Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đề tài sáng kiến xã hội hóa giáo dục mầm non hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.7 KB, 25 trang )

Lớp BDCBQL
I. Lý do chọn đề tài:
1. Lý do khách quan :
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của
nhân cách con người. Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng Giáo dục mầm non, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” với
quan điểm chỉ đạo là: “ Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế,
chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm
non”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển nền giáo dục
quốc dân theo quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm
làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.
Trong xã hội hiện đại, giáo dục trẻ em được chuyên môn hóa thành giáo dục
gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội . Nghĩa là cùng lúc, trẻ em được giáo
dục từ ba phía, như một tam giác, giáo dục với ba đỉnh là: gia đình - nhà trường -xã
hội mà trẻ em là trung tâm
Điều 12 Luật giáo dục 2005 có nêu: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học
tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa
dạng hoá các loại hình trường và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo
điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục.
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục,
phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường”
Vì vậy công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường là mục tiêu
mà cũng là trách nhiệm góp phần phát triển giáo dục
2. Lý do chủ quan :
Thực tế ở trường mầm non Hoa Hồng 1 trong thời gian qua, công tác xã hội
hóa có nhiều chuyển biến đáng kể nhà trường đã chủ động đề xuất biện pháp với cấp
ủy và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy
mô, kế hoạch phát triển nhà trường, đề ra các biện pháp giáo dục trẻ. Mặt khác nhà
trường phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội


và cá nhân có liên quan để tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho
cha mẹ và cộng đồng; Huy động rất nhiều nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự
nghiệp và phát triển giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại trường
Từ thực tế công tác và tiếp thu kiến thức đã học tôi chọn đề tài “Hiệu trưởng
trường Mầm Non Hoa Hồng 1-Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long phối hợp vói các
lực lượng trong và ngoài nhà trường năm học 2010 - 2011” để đánh giá thực trạng và
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 1
Lớp BDCBQL
đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục ở trường
Mầm non Hoa Hồng 1, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
trong năm học tới
II. Đối tượng và mục đích nghiên cứu :
1. Vai trò của Hiệu Trưởng trong công tác phối hợp với các lực lượng trong và
ngoài nhà trường ( cán bộ giáo viên - gia đình trè, ban đại diện cha mẹ học sinh )
2. Nghiên cứu thực trạng của Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với các lực lương
trong và ngoài nhà trường, vận dụng cơ sở lý luận tiếp thu chuyên đề : “Hiệu trưởng
phối hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường” nhận định thuận lợi khó
khăn, ưu điểm hạn chế, đề xuất biện pháp phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn
chế thiếu xót, hoàn thành nhiệm vụ năm học tới
III. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác phối hợp với các lực lượng trong và
ngoài nhà trường ở trường Mầm Non Hoa Hồng 1 – Bình Minh, Vĩnh Long
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp và phối hợp
hiệu quả tại trường
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu :
Trong quá trình tiếp thu và nghiên cứu chuyên đề “Hiệu trưởng phối hợp với
các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường” quá trình công tác thực tế và năng lực

của cá nhân tôi đề cập đến thực trạng công tác của Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với
gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2010-2011
V. Phương pháp :
- Nghiên cứu lý thuyết , tìm hiểu văn bản
- Quan sát thực tế ở trường , phân tích, đánh giá, tổng hợp
CHƯƠNG I -CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận :
1.1. Các khái niệm liên quan :
- Hiệu Trưởng : Là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà
trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận
- Hội cha mẹ học sinh : Là tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh được thành
lập với sự hỗ trợ của nhà trường, Hội được ổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hội cha
mẹ học sinh, Điều lệ trường mầm non
- Dân chủ hóa nhà trường : Là vấn đề tạo môi trường để thu hút tập thể giáo
viên, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình quản lý nhà
trường, kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh có hiệu quả phát huy sức mạnh tổng
hợp của hội đồng giáo dục các cấp nhằm phát huy hết tiềm năng của từng người, từng
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 2
Lớp BDCBQL
lực lượng giáo dục góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của nhà trường và
cho sự phát triển cho sự nghiệp giáo dục
- Phối hợp : Là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ
trợ cho nhau thực hiện một công việc chung .
- Phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh : Là huy động ý kiến
đóng góp và các nguồn lực từ phía gia đình thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh
dựa trên mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học
sinh tham gia vào việc xây dựng và phát triển của nhà trường : từ cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho việc dạy và học, chăm lo đời sống cho giáo viên tạo môi trường giáo dục
thồng nhất giữa nhà trường –gia đình – xã hội ,… đến việc tham gia giáo dục phát
triển toàn diện cho trẻ

1.2. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trong quan hệ với gia đình và Ban
đại diện cha mẹ học sinh :
1.2.1 Vai trò của Hiệu Trưởng :
- Trong mối quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hiệu
trưởng có vai trò là người đại diện cho nghành giáo dục, cho giáo viên, nhân viên nhà
trường , là người bảo vệ quyền lợi cho học sinh, dung hòa lợi ích chung của nhà
trường với nguyện vọng riêng của Cha mẹ học sinh; là người tổ chức việc tham gia
của Ban đại diện cha mẹ học sinh vào hỗ trợ nhà trường ; Tổ chức thông tin đến Cha
mẹ học sinh ( bằng cách tạo ra những tiếp xúc đều đặn, liên tục với các gia đình qua
Giáo viên chủ nhiệm, qua Ban đại diện Cha mẹ học sinh , chủ động thường xuyên liên
lạc với Ban đại diện )
1.2.2 Nhiệm vụ của Hiệu Trưởng:
- Tổ chức phối hợp để đạt được mục tiêu phối hợp giữa nhà trường với
CMHS đó là :
- Thống nhất quan đểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường và
gia đình trẻ
- Huy động mọi nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục : Xây
dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh góp phần xây dựng cơ sở
vật chất của nhà trường
Để dạt được diều đó Hiệu trưởng phải :
- Nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình và Ban đại
diện cha mẹ học sinh
- Phải đặt đúng vị trí của Hội Cha mẹ học sinh trong tương quan với các
lực lượng xã hội khác mà nhà trường có quan hệ
- Nâng đỡ, ủng hộ sang kiến của Ban đại diện
- Nâng cao nhận thức của từng gia đình về giáo dục
- Chủ động tồ chức giải quyết khó khăn lớn nhất của các gia đình là sự lúng
túng về phương pháp giáo dục, nói chung là về trình độ văn hóa sư phạm
1.3. Hiệu trưởng có trách nhiệm :
a) Tổ chức tốt Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học : gồm 3 bước

• Bước 1 : Công tác chuẩn bị :
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 3
Lớp BDCBQL
- Họp liên tịch giữa nhà trường và Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhằm
thảo luận và quyết định về mục đích yêu cầu nội dung chuẩn bị nhân sự thời gian mở
hội nghị Cha mẹ học sinh lớp và trường :
+ Nội dung : Hiệu trưởng thông báo ngắn gọn những kết quả mà trường
đã đạt được, những khó khăn đã vượt qua, những vấn đề còn tồn tại, những nét cơ bản
về phương hướng nhiệm vụ năm học này cho Ban đại diện biết . Đại diện Cha mẹ học
sinh tự đánh giá những ưu khuyết điểm trong hoạt động của Ban địa diện , việc tham
gia vào các công tác đã định . Cả hai bên thống nhất đánh giá các kết quả cụ thể đã dạt
được, khẳng định những kinh nghiệm đã có, những việc cần cải tiến . Thảo luận các
vấn đề, phương hướng nhiệm vụ trong năm tới . Chuẩn bị nhân sự cho Ban đại diện
Cha mẹ học sinh trong năm học mới
- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên phụ trách lớp :
+ Phổ biến kế hoạch, yêu cầu của việc tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh
ở các lớp nhằm làm cho Hội nghị Cha mẹ học sinh ở lớp có kết quả : Bảo đảm số
lượng tham dự , khai thác được các tiềm năng sẵn có
+ Nhận thức được tầm quan trọng của Hội nghị Cha mẹ học sinh lớp đó là
phương tiện có nhiều điều kiện thuận lợi mà qua đó người giáo viên có thể động viên
Cha mẹ trẻ em tích cực tham gia công việc giáo dục ở trường và ở gia đình ; Giúp Cha
mẹ học sinh phương pháp giáo dục và theo dõi con em ở nhà ; Giúp Cha mẹ học sinh
hiểu rõ công việc chăm sóc, giáo dục của nhà trường và yêu cầu của việc học tập rèn
luyện đối với con em họ để họ tổ chức cho học sinh giải trí và hoạt động tại gia đình
- Chỉ rõ các nội dung, thủ tục của Hội nghị Cha mẹ học sinh lớp
- Đảm bảo cho giáo viên phụ trách lớp thực hiện các nhiệm vụ : Ghi và gởi
giấy mời kịp thời; Chuẩn bị cho cuộc họp có nội dung phong phú, thiết thực, hấp dẫn
và tiến hành khéo léo; Nắm được tình hình lớp , hiểu sâu sắc từng trẻ ; Ghi các ý kiến
đóng góp các nguyện vọng của cha mẹ các cháu của lớp trong Hội nghị để nhà trường
tổng hợp xem xét

• Bước 2 : Tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh của lớp . Hội nghị này do giáo
viên phụ trách lớp triệu tập theo kế hoạch chung của trường
- Thành phần : Tất cả cha mẹ các cháu ở lớp và giáo viên phụ trách lớp
- Nội dung : Thông báo cho Cha mẹ trẻ biết về
+ Tình hình trường lớp đầu năm , chủ trương, đường lối phát triển giáo dục
mầm non, quy định của Nhà nước ( Chính phủ, Bộ, Sở, trường )
+ Yêu cầu về 5 mặt phát triển của trẻ
+ Những biện pháp chăm sóc giáo dục cụ thể của nhà trường
+ Mức độ và thời gian thu các khoản học phí, xây dựng, …
+ Thời gian , chế độ sinh hoạt của trẻ
+ Các chủ trương của trường , của lớp ( sửa chữa, xây dựng gì, nhờ Ban đại
diện hỗ trợ những gì ,…) Nội quy của trường
+ Nhắc lại nhiệm vụ, quyền hạn của cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ trong quan hệ với nhà trường theo quy định của Điều lệ trường Mầm non,
Nói rõ những hình thức, biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 4
Lớp BDCBQL
+ Tổ chức thảo luận để cha mẹ trẻ góp ý thống nhất chương trình công tác
+ Bầu Ban đại diện Cha mẹ học sinh ở lớp ( Chi hội trưởng )
+ Lập biên bản hội nghị tổng hợp mọi vấn đề trình Ban giám hiệu chuẩn bị
cho Hội nghị Cha mẹ học sinh cấp trường
• Bước 3 : Tiến hành Hội nghị Cha mẹ học sinh cấp trường :
- Thành phần : Ban giám hiệu nhà trường ,Chi hội trưởng các lớp , các giáo
viên phụ trách lớp
- Nội dung :
+ Hiệu trưởng thông báo những thông tin cần thiết về phương hướng,
nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường, các khả năng và điều kiện thực hiện, các biện
pháp tổ chức thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ, các yêu cầu đối với gia đình và đối với
các cháu; Báo cáo tóm tắt tình hình chăm sóc giáo dục trẻ và kết quả của trường tình
hình công tác với Ban địa diện trong năm học trước; Đề xuất các phương hướng công

tác với Ban đại diện Cha mẹ học sinh với gia đình trong năm học này
+ Đại diện cha mẹ học sinh báo cáo về : Công tác của Ban đại diện năm
qua, các vấn đề như xây dựng và sử dụng hội phí ,…; Việc thực hiện trách nhiệm của
gia đình đối với giáo dục con em và đối với công việc nhà trường ,…
+ Hiệu trưởng và Ban đại diện Cha mẹ học sinh giải thích, trả lời rõ ràng
tước Hội nghị tất cả những câu hỏi, kiến nghị của cha mẹ các cháu về những mặt hoạt
động của nhà trường, của Ban đại diện, những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục,
bảo vệ và chăm sóc trẻ ( nếu có ). Hiệu trưởng hướng dẫn thảo luận những vấn đề
quan trọng có liên quan đến công tác phối hợp trong cả năm . Những vấn đề do hội
nghị thảo luận và nhất trí được xem như nghị quyết của hội nghị
+ Bầu ban đại diện Cha mẹ học sinh năm học mới
b) Hiệu trưởng xây dựng Ban đại diện Cha mẹ học sinh cấp trường/ cấp lớp :
Việc xây dựng, củng cố tốt, định hướng đúng các hoạt động theo chức năng,
nhiệm vụ của Ban đại diện Cha mẹ học sinh thì có tác động lớn đến việc giáo dục ở
gia đình đồng thời huy động được lực lượng mạnh về nhiều mặt từ phía Cha mẹ trẻ
tham gia chăm sóc giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường
- Thành phần Ban đại diện Cha mẹ học sinh cần nhiệt tình, có biểu hiết công tác
giáo dục, có uy tín ở địa phương, có khả năng vận động các lực lượng khác, có địa vị
xã hội, có khả năng đóng góp vật chất cho trường càng tốt, đảm bảo tính kế thừa
- Về số lượng và cơ cấu : Theo điều lệ trường từ 3 đến 5 thành viên trong đó có 1
trưởng ban và 1đến 2 phó ban (do các Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp cử ra )
- Hiệu trưởng chỉ đạo các giáo viên phụ trách lớp xây dựng Ban đại diện lớp
( Giáo viên cần thăm dò trước hội nghị Cha mẹ học sinh ở lớp để nắm được những
Cha mẹ trẻ có khả năng để mời vào Ban đại diện ) đề ra tiêu chuẩn thống nhất ; phân
công vị trí : một trưởng ban, một phó ban, một thư ký , để đại diện tham gia vào Ban
đại diện Cha mẹ học sinh cấp trường
- Tổ chức thực hiện có nền nếp những hình thức phối hợp :
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 5
Lớp BDCBQL
+ Định kỳ 2 tháng 1 lần để sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, công khai tài

chính, thực hiện tốt thông tin 2 chiều, đảm bảo mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, khi cần
thiết có thể họp đột xuất giải quyết kịp thời
+ Mời Ban đại diện Cha mẹ học sinh tham dự các cuộc họp Hội đồng giáo dục
nhà trường và các buổi lễ : khai giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết, …
+ Thực hiện có nền nếp các hình thức phối hợp với gia đình trẻ ở lớp như : sổ
liên lạc, thăm gia đình ,…
+ Tổ chức họp các Cha mẹ học sinh có chất lượng
- Tạo điều kiện cho Ban đại diện Cha mẹ học sinh hoạt động tốt như :
+ Trao điều lệ Hội cho Ban đại diện Cha mẹ học sinh để Ban đại diện nắm được
chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và phương pháp công tác, cách sử dụng nguồn quỹ,
…và nhờ phổ biến Điều lệ tới các thành viên khác
+ Gợi ý những việc cần làm như : xây dựng kế hoạch, phát huy vai trò của Đại
diện Cha mẹ học sinh
+ Cung cấp thông tin về diễn tiến tình hình chăm sóc giáo dục, sức khỏe trẻ cho
Ban đại diện nắm
+ Lắng nghe ý kiến đóng góp của Cha mẹ trẻ giải thích thỏa đáng các câu hỏi,
thảo luận giải quyết các vấn đề mà Cha mẹ trẻ đặt ra một cách đúng đắn
+ Động viên, khuyến khích, đề nghị khen thưởng, biểu dương, ghi nhận những
cống hiến của các bậc Phụ huynh hoạt động tích cực
c) Hiệu trưởng định hướng cho Ban đại diện xây dựng và quản lý quỹ Hội và
thu hút các nguồn hỗ trợ khác
 Xây dựng và quản lý các nguồn quỹ Hội :
- Quỹ hội có từ sự ủng hộ, đóng góp của cá nhân, các đoàn thể, các đơn vị sự
nghiệp, … cho sự nghiệp giáo mầm non và sự trợ cấp của chính quyền địa phương.
Chi cho các khoản : Xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện dạy học, hỗ
trợ ch hoạt động giáo dục- học tập cho trẻ; Hỗ trợ, chăm lo đời sống cho cán bộ giáo
viên
- Yêu cầu khi sử dụng và quản lý các quỹ hội : Trưởng Ban đại diện Cha mẹ trẻ
làm chủ tài khoản, thực hiện theo đúng quy định, Hiệu trưởng là người tư vấn có kế
hoạch thu chi, quản lý việc tạo quỹ ở từng lớp, đảm bảo tính hợp lý, có hiệu quả, công

khai, không phí phạm
 Hỗ trợ các nguồn lực khác:
- Cụ thể như :công lao động, huy động sức người trong việc tu sửa, trang trí
trưng bày các lễ hội, …
 Tham gia chăm sóc giáo dục trẻ :
- Huy động trẻ đến trường, duy trì sĩ số, phổ cập trẻ 5 tuổi
- Giúp đỡ trẻ khó khăn , hoàn cảnh nghèo
- Tác động đến các bậc cha mẹ để thống nhất các tác động giáo duc, nâng cao
nhận thức về giáo dục, về ngành học Mầm non
- Kiến nghị với chình quyền địa phương xây dựng môi trường lành mạnh, phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 6
Lớp BDCBQL
- Phối hợp với các lực lượng khác như y tế, thông tin, công an,… hỗ trợ công tác
tuyên truyền, chăm sóc giáo dục trẻ
- Phối hợp với nhà trường tồ chức các buổi sinh hoạt nhằm trang bị kiến thức về
nuôi con theo khoa học, về giáo dục cho các Cha mẹ trẻ
1.4. Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện và gia
đình trẻ :
Chỉ đạo những nội dung :
1.4.1 Đảm bảo cho giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong công tác với
gia đình :
- Hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường-gia đình
- Làm cho Cha mẹ học sinh nắm được mục đích giáo dục chung, mục tiêu
giáo dục, các chuẩn kiến thức, kỹ năng trẻ cần đạt được từng độ tuổi
- Nắm chắc đối tượng học sinh
- Hiểu rõ tâm tư nguyện vọng hoàn cảnh khả năng của các bậc phụ huynh, tổ
chức tốt các cuộc họp Cha mẹ học sinh, tạo niềm tin từ phía phụ huynh về bản thân
giáo viên, về lớp, về trường, thu hút Cha mẹ trẻ vào các công tác giáo dục lễ giáo cho
trẻ; Biết định hướng và gợi ý hoạt động của lớp và tổ chức các hoạt động các biện

pháp phối hợp với Ban đại diện theo phương hướng và kế hoạch chung của trường
- Giao tiếp có văn hóa với Cha mẹ trẻ, đối xử công bằng với trẻ
1.4.2 . Làm cho Giáo viên nắm vững các yêu cầu sư phạm của các hình
thức phối hợp với gia đình hoc sinh :
- Ghi sổ liên lạc là hình thức thông tin viết quan trọng để thông báo kịp thời
về: kết quả các mặt phát triển của trẻ sau mội chủ đề, tình hình sức khỏe, chiều cao,
cân nặng của trẻ, ; những lời nhận xét, trao đổi, cần Cha mẹ trẻ phối hợp giáo dục tốt
hơn; Những công việc cấn thiết có sự cộng tác của Cha mẹ trẻ mà nhà trường đang
tiến hành
- Thăm gia đình trẻ với mục đích tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc giúp cha mẹ trẻ
làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ
- Mời Cha mẹ trẻ tới trường, đến lớp khi cần thiết
- Theo kế hoạch chung của trường định kỳ tổ chức các cuộc họp Cha mẹ học
sinh ở lớp như: tọa đàm tập trung bàn sâu , bàn kỹ về biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ
1.4.3 Nâng cao năng công tác của giáo viên để họ có khả năng vận động,
thuyết phục Cha mẹ trẻ và biết gợi ý, định hướng hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ
học sinh và biết gợi ý, định hướng hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp :
- Hiệu trưởng phải làm cho giáo viên hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Ban đại diện Cha mẹ học sinh; Nắm vững các chủ trương chung
của nhà trường, nắm vững và thực hiện tốt các yêu cầu sư phạm của các hình thức
phối hợp với gia đình
1.5. Một số biện pháp Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phối hợp với gia đình
và Ban đại diện CMHS :
- Đề ra những quy định cụ thể, thống nhất tùy theo tình hình thực tế của
trường, địa phương, theo kinh nghiệm của tập thể sư phạm nhằm đảm bảo các giáo
viên phụ trách thực hiện các hình thức phối hợp có nền nếp
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 7
Lớp BDCBQL
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên với Ban đại diện Cha mẹ
học sinh

- Chỉ dẫn trực tiếp trong quá trình công tác
- Kiểm tra công tác phối hợp với với gia đình trẻ của giáo viên nhằm làm cho
giáo viên ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc phối hợp với gia đình
trẻ; thục hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, các yêu cầu, các quy định của trường trong
công tác phối hợp với gia đình trẻ; khắc phục những trường hợp giáo viên có biểu
hiện tiêu cực trong quan hệ với gia đình trẻ
- Xem xét hồ sơ giáo viên, nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, theo dõi việc thực hiện
các nhiệm vụ phại làm, các yêu cầu cần đạt, quy định cần tuân theo
1. 6. Vai trò của gia đình, Ban đại diện Cha mẹ học sinh trong công tác giáo
dục :
1.6.1. Vai trò, khả năng của gia đình trong giáo dục : Gia đình là một thiết chế
xã hội, là cơ sở của xã hội, là tế bào tự nhiên của xã hội, là môi trường xã hội vi mô.
Gia đình lành mạnh có tầm quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, gia đình
có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân: là đảm bảo sự giáo dục, truyền
lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống; Gia đình là một chủ thể giáo dục
là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, là môi trường để trẻ thực hành nghững điều đã
học ở trường, rèn luyện hành vi, kỹ năng cho trẻ; Ành hưởng của giáo dục gia đình
đối với đứa trẻ có ý nghĩa sâu sắc cho con người đến lúc trưởng thành
- Cha mẹ trẻ có trách nhiệm :
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điểu kiên cho trẻ được học tập; giáo dục trẻ
trong gia đình; Xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát
triển toàn diện cho trẻ
+ Phối hợp với nhà trường : Giữ mối quan hệ trực tiếp, thường xuyên với
nhà trường; Tham dự đầy đủ các cuộc họp do nhà trường và Ban đại diện Cha mẹ trẻ
tổ chức; Tích cực tham gia xây dụng, đóng góp các ý kiến về các chủ trương, biện
pháp của nhà trường
+ Chấp hành Điều lệ hội, thực hiện có hiệu quả các qui định, các nghị
quyết của Hội nghị cha mẹ học sinh và của Ban đại diện
1. 6.2. Vai trò và trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong giáo dục:
- Ban đại diện cha mẹ trẻ có tầm quan trọng đặc biệt là một trong các giải

pháp phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục :
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức của cha mẹ trẻ ở địa phương, có
đại diện ở Hội đồng giáo dục nhà trường, tham dự lễ hội nhà trường hàng năm,
+ Là cầu nối giữa nhà trường - gia đình – các lực lượng xã hội khác ngoài
nhà trường ,
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
+ Tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương, chính sách giáo dục cho các
hội viên nhằm làm cho họ hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong công
tác chăm sóc giáo dục trẻ, trong quan hệ với nhà trường , phối hợp với nhà trường
trong chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện trẻ
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 8
Lớp BDCBQL
+ Vận động Cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường trong giáo
dục, góp phần tạo môi trường lành mạnh trong-xung quanh trường và ở địa bàn, huy
động trẻ đến trường, duy trì sĩ số, …

+ Vận động Cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội hỗ trợ việc xây dựng, bảo vệ
cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường; Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho giáo
viên; khen thưởng cho học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh nghèo
+ Đóng góp ý kiến với nhà trường về các chủ trương, biện pháp giảng dạy,
chăm sóc giáo dục trẻ ; Đề xuất với nhà trường những công tác cần thiết của Hội và
những biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực
hiện có hiệu quả Luật giáo dục, Luật phổ cập giáo dục, Luật bảo vệ - chăm sóc và giáo
dục trẻ em
2 . Cơ sở pháp lý :
Trong luật giáo dục năm 2005 khẳng định :
- Điều 12 : Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục : Mọi tổ chức, gia đình và công dân
có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục
tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn
- Điều 93 : trách nhiệm của nhà trường : Nhà trường có trách nhiệm chủ động

phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu nguyên lý giáo dục
Trong điều lệ trường Mầm non ( Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo )
- Điều 16: mục 4 . nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng :
f. ) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức
chính trị xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ
g.) Thực hiện xã hội hóa giáo dục phát huy vai trò của nhà trường đối với
cộng đồng
- Điều 47 : Trách nhiệm của gia đình :
1. Thường xuyên liên hệ với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ,…để được thông
báo kịp thời tình hình của trẻ nhằm phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em
2. Tham gia các hoạt động của nhóm trẻ, nhà trường nhằm góp phần nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ BAN
ĐẠI DIỆN CHA MẸ TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG 1
1, Đặc điểm tình hình :
- Năm học 2010 – 2011 : Tỉ lệ huy động trẻ đến trường là : 305 cháu ( nhà
trẻ : 55/79 cháu, tỉ lệ : 56,9 %, mẫu giáo : 250/304 cháu, tỉ lệ : 82,8 % )
+ Tỉ lệ bé sạch : 100%
+ Tỉ lệ bé chăm : 98%
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 9
Lớp BDCBQL
+ Tỉ lệ bé ngoan : 98.5%
+ Tỉ lệ bé đạt kênh A : 98,6 %
+ Số trẻ được khám sức khỏe định kỳ là : 305/305 cháu đạt tỉ lệ 100%
- Tổng số giáo viên là : 20 trong đó :
+ Giáo viên giỏi Tỉnh : 16

+ Giáo viên giỏi Huyện : 3
+ Giáo viên giỏi trường : 1
- Tổ chức và tham gia tốt các hội thi, phong trào của ngành, của trường như :
+ Ngày Hội dân gian
+ Hội thi Bé khỏe bé ngoan cấp trường
+ Tham dự hội thi Bé khỏe bé ngoan cấp Huyện
+ Tham dự hội giảng cấp huyện
+ Hội thi đồ dùng dạy học cấp trường
+ Tham dự hội thi đồ dùng dạy học cấp Tỉnh
- Năm học 2009 - 2010 trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
2. Những thuận lợi- khó khăn :
2.1. Thuận lợi :
- Trường Mầm Non Hoa Hồng 1 là trường trọng điểm của huyện nằm trên địa
bàn trung tâm thị trấn cái vồn cạnh trục lộ nên việc đưa đón cháu dễ dàng , thuận lợi
- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và chính quyền địa phương
- Sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh học sinh
- Đội ngũ giáo viên đông đảo, tập thể giáo viên có tay nghề cao trình độ
chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn
- Cơ sở vật chất khá đầy đủ
2. 2. Khó khăn :
- Độ tuổi của giáo viên không đồng đều
- Khả năng giao tiếp ở một vài giáo viên còn hạn chế
- Tâm lý ngại khó và chậm đổi mới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận giáo
viên (nhất là lực lượng lớn tuổi )
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của một trường trọng điểm . Hiện tại
trường được xây cất tạm thời chờ xây dựng trường đạt Chuẩn ( khuôn viên nhỏ hẹp,
diện tích phòng học chật hẹp, xây dựng tạm thời dạng tiền chế vừa thấp vừa nóng )
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 10
Lớp BDCBQL
3. Thực trạng công tác tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại

diện Cha mẹ học sinh :
3.1 Hiệu trưởng Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm :
3.1.1 Thực trạng :
a ) Công tác chuẩn bị :
- Năm học 2010-2011 bắt đầu thực hiện chương trình từ 6/9 , nhưng công
việc chuẩn bị cho thu trẻ vào trường từ 20/8; Vì thế ngay từ 1/8 Hiệu trưởng họp Hội
đồng phân công, phân nhiệm cho cán bộ giáo viên, hướng dẫn thủ tục nhập học cho
trẻ và thu nhận trẻ vào lớp; Nhấn mạnh công tác chuẩn bị kế hoạch tổ chức Hội nghị
cha mẹ học sinh cấp lớp cấp trường đầu năm.
- Sau đó tổ chức họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh năm học cũ
+ Thành phần gồm : Ban giám hiệu trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh
năm học cũ
+ Nội dung :
• Hiệu trưởng báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả đạt được trong năm học
qua của giáo viên, của trẻ; Những thành tựu đã đạt được, những vướng mắc còn tồn
tại; Phương hướng nhiệm vụ cơ bản năm học mới
• Ban đại diện cha mẹ học sinh tự đánh giá những mặt đã làm được, những
khó khăn tồn tại cần khắc phục, những biện pháp hay và có hiệu quả trong công tác
phối hợp vừa qua
• Thảo luận, trao đổi thống nhất đánh giá kết quả cụ thể đã đạt được, khẳng
định những kinh nghiệm đã có những việc cần cải tiến, những cơ chế phối hợp giữa
gia đình và nhà trường, những chỉ tiêu cần đạt được trong năm học mới, chuẩn bị nhân
sự,…
- Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phụ trách lớp học tập, nhận thức được
tầm quan trọng của Hội nghị cha mẹ học sinh ở lớp đầu năm học là tiền đề và là điều
kiện thuận lợi mà qua đó giáo viên có thể tìm hiểu, tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến
thức và biện pháp giáo dục thích hợp đối với trẻ ở lớp mình
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên ghi chép lý lịch trẻ ở lớp mình đầy đủ, rõ ràng
cụ thể: họ tên cha, mẹ, nghề nghiệp, số điện thoại liên lạc,… để nắm rõ hoàn cảnh,
thành phần gia đình để có biện pháp giáo dục thích hợp và phối hợp tốt hơn, hiệu quả

hơn
- Cung cấp kỹ năng giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm một số tình huống thường
gặp khi trao đổi, tiếp xúc với phụ huynh
- Nhắc nhỡ giáo viên gửi thư mời đến từng phụ huynh, ghi rõ ràng nội dung,
quét dọn, vệ sinh sạch sẽ phòng họp
b) . Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh cấp lớp :
- Thống nhất ngày hội nghị theo từng đơn vị lớp( thứ 7 ) thành phần gồm tất cả
cha (mẹ) của trẻ
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 11
Lớp BDCBQL
- Thống nhất nội dung, chương trình Hội nghị cha mẹ học sinh ở lớp :
+ Thông báo tình hình của lớp : sĩ số, thời gian học tập vui chơi, chế độ sinh
hoạt,…thời gian đưa( sáng 6 giờ 45 phút đến 8 giờ ) - rước trẻ (chiều 16 gời 30 đến
17 giờ ); thời khóa biểu các môn học( thứ hai : thể dục – làm quen môi trường xung
quanh, thứ ba : âm nhạc, thứ tư : văn học, thứ năm : làm quen với toán, thứ sáu : tạo
hình )
+Báo cáo các khoản thu đầu năm : học phí : 360.000đ/ trẻ, bảo hiểm :
70.000đ/trẻ, học phẩm : 60.000đ/ trẻ, hội phí : 120.000đ/ trẻ, tiền ăn : 450.000đ/ trẻ,
học phí buổi thứ 2 : 60.000đ/trẻ
+ Phụ huynh cần mua một số đồ dùng cá nhân cho trẻ : khăn lau mặt, ca, bàn
chải đánh răng, …; đồ đồng phục của trường, khăn tay,…
- Nhắc lại những nhiệm vụ và quyền hạn của cha mẹ học sinh trong việc chăm
sóc giáo dục trẻ, trong quan hệ với nhà trường phối hợp theo dõi, chăm sóc giáo dục
phát triển 5 mặt ở trẻ thông qua trao đổi trực tiếp, phiếu liên lạc, sổ bé ngoan hàng
tháng, sau mỗi chủ đề :
+ Bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp : trưởng ban, phó ban, ủy viên
+ Qui định họp phụ huynh lớp 3 lần / năm
+ Ý kiến của phụ huynh
- Giáo viên nộp danh sách Ban đại diện của lớp, biên bản hội nghị của lớp cho
Ban giám hiệu nhà trường

Hồ Thị Thanh Bạch Trang 12
Tháng : … Chủ đề : ………………
Tổng số ngày nghỉ :……
Có phép:…….
Không phép:……
Đạt cờ : …………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
- Thể chất : …………………………
- Nhận thức : ………………………….
- Thẩm mỹ :…………………………
- Ngôn ngữ : ………………………….
- Tình cảm - xã hội : ………………….
+Sức khỏe : Chiểu cao : ……
Cân nặng : ……
Xếp loại kênh : …………….
Đề nghị của giáo viên : …………
………………………………………
……………………………………….
……………………………………….
……………………………………
Năm học : 2010-2011

NHẬN XÉT CỦA PHỤ HUYNH
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
TUẦN 1
( Dán hoa bé

ngoan)
TUẦN 2
TUẦN 3 TUẦN 4
Lớp BDCBQL
c). Tiến hành Hội nghị cấp trường ( tổ chức sau hội nghị của lớp 1
tuần ):
- Hiệu trưởng thông qua biên bản họp đầu năm với Ban đại diện năm học cũ :
tổng kết đánh giá những công việc đã làm được, những tồn tại cần giải quyết, để đề ra
phương hướng họat động cho nhiệm kỳ mới
- Tổng hợp danh sách, biên bản hội nghị cấp lớp dự kiến nhân sự, ấn định ngày
Hội nghị cấp trường
+ thành phần : Ban giám hiệu trường , bí thư đoàn trường, chủ tịch công đoàn
cơ sở, Ban đại diện cha mẹ học sinh, trưởng ban đại diện các lớp
- Nội dung :
+ Tuyên bố lý do
+ Giới thiệu Ban đại diện cũ
+ Báo cáo tình hình đầu năm học mới – phương hướng hoạt động
+ Báo cáo các nguồn thu đầu năm
+ Giải trình các khoản thu – chi
+ Giải đáp các thắc mắc, ý kiến của phụ huynh ( nếu có )
+ Bầu bổ sung Ban đại diện mới : Hiệu trường thông qua tiêu chuẩn, điều
kiện, số lượng Ban đại diện nhiệm kỳ tới, gợi ý nhân sự, tiến hành hội nghị bầu
+ Ra mắt Ban đại diện mới, họp bầu trưởng ban, phó ban và các ủy viên
+ Niêm yết danh sách trên bảng nhân sự ở văn phòng
3.1.2 Phân tích thực trạng :
a)Ưu điểm :
- Hiệu trưởng là người có kinh nghiệm trong khâu tổ chức phối hợp giữa gia
đình và Ban đại diện cha mẹ trẻ
- Hiệu trưởng có kế hoạch chi tiết, cụ thể và rõ ràng trong việc tổ chức Hội
nghị cha mẹ trẻ đầu năm học

- Hiệu trưởng nắm được ý nghĩa của việc Hội nghị cha mẹ trẻ đầu năm học là
hình thức phối hợp tích cực cho nhà trường và Ban đại diện Cha mẹ trẻ tổ chức nhằm
tổng kết công tác phối hợp trong năm học trước và đề ra phương hướng nhiệm vụ,
biện pháp cơ bản, chương trình hành động năm học mới
- Chỉ đạo được giáo viên nhận thức đúng tầm quan trọng của Hội nghị cha mẹ
trẻ ở lớp đầu năm học đó là phương tiện có điều kiện thuận lợi mà qua đó giáo viên
phụ trách có thể tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp đối với lớp mình
- Chỉ đạo giáo viên ghi chép lý lịch trẻ ở lớp mình qua đó nắm rõ hoàn cảnh,
thành phần gia đình để phối hợp tốt hơn, hiệu quả hơn và có biện pháp giáo dục trẻ
thích hợp đồng thời có hướng chuẩn bị nhân sự
- Bầu được ban đại diện cấp lớp 3 thành viên, cấp trường với 5 thành viên : 1
trưởng ban, 2 phó ban, thủ quỹ, thư ký và các ủy viên
b) Hạn chế :
- Thời gian tổ chức hội nghị trễ
- Khâu tổ chức chưa chu đáo
- Hiệu trường chưa phân công các thành viên hợp lý khi tổ chức hội nghị
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 13
Lớp BDCBQL
- Số phụ huynh đi dự hội chưa đủ còn vắng nhiều do chưa nhận thức được tầm
quan trọng của hội nghị, tâm lý ngại hoạt động xã hội
- Hiệu trưởng chưa kiểm tra khâu tổ chức hội nghị cấp lớp : một số giáo viên
chưa khéo léo xử lý kịp thời, thỏa đáng những thắc mắc của cha mẹ học sinh đặt ra;
Việc tổ chức hội nghị ở lớp chỉ mang tính hình thức
c) Đề xuất biện pháp :
- Tổ chức Hội nghị cha mẹ trẻ đầu năm cần tổ chức đầu tháng 10 (từ 1-5/10 )
bởi vì lức này sĩ số cháu khá ổn định, giáo viên thu thập đủ thông tin về phía phụ
huynh cũng như chuẩn bị kế hoạch, nội dung thông báo cho phụ huynh đầy đủ
- Cần phân công cụ thể công việc cho từng cá nhân để tổ chức hội nghị có ý
nghĩa đúng tầm quan trọng : từ sắp xếp bàn ghế cho đại biểu khách mời , trang trí
băng gol, khẩu hiệu và tiếp khách ( ghế ngồi, nước uống, giữ xe)

- Hiệu trưởng cần tham gia hội nghị ở một vài lớp để nắm được tâm tư nguyện
vọng của cha mẹ trẻ cần trao đổi, những thắc mắc thường là kế hoạch, nội dung chăm
sóc trẻ; các khoản thu, chế độ, khẩu phần ăn của trẻ,… để giải thích thỏa đáng, công
khai hàng ngày
3.2 Hiệu trưởng xây dụng Ban đại diện cha mẹ trẻ cấp trường, cấp lớp :
a) Thực trạng :
- Ban giám hiệu nhắc nhỡ giáo viên lưu ý những phụ huynh có thể giới thiệu
để bầu vào ban đại diện lớp, hướng bầu vào Ban đại diện cấp trường
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng Ban đại diện ở lớp mình cần có
những điều kiện như : cần nhiệt tình, có biểu hiết công tác giáo dục, có uy tín ở địa
phương, có khả năng vận động các lực lượng khác, có địa vị xã hội, có khả năng đóng
góp vật chất cho trường càng tốt, đảm bảo tính kế thừa cho năm học sau
- Về số lượng : thống nhất cấp lớp : 3 thành viên, cấp trường : 5 thành viên
 xây dựng nề nếp phối hợp :
- Ban đại diện hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận theo điều lệ
cha mẹ học sinh
- Hàng ngày trao đổi với giáo viên phụ trách lớp trong giờ đón trả trẻ, hàng
tháng thông qua sổ liên lạc; Trực tiếp gặp giáo viên - Ban giám hiệu khi cần thiết
- Thường xuyên phối hợp trong các lễ hội: khai giảng, trung thu, các hội thi,
tổng kết các hoạt động ngoại khóa khác;
- Họp định kỳ trong năm
 Hiệu trưởng tạo điều kiện cho Ban đại diện cha mẹ trẻ hoạt động qua việc:
- Cung cấp tài liệu về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và phổ biến tới
các cha mẹ trẻ trong lớp trong trường
- Cung cấp số liệu về đội ngũ giáo viê, số lượng trẻ, cơ sở vật chất hiện có để
Ban đại diện xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm, xây dựng nề nếp hoạt động
- Tạo điều kiện gặp gỡ giao lưu giữa các phụ huynh trong trường, trong Ban
đại diện của trường để có cơ hội tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm, tình cảm tạo tiền đề
cho việc phối hợp hoạt động hiệu quả
b) Phân tích thực trạng :

Hồ Thị Thanh Bạch Trang 14
Lớp BDCBQL
• Ưu điểm :
-Hiệu trưởng hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng Ban đại
diện cha mẹ học sinh cấp lớp, cấp trường
- Hiệu trưởng có kế hoạch xây dựng Hội , chỉ rõ những điều kiện cần có như :
nhiệt tình, có biểu hiết công tác giáo dục, có uy tín, có khả năng vận động các lực
lượng khác, có địa vị xã hội, có khả năng đóng góp vật chất cho trường càng tốt, đảm
bảo tính kế thừa
- Có sự định hướng cho giáo viên lựa chọn nhân sự phù hợp bầu vào Ban đại
diện lớp, trường
- Cung cấp được thông tin, giúp cho Ban Đại diện xây dựng kế hoạch, xác
định phương hướng hoạt động trong năm tích cục, thiết thực
• Hạn chế :
- Ban đại diện chưa thực sự nhiệt tình, thường viện lý do vắng mặt trong các
buổi lễ hội của trường
- Ban đại diện chưa dự Đại hội CBCCVC đầu năm của trường
• Đề xuất khắc phục :
- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp rõ ràng ngắn gọn, chú ý tập trung giải quyết
và đi sâu vào những vấn đề chính, nội dung mang tính thuyết phục tránh dài dòng gây
tâm lý nhàm chán
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu được ý nghĩ, tầm quan
trọng của hội nghị đầu năm, của ban đại diện cha mẹ học sinh trong các hoạt động, hỗ
trợ đắc lực cho nhà trường chăm sóc trẻ tốt hơn
- Tạo niềm tin bằng việc thực hiện những yêu cầu hợp lý của phụ huynh đưa ra
như: công khai thực đơn hang ngày, công khai các khoản thu chi, giải thích rõ các
khoản thu – chi dựa vào các hướng dẫn, công văn chỉ đạo ( ví dụ khoản thu học phí
buổi 2 dựa theo công văn sô 3/2011/UBND v/v: Quy định mức thu tiền học phí buổi
thứ 2 )
3.3 Hiệu trưởng định hướng Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động :

a) Thực trạng :
- Xây dựng và quản lý quỹ hội và hỗ trợ các nguồn lực khác:
+ Nhận định mục tiêu chung của trường trong năm học là : tăng cường cơ sở
vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phổ cập trẻ 5 tuổi, vì vậy cần tập
trung trang bị thêm thiết bị nghe nhìn, đồ dùng, đồ chơi phù hợp, các hội thi bé khỏe
bé ngoan,… mức đóng góp hội phí là : 120.000đ/ trẻ /năm
+ Công việc thu hội phí trực tiếp cho giáo viên phụ trách sau đó giao cho thủ
quỹ của Hội
+ Hiệu trưởng tư vấn cho Ban đại diện sử dụng, có kế hoạch thu-chi hợp lý,
hiệu quả và công khai như : phát thưởng cho học sinh trong hội thi Bé khỏe bé ngoan,
tổng kết cuối năm, Quà quốc tế thiếu nhi, tổ chức ngày hội dân gian, làm giấy chứng
nhận hoàn thành chương trình theo từng độ tuổi, sửa chữa mái che, mua máy phát
điện,… Huy động hỗ trợ tivi, đầu đĩa, máy hát, quạt, cây kiểng, ….
- Trong việc tham gia chăm sóc giáo dục trẻ :
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 15
Lớp BDCBQL
+ Theo dõi việc công khai thực đơn, khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày
+Phối hợp chế độ dinh dưỡng giữa nhà trường và gia đình đối với những trẻ béo
phì, suy dinh dưỡng, đảm bảo trẻ phát triển cân đối
+ Phối hợp với phụ huynh là công an, y tế, chăm sóc bà mẹ trẻ em, các công ty
sữa tổ chức tuyên truyền , cung cấp kiến thức về an toàn giao thông, an toàn vệ sinh
thực phẩm, dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, cung cấp kỹ năng
bảo vệ bản thân, chăm sóc răng miệng, phòng tránh bệnh dịch, … cho trẻ, cho phụ
huynh
- Kiến nghị với ủy ban nhân dân và phòng tài nguyên mội trường di dời bãi rác
cạnh trường, đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho trẻ
b) Phân tích thực trạng :
• Ưu điểm :
- Hiệu Trưởng là người có kinh nghiệm trong việc định hướng cho Ban đại diện
cha mẹ trẻ hoạt động mang lại hiệu quả khá tốt :

+ Thống nhất mục tiêu, phương hướng hoạt động, phối hợp giữa nhà trường
và Ban đại diện cha mẹ trẻ
+ Công khai chất lượng giáo dục, tình hình thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật
chất, mục tiêu và điều kiện thực hiện, tạo niềm tin và sự quan tâm từ phía phụ huynh
hỗ trợ nhà trường trang bị thêm máy móc thiết bị dạy và hoc, phục vụ chăm sóc giáo
dục trẻ tốt hơn : như có máy phát điện đảm bảo nhu cầu sinh hoạt khi cúp điện, máy vi
tính, tivi, đầu máy phục vụ tiết dạy sinh động, thu hút trẻ,…
+ Phát huy sức mạnh tập thể và quyền của Ban đại diện trong tổ chức thu-chi
các nguồn quỹ, kiến nghị đề xuất với các ban ngành có liên quan, giải quyết các vấn
đề cấp bách như: di dời bãi rác, tiêm ngừa, phun thuốc phòng dịch bệnh, chăm sóc sức
khỏe cho trẻ, ….
+ Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì giảm đáng kể : đầu năm tháng 9 thống kê
toàn trường là 5/305 trẻ đến cuối học kỳ I giàm 2 trẻ và cuối năm chỉ còn 1 trẻ suy
dinh dưỡng nhưng ở kênh B, không có trẻ béo phì
+ 100 % giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trên tiết dạy , 85% giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin trong soạn giàng, các lớp Lá ứng dụng chương trình
kidsmart cho trẻ
+ Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 98%
+ Duy trì sĩ số cuối năm đạt 100%
• Hạn chế :
- Hiệu trưởng chưa phát huy hết nội lực bên trong nhà trường
- Chưa tận dụng hết ngoại lực
- Công tác khen thưởng đối với cá nhân chưa được chú trọng
• Đề xuất khắc phục những hạn chế :
- Hiệu trưởng cần tận dụng thương hiệu trường trọng điểm địa bàn thị trấn, các
phong trào luôn đi đầu và đạt được nhiều thành tích cao; Đội ngũ cán bộ giáo viên dạt
chuẩn và trên chuẩn, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt, hàng năm trẻ hoàn thành
chương trình theo từng độ tuổi đạt 98%, trẻ lớp lá ra trường đều khỏe mạnh và phát
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 16
Lớp BDCBQL

triển hài hòa 5 mặt,… để có những đề xuất hỡ trợ và phối hợp với Ban đại diện hợp lý
và phù hợp
- Hiệu trưởng cần tìm hiểu kỹ ở giáo viên về những mạnh thường quân để tranh
thủ sự ủng hộ về vật chất cũng như hỗ trợ trong các phong trào, hội thi, lễ hội,…
- Khen thưởng, biểu dương, ghi vàng sổ vàng, niêm yết công khai kịp thời
những tập thể, cá nhân, mạnh thường quân tích cực trong việc đóng góp, ủng hộ quỹ
hội, cơ sở vật chất, cây xanh cho trường ,…để động viên khuyến khích và tạo tâm lý
tin tưởng
4. Hiệu trưởng chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại
diện cha mẹ trẻ và gia đình :
a) Thực trạng :
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nắm vững nghiệp vụ của mình trong công tác
phối hợp với phụ huynh thông qua cuộc họp hội đồng đầu năm, chỉ rõ tầm quan trọng
của mối quan hệ gia đình- nhà trường- xã hội trong cong tác chăm sóc giáo dục trẻ;
Giao tiếp có văn hóa với phụ huynh
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nắm rõ đối tượng học sinh ở lớp của mình, tìm
hiểu tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh đối với nhà trường, điều kiện kinh tế, hoàn
cành gia đình nghèo, trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, trẻ cá biệt, khuyết tật ,…ghi chép,
cập nhật dầy đủ để có hướng chăm sóc giáo dục phù hợp, vận động, huy động hiệu
quả
- Chỉ đạo giáo viên thông tin về mục tiêu, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ,
phương pháp giáo dục, kỹ năng-mục tiêu từng lĩnh vực phát triển của trẻ cho phụ
huynh thông qua bản tuyên truyền, sổ liên lạc,… hàng tháng, từng chủ đề kịp thời
chính xác để phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện
b) Phân tích thực trang :
• Ưu điểm :
- Hiệu trưởng tạo điều kiện cho giáo viên được thể hiện năng lực giao tiếp,
khả năng thuyết phục trong phối hợp với phụ huynh, thúc đẩy công tác chủ nhiệm đạt
hiệu quả, tạo ấn tượng tốt, niềm tin của phụ huynh với giáo viên, với nhà trường
- Cha mẹ trẻ có thể nắm bắt được thong tin về hoạt động của nhà trường của

con em họ thường xuyên, hàng tháng, hàng ngày
• Hạn chế :
- Hiệu trưởng chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phối hợp với
gia đình trẻ
- Còn một vài giáo viên chưa có kỹ năng giao tiếp tốt với phụ huynh
- Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức tới ngành học mầm non
- Giáo viên chưa nhệt tình
• Đề xuất khắc phục những hạn chế :
- Hiệu trưởng cung cấp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho giáo viên trong các
cuộc họp hội đồng, thảo luận, học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các giáo
viên trong trường như : đưa ra các tình huống, các câu hỏi, thắc mắc thường găp,… để
giáo viên thảo luận, đưa ra hướng giải quyết tốt nhất
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 17
Lớp BDCBQL
- Rèn luyện cho giáo viên mới, rụt rè bằng cách tạo điều kiện cho giáo viên trao
đổi tiếp xúc với phụ huynh trong các lễ hội, phong trào ngoại khóa của trường, thảo
luận các vấn đề về chăm sóc giáo dục trẻ,…
- Đưa nội dung xã hội hóa giáo dục vào chỉ tiêu thi đua để khuyến khích, dồng
thời cũng là động lực để giáo viên tích cực, nhiệt tình hơn trong cơng tác phối hợp với
phụ huynh
- Kiểm tra cơng tác phối hợp với gia đình của giáo viên phụ trách lớp qua việc :
+ Xây dựng các góc tun truyền ở các trường, lớp và ở cộng đồng: chọn
một góc thuận lợi (vị trí mà mọi người dễ trơng thấy) tại trường làm góc tun truyền
cho các bậc cha mẹ học sinh. Tại đó, chúng tơi có các tài liệu, tranh ảnh…với những
nơị dung thiết thực như tổ chức ni dạy con, những u cầu mà các bậc cha mẹ, cộng
đồng cấn phối hợp với nhà trường, tun truyền các điển hình tham gia đóng góp xây
dựng giáo dục… Nội dung các tài liệu trưng bày cần được biên soạn ngắn gọn, thiết
thực, ln thay đổi, cập nhật thơng tin, hình thức hấp dẫn… để mọi người dễ xem, dễ
ghi nhớ.
+ Xem xét sổ theo dõi, sổ liên lạc, hồ sơ ghi chép : nhật ký, sổ theo dõi 5

mặt phát triển của trẻ, …kịp thời phát hiện và chình sữa những sai sót( nếu có )
CHƯƠNG I . ĐÁNH GIÁ CHUNG
Năm học vừa qua cơng tác phối hợp với gia đình và ban Đại diện cha mẹ trẻ
đã được thực hiện đúng theo kế hoạch và phương hướng đề ra tuy khơng đáp ứng hết
nhu cầu đặt ra nhưng đã giải quyết được một số vấn đề cấp bách, góp phần nâng cao
điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn cụ thể qua kết quả :
- Số lượng Học sinh:
Số lớp Số trẻ So với năm trước
tăng
Mẫu giáo
Lớp Mầm 2 63 8
Lớp Chồi 3 92 10
Lớp Lá 3 95 2
Tổng số 8
250 20
Nhà trẻ
Nhóm nhỡ 1 27 4
Nhóm lớn 1 28 6
Tổng số
2 55 10
-Số lượng Giáo viên:
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 18
Lớp BDCBQL
Số lượng So với năm
trước tăng
Trong biên chế
Ngoài biên chế
Tổng số CBGV 33 / 25 8
Ban giám hiệu 03 / 03 /
Giáo viên dạy lớp 20 / 20 1

Công nhân viên 10 2 2 8
GV chưa chuẩn 1 / / 1
GV trên chuẩn
( Đại học )
9 3 9 /
GV đang học nâng
cao ( Đại học )
3 3 3 /
- Chất lượng giáo dục chăm sóc trẻ:
+ Tổng số trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ: 305. Tỉ lệ: 99.93%
Trong đó:
Kênh Tổng số trẻ Tỉ lệ Tăng so với năm
trước
A
304 99.6% 30 trẻ
B
1 0.04% /

+ Theo dõi sự phát triển giáo dục trẻ: 3, 4 tuổi.
Các mặt giáo dục T Tỉ lệ K Tỉ lệ TB Tỉ
lệ
Tăng so
với năm
trước
Phát triển mặt nhận
thức
150 96.7% 5 3,2% / / x
Phát triển mặt ngôn
ngữ
150 96.7% 5 3.2% / / x

Phát triển mặt thể
chất
151 97.4% 4 2.58
%
/ / x
Phát triển mặt tình
cảm xã hội
149 96.1% 6 3.87
%
/ / x
Phát triển mặt thẩm
mỹ
151 97.4% 4 2.58
%
/ / x

- Chất lượng trẻ 5 tuổi trong nhà trường đạt chuẩn tối thiểu:
Xếp loại đạt Tổng số trẻ Tỉ lệ
Tăng so với năm
trước
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 19
Lớp BDCBQL
chuẩn
Khá giỏi 94/95 98.75% 2

- Xếp loại vế nề nếp:
Xếp loại Tổng số trẻ Tỉ lệ
Tăng so với
năm trước
Bé sạch

305 100% X
Bé chăm
301 98.6% X
Bé ngoan
301 98.6% x
- Xếp loại tay nghề giáo viên khảo sát tay nghề các cấp đạt kết quả :
Xếp loại Tổng số giáo
viên
Tỉ lệ
Tăng so với năm
trước
GV được khảo sát tay
nghề
7 35% 5
Giỏi cấp trường 1 5% 1
Giỏi cấp huyện 1 5% 1
Giỏi cấp tỉnh 5 25% 3
- Về cơ sở vật chất:
+ Trang bị 3 lớp lá : 3 máy vi tính cài chương trình kidsmart, happy kid; kệ,
bàn ghế đúng qui cách
+ Các lớp khác : ti vi, máy hát đĩa, quạt, chậu hoa kiểng, đồ dùng, đồ chơi,
tranh ảnh, … phục vụ hoạt động học tập và vui chơi của trẻ
+ Các cơng trình : làm mái che, máy phát điện, sửa chửa nhà vệ sinh, tráng xi
-măng sân, ghế đá, cổng rào, cây xanh che bóng mát,…
Như vậy, với những kết quả đạt được từ cơng tác phối hợp với gia đình và Ban
đại diện cha mẹ trẻ của Hiệu trưởng có thể đánh giá những ưu và hạn chế cơ bản như
sau :
• Ưu điểm :
- Hiệu trưởng có kinh nghiệm, hiểu được tầm quan trọng của việc phối hợp giữa
nhà trường - gia đình và Ban đại diện cha mẹ trẻ; lập kế hoạch , chỉ đạo giáo viên thực

hiện và kiểm tra thường xun đội ngũ giáo viên trong cơng tác phối hợp
- Thực hiện đúng qui trình tổ chức hội nghị Cha mẹ học sinh cấp lớp, cấp
trường; Bầu được Ban đại diện cha mẹ trẻ cấp lớp, cấp trường đáp ứng các u cầu
về : nhiệt tình, có hiểu biết về bậc học mầm non, có năng lực điều hành-huy động các
nguồn lực khác ngồi xã hội
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 20
Lớp BDCBQL
- Có kỹ năng giao tiếp tốt và có uy tín, làm tốt công tác tham mưu cho Ban đại
diện xây dựng kế hoạch, huy động các nguồn quỹ thu chi hợp lý hợp pháp và có hiệu
quả, phát huy vai trò hỗ trợ nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ
- Thống nhất mục tiêu, quan điểm và phương thức phối hợp, đảm bảo thực hiện
các hình thức phối hợp
• Hạn chế :
- Hiệu trưởng chưa phân công Phó hiệu trưởng trong công tác phối hợp
- Hiệu trưởng chưa đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đúng tầm, tương
xứng với vị trí, với xu thế giáo dục hiện nay cho nên chưa huy động được tổng hợp
các nguồn lực khác
- Còn một vài giáo viên chưa thật sự có hiểu biết và kỹ năng phối hợp hiệu
quả nên khi vận động chưa nhận được sự ủng hộ từ phía phụ huynh trong lớp mình
phụ trách
- Về phía phụ huynh còn một phần nhỏ phụ huynh chưa hiểu rõ về nghành học
mầm non, thiếu sự quan tâm, hợp tác với lớp, với trường. Hoặc phụ huynh do bận việc
làm ăn, kinh tế nên không có thời gian quan tâm chăm sóc giáo dục con em mình mà
giao hẳn cho nhà trường
2. Bài học kinh nghiệm :
- Người Hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức, phải thấm nhuần sâu sắc chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, trên cơ
sở đó, tham mưu tích cực với các cấp uỷ chính quyền từ Huyện đến cơ sở nhằm cụ thể
hoá thành cơ chế, chính sách, giúp cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện

công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường có hiệu quả. Trong
thực tế, Hiệu trưởng có đầu óc tổ chức, năng động, sáng tạo, biết phát hiện, huy động,
sử dụng các lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, khai thác được các
tiềm năng trong xã hội, sử dụng đúng người, đúng việc thì ở đó nhà trường phát triển
mạnh mẽ và công tác xã hội hoá giáo dục cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp
- Cần phát huy tốt nội lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ,
có kế hoạch lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng lòng
tin trong phụ huynh học sinh cũng như cộng đồng dân cư :
+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho Giáo viên trong trường
+ Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ : Mở chuyên đề, dạy các tiết dạy
mẫu mời phụ huynh tham dự để phụ huynh thấy được ở trường trẻ được học tập kiến
thức kỹ năng gì để không đòi hỏi quá cao ở trẻ hoặc đánh giá thấp năng lực của trẻ,
cũng như hiểu rõ hơn về bậc học mầm non
+ Tổ chức cải thiện bữa ăn cho trẻ hợp mùa, hợp khẩu vị và phù hợp túi tiền phụ
huynh, chế độ ăn mỗi cháu 15000 đồng/ngày/cháu đảm bảo dinh dưỡng.
+ Xây dựng trường học thân thiện, môi trường cảnh quang sư phạm xanh, sạch,
đẹp và an toàn
+ Xây dựng cơ bản và chỉ kêu gọi hỗ trợ một phần từ công tác vận động chứ
không đặt hết trách nhiệm lên Ban đại diện cha mẹ học sinh
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 21
Lớp BDCBQL
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng được Ban đại diện lớp tích cực có năng lực để từ
đó bầu ra Ban đại diện cấp trường hoạt động có hiệu quả
- Hiệu trưởng công khai chất lượng giáo dục, công tác thu chi, huy động các nguồn
lực từ phụ huynh
- Kịp thời tuyên dương, khen thưởng, những phụ huynh có nhiều đóng góp cho
hoạt động giáo dục của nhà trường
- Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phối hợp, thu thập
thông tin
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trong quá trình thự hiện công tác phối hợp

CHƯƠNG II- KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
- Với chính quyền địa phương:
+ Cần tạo điều kiện về kinh phí hỗ trợ cho nhà trường xây dựng cơ bản
+ Xúc tiến xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch để nhà
trường có được cơ sở ổn định, thuận tiện cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn
- Phòng Giáo dục đào tạo Huyện Bình Minh :
+ Có kế hoạch tổng thể, đồng bộ, lâu dài theo hướng Chuẩn đầu tư cho trường
về cơ sở trường lớp, trang thiết bị, phương tiện dạy học
+ Đầu tư các hạng mục cần tập trung hơn, tránh dàn trải và nhỏ giọt. Đồng
thời tham mưu các cấp uỷ đảng, chính quyền, sở giáo dục đầu tư kịp thời tạo điều kiện
cho trường có cơ sở trường lớp ổn định, trang thiết bị phục vụ giảng dạy nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ
+ Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, mở chuyên đề nâng cao trình độ
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
- Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long :
+ Mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý để cung cấp kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục mầm non Tỉnh nhà
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 22
Lớp BDCBQL
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chuyên đề “ Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội trong và
ngoài nhà trường”- Trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh
2. Luật và các văn bản pháp qui làm cơ sở cho công tác thanh tra giáo dục mầm
non – Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo II
3. Điều lệ trường Mầm non
4. Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
5. Luật giáo dục
6. Kế hoạch hoạt động năm học 2010-2011 của Hiệu Trưởng Truong2 Mầm Non
Hoa Hồng 1 – Bình Minh, Vĩnh Long

7. Nội dung Hội nghị cha mẹ học sinh trường Mầm non Hoa Hồng 1 năm học
2010-2011
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 23
Lớp BDCBQL
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU Trang
I. Lý do chọn đề tài :
1. Lý do chủ quan :
2. Lý do khách quan :
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu :
IV.Giới hạn đề tài :
V.Phương pháp ngiên cứu :
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài
1.Cơ sở lý luận
1.1.Các khái niệm liên quan
1.2.1.Vai trò, tách nhiệm và quyền của gia đình trong công tác giáo dục :
3. Vai trò, tách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục :
4. Vai trò, tách nhiệm của Hiệu trưởng trong quan hệ với gia đình và Ban đại diện
cha mẹ học sinh
5. Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh
6. Cơ sở pháp lý
7. II. Thực trạng công tác tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ
học sinh trong chăm sóc giáo dục trẻ
8. Đặc điểm tình hình
9. :Những thuận lợi và khó khăn của Trường Mầm non Hoa Hồng 1 Bình Minh,
Vĩnh Long
10.Thực trạng công tác tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học
sinh của Hiệu trưởng

11.Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm
12.Thực trạng :
13.Phân tích thực trạng :
14.Ưu điểm:
15.Hạn chế:
16.Đề xuất khắc phục hạn chế :
17.Hiệu trưởng xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp lớp, cấp trường
18.Thực trạng :
19.Phân tích thực trạng :
20.Ưu điểm:
21.Hạn chế:
22.Đề xuất khắc phục hạn chế :
23.Hiệu trưởng định hướng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động
24.Thực trạng :
25.Phân tích thực trạng :
26.Ưu điểm:
27.Hạn chế:
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 24
Lớp BDCBQL
28.Đề xuất khắc phục hạn chế :
Hiệu trưởng chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học
sinh và gia đình học sinh
29.Thực trạng :
30.Phân tích thực trạng :
31.Ưu điểm:
32.Hạn chế:
33.Đề xuất khắc phục hạn chế :
34.PHẦN III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
35.Đánh giá chung :
36.Ưu điểm :

37.Hạn chế :
38.Bài học kinh nghiệm
39. tài liệu tài liệu tham khảo
Hồ Thị Thanh Bạch Trang 25

×