Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

vấn đề tương tư trong thơ Tản Đà ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.57 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Tản Đà- một nhà thơ tiêu biểu của giai đoạn giao thời Á- Âu, giao thời
giữa hai thi pháp văn chương thế kỉ XIX và thế kỉ XX, nên Tản Đà biểu hiện
đầy đủ sự chuyển giao thời đại giữa cũ sang mới, biểu hiện một bản lĩnh của
sự cách tân, chống lại cái cũ trong mình nhưng lại nhanh chóng bị vượt qua, bị
lạc lòng giữa thời đại mới trong thi ca. Hơn 80 năm , kể từ khi thơ Tản Đà
xuất hiện trên văn đàn, xã hội Việt Nam đã có rất nhiều biến đổi, biến chuyển
và theo nó là tâm thức tiếp nhận cũng thay đổi. Trong dòng chuyển lưu đó,
đánh giá thơ Tản Đà là một việc cần thiết trong sự ba động của vấn đề cảm
thụ và những vấn đề khác.
- Là sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn, nghiên cứu về tác giả Tản đà là
một việc làm cần thiết, không chỉ rèn luyện cho mình kĩ năng viết tiểu luận
mà nghiên cứu vấn đề còn giúp bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn về tác giả này
cũng như có được một hệ thống kiến thức để làm tư liệu cho quá trình giảng
dạy sau này.
Ví những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: Vấn đề “tương tư” trong thơ Tản Đà
để nghiên cứu.
2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác
giả Tản Đà.
- Phân tích, làm rõ vấn đề tương tư trong thơ Tản Đà.
1
3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Nếu tính về mặt thời gian, có thể nói từ khi Tản Đà xuất hiện đến khi
ông mất một thời gian dài vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể, toàn
diện về một phương diện nào đó của thơ văn ông. Việc hướng tới nghiên cứu
toàn diện về Tản Đà thì mãi sau này mới thực hiện cuốn “Tản Đà- Khối mâu
thuẫn lớn” của Tầm Dương( NXB Khoa học Hà Nội, 1964).Đa phần Tản Đà
được đề cập đến trong một số quyển sách như cuốn “Nhà văn hiện đại”
(Thăng Long tái bản, Hà Nội, 1960) hay “Việt Nam- Văn học bình


giảng”( Tân Việt XB, Sài Gòn, 1953) và các bài viết trên Tạp chí văn học.
Nhưng về vấn đề này thì vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể và toàn diện.
4. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, phần Nội
dung chính của đề tài gồm có 2 chương:
- Chương 1: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả Tản Đà.
- Chương 2: Vấn đề “ tương tư” trong thơ Tản Đà.
2
NỘI DUNG
Chương 1
Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả Tản Đà
1.1 Tiểu sử và con người:
Tản Đà, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày 25/5/1889( 20 tháng 4
năm Kỷ Sửu, Thành Thái nguyên niên) tại làng Khê Thượng, huyện Ba Vì,
tỉnh Hà Tây. Nguyên quán của Tản Đà là ở làng Lũ( tức Kim Lũ) huyện
Thanh Trì, Hà Nội.
Dòng họ của Tản Đà có truyền thống Khoa bảng. Thân phụ ông là
Nguyễn Danh Kế đỗ Cử nhân, làm quan đến chức Án sát Ninh Bình. Anh
ruột( cùng cha khác mẹ) là Nguyễn Tái Tích đỗ phó bảng, làm tri huyện sau
đổi sang ngạch Học quan giữ chức Giáo thụ.
Mẹ Tản Đà là Nhữ Thị Nghiêm, một đào hát tài sắc Nam Định, lấy lẻ
Nguyễn Danh Kế khi ông làm tri phủ Xuân Trường. Bà là người hát hay và có
tài làm thơ Nôm. Tản Đà là con trai út của cuộc lương duyên giữa tài tử và
giai nhân này.
Cuộc đời Tản Đà trải qua nhiều khóc cười. Lên 3 tuổi, bố mất. Năm
sau, vì bất hòa với gia đình chồng, bà Nhữ Thị Nghiêm bỏ đi, trở lại với nghề
ca xướng.
Mặc dù ngay từ khi 15 tuổi, ông đã được mệnh danh là thần đồng của
tỉnh Sôn Tây nhưng Tản Đà liên tiếp trượt cả hai kỳ thi hương 1909 và năm
1912. Cũng vào mùa xuân năm 1912, ông lại không vượt qua kỳ thi vào

3
trường Hậu bổ vì trượt thi môn vấn đáp tiếng Pháp. Thất bại trong thi cử gắn
liền với đổ vỡ tình duyên đã khiến cuộc đời Tản Đà rẽ sang một ngã khác.
Năm 1915, Tản Đà có tác phẩm đăng trên Đông Dương tạp chí của
Nguyễn Văn Vĩnh và nhanh chóng tạo được tiếng vang trên văn đàn.
Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà và chính thức chọn con đường của
một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp:
“Nước dợn sông Đà con cá nhảy,
Mây trùm non Tản cánh diều bay!”
Từ năm 1916 đến năm 1926 là những năm tháng đắc ý nhất của Tản
Đà.
Cũng vì kế sinh nhai mà Tản Đà phải trôi dạt nhiều nơi: vào Nam, ra
Hà Nội, về quê, ra Quảng Yên rồi về Hà Đông.
Ông mất ở Ngã tư Sở ngày 7 tháng 6 năm 1939 trong cảnh bần hàn, để
lại vợ và đàn con mà theo lời thuật của Nguyễn Tuân thì “vừa yếu lại vừa
đuối”.
Cuộc đời Tản Đà, như thế, dù có những năm tháng đắc ý nhưng nhìn
chung là bất như ý và nhiều đổ vỡ. điều này khiến Tản Đà vốn là một người
đầy tự tin và ngông nghênh phải đối diện với một cảm nhận không ít mệt mỏi,
chua xót: “ Mỗi một phen ra đời là mỗi một phen thất bại; mỗi một phen thất
bại, đầu tóc lại bạc thêm” (Giấc mộng lớn). Nỗi sầu bàng bạc trong thơ văn
Tản Đà một phần đến từ những trải nghiệm rất thực này.
Tuy nhiên, dù phân nửa cuộc đời sau này gắn bó với môi trường đô thị
và tập nhiễm không ít lối sống thị dân thì về cơ bản cốt cách của một nhà Nho
tài tử vẫn rất đậm nét trong con người Tản Đà. Trong một xã hội mà người ta
đã học và làm quen được với sự sùng bái đồng tiền thì Tản Đà trước sau vẫn
4
chọn lối ứng xử của một khách chơi, một bậc trượng phu đầy hào sảng, phóng
túng:
“Thơ lưng chất nặng, tay buồn rỗi

Bán áo mà mua giấy viết ngông”
Hoàn toàn không có sự khác biệt giữa Tản Đà trong thơ và Tản Đà đời
thường. Sự thống nhất ấy đã khiến Tản Đà trong mắt cùa người đương thời và
đặc biệt của những kẻ hậu sinh trở thành kẻ trích tiên. Vô số những giai thoại
về Tản Đà đều xoay quanh cái cốt cách khác thường này của ông.
1.2 Sự nghiệp thơ văn:
- Đăng Luận thuyết ngắn lần đầu tiên ở Đông Dương tạp chí năm 1915.
- “Giấc mộng con I” ( tiểu thuyết), xuất bản năm 1917.
- “Khối tình”: bản chính( luận thuyết) xuất bản năm 1918.
Bản phụ( luận thuyết) xuất bản năm 1918.
- “Lên sáu, lên tám” ( thơ) xuất bản năm 1916.
- “Khối tình con I và II”( thơ) xuất bản năm 1917.
- “Thần tiền” (kịch) xuất bản năm 1919.
- “Tây Thi” ( tuồng) xuất bản năm 1920.
- “Thề Non Nước” ( truyện ngắn) xuất bản năm 1920.
- “Tản Đà tùng văn” (nghị luận) xuất bản năm 1920.
- “Còn chơi” (luận thuyết) xuất bản năm 1922.
- “Giấc mộng lớn” (nhật kí) xuất bản năm 1932.
- “Giấc mông con tập II” (du ký) xuất bản năm 1932.
- “Tản Đà vận văn” gồm 4 tập( thơ) xuất bản năm 1932.
- “Tản Đà xuân sắc” ( nghị luận) xuất bản năm 1934.
5
Chúng ta có thể thấy một điều, Tản Đà đã sang tác bền bỉ và hăng say
không chỉ ở một hoặc hai loại thể nhất định mà Tản Đà đã trải nghiệm qua
nhiều thể loại khác nhau và kể cả công việc dịch thuật. Tuy nhiên, bạn đọc
biết nhiều đến Tản Đà là qua thơ ông. Thơ ông không chỉ là cái ngông của
một kẻ sầu đời mà còn có cả chất tài tử, lãng mạn chứa đựng “ khối tình’ của
ông. Hai chữ “ tương tư” đã được tái hiện nhiều trong thơ ông.
6
Chương 2

Vấn đề “tương tư” trong thơ Tản Đà
2.1Tình cảm lãng mạn trong thơ Tản Đà:
Trong thơ Tản Đà ta cũng thấy có rất nhiều đề tài như trong thơ Nôm
xưa. Cũng nhàn lạc, tình ái, sầu não, thiên nhiên… nhưng màu sắc lãng mạn
của thơ ông có nhiều biệt thái.
Xét kĩ thì ta thấy ở tình cảm Tản đà một biệt thái này. Đó là khuynh
hướng thoát li. Nếu lãng mạn là một cơn khủng hoảng tinh thần thì quả thật
tới đây người Việt Nam mình mới biết lãng mạn. Đất nước bại vong, xã hội
đổ vỡ, mọi tin tưởng cũng sụp đổ theo. Tản đà tuy hô hào cương thường đạo
nghĩa, song ông không giấu nổi ngay nơi mình nỗi hoài nghi chua chat đối với
những giá trị cũ. Buồn nhân sinh, buồn thế hệ, buồn việc lớn không thành,
buồn chuyện riêng chẳng đẹp, tất cả dồn lại sâu lắng trong tâm hồn và thoát ra
man mác trong thi ca Tản Đà. Nhất là xui tác giả đi tìm cách thoát li thực tại,
tìm quên lãng trong rượu, thơ, trong một vị ăn, một câu nói ngông, một cuộc
phiếm du, một cuộc gặp gỡ trong mộng và nói chung là trong cách sống
phóng túng mà sau năm 1932, thế hệ trẻ sẵn sàng gọi là họ là nghệ sĩ.
Tản Đà là một người đa tình, nhưng không phải là người may mắn
trong tình duyên. Ông là người hay nói về mình, nhưng ta biết những thiên
tình sử của ông thì không có gì gọi là li kì, hấp dẫn. Nhưng cái không dược
thỏa mãn trong thực tế lại được Tản Đà mang vào văn chương, thành những
giấc mơ yêu đương, những lần tương tư. Qua đó, ta biết dược những quan
niệm của ông về tình yêu.
Trước sự thay đổi của thời đại, nhà Nho Tản Đà hay nói về tình yêu,
đem bản thân mình ra làm vật si tình, bộc lộ những khát khao, say mê của tình
7
yêu. Tuy tình yêu của ông có pha lễ giáo, có mang màu sắc cá nhân tư sản,
vẫn không khỏi khuôn khổ tài tử, giai nhân. Nó không đưa đến chống lễ giáo
phong kiến, mà cũng không đòi hỏi giải phóng phụ nữ.
“ Sự nghiệp ngàn năm xa vút mất,
Tài tình một gánh nặng trên vai”

( Năm hết hữu cảm)
Tản Đà có bản chất thiên về tình cảm. Tình cảm của ông chan hòa lai
láng khắp lời thơ, rất nhiều màu sắc lại tế nhị. Tản Đà là một người khao khát
tình yêu. Tình yêu của ông có khi lãng mạn nhưng có lúc lại bâng quơ, có khi
lại không có chủ đích, không có đối tượng( nội dung này sẽ được làm rõ ở
phần sau). Thế nên, nó sinh ra một con người đa cảm chứa đựng trong nó là
một tâm hồn nhiều mộng tưởng. Mộng tưởng và đa cảm làm cho Tản Đà luôn
khắc khoải khi thể hiện tình yêu trong thơ ông. Nhưng sau cái tình ấy lại là
một cái tình khác: chán và sầu đời, có thể nói đến mức bi quan:
“Bốn phương bay mỏi cánh hồng,
Đường mây bãi tuyết chán lòng tha hương.
Tản Viên bóng gác tà dương,
Gió thu giục khách lên đường về quê”.
Đọc thơ Tản Đà, ta thấy ngay Tản Đà suốt đời là một tâm hồn cô đơn.
Tình cảm này rất quan trọng trong thơ Tản Đà, vì nó có thể xem là động cơ
tâm lý đưa đẩy đến những trạng thái tâm hồn khác nhau:
“Mưa xuân Hồng Lạc tươi màu,
Bức tranh mưa gió riêng sầu lòng ai”.
Cô đơn của Tản Đà là cô đơn của một người đại diện cho một lớp người
xưa đã bắt đầu thưa thớt, của những kẻ thất bại thấy xung quanh cái gì cũng tẻ
lạnh đối với mình và nhất là cô đơn của một kẻ có tài mà nhiều tình:
8
“Cảnh đời gió gió mưa mưa,
Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn.
Rượu say thơ lại khơi nguồn,
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình.
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái hình phù du.”
(Thơ rượu)
Thấy được cái tình của người nghệ sĩ như thế nào mới biết được nỗi

tương tư của người nghệ sĩ mới day dứt, u hoài ra sao. Vì thế nào đi nữa,
tương tư cũng chỉ bộc lộ của cái tình.
2.2 Nỗi tương tư day dứt trong thơ Tản Đà:
Nỗi tương tư của người thi sĩ có lẽ thể hiện rõ nhất ở hai bài “Tương tư”
của ông:
“Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau,
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu
Bốn phương mây nước, người đôi ngả,
Hai chữ tương tư một gánh sầu.”
(Tương tư)
Trước hết, tôi xin làm rõ ý nghĩa hai chữ tương tư. “Tương tư”, theo
Hán việt có nghĩa là trai gái thương nhớ nhau. Trong đời sống thường nhật,
tương tư dung để chỉ nỗi nhớ thương đơn phương, u kín trong lòng chàng trai,
cô gái hay một người nào đó. Tương tư đã xuất hiện rất nhiều trong thơ ca dân
gian:
“Mình ơi mình ở đừng đi
Đi thì ta nhớ, ở thì ta thương
9
Phân li cách trở đoạn trường
Con sông nho nhỏ, con đường cát bay”
Hay:
“Ba cô yếm đỏ lên chùa
Một cô yếm đỏ bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư chọc đầu”
Có thể nói trong những trạng thái của tình cảm thì tương tư là trạng thái
day dứt nhất. Trở lại bài thơ tương tư của Tản Đà, bài thơ chỉ có bảy câu,
nhưng hai mươi từ ấy đã đủ để miêu tả diễn biến tâm trạng tương tư của nhà
thơ một cách phong phú: nhớ nhung, băn khoăn, than thở, mong mỏi…Mở
đầu bài thơ là một câu hỏi bất thình lình:

“Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau,
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu.”
Hai câu thơ khá bình dị, biểu lộ một Tản Đà tuy nhớ thương người xa
cách nhưng vẫn lẩn thẩn thắc mắc trước tình cảm của mình, hóm hỉnh mà nhìn
vào tận đáy tâm hồn mình. “Quái lạ!”: một điều lạ nhất, thật ngỡ ngàng đến
nỗi nhà thơ phải có một cái nhíu mày, ắt hẳn Tản đà đã lặp đi lặp lại câu này
hơn một lần. Vì sao chúng ta có thể nhận định như vậy? Bởi vì nội nhớ ở đây
không phải là nỗi nhớ bình thường mà là nỗi nhớ “đằng đẵng”. Thông thường,
khi miêu tả nỗi nhớ của con người, các thi nhân thường diễn tả nỗi nhớ bằng
chiều sâu, chiều sâu của tâm hồn. Riêng Tản Đà, Tản Đà đã dùng chiều xa mà
tả chiều sâu nỗi nhớ. “Đằng đẵng” vừa nhớ mà lại vừa mong. Hỏi thì hỏi như
vậy chớ Tản Đà có trả lời được đâu, mà không nhất thiết nhà thơ phải trả lời,
nói ra cho thỏa cái nỗi tương tư. Chỉ vậy thôi. Thế nhưng, tình cảm ấy lại
10
không buông tha cho Tản Đà, tình cảm ấy đã lôi cuốn nhà thơ trong hai câu
thơ sau:
“Bốn phương mây nước, người đôi ngả
Hai chữ tương tư, một gánh sầu”
Theo dòng tâm tư, thi sĩ đã sống qua nhiều tâm trạng khác nhau: trống
trải khi “bốn phương mây nước”, buồn chia li khi “người đôi ngã”, tương tư
rồi lại sầu. Chúng ta có thể hiểu được phần nào vì sao mà Tản đà lại phải
tương tư như vậy. “Bốn phương”, “đôi ngã”, “một gánh sầu” cho ta thấy
tâm trạng của tác giả ban đầu phân tán, buồn nhớ viển vông nhưng cuối cùng
vẫn tập trung lại một mối đó là mối sầu cô đơn. Chữ “sầu” ở cuối bài làm cho
không khí của bài thơ như tối sầm lại, cảm giác sầu như kéo dài, vô tận. Từ
một thứ tình cảm phi vật chất, Tản Đà đã chứa đựng tình cảm ấy bằng một thứ
vật chất đè nặng trên vai người thi sĩ. Cho nên, Tản Đà cảm nhận tình cảm ấy
chân thực, cô động hơn là thứ tình cảm lởn vởn bao quanh lấy mình. Để rồi
một lần nữa, Tản Đà lại tương tư:
“Thơ đề ba bức mực chưa phai,

Nay lại tương tư lại nhớ ai!
Cái giống đa tình ta có một,
Mà người tri kỉ đấy không hai.
Đêm xuân những não tơ tằm rối,
Ngày hạ them thương tiếng cuốc dài.
Vắn vủn đời người thương, não, nhớ,
Đầu ai sao trách ruộm hoa mai”
(Lại tương tư)
“Tương tư” trong thơ Tản Đà rất kín đáo, dè dặt và rất Á Đông, không
chút ầm ĩ mà lại ngân vang lạ. Tản Đà tự nhận mình là “cái giống đa tình”, mà
11
thường đã đa tình thì đường tình duyên hay lận đận. Đường tình duyên lận
đận ắt là hậu quả của sự đa tình. Mặc dù lần này, tương tư trong lòng nhà thơ
đã nồng nhiệt, cao trào hơn ( đến nỗi phạm vi bốn câu thơ đã không thể chứa
đựng nổi), tác giả đã không loanh hoanh nữa mà nói thẳng lòng mình ra, rằng
mình: thương, não, nhớ…nhưng vẫn giữ được nét Á Đông kín đáo: “não” là
“não tơ tằm rối”, “thương” là “thương tiếng cuốc dài”. Kín đáo, dè dặt là thế
nhưng người đọc vẫn hiểu được tâm trạng rối như tơ, ão não như tiếng cuốc
lúc bây giờ của ông. Đọc câu thơ cuối cùng, bất giác tôi chợt nhớ đến hai câu
thơ của Nữ sĩ Xuân Hương:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Phải chăng giờ đây Tản Đà cũng mang tâm sự như Xuân Hương thuở
trước. Đời người trôi qua nhanh đến mức làm người ta ngao ngán. Nếu khi
xưa Xuân Hương tiếc cho tuổi xuân của mình thì giờ đây Tản Đà vì cái
“thương, não, nhớ” làm cho mình già đi mau chóng “Đầu ai sao trách ruộm
hoa mai”. Đây là sự luyến tiếc đến từ hai tâm hồn đồng điệu.
Hay trong bài Ngày xuân tương tư:
“Trách cái tầm xuân nhả mối tơ,
Làm cho bối rối cái tương tư.

Sương mù mặt đất người theo mộng,
Nhạn lảng chân trời kẻ đợi thư
Nghìn dặm dám quân tình lúc ấy,
Trăm năm còn nhớ mộng ngày xưa.
Tương tư một mối hai người biết,
Ai đọc thơ này đã biết chưa?”
12
Ngày xuân, lúc mà mọi người đang hân hoan, vui vẻ thì Tản Đà, một
lần nữa, bối rối mối tương tư. Bài thơ như đắm chìm trong mộng, ảo, sương
mù, một không khí ảm đạm và tuyệt vọng. Tản Đà luôn hoài tưởng “mộng
ngày xưa”, mặc dù trong tâm thức, đó chỉ là một mối tình tuyệt vọng:
“Tương tư một mối hai người biết
Ai đọc thơ này đã biết chưa?’
Hai người? Một người là Tản Đà, thế người còn lại là ai? Phải chăng là
người tình của Tản đà hay là đọc giả đang đọc bài thơ này? Nếu là người tình
của Tản Đà, thế người đó là ai? Mà nếu người tình đó đã đọc được những lời
tâm tình này của ông, biết được tình cảm của ông thì có lẽ Tản Đà đã vơi bớt
nỗi tương tư chứ không đau đáu như trong các bài thơ kế tiếp. Còn nếu người
thứ hai đó là độc giả? Thì mối tương tư này chỉ có ta, tức Tản Đà và người
đang đọc bài thơ này hiểu mà thôi. Mà liệu người đang đọc thơ ta có hiểu
được nổi long của ta không? Thế nên, cô đơn vẫn hoài cô đơn, hiểu ta chỉ có
mỗi ta, còn tương tư thì còn một gánh trên vai đấy. Giả thiết là như vậy, còn
hiểu như thế nào còn tùy thuộc vào mĩ cảm của người đọc nữa.
Nỗi tương tư còn làm cho nhà thơ vào ngơ ra ngẩn:
“Phòng văn lặng ngắt bóng trăng mờ,
Ngồi nghĩ thơ mà luống thẩn thơ.
Chỉ thắm ai người tơ tưởng mối,
Ruột tằm còn những vấn vương tơ.”
(Thơ thẩn)
Tương tư làm cho Tản Đà bỗng trở nên thơ thẩn. Càng suy nghĩ không

làm cho nhà thơ vơi bớt nỗi lòng mà luống thẩn thơ hơn. Một lần nữa hình
ảnh tằm nhả tơ lại xuất hiện trong thơ ông.
13
Nỗi nhớ của ông nhiều khi thật ai oán, nó làm cho lòng ông nổi lên lắm
điệu sầu thảm, như vượn hót đầu ghềnh, như chim kêu hốc đá, thật là vô cùng
cảm động:
“Suối tuôn róc rách ngang đèo,
Gió thu bay lá, bóng chiều vế tây.
Chung quanh những đá cùng cây,
Biết người tri kỷ đâu đây mà tìm?
Hỏi thăm những cá cùng chim,
Chim bay xa bóng, cá chìm mất tăm!
Bây giờ vắng mặt tri âm,
Lấy ai là kẻ đồng tâm với mình!
Nước non vắng khách hữu tình,
Non xanh nước biếc cho mình nhớ ai!”
Tương tư bây giờ đã được ngoại cảnh làm cho mãnh liệt. Cảnh đẹp và
lãng mạn vậy, thế nhưng người tri kỷ đả đi đâu mất tăm, xa bóng. Nước non
đẹp vẫn không làm ta nguôi thương nhớ mà giờ đây cảnh đẹp đã không đủ sức
để lọt vào tầm mắt người thi sĩ nữa. Đôi mắt ấy đăm đăm nhìn và kiếm tìm rồi
lại thất vọng biết bao. “Non xanh nước biếc” càng làm cho mình nhớ ai đó
nhiều hơn nữa. Tản Đà lại lần nữa đặt ra câu hỏi:
“Ai đi đường ấy cùng mình
Mình đi để lại khối tình ngổn ngang”
(Khối tình con I)
Nhưng dù sao thì thi sĩ cũng phải thất vọng về tình, vì những điều
thương nhớ của tác giả đều là những thương nhớ hão:
“Bềnh bồng mặt nước chân mây,
Đêm đêm sương tuyết, ngày ngày nắng mưa.
14

Ấy ơi đợi bến sông chờ,
Tình kia sao khéo lững lờ với duyên.”
Tương tư nơi Tản Đà không chỉ là nỗi tương tư của một kẻ hữu tình mà
còn cả nỗi tương tư của một kẻ thất tình:
“Hỏi cùng nước, mây xanh chẳng biết,
Hỏi cùng song nước biếc không hay.
Sông nước chảy, núi mây bay,
Mình ơi! Có biết ta đây nhớ mình!”
(Trích Thư gửi người tình nhân không quen biết)
Phải công nhận một điều rằng Tản đà có sức chịu đựng ghê gớm khi mà
nỗi nhớ , nỗi tương tư cứ ám ảnh, khắc khoải trong ông. Ở nhiều trạng thái,
mức độ khác nhau của nỗi nhớ, ta thấy ở đây một mối tình tuyệt vọng, một nỗi
nhớ đơn phương. Tản Đà đã rắn rỏi mà sống một cách rất bình tĩnh:
“Giang sơn còn nặng gánh tình,
Giời chưa cho nghỉ thì mình cứ đi.
Bao giờ giời bảo thôi đi,”
(Cảm tưởng về sống chết)
Thế mới thấy cái gánh tình, cái gánh tương tư cứ ì ạch đè nặng trên vai
người thi sĩ. Mà không biết Tản Đà còn bao nhiêu gánh nữa đây. Sống ở đời
ông đã cho là cái nợ, tức là đối với sự sống ông không còn gì vui vẻ nữa,
nhưng ông còn đủ can đảm để gánh vác cho đến ngày ông được nghỉ ngơi. Thì
chừng nào Trời bảo thôi thì thôi, chứ Tản Đà không thể nào mà bỏ quang
gánh tương tư, quang gánh tài tình xuống được. Mà Trời thì ông ít được gặp
lắm, chỉ có một lần Tản Đà đọc thơ cho Trời nghe mà Trời vì lo trăm công
nghìn việc mà quên mất chuyện này. Do vậy mà bác Tản đà chỉ còn biết phải
đeo mang đến suốt đời mà thôi.
15
Viết về tương tư, không chỉ có riêng Tản Đà mà còn nhiều nhà thơ khác lấy
tình cảm tương tư làm nguồn cản hứng. Tiêu biểu nhất phải kể đến nhà thơ
Nguyễn Bính với bài “ Tương tư”:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đỏ thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành;
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi.
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai biết, ai người biết cho.
Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
16
Trong bài thơ, Nguyễn Bính đã diễn tả được trạng thái tương tư và nỗi
nhớ khi tuổi trẻ làng quê đã bước vào chuyện yêu đương. Ở đây là tam lí tình
cảm hướng ngoại còn với Tàn Đà là tình cảm hướng vào bên trong tâm hồn
mình. Tương tư trong thơ Nguyễn Bính có không gian, bối cảnh nhất định còn
tương tư trong thơ Tản Đà bất thình lình, có thể chỉ là một phút giây tự hỏi:
“ Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau”
Tương tư trong thơ Nguyễn Bính đó là cả một quá trình chuyển biến
của tâm trạng còn với Tản Đà, tương tư là vòng lẩn quẩn từ bài thơ này
chuyển tiếp sang bài thơ khác. Nguyễn Bính e dè trong cái vẻ chân quê đằm

thắm; Tản Đà- ý tứ cũng giấu trong tâm thức của Nho gia. Điều này phù hợp
với Nguyễn Bính, một nhà thơ mang cốt cách của làng quê Việt Nam và Tản
Đà, một nhà thơ giao thời giữa cái cũ và cái mới, giữa nét truyền thống và nét
hiện đại.
Có một điều luôn khiến nhiều người thắc mắc là Tản Đà tương tư ai?
Bởi vì trong thơ ông đối tượng tương tư không được đề cập một cách rõ ràng
mà chỉ là từ “ai”. “Ai” có nghĩa là ai cũng được đồng thời là không có một ai
chắc chằn. “Ai” cũng có thể là đối tượng cụ thể “Ai” cũng là một kẻ không
xác định rõ ràng, đã gặp mặt một lần ở đâu đó hay chưc gặp bao giờ, có thật ở
ngoài đời hay chỉ là một hình ảnh trong trí tưởng tượng. Dường như chữ “ai”
luôn ngầm chứa một điều gì đó bí ẩn, một câu hỏi luôn luôn còn là câu hỏi.
Thế Tản Đà tương tư ai?
2.3 Đối tượng tương tư trong thơ Tản Đà:
Tản Đà đã yêu rất nhiều nhưng tình yêu ấy chỉ có một chiều nên ông
hay thất vọng, chán nản sinh ra tương tư. Cõi lòng của ông luôn luôn hướng
17
tới một bóng hình xa xôi nào đó và luôn luôn muốn tung mối tình vô hạn của
mình ra khắp chốn:
“ Bốn phương mây nước người đôi ngả,
Hai chữ tương tư, một gánh sầu…”
Trong hiện tại, tình ông đã thất bại, nên ông chỉ sống với hoài niệm,
nhớ nhung, thương nhớ những mối tình trong dĩ vãng:
“ Dưới bóng trăng tròn tán lá xanh,
Nhớ chăng người hỡi, hỡi cô mình?
Trăm năm ghi chuyện cùng non nước,
Nước biếc non xanh một khối tình.”
Tình yêu của ông có khi rất đỗi phóng túng, ông lại thường yêu bâng
quơ, hết thương cô chài đánh cá:
Ngày ngày vô sự đứng ven sông
Ướm hỏi cô chài: Cá bán không?

Đủng đỉnh ghe nan dòng Hát thủy,
Phất phơ tà áo ngọn đông phong.
(Xem cô chài đánh cá)
Lại đâm ra nhớ chị hàng cau:
“ Ngồi buồn đâm nhớp chị hàng cau,
Khoảng mấy năm trời ở những đâu…
Bèo nước hợp tan người một nẻo,
Cậy ai mà nhắn một đôi câu…”
Ông cũng không ngần ngại nhắn gửi với chị Hằng:
“Hạc kia bay bổng tuyệt vời
Hỏi thăm cung Nguyệt cho người trọ không?”
18
(Bài Trông hạc bay)
Tình yêu của ông đôi khi lại không có chủ đích, không có đối tượng.
Không những tương tư người tình quen biết mà ông còn tương tư với cả người
tình không quen biết. Ông còn viết thư thăm hỏi:
“Ngồi buồn lấy giấy viết thư chơi,
Viết bức thư này gửi đến ai?
Non nước xa khơi tình bỡ ngỡ,
Ai tri âm đó nhận mà coi.

Lòng kia hỡi có tin lòng
Nước non xa cách nghìn trùng chưa xa.”
(Thư gửi người tình nhân không quen biết)
Rồi khi người tình nhân ấy hững hờ không hồi âm cho mình, Tản Đà đã
viết tiếp hai bức thư để mà trách móc:
“ Ngồi buồn lại viết thư chơi,
Viết bức thư này gửi trách ai.
Non nước bấy lâu lòng tưởng nhớ,
Mà ai tri kỉ vắng tăm hơi.


Người đâu tá, quê nhà chưa tỏ,
Tuổi bao nhiêu, tên họ là chi?
Đã sinh cung nước cùng thì,
Cùng ta không biệt mà li hỡi mình?

Câu tri kỷ, cùng ai tri kỷ,
Chuyện chung tình, ai kẻ chung tình
19
Bụi hồng vắng vẻ mắt xanh,
Mình ơi ta nhớ… mà mình quên ta.”
(Thư trách người tình nhân không quen biết)
Và:
“Tình thư gửi tới chưa, chưa tới?
Nước non này ai hỡi, hỡi ai?

Trông ai, mỏi mắt phương trời,
Nhớ ai, đi đứng ăn ngồi thẩn thơ.
Thế mà gửi tình thư ba bức,
Chỉ là mong tin tức tám năm.
Chắc rằng ai hẳn vô tâm,
Núi sông mây nước những nhầm bấy nay”
(Thư lại trách người tình nhân không quen biết)
Đã có tác giả nhận định ba bài thơ gởi cho người tình nhân không quen
biết cùa Tản Đà là những vần thơ đẹp nhất, nếu không nói là những vần thơ
trong số những vần thơ đẹp nhất của văn chương Việt Nam. Nếu nói tới giá trị
lãng mạn của chúng, thì còn gì lãng mạn hơn những tình cảm say mê, đắm
đuối, thủy chung gửi đến cho một kẻ không mặt không mày, không tên tuổi:
“người tình nhân không quen biết”, một người hay nói đúng hơn là hình ảnh
của một người không có thật, chỉ có trong mộng tưởng, một sản phẩm thuần

túy chỉ là sự tưởng tượng của nhà thơ. Nhà thơ sáng tạo nên tình cảm và cả
đối tượng tình cảm của mình.Người “tình nhân không quen biết” của Tản Đà
là hình ảnh xa lạ vô phương đến gần hay chạm mặt, đồng thời lại hiện hữu
ngay trong mộng tưởng của thi sĩ.
20
Và điều quan trọng “người tình nhân” đó cũng như những tình cảm nhớ
mong, trách móc gửi đến nàng, tất cả chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng làm
nên cơn rung động say sưa và xuất thần của thi sĩ, tất cả chỉ là một trò chơi kì
diệu của trí tưởng tượng. Nhưng Tản Đà đã sống thật và sống trọn vẹn đến nỗi
người ta có thể lầm tưởng trò chơi đó chính là sự thật của cuộc đời.
Tưởng tượng “người tình nhân không quen biết” kia là một hình bóng
thấp thoáng ẩn hiện một nơi nào đó trong một khoảng cách vừa đủ để thi sĩ
được quyến luyến, nhớ nhung. Tưởng tượng thi sĩ đã kinh nghiệm, đã sống
tình cảm lãng mạn kia ngay trong da thịt và tâm hồn mình. Nếu đối với những
người khác, nếu đề một bài thơ như vậy có lẽ là chuyện bất thường, còn đối
với Tản Đà đây là chuyện bình thường. Bình thường bởi vì ông đã từng “nói
chuyện với ảnh”, “đề ảnh mĩ nhân”, “ghẹo người vu vơ”, “nói chuyện với
bóng”… Trong mối tương tư của Tản Đà, rốt cuộc chỉ còn lại Tản Đà. Chỉ
còn lại trời thơ và mộng thơ bát ngát đang chắp cánh bay cao đến những vòm
trời ảo diệu nhất. Những tình cảm của Tản Đà dù thắm đẫm chất đam mê, lãng
mạn hy cao thượng, nhẹ nhàng, phải chăng tất cả chỉ đều là thể hiện một tâm
hồn thanh thoát, không vướng bận, sẵn sàng quay lưng trước thực tế, để được
sống trọn cho thế giới ảo tưỏng của mình. Tác giả “tương tư” ai? Có lẽ điều
này không còn là đáng kể nữa. Đáng kể chăng là mối tương tư của thi sĩ, mối
tương tư như động lực căn bản thúc đẩy chữ nghĩa tuôn trào dưới ngòi bút thi
sĩ. Đối tượng tương tư: một kẻ nào đó không tên tuổi, không hình hài, không
lí lịch…Một kẻ nò đó tức là không một kẻ nào, không một ai. Vậy thì tương
tư kẻ nào đó, điều này cũng có ý nghĩa là tương tư chính mối tương của mình.
“Tương tư một gánh hai người biết,
Ai đọc thơ này đã biết chưa?”

21
KẾT LUẬN:
Trên đây là cái nhìn tổng quan về vấn đề tương tư trong thơ Tản Đà.
Tương tư trong thơ Tản Đà chỉ là một khí cạnh nhỏ trong tình cảm của thi
nhân này nhưng nó lại có ý nghĩa đặc trưng và chi phối tình cảm nơi ông.
Phân tích vấn đề này, tôi không chỉ hiểu sâu sắc hơn về cái tài của Tản Đà mà
còn ở cả cái tình của ông. Tản Đà xứng đáng được tôn vinh trên thi đàn văn
học bởi những đóng góp và tinh thần dám thay đổi bản thân mình cùng những
nét mới về ý tứ thơ và một lối viết hết sức độc đáo. Do nhiều lí do mà bài
nghiên cứu có thể mắc một số lỗi, rất mong được sự đánh giá, bổ sung của
quý thầy cô để vấn đề tìm hiểu được hoàn chỉnh hơn.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Diendankienthuc.net
2. Tản Đà về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, HN.2010
3. Vietnmthuquan.net
23

×