoạt động trong chuỗi giá trị được xem xét dưới chiến lược
chung, mỗi lĩnh vực của phạm vi và hai khía cạnh toàn cầu. Liệu doanh nghiệp có thấy khuôn
khổ khái niệm hoàn chỉnh này kinh khủng hay không thì chưa biết. Nhưng nó cung cấp
phương tiện cho việc xem xét và đánh giá các khía cạnh to
àn cầu của chiến lược công ty theo
cách kết hợp các phần khác của phương pháp Porter.

×