i
LỜI CẢM ƠN
Sau 3 tháng thực tập tốt nghiệp, được sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn
bè, ban lãnh đạo công ty và các anh chị trong Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods
– F17, em đã hoàn thành xong đề tài được giao.
Có được kết quả như vậy, em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
Tế - Trường Đại Học Nha Trang đã cung cấp và bổ sung cho em những kiến thức
vô cùng quý báu để em có thể hoàn thành tốt báo cáo chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Trâm Anh, người đã tận tình
hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt đề tài được giao.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo công ty đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại cơ sở. Bên cạnh đó, là sự giúp đỡ
nhiệt tình của các bác, các cô, các chú và anh chị đang công tác tại công ty trong
việc tìm kiếm, thu thập số liệu một cách nhanh chóng, đầy đủ và trung thực. Đặc
biệt, em xin cảm ơn các anh chị trong phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu đã định
hướng và giúp em hoàn thành tốt báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè trong và ngoài lớp đã ủng hộ và giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Nha Trang, tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Tình
ii
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 4
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG 5
1.1.1. Các khái niệm về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu 5
1.1.2. Tính chất của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu 6
1.2. PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 8
1.2.1. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan đưa lại 8
1.2.2. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố chủ quan đưa lại 11
1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 21
1.3.1. Đối với nền kinh tế thế giới 21
1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc gia 22
1.3.3. Đối với các doanh nghiệp 25
1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 26
1.4.1. Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và
xuất khẩu nói riêng 26
1.4.2. Lợi ích của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 29
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS – F17 30
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 31
iii
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 34
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty 37
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 -2010 38
2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN
2008 -2010 43
2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 GIAI
ĐOẠN 2008 – 2010 49
2.3.1. Rủi ro khách quan 50
2.3.2. Rủi ro chủ quan 64
2.3.3. Nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Nha Trang
Seafoods – F17 trong thời gian qua 85
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA
TRANG SEAFOODS – F17 90
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 91
3.2. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN
CHẾ RỦI RO 93
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG
SEAFOODS – F17 94
3.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng mô hình tích hợp dọc với nhà cung cấp nguyên liệu
trong chuỗi cung ứng tôm đông lạnh xuất khẩu của công ty NTSF 94
3.3.2. Giải pháp 2: Chủ động và tăng cường hơn nữa về Marketing xuất khẩu 101
3.3.3. Giải pháp 3: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ các nghiệp vụ xuất khẩu 105
3.3.4 Giải pháp 4: Tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 111
iv
3.4. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 114
3.4.1. Thiết lập chính sách ngoại thương có tính chiến lược và duy trì một cơ chế điều
hành xuất nhập khẩu ổn định, lâu dài nhằm hạn chế rủi ro chính trị, pháp lý 114
3.4.2. Nhanh chóng thiết lập trung tâm thông tin phòng ngừa và hạn chế rủi
ro xuất khẩu 115
3.4.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động của
bộ phận làm công tác thương vụ ở nước ngoài 116
3.4.4. Mở rộng các hoạt động tài trợ, tư vấn xuất khẩu 116
KẾT LUẬN 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đọan 2008 -2010 40
Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu thủy sản theo sản phẩm giai đoạn 2008 - 2010 43
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài từ năm 2008 – 2010 47
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2008 – 2010 49
Bảng 5: Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010 53
Bảng 6: Cơ cấu sản lượng thu mua nguyên liệu thủy sản năm 2008- 2010 56
Bảng 7: Giá tôm nguyên liệu từ cuối năm 2009 đến nay 58
Bảng 8: Diễn biến giá tôm xuất khẩu của công ty giai đoạn 2008 - 2010 59
Bảng 9: Tình hình xuất khẩu Ghẹ giai đọan 2008 – 2010 60
Bảng 10: Tình hình xuất khẩu Cá giai đoạn 2008 – 2010 61
Bảng 11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2008 – 2010 65
Bảng 12: Mức thuế phá giá doanh nghiệp phải chịu khi nhập hàng vào Mỹ 66
Bảng 13: Số lượng hàng trả về từ năm 2006 – 2009 72
Bảng 14: Giá bán sang thị trường Hàn Quốc mặt hàng Nobashi tháng 11/2009 75
Bảng 15: Giá bán sang thị trường Mỹ của mặt hàng PD sống tháng 11-2009 75
Bảng 16: Cơ cấu sản phẩm Tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu 2007 – 2010 76
Bảng 17: Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng tôm xuất khẩu theo giá trị 95
giai đoạn 2008 – 2010 95
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 34
Sơ đồ 2: Mạng lưới phân phối thị trường xuất khẩu của công ty 65
Sơ đồ 3: Chuỗi cung ứng mặt hàng tôm xuất khẩu của công ty NTSF 69
Sơ đồ 4: Quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm
thủy sản nuôi 70
Sơ đồ 5: Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng Tôm đông lạnh của công ty NTSF 96
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty NTSF năm 2008 – 2010 41
Biểu đồ 2: Sản lượng xuất khẩu thủy sản theo sản phẩm giai đoạn 2008 – 2010 43
Biểu đồ 3: Sự thay đổi cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty từ năm 2008 – 2010 47
Biểu đồ 4: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2010 52
Biểu đồ 5: Tỷ lệ các phương thức thanh toán theo giá trị thanh toán 80
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
WTO World trade organization Tổ chức Thương mại thế giới
VASEP
Vietnam Association of Seafood
Exporters and Producers
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam
NAFIQUAD
National argo – forestry –
fisheries quality assurance
department
Cục quản lý chất lư
ợng nông lâm
sản và thủy sản
USDA
United States Department of
Agriculture
Bộ Nông Nghiệp Mỹ
USFDA
United States Food and Drug
Administration
Cục quản lý thực phẩm và dược
phẩm Mỹ
HACCP
Hazard Analysis Critical Control
Point
Phân tích nguy cơ và ki
ếm soát các
khâu trọng yếu.
ISO
International Standard
Organization
Hệ thống quản lý chất lư
ợng theo
tiêu chuẩn quốc tế.
BRC British Retail Consortium
Hệ thống quản lý chất lư
ợng theo
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm to
àn
cầu( tiêu chu
ẩn của Hiệp hội bán lẻ
Anh quốc).
L/C Letter of credit Thư tín dụng
NHNN Ngân Hàng Nhà Nước
NTSF Nha Trang Seafoods
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành thuỷ sản nước ta đã có những đóng góp quan
trọng cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động
nông thôn. Theo tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), suốt giai đoạn 1990 -
2000, thuỷ sản Việt Nam luôn đứng thứ 11 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, đến
năm 2007 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới,
được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Năm 2010
cả nước đã xuất khẩu được 1,353 triệu tấn sản phẩm thủy sản, đạt giá trị 4,94 tỷ
USD tăng trên 16% so với năm 2009 vượt kế hoạch năm khoảng 6,5%.
Ngày nay, xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế toàn cầu gia tăng làm cho các
quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc tất yếu là
các quốc gia phải mở cửa để hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Việc đẩy
mạnh xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu không chỉ đối với Việt Nam mà với nhiều
quốc gia trên thế giới. Hưởng ứng theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, công ty NTSF với trên 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu
thủy sản luôn thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần không nhỏ trong việc
tạo công ăn việc làm và tăng ngân sách cho nhà nước. Để luôn vững và phát triển
trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi công ty phải nỗ lực không
ngừng trong việc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, mở rộng qui mô sản xuất. Đối
với doanh nghiệp mà doanh thu chủ yếu là xuất khẩu thì việc giải quyết nhu cầu thị
trường, tìm hiểu và mở rộng thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là
chiến lược luôn được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động xuất khẩu càng gia tăng thì rủi ro
trong xuất khẩu ngày càng lớn. Công ty khó có thể đẩy mạnh xuất khẩu và đảm
bảo hiệu quả xuất khẩu nếu như không có những biện pháp hữu hiệu để phòng
tránh, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu.
2
Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân những rủi ro phát sinh
trong quá trình xuất khẩu của Công ty NTSF rồi từ đó tìm ra những giải pháp khả
thi nhằm hạn chế rủi ro xuất khẩu là một vấn đề hết sức cần thiết. Điều này càng có
ý nghĩa hơn với chủ trương khuyến khích, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất
khẩu của Nhà nước. Xuất phát từ những thực tế trên em đã chọn đề tài: “Rủi ro
trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods – F17”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.
Phân tích những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của công ty NTSF.
Đề xuất các các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất
khẩu của công ty NTSF.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ
Phần Nha Trang Seafoods – F17.
Phạm vi nghiên cứu: phân tích, các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu giai
đoạn 2008 – 2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại công ty thông qua các báo
cáo tình hình tài chính và các số liệu chứng từ khác tại công ty.
Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích
theo xu hướng biến động qua các năm.
5. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Hệ thống hoá và luận giải những vấn đề lý luận về xuất khẩu của công ty
trong hoạt động xuất khẩu.
Phân tích rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian 2008 -
2010 và nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của công ty.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
của công ty trong thời gian tới.
3
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 : Những lý luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu.
Chương 2 : Thực trạng rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ
Phần Nha Trang Seafoods – F17.
Chương 3 : Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động
xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods – F17.
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
5
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Các khái niệm về rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
Quan điểm của một số nhà Kinh tế học và học giả bảo hiểm trong và ngoài
nước: Kinh doanh là một trong những hoạt động đầy rủi ro mạo hiểm và chấp nhận
rủi ro trong kinh doanh từ lâu đã trở thành câu châm ngôn quen thuộc của các nhà
kinh doanh. Không dám mạo hiểm trong kinh doanh, đừng nói đến kinh doanh, tuy
nhiên, đó không phải là tất cả, chỉ có những người biết phân tích, đánh giá và lường
trước rủi ro thì mới có nhiều cơ may nhận được khoản lợi nhuận trước đó, như là
một "phần thưởng" cho sự dám chấp nhận rủi ro, mạo hiểm có tính toán, cân nhắc của họ.
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho các
doanh nghiệp và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn nhất là trong lĩnh vực xuất
khẩu rủi ro lại càng đa dạng và phức tạp. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta
hoàn toàn bó tay trước rủi ro trong kinh doanh. Mặc dù không thể loại bỏ hẳn rủi ro
mạo hiểm nhưng có thể hạn chế bằng cách chia ra làm nhiều mức độ để phân tán rủi ro.
Rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu, chính vì vậy danh từ “rủi ro” đã được
rất nhiều nhà kinh tế và các học giả về bảo hiểm định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau. Theo Frank Knight, học giả Mỹ cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên
quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”. Như vậy, cách tiếp cận của
ông liên quan đến thái độ của con người. Những biến cố ngoài sự mong đợi chính là
rủi ro, còn những biến cố mong đợi không phải là rủi ro. Điều này đã giải thích cho
rủi ro đối xứng, hoặc rủi ro suy đoán liên quan đến sự thành bại của một sự kiện
diễn ra. Thành công của người này chính là thất bại (rủi ro) của người khác.
Trong khi đó, Irving Pfeffer (Mỹ) lại cho rằng “Rủi ro là tổng hợp những sự
ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác xuất”. Theo ông, rủi ro gắn với hiện diện
ngẫu nhiên của vạn vật, hiện tượng mà có thể đo lường được bằng xác suất. Tức là
rủi ro là sự ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người. Tuy nhiên, điều
đó không hoàn toàn đúng bởi nhiều loại rủi ro chính là hậu quả trực tiếp hoặc gián
tiếp do người gây ra.
6
Ngoài ra, Marilu Hurt Mecarty thuộc Viện khoa học Kỹ thuật Georgia trong
tác phẩm "Managerial Economic with Applications" xuất bản năm 1986 cũng có
quan niệm tương tự. Ông cho rằng:” Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố
xảy ra trong tương lai có thể xác định được”.
Như vậy, đa số các nhà kinh tế và các học giả về bảo hiểm cho rằng rủi ro có
thể đo lường được, có thể xác định được và điều đó cho phép chúng ta có thể lường
trước và phòng ngừa cũng như hạn chế chúng đến mức tối đa. Một số nhà kinh tế
còn bổ sung thêm những định nghĩa về rủi ro như:
- “Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại. Rủi ro là những bất trắc ngoài
ý muốn xảy trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu
đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp”
- “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi
nhuận dự kiến”.
Những định nghĩa này hầu như đều có chung quan điểm đó là xem xét rủi ro
dưới góc độ những ảnh hưởng và tác động do rủi ro đem lại. Có lẽ những định
nghĩa này có ý nghĩa thiết thực hơn trong kinh doanh, nhất là trong xu hướng cạnh
tranh gay gắt như hiện nay.
Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học và thực tế xuất nhập khẩu, rủi ro trong
xuất khẩu có thể được định nghĩa như sau: "Rủi ro xuất khẩu là những bất trắc có
thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu, làm giảm hiệu quả xuất khẩu".
1.1.2. Tính chất của các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
- Rủi ro có tính khách quan: mọi rủi ro đều có tính khách quan, chúng có thể
xảy ra bất cứ lúc nào và không phụ thuộc vào ý chí con người.
- Rủi ro mang tính lịch sử: ở mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi giai đoạn khác nhau
rủi ro có những đặc điểm khác nhau.
- Với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, chiến lược kinh tế quốc tế ngày càng
gia tăng mạnh mẽ, chiến lược kinh tế của các quốc gia đều hướng mạnh về xuất
khẩu, nên rủi ro xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp. Doanh
nghiệp hoạt động xuất khẩu có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào từ khâu chuẩn bị nguồn
7
hàng xuất khẩu, đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng đến khâu vận chuyển, giao
nhận, thanh toán. Điều đó, luôn ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp
nói riêng và ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Những bất trắc mặc dù không tác động trực tiếp đến quá trình xuất khẩu
nhưng làm giảm hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thì cũng được coi là rủi
ro xuất khẩu, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 – 2008 vừa qua.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá
(bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát
triển và việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi (do các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế, các thành phần kinh tế tiến hành), hoạt động này mở rộng phạm vi ra
ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa với các khu chế xuất
trong nước. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế
đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh
nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không
gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, song cũng có
thể kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay
nhiều quốc gia khác nhau.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia
trong phân công lao động quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản, xuất hiện từ lâu đời, ngày càng
phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức ban đầu của nó là
hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã phát triển
mạnh và được thể hiện dưới nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh
tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị
công nghệ cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi
ích cho các quốc gia tham gia.
8
1.2. PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
Rủi ro có rất nhiều loại và ngày càng phát sinh thêm những loại rủi ro mới,
phức tạp hơn nhiều. Để phân loại rủi ro xuất khẩu người ta có thể sử dụng nhiều
tiêu chí khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo cáo này chỉ xin phân loại rủi ro căn cứ
vào các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan:
1.2.1. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan đưa lại
Các yếu tố khách quan đó là những yếu tố do môi trường tự nhiên, môi
trường quốc tế, môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp dẫn đến rủi ro cho doanh
nghiệp làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xuất khẩu, ảnh hưởng
xấu đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Không giống những doanh nghiệp
hoạt động trong nước môi trường hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu tương đối
rộng nên những yếu tố rủi ro phát sinh từ môi trường bên ngoài ngày càng lớn.
Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố khách quan mang lại bao gồm: rủi ro do
thiên nhiên, rủi ro chính trị, pháp lý, rủi ro do lạm phát, rủi ro do chính sách, cơ chế
xuất khẩu thay đổi, rủi ro hối đoái. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu từng yếu tố cụ thể:
Rủi ro thiên nhiên
Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như: thiên tai lũ lụt, hạn
hán, dịch bệnh, lũ lụt, sương muối… gây ra. Chúng tác động xấu đến quá trình sản
xuất, kinh doanh xuất khẩu và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Những hậu quả rủi ro
do thiên nhiên gây ra thường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Ví dụ không may do hạn hán hoặc lũ lụt trong nước, làm cho sản lượng thu
hoạch thấp, chất lượng kém, giá tăng cao. Doanh nghiệp thu mua không đủ số
lượng để giao, chất lượng hàng hoá không đạt tiêu chuẩn như đã ký. Cho nên doanh
nghiệp không thực hiện được hợp đồng, chịu bồi thường hoặc là thực hiện nhưng bị
thua lỗ. Mặc dù mức độ và hậu quả do rủi ro thiên nhiên thường rất nghiêm trọng và
khốc liệt song điều đó hoàn toàn không có ý nghĩa là chúng ta không thể phòng
ngừa và hạn chế rủi ro này trong hoạt động xuất khẩu. Biện pháp ưu việt được
khuyến cáo cho những trường hợp này là mua bảo hiểm (nếu trị giá hàng hóa lớn)
9
hoặc các bên cùng nhau thỏa thuận chi tiết về các trường hợp bất khả kháng trong
hợp đồng và những thỏa thuận riêng khác tùy theo từng loại hàng hóa cụ thể.
Rủi ro do chính sách ngoại thương thay đổi
Chính sách ngoại thương là hệ thống các nguyên tắc, các biện pháp kinh tế,
hành chính, luật pháp nhằm thực hiện điều tiết các hoạt động mua bán quốc tế của
một Nhà nước trong một giai đoạn nhất định. Trong rủi ro do sự thay đổi chính sách
ngoại thương, doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau nhưng cơ bản
nhất vẫn là những rủi ro do các qui định về hạn ngạch, thủ tục hải quan, thuế xuất
nhập khẩu và các quy định hành chính khác.
Ví dụ: Các công ty Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, nếu không
hiểu kỹ về Luật Liên Bang và Luật các tiểu bang của Mỹ, sẽ gặp phải rủi ro rất lớn,
có thể bị kiện vì vi phạm Luật về sở hữu trí tuệ, Luật chống phá giá, Luật bảo vệ
người tiêu dùng …
Sự thay đổi chính sách của quốc gia nhập khẩu làm ảnh hưởng tới quốc gia
xuất khẩu. Ví dụ như việc Chính Phủ Nhật ban hành mức thuế nhập khẩu khẩn cấp
(trong vòng 200 ngày, từ ngày 16/04/2001) đối với 3 loại nông sản nhập từ Trung
Quốc: tỏi tây với thuế suất tăng từ 3% lên 256%, nấm shiitake tăng từ 4.3% lên
266% và cói từ 6% lên 106%. Việc làm này nhằm bình ổn giá các sản phẩm trên tại
thị trường Nhật, và dĩ nhiên gây thiệt hại nặng nề cho Trung Quốc là nhà cung cấp
chính 3 mặt hàng này cho Nhật Bản.
Có thể nói, đây là loại rủi ro mà các nhà kinh doanh, nhất là các nhà xuất
khẩu lo ngại nhất. Bởi vì, trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu của
doanh nghiệp hay quyết định ký kết một hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải
nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội và dựa trên các qui định pháp luật về quản lý
hàng hoá xuất nhập khẩu của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Một biến động
mạnh về chính trị, pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn các kế hoạch của doanh
nghiệp, làm cho doanh nghiệp bị động.
10
Rủi ro do lạm phát, hối đoái
Rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay
chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp
đồng. Tỷ giá là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện thông qua đồng tiền khác
nên nó cũng chịu sự chi phối của quy luật cung - cầu như giá cả của các loại hàng
hoá khác tức là nó có thể ổn định, tăng hoặc giảm. Khi tỷ giá biến động, giá trị của
các khoản tiền, các khoản phải thu, phải trả và các chứng từ có giá (bằng ngoại tệ)
tính bằng đồng nội tệ có sự thay đổi. Sự thay đổi này có thể làm tăng thêm hoặc
giảm bớt giá trị tài sản (tính bằng đồng nội tệ) của chủ sở hữu. Tổn thất do giá trị tài
sản bằng đồng nội tệ của chủ sở hữu bị giảm bớt khi tỷ giá biến động được gọi là rủi
ro hối đoái. Rủi ro hối đoái được hiểu theo nghĩa hẹp là rủi ro tỷ giá bởi vì sự biến
động của tỷ giá theo thời gian là căn nguyên cơ bản gây nên rủi ro hối đoái.
Trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro hối đoái xảy ra khi ngoại tệ mà nhà xuất khẩu
sẽ nhận trong tương lai giảm giá so với bản tệ. Sự biến động tỷ giá làm cho các hợp
đồng xuất khẩu trở lên không chắc chắn. Do vậy, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng cần phải có biện pháp
để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên.
Muốn hạn chế rủi ro này không có cách nào khác phải mở rộng tầm hiểu biết
trong kinh doanh quốc tế, phân tích chính xác, nhanh nhạy các biến động
trên thị trường tài chính quốc tế để có khả năng nhận rõ xu hướng vận động
của tỷ giá mới có khả năng hạn chế rủi ro này.
Các nhà xuất khẩu luôn gặp những rủi ro do các biến động về kinh tế. Đây là
một trong những rủi ro điển hình thuộc loại rủi ro do các biến động về kinh tế. Khi
lạm phát xảy ra ở mức cao thì một hợp đồng sinh lợi sẽ không còn ý nghĩa.
Hơn nữa, do đặc điểm của quá trình kinh doanh xuất khẩu, thời gian thực
hiện một hợp đồng thường tương đối dài, trung bình khoảng 30 đến 45 ngày. Do
đó, xác suất xảy ra rủi ro lạm phát không phải là ít và mức độ rủi ro do lạm phát
gây ra quả là một thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp.
11
Rủi ro do sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào
Đó là sự biến động về giá cả hàng hoá, dịch vụ và giá cả các yếu tố đầu vào
như giá cả nguyên vật liệu, chi phí lưu thông. Rõ ràng khi giá cả tăng, việc thu mua
sẽ trở nên khó khăn hơn, lợi nhuận sẽ bị suy giảm thậm chí đến mức bị thua lỗ.
Nguy cơ hàng giao không đủ số lượng hoặc chậm giao là rất cao. Bên cạnh việc
xác định rủi ro do lạm phát, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu không thể không
tính đến loại rủi ro này.
Rủi ro do sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào xảy ra trong quá trình thực
hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các hợp đồng xuất
khẩu có thời gian dài. Rủi ro này gây ra nhiều tổn thất cho người xuất khẩu, có thể
bị thua lỗ, suy giảm uy tín thương mại, mất dần khách hàng.
1.2.2. Nhóm rủi ro xuất khẩu do các yếu tố chủ quan đưa lại
Rủi ro do thiếu vốn
Để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng
cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu của
Việt Nam thì vốn đóng vai trò rất quan trọng. Do thiếu vốn, doanh nghiệp không
đủ khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất tối ưu. Trong hoạt
động xuất khẩu, rủi ro do thiếu vốn còn làm cho quá trình thực hiện các hợp
đồng xuất khẩu không được đảm bảo, dẫn đến giao hàng chậm. Từ đó, không đủ
sức cạnh tranh với đối thủ và dẫn tới việc mất thị phần.
Rủi ro do thiếu thông tin
Thông tin với các nhà xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Các nhà
xuất khẩu hơn ai hết phải là những người biết rất rõ các thông tin về giá cả, sự biến
động của thị trường thế giới, đặc biệt là những thông tin về đối tác. Sự thiếu những
thông tin sẽ đem lại những hậu quả không xác định được doanh nghiệp. Hơn nữa,
việc không nắm bắt được tình hình biến động giá cả của thị trường thế giới, nhiều
doanh nghiệp trong nước đã ký những hợp đồng với giá thấp đến khi giá thế giới
tăng vọt, làm cho giá cả trong nước của mặt hàng đó cũng tăng theo, khiến doanh
12
nghiệp bị thua lỗ. Chính vì thế, với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, để nhận
biết và tránh những sai lệch thông tin không còn cách nào khác là doanh nghiệp
cần phải có nó như là một trong những yếu tố mà nếu không chuẩn bị trước sẽ
đem đến rủi ro cho doanh nghiệp.
Rủi ro do năng lực quản lý kém và thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Đây là rủi ro được xem như là phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay. Một nhà xuất khẩu có năng lực quản lý kém có thể sẽ gặp liên tiếp những rủi ro
khác nhau. Điều này có lẽ hoàn toàn đúng với thực trạng của đội ngũ cán bộ quản lý
Việt Nam tồn tại từ thời kỳ bao cấp và từ đó thực tế cho thấy với đội ngũ cán bộ
như vậy đã đem lại hiệu quả xuất khẩu rất thấp. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu làm
ăn thua lỗ do năng lực quản lý kém. Hàng hoá thu gom về bảo quản không tốt, chất
lượng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn cứ xuất. Uy tín hàng hoá xuất khẩu của
Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu nhân viên có trình độ nghiệp vụ ngoại thương,
nhất là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán
quốc tế mà thể hiện chào hàng không sát giá, nhầm chất lượng, thiếu số lượng vi
phạm giao kết trong hợp đồng và trong L/C. Một khi trình độ nghiệp vụ ngoại
thương của nhân viên còn yếu kém thì họ dễ dàng bị mắc lừa và hậu quả là rủi ro
phát sinh thường xuyên và liên tiếp xảy ra.
Rủi ro từ các nghiệp vụ xuất khẩu
Rủi ro trong quá trình ký kết hợp đồng xuất khẩu: Đây là khâu có nhiều rủi
ro nhất hiện nay. Khâu này luôn thể hiện ở trình độ non kém của cán bộ làm công
tác ngoại thương. Có thể kể đến một số rủi ro thường gặp trong quá trình ký
kết hợp đồng ở các khâu sau:
Chào hàng: Đây là khâu đột phá trong toàn bộ hợp đồng xuất khẩu. Doanh
nghiệp phải chú trọng chào hàng khi tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng, nhất là
với những sản phẩm mới và đối tác mới. Rủi ro chủ yếu là các doanh nghiệp chưa
13
nghiên cứu kỹ các yếu tố cạnh tranh, giá cả, nhu cầu thị trường Không ghi rõ hiệu
lực, đơn chào hàng thay đổi
Đàm phán: Đàm phán là hành vi hay quá trình, trong đó các bên tiến hành
thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm bất đồng, để đi
đến một thỏa thuận thống nhất. Đàm phán hợp đồng ngoại thương gồm nhiều giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị;
Giai đoạn tiếp xúc;
Giai đoạn đàm phán;
Giai đoạn kết thúc – ký kết hợp đồng;
Giai đoạn rút kinh nghiệm.
Một số rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất
khẩu gặp phải trong khâu này là do thiếu thông tin về đối tác: nắm bắt chưa đầy đủ
về thông tin sơ lược về đất nước, con người, tình hình chính trị, văn hóa của đối tác,
thông tin kinh tế, cơ sở hạ tầng hoặc những thông tin liên quan đến sản phẩm chính
của mình tại thị trường của đối tác , không hiểu biết đầy đủ về hàng hóa: chất
lượng, quy cách, bao bì, đóng gói…, nhân viên đàm phán chưa thông hiểu các
phong tục tập quán quốc tế, chưa thông thạo ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn,
thiếu nhạy bén trong khâu đàm phán, thiếu cương quyết khi có những vấn đề phải
giải quyết tại chỗ do phải qua nhiều cấp trung gian, xác định chưa rõ mục đích
yêu cầu từng đợt đàm phán. Trong đàm phán còn bố trí nhiều cán bộ thiếu năng
lực, không am hiểu về các mặt hàng cần đàm phán.
+ Chuyên môn yếu:
Trong đàm phán thì cán bộ đàm phán là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự
thành bại của toàn bộ quá trình đàm phán. Nếu người cán bộ đàm phán không được
trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về ngoại thương thì sẽ gây ra rủi ro, tổn thất lớn.
+ Ngoại ngữ yếu:
Đàm phán hợp đồng ngoại thương hầu hết phải dùng tiếng nước ngoài, chủ
yếu là tiếng Anh. Nếu trình độ ngoại ngữ của cán bộ đàm phán yếu thì sẽ gây ra rất
nhiều rủi ro, dễ xảy ra trường hợp hiểu lầm, hiểu sai nếu qua phiên dịch thì hoàn
14
toàn phụ thuộc vào phiên dịch, có người không đúng chuyên môn dịch sai hay
không đúng ý, gây rủi ro cho mình. Nếu đàm phán trực tiếp mà mà không giỏi ngoại
ngữ làm người đàm phán lúng túng khi khách nước ngoài trình bày tuy không hiểu
hết vấn đề nhưng vẫn gật gù đồng ý, hai bên thỏa thuận “tay bắt mặt mừng” nhưng
đến khi nhận được hợp đồng fax sang nhìn rõ “giấy trắng, mực đen” mới biết mình
nhầm, hay cho rằng khách hàng làm sai với thỏa thuận. Thời gian đàm phán lại bị
kéo dài, có thể làm lỡ phương án kinh doanh hay làm mất uy tín với khách hàng.
Tình trạng đọc được tiếng Anh, nhưng nghe nói còn yếu ở đội ngũ cán bộ xuất nhập
khẩu trong các doanh nghiệp Việt Nam còn khá phổ biến. Tình trạng này làm cho
người đàm phán thiếu tự tin, mất thế chủ động, việc đàm phán không chính xác, làm
cả mình và khách hàng khó trình bày, không chiếm được cảm tình, có khi mất cơ
hội kinh doanh vì không hiểu hay không trình bày hết lý lẽ để giải quyết hết những
khúc mắc giữa hai bên. Đặc biệt với những khách hàng mới, cung cách chưa quen,
rất hay xảy ra những vướng mắc, tranh cãi, nhiều khi không đáng có, về các điều
kiện: thanh toán, giao nhận hàng, thưởng phạt,… chỉ vì đôi bên không hiểu nhau.
+ Không hiểu biết đầy đủ về hàng hóa:
Rủi ro này chủ yếu là do trong công ty còn có những cán bộ đàm phán không
am tường về hàng hóa, nên khi đàm phán các điều khoản chất lượng, quy cách và
bao bì, đóng gói và bảo hành… rất dễ xảy ra sai sót gây tổn thất cho công ty.
Soạn thảo ký kết hợp đồng:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập các quyền lợi và nghĩa
vụ của các bên, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các
chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh
toán tiền hàng và nhận hàng. Một hợp đồng xuất nhập khẩu có các phần:
Phần mở đầu:
Tên hợp đồng.
Số hợp đồng, ký hiệu.
Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng.
15
Những thông tin về chủ thể hợp đồng:
Tên.
Địa chỉ.
Các số máy liên lạc.
Người đại diện ký kết hợp đồng.
Nội dung các điều kiện và điều khoản của hợp đồng, thông thường có:
1. Commodity: (Tên hàng)
2. Quality: (Chất lượng)
3. Quantity: (Số lượng)
4. Price: (Giá cả)
5. Shipment: (Giao hàng)
6. Payment: (Thanh toán)
7. Packing and marking: (Bao bì và ký mã hiệu)
8. Warranty: (Bảo hành)
9. Penalty: (Phạt)
10. Insurance: (Bảo hiểm)
11. Force majeure: (Bất khả kháng)
12. Claim: (Khiếu nại)
13. Arbitration: (Trọng tài)
14. Other terms and condition: (Các điều kiện và điều khoản khác)
Phần ký kết hợp đồng.
Trong khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng có thể xuất hiện nhiều rủi ro, với biểu
hiện cụ thể: Hợp đồng chứa đựng nhiều sơ hở, gây bất lợi, thiệt hại cho bên ký hợp
đồng, thậm chí không thể thực hiện được hợp đồng. Những sơ hở này có thể có
trong mọi phần, mọi điều kiện, điều khoản của hợp đồng, từ phần mở đầu cho đến
phần ký kết hợp đồng. Đặc biệt, đối với Việt Nam ta, do mở cửa muộn, chưa có
nhiều kinh nghiệm trên thương trường nên hơp đồng thường do nước ngoài soạn
thảo, hoặc nếu bên Việt Nam soạn thảo thì cũng dựa trên mẫu hợp đồng của nước
ngoài, khi đàm phán chủ yếu tập trung vào điều khoản giá (qua điều tra cho thấy
16
70% thời gian đàm phán tập trung cho điều khoản giá), vì vậy hợp đồng thường
chứa đựng những nội dung bất lợi cho ta. Thông thường, hợp đồng do các đối tác
Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… soạn thảo với cách viết
tiếng Anh kiểu Phương Đông, thì tương đối đơn giản, dễ hiểu, ít vướng mắc. Còn
hợp đồng của đối tác Âu - Mỹ soạn thảo thì thường dài, phức tạp, nếu hợp đồng đơn
giản thì lại dựa trên cơ sở hợp đồng khung rất phức tạp. Nếu các doanh nghiệp
không có cán bộ đàm phán, soạn thảo hợp đồng giỏi tiếng Anh và giỏi nghiệp vụ thì
rất dễ gặp rủi ro. Bởi lẽ, đây không phải là công việc dễ dàng, ngay cả những luật sư
chuyên nghiệp cũng dễ mắc sai lầm khi soạn thảo và ký kết hợp đồng. Chưa am
hiểu hết luật pháp quốc tế khi thảo hợp đồng, hợp đồng còn chưa chặt chẽ. Vấn đề
rà soát hình thức và nội dung của hợp đồng chưa kỹ, so sánh với các điều khoản đã
đàm phán. Ngôn ngữ sử dụng nhiều khi còn chưa rõ ràng, mập mờ dễ dẫn đến hiểu
theo nhiều cách, do đó sẽ có nhiều rủi ro không đáng có.
Rủi ro trong khâu chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu:
Đây là khâu quan trọng nhất sau khi hợp đồng đã được ký kết. Tuy nhiên,
doanh nghiệp cũng gặp khá nhiều rủi ro trong công việc huy động, thu mua
nguyên liệu đầu vào cho sản xuất:
- Rủi ro do khan hiếm nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu: Do những
yếu tố bất lợi về thời tiết, dịch bệnh, nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất có thể
dẫn đến khan hiếm nguồn hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có
lẽ là người phải chịu nhiều rủi ro trong khâu này hơn cả do phải lệ thuộc vào người
sản xuất, đại lý thu gom. Rủi ro thường hay gặp nhất của doanh nghiệp trong khâu
này là khi ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài rồi mới chuẩn bị hàng sau. Đó là
các đại lý giao không đủ số lượng hoặc đủ số lượng nhưng chất lượng không đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu, dẫn đến hậu quả có thể bị phạt do vi phạm hợp đồng, suy
giảm lợi nhuận, suy giảm uy tín thương mại, nguy cơ mất thị trường và khách hàng,
phat sinh nhiều chi phí để giải quyết lượng hàng đã được chuẩn bị nhưng không
xuất khẩu được. Tình trạng này đã xảy ra không ít ở Việt Nam với các doanh nghiệp
xuất khẩu nông sản, thủy sản, rau quá chế biến. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này thì
17
có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do các doanh nghiệp xuất khẩu đã không có được kế
hoạch bền vững và nhất quán trong sản xuất và cung ứng mặt hàng xuất khẩu,
không gắn kết được kế hoạch xuất khẩu với kế hoạch thu mua hàng hóa, không
lường trước được những yếu tố biến động về nguồn hàng để có được những thỏa
thuận hợp lý với đối tác.
- Rủi ro do sự biến động giá cả hàng hóa: Trong nền kinh tế thị trường, sự
biến động của giá cả hàng hóa diễn ra một cách thường xuyên dưới nhũng tác động
của hàng loạt các yếu tố từ môi trường kinh tế vĩ mô và những điều chỉnh trong
chính sách vi mô của mỗi quốc gia. Với những biến động giảm giá thường ít được
xem như là rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu, ngoại trừ trường hợp
doanh nghiệp xuất khẩu để đảm bảo chắc chắn nguồn hàng đã ký hợp đồng thu mua
với số lượng lớn hơn nhiều lượng hàng xuất khẩu của hợp đồng. Khi đó với mức độ
xuất khẩu hạn chế sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Các trường hợp còn lại thường
được xem xét khi giá cả hàng hóa có biến động tăng. Rõ ràng khi giá cả tăng, việc
thu mua sẽ trở nên khó khăn hơn, lợi nhuận sẽ bị suy giảm đến mức thậm chí bị
thua lỗ. Nguy cơ hàng giao không đủ số lượng hoặc chậm giao là rất cao. Người
xuất khẩu lúc này có thể bị thua lỗ, bị phạt hợp đồng, suy giảm uy tín thương mại,
mất dần khách hàng.
- Rủi ro do mất khả năng kiểm soát về chất lượng và số lượng hàng hóa
xuất khẩu: Đây là rủi ro có nguyên nhân từ những hành vi chủ quan của những
người tham gia và có liên quan đến công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu. Người xuất
khẩu hoặc người nhập khẩu, vì những nguyên nhân khác nhau bị mất khả năng kiểm
soát về số lượng và chất lượng lô hàng do được tập kết cùng thời điểm với số lượng
lớn, do chủ quan và tin tưởng ở những bên cung ứng, do thiếu kiểm soát trong các
giao hàng tay ba (giữa nhà sản xuất với người xuất khẩu và người vận chuyển hoặc
người nhập khẩu), thiếu các phương tiện kiểm tra chất lượng, do điều kiện thời tiết
bất lợi hoặc những điều kiện khác như chiến tranh, bạo động …
Những rủi ro có thể gặp cho người xuất khẩu như do chuẩn bị không đầy đủ
về mặt số lượng, chất lượng, không đúng quy cách, lẫn tạp chất, bao bì thiếu … khi
18
đó người xuất khẩu phải sửa chữa hàng hóa, thay thế bằng hàng hóa khác, tiến hành
bổ sung hoặc thay thế bao bì. Mức độ thiệt hại sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ vi
phạm về số và chất lượng so với hợp đồng hoặc thỏa thuận.
Rủi ro trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa:
- Rủi ro do người mua không nhận hàng: Đó là lẽ thường trong kinh doanh
nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng. Như vậy thì việc nhận hàng chính
là quyền lợi của người mua. Tuy nhiên, đi kèm với quyền lợi được nhận hàng thì
trong các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) người ta cũng quy định nghĩa
vụ của người mua là phải trả tiền và nhận hàng. Điều này nghĩa là, một khi người
bán đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình thì người mua không được quyền từ
chối nhận hàng. Với cách lập luận như vậy thì một khi người mua không muốn
nhận hàng thì phải tìm mọi cách chứng minh rằng người bán đã có lỗi trong quá
trình giao hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Nhu vậy, khi người mua
không nhận hàng sẽ được xem như là rủi ro đã xảy ra với người bán.
Nguyên nhân dẫn đến người mua không nhận hàng có thể là gặp tình thế bất
lợi (giá cả giảm nhanh sẽ thua lỗ khi nhận hàng hoặc tình thế thị trường có những
bất lợi do cạnh tranh), người mua nghi ngờ về chất lượng lô hàng đa giao, người
bán có lỗi khi giao hàng (không đúng về chủng lợi, số lượng, thời gian giao hàng).
Thiệt hại mà người xuất khẩu phải gánh chịu thường là chi phí khiếu kiện,
thời gian lưu tàn, lưu kho và đôi khi là rất lớn do phải nhập khẩu hoặc chuyển bán
lô hàng sang một khu vực thị trường khác.
Rủi ro trong quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa:
Với đặc điểm hàng hóa xuất khẩu thường có một khối lượng lớn, với nhiều
chủng loại hàng hóa đa dạng, phải di chuyển qua biên giới của ít nhất một quốc gia,
đặc biệt thường được vận chuyển bằng đường biển nên luôn tiềm ẩn những nguy cơ
gây rủi ro và khi bị rủi ro, mức độ thiệt hại thường rất lớn. Thực tế những rủi ro gặp
phải trong quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa thường chiếm tỷ lệ rất
cao và rất đa dạng so với các quá trình khác của quy trình thực hiện nghiệp vụ xuất