Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

5 cách tránh bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.18 KB, 5 trang )

5 cách tránh bệnh tiểu đường không cần dùng
thuốc
Nghiên cứu mới cho thấy rằng để giảm nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường, thì bạn cần thay đổi chế độ
ăn uống và lối sống càng nhiều càng tốt.

Jared Reis thuộc Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia
Hoa Kỳ và các nhà khoa học đã báo cáo trong Biên
niên sử Nội khoa rằng con người có thể làm giảm
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 80% nếu kết hợp
những thay đổi về lối sống như: tập thể dục nhiều
hơn, không uống nhiều rượu, bỏ hút thuốc, tránh bị
béo phì, ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ và ít
chất béo.
Mặc dù lời khuyên này nghe có vẻ quen thuộc, nhưng
nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên chứng
minh hiệu quả của việc kết hợp tất cả các cách trên
với nhau. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng
việc giảm cân hoặc ăn uống lành mạnh hơn có thể
giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường một cách
độc lập, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy
những lợi ích tiềm năng tổng hợp của việc thay đổi
nhiều lối sống cùng một lúc.
Nghiên cứu được tiến hành trên hơn 207.000 người
bao gồm nam giới và nữ giới có độ tuổi từ 50 đến 71
và được ghi danh tại Viện Sức Khỏe Quốc Gia.
Những người tham gia tất cả đều khỏe mạnh và
không mắc các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh tiểu
đường khi cuộc nghiên cứu bắt đầu vào năm 1995-
1996. Khi họ tham gia, những tình nguyện viên này
đã điền vào bảng câu hỏi về lối sống và chế độ ăn


uống của họ, bao gồm họ ăn những gì, cân nặng bao
nhiêu, vận động cơ thể như thế nào, và có hút thuốc
hoặc uống rượu hay không. Các nhà nghiên cứu theo
dõi họ trong gần một thập kỷ để xem ai là người mắc
phải bệnh tiểu đường.
Reis và nhóm nghiên cứu của ông sau đó đã chia
những người tình nguyện tham gia thành các nhóm
có nguy cơ thấp và cao, tùy theo những câu trả lời
của họ về những câu hỏi liên quan đến lối sống. Ví
dụ, những người nằm trong nhóm chế độ ăn uống
nguy cơ thấp là những người ăn thực phẩm có chỉ số
đường trong máu thấp (nghĩa là, thực phẩm không
làm tăng mạnh mức glu-cô-zơ trong máu, thứ có thể
làm giảm khả năng phân hủy đường bằng insulin của
cơ thể)
Phụ nữ trong nhóm rượu cồn có nguy cơ thấp thì
không uống quá một thứ đồ uống có cồn một ngày,
đàn ông thì không uống nhiều hơn 2. Nhóm vận động
thể chất có nguy cơ thấp thì tập thể dục không dưới 3
lần một tuần, mỗi lần ít nhất là 20 phút. Những người
có BMI (chỉ số sức khỏe liên quan tới cân nặng và
chiều cao) ở mức bình thường thì được coi thuộc
nhóm cân nặng có nguy cơ thấp.
Mỗi thói quen lối sống có nguy cơ thấp có liên quan
tới sự giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đối với
nam giới, những người có cân nặng bình thường giảm
70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao hơn 10% so
với những người bị thừa cân hoặc béo phì. Đối với
phụ nữ, mức giảm nguy cơ này là 78%.
Đối với nam giới, những yếu tố có ảnh hưởng lớn

nhất là: không hút thuốc lá và tập thể dục thường
xuyên. Những người không hút thuốc lá có nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 24% so với những
người đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc chưa đến 10
năm, và những người đàn ông chăm vận động cơ thể
cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường với mức
tương tự so với những người đàn ông ít vận động hơn

×