Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

“Sát thủ vô hình” với sức khoẻ dân văn phòng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.16 KB, 5 trang )

“Sát thủ vô hình” với
sức khoẻ dân văn phòng
Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc
có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài. Hãy
cùng điểm mặt 9 “sát thủ vô hình” sau.
Thái độ của bạn
- 100% dân văn phòng sẽ cảm thấy nôn nóng, tâm lý bất mãn khi
có thái độ oán trách, nhưng chỉ khoảng 30% có thể giải toả được
bằng lời nói.
- Nếu bị ức chế bởi áp lực quá lâu dễ dẫn đến chứng trầm cảm, từ
đó dễ chán nản cuộc sống.
- Những người chọn cách bộc phát sẽ có xu hướng thích dùng
“hành động mạnh” để “xử lý” những người họ không ưa ở chốn
công sở.
Lời khuyên: Nên nói thẳng, giải toả bức xúc, oán trách không phải
là một thái độ giúp giải quyết các vấn đề.


Máy điện thoại
- Nghe điện thoại nhiều khiến thính lực bạn bị suy giảm, gây nguy
cơ viêm cột sống, làm tổn thương đốt sống cổ.
- Dù động tác nghe điện thoại giúp bạn “có vẻ” bận rộn và chuyên
nghiệp, nhưng nếu cứ liên tục như vậy trong 15 phút, các kết cấu
dịch ở vùng đốt sống cổ của sẽ bị tiêu hao dần.
- Tư thế ngồi co vai cũng làm tăng gánh nặng cho vùng eo và
xương sống.
Lời khuyên: Nếu bạn lười không muốn sửa thói quen, nên đặt một
miếng nệm lót cổ mềm ở ống nghe điện thoại để cảm giác mỗi lần
nghe địên thoại giống như đang chơi dương cầm.
Tai nghe
- Dùng tai nghe nhiều có thể khiến bạn giảm khả năng tập trung,


khả năng nghe cũng bị kém dần.

- Theo nghiên cứu của Mỹ, thói quen đeo tai nghe khiến dân văn
phòng thích khép kín một mình, và không muốn giao lưu cùng
đồng nghiệp.
- Trên bao bì tai nghe cũng viết dòng chữ: “không nên sử dụng liên
tục quá 3 tiếng” . Điều này cũng cho thấy tác hại của việc dùng tai
nghe liên tục.
Lời khuyên: Bạn có thể đổi tai nghe thành bộ loa nhỏ, và nên tránh
không để âm thanh quá lớn, cũng không nên thoải mái dùng tai
nghe của người khác.


Ghế ngồi
- Thường xuyên ngồi bắt chéo chân, hoặc ngồi nguyên một tư thế
trong thời gian dài sẽ khiến bạn có cảm giác tê mỏi như có côn
trùng bò trên chân, thậm chí gây bệnh liên quan đến tĩnh mạch, gây
béo phì.

Lời khuyên: Cách 45 phút nên rời khỏi bàn làm việc đi lại để thư
giãn gân cốt.
Cà phê
- Mỗi ngày 1 ly cà phê có thể làm giảm 50% chất lượng tinh trùng
ở nam giới.
-Trong cà phê chứa nồng độ cafein cao, có thể làm thay đổi chức
năng tim mạch, đồng thời khiến nồng độ cholesterol trong máu
tăng cao.
- Nghiên cứu phát hiện ra, những người mỗi ngày uống 5 ly cà phê
trở lên có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch gấp đôi người không
uống cà phê. Sở thích uống cà phê càng lâu, lượng cà phê uống

càng nhiều càng gia tăng khả năng mắc bệnh tim mạch.
Lời khuyên: Nên hạn chế uống cà phê. Nếu bạn có thói quen phải
uống thức gì đó, nên chọn nước hoa quả tươi.
Thuốc lá
- Thuốc lá có thể khiến bạn mắc bệnh ung thư phổi.
Lời khuyên: Nên cấm kỵ hút thuốc ở nơi công sở để có thể bỏ thói
quen này.
Máy tính
- Suốt ngày ôm máy tính có thể khiến bạn bị suy nhược thần kinh,
và hại thị lực.
Lời khuyên: Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin A và C như
cà rốt, cà chua…
Thuốc nhỏ mắt
- Thưòng xuyên dùng thuốc nhỏ mắt có thể khiến kết mạc bị tổn
thương.
Lời khuyên: Nhìn ra ngoài cửa sổ, ngắm trời mây, cây cỏ, hoặc
nhắm mắt lại hồi tưởng những ký ức đẹp, vui vẻ, cho mắt được thư
giãn, cũng là cách tốt để bạn tránh xa các loại thuốc nhỏ mắt có
hoá chất.
Vitamin tổng hợp
- Các loại vitamin tổng hợp, thuốc an thần…đều rất có hại cho sức
khoẻ.
- Hầu hết các loại thuốc, bao gồm cả vitamin tổng hợp đều tạo
gánh nặng cho gan và thận. Ngoài ra, các loại thuốc gây kích thích
quá trình trao đổi chất lại càng có hại cho hệ tim mạch.
Lời khuyên: Nên dùng rau xanh, hoa quả thay cho các loại thuốc,
đổi nước ngọt thành nước trắng, dậy sớm mỗi ngày, bạn sẽ cảm
nhận sức khoẻ mình khá lên từng ngày!


×