Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài tập những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa MácLênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.98 KB, 4 trang )

GV: Vũ Quốc Phong
2012

1

BÀI TẬP MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CN. MÁC – LÊNIN

Bài 1: Tháng 03/2012, XN A có cơ cấu giá trị của 1 hàng hóa là: w = 90c +
40v + 60m.
a. Tính tỷ suất giá trị thặng dư của XN A
b. Tính tổng số tư bản và khối lượng giá trị của XN A, biết rằng XN A sử
dụng 100 CN và năng suất lao động là 60 SP/CN/tháng.
Bài 2: Trong tháng 1/2012, một XN đầu tư 600.000 USD để sản xuất ra
4.000 sản phẩm.
a. Xác định cơ cấu giá trị của một hàng hóa, biết rằng XN A thuê 200 CN
với mức lương là 1.000 USD/CN/tháng và tổng giá trị mới do CN tạo ra là
440.000 USD.
b. Tính tỷ suất giá trị thặng dư của XN.
Đáp án: w = 100c + 50v + 60m; m’ = 120%
Bài 3: Trong quý I/2011, XN đầu tư ra một lượng tư bản là 900.000 USD,
trong đó tư liệu sản xuất chiếm 780.000 USD, số công nhân làm thuê là 400
người.
a. Hãy xác định lượng giá trị sản phẩm mới mà một công nhân có thể tạo ra
nếu biết rằng m' = 200%.
b. Tính cơ cấu giá trị của một sản phẩm, biết rằng số lượng sản phẩm là
10.000 sản phẩm.
Đáp án: 900 USD; w = 78c + 12v + 24m;
Câu 4: Một xí nghiệp tư bản đầu tư 20.000 USD để sản xuất ra 800 sản
phẩm, cấu tạo hữu cơ của tư bản là 3/2 và tỷ suất giá trị thặng dư là 200%.
a. Tính cơ cấu giá trị của quá trình sản xuất thứ nhất và cơ cấu giá trị


của 1 sản phẩm?
b. Nếu tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng là 5 : 3, tính cơ cấu giá trị của quá
trình sản xuất thứ hai và số lượng sản phẩm được sản xuất ra?
c. Nếu tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng là 5 : 1, tính cơ cấu giá trị của quá
trình sản xuất thứ ba và số lượng sản phẩm được sản xuất ra?
d. Nếu tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng là 3 : 1, tính cơ cấu giá trị của quá
trình sản xuất thứ tư và số lượng sản phẩm được sản xuất ra?
e. Tính lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của xí nghiệp trong bốn quá
trình sản xuất trên, biết rằng giá cả thị trường là 50 USD/SP?
GV: Vũ Quốc Phong
2012

2

Đáp án:
a. W
1
= 12.000C + 8.000V + 16.000M và w = 15c + 10v + 20m
b. W
2
= 18.000C + 12.000V + 24.000M và 1.200SP
c. W
3
= 30.000C + 20.000V + 40.000M và 2.000SP
d. W
4
= 48.000C + 32.000V + 64.000M và 3.200SP
e. P = 180.000 USD và P’ = 900%
Bài 5: Một xí nghiệp tư bản sử dụng một công nghệ với công suất
10.000 sản phẩm trong một tháng và thời gian chu chuyển của tư bản là 4

tháng.
a. Tính số tư bản lưu động cần thiết để vận hành công nghệ trên, biết
rằng chi phí tư bản lưu động trên mỗi sản phẩm là 50 USD.
b. Tính khối lượng giá trị thặng dư trong năm của xí nghiệp, biết rằng
giá trị của một hàng hóa là 180 USD, cấu tạo hữu cơ của tư bản là 6/4 và tỷ
suất giá trị thặng dư là 200%.
c. Giả sử giá cả thị trường là 200 USD/sản phẩm, tính lợi nhuận và tỷ
suất lợi nhuận trong năm của xí nghiệp.
Đáp áp:
a. Số tư bản lưu động cần thiết là 2.000.000 USD
b. M
năm
= 9.600.000 USD
c. P
năm
= 12.000.000 USD
P’
năm
= n.P’ = 3x100% = 300%
Bài 6: Một xí nghiệp tư bản sử dụng một công nghệ với công suất là
3.000 SP/tháng và thời gian chu chuyển của tư bản là 2 tháng.
a. Tính số tư bản lưu động cần thiết để vận hành công nghệ trên, biết
rằng chi phí tư bản lưu động trên mỗi sản phẩm là 60 USD.
b. Xác định cơ cấu giá trị của hàng hóa, biết rằng xí nghiệp sử dụng 20
CN với mức lương là 4.500 USD/CN/tháng, tổng tư bản bất biến là 240.000
USD/tháng và tỷ suất giá trị thặng dư là 200%.
c. Tính khối lượng giá trị thặng dư trong năm của xí nghiệp.
d. Giả sử giá cả thị trường là 176 USD/sản phẩm, tính lợi nhuận và tỷ
suất lợi nhuận trong năm của xí nghiệp.
Đáp áp:

a. Số tư bản lưu động cần thiết là 360.000 USD
b. w = 80c + 30v + 60m
GV: Vũ Quốc Phong
2012

3

c. M
năm
= 2.160.000 USD
d. P
năm
= 2.376.000 USD
P’
năm
= n.P’ = 6x60% = 360%
Bài 7: Trong mô hình tái sản xuất giản đơn tư bản xã hội năm 2010, giả sử
KVI có tổng giá trị sản phẩm là 10.000 USD, cấu tạo hữu cơ của tư bản là 2/1 và
m’ = 100%.
a. Xác định cơ cấu giá trị của KVI năm 2010.
b. Xác định cơ cấu giá trị của KVII năm 2010, biết rằng KVII có cấu tạo
hữu cơ là 5/3 và m’ =200%.
c. Tính giá trị của tổng sản phẩm xã hội năm 2010.
Đáp áp:
a. KVI: W = 5.000C + 2.500V + 2.500M
b. KVII: W = 5.000C + 3.000V + 6.000M
c. TSPXH = 10.000 + 14.000 = 24.000 USD
Bài 8: Trong năm 2009, giả sử một nền kinh tế có những giả định sau:
+ KVI có tổng giá trị sản phẩm là 30.000 USD, cấu tạo hữu cơ của tư bản
là 3/1 và m’ = 200%.

+ KVII đầu tư ra một lượng tư bản là 15.000 USD, cấu tạo hữu cơ của tư
bản là 3/2 và m’ = 150%.
a. Xác định cơ cấu giá trị của KVI và KVII trong năm 2009.
b. Xác định cơ cấu giá trị của KVI và KVII trong năm 2010, biết rằng tỷ
lệ tích lũy : tiêu dùng của KVI là 3 : 2.
c. Xác định cơ cấu giá trị và cơ cấu theo KV của tổng sản phẩm xã hội
năm 2010.
Đáp áp:
a. + KVI: W = 15.000C + 5.000V + 10.000M
+ KVII: W = 9.000C + 6.000V + 9.000M
b. + KVI: W = 19.500C + 6.500V + 13.000M
+ KVII: W = 10.500C + 7.000V + 10.500M
c. + TSPXH = 39.000KVI + 28.000KVII = 67.000 USD
+ TSPXH = 30.000C + 13.500V + 23.500M
Bài 9: Giả sử nền kinh tế chỉ có 3 ngành với các chi phí cụ thể như sau:
Ngành
Chi phí
GV: Vũ Quốc Phong
2012

4

- Xe máy
1.600c + 400v
- Thủy sản
800c + 400v
- May mặc
600c + 200v
Tính lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận
bình quân và giá cả sản xuất của mỗi ngành? Biết rằng, ban đầu giá cả bằng giá

trị và m’ = 100%.

×