Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động Công ty cổ phần VINACONEX 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.37 KB, 59 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP

I. Tổng quan về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp
1. Quan điểm về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp
Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sản xuất hay phản
ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa
học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng
tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ
đầu ra - đầu vào. Thật vậy, hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào
để đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí nguồn lực đầu vào thấp nhất. Hiệu quả
kinh doanh không phải là số tuyệt đối mà là một số tương đối, là tỷ số giữa kết quả và
hao phí nguồn lực để có kết quả đó.
Việc xác định hiệu quả cũng rất phức tạp bởi kết quả đầu ra và hao phí nguồn lực
gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác định một cách chính xác.
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả về mặt kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các
mục tiêu kinh tế ở một thời kỳ nào đó. Hiệu quả kinh tế có thể hiểu là hệ số giữa kết
quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, và nó phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực tham gia vào quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh tế phản ánh đồng thời
các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất,
tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào…đồng thời nó yêu
cầu doanh nghiệp phải phát triển theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên
quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện
mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là kết quả thu được có ích về mặt xã hội với tiêu chuẩn là sự thỏa
mãn nhu cầu có tính chất xã hội. Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu xã hội nhất định.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là


tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. Việc phân biệt hiệu quả kinh tế hay hiệu
quả xã hội là tuỳ theo phạm vi và mức độ của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội
khi xem xét. Hiệu quả kinh tế được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân của từng
người đầu tư, nhà quản lí doanh nghiệp, người cho vay…chỉ tính toán những lời lãi
thông thường trong phạm vi tài chính. Hiệu quả xã hội thì được phân tích trên lợi ích
của toàn xã hội để xem xét sự phát triển chung của xã hội như mức tăng trưởng, sự
công bằng xã hội và sự phát triển cộng đồng vv Vì vậy, tuỳ theo phạm vi xem xét là
của cá nhân hay toàn xã hội mà có hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội.
Nếu xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế
chính là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của một doanh
nghiệp có thể được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau tuy nhiên quan điểm hiệu quả
được hiểu theo mối quan hệ đầu vào, đầu ra và được đánh giá thông qua các chỉ tiêu
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 1 -
Kết quả đầu ra
Nguồn lực đầu vào
Hiệu quả =
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
sinh lời. Việc xem xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện tổng thể
trên nhiều hoạt động, trong đó hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính có mối
quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau nên chúng ta cần phải xem xét đầy đủ cả hai hoạt
động này. Hai doanh nghiệp có thể có cùng hiệu quả kinh doanh nhưng hiệu quả tài
chính thì khác nhau đó là do ảnh hưởng của cấu trúc vốn. Trong những điều kiện nhất
định doanh nghiệp gia tăng nguồn vốn vay sẽ làm tăng hiệu quả tài chính hay nói cách
khác là doanh nghiệp đang kinh doanh trên vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp có thể
có hiệu quả kinh doanh nhưng không có hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả tài chính
thấp do chính sách tài trợ không phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh: là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được tạo thành bởi tất cả
các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy khi xem xét hiệu quả kinh doanh
của một doanh nghiệp cần xem xét cả hiệu quả tổng hợp các yếu tố và hiệu quả riêng
biệt của từng yếu tố, được gọi là hiệu quả cá biệt.

Hiệu quả cá biệt: Để xem xét, đánh giá một cách chính xác về hiệu quả kinh doanh
cá biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố trong quá trình sản xuất
kinh doanh trên cơ sở so sánh từng phương tiện, từng nguồn lực với kết quả đạt được.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt thường bao gồm: hiệu suất sử dụng tài sản của
doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng vốn lưu
động.
Hiệu quả tổng hợp: Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp tức là xem xét khả
năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra kết quả qua quá trình sản xuất
kinh doanh. Để nhận định tổng quát và xem xét hiệu quả tổng hợp, nhà phân tích dựa
vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh,
nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu về cho
mình một khoản lợi nhuận nhất định. Hoạt động sản xuất kinh doanh ta chỉ là một
phạm trù kinh tế cơ bản còn hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu
hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn
lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một thước đo quan trọng của sự tăng
trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả tài chính: Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao là điều kiện cho
doanh nghiệp tăng trưởng do đó các nhà đầu tư luôn có thái độ gìn giữ và phát triển
nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp muốn phát triển đòi hỏi phải có nguồn tài trợ.
Có hai nguồn tài trợ chính cho hoạt động của doanh nghiệp đó là nguồn vốn chủ sở
hữu và nguồn vốn vay. Một chính sách tài trợ nào cũng luôn gắn với hiệu quả và rủi ro
nên doanh nghiệp cần phải xem xét việc gia tăng nguồn vốn nào là hiệu quả hơn cả,
các điều kiện mà doanh nghiệp cần đáp ứng để huy động nguồn vốn ấy cũng như các
rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi sử dụng nguồn tài trợ ấy. Một chính sách
tài trợ hợp lí thì phải có chi phí sử dụng vốn thấp và rủi ro thấp. Việc huy động vốn sẽ
dễ dàng hơn nếu có chứng cứ về khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Đối với nguồn vốn
vay, có chi phí vốn thấp, chi phí vốn của nợ ngắn hạn thấp hơn so với nợ dài hạn

nhưng trái lại lại có rủi ro cao, tính tự chủ của doanh nghiệp thấp ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán của doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng tự chủ
của doanh nghiệp cao, ít bị sức ép của các chủ nợ, có khả năng tiếp cận với các khoản
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 2 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
tín dụng nhưng ngược lại lại có chi phí vốn cao. Nếu khả năng sinh lời của vốn chủ sở
hữu càng cao doanh nghiệp càng dễ dàng huy động vốn từ các chủ sở hữu và họ cũng
dễ dàng chấp nhận việc giữ lại khoản lớn lợi nhuận vào việc đầu tư. Do vậy, hiệu quả
tài chính là mục tiêu chủ yếu của các nhà quản trị nhất là trong khi họ vừa là nhà quản
lí vừa là người chủ có vốn đầu tư.
Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản của doanh
nghiệp so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có, đó là khả năng sinh lời của vốn
chủ sở hữu.
2. Ý nghĩa phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp
Tình hình hoạt động của một doanh nghiệp được rất nhiều đối tượng quan tâm dưới
nhiều góc độ khác nhau như chủ DN , nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng, nhà bảo
hiểm kể cả các cơ quan chính phủ và những người lao động. Đối với chủ ngân hàng
và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm chủ yếu của họ là khả năng trả nợ hiện tại
và sắp tới của DN. Đối với nhà đầu tư mối quan tâm của họ là các yếu tố rủi ro, thời
gian hoàn vốn, mức sinh lãi và khả năng thanh toán vốn. Mối quan tâm hàng đầu của
các cổ đông là lợi nhuận và khả năng tài trợ do đó cần đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nơi họ có phần vốn góp của mình….Do đó việc phân tích hiệu
quả hoạt động của một doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa
Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đặc trưng bởi việc xem xét
hiệu quả sử dụng toàn bộ phương tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ nên
sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo các chỉ tiêu để làm rõ: hiệu quả mà doanh nghiệp đạt
được là do tác động của quá trình kinh doanh hay do tác động của chính sách tài chính.
Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố,
phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý, phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác
tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh

doanh. Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài
hạn, giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh.
Các báo cáo kế toán, BCTC phản ánh một cách tổng hợp toàn diện tình hình tài
sản, nguồn vốn công nợ, kết quả sản xuất kinh doanh của DN trong một niên độ kế
toán, song những thông tin riêng biệt đó chưa thể hiện được nhiều ý nghĩa và chưa thể
hiện hết các yêu cầu, nội dung mà người sử dụng thông tin quan tâm do đó họ thường
dùng các công cụ và kỹ thuật cơ bản để phân tích tình hình hoạt động DN, để thuyết
minh các mối quan hệ chủ yếu trong BCTC nhằm nghiên cứu tình hình hoạt động hiện
tại từ đó đưa ra những quyết định trong tương lai.
II. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp
1. Nguồn thông tin từ bên trong doanh nghiệp
1.1 Thông tin từ hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán trong doanh nghiệp là nơi cung cấp phần lớn thông tin cho các
nhà quản trị trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động. Và hệ thống báo cáo tài
chính là nguồn thông tin được sử dụng chủ yếu. Các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng
cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và
thuyết minh báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của đơn vị
tại những thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ, phản ánh một cách tổng quan về
tình hình tài sản và nguồn vốn của DN. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 3 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với DN, giúp
cho nhà phân tích nghiên cứu đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh
doanh, khả năng cân bằng tài chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế,
tài chính của DN.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tài chính tổng hợp cho biết
tình hình tài chính của DN trong từng thời kỳ nhất định, phản ánh tóm lược các khoản
thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn DN, kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động kinh doanh ( sản xuất kinh doanh, đầu tư tài
chính, hoạt động bất thường). Bên cạnh đó, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn
cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của DN trong thời kỳ đó .Dựa vào
số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân
tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ, so sánh với kỳ trước và
với DN khác để nhận biết khái quát hoạt động trong kỳ và xu hướng vận động
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kì báo cáo
của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin liên quan đến
phân tích tài chính doanh nghiệp. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ngân hàng,
các nhà đầu tư, Nhà nước và nhà cung cấp có thể đánh giá khả năng tạo ra các dòng
tiền từ các loại hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, đó cũng chính là mối quan tâm
của các nhà quản lý tại doanh nghiệp để có các biện pháp tài chính cần thiết, đáp ứng
trách nhiệm thanh toán của mình.
- Thuyết minh báo cáo tài chính: nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản
xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích một
số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích thêm một
cách cụ thể, rõ ràng.
Các báo cáo tài chính trong DN có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi
của một chỉ tiêu trong báo cáo này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến các báo cáo
kia, trình tự đọc hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận biết được và tập
trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ.
1.2 Thông tin từ các bộ phận khác trong doanh nghiệp
Nhà phân tích có thể sử dụng các thông tin từ ban lãnh đạo doanh nghiệp, các báo
cáo của hội đồng quản trị và các bộ phận phòng ban khác để phục vụ cho việc phân
tích. Có thể tìm hiểu thông qua việc đánh giá trình độ cũng như kinh nghiệm của các
nhân viên trong doanh nghiệp, khả năng thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin…
2. Nguồn thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp
2.1 Thông tin từ ngành nghề kinh doanh của DN
Những thông tin liên quan đến ngành, lĩnh vực kinh doanh sẽ làm rõ hơn nội dung

các chỉ tiêu phân tích hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động
chung của ngành kinh doanh. Những thông tin về tầm quan trọng của ngành trong nền
kinh tế; các sản phẩm hoạt động khác nhau của ngành; quy trình công nghệ; các khoản
đầu tư; cơ cấu ngành và độ nhạy của ngành trước những biến động của cơ hội; mức độ
cạnh tranh và quy mô của thị trường; mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp
và khách hàng; nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng,… Những thông
tin trên sẽ làm rõ hơn nội dung các chỉ tiêu tài chính trong từng ngành, lĩnh vực kinh
doanh.
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 4 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
2.2 Thông tin từ tình hình kinh tế tài chính
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố thuộc môi
trường vĩ mô nên phân tích tài chính cần phải đặt trong bối cảnh chung của kinh tế
trong nước và các nền kinh tế trong khu vực. Kết hợp những thông tin này sẽ đánh giá
đầy đủ hơn tình hình tài chính và dự báo những nguy cơ, cơ hội đối với hoạt động của
doanh nghiệp. Những thông tin cần quan tâm bao gồm: thông tin về tăng trưởng, suy
thoái kinh tế, về lãi suất ngân hàng, về tỉ lệ lạm phát…
III. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1. Phân tích biến động Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận
Để có một cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thì ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vự, giá vốn hàng bán, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý…các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu và chi phí hoạt động
tài chính và các nghiệp vụ bất thường để xác định kết quả của từng loại hoạt động
cũng như kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. .
Đối với các doanh nhân, yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh luôn là vấn đề lợi
nhuận. Do đó việc phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận trong doanh nghiệp là một việc
vô cùng quan trọng và hữu ích cho các nhà quản trị đưa ra những sách lược, kế hoạch
hoạt động trong tương lại nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Khả năng tạo ra lợi

nhuận càng cao còn cho thấy năng lực quản lý của các nhà quản trị trong việc nâng cao
không ngừng hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Xem xét sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm sẽ có tác dụng rất lớn trong
việc phân tích sự ảnh hưởng cũng như các nguyên nhân dẫn đến biến động lãi (lỗ) của
doanh nghiệp. Vì vậy, ta tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ
sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để có thể thấy được
khả năng tạo ra lợi nhuận của DN là cao hay thấp.
1.1. Phân tích tăng trưởng doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của bất kì một doanh nghiệp nào. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá
trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt
dộng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, góp phần làm tăng vốn
chủ sở hữu. Bên cạnh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ doanh nghiệp còn có
những khoản làm tăng vốn chủ sở hữu đó là doanh thu tài chính, thu nhập khác. Chỉ
tiêu này càng cao cũng chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng thu hút được nhiều hợp
đồng, nhiều khách hàng hơn, cũng như doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy
nhiên một doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực thì việc phân tích kết cấu doanh
thu tùy thuộc theo từng lĩnh vực hoạt động sẽ cho ta cái nhìn chi tiết hơn về hoạt động
của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn lĩnh vực kinh doanh nào mang lại cho
doanh nghiệp lợi ích kinh tế cao hơn cũng như lĩnh vực nào mang lại lợi ích thấp để
doanh nghiệp có những phương án điều chỉnh thích hợp nhằm ngày càng nâng cao lợi
ích kinh tế, góp phần tối đa hóa lợi nhuận.
Tỉ trọng Dthu lĩnh vực i/ Tổng Dthu =
Dthu lĩnh vực i
x 100%
Tổng doanh thu
Tỷ trọng doanh thu của lĩnh vực nào càng cao chứng tỏ đó là lĩnh vực hoạt động
mang lại lợi ích kinh tế chính cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, tỷ trọng nào còn thấp sẽ
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 5 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng

khiến các nhà lãnh đạo chú ý hơn đến nó nhằm nâng cao hơn nữa những giá trị kinh tế
mà hoạt động đó có thể mang lại cho Công ty.
1.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
Tỉ lệ giá vốn hàng bán / doanh thu thuần
Tỉ lệ Giá vốn hàng bán/Dthu thuần =
Giá vốn HB
x 100%
Doanh thu
thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thu được thì giá vốn hàng bán chiếm
bao nhiều % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao
nhiều đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản
chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
Tỉ lệ chi phí bán hàng / Doanh thu thuần
Tỉ suất CP bán hàng/Dthu thuần =
CP bán hàng
x 100%
Doanh thu
thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ
ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng
càng có hiệu quả và ngược lại.
Tỉ lệ Chi phí quản lý DN / Doanh thu thuần
Tỉ suất CP Quản lý DN/ Dthu thuần =
CP quản lý
DN
x 100%
Doanh thu
thuần
Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ

ra bao nhiêu chi phí quản lý. Tỉ lệ chi phí quản lý DN/ Doanh thu thuần càng nhỏ
chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại.
1.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
Tỉ suất lợi nhuận gộp / doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận gộp
trên doanh thu thuần
= Lợi nhuận gộp về BH và CCDV
Doanh thuần về BH và CCDV
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh
doanh thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp được tạo ra. Tỉ suất này càng lớn thì hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp càng lớn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm thì có
nghĩa là khả năng sinh lời kém, nếu mức giảm lớn thì chứng tỏ tình hình tài chính của
doanh nghiệp đang xuống cấp nghiêm trọng.
Chỉ tiêu này cho thấy sự phù hợp của doanh nghiệp về mặt sản xuất và lưu thông,
cũng như năng lực tạo nguồn vốn bằng tiền. Một doanh nghiệp có chỉ tiêu này cao hơn
mức bình quân ngành chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm chi
phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với doanh
nghiệp khác. Chỉ tiêu này cũng đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh, của chính
sách định giá và các chính sách phát triển thị trường.
Tỉ suất LN thuần HĐKD/DTT từ HĐKD
Tỉ suất LN thuần HĐKD/DTT =
Lợi nhuận thuần SXKD
x 100%
Doanh thu thuần SXKD
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 6 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
Tỉ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi
nhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần.Tỷ lệ lãi từ hoạt động KD cho biết lãnh đạo
doanh nghiệp đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của
doanh nghiệp.

Tỉ suất Lợi nhuận TT/Doanh thu
Tỉ suất LNTT/Tổng Dthu =
LNTT
x 100%
Tổng Doanh thu
Tổng doanh thu = Doanh thu BH & CCDC + Doanh thu TC + Thu nhập khác
Tỉ số này được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng doanh thu, do đó,
lợi nhuận trong công thức này có thể là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế hoặc
lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên, do lãi suất thường biến đổi theo thời gian,
tỉ suất thuế thu nhập có thể biến đổi và không giống nhau theo từng mặt hàng, từng
loại hình kinh doanh cho nên lựa chọn lợi nhuận kế toán trước thuế là hợp lí hơn cả.
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận trước thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh
thu thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trị giá chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn. Ngoài ra, chỉ tiêu này chỉ ra khả năng
quản lí, điều hành công việc kinh doanh có tạo sự thành công toàn diện hay không, cho
biết lãnh đạo doanh nghiệp đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ
hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu dùng chỉ tiêu này để so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau trong cùng 1
ngành hoặc so sánh với trung bình ngành thì ta sẽ thấy được hiệu quả, năng lực cạnh
tranh và độ hấp dẫn của doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp khác trong cùng
ngành. Còn nếu so sánh chỉ tiêu này giữa các ngành khác nhau thì nó sẽ chỉ ra được ngành
hàng kinh doanh nào có khả năng tạo ra lợi nhuận cao, giúp ích cho nhà đầu tư trong việc
lựa chọn lĩnh vực đầu tư.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, và có các đơn vị thành viên
thì cần tính toán các chỉ tiêu này theo từng lĩnh vực, từng đơn vị thành viên để đánh
giá cụ thể hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
2. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
2.1. Hiệu suất sử dụng tài sản
H
TS

= Tổng doanh thu
Tổng tài sản bình quân
Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả đạt
được trên tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện một
đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Giá trị chỉ
tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, khả
năng tạo ra và cung cấp của cải cho xã hội càng cao và do đó hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp cũng sẽ lớn.
2.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá trị sản xuất chủ yếu hình thành từ năng lực
TSCĐ nên để thể hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, có thể tính chỉ tiêu hiệu
suất sử dụng TSCĐ như sau:
H
TSCĐ
=
Doanh thu thuần
Giá trị TSCĐ bình quân
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 7 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng lớn.
Trong công thức trên nếu sử dụng giá trị còn lại của TSCĐ thì chỉ tiêu này sẽ bị
ảnh hưởng bởi chính sách khấu hao nếu doanh nghiệp thay đổi. Do đó, để loại trừ ảnh
hưởng cả phương pháp tính khấu hao ta nên dùng nguyên giá TSCĐ.
Cách tính toán các chỉ tiêu trên khá đơn giản nhưng nói chung những chỉ tiêu này
là thước đo thô vì các bảng cân đối kế toán của hầu hết các Công ty đều liệt kê ra tất cả
các tài sản khác nhau ở các mức giá trị khác nhau. Những giá trị báo cáo này thường ít
có quan hệ với các giá trị kinh tế hiện tại, do những “bóp méo” gia tăng theo thời gian,
cùng với sự thay đổi đáng kể về mức độ lạm phát, hoặc với sự tăng giá của các tài sản
như bất động sản.

2.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn trong doanh
nghiệp. Quá trình vận động VLĐ trong doanh nghiệp bắt đầu từ việc doanh nghiệp
dùng tiền để mua hàng hóa dự trữ phục vụ cho việc kinh doanh, sau đó tiến hành tiêu
thụ hàng hóa và thu hồi vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu. VLĐ không ngừng vận
động trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nó là một bộ phận vốn có tốc
độ luân chuyển nhanh hơn so với TSCĐ. Trong quá trình hoạt động kinh doanh VLĐ
sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau
 Vòng quay vốn lưu động
 Vòng quay hàng tồn kho
 Vòng quay khoản phải thu
a) Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay bình quân
= Doanh thu
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động luân chuyển được bao nhiêu lần trong kỳ. Trị giá
của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng nhanh hay
hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt. Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong
các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể được tính cho từng loại tài sản, từng giai
đoạn công việc. Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu mà còn
phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loaị tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Số ngày bình quân một vòng quay
K
VLĐ
=
VLĐ bình quân
x 360 (ngày/vòng)
Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Hệ số
này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử
dụng vốn lưu động càng cao.
Mức tiết kiệm (lãng phí) vốn lưu động
Việc tăng (hoặc giảm) tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ làm cho doanh
nghiệp tiết kiệm (hay lãng phí) một số vốn lưu động nhất định.

V∆
=
S
1
(K
1
– K
0
)
360
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 8 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
Trong đó:
∆V : VLĐ tiết kiệm (-) hay lãng phí (+)
S
1
: Doanh thu thuần bán hàng kỳ phân tích.
N
1
, N
0
: Số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích và kỳ gốc.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

H
VLĐ
= 1
V
VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân dùng vào
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thì hàng tồn kho và nợ phải
thu luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Tốc độ
quay vòng của hàng tồn kho nhanh hay chậm thì có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân
chuyển vốn lưu động. Chính vì vậy, để đánh giá sâu hơn hiệu suất sử dụng vốn lưu
động, ta cần đi sâu phân tích số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay nợ phải thu.
b) Số vòng quay các yếu tố cơ bản của vốn lưu động
 Vòng quay phải thu khách hàng
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
V
KPT
=
Doanh thu thuần BH & CCDV + Thuế GTGT đầu ra
Phải thu khách hàng bình quân
Thông số này cho chúng ta biết số lần phải thu khách hàng được chuyển hoá thành
tiền trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hoá từ doanh số thành tiền
mặt càng ngắn.
Khi không có thông tin về doanh thu tín dụng, ta sử dụng tổng doanh thu. Khi
doanh số biến động theo mùa hoặc tăng mạnh trong năm thì việc sử dụng số dư phải
thu khách hàng cuối kì sẽ không còn phù hợp nữa. Đối với loại hình kinh doanh có sự
biến động theo mùa, ta sử dụng số dư hàng tháng. Trong trường hợp doanh nghiệp có

tốc độ tăng trưởng mạnh, số dư phải thu khách hàng vào cuối năm sẽ cao hơn so với
doanh số. Lúc đó vòng quay phải thu khách hàng sẽ bị sai lệch, số lần quay vòng phải
thu khách hàng trong năm sẽ thấp hơn so với thực tế. Trong trường hợp này, việc sử
giá trị trung bình của phải thu khách hàng đầu năm và cuối năm sẽ thích hợp hơn nếu
doanh số tăng tương đối đều trong cả năm.
Kỳ thu tiền bình quân: là khoảng thời gian bình quân mà khoản phải thu có thể
chuyển thành tiền.
K
KPT
=
360
(ngày/vòng)
V
KPT
Nếu kỳ thu tiền dài hơn thời hạn bán tín dụng cho phép của Công ty thì đó có thể là
một dấu hiệu không tốt, nó chứng tỏ Công ty hiện đang có một tỉ lệ tương đối nhiều
khách hàng tín dụng trả nợ không đúng hạn. Nếu kỳ thu tiền bình quân là 52 ngày và
thời hạn bán hàng là “2/10 net 30”,điều này có nghĩa là một phần lớn phải thu khách
hàng là quá hạn, vượt qua ngày thứ 30. Mặt khác, nếu kỳ hạn là “Net 50” thì phải thu
khách hàng bị thu hồi chỉ chậm hơn 2 ngày so với kỳ hạn quy định.
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 9 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
Mặc dù kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình
quân quá thấp cũng không hẳn đã tốt. Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện
của một chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này, phải thu khách hàng có thể có chất
lượng cao nhưng doanh số có thể bị giảm mạnh và lợi nhuận có thể thấp hơn mức lẽ ra
phải đạt được. Trong tình huống này Công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng.
Nói chung phải thu khách hàng có chất lượng tốt chỉ khi nó có thể chuyển hoá thành
tiền trong một khoảng thời gian hợp lí trong mối quan hệ với chính sách bán hàng và
chính sách quản trị phải thu khách hàng.

 Vòng quay hàng tồn kho
Để đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công ty chúng ta xem
xét thông số vòng quay hàng tồn kho:
V
HTK


=
GVHB
Tồn kho bình quân
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay
hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Thông
thường, vòng quay hàng tồn kho càng cao, hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công
ty càng hiệu quả và hàng tồn kho càng mới và khả nhượng. Tuy nhiên, đôi lúc vòng
quay hàng tồn kho cao có thể là dấu hiệu của việc dự trữ quá ít hàng tồn kho và do đó
có thể xảy ra tình trạng cạn dự trữ. Vòng quay hàng tồn kho thấp thường là dấu hiệu
của việc duy trì nhiều hàng hoá lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển hoá. Hàng quá lạc hậu,
hết hạn phải đem đi thanh lí, và do vậy ít nhiều sẽ làm giảm một phần hàng tồn kho
được xem là khả nhượng, vì thông số vòng quay hàng tồn kho cũng chỉ là một công cụ
đo lường thô nên chúng ta cần phải điều tra kĩ hơn về các phương diện khác trong hoạt
động quản trị hàng tồn kho.
Kỳ dự trữ bình quân: thông số này xác định số ngày dự trữ hàng trong kho. Nếu số
ngày dự trữ dài hơn so với mức bình quân ngành, điều này chứng tỏ tồn kho bị tồn
đọng quá nhiều và có nguy cơ Công ty phải giảm giá mạnh để giải phóng hàng tồn
kho.
K
HTK


= 360

V
HTK
3. Phân tích thu nhập từ sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu
3.1. Hệ số thu nhập trên tài sản ( ROA )
Hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh
lợi của một Công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của Công ty
trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.
ROA = Lợi nhuận
Tổng tài sản bình quân
Trong đó lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được tính bằng lợi nhuận trước hay
sau thuế hoặc là lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay ( nếu loại bỏ ảnh hưởng của
cấu trúc vốn). Cụ thể hai trường hợp như sau :
 Không loại trừ ảnh hưởng của cấu trúc vốn
ROA = LNTT
Tổng tài sản bình quân
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 10 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn.
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên, tỷ suất này tính cho
từng đơn vị để đánh giá sức sinh lời từng bộ phận tại doanh nghiệp. Nếu những đơn vị
thành viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau thì cần phân tích sức sinh lời tài
sản theo từng ngành kinh doanh. Tuy nhiên, việc tách riêng từng loại tài sản phục vụ
cho từng lĩnh vực hoạt động rất khó khăn.
Để làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tài sản, chỉ tiêu
ROA theo phương trình Dupont như sau:
Tỉ suất sinh lời của tài sản và cách tiếp cận Dupont
LNTT DT
ROA = X
DT Tổng TS bình quân

ROA = Tỉ suất LN/DTT X H
TS
Đo lường hiệu quả chung Đo lường khả năng Đo lường hiệu quả trong
về khả năng sinh lợi bằng sinh lợi trên việc sử dụng tài sản
tài sản hiện có doanh thu để tạo ra doanh thu
Trong chỉ tiêu trên, tỉ suất sinh lời của tài sản là kết quả tổng hợp của những nỗ lực
nhằm nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố sử dụng cho quá trình sản xuất kinh
doanh, là kết quả của những nỗ lực mở rộng thị trường, tăng doanh số, tiết kiệm chi
phí. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu hay Hiệu suất sử dụng tài sản đều có thể được
dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Tỉ suất lợi nhuận
trên doanh thu bỏ qua hiệu quả sử dụng tài sản còn hiệu suất sử dụng tài sản thì bỏ qua
khả năng sinh lợi trên doanh thu, tỉ suất sinh lời của tài sản giải quyết được những
thiếu sót này. Công ty sẽ cải thiện được thu nhập trên tổng tài sản (ROA) nếu hiệu suất
sử dụng tài sản tăng, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng hoặc cả hai đều tăng. Với
công thức này có thể thấy rằng hai Công ty có khả năng sinh lời trên doanh thu và hiệu
suất sử dụng tài sản khác nhau có thể tỉ suất sinh lời của tài sản như nhau. Trên cơ sở
số liệu tính toán được chúng ta có thể xác định các nhân tố chủ yếu dẫn đến sự tăng
giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có phương hướng đề ra
các biện pháp tăng hiệu quả của doanh nghiệp.
 Loại trừ ảnh hưởng của cấu trúc vốn
Chỉ tiêu ROA đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp nhưng kết quả lợi nhuận lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính. Vì vậy để
đánh giá đúng khả năng sinh lời của tài sản người ta sử dụng Lợi nhuận trước thuế và
chi phí lãi vay. Khi đó chỉ tiêu này được gọi là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE).
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
Tỷ suất sinh lời kinh tế (RE) = Lợi nhuận TT + Chi phí lãi vay
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư so với các chi phí cơ hội
khác. Người ta thường so sánh RE với lãi suất vay bình quân của các khoản vốn vay.
Nếu RE lớn hơn lãi suất vay bình quân thì việc sử dụng nợ vay được đánh giá là có

hiệu quả và ngược lại.Về phía nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vào
đâu là có hiệu quả nhất, còn đối với doanh nghiệp sẽ có quyết định nên huy động từ
vốn chủ sở hữu hay huy động vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 11 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích
lũy cho người chủ sở hữu và ngược lại. Về phía các nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ
để xem xét đầu tư vào đâu là có hiệu quả nhất
3.2. Thu nhập của vốn chủ sở hữu (ROE)
3.2.1. Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn
cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình) được xác định bằng công
thức sau :
LN sau thuế
ROE = x 100%
VCSH bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện một trăm đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế. Đây là một chỉ tiêu quan trọng, phản
ánh tổng quát khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lời của
toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp
đang có cơ hội đầu tư lớn và có khả năng quản lí chi phí hiệu quả.
Thông số ROE cao thường cho thấy hiệu quả tốt mặc dù điều quan trọng đối với
nhà đầu tư là phải hiểu được nguyên nhân tại sao ROE có xu hướng tăng dần hay giảm
dần. ROE cao hơn không nhất thiết là một điều mong muốn của cổ đông nếu Công ty
phải chịu một mức rủi ro quá cao khi họ tung sản phẩm ra thị trường hoặc có mức đòn
bẩy nợ quá cao.
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
Chỉ tiêu ROE chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Nó phụ thuộc trực tiếp
vào các quyết định của các nhà quản lý thông qua nhiều chính sách như: chính sách
tiêu thụ, chính sách sản xuất và chính sách tài chính. Tuy nhiên, tùy vào cách tiếp cận

hiệu quả tài chính mà có thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Dưới đây chúng
ta sẽ xem xét sự ảnh hưởng đến ROE của các nhân tố sau : hiệu quả kinh doanh, khả
năng tự chủ về tài chính, độ lớn của đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán lãi vay.
a) Hiệu quả kinh doanh
Để nhận thấy sự ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh đến tỉ suất sinh lời VCSH chỉ
tiêu ROE được chi tiết theo phương trình sau:
ROE =
LNTT
x
DTT
x
Tài sản
x (1 – T)
DTT Tài sản VCSH
Với T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Công thức trên cho thấy ROE được cấu thành từ các yếu tố đo lường hiệu quả kinh
doanh đó là tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Điều đó
chứng minh được rằng hiệu quả kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Như
vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao thì khả năng sinh lời VCSH sẽ cao và
ngược lại. Hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo ra hiệu quả tài chính. Nhưng
không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tăng thì chắc chắn hiệu quả tài chính sẽ tăng,
điều đó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác.
b) Khả năng tự chủ về tài chính
Khả năng tự chủ về tài chính được thể hiện qua chỉ tiêu tỉ suất tự tài trợ. Có thể
thấy rằng ứng với hiệu quả kinh doanh cho trước nếu tỉ suất tự tài trợ càng lớn thì hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp càng nhỏ. Có thể xem xét ảnh hưởng của khả năng tự
chủ về tài chính đến hiệu quả tài chính qua công thức sau:
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 12 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
ROE =

LNTT
x (1 – T) x
Tài sản
Tài sản VCSH
Hay H
TC
=

H
KD
x (1-T) x (1/ H
TTT
)
Trong đó: H
TC :
hiệu quả tài chính
H
KD :
hiệu quả kinh doanh
H
TTT
: khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp

c) Độ lớn của đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là tỉ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu, thể hiện cấu trúc
nguồn vốn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Đòn bẩy tài chính cho thấy một
đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn được hình thành
từ các khoản nợ.
Do đó để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến khả năng sinh lời
vốn chủ, ta có thể biểu diễn ROE qua phương trình sau :

ROE = [RE + (RE – i) x ĐBTC ]*(1-T)
Chi phí lãi vay
Lãi suất vay bình quân = x 100%
Tổng nợ bình quân
Trong đó : RE : Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản
i: Lãi suất vay bình quân
ĐBTC: Đòn bẩy tài chính, ĐBTC = Nợ phải trả/VCSH
Chỉ tiêu trên cho thấy, nếu hệ số đòn bẩy tài chính càng cao sẽ dẫn đến hiệu quả tài
chính cao và ngược lại. Nhưng nếu một hiệu quả kinh doanh thì chưa đủ vì hiệu quả
tài chính còn chịu ảnh hưởng của cấu trúc vốn và tỉ suất lợi nhuận trên vốn hay còn gọi
là đòn bẩy tài chính. Tác động của đòn bẩy tài chính có tính 2 mặt:
- Khi RE > i : việc vay nợ sẽ làm tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, ROE
được “khuyếch đại” với hệ số ĐBTC, trường hợp này ĐBTC được gọi là đòn bẩy
dương. Doanh nghiệp nên vay thêm để kinh doanh nếu có nhu cầu mở rộng kinh
doanh. Khi đó, các cổ đông trong Công ty sẽ được một khoản “ thưởng” có trị giá :
(RE-i) x ĐBTC x (1-T) từ phía nhà cho vay. Đó chính là phần giá trị của người cho
vay chuyển sang cho cổ đông và được xem như là “ chi phí cơ hội” đối với người cho
vay do họ không phải là nhà đầu tư trực tiếp, không chấp nhận mạo hiểm hay phí tổn
đầu tư trực tiếp đối với họ lớn hơn giá trị của “ chi phí cơ hội” này.
- Khi RE = i : ROE không hề phụ thuộc vào hệ số ĐBTC, hoạt động kinh tế chỉ bù
đắp được chi phí hoạt động tài chính.
- Khi RE < i : việc vay nợ sẽ làm giảm hiệu quả tài chính và rủi ro của doanh
nghiệp tăng lên do hệ số tự tài trợ giảm, ROE sẽ bị “ thu nhỏ” với hệ số ĐBTC, trường
hợp này ĐBTC được gọi là đòn bẩy âm. Nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh, doanh
nghiệp không nên vay thêm vốn mà nên tổ chức lại công việc kinh doanh hoặc thay
đổi lĩnh vực kinh doanh. Khi đó, các cổ đông trong Công ty sẽ mất một khoản có trị
giá: (RE-i) x ĐBTC x (1-T) vì phải chuyển sang người cho vay và được xem như là
khoản rủi ro mà các cổ đông phải gánh chịu do việc đầu tư, kinh doanh kém hiệu quả,
trong khi phải trả một khoản lãi vay như đã được kí kết trong hợp đồng vay vốn.
Vì lãi tiền vay chỉ phụ thuộc vào số tiền vay và lãi suất vay mà không phụ thuộc

vào sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp, do đó trong các doanh nghiệp có hệ
số nợ cao mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn và ngược lại. Nói một cách
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 13 -
Nợ
VCSH
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
khác, một sự biến động nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ dẫn đến sự thay đổi
lớn của lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Những doanh nghiệp không vay nợ thì không có
đòn bẩy tài chính.
d) Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay là hệ số được xem xét trong mối quan hệ giữa lợi
nhuận trước thuế và lãi vay với lãi vay :
Khả năng thanh toán

lãi vay
=
LNTT + Lãi vay
Lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi
nhuận tạo ra được sử dụng để trả nợ vay và tạo phần tích lũy cho doanh nghiệp. . Chỉ
tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ vốn sử dụng không có hiệu quả, và doanh
nghiệp phải dùng vốn chủ sở hữu để trả lãi vay.
Mối quan hệ giữa ROE và khả năng thanh toán lãi vay được thể hiện qua công
thức:
ROE= RE x (1- 1 /KNTTLV) x (1-T) x (1+ĐBTC)
Trong đó: KNTTLV: là khả năng thanh toán lãi vay.
ĐBTC : là đòn bẩy tài chính.
Khả năng thanh toán lãi vay có nguồn gốc từ hiệu quả sử dụng vốn vay vào hoạt
động kinh doanh. Nguồn gốc để thanh toán lãi chính là lợi nhuận của doanh nghiệp.
Do vậy, khả năng thanh toán lãi vay có thể dùng để đánh giá khả năng sinh lời hoạt

động kinh doanh và đây cũng là một nhân tố khá quan trọng để xem xét hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp.
Qua chỉ tiêu trên, ta nhận thấy khi trị giá chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay lớn
hơn 1 thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và ngược lại.
PHẦN II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VINACONEX 25 QUA 3 NĂM 2009 - 2011

SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 14 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
A. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần
Vinaconex 25
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần VINACONEX 25 tiền thân là Công ty xây lắp số 3 Quảng Nam -
Đà Nẵng, được thành lập theo Quyết định số 832/QĐ-UB ngày 13/4/1984 của UBND
tỉnh QN-ĐN cũ với nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp,
dân dụng, nông nghiệp trên địa bàn các huyện thị, xã phía Nam của tỉnh.
Năm 2002 thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc xắp xếp và đổi mới doanh
nghiệp, Công ty xây lắp số 3 được tiếp nhận về làm doanh nghiệp thành viên của Tổng
Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) theo Quyết định số
1584/QĐ-BXD ngày 21/11/2002 của Bộ Xây dựng và đổi tên thành Công ty xây lắp
Vinaconex 25. Công ty xây lắp Vinaconex 25 chính thức chuyển sang hoạt động theo
hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 1786/QĐ-BXD ngày 17/11/2004 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng.
Qua quá trình phát triển, Vinaconex 25 hiện nay là một trong những đơn vị mạnh
của Tổng công ty VINACONEX. Công ty đã xác lập chỗ đứng vững chắc và khẳng
định thương hiệu của mình tại khu vực miền Trung và miền Nam với các tỉnh, thành
phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bà Rịa -
Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
II. Đặc điểm, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Hiện nay Công ty đang hoạt động với :

Tên Công ty : Công ty Cổ phần Vinaconex 25
Tên giao dịch quốc tế : Vinaconex 25 Joint Stock Company
Tên viết tắt : VINACONEX 25
Trụ sở chính : 159B Trần Quý Cáp, P. Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
Hình thức sở hữu vốn : Công ty cổ phần
Công ty Cổ phần VINACONEX 25 là doanh nghiệp hoạt động với chức năng cơ
bản là sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng với các lĩnh vực chủ yếu sau :
 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, sân bay,
bến cảng, thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế điện đến 500KV, cấp thoát
nước, các công trình kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, công trình
công ích, nhận thầu thi công các công trình ở nước ngoài;
 Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng, hoàn thiện công trình xây dựng, lắp đặt hệ
thống điện, cấp thoát nước, điều hòa không khí, hệ thống báo cháy, phòng
cháy, chữa cháy, thang máy;
 Tư vấn đầu tư xây dựng, lập thẩm định dự án thiết kế kỹ thuật và tổng dự
toán, tư vấn đầu thầu, khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tư vấn giám sát,
quản lý dự án;
 Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp,
khu dân cư;
 Sản xuất cấu kiện kim loại, cấu kiện bê tông, đá thương phẩm các loại, sản
xuất đồ gỗ xây dựng;
 Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn;
 Khai thác kinh doanh nước sạch, năng lượng điện, thoát nước và xử lý nước
thải;
 Khai thác, sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng;
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 15 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
 Mua bán, cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng;
 Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ;
 Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và kho bãi;

 Dịch vụ phòng chống mối mọt;
III. Tổ chức bộ máy của Công ty
1. Sơ đồ bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.
Chịu trách nhiệm quản lý cao nhất tại Công ty về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh là Hội đồng quản trị. Dưới Hội đồng quản trị là các Phó Giám Đốc chức năng
chịu trách nhiệm tham mưu cho việc ra quyết định của Hội đồng quản trị, đồng thời
trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống trực tuyến của Công ty. Có thể mô tả bộ máy quản
lý tại Công ty Cổ phần VINACONEX 25 như sau:
2. Nhiệm vụ của các phòng ban
 Đại Hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền lực cao nhất
của Công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty.
 Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất trong Công
ty
 Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu. BKS thay mặt cổ đông đảm
bảo các quyền lợi của cổ đông và kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và
điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có ba thành viên do ĐHĐCĐ bầu và bãi miễn
với đa số tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Nhiệm kỳ
của BKS là năm năm; thành viên BKS có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn
chế.
 Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Pháp luật về các hoạt động và kết
quả sản xuất kinh doanh. Giám đốc có quyền hạn và nhiệm vụ theo Nghị quyết của
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 16 -
BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG

TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
HOẠCH
PHÒNG
ĐẤU
THẦU &
QUẢN LÝ
TC
PHÒNG
ĐẦU TƯ
BAN AN
TOÀN
LAO
ĐỘNG VÀ
KHEN
THƯỞNG
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của Công
ty đã được thông qua, đại diện Công ty tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh thường nhật của Công ty; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội
đồng cổ đông về hoạt động của Ban điều hành Công ty.
Các Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc thực hiện quyền và nghĩa vụ được
giao.
 Phòng tổ chức hành chính: Phòng Tổ chức Hành chính là phòng nghiệp vụ có

chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty trong các
công tác: pháp chế; tổ chức bộ máy và nhân sự; tiền lương; thi đua, khen thưởng và kỷ
luật; công tác bảo hộ lao động; công tác hành chính phục vụ tại Văn phòng Công ty.
 Phòng tài chính – kế hoạch: Phòng Tài chính Kế hoạch là phòng nghiệp vụ có
chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty trong lĩnh
vực tài chính, kế toán, kế hoạch sản xuất kinh doanh và thống kê, thông tin kinh tế.
 Phòng Đấu thầu và Quản lý thi công: Phòng Đấu thầu và Quản lý thi công là
phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản và Giám đốc
Công ty trong các công tác: đấu thầu, quản lý kỹ thuật thi công; quản lý chất lượng xây
dựng, chất lượng sản phẩm hàng hoá; quản thiết bị thi công; quản lý kỹ thuật an toàn
lao động và vệ sinh công nghiệp; nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, sản phẩm mới.
 Phòng Đầu tư: Phòng Đầu tư là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu,
giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty trong việc nghiên cứu, tìm kiếm
các dự án đầu tư và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư.
 Ban An toàn lao động - Thi đua khen thưởng: Ban An toàn lao động - Thi
đua khen thưởng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám
đốc Công ty trong việc: kiểm tra, giám sát công tác An toàn vệ sinh lao động; công tác
thi đua, khen thưởng cho người lao động kịp thời để phục vụ tốt cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
IV. Giới thiệu cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy kế toán
1.Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tại công ty và điều hành
bộ máy kế toán ở Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, các cơ quan chức năng
và pháp luật về hoạt động tài chính, đồng thời tham mưu cho Giám đốc điều hành hoạt
động tài chính của Công ty.
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 17 -
KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Kế toán
thanh toán
công nợ
Kế toán
vật tư TSCĐ
Kế toán TL,
BHXH,
BHYT, KPCĐ
Thủ
quỹ
Kế toán XN & đội XD
Kế toán
thuế
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
- Phó phòng kế toán kiêm Kế toán tổng hợp: Là người giúp việc cho kế toán
trưởng, được kế toán trưởng uỷ quyền ký thay và điều hành công tác nghiệp vụ chuyên
môn của phòng khi kế toán trưởng đi vắng.Tổng hợp các số liệu, xử lí các nghiệp vụ
trên máy vi tính, in các biểu mẫu, sổ sách kế toán
- Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư và ghi chép
sổ sách có liên quan, tham gia kiểm kê bất thường các loại vật tư. Đồng thời theo dõi
hiện trạng tài sản của Công ty, trích đúng và đủ khấu hao TSCĐ để tái đầu tư trong
tương lai.
- Kế toán thanh toán - công nợ: Theo dõi thu, chi đối chiếu, thanh toán công nợ
Công ty và các đội xây dựng. Ghi chép số liệu vào sổ sách kế toán các khoản chi phí
bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tiền vay, theo dõi tình hình công nợ; đôn
đốc thu hồi nợ, thanh toán với khách hàng và người nhận tạm ứng trong toàn Công ty.
- Kế toán tiền lương, BHXH: tính toán và hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trong công ty.

- Kế toán thuế: theo dõi các hoá đơn chứng từ có liên quan đến việc tính thuế, liệt
kê hoá đơn thông thường và hoá đơn có thuế GTGT, tính thuế cần nộp.
- Thủ quỹ: thực hiện việc thu chi tại công ty, bảo quản tiền mặt, ghi chép vào sổ
quỹ theo quy định hằng ngày và cuối tháng đối chiếu số dư tiền mặt với kế toán thanh
toán - công nợ.
- Kế toán các Xí nghiệp và kế toán các đội xây dựng: có nhiệm vụ theo dõi toàn
bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại Xí nghiệp và công trường, tập hợp chứng từ về
thanh toán - nộp lên phòng kế toán Công ty theo định kỳ.
2. Hình thức kế toán tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25
Để phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của Công ty hiện nay, Công ty áp dụng
hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” trong toàn bộ Công ty cùng với quy định cụ thể
phạm vi trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, kế toán trưởng còn quy định rõ các
loại chứng từ sổ sách được ghi chép, lưu trữ, tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành
từng công việc, từng người. Điều đó đảm bảo giữa các khâu, các bộ phận kế toán luôn
có sự phân công và phối hợp chặt chẽ với nhau cùng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
giao.
Cụ thể hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh được
phản ánh ở chứng từ gốc phải lập chứng từ ghi sổ. Sổ kế toán bao gồm: Sổ quỹ, Sổ chi
tiết tài khoản, Sổ tổng hợp tài khoản
2.1. Trình tự ghi sổ kế toán
Hiện nay Công ty Cổ phần Vinaconex 25 đang sử dụng phần mềm kế toán Bravo
dựa trên hệ thống sổ của hình thức “ Chứng từ ghi sổ” với trình tự làm việc như sau :
- Nhập chứng từ: hằng ngày các chứng từ gốc sau khi được kiểm tra, phân loại kế
toán lập chứng từ ghi sổ đối với các chứng từ gốc không phải là phiếu thu, phiếu chi
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thanh toán tạm
ứng. Các nhân viên kế toán định khoản trên đó rồi mới tiến hành nhập dữ liệu, đưa
thông tin ban đầu để máy lưu trữ và xử lý thông tin kế toán theo yêu cầu sử dụng.
- Xem và kiểm tra các chứng từ : chứng từ sau khi dược nhập vào máy sẽ được
kiểm tra để đối ứng chứng từ của hai loại tài khoản.
- Sửa chứng từ : những chứng từ sau khi kiểm tra nếu phát hiện sai sót sẽ được

sửa lại.
- In chứng từ : in những sổ sách bảng biểu theo yêu cầu sử dụng.
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 18 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ KẾ TOÁN TRÊN MÁY
2.2. Chế độ và chính sách kế toán
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Chính sách kế toán áp dụng:
 Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển
đổi các đồng tiền khác là: đồng Việt nam.
 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo
nguyên giá, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá,
hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
 Việc ghi nhận TSCĐ hữu hình và khấu hao TSCĐ hữu hình được
thực hiện theo chuẩn mực kế toán số 03-Tài sản cố định hữu hình, Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC
ngày 12/12/2003.
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 19 -
Dữ kiện đầu vào
Chứng từ
tiền mặt
Chứng từ
ngân hàng
Chứng từ
hoàn nợ
Chứng từ
nhập - xuất

kho
Chứng từ
khác
Sai
+ Nhập chứng từ
+ Kiểm tra chứng từ
+ Bổ sung các bút toán tự kết chuyển
Các báo cáo tổng hợp Sổ kế toán chi tiết
Kiểm tra báo biểu
Các báo cáo kế toán
Kiểm tra báo cáo
Chuyển số liệu cho kỳ sau
Sửa
sai
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
 Việc ghi nhận TSCĐ vô hình và khấu hao TSCĐ vô hình thực hiện
theo chuẩn mực kế toán số 04-Tài sản cố định vô hình, Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày
12/12/2003.
 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính
theo giá gốc.
*Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
 Văn phòng: phương pháp bình quân gia quyền.
 Xí nghiệp : phương pháp bình quân gia quyền .
*Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
Phần này đã giới thiệu những đặc thù chung của Công ty về qui mô Công ty, đặc
điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lí, và đặc điểm tổ chức kế toán.
Sau đây ta đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Vinaconex 25.
B. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACONEX 25 QUA 3 NĂM 2009-2011

I. Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận của Công ty
1. Phân tích biến động Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận
Bảng 1: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch
Mức % Mức %
DT thuần về BH &
CCDV 314.093 423.375
706.81
6 109.282 34,79
283.44
1 66,95
Giá vốn hàng bán 281.644 378.476
643.56
3 96.832 34,38 265.087 70,04
Lợi nhuận gộp 32.449 44.899 63.253 12.450 38,37 18.354 40,88
Doanh thu tài chính 445 1.547 742 1.102 247,64 -805 -52,04
Chi phí tài chính 7.495 13.955 17.160 6.460 86,19 3.205 22,97
Chi phí bán hàng 1.735 1.887 6.973 152 8,76 5.086 269,53
Chi phí quản lý DN 13.144 15.965 22.201 2.821 21,46 6.236 39,06
LN thuần từ HĐKD 10.519 14.639 17.661 4.120 39,17 3.022 20,64
Thu nhập khác 1.375 1.560 2.751 185 13,45 1.191 76,35
Chi phí khác 188 251 2.723 63 33,51 2.472 984,86
Lợi nhuận khác 1.187 1.309 27 122 10,28 -1.282 -97,94
Tổng LNTT 11.706 15.948 17.688 4.242 36,24 1.740 10,91
Thông qua các chỉ tiêu cơ bản trên các BCTC và bảng tổng hợp trên ta có thể
nhận xét tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2009-2011 như
sau :
Năm 2009: Công ty thu được lợi nhuận khá thấp. Mặc dù doanh thu trong năm này
cao nhưng chi phí cũng rất cao. Nguyên nhân chính làm cho giá vốn hàng bán cao là

do thời kì này giá nguyên vật liệu leo thang, các khoản chi phí tăng cao như chi phí
quản lý doanh nghiệp do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008.
Năm 2010: Doanh thu năm nay tăng lên so với năm trước là 109.282 triệu đồng,
tương ứng với tốc độ tăng 34,79% so với cùng kỳ năm trước.
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 20 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
- Lợi nhuận gộp trong năm này tăng cao 12.450 triệu đồng với tốc độ tăng là
38,37% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm này doanh thu thuần BH &
CCDV tăng đồng thời giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng với tốc độ tăng chậm hơn so
với tốc độ tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận gộp vẫn tăng gần với tốc độ tăng của
doanh thu.
- Trong khi lợi nhuận gộp tăng thì lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh trong năm
này cũng tăng 4.120 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 39,17%. Nguyên nhân là do
trong năm này các loại chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với
doanh thu.
- Hoạt động bất thường mặc dù có gia tăng doanh số nhưng chi phí cũng lại tăng
cao (63 triệu đồng tương ứng với 33,51%) nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ nên vẫn làm tăng
lợi nhuận khác.
Như vậy, kết quả của hoạt động BH & CCDV tăng không nhiều tuy nhiên Công ty
đã kiểm soát được phần nào các khoản chi phí tốt hơn đồng thời hoạt động khác đều
có bước chuyển biến tích cực từ đó làm lợi nhuận tăng hơn so với năm 2009.
Năm 2011: Lợi nhuận gộp trong năm này vẫn tăng nhưng tốc độ tăng không cao chỉ
đạt (18.354 triệu đồng tương ứng với mức 40,88%) so với năm 2010. Đó là do doanh thu
thuần BH&CCDV tăng với tốc độ khá cao (tăng 66,95%), nhưng đồng thời giá vốn cũng
tăng với tốc độ tương đương (70%).
- Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh trong năm này tiếp tục tăng so với năm
trước. Tuy các khoản chi phí tăng cao nhưng so về tỷ trọng trong doanh thì vẫn còn nhỏ.
Chi phí tài chính tăng 6.460 triệu đồng chủ yếu do chi phí lãi vay. Cùng với đó, chi phí
bán hàng trong năm này lại tăng khá mạnh, tăng 5.056 triệu đồng, tương ứng tăng
269,53% so với năm 2010.

Nguyên nhân chủ yếu là do nên kinh tế thế giới trong năm này lại một lần nữa rơi
vào tình trạng khủng hoảng. Làm cho giá cả leo thang, sự cắt giảm đầu tư công của
nhà nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành xây lắp.
- Hoạt động bất thường năm nay đã không mang lại lợi nhuận cho Công ty. Tuy thu
nhập khác tăng nhưng chi phí khác lại tăng khá lớn hơn gấp 12 lần so với tốc độ tăng
của thu nhập khác nên làm cho lợi nhuận khác giảm.
Như vậy, trong năm này lợi nhuận tăng là do Công ty đã gia tăng được lợi nhuận
gộp, hoạt động tài chính được cải thiện hơn và hoạt động bất thường có chuyển biến
tiêu cực hơn, đồng thời các chi phí trong năm này khá cao ảnh hưởng đến tổng lợi
nhuận của Công ty.
Trong những năm đến, Công ty cần có biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa lợi
nhuận, đặc biệt là lợi nhuận BH&CCDV, ngoài ra phải kiểm soát chi phí tốt hơn
nhằm gia tăng tổng lợi nhuận cho toàn Công ty.
Do hoạt động xây lắp và kinh doanh địa ốc là hai hoạt động sản xuất kinh doanh
chủ yếu tại Công ty nên ta tiến hành phân tích tình hình tăng trưởng doanh thu đối với
hai hoạt động chủ yếu này để có một cái nhìn cụ thể về lợi ích kinh tế của từng hoạt
động mang lại cho Công ty.
Bảng 2: Phân tích tình hình tăng trưởng doanh thu theo từng lĩnh vực kinh doanh
giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10
Mức % Mức %
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 21 -

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
DT hoạt động xây lắp 287.255 387.381 593.916 100.126 34,86 206.535 53,32
DT bất động sản 0 17.557 72.408 17.557 54.851 312,42
DT BH & CCDV 26.838 18.437 40.493 -8.401 -31,30 22.056 119,63
Tổng doanh thu 314.093 423.375 706.817 109.282 34,79 283.442 66,95
Tỷ trọng DT XL/TDT 91,46 91,50 84,03
Tỷ trọng DT
BĐS/TDT 0,00 4,15 10,24
Tỷ trọng DT BH &
CCDV/TDT 8,54 4,35 5,73
Dựa vào bảng 2 ta có thể nhận thấy rằng doanh thu từ hoạt động xây lắp truyền
thống luôn cao và chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều so với doanh thu từ kinh doanh địa
ốc và sản xuất vật liệu xây dựng. Doanh thu từ hoạt động xây lắp và dịch vụ từ năm
2009 – 2011 có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng lại giảm. Trong khi đó doanh thu từ
kinh doanh địa ốc và sản xuất vật liệu xây dựng cũng có có xu hướng tăng lên và tỷ
trọng đang tăng. Cần dựa vào số liệu để xem nguyên nhân cụ thể của tỷ trọng doanh
thu xây lắp :
Năm 2010: Về doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính, doanh thu từ hợp đồng
xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu, tới 91,50%. Hoạt động xây lắp và
dịch vụ mang lại cho Công ty doanh thu 387.381 triệu đồng, tăng 109.282 triệu đồng
so với năm 2009 nhưng do tốc độ tăng của doanh thu xây lắp chỉ đạt 29,2% nhỏ hơn
(34,79% của tổng doanh thu) nên làm cho tỷ trọng của doanh thu xây lắp tăng nhưng
không đáng kể.
Năm 2011 : tỉ trọng doanh thu từ hợp đồng xây dựng trong tổng doanh thu tiếp tục
giảm, chiếm 89,76% trong tổng doanh thu mặc dù doanh thu từ hoạt động xây lắp
tăng không nhỏ ( tăng 228.591 triệu đồng). Là do doanh thu từ hoạt động địa ốc tăng
mạnh với tốc độ tăng 312,42% làm cho tổng doanh thu tăng 66,95% lớn hơn so với
56,33% của doanh thu xây lắp. đây cũng là một trong những chính sách hoạt động của
công ty chuyển dịch tỷ trọng xây lắp truyền thống từ 90 – 95% xuống còn 75 – 80%
tập trung vào sản xuất kinh doanh vật liệu và đầu tư dự án. Doanh thu từ kinh doanh

địa ốc tăng lên đáng kể, tăng hơn 300% so với cùng kì năm ngoái do thị trường bất
động sản đang có những chuyển biến khởi sắc.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh địa ốc và sản xuất vật liệu xây dựng đang dần
mang lại cho Công ty lợi ích kinh tế không nhỏ do đó Công ty cần tiếp tục có những
chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả từ hoạt động này. Điều đó,
chứng tỏ kế hoạch giảm tỷ trọng xây dựng truyền thống tăng cường kinh doanh địa ốc
và vật liệu xây dựng đã đi đúng hướng.
2. Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận của Công ty
Phân tích kết quả kinh doanh chỉ mới cho chúng ta cái nhìn sơ bộ về tình hình kinh
doanh của Công ty qua các năm, theo đó, hoạt động kinh doanh của Công ty đã có
những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động kinh doanh
của Công ty, cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu về khả
năng tạo ra lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các nhà đầu tư, các cổ đông và các nhà quản lý tài chính đặc biệt chú ý tới khả
năng sinh lãi của các Công ty. Do đó, muốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợ
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 22 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
thành công cho sự phát triển của Công ty thì đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt được
một tỉ lệ lợi nhuận cao.
Khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua mối quan
hệ giữa lợi nhuận và các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động, đó là doanh thu của
doanh nghiệp đó. Do đó nó được phản ánh qua các chỉ tiêu phân tích Tỉ suất
LNG/Doanh thu thuần, Tỉ suất LNTT/Doanh thu, Tỉ suất LN thuần HĐKD/DTT
HĐKD và nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí.
 Nhóm chỉ tiêu Tỷ suất Lợi nhuận/ Doanh thu và mức độ sử dụng chi
phí
Bảng 3 : Nhóm các chỉ tiêu Tỷ suất LN/DT và mức độ sử dụng chi phí
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch
Mức % Mức %

Doanh thu thuần BH & CCDV 314.093 423.375 706.816 109.282 34,79 283.441 66,95
Giá vốn hàng bán (GVHB) 281.644 378.476 643.563 96.832 34,38 265.087 70,04
Chi phí bán hàng (CPBH) 1.735 1.887 6.973 152 8,76 5.086 269,53
Chi phí quản lý dn (CP QLDN) 13.144 15.965 22.201 2.821 21,46 6.236 39,06
Lợi nhuận gộp (LNG) 32.449 44.899 63.253 12.450 38,37 18.354 40,88
Lợi nhuận HĐKD 10.520 14.639 17.661 4.119 39,15 3.022 20,64
Tỉ lệ GVHB/ DTT 89,67 89,39 91,05 -0,27 -0,31 1,66 1,85
Tỉ lệ CPBH / DTT 0,55 0,45 0,99 -0,11 -19,31 0,54 121,34
Tỉ lệ CP QLDN / DTT 4,18 3,77 3,14 -0,41 -9,89 -0,63 -16,70
Tỷ suất LNG/DTT 10,33 10,61 8,95 0,28 2,65 -1,66 -15,62
Tỷ suất LN HĐKD/ DTT 3,35 3,46 2,50 0,11 3,24 -0,96 -27,74
Dựa vào bảng phân tích và biểu đồ trên ta nhận thấy rằng: khả năng tạo ra lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng như mức độ sử dụng chi phí biến động không ổn
định qua các năm. Khả năng tạo ra lợi nhuận có xu hướng giảm trong khi các loại chi
phí chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong doanh thu thuần của Công ty. Cụ thể như sau:
Năm 2009: Tỉ suất LNG/DTT là 10,33%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra
từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì Công ty thu được 10,33 đồng lợi nhuận
gộp, trong khi hoạt động kinh doanh chỉ mang lại 3,35 đồng lợi nhuận Tỉ lệ giá vốn
hàng bán / Doanh thu thuần ở mức 89,67% cho thấy giá vốn hàng bán chiếm 89,67%
trong doanh thu thuần Công ty thu được. Tỉ lệ này quá cao chứng tỏ doanh nghiệp
kiểm soát các loại chi phí cấu thành nên giá vốn hàng bán chưa tốt.
Năm 2010: Vào năm này, lợi nhuận HĐKD thu được từ 100 đồng doanh thu
thuần lên 3,46 đồng trong khi tỉ suất LNG/DTT là 10,61%, tăng 0,28 đồng so với năm
2009. Xét các nhân tố ảnh hưởng thì trong năm này, cả lợi nhuận gộp và doanh thu
thuần đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận gộp và doanh thu gần nhau từ đó làm
tỉ suất LNG/DTT tăng không đáng kể. Thế nhưng, lợi nhuận thuần HĐKD tăng thêm
39,15% trong khi doanh thu thuần lại chỉ tăng xấp xỉ 34,79% so với năm 2009. Hoạt
động kinh doanh bao gồm hoạt động BH&CCDV và hoạt động tài chính, kết hợp với
những phân tích trước thì rõ ràng khả năng sinh lời của hoạt động tài chính thấp (chi
phí bán hàng và chi phí quản lý trong năm đều giảm) đã ảnh hưởng đến khả năng sinh

lời của hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân làm doanh thu thuần BH&CCDV trong
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 23 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
năm tăng ít, đồng thời giá vốn hàng bán cũng tăng ít đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó,
các tỉ lệ CP bán hàng / Doanh thu thuần và CP Quản lý / Doanh thu thuần giảm đáng
kể cho thấy Công ty có nhiều cố gắng trong việc kiểm soát chi phí hoạt động ( tuy
nhiên GVHB / DTT giảm không đáng kể). Điều này chứng tỏ hoạt động BH&CCDV
trong năm này có khả năng sinh lời cao và thể hiện nỗ lực của Công ty trong việc kiểm
soát giá vốn để gia tăng mức sinh lợi của hoạt động BH&CCDV góp phần làm tăng
khả năng sinh lời chung của Công ty.
Năm 2011: Tỉ suất LN từ HĐKD/DTT giảm xuống còn 2,5%, giảm 0,96 đồng so
với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh thu thuần HĐKD trong năm này tăng với tốc
độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận thuần. Trong khi đó tỉ suất LNG/DTT
giảm xuống còn 8,95%, giảm 1,66 đồng so với năm 2010. Điều này chứng tỏ giá vốn
hàng bán tăng cao (đã phân tích ở trên) đã làm giảm khả năng sinh lời của hoạt động
kinh doanh. Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp và doanh thu đều tăng nhưng doanh thu
lại tăng vọt ( hơn 60%) nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận gộp chậm hơn của doanh thu.
Lợi nhuận gộp tăng do doanh thu thuần BH&CCDV tăng. Nhưng tỉ lệ CP QLDN/ DTT
có giảm cho thấy hiệu quả quản lý của doanh nghiệp được nâng cao. Bên cạnh đó, tỉ lệ CP
BH/ DTT lại tăng trở lại, chiếm 0,99% trong doanh thu thuần cho thấy hiệu quả bán hàng
của doanh nghiệp còn thấp. Điều này là do các chính sách của chính phủ chủ yếu tập
trung vào kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội như cắt giảm
đầu tư công, giảm vốn đầu tư xây dựng và các công trình, dẫn đến Doanh nghiệp thiếu
vốn sản xuất, thiếu việc làm. Một số công trình đã kí hợp đồng xây lắp nhưng phải dừng
lại do cắt vốn hoặc phải thi công cầm chừng vì cấp chuyển vốn nhỏ giọt, giá cả nguyên
vật liệu tăng, lãi suất vốn vay ngân hàng liên tục biến động tăng,… đã ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, qua ba năm khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động BH&CCDV có
xu hướng giảm khiến cho khả năng sinh lời của toàn bộ các hoạt động ở Công ty

giảm.
II. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết tốc độ chuyển hóa của tài sản để tạo ra doanh thu
và được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên tài sản của doanh
nghiệp.
Bảng 6: Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10
Mức % Mức %
DTT
314.093 423.375 706.816
109.282 34,79 283.441 66,95
Giá trị TS bình quân 240.091 341.178 432.177 101.087 42,10 90.999 26,67
Hiệu suất sử dụng tài sản 1,31 1,24 1,64 -0,07 -5,14 0,40 31,80
Nhìn vào bảng 6 ta thấy: Hiệu suất sử dụng tài sản có xu hướng giảm nhẹ trong
năm 2010 và tăng trở lại vào năm 2011.
Năm 2009 : Hiệu suất sử dụng tài sản là 1,31 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1,31 đồng doanh thu.
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 24 -
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
Năm 2010: hiệu suất sử dụng tài sản giảm xuống còn 1,24 lần là do giá trị tài sản
bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, với tốc độ tăng của doanh thu là

34,79% còn giá trị TS bình quân tăng 42,10%
Nguyên nhân chính làm cho giá trị tài sản bình quân năm 2010 tăng mạnh mẽ (từ
240.091 triệu đồng lên 341.178 triệu đồng ) là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng
tồn kho tăng mạnh (chủ yếu là chi phí sản phẩm dở dang được tập hợp cho từng công
trình chưa hoàn thành hoặc chưa được ghi nhận doanh thu khá lớn 35.967 triệu đồng)
Công ty tiến hành vay các khoản ngắn hạn để tăng cường vốn lưu động để thực hiện
các dự án lớn trong năm 2010 và 2011 như : dự án khu đô thị số 3 Điện Nam – Điện
Ngọc, trạm bê tông thương phẩm tại Đà Nẵng…Với tầm quan trọng cũng như quy mô
của dự án, Công ty đã đầu tư những trang thiết bị hiện đại như (trạm trộn bê tông, cần
cẩu tháp, xe vận tải) bằng nguồn vốn vay dài hạn nhằm nâng cao năng lực sản xuất với
số vốn đầu tư rất lớn. Bên cạnh đó, Công ty còn gia tăng các khoản đầu tư tài chính dài
hạn: đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết,…
Xét về nhân tố doanh thu, doanh thu của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009
là 109.282 triệu đồng nhưng vẫn chưa đảm bảo đúng kế hoạch đề ra do dự án bê tông
thương phẩm đến cuối tháng 9/2010 mới đi vào hoạt động, do đó doanh thu và lợi
nhuận không đảm bảo kế hoạch đề ra.
Mặc dù nền kinh tế tài chính toàn cầu đã dần bình ổn làm cho giá cả vật tư, giá
nguyên liệu dần ổn định…và Công ty đã có những nỗ lực làm tăng doanh thu. Tuy
nhiên vì giá trị tài sản bình quân tăng với tốc độ nhanh hơn nên hiệu suất sử dụng tài
sản giảm.
Năm 2011: Hiệu suất sử dụng tài sản là 1,64, tăng 0,4 lần với tỉ lệ tăng là 31,80%.
Giá trị tài sản bình quân vẫn tăng so với năm 2010 là 90.999 triệu đồng với tỉ lệ là
26,67%. Nhưng do doanh thu thuần tăng khá lớn 283.441 triệu đồng tương ứng với tốc
độ tăng 66,95% đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng.
Giá trị tài sản bình quân lại tăng nhưng không đáng kể so với cùng kì năm trước là
do trong năm này công ty ít đầu tư tài sản cố định cũng nguồn vốn vì đã được đầu tư
năm trước.
Doanh thu năm 2011 tiếp tục tăng chủ yếu là do cơn sốt của lĩnh vực kinh doanh
địa ốc, đồng thời quý III/2010 công ty đã chuẩn bị đấu thầu và trúng thầu các công
trình chuyển tiếp qua năm 2011 với giá trị lớn. Công ty đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng các khu đô thị mới tại khu đô thị số 3 Điện Nam – Điện Ngọc
Tóm lại, qua ba năm gần đây, hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty biến động
theo xu hướng tăng mặc dù có giảm nhẹ vào năm 2010. Chứng tỏ Công ty sử dụng tài
sản hiệu quả vào các năm.
Để hiểu rõ về kĩ hơn về nguyên nhân gây ra sự biến động tăng của hiệu suất sử
dụng tài sản này, ta xem xét đến các chỉ tiêu sau : hiệu suất sử dụng tài sản cố định và
hiệu suất sử dụng VLĐ.
2. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Trong một doanh nghiệp, tài sản cố định luôn chiếm một tỉ lệ lớn giá trị vốn đầu tư
đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, việc mua sắm đầu tư các trang thiết bị diễn ra
thường xuyên hơn. Do đó, việc tính toán chỉ tiêu này là hết sức cần thiết nhằm chỉ ra
hiệu quả sử dụng TSCĐ của đơn vị.
Bảng 7: Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính : triệu đồng
SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 25 -

×