Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học 10 có nội dung gắn với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.62 KB, 21 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
MỤC LỤC
PHẦN A: MỞ ĐẦU 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 3
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3
VI. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI: 4
PHẦN B: NỘI DUNG 5
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
I. CƠ SỞ PHÁP LÍ: 5
II. CƠ SƠ LÍ LUẬN: 5
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 5
Chương II: THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
I. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU: 7
II. THỰC TRẠNG: 7
III. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG: 7
Chương III: BIỆN PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU TRONG NGHIÊN CỨU 9
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 9
II. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NỘI DUNG: 9
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 17
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 18
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
I. KẾT LUẬN: 19
II. KIẾN NGHỊ: 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
1
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế, xã hội một cách toàn diện. Ngành
giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu
phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã có những chuyển
biến mạnh mẽ. Giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua
việc học. Để đạt được mục tiêu đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng
kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển
cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng
lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập
với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao
chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Hóa học là ngành khoa học ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời sống và
trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình học tập, thông qua các bài học có tính thực
tiễn, học sinh được củng cố mối liên hệ giữa lý thuyết với ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều
năm qua do nội dung sách giáo khoa còn nặng về lý thuyết và do điều kiện thực tế mà
việc truyền thụ kiến thức có liên quan đến thực tế đã được thực hiện nhưng chưa có sự
chuyển biến rõ rệt. Mặc dù sách giáo khoa đã có nhiều cải tiến đáng kể, nhiều tư liệu
thực tế được đưa vào nhưng vẫn còn thiếu một hệ thống bài tập hóa học đa dạng và
phong phú liên quan đến thực tiễn, để việc dạy và học bộ môn hóa học được phong phú
hơn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới
và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và làm phong phú thêm
vốn kiến thức của mình, tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách
quan hóa học 10 có nội dung gắn với thực tiễn”.
2
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học có nội dung liên quan

đến thực tiễn nhằm:
- Giúp cho việc kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức cơ bản về hóa
học vào đời sống như thế nào đồng thời giúp cho học sinh thấy rõ được mối quan hệ mật
thiết giữa hóa học với đời sống, tạo niềm say mê, hứng thú đối với môn học, nâng cao
chất lượng học tập của học sinh.
- Kiểm tra vốn hiểu biết thực tế, rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải
thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến hóa học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Các bài dạy trong chương trình THPT hóa học lớp 10.
 Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học có nội dung gắn với thực tiễn.
 Học sinh trường THPT Vĩnh Định.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 Tìm hiểu các nội dung hóa học có liên quan đến đời sống.
 Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn
với thực tiễn.
 Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của đề tài.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp hệ thống phân tích các tài liệu lý thuyết liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu kĩ lý thuyết trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trong các
sách, báo, tạp chí, internet và nhiều tài liệu khác.
2. Phương pháp điều tra cơ bản.
- Tìm hiểu hứng thú học môn hóa của học sinh.
- Nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh để có những cách trình bày
thật dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
3
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Đưa đề tài đến với học sinh thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra,
đánh giá.

- So sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, rút kinh nghiệm để
sữa chữa, bổ sung và hoàn thiện hơn.
VI. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
 Đề tài này được thực hiện trong phạm vi môn Hoá học THPT.
 Về mặt kiến thức kĩ năng đề tài chỉ nghiên cứu một số dạng thuộc lĩnh vực hoá
học trong sản xuất và đời sống, hoá học bảo vệ môi trường.
4
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
PHẦN B: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. CƠ SỞ PHÁP LÍ:
1. Dựa trên nội dung của SGK hóa học 10 do bộ giáo dục và đào tạo phát hành.
2. Dựa trên hệ thống bài tập của sách bài tập Hóa học 10 đang dùng trong trường.
3. Dựa trên nội dung của các đề thi do bộ giáo dục ra.
II. CƠ SƠ LÍ LUẬN:
Hóa học là môn học có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày và trong sản
xuất công nghiệp. Trong quá trình dạy và học môn hóa học, khi học sinh thấy được tầm
quan trọng và mối quan hệ mật thiết của môn học này với thực tiễn đời sống thì sẽ thích
học hóa hơn. Sách giáo khoa đã phần nào đáp ứng được điều này qua các tư liệu kèm
theo các hình ảnh sống động. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc gắn bài học với
các nội dung có liên quan đến thực tiễn còn hạn chế. Nhiều bài tập hóa học còn xa rời
thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính toán phức tạp.
Bài tập hóa học thực tiễn là những bài tập có nội dung xuất phát từ thực tiễn như
vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống và sản
xuất….
Hiện nay, do tình hình thi cử nên sách trắc nghiệm về hóa học rất nhiều nhưng
các câu hỏi liên quan đến thực tiễn chỉ rải rác một vài câu. Qua các đề thi trắc nghiệm
(tốt nghiệp và đại học) có nhiều ý kiến cho rằng còn quá ít câu hỏi liên quan đến thực tế
cuộc sống, cần phải đưa vào nhiều hơn.

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn có vai trò quan trọng:
 Về kiến thức:
- Là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy học sinh vận
dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học.
- Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú mà không
làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh.
5
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
- Thông qua các bài tập thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất
hóa học, củng cố kiến thức một cách thường xuyên.
- Giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, về các ngành sản
xuất hóa học…
 Về kĩ năng:
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: kĩ năng thu thập thông tin, vận
dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học.
- Rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải thích các
vấn đề nảy sinh từ thực tiễn,
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu…
 Về giáo dục đạo đức tư tưởng:
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học và sáng tạo, phong
cách làm việc khoa học.
- Giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hóa học, từ đó tạo động cơ học
tập tích cực: kích thích trí tò mò, óc quan sát … làm tăng hứng thú học tập môn hóa học.
- Biết vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống.
- Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hình thành phương pháp học tập
hợp lý.

6
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
Chương II: THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:
Việc nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này là dựa vào sách giáo khoa,
sách tham khảo, báo, tạp chí, internet và tình hình học tập, nghiên cứu của học sinh
trường THPT Vĩnh Định.
II. THỰC TRẠNG:
Hiện nay, trong giảng dạy hóa học ở phổ thông, đã chú ý đến việc đánh giá kiến
thức hóa học đồng thời đánh giá kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng thực
hành … Tuy nhiên, còn ít các nội dung thực hành thí nghiệm, kiến thức gắn liền với thực
tế cuộc sống, kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất.
Trong nội dung sách giáo khoa lớp 10, có đưa thêm các tư liệu về kiến thức thực
tiễn nhưng là phần đọc thêm, không bắt buộc hoặc giảm tải đối với các lớp ban cơ bản.
Nội dung chương trình còn khá nặng, cộng với đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm
tra - đánh giá nên việc đưa thêm kiến thức hóa học gắn liền với cuộc sống còn hạn chế.
Mặc dù bộ môn hoá học ở THPT đóng một vai trò rất quan trọng nhưng ở cấp
THPT các em thực sự không chú ý, đã có rất nhiều em không thích học môn này và cho
đây là môn học khó, môn học khôn khan (sau đây là số liệu điều tra đầu năm học 2013-
2014 tại các lớp 10A1, 10A2 tôi trực tiếp giảng dạy khi chưa áp dụng đề tài này vào quá
trình giảng dạy).
Lớp TT
Số em không
yêu thích môn
học
Số em xem đó
như một môn
phụ
Số em yêu
thích môn học

10A1
(Lớp thực
nghiệm)
Số lượng 24 5 15
Tỷ lệ 54,5% 11,4% 34,1%
10A2
(Lớp đối
Số lượng 24 8 12
Tỷ lệ 54,5% 18,2% 27,3%
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất cần
thiết cho giáo viên hóa học bậc THPT trong quá trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá
học sinh.
III. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:
7
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
 Các em chưa tìm thấy hứng thú trong quá trình học.
 Giáo viên ít liên hệ kiến thức cơ bản với thực tế, nội dung chưa phong phú.
 Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn.
 Năng lực vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế của học sinh còn yếu.
 Vốn hiểu biết thực tế của học sinh về các hiện tượng có liên quan đến hóa học
trong đời sống hàng ngày còn ít.
8
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
Chương III: BIỆN PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU TRONG
NGHIÊN CỨU
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Gắn hóa học với thực tiễn trong quá trình giảng dạy nhằm tạo hứng thú học tập,
kích thích tính tò mò của học sinh bằng các hình thức sau:
- Giới thiệu vào bài mới có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu
hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp

nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
- Thông qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học;
những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời
gian nào trong suốt tiết học.
- Kết thúc bài học tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học, tìm
cách giải quyết những hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học
sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi
khi học bài học mới tiếp theo; liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết
luận mang tính quy luật.
2. Kiểm tra việc hiểu bài, vận dụng kiến thức đã học của học sinh thông qua các
câu hỏi và bài tập trắc nghiệm củng cố có nội dung liên quan đến thực tiễn.
3. Đưa các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung gắn liền với thực tiễn vào
phần bài tập của tiết thực hành, tiết luyện tập, các bài kiểm tra.
II. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NỘI DUNG:
1. Tổ chức triển khai thực hiện:
Tôi đã triển khai thực hiện các nội dung như sau:
 Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của mỗi bài học, đồng
thời nghiên cứu những định hướng về dạy học và kiểm tra đánh giá phát triển năng lực
học sinh về các vấn đề thực tiễn.
 Xác định loại câu hỏi, bài tập có nội dung liên quan thực tiễn theo hướng đánh
giá năng lực học sinh.
9
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
 Biên soạn, xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung gắn
liền với thực tiễn.
 Đưa đề tài đến học sinh thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.
 Thu thập tất cả các ý kiến phản hồi, tổng hợp, rút kinh nghiệm.
2. Nội dung của đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN HÓA
HỌC 10 CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN

NHÓM HALOGEN
Câu 1: Muối thô để một thời gian trong không khí thường bị chảy nước, đó là do:
A. Có lẫn MgCl
2
, là chất dễ hấp thụ nước trong không khí.
B. NaCl hấp thụ nước trong không khí.
C. Có lẫn NaHCO
3
dễ phân hủy tạo nước.
D. Một lý do khác.
Câu 2: Nước Gia-ven, clorua vôi đều có tính oxi hóa mạnh, thường được dùng để tẩy
trắng, tẩy uế, sát trùng. Tuy nhiên, clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia-ven, đó
là do:
A. Nước Gia-ven ở dạng lỏng, dễ bay hơi còn clorua vôi ở dạng rắn, khó bay hơi nên
không độc hại như nước Gia-ven.
B. Clorua vôi là muối của kim loại Ca với hai loại gốc axit (Cl
-
và ClO
-
) nên có tính
oxi hóa mạnh hơn.
C. Clorua vôi có giá thành tương đương nước Gia-ven nhưng dễ sản xuất hơn nên
phổ biến hơn nước Gia-ven.
D. Clorua vôi rẻ tiền hơn, có hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và chuyên
chở hơn.
Câu 3: Nước clo, nước Gia-ven đều có tính tẩy màu do:
+1
A. Tính oxi hóa của Cl trong HClO và NaClO.
B. Nước clo, nước Gia-ven không bền, dễ phân hủy tạo thành oxi nguyên tử, oxi
nguyên tử có tính oxi hóa mạnh.

C. Tính oxi hóa mạnh của khí Cl
2
.
10
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
D. Trong nước clo có mặt HCl là chất khử mạnh.
Câu 4: Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí Cl
2
thoát ra thường
có lẫn lượng lớn hơi nước gây ăn mòn thiết bị. Trong các chất sau đây, chất nào có thể
dùng để làm khô khí clo ẩm?
A. NaOH rắn. B. CaO rắn. C. H
2
SO
4
đặc. D. Ba chất trên đều được.
Câu 5: Khi hòa tan Cl
2
vào nước, một phần Cl
2
phản ứng chậm với nước theo phương
trình hóa học sau:
Cl
2
+ H
2
O HCl + HClO
Nước clo có màu vàng lục nhạt, để lâu trong không khí thì bị mất màu, không bảo quản
được lâu vì:
A. Axit HClO là hợp chất không bền, dễ bị phân hủy giải phóng oxi

B. Phản ứng hóa học trên là phản ứng bất thuận nghịch.
C. Cl
2
là chất khí dễ bay ra khỏi dung dịch.
D. Hidroclorua (HCl) là chất khí dễ bay hơi.
Câu 6: Clo được dùng để sát trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch, khi xử lý
nước thải. Vào sáng sớm, khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi
xốc của khí clo. Khả năng diệt khuẩn của clo là do:
A. Có HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh.
B. Cl
2
là chất có tính oxi hóa mạnh.
C. Cl
2
độc nên có tính sát trùng.
D. Có HCl là chất khử mạnh.
Câu 7: Thỉnh thoảng nước máy có mùi khí clo, đặc biệt là vào sáng sớm. Nguyên nhân
phải thêm clo vào nước máy là:
A. Để chống sâu răng. B. Để khử trùng nước.
C. Để bảo vệ đường ống dẫn nước. D. Để giữ cho ống dẫn nước luôn sạch.
Câu 8: Nguyên tố nào có tác dụng quan trọng là cản trở vi khuẩn sản xuất axit gây sâu
răng, giúp sửa chữa và khoáng hóa bề mặt của những răng chớm sâu, làm đảo ngược tiến
trình sâu răng?
A. Canxi B. Flo C. Clo D. Photpho
Câu 9: Axit nào thường được dùng để khắc chữ, hoa văn lên thủy tinh?
11
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
A. H
2
SO

4
đặc B. HCl C. HF D. HNO
3
đặc
Câu 10: Iot là nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với con người. Mỗi ngày cơ thể con
người cần được cung cấp từ 1.10
-4
đến 2.10
-4
g iot. Thiếu iot làm não bị hư hại nên người
ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn. Thiếu iot còn gây ra bệnh
bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác. Để khắc phục sự thiếu hụt iot, người ta phải cho
thêm hợp chất của iot vào thực phẩm như: muối ăn, sữa, kẹo,… Muối iot là muối ăn có
trộn thêm một lượng nhỏ:
A. NaI hoặc KIO
3
B. NaI C. NaIO
3
D. KI hoặc KIO
3

Câu 11: Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình
bằng thủy tinh?
A. HF B. HCl C. H
2
SO
4
D. HNO
3


Câu 12: Axit HF là một axit yếu. Người ta đựng axit HF trong các chai lọ bằng:
A. Thủy tinh. B. Chất dẻo. C. Kim loại. D. Gốm sứ.
Câu 13: Để có thể khắc chữ, khắc hình lên thủy tinh, người ta thường sử dụng hỗn hợp:
A. KClO
3
và HCl đặc B. KMnO
4
và H
2
SO
4
đặc
C. CaF
2
và H
2
SO
4
đặc D. KMnO
4
và HCl đặc
Câu 14: Để thu khí clo trong phòng thí nghiệm ta có thể làm theo cách nào sau đây?
A. Thu bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình thu để ngửa.
B. Thu bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình thu úp ngược.
C. Thu bằng phương pháp đẩy nước.
D. Thu bằng phương pháp chưng cất ở áp suất thường.
Câu 15: Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất khí clo trong công nghiệp?
A. Cho KMnO
4
tác dụng với HCl đặc ở điều kiện thường.

B. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa không có màng ngăn.
C. Điện phân dung dịch HCl.
D. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.
Câu 16: Ứng dụng nào sau đây không phải của clorua vôi?
A. Dùng trong việc tinh chế dầu mỏ. B. Tẩy trắng vải sợi.
C. Tẩy uế các hố rác, cống rãnh. D. Tiêu diệt vi khuẩn cúm gà.
12
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
Câu 17: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp tẩy rửa nhà tắm, ví dụ như
“Duck pro nhà tắm” là một sản phẩm thông dụng. Nó giúp tẩy sạch vết gỉ rét, vết hóa
vôi, vết xà phòng đọng lại, vết thâm đen trong kẽ gạch… Thành phần quan trọng có
trong sản phẩm này là
A. HCl B. NaOH C. Na
2
SO
4
D. CaOCl
2

NHÓM NHÓM VIA
Câu 18: Trong công nghiệp, người ta điều chế khí O
2
từ không khí bằng phương pháp:
A. Chưng cất áp suất thấp. B. Chưng cất lôi cuốn hơi nước.
C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. D. Chưng cất thường.
Câu 19: Trong tự nhiên có nhiều nguồn sinh ra khí H
2
S nhưng khí này ít bị tích tụ trong
không khí vì:
A. H

2
S bị oxi hóa không hoàn toàn tạo ra S không tan.
B. H
2
S bị phân hủy thành H
2
và S ở nhiệt độ thường.
C. H
2
S tác dụng với H
2
O trong không khí tạo thành dung dịch H
2
S.
D. H
2
S bị oxi hóa hoàn toàn thành SO
2
.
Câu 20: Dung dịch axit sunfuhidric để lâu trong không khí thì bị vẩn đục màu vàng do:
A. Hơi H
2
O tác dụng với H
2
S tạo S không tan.
B. O
2
không khí oxi hóa H
2
S thành S không tan.

C. N
2
không khí tác dụng với H
2
S tạo S không tan.
D. Một nguyên nhân khác.
Câu 21: Hg là một chất độc. Khi nhiệt kế bị vỡ, để loại bỏ một lượng nhỏ thủy ngân Hg
rơi vãi ta có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Dùng dung dịch HClO. B. Dùng dung dịch H
2
SO
4
đặc.
C. Dùng dung dịch HNO
3
. D. Dùng bột lưu huỳnh S để khử.
Câu 22: Trên tầng cao của khí quyển, ozon (O
3
) được hình thành từ oxi (O
2
)

do:
A. Ảnh hưởng của tia cực tím (UV). B. Sự phóng điện trong cơn giông.
C. Sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ. D. Cả A và B đúng.
Câu 23: Chọn câu sai: Ozon (O
3
) được hình thành do:
A. Sự oxi hóa các hợp chất vô cơ và hữu cơ.
B. Sự phóng điện (tia chớp, sét) trong cơn giông.

13
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
C. Sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ.
D. Tia tử ngoại mặt trời chuyển hóa các phân tử O
2
thành O
3
.
Câu 24: Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí O
2
bằng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp chiết. B. Phương pháp đẩy không khí.
C. Phương pháp chưng cất. D. Phương pháp đẩy nước.
Câu 25: Dựa vào tính chất nào sau đây để thu khí oxi O
2
bằng phương pháp đẩy nước?
A. Khí O
2
không tan trong nước. B. Khí O
2
nặng hơn nước.
C. Khí O
2
nhẹ hơn nước. D. Khí O
2
tan được trong nước.
Câu 26: Trong công nghiệp người ta thường sản xuất SO
2
từ:
A. Natri sunfit. B. Quặng pirit đồng.

C. Quặng pirit sắt hoặc lưu huỳnh. D. Khí hidrosunfua.
Câu 27: Trong công nghiệp người ta sản xuất hidrosunfua từ:
A. Không sản xuất hidrosunfua. B. H
2
và S
C. Từ FeS D. Từ các muối sunfua.
Câu 28: Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh đioxit?
A. Tẩy trắng giấy.
B. Sản xuất axit sunfuric.
C. Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.
D. Lưu hóa cao su.
Câu 29: Khí nào sau đây được coi là nguyên nhân làm cho máu bị đen khi bị ngộ độc?
A. H
2
S B. SO
2
C. N
2
D. CO
2

Câu 30: Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?
A. CO
2
B. SO
2
C. NO
2
D. Cl
2


Câu 31: Đồ dùng, đồ trang sức bằng bạc lâu ngày bị biến đổi sang màu đen, đó là do:
A. Bạc bị phủ một lớp bụi bẩn trong không khí nên có màu đen.
B. Bạc bị oxi không khí oxi hóa thành Ag
2
O có màu đen.
C. Bạc có lẫn tạp chất nên dễ bị oxi hóa thành Ag
2
O có màu đen.
D. Bạc tiếp xúc với không khí có H
2
S bị biến đổi thành Ag
2
S màu đen.
14
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
Câu 32: Axit này được gọi là “máu của hóa học”, là hóa chất hàng đầu trong nhiều
ngành sản xuất. Nó được dùng làm chất điện li trong các acqui chì. Công thức hóa học
của axit này là
A. HClO
4
B. HNO
3
C. HCl D. H
2
SO
4

Câu 33: Khi làm thí nghiệm để giảm thiểu lượng khí SO
2

, H
2
S, Cl
2
thoát ra gây ảnh
hưởng sức khỏe, người ta thường:
A. Sục ống dẫn khí vào bình đựng nước vôi.
B. Sục ống dẫn khí vào bình đựng nước.
C. Sục ống dẫn khí vào bình đựng nước ancol etylic.
D. Sục ống dẫn khí vào bình đựng axit.
Câu 34: Nhiều nơi trên thế giới, lưu huỳnh lắng đọng thành những mỏ lớn. Lưu huỳnh
được đưa lên mặt đất bằng cách bơm nước siêu nóng (khoảng 170
o
C) dưới áp suất cao
cùng với không khí nóng vào mỏ lưu huỳnh. Hỗn hợp bọt của không khí, nước và lưu
huỳnh nóng chảy được đẩy lên mặt đất. Có thể lấy được lưu huỳnh theo cách trên là nhờ
tính chất nào của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh dễ nóng chảy.
B. Lưu huỳnh tan trong không khí và nước nóng.
C. Lưu huỳnh là đơn chất.
D. Lưu huỳnh dễ tan trong nước nóng
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
Câu 35: Khi tiếp thêm củi vào bếp lửa để cho lửa mạnh hơn, ta thường chẻ mỏng thanh
củi trước khi cho vào bếp. Điều này được giải thích là để:
A. Tăng diện tích tiếp xúc giữa oxi và củi làm giảm tốc độ phản ứng cháy.
B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa oxi và củi làm tăng tốc độ phản ứng cháy.
C. Giảm diện tích tiếp xúc giữa oxi và củi làm tăng tốc độ phản ứng cháy.
D. Tăng nồng độ oxi làm tăng tốc độ phản ứng cháy.
Câu 36: Vì sao để nung gạch, ngói người ta thường xếp gạch, ngói mộc xen lẫn với các
bánh than?

A. Để nhiệt độ của lò nung gạch ổn định, gạch chín đều.
B. Để nhiệt độ của lò nung gạch tăng lên, gạch mau chín.
15
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
C. Để tăng diện tích tiếp xúc giữa gạch với oxi, gạch mau chín.
D. Để hạn chế khói, bụi, khí thoát ra làm ô nhiễm môi trường.
Câu 37: Trong giai đoạn oxi hóa SO
2
thành SO
3
khi sản xuất axit sunfuric H
2
SO
4
, người
ta đã sử dụng biện pháp nào sau đây để đạt hiệu quả cao nhất?
A. Thực hiện ở nhiệt độ cao và dùng oxi vừa đủ.
B. Làm lạnh hỗn hợp các chất phản ứng cùng với xúc tác V
2
O
5
.
C. Thực hiện ở nhiệt độ thích hợp, dùng dư oxi và xúc tác V
2
O
5
.
D. Thực hiện ở nhiệt độ cao và dùng xúc tác P
2
O

5
.
Câu 38: Nguyên liệu cho nung vôi là đá vôi và than đá phải đập đến một kích cỡ thích
hợp, không đập nhỏ quá vì:
A. Cản trở sự tiếp xúc của oxi với than và làm chậm quá trình thoát khí cacbonic.
B. Tăng diện tích tiếp xúc của than với oxi làm tốc độ phản ứng thấp.
C. Cản trở sự tiếp xúc của oxi với than và làm tăng quá trình thoát khí cacbonic.
D. Hạn chế bề mặt tiếp xúc làm vôi chín không đều.
Câu 39: Khi ủ bếp than, người ta thường đậy nắp bếp làm cho phản ứng cháy của than
chậm lại. Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Diện tích tiếp xúc B. Nhiệt độ C. Áp suất D. Nồng độ
Câu 40: Trong các viên than tổ ong, người ta phải tạo ra các hàng lỗ rỗng nhằm:
A. Làm tăng diện tích tiếp xúc giữa than đá và oxi không khí, giúp than cháy đều và hết.
B. Tiết kiệm than.
C. Làm tăng quá trình thoát khí CO, CO
2
giúp than dễ cháy.
D. Làm giảm diện tích tiếp xúc giữa than đá và oxi không khí, giúp than cháy đều và hết.
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
1
1
2
1
3
1
4
15
1

6
1
7
1
8
1
9
20
Đ/á
n
A D A C A A B B C D A B C A D D D C A B
Câu
2
1
22
2
3
24 25 26 27 28 29 30
3
1
3
2
3
3
3
4
35
3
6
3

7
3
8
3
9
40
Đ/á D A A D A C A D A B D D A A B A C A D A
16
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
n
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Đối với học sinh:
- Học sinh rất hứng thú khi được giao làm các bài tập hóa học có nội dung gần
gũi, thiết thực với đời sống hàng ngày.
- Học sinh thấy hứng thú hơn khi học môn hóa học.
- Học sinh vận dụng các kiến thức về hóa học tốt hơn khi giải quyết các vấn đề
trong đời sống có liên quan đến hóa học.
- Học sinh thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc học môn hóa học.
- Kích thích học sinh tìm tòi, tham khảo các tài liệu có trong sách giáo khoa, báo
chí, internet… có liên quan đến ứng dụng của hóa học trong sản xuất và đời sống.
2. Đối với giáo viên:
- Các giáo viên quan tâm đối với dạng bài tập hóa học có nội dung gắn với thực
tiễn nhưng cũng cho rằng việc tìm kiếm, tập hợp các tài liệu liên quan tốn rất nhiều thời
gian và công sức.
- Các giáo viên cũng cho rằng việc đưa các bài tập hóa học có nội dung gắn với
thực tiễn vào quá trình giảng dạy là rất cần thiết.
- Các giáo viên cũng cho rằng cần phải đưa dạng bài tập hóa học có nội dung gắn
với thực tiễn vào dạy học hóa học, vào kiểm tra, thi cử nhiều hơn.
3. Kết quả đối chứng:
Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp ít áp dụng so với lớp áp dụng giải thích

thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt.
Cụ thể là sau khi kết thúc năm học 2013 - 2014 thì đạt kết quả như sau:
Lớp
Mức độ
áp dụng
TT
Số em không
yêu thích
môn học
Số em xem
đó như một
môn phụ
Số em yêu
thích môn
học
10A1
(Lớp thực
nghiệm)
Thường
xuyên
Số lượng 5 1 38
Tỷ lệ 11,4% 2,3% 86,4%
10A2
(Lớp đối
Không
thường
Số lượng 20 6 18
Tỷ lệ 45,5% 13,6% 40,9%
17
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015

Tỉ lệ số học sinh yêu thích môn học ở cả 2 lớp tăng lên, đặc biệt lớp 10A1 thì tỉ lệ
này tăng lên rõ rệt.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua thời gian nghiên cứu vận dụng đề tài, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Giáo viên giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiến thức thông
qua các bài tập lý thuyết và thực hành, thì kiến thức và kĩ năng của các em sẽ được củng
cố một cách vững chắc, kết quả học tập không ngừng được nâng cao. Học sinh đã thực
sự chủ động, không còn gượng ép, đã biết tự lĩnh hội tri thức cho mình, từ đó tạo niềm
say mê và hứng thú trong học tập môn hóa học.
Hoàn toàn có thể sử dụng nội dung nêu trên để giúp học sinh hoạt động tìm kiếm
kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải thích một số hiện tượng có liên quan đến cuộc sống
hàng ngày. Yêu cầu của giáo viên phải làm tốt các khâu chuẩn bị và khéo léo phối hợp
tốt các phương pháp sao cho phù hợp với từng nội dung và mức độ kiến thức đối với
từng đối tượng học sinh.
Nội dung nêu trong đề tài có khả năng phát huy tốt năng lực tư duy độc lập của học
sinh, làm cho không khí học tập của học sinh hào hứng và sôi nổi hơn.
18
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Dựa vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, tôi nhận thấy đề tài đã căn bản hoàn thành
được những vấn đề sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
2. Xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan hóa học có nội dung
liên quan đến thực tiễn trong chương trình hóa học 10.
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm: đề tài là cần thiết và có tính hiệu quả. Học sinh
cảm thấy hứng thú và yêu thích học môn hóa học hơn.
II. KIẾN NGHỊ:
Qua quá trình giảng dạy bộ môn cũng như nghiên cứu đề tài và tiến hành thực
nghiệm, tôi có một số đề xuất sau:

1. Nhà trường cần bổ sung thêm sách tham khảo cho giáo viên ở thư viện.
2. Giáo viên nên đưa nhiều hơn và nội dung phong phú hơn các dạng bài tập về
hóa học có nội dung gắn với thực tiễn vào quá trình giảng dạy.
3. Giáo viên nên đưa thêm hình ảnh minh họa các ứng dụng hóa học, quá trình sản
xuất, các hiện tượng hóa học,…vào bài giảng, bài tập nhằm tăng thêm sự chú ý và hứng
thú học tập cho học sinh.
4. Nên tăng cường số lượng và chất lượng các bài tập có nội dung gắn với thực
tiễn trong kiểm tra, đánh giá.
5. Các bài tập cũng như hình ảnh,… đưa vào quá trình dạy và học cần phải gần
gũi, thiết thực với đời sống hàng ngày.
19
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
Trên đây mới chỉ là một số vấn đề trong muôn vàn vấn đề của hóa học liên quan
đến thực tế, cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực
hiện đề tài, nhưng do vốn kinh nghiệm bản thân chưa nhiều nên chắc chắn đề tài còn
thiếu sót, bản thân tôi rất mong muốn nhận được sự thông cảm, góp ý, chia sẻ của quý
đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Triệu Phong, ngày 03 tháng 11 năm 2014
Người viết
Trần Thị Ngọc Nhân
20
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 - 2015
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Hóa học 10 NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên Hóa học 10 NXB Giáo dục.
3. Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học 10 NXB Giáo dục.
4. 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống NXB Giáo dục
(Nguyễn Xuân Trường)

5. Đề thi tốt nghiệp, đại học qua các năm của bộ giáo dục và đào tạo.
5. Hóa học và ứng dụng Tạp chí của hội hóa học Việt Nam
6.
7.
21

×