Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tieu luan hệ thống và phân tích chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175 KB, 21 trang )

Hệ thống chính sách phát triển doanh nghiệp (Có 17 chính sách liên quan đến
phát triển doanh nghiệp kể từ năm 1998 đến nay)
1 Nghị định 56/2009/NĐ-CP Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ban hành: 30/06/2009
Hiệu lực: 20/08/2009
Văn bản liên quan
Văn bản căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ
• Số ký hiệu: 32/2001/QH10
• Ngày ban hành: 25/12/2001
• Ngày có hiệu lực: 07/01/2002
Luật Đầu tư
• Số ký hiệu: 59/2005/QH11
• Ngày ban hành: 29/11/2005
• Ngày có hiệu lực: 01/07/2006
Luật Doanh nghiệp
• Số ký hiệu: 60/2005/QH11
• Ngày ban hành: 29/11/2005
• Ngày có hiệu lực: 01/07/2006
Văn bản bị thay thế Nghị định Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa
• Số ký hiệu: 90/2001/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 23/11/2001
• Ngày có hiệu lực: 08/12/2001
Văn bản được hướng
dẫn
Luật Đầu tư
• Số ký hiệu: 59/2005/QH11
• Ngày ban hành: 29/11/2005
• Ngày có hiệu lực: 01/07/2006
Luật Doanh nghiệp


• Số ký hiệu: 60/2005/QH11
• Ngày ban hành: 29/11/2005
• Ngày có hiệu lực: 01/07/2006
2 Quyết định 01/2008/QĐ-TTg Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và
tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Ban hành: 07/01/2008
Hiệu lực: 29/01/2008
Văn bản liên quan
Văn bản
căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ
• Số ký hiệu: 32/2001/QH10
• Ngày ban hành: 25/12/2001
• Ngày có hiệu lực: 07/01/2002
Quyết định Về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt
động của tổ chức phối hợp liên ngành
• Số ký hiệu: 34/2007/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 12/03/2007
• Ngày có hiệu lực: 23/04/2007
Quyết định Về việc điều chỉnh phân công người đứng đầu tổ chức
phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ thành lập
• Số ký hiệu: 1525/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 13/11/2007
• Ngày có hiệu lực: 13/11/2007
Văn bản
dẫn chiếu
Quyết định Về việc sắp xếp Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp
Trung ương
• Số ký hiệu: 98/2000/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 17/08/2000

• Ngày có hiệu lực: 02/09/2000
Quyết định Về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt
động của tổ chức phối hợp liên ngành
• Số ký hiệu: 34/2007/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 12/03/2007
• Ngày có hiệu lực: 23/04/2007
Văn bản bị
thay thế
Quyết định Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và
tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp
• Số ký hiệu: 121/2000/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 01/11/2000
• Ngày có hiệu lực: 01/11/2000
3 Quyết định 1622/QĐ-TTg Về việc cử thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát
triển doanh nghiệp
Ban hành: 29/11/2007
Hiệu lực: 29/11/2007
Văn bản liên quan
Văn bản căn
cứ
Quyết định Về việc điều chỉnh phân công người đứng đầu tổ
chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ thành lập
• Số ký hiệu: 1525/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 13/11/2007
• Ngày có hiệu lực: 13/11/2007
Luật Tổ chức Chính phủ
• Số ký hiệu: 32/2001/QH10
• Ngày ban hành: 25/12/2001
• Ngày có hiệu lực: 07/01/2002
Văn bản được

hướng dẫn
Quyết định Về việc điều chỉnh phân công người đứng đầu tổ
chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ thành lập
• Số ký hiệu: 1525/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 13/11/2007
• Ngày có hiệu lực: 13/11/2007
4 Chỉ thị 22/2007/CT-TTg Về phát triển doanh nghiệp dân doanh
Ban hành: 26/10/2007
Hiệu lực: 20/11/2007
Văn bản liên quan
Văn bản dẫn
chiếu
Nghị định Về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
• Số ký hiệu: 80/2007/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 19/05/2007
• Ngày có hiệu lực: 22/06/2007
Quyết định Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa 5 năm (2006 - 2010)
• Số ký hiệu: 236/2006/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 23/10/2006
• Ngày có hiệu lực: 18/11/2006
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
• Số ký hiệu: 68/2006/QH11
• Ngày ban hành: 29/06/2006
• Ngày có hiệu lực: 01/01/2007
Luật Đầu tư
• Số ký hiệu: 59/2005/QH11
• Ngày ban hành: 29/11/2005
• Ngày có hiệu lực: 01/07/2006
Quyết định Về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc

gia đến năm 2012
• Số ký hiệu: 136/2007/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 20/08/2007
• Ngày có hiệu lực: 16/09/2007
Nghị định Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ
chức khoa học và công nghệ công lập
• Số ký hiệu: 115/2005/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 05/09/2005
• Ngày có hiệu lực: 29/09/2005
Luật Doanh nghiệp
• Số ký hiệu: 60/2005/QH11
• Ngày ban hành: 29/11/2005
• Ngày có hiệu lực: 01/07/2006
5 Chỉ thị 05/2007/CT-BXD Về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác sắp xếp,
đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2007 - 2010
Ban hành: 09/04/2007
Hiệu lực: 30/05/2007
Văn bản liên quan
Văn bản
căn cứ
Quyết định Về việc phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới doanh
nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng trong 2 năm 2005 - 2006
• Số ký hiệu: 102/2005/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 12/05/2005
• Ngày có hiệu lực: 02/06/2005
Văn bản
dẫn chiếu
Quyết định Phê duyệt danh sách các Tập đoàn, Tổng công ty nhà
nước thực hiện cổ phần hoá giai đoạn 2007 - 2010
• Số ký hiệu: 1729/QĐ-TTg

• Ngày ban hành: 29/12/2006
• Ngày có hiệu lực: 22/01/2007
6 Quyết định 236/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa 5 năm (2006 - 2010)
Ban hành: 23/10/2006
Hiệu lực: 18/11/2006
Văn bản liên quan
Văn bản căn
cứ
Luật Tổ chức Chính phủ [Thuộc tính]
• Số ký hiệu: 32/2001/QH10
• Ngày ban hành: 25/12/2001
• Ngày có hiệu lực: 07/01/2002
Nghị định Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa [Thuộc
tính]
• Số ký hiệu: 90/2001/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 23/11/2001
• Ngày có hiệu lực: 08/12/2001
7 Quyết định 49/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và
phát triển doanh nghiệp của Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
Ban hành: 03/03/2006
Hiệu lực: 28/03/2006
Văn bản liên quan
Văn bản
căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ
• Số ký hiệu: 32/2001/QH10
• Ngày ban hành: 25/12/2001
• Ngày có hiệu lực: 07/01/2002
Luật Doanh nghiệp Nhà nước

• Số ký hiệu: 14/2003/QH11
• Ngày ban hành: 26/11/2003
• Ngày có hiệu lực: 01/07/2004
Luật Doanh nghiệp
• Số ký hiệu: 13/1999/QH10
• Ngày ban hành: 12/06/1999
• Ngày có hiệu lực: 01/01/2000
Nghị định Về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc
doanh
• Số ký hiệu: 170/2004/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 22/09/2004
Quyết định Về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà
nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà
nước
• Số ký hiệu: 155/2004/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 24/08/2004
• Ngày có hiệu lực: 17/09/2004
8 Chỉ thị 40/2005/CT-TTg Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ban hành: 16/12/2005
Hiệu lực: 09/01/2006
Văn bản liên quan
Văn bản
dẫn chiếu
Chỉ thị Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
• Số ký hiệu: 09/2005/CT-TTg
• Ngày ban hành: 05/04/2005
• Ngày có hiệu lực: 25/04/2005
Chỉ thị Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp,
khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

• Số ký hiệu: 27/2003/CT-TTg
• Ngày ban hành: 11/12/2003
• Ngày có hiệu lực: 11/12/2003
Quyết định Phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân
lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004 - 2008
• Số ký hiệu: 143/2004/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 10/08/2004
• Ngày có hiệu lực: 06/09/2004
Nghị định Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
• Số ký hiệu: 90/2001/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 23/11/2001
• Ngày có hiệu lực: 08/12/2001
9 Quyết định 384/QĐ-TTg Về việc thay đổi thành viên Hội đồng khuyến khích phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ban hành: 11/05/2005
Hiệu lực: 11/05/2005
Văn bản liên quan
Văn bản
căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ
• Số ký hiệu: 32/2001/QH10
• Ngày ban hành: 25/12/2001
• Ngày có hiệu lực: 07/01/2002
Nghị định Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
• Số ký hiệu: 90/2001/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 23/11/2001
• Ngày có hiệu lực: 08/12/2001
Văn bản
dẫn chiếu
Quyết định Về chức năng, nhiệm vụ và thành viên Hội đồng

khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
• Số ký hiệu: 12/2003/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 17/01/2003
• Ngày có hiệu lực: 02/02/2003
10 Chỉ thị 27/2003/CT-TTg Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp,
khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ban hành: 11/12/2003
Hiệu lực: 11/12/2003
Văn bản liên quan
Văn bản bị
sửa đổi bổ sung
Nghị định Về đăng ký kinh doanh
• Số ký hiệu: 02/2000/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 03/02/2000
• Ngày có hiệu lực: 03/02/2000
Nghị định Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh
nghiệp
• Số ký hiệu: 03/2000/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 03/02/2000
• Ngày có hiệu lực: 18/02/2000
11 Quyết định 12/2003/QĐ-TTg Về chức năng, nhiệm vụ và thành viên Hội đồng
khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ban hành: 17/01/2003
Hiệu lực: 02/02/2003
Văn bản liên quan
Văn bản
căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ
• Số ký hiệu: 32/2001/QH10
• Ngày ban hành: 25/12/2001

• Ngày có hiệu lực: 07/01/2002
Nghị định Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
• Số ký hiệu: 90/2001/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 23/11/2001
• Ngày có hiệu lực: 08/12/2001
12 Nghị định 90/2001/NĐ-CP Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ban hành: 23/11/2001
Hiệu lực: 08/12/2001
Trạng thái: Hết hiệu lực 20/08/2009
Văn bản liên quan
Văn bản căn
cứ
Luật Tổ chức Chính phủ
Số ký hiệu: Không số
Ngày ban hành: 30/09/1992
Ngày có hiệu lực: 02/10/1992
Văn bản dẫn
chiếu
Luật Doanh nghiệp
Số ký hiệu: 13/1999/QH10
Ngày ban hành: 12/06/1999
Ngày có hiệu lực: 01/01/2000
Luật Doanh nghiệp Nhà nước
Số ký hiệu: Không số
Ngày ban hành: 20/04/1995
Ngày có hiệu lực: 30/04/1995
Luật Hợp tác xã
• Số ký hiệu: Không số
• Ngày ban hành: 20/03/1996
• Ngày có hiệu lực: 01/01/1997

Nghị định Về đăng ký kinh doanh
• Số ký hiệu: 02/2000/NĐ-CP
• Ngày ban hành: 03/02/2000
• Ngày có hiệu lực: 03/02/2000
13 Quyết định 128/2001/QĐ-TTg Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Ban hành: 28/08/2001
Hiệu lực: 28/08/2001
Văn bản liên quan
Văn bản
căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ
• Số ký hiệu: Không số
• Ngày ban hành: 30/09/1992
• Ngày có hiệu lực: 02/10/1992
Quyết định Về việc sắp xếp Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp
Trung ương
• Số ký hiệu: 98/2000/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 17/08/2000
• Ngày có hiệu lực: 02/09/2000
Quyết định Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và
tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp
• Số ký hiệu: 121/2000/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 01/11/2000
• Ngày có hiệu lực: 01/11/2000
Quyết định Về việc thành lập Vụ Đổi mới và phát triển doanh
nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ
• Số ký hiệu: 122/2000/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 01/10/2000
• Ngày có hiệu lực: 01/10/2000

Văn bản
dẫn chiếu
Quyết định Về việc thành lập Vụ Đổi mới và phát triển doanh
nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ
• Số ký hiệu: 122/2000/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 01/10/2000
• Ngày có hiệu lực: 01/10/2000
Quyết định Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và
tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp
• Số ký hiệu: 121/2000/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 01/11/2000
• Ngày có hiệu lực: 01/11/2000
Quyết định Về việc sắp xếp Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp
Trung ương
• Số ký hiệu: 98/2000/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 17/08/2000
• Ngày có hiệu lực: 02/09/2000
14 Quyết định 121/2000/QĐ-TTg Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
và tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp
Ban hành: 01/11/2000
Hiệu lực: 01/11/2000
Trạng thái: Hết hiệu lực 29/01/2008
Văn bản liên quan
Văn bản căn
cứ
Luật Tổ chức Chính phủ
• Số ký hiệu: Không số
• Ngày ban hành: 30/09/1992
• Ngày có hiệu lực: 02/10/1992
Quyết định Về việc sắp xếp Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp

Trung ương
• Số ký hiệu: 98/2000/QĐ-TTg
• Ngày ban hành: 17/08/2000
• Ngày có hiệu lực: 02/09/2000
15 Quyết định 122/2000/QĐ-TTg Về việc thành lập Vụ Đổi mới và phát triển doanh
nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ
Ban hành: 01/10/2000
Hiệu lực: 01/10/2000
(Không có văn bản liên quan)
16 Quyết định 133/1999/QĐ-TTg Về việc thành lập Tổ Nghiên cứu cơ chế chính
sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ban hành: 31/05/1999
Hiệu lực: 31/05/1999
Văn bản liên quan
Văn bản căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
• Số ký hiệu: Không số
• Ngày ban hành: 30/09/1992
• Ngày có hiệu lực: 02/10/1992
17 Chỉ thị 29/1998/CT-UB Về đẩy mạnh sắp xếp, củng cố, đổi mới và phát triển
Doanh nghiệp Nhà nước.
Ban hành: 03/06/1998
Hiệu lực: 03/06/1998
(Không có văn bản liên quan)
I – MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ những năm đầu đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cộng đồng DN thuộc
các thành phần kinh tế của nước ta cũng bắt đầu ra đời và phát triển nhanh chóng. Trong
chặng đường ngắn 10 năm đầu khởi động (1989 - 1999), cả nước mới có gần 50.000 DN
lớn, nhỏ thuộc các thành phần kinh tế đăng ký thành lập, hoạt động. Trong đó phải kể
đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội; là nơi thu hút lao động nhiều nhất, huy động
các nguồn lực, tiềm năng trên mọi lĩnh vực, địa bàn để làm ra nhiều của cải vật chất cho
xã hội, đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia. Và cũng chính từ những kết quả đóng góp
này (thuế), cộng đồng DNVVN càng tạo nhiều cơ hội lớn, tăng sức cạnh tranh của nền
kinh tế trong xu thế hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Nói cách khác, cơ chế, chính sách
và giải pháp cụ thể để khuyến khích, động viên, hỗ trợ DNVVN phát triển ổn định, đúng
hướng chính là chiếc chìa khóa thành công của tất cả các DN, tập đoàn, tổng công ty
trong cả nước trong đó có 97% số DNVVN. Từ thực tiễn trên nhằm tạo môi trường pháp
lý hoàn thiện cho các DN hoạt động, năm 2000 Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp,
tiếp theo đó năm 2001 ban hành Nghị định số 90 về tiếp tục thực hiện các chính sách trợ
giúp phát triển DNVVN. Đây là một chủ trương đúng đắn, kịp thời không chỉ có ý nghĩa
lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn cả về mặt xã hội, nhân văn.
Các khó khăn, hạn chế chung của các DNVVN là thiếu vốn tự có, khó tiếp cận với
nguồn vốn của các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp, độ tin cậy về hiệu quả
dự án và chương trình sử dụng vốn chưa đủ sức thuyết phục cán bộ tín dụng ngân hàng;
mặt bằng sản xuất, kinh doanh chật hẹp (thậm chí là không có); kỹ thuật lạc hậu; quản trị
DN nói chung còn yếu kém; đối tác làm ăn chưa nhiều; thị trường nhỏ hẹp; mối liên kết
với các DN, Tập đoàn lớn trong nước, trong cùng lĩnh vực kinh doanh còn ít, lại chưa
chặt chẽ thường xuyên. Về khách quan, hệ thống văn bản, pháp luật áp dụng cho cộng
đồng DNVVN tuy đã được xây dựng nhưng chưa thực sự hoàn thiện, đầy đủ, thậm chí
còn chồng chéo, đang dần chỉnh sửa, bổ sung, nên trong nhiều trường hợp vừa mới áp
dụng lại phải điều chỉnh, giảm tốc độ, cơ cấu, quy mô vì thế trong bài tiểu luận này em
xin di vào phân tích về khía cạnh chính sách trợ giúp vốn của chính phủ cho các DNVVN
trong văn bản nghị định Số: 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
a – Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tác động của chinh sách trợ giúp phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
b – Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các chinh sách trợ giúp phát triển

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
- Đánh giá, tìm hiểu tác động của chính sách trợ giúp vốn để phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
- Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các ý kiến để hoàn thiện chính sách trợ giúp
về nguồn vốn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này là chính sách trợ giúp phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ về mặt vốn kinh doanh
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: được tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu trên đất nước Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: giai đoạn 2001 - 2009
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập ở các báo cáo, các bài báo, trang wed của chính
phủ, từ tài liệu, bài giảng của thầy Lưu Văn Duy…
+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Tiến hành trao đổi thảo luận, thu thập ý kiến của các thầy giáo, bạn bè và những
người hiểu biết vấn đề vay trợ giúp vốn tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển.
- Phương pháp phân tích, xử lý thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để thấy những tác động của
các chính sách trong phạm vi thời gian nghiên cứu.
II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
- Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao
động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào
quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có

số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới
50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu
chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Nghị định
số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình
hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200
người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được
coi là Doanh nghiệp vừa.
- Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ
những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như
sau:
+ Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường
chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các
doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản
lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
+ Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu
phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ
và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
+ Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên
dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
+ Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và
vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một
sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở
những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các
địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo
công ăn việc làm ở địa phương.
Nguồn: vi.wikipedia.org
2.2 Cơ sở thực tiễn

Kể từ khi Luật doanh nghiệp được ban hành vào 1/1/2000. Trong vòng 1 năm kể từu
khi luật doanh nghiệp có hiệu lực đã có 14.417 doanh nghiệp mới được thành lập với
tổng số vốn đăng ký đến hơn 24.000 tỷ (trong đó 17.000 tỷ là vốn đăng ký mới và 7.000
tỷ là vốn đăng ký bổ xung của các doanh nghiệp đang hoạt động tức là tăng hơn ba lần
nếu xét về mặt lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh, và tăng hơn năm lần nếu xét về số
vốn so với năm 1999. Năm 2001, có thêm hơn 21.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động
theo Luật doanh nghiệp, tăng 1,46 lần so với năm 2000 tổng số vốn huy động được của
các doanh nghiệp đạt khoàng 35.000, tăng gấp 1,78 lần so với cùng kỳ năm 2000. Có thể
thấy tình hình năm 2001 như sau:
Loại Đến 31/12/2000 Đến 30/09/2001
Tổng
số
đăng

Đang
hoạt
động
Báo
nghỉ
KD
Tổng
số
đăng

Đang
hoạt
động
Báo
nghỉ
KD

Cty
TNHH
21.031 20.255 776 29.160 28.356 804
Cty cổ
phần
1.718 1.668 50 2.986 2.928 58
DNTN 28.719 27.277 1.442 33.925 32.459 1.446
Tổng số 51.468 49.200 2.268 66.071 63.743 2.328
Ngồn: cục thống kê hà nội
Theo Tổng cục Thống kê, trong số khoảng 349.309 doanh nghiệp, DNVVN chiếm
tới gần 94%, chiếm trên 50% tổng số lao động và nộp 17,64% tổng ngân sách thu từ các
doanh nghiệp, đóng góp trên 30% GDP.
Nguồn: báo dantri.com
DNVVN đã giải quyết việc làm cho trên 12 triệu lao động và là một động lực quan
trọng cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù trong giai đoạn hội nhập các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn, song trong một nền kinh tế đang phát
triển như Việt Nam thì việc phát triển lực lượng này là rất quan trọng. Và theo chủ trương
của Chính phủ, đến 2010, ước tính cả nước có khoảng 500.000 DNVVN.
Qua thực tế cho ta thấy số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng chỉ trong
vòng 9 năm điều đó thể hiện bước đi đung đắn của đảng và nhà nước ta trong việc đánh
giá đúng vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong giai đoạn 2001 - 2008, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự góp mặt
khoảng 250.000 doanh nghiệp, trong đó đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V)
khoảng trên 232.000 doanh nghiệp (chiếm khoảng 90%). Bên cạnh đó, có khoảng 2,4
triệu hộ sản xuất kinh doanh đã thu hút một nguồn lực lớn của xã hội vào sản xuất kinh
doanh, tạo việc làm và đóng góp ngày càng cao vào cho ngân sách nhà nước. Hàng năm
đối tượng DNN&V đóng góp vào khoảng 30% GDP, khoảng 30% giá trị tổng sản lượng
công nghiệp, khoảng gần 80% tổng mức bán lẻ, khoảng 64% tổng lượng vận chuyển
hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa một số ngành hàng thủ công mỹ nghệ…
Tuy giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, lại nhận được quan điểm khuyến

khích phát triển của Nhà nước, thái độ ngày càng cởi mở của chính quyền các cấp, nhưng
có một thực tế là DNN&V còn gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ trong hoạt động.
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thống kê của Dự án nghiên cứu TF/VIE/03/001 cho thấy, không dưới 10 nhóm
vướng mắc, bất cập từ thể chế, chính sách của Nhà nước cũng như từ nền kinh tế đang là
những rào cản lớn cho sự phát triển của khối doanh nghiệp này. Trong đó DNN&V vẫn
khó tiếp cận với các nguồn tài chính, các nguồn tín dụng cũng như các hình thức góp vốn
khác, hạn chế các quyền về tài sản liên quan đến đất đai, bất động sản và các tài sản vô
hình, thiếu các hình thức bảo lãnh tín dụng. Tình trạng đất đai, mặt bằng sản xuất cũng
vậy, thông thường đây là khoản chi phí rất lớn và mất nhiều thời gian (1,5 – 2năm), hệ
thống các khu công nghiệp tuy đã phát triển, nhưng giá thuê đất tại đây không phù hợp
với đa số các DNN&V.
Nguồn: TC Tài chính Doanh nghiệp 4/2007
Sự tồn tại trong thể chế và chính sách cũng còn nhiều đối với sự phát triển DNN&V.
Tuy Luật doanh nghiệp đã có nhiều cởi mở hơn đối với quá trình đăng ký kinh doanh và
hoạt động các doanh nghiệp, nhiều giấy phép đã được bãi bỏ, nhưng hiện vẫn tồn tại các
quy định làm giảm hiệu lực pháp lý của đạo luật này như Luật thương mại cũng có điều
khoản quy định về đăng ký kinh doanh, một số địa phương còn quyết định ngừng đăng
ký kinh doanh ở một số lĩnh vực, hệ thống thuế quá phức tạp và không rõ ràng.
Trong giai đoạn này Nhà nước cũng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp khuyến
khích đầu tư và phát triển DNN&V như ban hành, sửa đổi các chính sách thuế, chính
sách tài chính – tín dụng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các DNN&V. Sự hỗ trợ tài
chính từ phía Nhà ước cho các DNN&V thông qua hình thức tín dụng ngân hàng chủ yếu
được thực hiện bằng các khoản cho vay của ngân hàng thương mại quốc doanh; xây dựng
hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các ngân hàng nới lỏng điều kiện vay vốn. Các ngân
hàng thương mại chủ động hỗ trợ DNN&V trong việc lập dự án sản xuất kinh doanh, loại
bỏ sự phân biệt đối xử của ngân hàng đối với các DNN&V ngoài quốc doanh.
Mặc dù đã có những bước chuyển biến tích cực, nhưng trên thực tế, tài chính vẫn
đang là vấn đề yếu nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn diễn ra phổ
biến ở các DNN&V. Các DNN&V muốn vay vốn ngân hàng không phải là chuyện dễ và

cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng…. mà nguyên nhân chính của tình trạng này
là từ chính bản thân doanh nghiệp do vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp, cầm
cố, không có người bảo lãnh; không lập được phương án sản xuất, kinh doanh có đủ sức
thuyết phục. Trình độ quản lý hạn chế, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy đối với
người cho vay….
Các doanh nghiệp để hoạt động và phát triển họ phải vay vôn từ các nguồn tài chính
phi chính thức như họ hàng bạn bè…nhưng mức lãi suất từ các nguồn này là khá cao và
không phải là trung hạn và dài hạn. bên cạnh đó chưa nói đến tính ổn định của các nguồn
vay vốn phi chính thức là không cao.
Tình trạng khó khăn về vốn tín dụng của doanh nghiệp bắt đầu tư giữa quý I/2008,
khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt. Không có vốn tiếp tục cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh làm cho các hoạt động phải hoãn lại có khi là không thực hiện được. Điều này
khiến các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất giảm bớt số lượng lao động, máy móc thiết
bị phải bỏ không, gây lãng phí và thiệt hại lớn cho bản thân doanh nghiệp cũng như nền
kinh tế. Thậm chí có thể doanh nghiệp rơi vào nguy cơ bị phá sản.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện hạn mức tín dụng theo yêu cầu kiềm
chế lạm phát và an toàn hoạt động. Năm 2008, hạn mức tín dụng được đưa ra là tăng
trưởng dư nợ cho vay không quá 30% so với cuối năm 2007, chỉ bằng gần 1/2 so với mức
tăng khoảng 55% của năm 2007. Song đến nay mức tăng trưởng tín dụng của các khối
NHTM có khác nhau. Nhiều NHTM tăng trưởng tín dụng cao trong 2 tháng đầu năm
2008 đến nay phải “hãm phanh lại”, hầu như rất ít cho vay mới.
Một số NHTM chỉ cho vay khách hàng truyền thống, quan hệ có uy tín, kinh doanh
có hiệu quả. Do đó nhiều doanh nghiệp khác không vay được. Một số NHTM, chủ yếu là
NHTM cổ phần, đến nay đã đạt được mức tăng trưởng 30% rồi, nên họ cũng hầu như
không cho vay mới, mà chỉ thu nợ được số vốn vay cũ thì mới cho vay ra, nhưng cho vay
ra cũng chọn lọc chứ không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay được.
Một số NHTM khác, nhất là NHTM có quy mô lớn, mặc dù chưa đạt mức tăng dư nợ
30%, nhưng lo ngại rủi ro, nên tốt nhất để bảo đảm an toàn trong bối cảnh hiện nay họ
cũng không mặn mà gì cho vay ra. Các NHTM này hầu như chỉ giải quyết vốn cho các

dự án lớn về điện, xi măng, của các khách hàng lớn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
ký từ đầu năm hay ký trước đây, một số dự án sản xuất hàng xuất khẩu, còn lĩnh vực khác
thì rất hạn chế.
Lãi suất cho vay mặc dù đã được số đông các NHTM điều chỉnh giảm, nhưng mức
giảm không nhiều, chỉ khoảng 0,5%-1%/năm, nên vẫn đang ở mức rất cao, gấp 1,5 lần lãi
suất cho vay thời điểm đầu năm 2008 hay cùng kỳ này năm 2007
Với mức lãi suất cho vay nội tệ vẫn lên tới 1,6%-1,65%/tháng, hay 19,5%-
20,5%/năm, các doanh nghiệp không biết phải làm thế nào để trả nợ gốc và lãi cho
NHTM được chứ chưa nói gì đến lãi. Nhưng nếu không vay vốn, hợp đồng dở dang
không thanh toán được. Máy móc thiết bị và nhà xưởng bỏ không, vừa lo khấu hao, vừa
hao mòn vô hình, vừa tốn chi phí trông coi và bảo dưỡng. Công nhân không việc làm vừa
phải trợ cấp 70% lương cho họ, hoặc không họ bỏ đi làm nơi khác, sau này rất khó thu
hút trở lại. Không còn con đường nào khác đành chấp nhận phải vay.
Từ thực trạng trên trước khó khăn về vay vốn của các DNVVN. Đang đứng trước
ngã ba nếu tiếp tục hoạt động kinh doanh nhưng với mức lãi xuất cao và khó vay như thế
thì DN sẽ không có lãi thậm chí là lỗ. Nhưng không tiếp tục vay vốn thì doanh nghiệp
phải ngừng hoạt động và đóng cửa. trước thực trạng trên nhà nước đã ban hành và chỉnh
sửa lại nghị định Số: 90/2001/NĐ-CP thay bằng Nghị định số 56/2009/NĐ-CP.
III - KẾT QUẢ
3.1 Hệ thống hóa chính sách
Được ban hành vào ngày 23 tháng 11 năm 2001 văn bản chính sách Số:
90/2001/NĐ-CP đã đi vào cuộc sống. với các nội dung chính đó là:
- Khuyến khích đầu tư vào các DNVVN
- Thành lập quỹ tín dụng cho các DNVVN,
- Tạo điều kiện cho cá doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất phù hợp,
- Giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin được dễ dàng tăng khả năng cạnh
tranh,
- Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu,
- Tư vẫn và khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực
3.2 Tác động của chính sách

Trước thực trạng thiếu vốn, khó khăn về vốn của DNVVN chính phủ và đã ban hành
chính sách Số: 90/2001/NĐ-CP nhằm giải quyết và hỗ trợ các DNVVN thoát khỏi tình
trạng khó khăn. Hỗ trợ về vốn cho các DNVVN là một trong những mục tiêu chính của
chính sách. Chính phủ đã thành lập ra tổ chức tín dụng cho các DNVVN. Thành lập quỹ
tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuân. Nó là cầu nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ
với các tổ chức tín dụng hỗ trợ các DNVVN tiếp cận nguồn vỗn của ngân hàng. Các lĩnh
vực hoạt động của quỹ tín dụng là
- Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Thu hút vốn góp của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành
nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các DNNVV; cũng như thu hút vốn tài trợ hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) trong và
ngoài nước cho mục tiêu phát triển các DNNVV
- Tổ chức, cung cấp các dịch vụ thông tin, định giá trị tài sản và giá trị doanh nghiệp,
xây dựng định mức tín nhiệm doanh nghiệp;
- Tư vấn về đầu tư - tài chính và đào tạo nguồn nhân lực
3.3 Giải pháp
Từ thực trạng do các quỹ tín dụng hoạt động không hiệu quả và còn nhiều bất cập
vấn đề nảy sinh, nhất là sau khi gia nhập tổ chức WTO đã có nhiều thay đổi, vì thể nghị
định Số: 90/2001/NĐ-CP không còn phù hợp nữa chính phủ đã thay bằng Nghị định số
56/2009/NĐ-CP.
Bên cạnh đó chính phủ và nhà nước đã điều chỉnh lãi suất trần giảm chỉ còn
14%/năm điều này có ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và
các doanh nghiệp nói chung
PHẦN IV : KẾT LUẬN
Các doang nhiệp vừa và nhỏ đã và đang góp phần phát triển đất nước làm cho đất nước ta
ngày càng phồn vinh và vững mạnh hơn. Vì thế hỗ trộ phát triển các DNVVN là một
bước đi đúng của chính phủ và nhà nước ta.
Song từ thực trạng trên ta thấy vẫn còn nhiều bất cập trong viêc hỗ trợ các DNVVN phát
triển như chính sách còn chồng tréo, sự liên kết không chặt chẽ giữa các bên liên quan
Tóm lại để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển hơn nữa chính phủ và nhà nước cần

có những quan tâm hơn nữa và luôn tạo điều kiện thông thoáng nhất đề các doanh nghiệp
tiếp tục hoạt động và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó không chỉ kể đến chính phủ
mà chính bản thân các doanh nghiệp cũng phải lỗ lực hơn nữa trong việc phát triển chính
mình.
PHỤ LỤC
I – MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.2 Cơ sở thực tiễn
III - KẾT QUẢ
3.1 Hệ thống hóa chính sách
3.2 Tác động của chính sách
3.3 Giải pháp
PHẦN IV : KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4. />5. GS.TS Đỗ Kim Chung, Bài giảng chính sách nông nghiệp
6. GV. Lưu Văn Duy bài giảng chính sách phát triển

×