Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh khánh hòa sang thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.52 KB, 88 trang )

MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài:
Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á với chiều dài bờ biển 3260 km trải
suốt 13 độ theo hướng Bắc Nam. Vùng lãnh hải hơn một triệu km2 mặt nước biển
bao gồm nhiều sông ngòi, đầm, vịnh… với nguồn lợi hải sản rất phong phú tạo điều
kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển mạnh cả ba mặt: khai thác , nuôi trồng
và chế biến. Thêm vào đó là hàng trăm cửa sông đổ ra biển tạo nhiều vùng với hàng
triệu ha mặt nước có khả năng nuôi trồng và khai thác các loài đặc sản có giá trị
kinh tế cao tạo ra nhiều vùng công nghiệp nghề cá trải dài từ Bắc tới Nam. Với
nguồn lợi vốn có đó đã tạo cho ngành thủy sản một tiềm năng to lớn trong định
hướng phát triển kinh tế của đất nước. Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình
hội nhập với khu vực và thế giới, với phương châm “đa dạng hóa thị trường, đa
dạng hóa mối quan hệ kinh tế” thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính
cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển.Trong những năm gần đây ngành thủy sản
đã vươn lên thành một trong những ngành đi đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.
Được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo cùng vớI sự nỗ lực
của các doanh nghiệp mà hiện nay sản phẩm thủy sản đã có mặt trên nhiều quốc gia,
đặc biệt là có mặt trên các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản…tạo điều kiện
thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế xuất khẩu của cả nước, xu hướng hội nhập
kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp thủy sản của tỉnh nhà đã và đang nổ lực hơn nữa
để sản phẩm thủy sản được bán trên thị trường quốc tế. Một trong những thị trường
có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của tỉnh
Khánh Hòa nói riêng đó là Mỹ. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang thị
trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến
trình hội nhập, mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng
hóa Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp đang phấn đấu xuất sang thị trường Mỹ,
một thị trường khó tính nhưng có triển vọng vơí tiềm năng cao và đã có bước đầu
thâm nhập thị trường này. Nhìn lại xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa ta thấy
trong 5 qua từ 2001-2005, ngành thủy sản Khánh Hòa luôn phát triển toàn diện trên
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


các lĩnh vực, nhờ đó KNXK luôn tăng trưởng là 13-15%/năm. Năm 2001 KNXK
đạt 120 triệu USD, năm 2005 đạt 230 triệu USD, tăng gấp đôi. Xuất khẩu thủy sản
quyết định giá mua, việc tiêu thụ nguyên liệu thủy sản, từ đó nó là động lực thúc
đẩy kinh tế toàn ngành thủy sản phát triển, phục vụ cho nhu cầu cung cấp nguyên
liệu cho ngành chế biến, phát triển thêm nhiều loài nuôi mới, chuyển dịch cơ cấu
lao động vùng biển phù hợp với nhu cầu phát triển chung của toàn tỉnh. KNXK
đứng thứ ba so cả nước (sau Cà Mau, Sóc Trăng), KNXK năm 2005 là 230
triệu/2650 triệu USD cả nước, chiếm 8,6% tổng KNXK ngành thủy sản Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn vấn đề:
"Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy
sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ”làm đề tài của đồ án tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Củng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã học ở nhà trường. Vận dụng
nội dung lý thuyết đã học nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống kinh
tế-xã hội.
- Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh
Khánh Hòa sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây(2003-2005), từ đó chỉ ra
được những điểm mạnh, những tồn tại, yếu kém cùng nhừng ý kiến chủ quan và
khách quan của em của ưu nhược điểm để làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang thị trường
Mỹ của tỉnh nhà.
- Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu sản
phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ và kết hợp từ những sáng
tạo của bản thân, em đề ra một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang các thị trường nói chung và thị
trường Mỹ nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm thủy sản
của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ trong mối liên hệ với môi trường.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- Phạm vi nghiên cứu: Vì vấn đề mà em đang nghiên cứu rất rộng, vì điều
kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đồ án chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu
thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa trong ba năm
2003,2004,2005 để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần làm hoàn thiện hoạt
động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh sang thị trường Mỹ thời gian tới. Với
giả định rằng vấn đề nuôi trồng, khai thác đáp ứng đầy đủ nguyên liệu cho vấn đề
xuất khẩu, khâu sản xuất được xem như là tốt. Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều
vấn đề về vốn kinh doanh, cơ chế quản lý nhà nước, nên đồ án không tránh được
những thiếu sót
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp điều tra.
6. Những đóng góp của đồ án :
Về mặt lý thuyết, đồ án đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về hoạt động
xuất khẩu. về mặt thực tiễn, đồ án đã đề ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ
trong thời gian tới và đồng thời cũng là tài liệu để các sinh viên khóa sau tham
khảo.
5. Bố cục của đồ án:
- Tên đề tài: “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ”.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đồ án gồm
3 chương:
Chương1: Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu.
Chương2: Thực trạng tình hình xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh
Hòa sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây(2003-2005).
Chương3: Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản
phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.

Đồ án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn
Thế Dũng cùng quý thầy cô giáo trong khoa Kinh tế trường Đại Học Nha Trang và
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú phòng kế hoạch, phòng tổ chức kỹ thuật, và các
phòng ban khác tại Sở Thủy Sản Khánh Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong thời gian thực tập.
Tuy nhiên do kiến thức và thời gian thực tập là có hạn, kinh nghiệm của bản
thân còn hạn chế nên em chưa lĩnh hội hết trong quá trình thu thập tài liệu nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót.em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
của các thầy, cô giáo, cùng các cô chú trong Sở Thủy Sản, cùng các bạn để cuốn
luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 09 năm 2006.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Trúc Ly




















PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
































CHƯƠNG 1

MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
XUẤT KHẨU
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
I.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM,TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA
HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG:
I.1.1. Khái niệm về hoạt động ngoại thương:
Trên thế giới không thể có quốc gia nào hoạt động độc lập không có quan hệ với
các quốc gia bên ngoài. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, do có sự tồn tại của quan
hệ hàng hóa, tiền tệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi phạm vi của một
đất nước. Vì vậy đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển mạnh về kinh tế của nước
mình đòi hỏi phải có quan hệvới các đối tác nước ngoài. Do đó hoạt động thương
mại quốc tế tồn tại khách quan.
Trong cơ chế thị trường, không chỉ ở phạm vi kinh tế quốc dân mới có hoạt
động ngoại thương mà cả các doanh nghiệp cũng tham gia. Bởi vì các doanh nghiệp
là chủ thể của sản xuất kinh doanh hàng hóa, nó có chức năng thương mại. Hoạt
động ngoại thương của doanh nghiệp một mặt nằm trong khuôn khổ của hoạt động
thương mại cả nước, mặt khác có tính chất yêu cầu riêng.
Hoạt động kinh tế đối ngoại bao gồm các hoạt động cơ bản sau: ngoại thương,
hợp tác đầu tư, dịch vụ… mà trọng tâm là ngoại thương. Ngày nay, ngoại thương
không chỉ đơn thuần là lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước mà còn hoạt động
kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế.
Hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp hay hoạt động ngoại thương

của doanh nghiệp là sự trao đổi hàng hóa trên thị trường thông qua mua bán.
Hoạt động của ngoại thương nói chung có hai chức năng cơ bản:
- Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, có chức năng tạo vốn cho
quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước, chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi
cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc nội, thích ứng với nhu
cầu tiêu dùng và tích lũy góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo
ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Là một ngành kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong và
ngoài nước thì chức năng cơ bản của ngoại thương là: xuất khẩu hàng hóa trong
nước ra nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa ở nước ngoài vào nước mình, nối liền
một cách hữu cơ thị trường trong và nhoài nước, thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm
với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
I.1.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại thương:
Hoạt động ngoại thương có một số đặc điểm sau:
- Thị trường là nước ngoài và chủ thể mua bán là khách hàng, bạn hàng và
các tổ chức kinh tế nước ngoài. Khi đóng vai trò là người bán donh nghiệp có quan
hệ giao dịch bán hàng cho cá nhân, hãng thương mại hoặc hãng xuất khẩu, hãng
môi giới.
- Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu phải cạnh tranh gay gắt
với các đối thủ về chất lượng, giá cả và phương thức mua bán. Để đảm bảo hiệu quả
đòi hỏi phải nâng cao cạnh tranh.
- Việc thanh toán giữa các tổ chức kinh tế của các nước phải dùng bằng
ngoại tệ có giá trị chuyển đổi. Chính vì vậy sự thay đổi giữa trị giá hối đoái, sự biến
động của thị trườngtiền tệ quốc tế có ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động xuất nhập
khẩu.
- Hoạt động thương mại quốc tế không chỉ ảnh hưởng của các quan hệ
kinh tế mà còn chịu ảnh hưởng rất mạnh của các quan hệ chính trị- xã hội quốc tế.
Chính sách khuyến khích xuất khẩu và các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước là
các chính sách tác động đến hoạt động thương mạI quốc tế của doanh nghiệp.

I.1.3. Tính tất yếu khách quan của hoạt động thương mại quốc tế:
Trên thế giới không có quốc gia nào có thể hoạt động độc lập mà không có quan
hệ với các nước bên ngoài. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, do có sự tồn tại của
quan hệ sản xuất hàng hóa, tiền tệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏI
phạm vi một đất nước. Vì vậy đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của
mình phải có quan hệ với đối tác bên ngoài. Do đó hoạt động thương mại quốc tế
tồn tại khách quan.
Trong các hình thức hoạt động thương mại, thương mại quốc tế của mỗi quốc
gia cũng như các doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng, là hình thức phổ biến, luôn
tồn tại, phát triển cùng với xu thế tự do hóa thương mại, quốc tế hóa đời sống kinh
tế thế giới và nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp.
Mọi doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của thương mại quốc tế, tuy nhiên mức
độ có khác nhau. Đối với các doanh nghiệpcó quan hệ trực tiếp với thị trường nước
ngoài, hoạt động thương mại quốc tế ảnh hưởng đến đầu vào, đầu ra, quy mô, tính
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
chất, hiệu quả…sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không
quan hệ trực tiếp với thị trường nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng của hoạt động
thương mại quốc tế vì phải cạnh tranh với hàng hóa và đối thủ nước ngoài.
Hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia và mọi doanh nghiệp là tất yếu
khách quan. Nắm bắt được điều này, nên muốn phát triển kinh tế nhanh cải thiện
đời sống thì một trong những điều tiên quyết là phải mở rộng nền kinh tế với bên
ngoài, xác định rõ vai trò của ngoại thương. Đảng và nhà nước đang cố gắng mở ra
những biện pháp nhằm mở cửa kinh tế.
I.2. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG:

I.2.1. Vai trò của hoạt động ngoại thương:
Tiếp nhận ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để phát triển
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tạo ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại tạo điều kiện tái sản
xuất mở rộng thực hiện tự cân đối, tự trang trải ngoại tệ và có tích lũy cho tái sản

xuất kinh doanh mở rộng.
Góp phần phát triển quan hệ kinh tế quốc dân của đất nước và thực hiện chiến
lược hướng về xuất khẩu.
Là phương hướng cơ bản để tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Hoạt động thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp
vươn ra thị trường thế giới, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hoạt động ngoại thương đóng vai trò vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho ngành kinh tế khác phát triển.
Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển
ổn định. Thúc đẩy các doanh ngiệp xuất nhập khẩu phải luôn tự đổi mới, hoàn thiện
công việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
I.2.2 Nhiệm vụ của hoạt động ngoại thương:
Dựa trên cơ sở chức năng của ngoại thương và đặc điểm của hoạt động thương
mại quốc tế, và cũng xuất phát từ những nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế trong
thời kì này mà hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp có nhiệm vụ cơ bản
sau:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa đất nước.
- Góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng như vốn, việc làm, công
nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả…
- Đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động thương mại quốc tế
của doanh nghiệp.
- Thực hiện theo đúng luật và các chinh sách của nhà nước về hoạt động
xuất nhập khẩu.
I.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU:

I.3.1. Khái niệm về xuất khẩu:
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là chìa khóa mở ra cánh cửa giao dịch quốc tế
cho một quốc gia. Hoạt động xuất khẩu được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản

của nền kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc
gia trên thế giới. Đối với quá trình phát triển đi lên của bất kì quốc gia nào trên thế
giới, xuất khẩu luôn giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển đi lên của quốc gia đó.
I.3.2. Hình thức xuất khẩu:
Các hình thức chủ yếu sau:
I.3.2.1 Xuất khẩu trực tiếp:
Sơ đồ 1: Mô hình xuất khẩu trực tiếp.






- Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu bán hàng trực tiếp cho các tổ chức
kinh tế nước ngoài hoặc trực tiếp nhận hàng của các tổ chức này.
- Hợp đồng bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên
mua qua biên giới, bên mua có nhiệm vụ thanh toán cho bên bán một khoản tiền
ngang giá trị hàng hóa bằng các phương thức thanh toán quốc tế.
NGƯỜI BÁN

NGƯỜI MUA

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
I.3.2.2. Xuất khẩu ủy thác:
Sơ đồ 2: Mô hình XK ủy thác.













Là hình thức xuất khẩu qua trung gian thương mại. Các trung gian này trực tiếp
đàm phán kí kết hợp đồng thực hiên giao nhận hàng với các bên đối tác nước ngoài.
Bên tổ chức kinh doanh nhận xuất nhập khẩu ủy thác được nhận một khoản thù
lao gọi là phí ủy thác xuất khẩu.
Việc ủy thác xuất khẩu thông qua hợp đồng xuất khẩu ủy thác. Đó là loại hợp
đồng mà các chủ thể hợp đồng trong cùng một nước, đối tượng hợp đồng là hàng
hóa, dịch vụ sẽ xuất hoặc nhập qua biên giới quốc gia. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu
là hợp đồng nhờ người khác bán hộ, còn hợp đồng nhập khẩu ủy thác là hợp đồng
nhờ người khác mua hộ.
I.3.2.3. Phương thức mua hàng đối ứng (đối lưu)
Là phương thức giao dịch xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu. Đây là
quan hệ đặc trưng cho quan hệ trực tiếp đổi hàng của nhiều đơn vị xuất khẩu nước
ta hiện nay. Vì vậy người ta còn gọi là phương thức đổi hàng hay xuất nhập khẩu
liên kết. Phương thức này yêu cầu:
- Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa.
- Cân bằng về chủng loại hàng quý hiếm này với chủng loại hàng quý
hiếm khác.
NGƯỜI BÁN

BÁN BUÔN
BÁN LẺ
NGƯỜI MUA


MÔI GIỚI ĐẠI LÝ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- Cân đối về giá cả.
Hình thức này phát triển ở các nước đang phát triển do thiếu ngoại tệ tự do,
dùng hàng đổi hàng để cân đối ngoại tệ trong nước. Hai hình thức phổ biến trong
buôn bán đối ứng là đổi hàng và trao đổi bù trừ.
- Đổi hàng: là trao đổi một hoặc nhiều hàng này để lấy một hay nhiều
hàng khác có tổng giá trị tương đương nhau không qua thanh toán ngoại tệ khi thiếu
hụt mà trả bằng hàng khác.
- Trao đổi bù trừ: một mặt hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán
bằng hàng theo yêu cầu của các bên. Chỗ chênh lệch có thể trả bằng tiền hoặc bằng
hàng theo yêu cầu của bên kia.
I.3.2.4. Tái xuất khẩu:
Tái xuất khẩu là xuất khẩu trở lại hàng trước đây đã nhập khẩu chưa qua chế
biến ở nước đã xuất.
Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số
ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút ba nứơc: nước xuất
khẩu, nước nhập khẩu, nước tái xuất. Vì vậy giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên
hay giao dịch tam giác. Hàng tạm nhập tái xuất như hàng đưa vào dự triển lãm, hội
chợ quảng cáo sau đó đưa về.
Người kinh doanh tái xuất thường ký một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng
xuất khẩu. Hai hợp đồng này thông thường có liên quan mật thiết với nhau. Chúng
thường phụ thuộc vào hàng hóa, bao bì, nhãn hiệu… Việc thực hiện hợp đồng nhập
khẩu phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
I.3.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa.
Công nghiệp hóa đất nước theo từng bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc
phục đói nghèo và chậm phát triển.
Thông qua xuất khẩu, hàg hóa sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường
thế giới về giá cả chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại

sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia tăng nhanh,
từ đó đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. Thị
trường thế giới luôn đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, vệ sinh an toàn tốt. Do đó
doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, công nghệ dây chuyền, mặt khác phải
nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất, học hỏi những kinh nghiệm trong quản
lý.
Đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức
sống của người dân. Vì mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công
ăn việc làm và có thu nhập, ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu còn dùng để
nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước,
nâng cao địa vị và vai trò của quốc gia trên trường quốc tế. Xuất khẩu thúc đẩy và
mở rộng quan kinh tế đối ngoại của nước ta.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn khi phát triển ngành thủy sản xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc
phát triển ngành nuôi trồng, khai thác thủy sản phát triển, ngành sản xuất bao bì
đựng thủy sản…
Tóm lại: việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu là vấn đề
có ý nghĩa phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước.


I.3.4. Những mặt lợi và hạn chế trong xuất khẩu:
I.3.4.1. Những mặt lợi trong xuất khẩu:
- Nó sẽ phát huy cao độ tính năng động và sáng tạo của mọi người, mọi
đơn vị, mọi tổ chức, mọi địa phương trong xã hội. Cho phép tận dụng mọi nguồn
lực của đất nước đưa vào sản xuất. Khả năng phát hiện chính xác mặt hàng xuất
khẩu có hiệu quả cao sẽ có ý nghĩa to lớn.

- Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc xuất khẩu dẫn đến
cạnh tranh mạnh mẽ. Do đó đòi hỏi các chủ thể phải kiểm soát nhau chặt chẽ từ đó
nền kinh tế sẽ được nâng cao.
- Xuất khẩu cho phép mở rộng thị trường tạo đầu ra lớn cho doanh
nghiệp, liên kết liên doanh được hình thành kích thích phát triển.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Xuất khẩu sẽ hiện đại hóa các thiết bị từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
- Nó dẫn đến liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà khoa học
một cách thiết thực, thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh nhau và đổi mới thì mới
tồn tại lâu dài.
I.3.4.2. Những hạn chế trong xuất khẩu:
- Vì tồn tại trong cạnh tranh dẫn đến sự rối ren trong mua bán. Nếu
không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ gây thiệt hại về kinh tế trong quan hệ với nước
noài.
- Các hiện tượng xấu như: buôn lậu, trốn thuế, tha hóa cán bộ, các văn
hóa phẩm đồi trị xa hóa nhập vào.
- Vì lợi ích trước mắt, không nắm rõ được tình hình nên một số doanh
nghiệp nhập một số máy móc thiết bị cũ lạc hậu, không thích hợp nên dẫn đến thua
lỗ.
- Vì để tồn tại nên cạnh tranh dẫn đến thôn tính lẫn nhau bằng các thủ
thuật xấu gây cản trở phức tạp.
- Vấn đề xuất khẩu có vai trò to lớn trong nền kinh tế tuy nhiên cũng có
một số hạn chế nhất định. Đòi hỏi nhà nước phải có chính sách quản lý thích hợp và
các donh nghiệp phải có biện pháp để xuất khẩu đạt được hiệu quả cao nhất.
I.3.5. Những biện pháp, chính sách đẩy mạnh và hỗ trợ cho hoạt động
xuất khẩu.
Vấn đề thị trường không phải là vấn đề riêng tư của bất kỳ một quốc gia nào mà
trở thành vấn đề trọng yếu của nền kinh tế thị trường. Vì vậy việc hình thành một hệ
thống các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trở thành công cụ quan trọng nhất để
chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Mục đích của các biên pháp này là nhằm hỗ trợ,

đa dạng hóa hàng xuất khẩu với những chi phí thấp nhất, tạo điều kiện cho người
xuất khẩu tự do cạnh tranh trên thương trường thế giới.
I.3.5.1. Các biện pháp về thể chế tổ chức:
Thông qua các cơ chế chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa ở nước ngoài, thể
hiện như sau:
- Thành lập các viện nghiên cứu cung cấp thông tincho xuất khẩu.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu.
- Lập cơ quan nhà nước ở nước ngoài để nghiên cứu tại chỗ tình hình thị
trường hàng hóa, thương nhân và chính sách của chính phủ nước sở tại.
- Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định hợp tác kỹ
thuật, vay nợ viện trợ….Trên cơ sở đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển.
I.3.5.2.Các biện pháp tài chính - tín dụng nhằm khuyến khích đẩy
mạnh xuất khẩu:
Để khuyến khích xuất khẩu, nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm mở
rộng xuất khẩu,chiếm lĩnh thị trường. Những biện pháp chủ yếu là:
- Nhà nước bảo đảm tín dụng xuất khẩu.
- Miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế.
- Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu.
- Trong tương lai để cho xuất khẩu ngày càng phát triển hơn xứng đáng
vai trò quan trọng của mình chắc chắn chính sách khuyến khích xuất khẩu ngày
càng thông thoáng hơn.
I.3.5.3. Các biện pháp tạo nguồn hàng và cải tiến cơ cấu xuất khẩu:
- Xây dựng các mặt hàng chủ lực:
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần xây
dựng cho mình những chiến lược hợp lý. Nhưng mặc dù đã thực hiện chính sách đa
dạng hóa mặt hàng xuất khẩu nghĩa là một doanh nghiệp không chỉ chuyên vào xuất
khẩu một vài sản phẩm mà còn xây dựng những mặt hàng chủ lực hay những con ác
chủ bài cho mình trong hoạt động ngoại thương.

- Gia công xuất khẩu:
Là hoạt động mà bên đặt hàng giao nguyên liệu, có khi cả máy móc thiết bị và
chuyên gia cho bên kia gọi là bên gia công để sản xuất ra các mặt hàng mới theo
yêu cầu đặt hàng, nhận hàng hóa từ bên nhận gia công. Khi hoạt động này vượt ra
khỏi biên giới quốc gia thì goi là gia công xuất khẩu.
- Đầu tư cho xuất khẩu:
Để tăng nhanh nguồn hàng cho xuất khẩu chúng ta không chỉ dựa vào việc thu
gom những của cải tự nhiên, cũng như không chỉ dựa vào việc thu mua sản phẩm
dư thừa, phân tán hoặc bằng lòng với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp hiện
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
có. Chúng ta phải xây dựng nhiều cơ sở sản xuất mới để tạo nguồn hàng dồi dào
cho xuất khẩu, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để thực hiện điều đó cần
đầu tư vốn cho xuất khẩu, đây là biện pháp cần được ưu tiên cho xuất khẩu.
- Lập các khu chế xuất:
Khu chế xuất là lãnh địa công nghiệp chuyên môn hóa dành để sản xuất phục vụ
xuất khẩu, tách khỏi chế độ thương mại và thuế quan của nước sở tại.
I.4.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM
I.4.1.Đôi nét về ngành thủy sản Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển ở Đông Nam Á. Trong suốt sự nghiệp hình
thành, bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã, đang và sẽ đóng vai trò hết sức to lớn.
Chính vì vậy, phát triển khai thác hợp lý một cách bền vững các nguồn tài nguyên
thiên nhiên đồng thời bảo vệ môi trường biển đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu
dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Việt Nam có 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 8
độ 23 phút bắc đến 21
0
39phút bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt
Nam rộng 226000 km
2

và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km
2
, rộng gấp 3
lần diện tích đất liền.
Trong vùng biển việt nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như
Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Phú Quốc ….có cư dân sinh sống, là nơi có
tiềm năng để phát triển du lịch, đồng thời đã, đang và sẽ được xây dựng thành một
tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, trung chuyển sản phẩm cho đội tàu khai
thác hải sản, đồng thời làm nơi cư trú đậu cho tàu thuyền trog mùa bão gió. Đảo tập
trung nhiều nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Đồ Sơn (có trên 3000 hòn đảo lớn,
nhỏ, góp phần làm cho Vịnh Hạ Long trở thành một danh thắng trên thế giới).
Trong vùng biển có nhiều vịnh, vùng, đầm , phá, cửa sông, chẳng hạn vịnh Hạ
Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Cam Ranh, phá Tam Giang,… và trên 400 nghìn ha
rừng ngập mặn, là những khu vực đầy tiềm năng cho phát triển giao thông, du lịch,
đồng thời cũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản và tạo nơi cư trú đậu
cho tàu thuyền đánh cá.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Biển Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh
tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2
triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850
nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.
Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1600 loài giáp xác, sản
lượng cho phép khai thác 50- 60 nghìn tấn /năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm
và tôm mũ ni,cua, ghẹ; khoảng 2500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa
kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc(cho phép khai thác 60-70 nghìn tấn/năm);
hằng năm có thể khai thác từ 45-50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong
câu, rong mơ….Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồI mồI,
chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai…
I.4.2.Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu:
Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế sau hơn một thập kỷ theo đường

lốI đổi mới của đất nước, ngành thủy sản đã có nhiều nỗ lực vượt qua mọi khó
khăn, thử thách và đạt được những thành tựu nhất định trên nhiều phương diện. từ
năm 1995 đến nay, ngành luôn luôn hoàn thành kế hoạch nhà nước giao, năm sau
cao hơn năm trước, đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ngành kinh tế thủy sản ngày
càng thể hiện vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của mình, đóng góp ngoại tệ lớn cho
nền kinh tế quốc dân.
Đạt được những thành tựu đó, là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo
của đảng và nhà nước, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành ở trung ương, các cấp
chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực chung của cán bộ công nhân viên của
ngành và hàng triệu lao động nghề cá trong cả nước.
Một trong những thành tựu đó là xuất khẩu thủy sản. xuất khẩu đã trở thành
động lực thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển, tăng cường cơ sở vật chất cho xuất
khẩu và thu về ngoại tệ lớn và trang thiết bị cho ngành chế biến. để hiểu rõ hơn vai
trò của nó, ta có thể khao sát sơ bộ về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
trong những năm gần đây được khái quát qua bảng sau:
Bảng 1: sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ
2001-2005
Năm Sản lượng Giá trị Mức tốc độ tăng trưởng
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Sản lượng Giá trị KNXK TSXK
(tấn)
KNXK
(triệu USD)
Chênh lệch

% Chênh lệch %
2001 375.491 1.777,486
2002 458.658 2.002,821 83.167 22,15

245.335 13,80

2003 458.662 2.217,105 4 0,001

194.284 9,60
2004 518.747 2.359,000 60.085 13,10

141.895 6,40
2005 612.323 2.650,000 93.576 18,80

291.000 12,34

Qua bảng số liệu trên ta thấy, ngày nay con người không chỉ ăn no mặc ấm, mà
là ăn ngon mặc đẹp, nhu cầu của họ ngày một cao. mặt khác thực phẩm về thủy sản
là loại giàu chất dinh dưỡng ít béo….Vì vậy họ ngày một có nhu cầu chuyển sang
các mặt hàng thủy sản hơn cụ thể là năm 2002 sản lượng thủy sản xuất khẩu tăng
458.658 tấn nghĩa là tăng 83.167 tấn tương đương tăng 22,15% so với năm 2001,
làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 245.335 triệu USD tương đương tăng
13,8% so vớI năm 2001.
Nhưng đến năm 2003 do ảnh hưởng của vụ bán phá giá tôm ở Mỹ liên tục xảy
ra, do vẫn còn một số hàm lượng chất kháng sinh trong sản phẩm. Vì vậy mà người
tiêu dùng đã tiêu thụ chậm lại sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng không đáng kể cụ
thể tăng 4 tấn. Bên cạnh đó đơn giá xuất vẫn ổn định vì vậy làm cho giá trị kim
ngạch xuất khẩu trong năm tăng 194.284 tấn (9,6%) so với năm 2002.
Năm 2004 các doanh nghiệp đã chú ý nhiều hơn đến khâu tìm hiểu thị trường và
tiếp cận đến người tiêu dùng, bên cạnh đó cũng chú ý đến khâu sản xuất không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, và đa dạng hóa sản phẩm, vì vậy mà sản
lượng xuất khẩu tiếp tục tăng trở lại .Năm 2004 sản lượng xuất khẩu là 518.747 tấn
tức là tăng 60.085 tấn (13,1%) so với năm 2003. để cạnh tranh với các đối thủ mà
trong năm các doanh nghiệp không ngừng giảm đơn giá bình quân xuống làm cho
giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 141.895 tấn(6,4%) nhưng tăng không cao so với
các năm khác. Năm 2005 sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng 612.323 tấn tức là tăng

93.576 tấn(18,8%) và làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 291.000
triệu USD(12,34%) so với năm 2004.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
I.5.THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM THỦY SẢN VIỆT NAM
I.5.1.Những thành tựu:
- Xuất khẩu thủy sản đã hình thành một ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm xuất khẩu có trình độ khoa học công nghệ cao. bước đầu tiếp cận với các
nước trong khu vực, tạo nên sự cạnh tranh lớn, tiết kiệm được nguyên liệu, sức lao
động, thời gian hao phí…làm giảm các chi phí sản xuất.
- Đóng vai trò đòn bẩy chủ yếu tạo nên động lực phát triển kinh tế thủy
sản cạnh tranh mạnh mẽ phát triển cơ sở vật chất và năng lực sản xuất của từng khu
vực, tạo nguồn nguyên liệu góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển
nâng cao đời sống cho hàng triệu người đặc biệt là nông ngư dân.
- Xuất khẩu thủy sản đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược. về giá
trị kim ngạch xuất khẩu, năm 2005 sản lượng thủy sản chiếm 15% trong giá trị kim
ngạch cả nước.
- Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia
trên thế giới, đã mở rộng hợp tác, quan hệ giao lưu và hòa nhập với nhiều tổ chức,
nhiều quốc gia trên thế giới. đặc biệt đã xâm nhập được vào thị trường khó tính có
hệ thống kiểm dịch vệ sinh chất lượng gắt gao và khó khăn trong phương thức thanh
toán như EU và Mỹ.
- Đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ các nhà doanh nghiệp, các kỹ
sư giỏi, công nhân lành nghề. đồng thời đã hình thành một hệ thống nông ngư dân
mới có tri thức kỹ thuật, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
- Phát huy được lợi thế so sánh của quốc gia về sức lao động tài nguyên
và sinh vật biển.
- Phát triển ổn định kinh tế ngành, tạo được lòng tin đốI vớI ngư dân nói
riêng và hàng triệu lao động nghề cá nói chung, đã từng bước xây dựng cơ sở hậu
cần dịch vụ nghề cá trên phạm vi toàn quốc.

- Ngày càng khẳng định vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản trong những
năm qua cũng còn bộc lộ những yếu kém và tồn tại như sau.
I.5.2. Những tồn tại
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
I.5.2.1. Về cơ chế thị trường:
- Chưa nhận thức đầy đủ khả năng to lớn trong việc phát triển công
nghiệp nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguyên liệu làm cơ sở cho tăng trưởng xuất khẩu
thủy sản.
- Tổ chức thực hiện chưa có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm giữa
các cấp quản lý nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.
- Cơ cấu quản lý các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực chế biến
xuất khẩu chưa phát huy được năng lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ quản lý công
nhân lành nghề, tạo ra động lực phát triển bảo đảm có hiệu quả và khả năng tái sản
xuất đầu tư theo chiều sâu.
- Mức đầu tư cho ngành nuôi trồng thủy sản và chế biến còn quá nhỏ bé
so với nhu cầu và so với ngành kinh tế khác. đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung vào
vùng sản xuất nguyên liệu quy mô lớn, công nghệ cao, chưa quan tâm đầy đủ
nghiên cứu thị trường hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mạI, ứng dụng công
nghệ tiên tiến.
- Một số thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa nhất quán, gây ách tắc
cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
I.5.2.2. Tổ chức và quản lý doanh nghiệp còn yếu kém
Hiện nay hầu như các doanh nghiệp thủy sản nhà nước đã dần chuyển đổi sang
công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, nhưng các công ty này vẫn ảnh hưởng cách
quản lỹ cũ, ít năng động về thị trường, chậm đổi mới về công nghệ và quản lý, đặc
biệt là quản lý về chất lượng….Nên hiệu quả kinh doanh còn chưa cao.
I.5.2.3. Cung cấp nguyên liệu bấp bênh, chất lượng nguyên liệu kém:
Đến nay chế biến thủy sản xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguồn khai thác tự nhiên,
lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, vào tính chất manh mún, vào thời vụ của nguồn

thủy sản nhiệt đới. Nuôi thủy sản chưa trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu chủ
yếu và ổn định cho chế biến. sản xuất nguyên liệu vớI trình độ thấp giá thành cao và
bảo quản sau thu hoạch kém. Đây là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả của chế
biến xuất khẩu và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường
thế giới.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Hiện nay mức độ sử dụng nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng vào chế biến
xuất khẩu còn thấp, công suất các nhà máy chế biến chỉ được sử dụng khoảng 65% -
70% do chưa đa dạng hóa được sản phẩm và thị trường phù hợp với điều kiện tài
nguyên biển Việt Nam.
I.5.2.4. Năng lực công nghệ chế biến còn thấp:
Những năm gần đây các nhà máy chế biến xuất khẩu đã nổ lực trong việc cảI
tạo điều kiện sản xuất, môi trường và đổi mới công nghệ. Tuy nhiên do trên 70%
nhà máy hoạt động với thiết bị cũ và lạc hậu, mặt bằng công nghệ đơn điệu, chủ yếu
là công nghệ lạnh. Tỷ trọng lao động thủ công trong chế biến còn rất lớn. sản phẩm
ở dạng nguyên liệu sơ chế vẫn chiếm tỷ trọng lớn. nhìn chung phần lớn các xí
nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu vệ sinh thực phẩm của thị trương EU, Mỹ.
Chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tuy có được cải thiện nhưng chưa cao và
chưa ổn định để thỏa mãn nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, nhất là tiêu
chuẩn về tạp chất và quy cách bao bì. Hầu hết các xí nghiệp chế biến chưa kiểm
soát được nguồn gốc và chất lượng nguyên liệu, thị trường nguyên liệu còn nhiều
phức tạp, chưa được quản lý.
I.5.2.5. Công tác thị trường còn yếu kém:
Công tác thông tin tiếp thị còn nhiều yếu kém, chưa chủ động nghiên cứu tiếp
cận thị trường, hầu hết các doanh nghiệp còn ngồi chờ khách đến đặt hàng…ít đầu
tư cho công tác tiếp thị. Còn thiếu đội ngũ chuyên về tiếp thị, đội ngũ quản lý hầu
như chưa đào tạo về nghiệp vụ Marketing quốc tế.
Hệ thống các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản chưa tổ chức liên kết
trên cơ sở một chiến lược thị trường và các chính sách chung thống nhất, dẫn đến
cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp ở các khâu mua và bán sản

phẩm.
Tóm lại: với những phân tích về khả năng phát triển và các hạn chế đã nêu trên
cần thiết phải có chương trình phát triển xuất khẩu ở tầm chính phủ quản lý, để
thống nhất mục tiêu biện pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhằm đưa xuất khẩu
thủy sản tăng trưởng và phát triển nhanh hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế của đất nước và cải thiện đời sống của nông dân và ngư dân vùng nông thôn
và ven biển.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com








CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA
TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ TRONG 3 NĂM
2003-2005





PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
II.1. KHÁI QUÁT VẾ SỞ THỦY SẢN KHÁNH HÒA:
II.1.1.Quá trình hình thành vá phát triển của cơ sở từ ngày thành lập

đến nay:
Sở Thủy sản Khánh Hòa được thành lập sau ngày giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước. Đến giữa năm 1976 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa xác nhập thành tỉnh
Phú Khánh và Sở Thủy sản thành Sở Thủy sản Phú Khánh. Văn phòng Sở được đặt
tại Nha Trang, quản lý nghề cá biển từ Cam Ranh đến Sông Cầu với hệ thống tổ
chức và cơ sở sản xuất kinh doanh như sau:
- Cơ quan văn phòng Sở với tổng biên chế gồm 120 người, 10 phòng ban
và 1 trưởng công nhân kỹ thuật.
- Các đơn vị sản xuất:
+ Công ty Thủy sản Khánh Hòa.
+ Xí nghiệp đông lạnh Nha Trang.
+ Công ty vật tư Thủy sản.
+ Đơn vị xây dựng công trình Thủy Sản.
+ Công ty nước đá Thủy Sản.
+ Xí nghiệp khai thác Thủy sản Phú Khánh.
Hệ thống bến cá lớn bé gồm 13 cơ sở từ Cam Ranh đến Sông Cầu. Ở huyện có
các phòng hải sản huyện với biên chế từ 4 đến 8 người. Sở Thủy Sản ở thời kỳ này
trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, phân phối sản xuất vật tư nhiên liệu…bao
cấp đến tận cơ sở theo chỉ tiêu kế hoạch.
Đến năm 1982 có chủ trương phân cấp cho huyện, các huyện thành lập công y
Thủy sản huyện và chuyển giao các bến cá nhỏ cho huyện. Đến năm 1983 thì tất
cả các bến cá chuyển giao huyện quản lý mà trực tiếp là công ty Thủy sản huyện.
Trong năm này cơ quan Sở có khoảng 60 người, 8 phòng ban. Nhập công ty nước
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
đá vào công ty vật tư Thủy sản. Đến năm 1986 giảm biên chế còn 40 người với 6
phòng ban.
Sau khi Phú Khánh chia thành chia thành 2 tỉnh là Khánh Hòa và Phú Yên (1989)
thì Sở Thủy sản lúc này là sở Thủy sản Khánh Hòa trực tiếp quản lý từ Cam Ranh
đến Vạn Ninh. Cơ quan Sở có 22 người. Từ năm 1989 chức năng sản xuất kinh
doanh của ngành dần dần được giao cho các đươn vị sản xuất kinh doanh, song Sở

Thủy Sản vẫn là đơn vị cân đối theo kế hoạch.
Năm 1991 Sở tiếp tục giao quyền cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh và thực
hiện giảm biên chế nên lúc này Sở Thủy sản còn 18 người và 5 phòng ban. Ở các
huyện không còn phòng Thủy sản mà nhập vào phòng nông nghiệp. Năm 1993 các
công ty Thủy sản huyện được giao cho tỉnh quản lý, đến lúc này cơ quan Sở còn 4
phòng ban với biên chế là 17 người. Các đơn vị sản xuất kinh doanh có:
+ Công ty Thủy sản Khánh Hòa.
+ Xí nghiệp đông lạnh Nha Trang.
+ Xí nghiệp khai thác dịch vụ Nha Trang.
+ Công ty Thủy Sản Cam Ranh.
+ Công ty Thiết bị Vật tư Thủy sản Khánh Hòa.
+ Công ty Thủy Sản Ninh Hòa.
Với 2 đơn vị sự nghiệp:
+ Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thủy sản
+ Trung tâm khuyến ngư Khánh Hòa
Ở giai đoạn này Sở chuyển dần sang quản lý Nhà nước và giao quyền tự chủ cho
các đơn vị. Trong 2 năm 1996 và 1997 do làm ăn kém hiệu quả 4 đơn vị phải giải
thể:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
+ Xí nghiệp nuôi trồng Thủy sản.
+ Công ty Thủy sản Khánh Hòa.
+ Công ty Thủy sản Ninh Hòa.
+ Công ty thiết bị vật tư Thủy sản.
Từ năm 1999- 2001 cơ quan Sở còn 4 phòng ban với biên chế là 10 người làm
nhiệm vụ quản lý nhà nước, kiểm tra, kiểm soát, định hướng hành vi và xây dựng
chiến lược phát triển ngành. Đến năm 2001 Sở chỉ còn 4 phòng ban với biên chế là
15 người. Sở quản lý 2 đơn vị hành chính sự nghiệp là chi cục bảo vệ Nguồn lợi
Thủy sản , trung tâm Khuyến Ngư và 2 doanh nghiệp Nhà nước:
+ Xí nghiệp khai thác và dịch vụ Thủy Sản Khánh Hòa.
+ Công ty quản lý Cảng cá Khánh Hòa.

Từ năm 2001- 2005 cơ quan Sơ vẫn còn duy trì số lượng phòng ban như cũ vói
biên chế là 17 người. Các đơn vị sản xuất kinh doanh đã Cổ phần hóa và làm ăn có
hiệu quả hơn .
Nhìn chung, có thể nói từ khi Sở Thủy sản ra đời đến nay đã trải qua không ít khó
khăn nhưng Sở Thủy sản vẫn không ngừng cải tiến để tồn tại và phát triển trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.


II.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Thủy sản Khánh
Hòa:
. II.1.2.1. Chức năng và tính chất hoạt động:
Sở Thủy sản Khánh Hòa là cơ quan quản lý hành chính của ngành Thủy Sản có
chức năng quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn Tỉnh. Xử lý
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
và tổng hợp các số liệu báo cáo của các cơ quan, tham mưu cho UBND tỉnh. Từ đó
làm tiền đề cho định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của ngành Thủy
sản nói riêng. Bên cạnh đó Sở Thủy sản còn quản lý trên cơ sở pháp lý về số lượng
công nhân viên, vốn điều lệ của các cơ sở nhằm đưa ra kế hoạch, quy hoạch chiến
lược phát triển ngành kinh tế của tỉnh.
Ngoài ra, Sở Thủy sản còn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa
giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành Thủy sản. Sở
Thủy sản chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Thủy sản.
II.1.2.2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng trình UBND tỉnh các văn bản pháp lý ( qui định, chỉ thị… ) để
thực hiện lệnh, pháp luật thuộc ngành Thủy sản trên địa bàn tỉnh, ban hành các văn
bản theo thẩm quyền.
- Xây dựng trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch về phát triển Thủy sản
trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo và thực hiện sau khi UBND tỉnh phê duyệt.
- Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức và cá nhân làm nghề Thủy sản thực
hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước trên các mặt như bảo vệ

nguồn lợi Thủy sản, khai thác chế biến nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm, quản lý
giống nuôi, cấp các loại giấy phép hoạt động, các loại tàu thuyền đánh cá, giấy phép
di chuyển ngư trường đăng kiểm tàu cá … theo sự phân cấp của Bộ Thủy sản.
- Được UBND tỉnh ủy quyền quản lý một số doanh nghiệp nhà nước, Sở
có trách nhiệm đôn đốc kiển tra theo dõi thực thi và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
và Bộ Thủy sản theo dõi định kỳ và kết quả thực hiện kế hoạch của các đơn vị sản
xuất kinh doanh thuộc phạm vi quyền quản lý .
- Nghiên cứu tổng hợp các kiến nghị của cơ sở đề xuất với Chính phủ, Bộ
Thủy sản; sữa chữa bổ sung các chính sách về kinh doanh Thủy sản trên địa bàn
tỉnh hoặc kiến nghị với UBND tỉnh bổ sung sửa đổi theo thẩm quyền.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×