Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

de cuong nghien cuu ham luong nitrat trong dat, rau tai xa dong bam, tp thai nguyen pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.6 KB, 29 trang )

Đề cương:
Nghiên cứu hàm lượng nitrat
trong đất, rau tại vùng
sản xuất rau xã Đồng Bẩm,
TP Thái Nguyên
1.Tính cấp thiết của đề tài

Cây rau giữ vị trí quan trọng đối với đời sống
con người. Trong khẩu phần ăn hằng ngày rau
không chỉ cung cấp phần lớn các chất vitamin có
tác dụng cân bằng dinh dưỡng mà còn cung cấp
cellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ
dàng.

Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng trong
nước cũng như trên thế giới về khẩu phần ăn
của người Việt Nam thì hằng ngày chúng ta cần
khoảng 2300 - 2500 kalo năng lượng để sống và
hoạt động. Để có đủ số năng lượng này nhu cầu
rau hằng ngày trung bình cho một người là 250 -
300g
(1).

Thành phố Thái Nguyên là một thị trường quan
trọng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp
trong đó có rau xanh.

Từ nhiều năm nay thành phố đã hình thành vành đai sản
xuất thực phẩm trong đó cây rau được coi là sản phẩm
quan trọng nhất. Cùng với sự tăng trưởng nông nghiệp
nói chung, sản xuất rau ở Thái Nguyên đã đáp ứng


được nhu cầu về số lượng, khắc phục dần tình trạng
thiếu hụt lúc giáp vụ, nhiều chủng loại rau chất lượng
cao đã được bổ sung trong bữa ăn hàng ngày của
người dân.

Tuy nhiên, trong xu thế của một nền sản xuất thâm
canh, công nghệ sản xuất rau hiện nay đang bộc lộ
những nhược điểm đó là người nông dân đã sử dụng
một lựợng lớn và không hợp lí các loại phân bón, đã gây
tồn dư một lượng lớn phân bón và tích lũy NO
3
-
độc hại
trong môi trường đất và sản phẩm rau xanh.

Nitrat (NO
3
-
) là phân đạm dưới dạng ion cung cấp
nito cho nhiều loại cây trồng, tuy nhiên nó cũng là
mối đe dọa cho sức khỏe con người thông qua
việc sử dụng nông sản có chứa hàm lượng cao
loại ion NO
3
-
này
(2)
.

Nitrat (NO

3
-
) có nguồn gốc từ việc sử dụng phân
bón cho cây trồng một cách bất hợp lý như là sử
dụng quá nhiều các loại phân bón vô cơ và hữu
cơ có chứa đạm, sử dụng ở các thời kỳ cây trồng
không cần thiết hoặc ở giai đoạn sắp thu hoạch.

Hàm lượng nitrat (NO
3
-
) không những gây ô
nhiễm môi trường canh tác mà còn làm cho rau
bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến sức khoẻ người
sử dụng. Bên cạnh đó là tình hình quản lí phân
bón cũng có nhiều bất cập.

Vấn đề ô nhiễm đất do các hoạt động sản xuất
nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên đã được
cảnh báo. Tuy vậy các nghiên cứu mới chỉ tập
trung vào việc đánh giá tình hình ô nhiễm đất mà
chưa đi sâu tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của
việc ô nhiễm đó đến chất lượng nông sản.

Xã Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên là khu
vực cung cấp rau chủ yếu cho thành phố, khu
vực này ngoài sử dụng nước mưa ở trong các
bể còn sử dụng nguồn nước ở sông Cầu. Vấn
đề ô nhiễm nước tại khu vực sông Cầu - đoạn
cầu Gia Bẩy do các hoạt động sản xuất công

nghiệp, khai thác mỏ là vấn đề đang được quan
tâm trong thời gian qua.

Nguồn nước bị ô nhiễm đã gây ảnh hưởng đến
đất, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng nông
sản. Việc sử dụng phân bón cung cấp cho cây
trồng một cách bất hợp lí cũng gây ảnh hưởng
rất lớn tới việc ô nhiễm đất và nước.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu hàm lượng nitrat
trong đất, trong rau và ảnh hưởng của chúng
đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một
vấn đề cấp bách hiện nay, góp phần bảo vệ sức
khỏe cho người dân. Từ những nghiên cứu đầy
đủ về hàm lượng nitrat trong đất và trong rau sẽ
đưa ra các biện pháp hữu ích để tạo ra sản
phẩm an toàn, hướng tới một nền nông nghiệp
sạch và bền vững.

Trong hoàn cảnh chung của yêu cầu sản xuất
và điều kiện môi trường đề tài: “Nghiên cứu
hàm lượng nitrat trong đất, rau tại vùng
sản xuất rau xã Đồng Bẩm, thành phố Thái
Nguyên" được tiến hành nhằm góp một phần
vào việc kiểm soát và khống chế sự tích luỹ
nitrat trong đất và làm giảm hàm lượng nitrat
(NO
3
-
) trong rau tại vùng sản xuất rau xã Đồng

Bẩm, thành phố Thái Nguyên.
2. Mục tiêu của đề tài

Đưa ra những dẫn liệu cơ bản về tình hình ô
nhiễm nitrat trong môi trường đất trồng và rau tại
vùng sản xuất rau xã Đồng Bẩm, thành phố Thái
Nguyên.

Ảnh hưởng của hàm lượng NO
3
-
tới môi trường
và sức khỏe con người.

Đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tồn dư
NO
3
-
trong đất và trong rau.
3. Nội dung nghiên cứu

Điều tra tình hình quản lí và sử dụng phân bón,
tìm hiểu nguồn nước tưới cho rau tại vùng sản
xuất rau của xã Đồng Bẩm, thành phố Thái
Nguyên.

Lấy mẫu đất, rau tại vùng nghiên cứu để phân
tích hàm lượng NO
3
-

.

Xác định mối tương quan hàm lượng NO
3
-
trong
đất và trong rau.

Điều tra sức khỏe của người dân (đặc biệt
là đối tượng trẻ em) của xã ăn sản phẩm
rau xanh trực tiếp do địa phương trồng.

Đề xuất các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm
NO
3
-
trong đất và trong rau, nâng cao chất
lượng rau nhằm hướng tới phát triển nghề
trồng rau an toàn.
Một số giải pháp

Tuyên truyền những biện pháp canh tác,
tưới tiêu hợp lí, đúng khoa học kĩ thuật.

Khuyến cáo việc sử dụng nước thải chăn
nuôi và phân chuồng tươi để tưới trực tiếp
cho cây trồng. Hướng dẫn sử dụng nước
thải chăn nuôi và phân biogas.

Sử dụng hợp lí phân bón (vô cơ, hữu cơ, vi

sinh…), khuyến khích sử dụng phân vi sinh.

Thường xuyên kiểm tra nước tưới, nhằm
phát hiện nước nhiễm hàm lượng nitrat
vươt quá mức cho phép, đề ra những
phương án dự phòng và khắc phục.

Định kỳ theo đặc điểm của loại rau ăn lá
đang trồng mà tưới phân đạm. Phân đạm
càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc
tránh tưới trên lá. Số lượng tưới theo
hướng dẫn. Trước lúc thu hoạch rau 15-20
ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng
nitrat trong rau không quá cao.
4. Đối tượng, phạm vi và phương
pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.

Hàm lượng NO
3
-


Một số loài cây rau trồng chính tại vùng rau xã
Đồng Bẩm thuộc các nhóm rau ăn lá, rau ăn củ,
rau ăn quả, rau gia vị, đặc biệt là các loại rau
được khuyến cáo là có hàm lượng nitrat cao

Đất trồng rau tại xã Đồng Bẩm.


Trẻ em(độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi).
4.2. Phạm vi nghiên cứu.

-Thôn Làng Đông, Đồng Tâm, Nhị Hòa trồng rau
tại xã Đồng Bẩm, tp Thái Nguyên.
4.3. Phương pháp nghiên cứu.
*Phương pháp thu thập, tổng hợp, và phân
tích tài liệu:

Nghiên cứu các tài liệu, số liệu các
công trình nghiên cứu tại sở Nông Nghiệp
tỉnh Thái Nguyên và UBND xã Đồng Bẩm,
từ những tài liệu thu thập được tiến hành
phân loại tổng hợp tạo thành hệ thống lí
thuyết đầy đủ hơn phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
*Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Đối tượng phỏng vấn: Những người
quản lí, người dân địa phương để điều tra
tập quán canh tác, hiệu quả kinh tế của
việc sản xuất rau, tình hình quản lý và sử
dụng phân bón, các vấn đề môi trường và
sức khỏe người dân. Qua đó, chúng ta có
thể thu thập những thông tin có ích phục
vụ cho đề tài nghiên cứu.
*Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và lấy
mẫu đất, rau tại địa bàn nghiên cứu:

Phương pháp khảo sát thực địa ( quan sát

thực tiễn ngoài đồng ruộng nơi người dân trồng
rau) là phương pháp quan trong nhất trong
nghiên cứu, giúp người nghiên cứu kiểm tra lại
chính xác các tài liệu, số liệu thu thập được từ đó
ta có thể xử lí thông tin tốt hơn và có những
thông tin chính xác hơn cho kết quả nghiên cứu.
Từ khảo sát thực địa giúp ta có thêm hiểu biết về
hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu.

Lấy mẫu đất, rau, phân tích chỉ tiêu NO
3
-
- theo
các thời điểm khác nhau theo thời vụ.
+ Rau được lấy mẫu vào thời điểm được thu
hoạch.
+ Đất được lấy tại chính ruộng lấy mẫu rau, lấy
tầng đất canh tác (từ 0-20 cm).
+ Thời vụ lấy mẫu: vụ Thu Đông, vụ Đông, vụ
Đông Xuân.
+ Dự kiến lấy 5 mẫu đất, 5 mẫu rau.
5. Cấu trúc dự kiến của
đề tài:

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt


Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU:
1.Tính cấp thiết của đề tài.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3.Nội dung nghiên cứu.
Chương 1: TỔNG QUAN
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.
1.1. Tổng quan về rau.
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau.
1.1.2. Vai trò của cây rau trong sản xuất
nông nghiệp.
1.2. Vấn đề ô nhiễm nitrat và ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên
cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình sản xuất rau, quản lý và sử dụng
phân bón đạm cho rau tại vùng sản xuất rau xã
Đồng Bẩm.

3.2. Hàm lượng NO3
-
trong đất trồng rau khu
vực nghiên cứu.
3.4. Điều tra mức độ nhận thức của người dân
về việc sử dụng phân bón và vấn đề ô nhiễm
nitrat trong canh tác rau tại xã Đồng Bẩm.
3.5. Tỷ lệ trẻ em trong xã sử dụng sản
phẩm rau xanh chứa hàm lương nitrat cao
được trồng tại địa phương và vấn đề sức
khỏe.
3.6. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, và hướng tới phát
triển nghề rau bền vững cho khu vực
nghiên cứu.

×