Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Pít-tông (piston) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.57 KB, 5 trang )

Pít-tông (piston)

Pít - tông là chi tiết di động trong xylanh. Nó nhận năng lực của thì nổ và truyền
cho cốt máy trung gian của thanh truyền. Nó còn dùng để hút, ép hoà khí, đẩy khí
cháy và truyền nhiệt cho xylanh.



Pít - tông thường đánh bằng hộp kim nhôm thành một khối hình trụ, phần trên kín,
phần dưới rỗng và phía trong có gân để tăng độ bền. Một pít - tông thường được
chia ra thành 3 phần:
Đầu pít - tông: Thường bằng phẳng, mo lên hay có bướu, để chịu áp lực lớn tuỳ
theo mỗi nhà chế tạo. Trên đầu thường có ghi cỡ (code) pít - tông đang dùng và
dấu mũi tên hoặc chữ IN định vị lắp ráp.
Ví dụ: đối với xe Nhật thường có 5 cỡ (code): standard (STD), cỡ 1,2,3,4 và mỗi
cỡ cách nhau 0.25mm (STD; 0,25; 0.50; 0.75; 1,00).
Ví dụ: trên đầu pít - tông có ghi 0.75 có nghĩa là pít - tông cỡ 3, đường kính nó lớn
hơn đường kính nguyên thuỷ là 0mm75. Dấu mũi tên thường hướng về phía trước
(phía ống thoát) hay chữ IN ở về phía xu - páp hút.
Thân trên pít - tông: Có móc rãnh xung quanh để lắp các vòng xéc - măng. Số
rãnh tuỳ theo nhà chế tạo. Thường ở xe gắn máy loại 2 thì có 2 rãnh, 4 thì có 3
rãnh. Trên rãnh pít - tông động cơ 2 thì có gắn chốt định vị (ạc gô) để xéc - măng
không quay tròn. Dưới các rãnh có khoan một lỗ để gắn trục (axe) pít - tông.
Thân dưới pít - tông: Dùng để kềm pít - tông và truyền nhiệt cho xylanh, thân
dưới thường có hình bầu dục, pít - tông động cơ 2 thì thân dưới thường khoét
trống một lỗ để hoà khí theo đó vào catte. Vì đầu và thân trên trực tiếp với khí ép
và nhiệt độ cao nên bao giờ cũng nóng hơn thân dưới nên người ta thường tiện
đường kính thân trên nhỏ hơn thân dưới từ 0.03 – 0.05% đường kính.
Trục pít - tông (axe pít - tông): Dùng để nối pít - tông và chân thanh truyền. Có
nhiệm vụ nhận và truyền lực từ pít - tông qua thanh truyền làm quay cốt máy. Trục
pít - tông thường làm bằng thép trụi cứng gắn vừa vặn qua khâu thau ở chân thanh


truyền và hai lỗ khoan ở pít - tông. Để giữ cho trục pít - tông không chạy ra ngoài
làm trầy lòng xylanh, người ta gắn hai vòng khoá (cirlip) ở hai đầu trục trên lỗ pít -
tông.

KÍCH THƯỚC VÀI LOẠI PÍT - TÔNG THÔNG DỤNG





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×