Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chọn thực phẩm Tết an toàn cho các bé doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.55 KB, 5 trang )

Chọn thực phẩm Tết an toàn cho các bé
Đúng là chỉ có Tết mới ê hề bánh trái, giò chả, thịt
kho… Bé háo hức chờ ăn thử thật nhiều món ngon
còn mẹ lo nhất là không đảm bảo được bữa ăn
dinh dưỡng, an toàn cho con. Bạn có gặp vấn đề
tương tự?

Nem và tré
Là hai món có vị chua của thịt lên men nhờ thính.
Chính có vị cay của ớt, tiêu, thơm của tỏi, hay có
thêm vị nồng nàn của riềng trong tré. Nhìn chung,
nem là món không nên cho trẻ em ăn nhiều, vì chung
quy chúng đều được lên men từ thịt sống, có thể vẫn
còn vi khuẩn có hại cho bé.
Bảo quản: Nem khi đã chua, nên để trong tủ lạnh để
tránh bị hỏng. Nếu bạn mua nem khi còn sống, phải
để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 3 ngày cho chính
lên men rồi mới bảo quản trong tủ lạnh được.
Bánh chưng, bánh tét
Chọn bánh: Bánh chưng, bánh tét ngon là chiếc bánh
cầm chắc tay, màu lá gói đẹp, gọn gẽ, không cứng
ngắc, cũng không được mềm, lỏng lẻo. Bánh chứng
mềm là bánh chưng nấu mà chưa được ép kỹ, còn
chứa nhiều nước làm bánh nhão, vừa mau hỏng vừa
kém ngon.
Khi bạn cắt từng khoanh bánh tét, bánh ngon sẽ có
lớp nếp nở đều và kết dính chắc chắn với phần nhân.
Phần nhân ngon không rời rạc, thịt mỡ chín nhừ khoe
màu trắng trong, thịt nạc có màu trắng hồng đặc
trưng.
Dinh dưỡng: Bánh chưng, bánh tét được đánh giá cao


về giá trị dinh dưỡng nhờ thành phần gạo nếp, đậu
xanh… Gạo nếp là loại thực phẩm "thân thiện" với cả
những bé không may gặp chứng không hấp thu
gluten (loại protein thường có trong ngũ cốc). Gạo
nếp là nguồn chất xơ phong phú, giàu năng lượng, rất
nhiều các loại vitamin nhóm B và ít chất béo.
Tuy nhiên, trong gạo nếp đồng thời cũng chứa
amilopectin, "bí kíp" tạo độ dẻo mềm đầy hấp dẫn
của bánh chưng này lại khá khó tiêu. Bạn nên chú ý
không cho bé ăn nhiều bánh chưng vì dễ gây đầy
bụng, ỳ ạch khó chịu cả ngày. Bánh chưng, bánh tét
cũng là món kỵ với các bé đang bị nhiệt, sốt, trướng
bụng, ho có đàm vàng…
Trong khi nếp, theo Đông y, có tính ấm thì lại kết
hợp hài hòa với đậu xanh, một loại thực phẩm bổ
dưỡng có tính hàn, giúp thanh nhiệt, mát gan.
Bảo quản: Bản thân bánh chưng, bánh tét, nếu nấu kỹ
và để ở nơi mát cũng có thể để đến ra Giêng. Tuy
nhiên, khí hậu nóng ở miền Nam thì đòi hỏi mẹ phải
giữ chúng trong tủ lạnh. Nhớ gói lại thật kín để tránh
bánh bị khô, lại gạo.
Giò, chả
Lựa chọn: Chả ngon phải được làm từ thịt tươi. Chả
lụa ngon khi cắt ra phải có độ bóng và có lỗ lấm tấm
trên bề mặt (rỗ hoa) chứ không phải bằng mịn toàn
bột. Khi cắt khoanh chả có mùi thơm đặc trưng của
thịt, màu trắng hơi hơi ngả hồng.
Giò, chả là loại thực phẩm đòi hỏi bạn phải kén chọn
thương hiệu uy tín khi mua vì rất dễ bị cho thêm
những chất phụ gia độc hại để chả, giò có độ giòn,

bảo quản được lâu.
Bảo quản: Nếu bạn mua giò, chả đã trữ lạnh, khi về
nên gói kỹ vào nylon và để ngày vào ngăn mát tủ
lạnh. Nếu bạn đặt làm giò chả ở chỗ quen biết, lấy
ngay khi còn nóng hổi thì khi mang về nhà phải để
giò, chả thật nguội rồi mới cho vào tủ lạnh.
Bạn có thể dọn trực tiếp cùng với các món ăn kèm
như củ kiệu muối chua, xôi, bánh mì, cơm. Đối với
các bé thì cách tốt nhất là nên hấp nóng lại. Trong
chả lụa thỉnh thoảng có hạt tiêu, giò bò còn có nhiều
tỏi, bạn nên cẩn thận tách ra trước khi cho bé thưởng
thức để tránh con bị sặc, hoặc bị cay khi ăn phải.

×