CHẢY MÁU TRONG
3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
Ths. ĐÀM THỊ QUỲNH LIÊN
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
Biết được các nguyên nhân gây chảy
máu trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Trình bày được các triệu chứng và chẩn
đoán của từng nguyên nhân.
Biết được hướng xử trí đối với từng
nguyên nhân.
ĐỊNH NGHĨA
Chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ bao
gồm tất cả các trường hợp sản phụ bị
chảy máu âm đạo vì bất kỳ nguyên nhân
gì trong 3 tháng cuối thai kỳ.
NGUYÊN NHÂN
1. Rau tiền đạo
Rau tiền đạo
Chiếm khoảng 0,5-1% trong tổng số đẻ.
Rau tiền đạo là bánh rau bám ở đoạn
dưới và cổ tử cung, nó chặn phía trước
cản trở đường ra của thai nhi khi
chuyển dạ đẻ.
Phân loại RTĐ theo giải phẫu
Rau tiền đạo bám thấp.
Rau tiền đạo bám bên.
Rau tiền đạo bám mép.
Rau tiền đạo trung tâm không hoàn
toàn.
Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn.
Phân loại RTĐ theo lâm sàng
RTĐ chảy máu ít: RTĐ bám thấp, bám bên và
bám mép, khả năng đẻ đường dưới nếu chảy
máu ít.
RTĐ chảy máu nhiều: RTĐ trung tâm hoàn
toàn và không hoàn toàn, không có khả năng
đẻ đường dưới và rất nguy hiểm cho tính
mạng mẹ và con, vì mẹ có nguy cơ chảy máu
và con thường non tháng.
Cơ chế chảy máu
Do sự thành lập đoạn dưới trong 3 tháng cuối.
Do có cơn co tử cung trong 3 tháng cuối.
Sự thành lập đầu ối khi chuyển dạ.
Khi thai đi ngang qua bánh rau.
Các yếu tố thuận lợi
Những người trước đây đã bị rau tiền đạo
Tiền sử đã mổ lấy thai.
Tiền sử đã mổ tử cung như: u xơ tử cung,
chửa góc tử cung, mổ tạo hình tử cung
Tiền sử nạo thai, nạo sẩy, hút điều hoà kinh
nguyệt.
Tiền sử đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau
nhân tạo.
Tiền sử đẻ nhiều lần.
Triệu chứng cơ năng
Máu chảy tự nhiên bất ngờ: không thấy
đau bụng.
Máu đỏ tươi có khi lẫn máu cục.
Lượng máu chảy ra nhiều, máu chảy ra
một cách ồ ạt, rồi máu chảy ít dần và
màu thẫm lại.
Sau đó thấy máu tự cầm lại được, dù có
hay không dùng thuốc.
Triệu chứng cơ năng và toàn thân
Sự chảy máu này sẽ tái phát lại nhiều lần.
Lượng máu lần sau sẽ chảy ra nhiều hơn lần
trước.
Khoảng cách chảy máu lần sau ngắn hơn lần
trước.
Triệu chứng thiếu máu như da xanh xao, gầy
yếu, mệt mỏi phụ thuộc vào lượng máu chảy
ra nhiều hay ít.
Triệu chứng thực thể
M, HA, nhịp thở thay đổi tuỳ sự mất máu.
Nhìn: Da, niêm mạc thay đổi tuỳ sự mất máu.
Nhìn: TC hình trứng (thường là ngôi dọc) hay
bè ngang ( thường là ngôi ngang).
Nắn: trong RTĐ thấy ngôi thai bất thường:
ngôi vai, ngôi mông hay ngôi đầu cao lỏng.
Nghe tim thai ở RTĐ không chảy máu: bình
thường. Tiếng tim thai chỉ thay đổi (suy thai)
khi rau tiền đạo chảy máu nhiều.
Thăm âm đạo
Thăm bằng tay: có thể tìm thấy cảm giác đệm
của vùng rau tiền đạo bám, nhưng rất khó, vì
bề dày của bánh rau thường không dày lắm .
Bằng mỏ vịt, bằng van âm đạo: có giá trị chẩn
đoán phân biệt với các bệnh gây ra chảy máu
từ tổn thương cổ tử cung như lộ tuyến cổ
cung, viêm hay loét cổ tử cung, ung thư cổ tử
cung, polype cổ tử cung
Triệu chứng cận lâm sàng
Siêu âm: vị trí của bánh rau (bàng quang
phải có đủ nước tiểu), đo khoảng cách
từ mép bánh rau tới lỗ trong của cổ tử
cung.
Xét nghiệm máu.
Xử trí
Chăm sóc điều dưỡng.
Vào bệnh viện có cơ sở phẫu thuật theo dõi,
điều trị.
Nằm bất động tại giường, hạn chế đi lại ở
mức độ tối đa dù đã hết chảy máu.
Chế độ ăn uống: chế độ dinh dưỡng tốt, ăn
chế độ chống táo bón (nhiều rau nhất là chất
xơ)
Xử trí
Chế độ thuốc.
Papaverin chlohydrat: 0,04 g đến 0,32g. Liều
thuốc nên rải đều ra trong ngày để có đủ nồng
độ thuốc để ức chế CCTC.
Nếu CCTC mạnh có thể kết hợp với các loại
giảm co khác như Spasfon hay Salbutamol.
Dùng Corticoid giúp trưởng thành phổi: tuần
thai 28 – 34 tuần.
Xử trí
Aspirin: đối kháng với protaglandin, chỉ nên
dùng cho những tuổi thai dưới 32 và dùng 3 -
5 ngày.
Kháng sinh: β lactamin.
Thuốc nhuận tràng uống như Duphalac,
Sorbitol
Uống viên sắt hay Vitamin B12, nếu thiếu máu
nặng truyền máu tươi cùng loại với khối
lượng ít mỗi lần 100-200ml.
Xử trí
RTĐ bám thấp, bám bên hay bám mép mà từ
bánh rau đến lỗ trong cổ tử cung trên 20mm
có thể chờ chuyển dạ đẻ tự nhiên.
RTĐ trung tâm nên chủ động mổ lấy thai
trước khi chuyển dạ để tránh chảy máu khi
chuyển dạ.
Khi điều trị chảy máu của RTĐ không có kết
quả, thì ta phải chủ động mổ lấy thai để cầm
máu cứu mẹ là chính bất kể tuổi thai.
2. Rau bong non
Định nghĩa
Rau bong non là rau bám đúng vị trí
nhưng bong trước khi sổ thai
Là một cấp cứu sản khoa, nếu không
cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong cho
con và cả cho mẹ.
Không có sự tương xứng giữa lâm sàng
và giải phẫu bệnh.
Yếu tố thuận lợi
Chấn thương
Tiền sản giật.
Thiếu sinh sợi huyết bẩm sinh
Hút thuốc lá, thiếu dinh dưỡng
Hút 10 điếu thuốc lá/ngày
Thiếu axit folic, Vitamin A, Canxi hay thiếu
máu
Lạm dụng Cocain, ma tuý