Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Giáo án hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên dành cho lớp chồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.1 KB, 58 trang )

1
KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM
CHỦ ĐỀ :CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 3 tuần
( Từ ngày 18 tháng 03 đến ngày 05 tháng 04 năm 2013)
I.MỤC TIÊU:
1/ Phát triển thể chất
- Phát triển các nhóm cơ trong cơ thể thông qua các bài tập phát triển chung,bài tập thể dục buổi
sáng.
- Phối hợp chân tay nhịp nhàng,khéo léo trong các vân động cơ bản như :
- Trèo lên xuống thang , ném trúng đích thẳng đứng ,đi thay đổi hướng dich dắc theo vật
chuẩn .
- Rèn các tố chất nhanh , manh , khéo dẻo dai trong các trò chơi vận động
-Rèn luyện cơ thể thông qua các yếu tố thiên nhiên khi trẻ được tiếp xúc như : đất nước không
khí
- Vệ sinh dinh dưỡng : Giáo dục trẻ hình thành ở trẻ một thói quen vệ sinh cá nhân
2/ Phát triển nhận thức
- Biết các nguồn nước và tác dụng của các nguồn nước ở gần gũi trẻ
- Biết một số hiện tượng thời tiết , biết các mùa tronh năm – mùa hè
- Nhận biết các buổi trong ngày như : Sáng trưa chiều tối
- Xác định vị trí đồ vật so với bạn khác
- Thao tác đo thể tích( dung tích bằng một đơn vị đo )
3/ Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các nguồn nước ,một số hiện tượng thời tiết , các mùa trong
năm .
- sát thấy các hiện tượng tự nhiên mà trẻ thấy
- Hiểu biết các từ mới :nước trong ao hồ , nước mưa , nước suối , nước sông , gió , biết được
mùa hè
- Đọc thơ kể lại chuyện đã được nghe có sự giúp đỡ của cô giáo
- Hiểu được một số từ trong tiếng việt như: Hiện tượng , thiên nhiên, ô nhiễm , ô nhiễm ,tiết
kiệm , ich lợi ,buổi sáng buổi trưa ,buổi tối , tự nhiên , tí xíu , rực rỡ , hạn hán ,hoàng hôn ,


bình minh , lũ lụ ,tự nhiên, ngưng tụ , phía phải , phía trái , phía trên , sáng ngời , lơ lững ,
trăng khuyết .
4/ Phát triển tình cảm xã hội
- Tình cảm yêu quý các hiện tượng tự nhiên thiên nhiên ,
- Biết giữ gìn các các nguồn nước
5/ Phát triển thẩm mỹ
- Biết hát một số bài hát về các hiện tượng tự nhiên
- Yêu thích vẽ đẹp của các hiện tượng tự nhiên
- Biết sử dụng các vật liệu và biết thể hiện đường nét , màu sắc , hình dạng để tạo ra các sản
phẩm đơn giản
- Thể hiện được cảm xúc, tình cảm về các hiện tượng tự nhiên qua các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán
qua các bài hát, múa vận độn


II. MẠNG NỘI DUNG:
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
Phát triển nhận thức Phát triển thẩm mỹ
Nước
- Các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước sạch dùng
trong sinh hoạt
-Các trạng thái của nước lỏng rắn hơi và một số đặc điểm , tính chất
của nước
“ không màu không mùi không vị hòa tan được một số chất …)
- Vòng tuần hoàn của nước
- ích lợi của nước đối với con người , cây cối con vật
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ các nguồn
nước

2
- Các mùa trong năm ( Mùa hè)

- Một số hiện tượng thời tiết thay
đổi theo mùa
- Thứ tự mùa trong năm
- Sự thay đổi của con người trong
sinh hoạt theo thời tiết mùa (quần
áo ăn uống , hoạt động )
- Mặt trời và mặt trăng sự thay đổi
tuần hoàn ngày và đêm
- Một số bệnh theo mùa cần phòng
tránh
NƯỚC VÀ MỘT SỐ

HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
- Một số hiện tượng thời tiêt
- Một số hiện tượng thời tiết : Nắng
mưa, sấm, sét, bảo ,cầu vồng ,sương
mù
Ảnh hưởng của thời tiết đến sinh
hoạt của con người , con vật cây cối
- Một số biện pháp cách phòng
tránh .
- Một số hiện tượng thời tiết và mùa hè
- Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa
- Thứ tự mùa trong năm
- Sự thay đổi của con người trong sinh hoạt
theo thời tiết mùa (quần áo ăn uống , hoạt
động )

Làm quen với toán:
-Nhận biết các buổi trong ngày ( Sáng trưa

chiều tối )
- Xác định vị trí đồ vật so với bạn khác - Đo
thể tích dung tích các vật bằng một đơn vị đo
Khám phá khoa học- xã hội:
-Quan sát tìm hiểu tính chất của nước vì sao
có mưa , mùa hè
Tạo hình:
- Vẽ về biển , vẽ mưa , vẽ trang phục mùa hè
Âm nhạc:
Hát và vận động bài “Cho tôi đi làm mưa với ,
nắng sớm , mùa hè đến Trời nắng trời mưa , …
- Nghe hát : Mưa rơi , đi cấy , lý hoài nam
- TCAN: Ai nhanh nhất; Nhìn hình đoán tên ,
vòng quay diệu kỳ .
Phát triển thể chất Phát triển ngôn ngữ Phát triển TC – XH
Thể dục
- Trèo lên xuống thang
- Ném trúng đích thẳng
đứng
- Đi thay đổi hướng dích
dắc theo vật chuẩn
- Giáo dục dinh dưỡng:
Giáo dục trẻ ăn đầy đủ
chất dinh dưỡng và biết
được lợi ích của các món
ăn có nguồn gốc từ thực
vật đối với sức khoẻ con
người.
LQ Văn học:
- Trò chuyện về các hiện

tượng tự nhiên
- Nghe đọc thơ diễn cảm:
Bài Trăng sáng , ông mặt
trời óng ánh .
- Nghe kể truyện: Giọt
nước tí xíu
- Đóng vai: Bán hàng
- Góc xây dựng: Xây bể bơi ,
Xây công viên nước ,xây bãi
biển .
- Trò chơi vận động : Trời mưa ,
trời nắng trời mưa
- Trò chơi dân gian: Dung dăng
dung dẻ, lộn cầu vồng
-Thực hành , luyện tập một số nội
dung về môi trường.
IV / KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
1/ Thời gian gồm có : 3 tuần
- Chủ đề thực hiện trong tuần gồm có các chủ đề nhánh sau :
- Nhánh 1 : Nước ( Từ ngày 18 tháng 03 đến ngày 22 tháng 3)
- Nhánh 2 : Một số hiện tượng thời tiết (Từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 3 )
- Nhánh 3 : Các mùa trong năm ( Mùa hè ) (Từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 4 )
2. Chuẩn bị :
- Sưu tầm tranh ảnh về chủ điểm nước và một số hiện tượng tự nhiên như : Tranh nước mưa ,
nước suối , nước ao hồ , nước giếng …….
- Tranh minh hoạ một số bài thơ, truyện : Ông mặt trời , Trăng sáng , giọt nước tí xíu .
- Các bài hát trong chủ điểm: Cho tôi đi làm mưa với , trời nắng trời mưa …
- Một số đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho trẻ chơi ở các góc.

3

GIAO THÔNG
NƯỚC VÀ MỘT SỐ
HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

- Vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu làm đồ chơi, trang bị đồ dùng học tập cho các
cháu
- Các nguyên vật liệu: Vỏ hộp cát tông, lá cây…
- Lựa chọn một số bài hát, câu truyện, thơ, câu đố… về chủ điểm Thế giới thực vật
- Chuẩn bị bút chì, sáp màu, đất nặn, giấy vẽ, hồ dán…
- Lô tô
- Một số đồ dùng dạy toán
- Một số trò chơi liên quan đến chủ đề.
- Đồ dùng dạy toán: Chai nước , đồng hồ
- Đồ dùng âm nhạc: phách tre, trống lắc, xắc xô…
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động ngoài trời.
3/ Tổ chức thực hiện
a. Giới thiệu chủ đề :
- Giáo viên cùng trẻ trang trí môi trường trong lớp bằng những sản phẩm của cô và trẻ có nội
dung hướng đến chủ đề .
- Cho trẻ thăm vườn cây, công viên, xem tranh ảnh, nghe các bài hát…về chủ đề các hiện tượng
tự nhiên , khuyến khích trẻ đặt câu hỏi hoặc trả lời các câu hỏi về những nội dung liên quan đến
chủ đề như :
- Các con vừa được xem những bức tranh vẽ về những gì nào ?
- Các nguồn nước dùng để làm gì ?
- Nước có quan trọng đối với chúng ta không ?
- Câu hỏi của cô đi từ dễ đến khó , nội dung câu hỏi phải xoay quanh chủ đề nước vaf các hiện
tượng tự nhiên .
b. Khám phá chủ đề :
- Giáo viên lựa chọn nội dung và xây dựng mạng hoạt động phù hợp với độ tuổi, kinh nghiệm
của trẻ tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động đa dạng khám phá chủ đề.

- Các phương pháp thường sử dụng khi triển khai các hoạt động :
+ Quan sát qua tranh ảnh, qua cuộc sống hằng ngày.
+ Trò chuyện thảo luận, đàm thoại, đưa ra những câu hỏi gợi mở khuyến khích trẻ nói về các nội
dung của chủ đề .
+ Đọc , kể cho trẻ nghe những bài thơ, câu chuyện liên quan đến nội dung của chủ đề.
+ Cho trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình tạo sản phẩm theo mục đích của chủ đề
- Tổ chức hát múa, trò chơi vận động liên quan đến chủ đề .
c. Đóng chủ đề :
- Cô giáo có thể đàm thoại với trẻ về chủ đề vừa học .
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ, hát múa những bài hát có liên quan đến chủ đề
- Giới thiệu chủ đề mới bằng cách cùng trẻ trưng bày những hình ảnh của chủ đề tiếp theo và
cùng trẻ trò chuyện về chủ đề mới .
4. Đánh giá cuối chủ đề
- Giáo viên ghi chép , quan sát trẻ thường xuyên để đánh giá việc thực hiện cuối hủ đề và điều
chỉnh hoạt động giáo dục kịp thời .
KẾ HOẠCH TUẦN

4

Tuần 27 ( Từ ngày 18 đến 22 tháng 03 năm 2013)
Chủ điểm: Các hiện tượng tự nhiên – Chủ đề nhánh: Nước
Thứ

Hai Ba Tư Năm Sáu
Trò chuyện
sáng
- Trò truyện về một số hiện tượng tự nhiên
- Trò truyện về nước
Thể dục sáng - Tập thể dục với bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với ”.
Chơi , hoạt

động ngoài
trời
- Quan sát trò chuyện về thời tiết, cây cối, quang cảnh trường mầm non.
- Làm quen, ôn luyện một số kiến thức đã học.
- Chơi các trò chơi: Trời mưa ,dung dăng dung dẻ , chơi tự do
Hoạt động
học
PTVĐ :Trèo
lên xuống
thang
KPKH: -
Tìm hiểu về
tính chất của
nước
PTNT:Nhận biết
các buổi trong
ngày như :
Sáng ,trưa ,
chiều , tối
PTNN:Giọt
nước tí xíu
ÂN : Vận động
bài : Cho tôi đi
làm mưa
- NH: Mưa rơi
Làm quen
tiếng việt
- Hiện tượng
-ích lợi
- Ô nhiễm

- Nhiệt độ
- Tiết kiệm
- Tính chất
- Buổi sáng
- Buổi trưa
- Buổi tối
- Tí xíu
-Rực rỡ
-Trong vắt
Ôn: Các từ đã
học
Chơi ,hoạt
động góc:
- Góc Phân vai: Bán hàng
- Góc Xây dựng: Xây bể bơi
- Góc Tạo hình: Vẽ, xé dán, tô màu các hiện tượng tự nhiên …
- Góc Học tập – sách: Xem tranh, làm bộ sưu tập về các hiện tượng tự nhiên
- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi…
Chơi , hoạt
động chiều
- Chơi tự do
chơi theo ý
thích
- Tìm hiểu xem
tranh về một số
hiện tượng tự
nhiên
- Ôn lại một số
kiến thức buổi
sáng trẻ chưa

thực hiện được ,
chơi tự do chơi
theo ý thích .
- Trẻ đóng kịch
theo nội dung
câu chuyện
- Tạo hình :
Vẽ dòng
suối
Chơi tự do chơi theo ý thích



KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ hai, ngày 12 tháng 03 năm 2012
A.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
I. ĐÓN TRẺ:
- Trò chuyện chủ điểm: Các hiện tự nhiên
- Chủ đề nhánh: Nước

5

- Điểm danh.
II. THỂ DỤC SÁNG:
- Tập với bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với ”.
1.Mục đích yêu cầu:
- Hình thành thói quen tập thể dục buổi sáng đều đặn nhằm phát triển các cơ, tạo sự phát triển
cân đối về thể chất ở trẻ.
- Trẻ biết xếp hàng, giãn hàng, tập đúng, nhịp nhàng theo bài hát các động tác trong bài tập phát
triển chung.

2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ ,rộng rãi, thoáng mát
- Máy cacset, đĩa CD…
3. Thực hiện:
Kết hợp liên hoàn các bước theo nhạc.
Bước 1: Khởi động
- Trẻ đi vòng tròn khởi động nhịp nhàng với các nội dung: Đi bình thường, đi bằng mũi chân, gót
chân, chạy chậm, chạy nhanh …
- Xếp đội hình 2 hàng ngang.
Bước 2: Trọng động
Trẻ nghe nhạc và tập nhịp nhàng theo cô các động tác của bài tập phát triển chung.
- Động tác cơ hô hấp: Thổi nơ bay
- Động tác tay: Hai tay đưa ngang, gập bàn tay sau gáy.
- Động tác bụng lườn: Hai tay đưa lên cao, cúi gập người về phía trước, tay chạm bàn chân
- Động tác chân: Đứng đưa chân ra trước rồi giơ lên cao.
- Động tác bật nhảy: Bật tách khép chân
Bước 3: Hồi tĩnh
- Trẻ vung tay, thả lỏng, hít thở nhẹ nhàng.
- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ.
III.CHƠI , HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1.Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ được tắm nắng và hít thở không khí trong lành, thoã mãn nhu cầu vận động của trẻ.
- Trẻ được quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên và quang cảnh xung quanh sân trường.
- Trẻ được ôn một số kiến thức đã học
- làm quen một số kiến thức mới
- Và chơi các trò chơi vận động.
2. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời.
3. Thực hiện:
Trước khi ra sân, cô điểm danh trẻ, kiểm tra sĩ số, dặn dò trẻ trước khi ra sân, yêu cầu trẻ nhắc

lại.
3.1 Hoạt động có chủ đích:
a. Quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên trong sân trường, các khu vực trong trường
- Cô cho trẻ vừa đi dạo vừa hát bài “Cho tôi đi làm mưa với ”, hướng trẻ quan sát và trả lời các
câu hỏi:
+ Thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Sân trường có những loại cây gì?
+ Vì sao cần trồng cây trong sân trường?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây xanh?
b. Trò chuyện với trẻ về chủ điểm “Trò chuyện về một số hiện tượng tự nhiên ”
- Trẻ được ôn một số kiến thức đã học
- làm quen một số kiến thức mới : Trèo lên xuống thang
3.2 Trò chơi: Cô giới thiệu và hướng dẫn cách chơi
a.Trò chơi vận động:Trời mưa

6

a . Mục đích:
- Giúp trẻ phát triển các cơ chân, cơ tay, phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng
b. Chuẩn bị
- Lời bài trời mưa
c. Cách chơi
- Cô quy định chơi ở giữa sân trẻ làm theo yêu cầu của cô cô nói trời mưa trẻ vừa nói vừa làm
động tác che dù , cô nói mưa nhỏ , trẻ nói tí tách tí tách và làm động tác , cô nói mưa to , trẻ nói
ào
- Luật chơi : khi nghe nói trẻ mới được làm
b. Trò chơi dân gian, tự do: “Dung dăng dung dẻ ”
a.Mục đích:
- Trẻ biết chơi cùng nhau.
- Phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu cho trẻ

b.Chuẩn bị:
- Lời ca: Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Tới ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
c.Cách chơi :
- 5 đến 6 trẻ nắm tay nhau theo hàng ngang, vừa đi vừa đọc và tay vung nhịp theo lời ca. Khi hát
đến từ “ Dung” thì vung tay về phía trước, “ Dăng” thì vung tay về phía sau, hoặc ngược lại. Cứ
như thế cho đến từ cuối cùng của lời ca thì tất cả ngồi xuống. Trò chơi lại tiếp tục từ đầu.
VI. HOẠT DỘNG HỌC :
Hoạt động : Phát triển vận động
TRÈO LÊN XUỐNG THANG
1. Mục đích yêu cầu:
a.Kiến thức – Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xếp đội hình hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn.
- Trẻ biết cách trèo lên xuống thang
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Chuyền bóng ”
- Tập đúng nhịp nhàng các bài tập phát triển chung.
b. Phát triển :
- Phát triển các nhóm cơ trong cơ thể .
- Phát triển các tố chất thể lực: nhanh, khéo.
c. Giáo dục:
- Giáo dục vệ sinh – dinh dưõng.
- Giáo dục trẻ tính kĩ luật, tự phục vụ.

2 Chuẩn bị :
- Thang
- Bóng
- Xắc xô, băng nhạc, sân tập sạch sẽ thoáng mát, rộng rãi , thoáng mát.
3 Phương pháp:
- Làm mẫu, luyện tập, giải thích.
4 Thực hiện:
Bước 1: Khởi động

7

- Cô cho cả lớp đi vòng tròn kết hợp khởi động đi các kiểu, chạy nhanh, chạy chậm trên nền nhạc
bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Xếp đội hình 3 hàng ngang.
Bước 2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung: Tập với bài hát “ Cho tôi làm mưa với ”.Trẻ nghe nhạc tập theo cô.
- Động tác cơ hô hấp: Thổi nơ bay
- Động tác tay: Hai tay đưa ngang, gập bàn tay sau gáy.
- Động tác bụng lườn: Hai tay đưa lên cao, cúi gập người về phía trước, tay chạm bàn chân
- Động tác chân: Đứng đưa chân ra trước rồi giơ lên cao.
- Động tác bật nhảy: Bật tách khép chân
* Vận động cơ bản: Trèo lên xuống thang .
- Cô giới thiệu vận động:
- Cô làm mẫu lần 1:
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích : “ Hai tay cô cùng bám vào gióng thang thứ 3 đặt chân
phải lên gióng thang đầu tiên và trèo lên tiếp tục chân trái đặt lên gióng thang tiếp trên và tay
phải bám lên gióng thang tiếp theo khi trèo cô trèo chân nọ tay kia .
- Cô làm mẫu lần 3
- Cô mời một trẻ lên nhắc lại cách “Trèo lên xuống thang ” và chính xác lại câu trả lời của trẻ.
- Mời một trẻ trung bình lên thực hiên thử.

- Trẻ thực hiện mỗi trẻ thực hiện 3-4 lần
- Cho trẻ thực hiện trèo 5 gióng rồi dừng ở đó rồi trèo xuống .
- Cô quan sát, động viên , khuyến khích , giúp đỡ trẻ thực hiện đúng.
- Cô nhận xét.
* TCVĐ: Thi đi nhanh
- Cách chơi : Chia trẻ làm 2 nhóm , mỗi nhóm có 2 sợi giây
- Cho trẻ xếp thành hai hàng dọc ở một đầu đường thẳng , đầu kia đặt khối hộp nhỏ buộc hai đầu
dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dây . 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng một lúc , trong
lúc di chuyển , trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân . Khi đến đầu kia , trẻ phải nhảy qua
khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3 , lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi
lên thi xem nhóm nào nhanh và không dẫm vạch là thắng cuộc
- Luật chơi : Đi không được chạm vạch
Bước3: Hồi tĩnh
- Cô nhận xét, động viên trẻ ( về kết quả thực hiện các vận động và thái độ của trẻ).
- Trẻ đi lại, vung tay – thả lỏng và hít thở nhẹ nhàng.
V/.CHƠI , HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Góc học tập – sách: Góc trọng tâm
a. Mục đích - yêu cầu:
- Ôn các kiến thức đã học trong các hoạt động Làm quen với toán
- Rèn cách mở sách, xem tranh truyện, mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh thông
qua tranh ảnh, sách, truyện.
b. Chuẩn bị:
- Bộ xếp hình, lô tô đồ dùng – đồ chơi , Làm quen với toán, vở tập tô, tranh bé làm quen với môi
trường xung quanh chủ điểm nước và hiện tượng tự nhiên
- Các loại sách, tranh truyện về thiên nhiên
c. Nội dung hoạt động:
- Phân loại lô tô đồ dùng – đồ chơi theo công dụng , chất liệu.
- Tô chữ cái, chữ số, nối tranh MTXQ.
- Luyện tập với Làm quen với toán
- Xem sách, tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên

2. Góc phân vai:

8

a. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện đúng công việc của người bán hàng và người mua hàng, biết tỏ thái độ tôn
trọng, lịch sự, niềm nở, vui vẻ lẫn nhau.
b. Chuẩn bị:
- Các long nước giải khát
- Trẻ đóng vai người bán hàng giải khát , người mua hàng , trò chuyện giao tiếp với nhau niềm
nở.
3. Góc xây dựng- lắp ghép: Xây bể bơi
a. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện một số hành động phù hợp với vai chơi đã nhận
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng bể bơi
- Trẻ chơi mở rộng được vốn hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên
- Hình thành và phát triển tinh thần tập thể , biết đoàn kết .
b. Chuẩn bị: Gạch , thảm cỏ , cây
c. Nội dung hoạt động:
-Cô cho trẻ tự nhận vai chơi trẻ tự trao đổi với nhau trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi .
4. Góc tạo hình:
a. Mục đích - yêu cầu:
- Rèn luyện , phát huy trí tưởng tượng, sự khéo léo của bàn tay thông qua các hoạt động vẽ, nặn,
xé dán, các hiện tượng tự nhiên
b. Chuẩn bị:
- Giâý màu, bút, sáp màu, hồ dán, đất nặn, bảng, kéo
- Tranh ảnh về các hiện tueoengj tự nhiên
c. Nội dung hoạt động:
- Tô màu, vẽ, in hình, xé dán về các hiện tượng tự nhiên
5.Góc thiên nhiên:

a. Mục đích - yêu cầu:
- Hình thành thói quen lao động đơn giản qua chăm sóc cây cối, con vật.
- Được tiếp xúc và khám phá tính chất của các yếu tố thiên nhiên thông qua chơi với cát, sỏi,
nước
b. Chuẩn bị:
- Các chậu hoa, cây cảnh
- Dụng cụ tưới, xới cây, khăn lau.
- Cát, khuôn in cát, sỏi, nước, chai đong nước, thuyền lá
c. Nội dung hoạt động:
- Trẻ tưới cây, xới đất, lau lá, chăm sóc cây, hoa
- Chơi với nước, cát, sỏi.
* Biện pháp thực hiên:
Bước 1: Mở đầu hoạt động
- Cô cho cả lớp hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm nước và các hiện tượng tự nhiên
- Cô giới thiệu một số góc và một số hoạt động tại các góc, nêu quy tắc vào các góc, yêu cầu trẻ
nhắc lại và để trẻ vào góc chơi đã chọn.
Bước 2: Quá trình hoạt động
- Trong quá trình hoạt động ở các góc, cô quan sát và hướng dẫn trẻ kịp thời, gợi mở cho trẻ các
hoạt động chơi phong phú, đa dạng hơn…
- Góc Phân vai: Đặt câu hỏi, , gợi mở hành động chơi đa dạng, phong phú hơn.
- Góc Xây dựng: Hướng dẫn trẻ xây dựng , bố cục hợp lý mô hình bể bơi
- Góc Tạo hình: Gợi ý trẻ vẽ, nặn, xé dán thêm các chi tiết phụ.
- Góc Học tập – sách: Hướng dẫn các yêu cầu về nối tranh, các yêu cầu trong vở LQCC, LQVT,
cách phân loại lô tô.

9

- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi…
Bước 3: Kết thúc hoạt động

- Cô đi từng góc, gợi ý trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình (đã chơi gì, làm được gì, làm
như thế nào? )
- Cho cả lớp tham quan góc xây dựng
- Cô nhận xét chung ( Về thái độ chơi, kết quả chơi) động viên, khen ngợi trẻ.
- Cả lớp hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Trẻ thu dọn đồ chơi.
V / ĂN NGỦ VỆ SINH
1. Vệ sinh ăn trưa :
- Cô cho trẻ rửa tay sạch sẽ , rửa mặt xếp bàn ghế ăn trưa
- Trong khi ăn cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết phần ăn của mình
- Trong lúc trẻ ăn cô giáo dục các chất dinh dưỡng có từ đâu .
2. Ngủ trưa :
- Cô lau doạn sạch sẽ trải nệm cho trẻ ngủ trong lúc trẻ ngủ tạo môi trường in tĩnh để trẻ ngủ
ngon giấc .
3 Ăn phụ :
- Cô sắp xếp bàn ghế cho trẻ ăn phụ .
VI / LÀM QUEN TIẾNG VIỆT
1.Mục đích yêu cầu
- Trẻ phát âm đúng hiểu rõ nghĩa của từ : “ Ô nhiễm ”, “ ích lợi”
“ Hiện tượng ”
2. Chuẩn bị :
- Thanh
3 . Phương pháp : Trực quan hình ảnh , đàm thoại luyện tập
4. Thực hiện :
a. Mở đầu hoạt động : Lớp hát bài : “ lý cây xanh ”
- Cô vừa cho các con hát bài gì ?
- Trong bài hát nhắc đến gì nào ?
- Ai biết những loại cây xanh gì nữa nào ?
- Các con à cây xanh là thiên nhiên đấy các con ạ .
- Thiên nhiên gồm những gì nào ?

- Các con có yêu quý thiên nhiên không ?
- Vậy các con phải làm gì ?
b. Hoạt động trọng tâm
- Hoạt động 1 :Làm quen từ ô nhiễm
* Cô cho trẻ xem đoạn băng video về nước bị ôi nhiễm ?
- Các con vừa xem đoạn video nói về điều gì ?
- À đây là đoạn video quay cảnh nước bị ôi nhiễm đấy
- Các con thấy nguồn nước này như thế nào ?
- Các con có biết ôi nhiễm có nghĩa là gì không ?
* Cô khái quát giải thích thêm nghĩa từ – ôi nhiễm : Ô nhiễm là Lây cái dơ bẩn, xấu xa.
- Cô cho lớp đọc , tổ cá nhân đọc từ ô nhiễm
Hoạt động 2 : Làm quen từ ích lợi
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ cảnh nước sạch có con người , cây cối , đang dùng nước để sinh hoạt .
- Cô có bức tranh gì đây ?

10

- Vậy các con có biết tự nhiên có nghĩa là gì ?
* Cô khái quát giải thích thêm nghĩa từ: “ ích lợi” À đây là bức tranh vẽ về ích lợi của nước
nước dùng để sinh hoạt đấy các con ạ “ ích lợi” nghĩa lạ đem lại nhiều kết quả tốt .
- Cho lớp đọc , tổ , cá nhân đọc .
Hoạt động 3 : Làm quen từ hiện tượng
- Cô cho trẻ xem tranh bầu trời có nhiều mây và đố trẻ
- Cô có bức tranh vẽ gì đây ?
- Bầu trời có nhiều mây là sắp có hiện tượng gì xảy ra các con ?
- À đây là bức tranh cô vẽ hiện tượng sắp mưa bầu tròi có nhiều mây
- Vậy các con biết gì về hiện tượng ?
* Cô khái quát giải thích thêm nghĩa từ hiện tượng: là tất cả cái gì hiện ra trong thời gian và
không gian và những tương quan định bằng nhiều thứ loại.
- Cô cho trẻ đọc , tổ , cá nhận đọc .

Hoạt động 4 :Trò chơi “ Thi xem ai tài nhất”
- Cô gợi ý cho trẻ đặt câu cho các từ trên
VD:
- Cô nói ô nhiễm – Trẻ làm cho nước bẩn
- Nước bẩn không ăn được .
* Từ ích lợi : Nước dùng để ăn
- Nước dùng để tắm
* Hiện tượng :
* Khi trời có nhiều mây thì ta gọi là gì ? ( Hiện tượng sắp mưa )
- Khi trời trong xanh ta gọi là gì ( Hiện tượng nắng )
c/ Kết thúc hoạt động :
- Lớp đọc lại các từ đã học .
VI/. CHƠI , HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Ôn lại một số kĩ năng chưa thực hiện được ở các hoạt động của buổi sáng.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do.
- Nêu gương cuối ngày.
VII/. VỆ SINH TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng.
- Nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
B/. ĐÁNH GIÁ:
1.Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………

2. Thái độ:
……………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kĩ năng:
………………………………………………………………


4. Ghi chú :



11



KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2013
A.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
I. ĐÓN TRẺ:
- Trò chuyện chủ điểm: Nước và một số hiện tượng tự nhiên
- Chủ đề nhánh: Nước
- Điểm danh.
II. THỂ DỤC SÁNG:
- Tập với bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với ”.
III. CHƠI , HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1 Hoạt động có chủ đích:
Quan sát, thời tiết , quang cảnh xung quanh sân trường
- trò chuyện về nước
- làm quen kiến thức mới : Tìm hiểu tính chất của nước
2 Trò chơi:
- Trò chơi vận động: Trời mưa
- Trò chơi dân gian : Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do: Chơi với chong chóng, nhặt lá cây xếp hình.
IV/. HOẠT ĐỘNG HỌC :

12


Hoạt động : Khám Phá Khoa Học Và Xã Hội
TÌM HIỂU VỀ CÁC NGUỒN NƯỚC
1.1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức – kĩ năng
- Trẻ biết được một số nguồn nước ở ao hồ , nước sông , nước , biết được đặc điểm và lợi ích của
nước
b. Phát triển :
- Phát triển ngôn ngữ.
- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
c. Giáo dục
- Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước
2.2. Chuẩn bị
- Tranh về các loại nước , các hình ảnh ao hồ , sông , biển , các đồ thí nghiệm của cô và trẻ
2.3. Phương pháp
- Đàm thoại, luyện tập.
2.4. Tiến hành:
a. Mở đầu hoạt động:
- Cô cho cả lớp hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với ”
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì nào ? À đúng rồi trong bài hát nói về mưa
phải không nào và mưa là hiện tượng gì hả các con ? Vậy ai kể cho cô một số hiện tượng tự
nhiên nào ? À đúng rồi có rất là nhiều các hiện tượng tự nhiên phải không nào ? Vậy các con có
yêu quý các hiện tượng thiên nhiên này không nào ? Vậy các con phải làm gì ?
b. Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1:Tìm hiểu về ao hồ , sông suối ,biển
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh : ao hồ
- Cô đố các con đây là hình ảnh gì đây các con ? Vậy ở nhà các con có ao hồ không nào ?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh sông
- Đây là hình ảnh gì đây các con ? À đúng rồi đây là hình ảnh của sông đấy các con .
- Các con đã được thấy sông chưa nào ?

- Cô cho trẻ xem hình ảnh của biển ? Các con thử nhìn xem đây là hình ảnh gì các con ? Vậy
các con đã được đi chơi ở ngoài biển chưa nào ? các con thấy nước biển như thế nào ? các con
đã nếm nước biển chưa nào ? các con thấy nước biển có vị gì nào ? À nước biển có màu xanh
đấy các con nước biển có vị mặn đấy các con ạ .
- Các con à ngoài ao hồ sông suối , biển ra còn có nước giếng , nước khoan nước mưa ở trên trời
rơi xuống các con à nước có trong lòng đất người ta đào lên và lấy nước để sinh hoạt đấy các
con
- Vậy ai giỏi cho cô biết nước có ích lợi gì đối với con người , con vật cây nào ?
- À đúng rồi nước rất là quan trọng đối với con người cô cho trẻ xem các hình ảnh ( các bạn
đang tắm , đang rửa rau , các con vật đang uống nước , hình ảnh cây xanh tươi tốt )
- Hoạt động 2 : Đặc điểm tính chất của nước
- Cô cho trẻ quan sát ly nước
- Các con thấy nước có màu gì ?
- Các con thấy nước có vị gì nào ? Cô cho trẻ lên nếm cho trẻ tả lời .
- À đúng rồi nước không màu không mùi không vị .
- Nước có hòa tan được không các con ?
- Cô làm thí nghiệm cô pha muối vào nước , các con thấy muối có tan được không các con ? Và
khi hòa muối vào ta thấy muối có vị mặn đấy các con cô cho trẻ nếm thử .
- Nước có biến màu không các con ? Cô pha nước với màu đỏ và cho trẻ nhận xét nước biến
thành màu gì hả các con ? À đúng rồi nước biến thành màu đỏ .
- Khi chúng ta bỏ vật vào nước thì thấy nước như thế nào ? Cô bỏ viên sỏi vào chậu nước , sau
đó cho trẻ tự nhận xét

13

- Các con thấy viên sỏi như thế nào ? À đúng rồi viên sỏi chìm phải không nào ?
- Các con à khi chúng ta cho một vật nặng vào nước thì vật đó sẽ bị chìm và ngược lại khi ta
cho vật nhẹ vào chậu nước thì vật đó sẽ nổi lên phải không nào ?.
- Các con à nước có thể bay hơi nữa đấy các con : Cô làm thí nghiệm đun nước sôi cho trẻ tự
nhận xét ở nhiệt độ cao các con thấy nước như thế nào ? À đúng rồi hí nghiệm cho thấy ở

nhiệt độ cao nước bốc hơi đấy các con .
- Các con à ngoài ra nước cũng có thể ngưng tụ đấy các con ở nhiệt độ thấp thì nước đóng băng
tạo thành đá .
- Vòng tuần hoàn của nước : các con à nước có thể tạo thành mưa đấy các con
- Cô cho trẻ xem trên máy nước bốc hơi bay lên cao tụ thành đám mây , mây gặp lạnh tao thành
mưa
- Hoạt động 3 : luyện tập
- Cô cho trẻ làm thí đong nước
- Cho 2 đội chơi các bạn sẽ đi lấy nước đội nào lấy được nước nhiều thì đội ấy sẽ chiến thắng
- C/ Kết thúc hoạt động : Hát cho tôi đi làm mưa với
V/.CHƠI , HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi đã chọn
- Góc học tập – sách : Góc trọng tâm :
- cho trẻ xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên và cho trẻ đo thể tích dung tích các vật bằng
một đơn vị đo .
- Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi, trẻ về các góc chơi đã chọn
- Góc Phân vai: Bán hàng
- Góc Xây dựng: Xây bể bơi
- Góc Tạo hình: Vẽ về các hiện tượng tự nhiên
- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi…
V / ĂN NGỦ VỆ SINH
1. Vệ sinh ăn trưa :
- Cô cho trẻ rửa tay sạch sẽ , rửa mặt xếp bàn ghế ăn trưa
- Trong khi ăn cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết phần ăn của mình
- Trong lúc trẻ ăn cô giáo dục các chất dinh dưỡng có từ đâu .
2. Ngủ trưa :
- Cô lau doạn sạch sẽ trải nệm cho trẻ ngủ trong lúc trẻ ngủ tạo môi trường in tĩnh để trẻ ngủ
ngon giấc .
3 Ăn phụ :
- Cô sắp xếp bàn ghế cho trẻ ăn phụ .

VI / LÀM QUEN TIẾNG VIỆT
1.Mục đích yêu cầu
- Trẻ phát âm đúng hiểu rõ nghĩa của từ : “ Nhiệt độ ” “tiết kiệm ” “ Tính chất ”
2. Chuẩn bị :
- video
3 . Phương pháp : Trực quan hình ảnh , đàm thoại luyện tập
4. Thực hiện :
a. Mở đầu hoạt động : Lớp hát bài : “ Cho tôi đi làm mưa với ”
- Cô vừa cho các con hát bài gì ?
- Trong bài hát nhắc đến hiện tượng gì nào ?
- Mưa là hiện tượng gì ?
- Hiện tượng tự nhiên ngoài mưa ra còn những hiện tượng gì nữa ?
- À có rất là nhiều hiện tượng tự nhiên như nắng , mưa , gió

14

b. Hoạt động trọng tâm
- Hoạt động 1 : Làm quen từ nhiệt độ
* Cô cho trẻ quan sát đoạn video thí nghiệm khi nước ở nhiệt độ cao và thấp .
- Cô vừa cho các con xem đoạn phim nói về điều gì ?
- Khi ở nhiệt độ cao thì các con thấy nước như thế nào ?
- Vậy khi ở nhiệt độ thấp thì các con thấy nước như thế nào ?
- Các con hiểu gì về nhiệt độ ?
* Cô khái quát giải thích thêm nghĩa từ “ Nhiệt độ” :À đây là thí nghiệm về nhiệt độ mà cô đã
làm đấy các con ạ khi ở nhiệt độ cao thì nước nóng lên còn khi ở nhiệt độ thấp nước lạnh .
Nhiệt độ: là đại lượng chỉ độ nóng lạnh của một vật
- Cô cho lớp , tổ , cá nhân đọc từ nhiệt độ .
Hoạt động 2 :Làm quen từ tiết kiệm
- Cô cho trẻ xem đoạn video trẻ tắm , rửa tay và hỏi trẻ
- Các con vừa xem đoạn video nói về điều gì ?

-Các con thấy các bạn tắm các bạn dùng nước như thế nào ? ( Dùng ít nước )
À đây là đoạn video các bạn đang rửa tay và tắm các bạn rất là tiết kiệm nước
- Các con à nước không chỉ dùng để rửa tay , tắm nước còn dùng để uống để nấu đồ ăn chính vì
vậy khi sử dụng nước thì chúng ta nên tiết kiệm nước .
- Các con hiểu gì về tiết kiệm nào ?
- Cô khái quát lại từ : Tiết kiệm nghĩa là dành dụm lại không dùng một cách hoang phí .
- Cô cho lớp , tổ , cá nhân đọc . .
Hoạt động 3: Làm quen từ tính chất
- Cô cho trẻ xem video các hình ảnh về tính chất của nước nước không màu , không mùi ,
không vị .
-Cô vừa cho các con xem đoạn phim nói về điều gì ?
-Con hiểu gì về tính chất của nước nào ?
-Cô khái quát lại từ: tính chất là nói về màu , mùi , vị của nước .
-Lớp đọc , tổ , cá nhân đọc từ tính chất .
Hoạt động 4 : Chơi với các từ
- Cô gợi ý cho trẻ đặt câu với các từ vừa học như :
- Khi nào thì nước sôi ?
- Ở nhiệt độ cao thì nước như thế nào ?
- Khi nào thì nước lạnh ?
* Từ tiết kiệm
- Chúng ta cần tiết kiệm những gì ?
* Từ tính chất :
- Nước có vị gì ? ( Nước không vị )
- Nước có màu không ? ( Nước không màu )
- Nước có mùi không ? ( Nước không mùi )
c/ Kết thúc hoạt động :
- Cô cho trẻ đọc lại các từ đã học .
VI/. CHƠI , HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Ôn lại một số kĩ năng chưa thực hiện được ở các hoạt động của buổi sáng.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do.


15

- Nêu gương cuối ngày.
VII/. VỆ SINH TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng.
- Nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
B/. ĐÁNH GIÁ:
1.Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………

2. Thái độ:
……………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kĩ năng:
………………………………………………………………

4. Ghi chú :




KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ tư , ngày 20 tháng 03 năm 2013
A.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
I. ĐÓN TRẺ:
- Trò chuyện chủ điểm: Nước và một số hiện tượng tự nhiên
- Chủ đề nhánh: Nước
- Điểm danh.

II. THỂ DỤC SÁNG:
- Tập với bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với ”.
III. CHƠI , HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1 Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát, thời tiết , quang cảnh xung quanh sân trường
- Ôn kiến thức củ : Tìm hiểu tính chất của nước
- Làm quen kiến thức mới : Nhận biết các buổi trong ngày
2 Trò chơi:
- Trò chơi vận động: Trời mưa
- Trò chơi dân gian : Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do: Chơi với chong chóng, nhặt lá cây xếp hình.
IV/. HOẠT ĐỘNG HỌC :
Hoạt động : Phát triển nhận thức
NHẬN BIẾT CÁC BUỔI TRONG NGÀY
“ Buổi sáng , trưa , chiều , tối”
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được các buổi trong ngày ( Sáng , trưa , chiều , tối )
b. Kĩ năng : - Phân biệt
c. Phát triển :
- Tư duy ghi nhớ , chú ý , chú ý có chủ định
c.Giáo dục:
- Biết giữ gìn đồ dùng,cất gọn gàng ngăn nắp.
2.Chuẩn bị:

16

- Đồng hồ
3.Phương pháp:
- Làm mẫu, đàm thoại, luyện tập
4. Tiến hành:

a, Mở đầu hoạt động:
- Hát “Cho tôi đi làm mưa với ”
*Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nói đến hiện tượng gì các con ?
- Ngoài mưa ra ai kể cho cô một số hiện tượng tự nhiên khác nữa nào ?
- Các con có yêu quý các hiện tượng tự nhiên không nào?
- Để bảo vệ thiên nhiên các con phải làm gì ?
Hoạt động 1 : Ôn tách gộp trong phạm vi 5
- Cô để một số đồ dùng có số lượng 5 xung quanh lớp và cho trẻ lên tìm và tách gộp và gắn số
- Cô đố các con chúng ta đang học là buổi gì nào ?
- Và giờ học hôm nay cô sẽ dạy các con nhận biết các buổi trong ngày
Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết các buổi trong ngày( Sáng , trưa , chiều tối )
- Ai giỏi cho cô biết một ngày có mấy buổi nào ? ( 4 buổi )
- vậy buổi sáng thời gian tính khi nào ?
- Buổi trưa thời gian tính vào khi nào ?
- Buổi chiều gian tính vào khi nào ?
- Còn buổi tối tính vào khi nào ?
- Cô khái quát lại : Một ngày gồm có 4 buổi “ Buổi sáng , buổi trưa , buổi chiều buổi tối”
- Buổi sáng là buổi mà các con dạy chuẩn bị đi học được tính từ 6giờ đến 10 giờ
- Buổi trưa là buổi các con ăn cơm và nghỉ được tính từ 10 giờ đến 12 giờ
- Buổi chiều là thời gian các con vừa nghỉ trưa dạy ăn xế và chơi thời gian được tính từ 1 giờ đến
5 giờ
- Buổi tối là thời gian các con đi học về ăn cơm và ngủ thời gian tính từ 18 thời trở đi cô vừa nói
vừa chỉ vào đồng hồ cho trẻ xem
Hoạt động 3: Luyện tập
- Cô chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm 4 bạn mỗi bạn trong nhóm sẽ nói tên các buổi trong ngày
- VD : Bạn A nói tôi buổi sáng , bạn B nói tôi buổi trưa vv trẻ tự thỏa thuận với nhau .
C/ Kết thúc hoạt động
- Hát bài : “ Tập đếm ”

V/.CHƠI , HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi đã chọn
- Góc học tập – sách : Góc trọng tâm :
- cho trẻ xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên , Nhận biết các buổi trong ngày( Buổi sáng ,
buổi trưa , buổi chiều , buổi tối .
- Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi, trẻ về các góc chơi đã chọn
- Góc Phân vai: Bán hàng
- Góc Xây dựng: Xây bể bơi
- Góc Tạo hình: Vẽ về các hiện tượng tự nhiên
- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi…
V / ĂN NGỦ VỆ SINH
1. Vệ sinh ăn trưa :
- Cô cho trẻ rửa tay sạch sẽ , rửa mặt xếp bàn ghế ăn trưa
- Trong khi ăn cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết phần ăn của mình
- Trong lúc trẻ ăn cô giáo dục các chất dinh dưỡng có từ đâu .
2. Ngủ trưa :

17

- Cô lau doạn sạch sẽ trải nệm cho trẻ ngủ trong lúc trẻ ngủ tạo môi trường in tĩnh để trẻ ngủ
ngon giấc .
3 Ăn phụ :
- Cô sắp xếp bàn ghế cho trẻ ăn phụ .
VI / LÀM QUEN TIẾNG VIỆT
1.Mục đích yêu cầu
- Trẻ phát âm đúng hiểu rõ nghĩa của từ : “ Buổi sáng ” , “ Buổi trưa ” . “Buổi tối ” .
2. Chuẩn bị :
- Tranh
3 . Phương pháp : Trực quan hình ảnh , đàm thoại luyện tập
4. Thực hiện :

a. Mở đầu hoạt động : Lớp hát bài : “ Nắng sớm ”
- Các con vừa hát bài gì ?
- trong bài hát nhắc đến điều gì ?
- Nắng là hiện tượng gì ?
- Các hiện tượng tự nhiên ngoài nắng ra còn có hiện tượng gì nữa ?
- Có rất là nhiều hiện tượng tự nhiên như : Nắng , mưa , gió
b. Hoạt động trọng tâm
- Hoạt động 1 : Làm quen từ buổi sáng
* Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ buổi sáng trời mát , chưa có ông mặt trời có giọt sương
- Cô vừa cho các con quan sát tranh gì ?
- À đây là bức tranh cô vẽ buổi sáng có ông mặt tròi , tròi rất là mát và có những giọt sương nữa
đấy
- Các con biết buổi sáng là buổi bắt đầu từ khi nào không ?
* Cô khái quát giải thích thêm nghĩa từ “ Buổi sáng” : Thời gian từ lúc trời mới sáng đến trưa.
- Cô cho lớp đọc , tổ , cá nhân đọc .
Hoạt động 2: Làm quen từ buổi trưa
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ về cảnh buổi trưa có trời nắng chói chang
- Đây là bức tranh gì
- Các con biết gì về buổi trưa ?
- Cô khái quát lại từ :“ Buổi trưa” : À đây là bức tranh cô vẽ buổi trưa đấy các con buổi trưa có
ông mặt trời nắng chói chang khoảng thời gian trước và sau khi mặt trời đứng bóng một tiếng
đồng hồ
- Cô cho lớp đọc, tổ , cá nhân đọc .
Hoạt động 3: Làm quen từ buổi tối
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ cảnh buổi tối ông mặt tròi lặn và có bóng tối bao trùm mọi vật .
-Đây là bức tranh gì ?
- Bức tranh vẽ gì nào ?
- Các con hiểu gì về từ buổi tối nào ?
- Cô khái quát lại từ “ Buổi tối” : Là buổi khi mặt trời đã lặn hẳn, bóng tối bao trùm mọi vật.
- Cô cho lớp đọc , tổ , cá nhân đọc .

Hoạt động 4 : Trò chơi “ Ghép tranh”
- Cho trẻ lên ghép tranh các buổi và cho trẻ nhìn vào tranh đặt câu
- VD : Buổi sáng có mặt trời mọc
- Buổi trưa có ánh nắng chói chang
- Buổi tối bóng tối bao trùm .

18

c/ Kết thúc hoạt động :
- Cô cho trẻ đọc lại các từ đã học .
VI/. CHƠI , HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Ôn lại một số kĩ năng chưa thực hiện được ở các hoạt động của buổi sáng.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do.
- Nêu gương cuối ngày.
VII/. VỆ SINH TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng.
- Nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
B/. ĐÁNH GIÁ:
1.Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………

2. Thái độ:
……………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kĩ năng:
………………………………………………………………

4. Ghi chú :



KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ năm , ngày 21 tháng 03 năm 2013
A.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
I. ĐÓN TRẺ:
- Trò chuyện chủ điểm: Nước và một số hiện tượng tự nhiên
- Chủ đề nhánh: Nước
- Điểm danh.
II. THỂ DỤC SÁNG:
- Tập với bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với ”.
III. CHƠI , HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1 Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát, thời tiết , quang cảnh xung quanh sân trường
- Ôn kiến thức củ : Nhận biết các buổi trong ngày( Buổi sáng , buổi trưa , buổi chiều , buổi tối .
- Ôn nhận biết các buổi trong ngày .
- Làm quen kiến thức mới : Truyện : “ Giọt nước tí xíu”
2 Trò chơi:
- Trò chơi vận động: Trời mưa
- Trò chơi dân gian : Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do: Chơi với chong chóng, nhặt lá cây xếp hình.
IV/. HOẠT ĐỘNG HỌC :
Hoạt động :Phát triển ngôn ngữ
Truyện :GIỌT NƯỚC TÍ XÍU
1. Mục đích yêu cầu:
a.Kiến thức:

19

- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện “Giot nước tí xíu ”, nhớ các nhân vật trong
truyện.

- Trả lời được một số câu hỏi mà cô đưa ra.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phát âm
- Rèn kĩ năng sử dụng câu
c. Phát triển:
- Phát triển trí tưởng tượng, ghi nhớ có chủ định
- Phát triển ngôn ngữ
d. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn nước sạch
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ câu chuyện.
3. Phương pháp:
- Kể chuyện diễn cảm, đàm thoại, luyện tập
4. Tiến hành :
a. Mở đầu hoạt động:Lớp hát : “ Cho tôi đi làm mưa với ”
- Các con vừa hát bài gì ?
- Trong bài hát nhắc đến điều gì ?
- Và giờ học hôm nay cô cũng có một câu chuyện nói về nước đó là truyện “ Giọt nước tí xíu ”
Các con chú ý nghe cô kể cô kể chuyện nhé .
b. Hoạt động trọng tâm :
Hoạt động 1: Nghe cô kể chuyện
- Cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe lần 1
- Cô giảng nội dung câu chuyện: “ Truyện giọt nước tí xíu” Của Nguyễn Linh nói về giọt nước tí
xíu ở biển cả ngoài ra họ hàng nhà tí xíu rất là đông dòng sông ao hồ trên trời dưới đất giọt nước
tí xíu cùng các bạn theo những sóng nhấp nhô ngay lúc đó ông mặt trời tỏa ánh sáng rực rỡ
xuống biển và nhờ có ông mặt trời giúp chiếu thật nhiều ánh sáng xuống biển tí xíu rùng mình
biến thành hơi tí xíu cùng các bạn bay là là trên biển sau đó tạo thành đám mây mỏng bay về đất
liền giọt nước sà xuống đất liền lúc đó một tia chớp rạch ngang bầu trời một tiếng sét gió thổi
mạnh hơn giọt nước tí xíu trở thành giọt nước trong vắt .
- Cô kể cho trẻ nghe lần 3 , kết hợp tranh minh hoạ

* Đàm thoại
- Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
- Câu chuyện do ai sáng tác ?
-Họ hàng nhà nước gồm những ai ?
- Tí xíu đang chơi với các bạn thì gặp ai ?
- Ông mặt trời đã làm gì để nước biến thành hơi ?
- Tí xíu nhập bọn vui chơi thì tí xíu thấy gì ?
- Và xích lại thành khối gì ?
- Khối đông đặc sà xuống gặp gì ?
- Cuối cùng giọt nước tí xíu biến thành giọt nước như thế nào ?
Hoạt động 2: Dạy trẻ kể chuyện
- Cả lớp kể chuyện cùng cô theo tranh minh hoạ
- Tổ, nhóm, cá nhân thay phiên nhau kể chuyện theo tranh
- Cô khuyến khích, động viên các trẻ, hướng dẫn trẻ kể liên tục câu chuyện , diễn cảm.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Tô màu tranh”
- Cô chia trẻ thành hai đội lên thi đua nhau tô bức tranh có nội dung của câu chuyện .
c. Kết thúc hoạt động :
- Cô cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với ”
V/.CHƠI , HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi đã chọn

20

- Góc học tập – sách : Góc trọng tâm :
- cho trẻ xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên , Nhận biết các buổi trong ngày( Buổi sáng ,
buổi trưa , buổi chiều , buổi tối , đóng kịch truyện giọt nước tí xíu .
- Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi, trẻ về các góc chơi đã chọn
- Góc Phân vai: Bán hàng
- Góc Xây dựng: Xây bể bơi
- Góc Tạo hình: Vẽ về các hiện tượng tự nhiên

- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi…
V / ĂN NGỦ VỆ SINH
1. Vệ sinh ăn trưa :
- Cô cho trẻ rửa tay sạch sẽ , rửa mặt xếp bàn ghế ăn trưa
- Trong khi ăn cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết phần ăn của mình
- Trong lúc trẻ ăn cô giáo dục các chất dinh dưỡng có từ đâu .
2. Ngủ trưa :
- Cô lau doạn sạch sẽ trải nệm cho trẻ ngủ trong lúc trẻ ngủ tạo môi trường in tĩnh để trẻ ngủ
ngon giấc .
3 Ăn phụ :
- Cô sắp xếp bàn ghế cho trẻ ăn phụ .
VI / LÀM QUEN TIẾNG VIỆT
1.Mục đích yêu cầu
- Trẻ phát âm đúng hiểu rõ nghĩa của từ : “ Rực rỡ ” , “ Trong vắt ” . “Tí xíu ” .
2. Chuẩn bị :
- Tranh , video
3 . Phương pháp : Trực quan hình ảnh , đàm thoại luyện tập
4. Thực hiện :
a. Mở đầu hoạt động : Lớp hát bài : “ Nắng sớm ”
- Các con vừa hát bài gì ?
- trong bài hát nhắc đến điều gì ?
- Nắng là hiện tượng gì ?
- Các hiện tượng tự nhiên ngoài nắng ra còn có hiện tượng gì nữa ?
- Có rất là nhiều hiện tượng tự nhiên như : Nắng , mưa , gió
b. Hoạt động trọng tâm
- Hoạt động 1 : Làm quen từ rực rỡ
* Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ cảnh ánh nắng đẹp rực rỡ
- Cô vừa cho các con quan sát tranh gì ?
- Trong tranh vẽ ánh nắng như thế nào ?
- Các con hiểu gì về rực rỡ

* Cô khái quát giải thích thêm nghĩa từ “ Rực rỡ ” : Có màu sắc tươi sáng đẹp đẽ và nổi bật hẳn
lên làm cho ai cũng phải để ý
- Cô cho lớp đọc , tổ , cá nhân đọc
Hoạt động 2: Làm quen từ trong vắt
-Cô cho trẻ xem ly nước không màu không mùi không vị
-Cô có gì đây ?
-Ly nước này như thế nào ?
-Vậy các con hiểu gì về trong vắt ?
- Cô khái quát lại từ “ Trong vắt ” :Là trong suốt.
- Lớp , tổ , nhóm , cá nhân đọc .

21

Hoạt động 3: Làm quen từ tí xíu
-Cô cho trẻ xem tranh vẽ về các vật nhỏ tí xíu
-Các con vừa quan sát bức tranh gì ?
-Các con hiểu gì về tí xíu ?
Cô khái quát lại từ “Tí xíu ” : Là rất là bé , rất nhỏ .
- Cô cho lớp đọc , tổ , cá nhân đọc .
Hoạt động 4 : Trò chơi : “ Thi tài”
-Cho trẻ đặt câu nếu trẻ không đặt được cô gơi ý cho trẻ đặt câu .
-Tia nắng rực rỡ
-Em thích rực rỡ và đẹp
* Từ trong vắt
- Nước trong vắt
* Từ tí xíu
- Em thích giọt nước tí xíu
c/ Kết thúc hoạt động :
- Cô cho trẻ đọc lại các từ đã học .
VI/. CHƠI , HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

- Ôn lại một số kĩ năng chưa thực hiện được ở các hoạt động của buổi sáng.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do.
- Nêu gương cuối ngày.
VII/. VỆ SINH TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng.
- Nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
B/. ĐÁNH GIÁ:
1.Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………

2. Thái độ:
……………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kĩ năng:
………………………………………………………………

4. Ghi chú :


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ sáu , ngày 22 tháng 03 năm 2013
A.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
I. ĐÓN TRẺ:
- Trò chuyện chủ điểm: Nước và một số hiện tượng tự nhiên
- Chủ đề nhánh: Nước
- Điểm danh.
II. THỂ DỤC SÁNG:
- Tập với bài hát : “ Cho tôi đi làm mưa với ”.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:


22

1 Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát bầu trời thiên nhiên cây cối xung quanh sân trường
- Làm quen kiến thức mới : “ Cho tôi đi làm mưa với ”
2 Trò chơi:
- Trò chơi vận động: Trời mưa
- Trò chơi dân gian : Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do: Chơi với chong chóng, nhặt lá cây xếp hình, phấn .
IV/. HOẠT ĐỘNG HỌC :
Hoạt động1: Âm nhạc
VẬN ĐỘNG BÀI : CHO TÔI ĐI LÀM MƯA VỚI
NGHE HÁT: “ MƯA RƠI ”
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC: “NHẬN HÌNH ĐOÁN TÊN BÀI HÁT”
1.Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức – Kĩ năng
- Trẻ hát đúng
- Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả
- Chú ý lắng nghe, ghi nhớ, vỗ tay đúng theo nhịp bài hát
b. Phát triển
- Phát triển tai nghe âm nhạc
- Phát triển giọng hát
c. Giáo dục
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên
2. Chuẩn bị
- Băng nhạc, hoa , máy casset
3. Phương pháp
- Biểu diễn diễn cảm, đàm thoại, luyện tập
4.Thực hiện

a. Mở đầu hoạt động:
- Đọc thơ “ Ông mặt trời ”
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Trong bài thơ nói về điều gì các con ? Vậy ông mặt trời tỏa gì
xuống các con ? À đúng rồi thông đấy các con như ô tô , máy bay , tàu đấy các con ông mặt trời
thì tỏa nắng xuống đấy các con và nắng là hiện tượng tự nhiên đấy các con .
- Vậy các hiện tượng tự nhiên ngoài nắng ra ai kể cho cô một số hiện tượng tự nhiên nào ?
- À đúng rồi đấy có rất là nhiều hiện tượng tự nhiên phải không các con như : nắng gió , mưa ….
- Vậy các con có yêu quý các thiên nhiên không yêu quý thì các con phải làm thế nào ?
b.Hoạt động trọng tâm
Hoạt động 1: Vận động bài “ Cho tôi đi làm mưa với ”
- Cả lớp hát lại 2 lần
- Cô giảng nội dung bài hát: “ Bài hát nói đến mong muốn làm mưa cùng chị gió để cho cây được
xanh lá , hoa lá thì được tốt tươi , làm hạt mưa giúp cho đời không phí hoài rong chơi .
- Cô vừa hát vừa minh họa bài hát cho trẻ xem2 lần
- Lớp , tổ , nhóm , cá nhân hát
- Cô chú ý, lắng nghe, sửa sai, khuyến khích trẻ, động viên trẻ thực hiện, hát rõ lời, rõ tiếng
Hoạt động 2: Nghe hát: “ Mưa rơi ”
-Hôm nay cô thấy các con học rất là ngoan bây giờ cô sẽ cho các con nghe bài hát mưa rơi của
dân ca xá .
- Cô hát lần 1
- Giảng nội dung: Bài hát “Mưa rơi” nói về khi mưa rơi xuống , mọi cảnh vật con người , con
vật trở nên tươi tốt náo nhiệt khi mưa rơi xuống cho cây tốt tươi , rừng đẹp trăm năm rung rinh
theo gió bướm thì tung cánh bay vờn bên nương riu rít tiếng cười bao trai gái đầu sàn có con cu
đua gáy .
- Lần 2 cô mở băng và vận động minh họa

23

Hoạt động 3 : Trò chơi “Nhận hình đoán tên bài hát”
- Cô giới thiệu trò chơi.

- Yêu cầu: Qua hình minh hoạ các bài hát, trẻ đoán tên bài hát. Hát đúng bài hát.
- Cách chơi: Dưới hình thức hái hoa dân chủ , chình ảnh nào thì trẻ sẽ hát bài đó và hát những bài
cháu biết .
c. Kết thúc hoạt động:
- Hát: “Cho tôi đi làm mưa với ”
Hoạt động 2: Tạo hình
Vẽ về biển
V/.CHƠI , HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi đã chọn
- Góc học tập – sách : Góc trọng tâm :
- cho trẻ xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên , Nhận biết các buổi trong ngày( Buổi sáng ,
buổi trưa , buổi chiều , buổi tối , đóng kịch truyện giọt nước tí xíu .
- Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi, trẻ về các góc chơi đã chọn
- Góc Phân vai: Bán hàng
- Góc Xây dựng: Xây bể bơi
- Góc Tạo hình: Vẽ về các hiện tượng tự nhiên
- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi…
V / ĂN NGỦ VỆ SINH
1. Vệ sinh ăn trưa :
- Cô cho trẻ rửa tay sạch sẽ , rửa mặt xếp bàn ghế ăn trưa
- Trong khi ăn cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết phần ăn của mình
- Trong lúc trẻ ăn cô giáo dục các chất dinh dưỡng có từ đâu .
2. Ngủ trưa :
- Cô lau doạn sạch sẽ trải nệm cho trẻ ngủ trong lúc trẻ ngủ tạo môi trường in tĩnh để trẻ ngủ
ngon giấc .
3 Ăn phụ :
- Cô sắp xếp bàn ghế cho trẻ ăn phụ .
VI / LÀM QUEN TIẾNG VIỆT
1.Mục đích yêu cầu
- Trẻ phát âm đúng hiểu rõ nghĩa của từ đã học : Hiện tượng , ích lợi ,ô nhiễm, Nhiệt độ tiết

kiệm tính chất , buổi sáng , buổi trưa buổi tối , tí xíu, rực rỡ , trong vắt .
2. Chuẩn bị :
- Tranh , video
3 . Phương pháp : Trực quan hình ảnh , đàm thoại luyện tập
4. Thực hiện :
a. Mở đầu hoạt động : Lớp hát bài : “ Nắng sớm ”
- Các con vừa hát bài gì ?
- trong bài hát nhắc đến điều gì ?
- Nắng là hiện tượng gì ?
- Các hiện tượng tự nhiên ngoài nắng ra còn có hiện tượng gì nữa ?
- Có rất là nhiều hiện tượng tự nhiên như : Nắng , mưa , gió
b. Hoạt động trọng tâm
- Hoạt động 1 : Làm quen từ Hiện tượng , ích lợi ,ô nhiễm, Nhiệt độ tiết kiệm tính chất ,
buổi sáng , buổi trưa buổi tối , tí xíu, rực rỡ , trong vắt .
* Cô cho trẻ quan sát tranh về các từ trên
- Cô cùng trẻ đàm thoại về các bức tranh có liên quan đến các từ trên

24

* Cô khái quát giải thích thêm nghĩa các từ Làm quen từ Hiện tượng , ích lợi ,ô nhiễm, Nhiệt
độ tiết kiệm tính chất , buổi sáng , buổi trưa buổi tối , tí xíu, rực rỡ , trong vắt .
- Cô cho lớp tổ cá nhân đọc từ .
Hoạt động 2: Trò chơi : “ Xem ai nhanh trí”
- Cách chơi : Các con hãy đặt câu hỏi có liên quan đến các từ vừa học xong
- Nếu trẻ không đặt được cô gợi ý cho trẻ đặt câu .
c/ Kết thúc hoạt động :
- Cô cho trẻ đọc lại các từ đã học .
VI/. CHƠI , HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Ôn lại một số kĩ năng chưa thực hiện được ở các hoạt động của buổi sáng.
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do.

- Nêu gương cuối ngày.
VII/. VỆ SINH TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng.
- Nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
B/. ĐÁNH GIÁ:
1.Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………

2. Thái độ:
……………………………………………………………………………

3. Kiến thức và kĩ năng:
………………………………………………………………

4. Ghi chú :


KẾ HOẠCH TUẦN
Tuần 28 ( Từ ngày 25 đến 29 tháng 03 năm 2013)
Chủ điểm: Các hiện tượng tự nhiên – Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng thời tiết
Thứ

Hai Ba Tư Năm Sáu
Trò chuyện
sáng
- Trò truyện về một số hiện tượng tự nhiên
- Trò truyện về nước
Thể dục sáng - Tập thể dục với bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với ”.
Chơi , hoạt

động ngoài
trời
- Quan sát trò chuyện về thời tiết, cây cối, quang cảnh trường mầm non.
- Làm quen, ôn luyện một số kiến thức đã học.
- Chơi các trò chơi: Trời nắng trời mưa ,Lộn cầu vồng , chơi tự do
Hoạt động
học
PTVĐ :Ném
trúng đích
thẳng đứng
KPKH: Tìm
hiểu vì sao
có mưa
PTNT:Xác định
vị trí đồ vật so
với bạn khác .
PTNN:Trăng
sáng
TH :
Vẽ mưa

25

×