Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

XÂY DỰNG PHẦN MỀM THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN CHO TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ GIỚI NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG PHẦN MỀM THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN CHO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ GIỚI NINH BÌNH
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Trọng Đức
Sinh viên : Vũ Đức Thuận
Lớp : CNT50DH2
Hải Phòng, tháng 2 năm 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải thích
1 BLĐTBXH Bộ lao động thương binh và xã hội
2 PTNT Phát triển nông thôn
3 HSSV Học sinh sinh viên
4 TT Thông tin
5 KT/KL Khen thưởng, kỷ luật
DANH MỤC HÌNH VẼ
Chương I: Tổng Quan
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay song song với quá trình phát triển của công nghệ và khoa
học thì ngành khoa học tính toán đã đóng vai trò quan trọng, nó đã đạt được
những thành tựu rực rỡ với những bước tiến nhảy vọt.Việc áp dụng công nghệ
khoa học kỹ thuật vào đời sống của con người ngày càng tăng và tác động đến
hầu hết các lĩnh vực trong đời sống.Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, công
nghệ thông tin đã trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn không thể thiếu
trong việc áp dụng vào các lĩnh vực hoạt động xã hội như: Quản lý, kinh tế,
thông tin,…
Ở nước ta hiện nay, việc áp dụng vi tính hóa trong việc quản lý tại các


cơ quan, tổ chức, trường học, đang rất phổ biển và trở nên cấp thiết. Nhưng
một vấn đề đặt ra trong việc quản lý là làm thế nào để chuẩn hóa cách xử lý
dữ liệu. Vấn đề ở chỗ mỗi cơ quan, tổ chức, trường học…có các cách xử lý
dữ liệu và quản lý khác nhau chính vì thế việc phân tích vấn đề trong quản lý
ứng dụng là vấn đề quan trọng mà em muốn đề cập tới.
Với mong muốn hiểu biết tầm quan trọng của việc phân tích hệ thống
thông tin tự động hóa trong lĩnh vực quản lý dữ liệu. Em đã lựa chọn đề tài:
“ Xây dựng phần mềm theo dõi và quản lý sinh viên cho Trường Cao
đẳng Nghề Cơ giới Ninh Bình – TP Ninh Bình” làm đề tài tốt nghiệp cho
mình.
Báo cáo bao gồm:
 Chương I: Tổng quan. Giới thiệu chung về đề tài và nghiệp vụ quản
lý của bài toán.
 Chương II: Phân tích thiết kế hệ thống. Dựa vào những vấn đề mà
chúng ta khảo sát được ở trên để lựa chọn hướng phân tích cho phù
hợp.
 Chương III: Cài đặt chương trình. Lựa chọn môi trường và công cụ
cài đặt để lập trình.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 4
Chương I: Tổng Quan
Cuối cùng là những kết luận và đánh giá, cũng như hướng phát triển trong
tương lai.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 5
Chương I: Tổng Quan
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Khảo sát thực tế
1.1 Giới thiệu về cơ sở thực tập
Trường Cao đẳng Nghề Cơ giới Ninh Bình – Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn.
Địa chỉ: Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình

Điện thoại: 84-030.3772641-3864396
Fax: 84-030.3770522
- Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình thành lập theo Quyết định
Số 1991/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp Trường Công nhân Cơ giới
I thành lập năm 1970. Trường có trụ sở đóng tại Thị xã Tam Điệp, Tỉnh
Ninh Bình.
- Từ năm 1970 trường được Bộ Thuỷ lợi (cũ) chọn xây dựng trường
điểm của ngành chuyên đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề vận hành
xe, máy xúc-đào, ủi -cạp và sửa chữa ôtô xe máy, cung cấp nguồn nhân
lực cho các công trình xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện lớn của đất nước
như Thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An, công trình thuỷ lợi Dầu
Tiếng.
- Năm 1996 sau khi sát nhập về Bộ mới. Trường được Bộ Nông Nghiệp
và PTNT giao bổ sung nhiệm vụ cho trường đào tạo 10 nghề phục vụ
nông nghiệp - nông thôn(cơ điện nông thôn, cấp thoát nước nông
thôn ).
- Quá trình phát triển Trường đã đào tạo 50 ngàn Công nhân kỹ thuật (kể
cả hệ đào tạo chính quy dài hạn và hệ không chính quy ngắn hạn) cung
cấp nguồn nhân lực cho các công trình trọng đểm của đất nước như
thuỷ điện Sông Quao, Thạch Nham là đơn vị đào tạo công nhân kỹ
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 6
Chương I: Tổng Quan
thuật vận hành xe - máy thi công cơ giới cho các Tổng công ty nông -
lâm nghiệp trong cả nước, các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật.
- Từ năm 2000 đến nay nhà trường đã mở rộng quy mô tuyển sinh chính
quy từ 850HS/năm lên 2000 HS/năm, cụ thể:
+ Cao đẳng nghề: 900 đến 1000 HSSV
+ Trung cấp nghề: 1100 đến 1200 HSSV
+ Đào tạo ngắn hạn : 2000 HSSV/năm

Sơ đồ tổ chức
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của Trường Cao đẳng Nghề Cơ giới Ninh Bình
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 7
Chương I: Tổng Quan
Cơ cấu tổ chức của Trường bao gồm:
• Ban giám hiệu: 1 hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng.
• Hội đồng trường.
• Tổ chức đảng.
• Phòng chức năng:
 Phòng đào tạo.
 Phòng tổ chức hành chính.
 Phòng quản lý học sinh.
 Phòng quản trị và quản lý xe máy.
 Phòng tài chính kế toán.
 Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng.
• Khoa chuyên môn:
 Khoa máy thi công.
 Khoa cơ điện.
 Khoa ô tô thi công.
 Khoa khoa học cơ bản.
 Khoa công nghiệp và phát triển nông thôn.
 Khoa sư phạm kỹ thuật.
 Khoa kinh tế - du lịch.
• Trung tâm:
 Trung tâm dịch vụ kỹ thuật cơ giới – cơ điện: tư vấn tuyển sinh, tư
vấn việc làm, liên kết với các công ty, doanh nghiệp cho học sinh đi
thực tập và sản xuất.
• Tổ chức đoàn thể.
• Số lượng học sinh, sinh viên theo học tại trường: 3500 HSSV.
1.2 Giới thiệu về nghiệp vụ bài toán

Qua khảo sát thực tế thực trạng nghiệp vụ quản lý hồ sơ và điểm của sinh
viên như sau:
• Việc lưu trữ các thông tin như: thông tin sinh viên, điểm… Đều tiến
hành thủ công bằng sổ sách và các chứng từ với một số lượng lớn và
lưu trữ nhiều năm, chính vì vậy gây ra nhiều khó khăn cho công tác
quản lý, tốn nhiều thời gian và công sức cho người trực tiếp điều hành.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 8
Chương I: Tổng Quan
• Khi lưu trữ bằng phương pháp truyền thống việc sữa đổi gặp nhiều khó
khăn.
• Tốn nhiều nhân lực, kinh tế.
• Việc quản lý trên giấy tờ thủ công khiến việc tra cứu, tìm kiếm thông
tin sinh viên, thống kê thông tin sinh viên trở nên rất khó khăn và bất
tiện.Và có thể dẫn đến nhầm lẫn, mất mát thông tin sinh viên.
Qua quá trình làm việc với phòng tổ chức đào tạo, quản lý sinh viên của
trường. Các nghiệp vụ và quy trình quản lý sinh viên của trường được
quản lý như sau:
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 9
Chương I: Tổng Quan
1.2.1 Quản lý hồ sơ sinh viên
1.2.1.1 Cập nhập hồ sơ sinh viên
Sơ đồ quy trình cập nhập hồ sơ sinh viên:
Hình 1.2. Sơ đồ quá trình cập nhật hồ sơ sinh viên
- Phòng công tác học sinh - sinh viên yêu cầu sinh viên nộp hồ sơ, bổ
sung hồ sơ để quản lý sinh viên và lưu trữ thông tin sinh viên. Khi sinh
viên nộp hồ sơ, bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ sinh viên. Những hồ
sơ đạt yêu cầu đầy đủ thông tin sẽ được tiếp nhận và lưu trữ.
- Hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ bị trả lại và yêu cầu sinh viên hoàn tất hồ
sơ.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 10

Chương I: Tổng Quan
- Khi sinh viên tốt nghiệp hay không theo học tại trường có thể đến bộ
phận quản lý để rút hồ sơ.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 11
Chương I: Tổng Quan
1.2.1.2. Tìm kiếm hồ sơ sinh viên
Sơ đồ quy trình tìm kiếm hồ sơ sinh viên:
Hình 1.3. Sơ đồ quá trình tìm kiếm hồ sơ sinh viên
- Khi sinh viên có nhu cầu xem hồ sơ, rút hồ sơ. Nhân viên phòng quản
lý học sinh - sinh viên sẽ nhập mã sinh viên của sinh viên đó để tìm
kiếm hồ sơ của sinh viên.
- Hệ thống sẽ kiểm tra mã sinh viên có hợp lệ, tồn tại không, nếu mã sinh
viên tồn tại và hợp lệ thì sẽ trả lại hồ sơ cho sinh viên, ngược lại thông
báo không tồn tại hồ sơ sinh viên.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 12
Chương I: Tổng Quan
1.2.2 Quản lý quá trình đào tạo
1.2.2.1 Quy trình tính điểm
Kiểm tra trong quá trình học tập gồm:
- Kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun.
 Kiểm tra định kỳ
a. Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong
chương trình môn học.
b. Việc ra đề kiểm tra, đáp án và chấm bài kiểm tra định kỳ do giáo
viên trực tiếp giảng dạy thực hiện.
c. Người học nghề phải tham dự đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ.
Trường hợp người học nghề không dự kiểm tra định kỳ thì được
giáo viên trực tiếp giảng dạy bố trí kiểm tra định kỳ bổ sung.
d. Người học nghề có điểm trung bình cộng các điểm kiểm tra định kỳ

dưới 5,0 điểm thì được giáo viên trực tiếp giảng dạy xem xét, bố trí
kiểm tra lần thứ hai một số bài kiểm tra định kỳ có điểm dưới 5,0
điểm.
e. Đối với bài kiểm tra định kỳ được kiểm tra hai lần thì lấy điểm cao
nhất của hai lần kiểm tra để tính điểm trung bình cộng các điểm
kiểm tra định kỳ và điểm tổng kết môn học.
f. Điểm kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2 trong điểm tổng kết môn
học.
 Điều kiện dự kiểm tra kết thúc môn học
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 13
Chương I: Tổng Quan
a. Người học nghề được dự kiểm tra kết thúc môn học khi có đầy đủ
các điều kiện sau:
+ Tham dự ít nhất 80% thời gian quy định của học lý thuyết trong
chương trình môn học.
+ Tham gia đầy đủ thời gian rèn luyện kỹ năng thực hành được quy
định trong chương trình môn học.
+ Đủ số điểm kiểm tra định kỳ theo quy định và có điểm trung bình
cộng các điểm kiểm tra định kỳ đạt từ 5,0 điểm trở lên.
b. Người học nghề không đủ điều kiện dự kiểm tra kết thúc môn học,
mô-đun được giải quyết như sau:
+ Đối với người học nghề có số thời gian nghỉ học lý thuyết dưới
30% thời gian quy định thì phải tham gia học bổ sung khối lượng
học tập còn thiếu.
+ Đối với người học nghề có thời gian không tham gia rèn luyện kỹ
năng thực hành dưới 15% thời gian quy định thì phải tham gia rèn
luyện kỹ năng thực hành bổ sung đầy đủ các bài tập rèn luyện kỹ
năng thực hành của môn học.
Trưởng khoa, trưởng bộ môn bố trí giáo viên phụ đạo, kiểm tra bổ
sung để người học nghề đáp ứng được các điều kiện trên.

c. Người học nghề không đáp ứng được các điều kiện quy định tại
khoản a và khoản b phải đăng ký học lại môn học đó trong các
khoá học sau.
 Kiểm tra kết thúc môn học
a. Kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun được thực hiện cho tất cả các
môn học, mô-đun trong chương trình dạy nghề.
b. Kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun được tổ chức hai lần.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 14
Chương I: Tổng Quan
+ Lần kiểm tra thứ nhất được thực hiện đối với những người học
nghề có đủ điều kiện kiểm tra kết thúc môn học.
+ Lần kiểm tra thứ hai dành cho người học nghề kiểm tra kết thúc
môn học lần thứ nhất có điểm dưới 5,0 điểm; người học nghề sau khi
đáp ứng đủ điều kiện kiểm tra kết thúc môn học và người học nghề
có đủ điều kiện dự kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun lần thứ nhất
nhưng chưa tham dự kiểm tra. Thời điểm tổ chức kiểm tra kết thúc
môn học, mô-đun lần hai cách thời điểm kiểm tra kết thúc môn học
lần thứ nhất tối thiểu là 2 tuần.
+ Đối với người học nghề không tham dự kiểm tra kết thúc môn học,
mô-đun lần thứ nhất, có lý do chính đáng thì khi tham dự kiểm tra
kết thúc môn học, mô-đun lần thứ hai có điểm tổng kết dưới 5,0
điểm được đăng ký kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun bổ sung một
lần nữa khi nhà trường có tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô-
đun đó tại kỳ kiểm tra khác.
+ Đối với người học nghề không tham dự kiểm tra kết thúc môn học,
mô-đun lần thứ nhất, không có lý do chính đáng thì chỉ được phép
kiểm tra một lần trong lần kiểm tra thứ hai.
c. Kế hoạch kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun do phòng đào tạo phối
hợp với các khoa, bộ môn xây dựng trên cơ sở kế hoạch đào tạo của
khoá học và phải được thông báo cho người học nghề biết khi bắt

đầu tổ chức thực hiện chương trình môn học đó.
d. Kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun được thực hiện theo một hoặc
kết hợp hai hình thức trong các hình thức sau: hình thức kiểm tra
vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút
trả lời; hình thức kiểm tra viết trong thời gian từ 60 - 120 phút; hình
thức kiểm tra thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp có thời gian thực
hiện từ 4 - 8 giờ.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 15
Chương I: Tổng Quan
e. Đề kiểm tra, đáp án và thang điểm chấm kiểm tra kết thúc môn học,
mô-đun do trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn tổ chức biên soạn và
phê duyệt.
f. Việc chấm bài kiểm tra kết thúc môn học do hai giáo viên được
trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn chỉ định thực hiện. Quy trình
chấm được thực hiện theo quy định trong nội quy thi, kiểm tra và
công nhận tốt nghiệp của trường.
g. Người học nghề sau hai lần kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun mà
vẫn có điểm tổng kết dưới 5,0 điểm phải học lại môn học đó trong
các khoá học sau.
h. Điểm kiểm tra kết thúc môn học được tính hệ số 3 trong điểm tổng
kết môn học.
 Điểm tổng kết môn học
Điểm tổng kết môn học, mô-đun của người học nghề được tính theo
công thức sau:
Đ
TKM
= 2 * Đ
ĐK
+ 3 * Đ
KT

5
Trong đó:
+ Đ
TKM
: Điểm tổng kết môn học.
+ Đ
ĐK
: Điểm kiểm tra định kỳ môn học, được tính bằng
trung bình cộng của các bài kiểm tra.
+ Đ
KT
: Điểm kiểm tra kết thúc môn học.
 Điểm trung bình toàn khóa học
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 16
Chương I: Tổng Quan

Trong đó:
+ Đ
TB
: Điểm trung bình toàn khóa học.
+ Đ
iTKM
: Điểm tổng kết môn học i.
+ a
i
: Hệ số môn học, mô đun đào tạo nghề thứ i.
+ n: Số lượng các môn học, mô – đun đào tạo nghề.
Các quy định về tính điểm khác sẽ được thực hiện theo Quy Chế thi,
kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy( ban hành
kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm

2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 17
Chương I: Tổng Quan
1.2.2.1.1 Nhập điểm sinh viên
Sơ đồ quy trình nhập điểm sinh viên:
Hình 1.4. Sơ đồ quá trình nhập điểm sinh viên
- Cuối mỗi học kỳ, khi kết thúc các kỳ thi, nhân viên phòng quản lý học
sinh – sinh viên phải nhập điểm cho từng sinh viên. Để quản lý, xét
điều kiện khen thưởng, kỷ luật, xét hạnh kiểm, học lực cho các sinh
viên.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 18
Chương I: Tổng Quan
- Dựa vào thông tin nhập vào của sinh viên, nhân viên sẽ nhập điểm
cho sinh viên theo năm học, học kỳ, lớp học, môn học, môn thi và lần
thi.
- Hệ thống sẽ kiểm tra điểm nhập vào của sinh viên, nếu điểm nhập vào
đúng thì hệ thống sẽ lưu lại điểm cho sinh viên.
1.2.2.1.2 Sửa điểm sinh viên
Sơ đồ quy trình sửa điểm sinh viên:
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 19
Chương I: Tổng Quan
Hình 1.5. Sơ đồ quá trình sửa điểm sinh viên
- Khi có sự sai sót trong bảng điểm của sinh viên, nhân viên phòng
quản lý học sinh – sinh viên muốn sửa lại điểm sinh viên. Dựa vào
thông tin của sinh viên như khoa, lớp môn học, điểm, nhân viên sẽ
tiến hành cập nhập điểm cho sinh viên. Hệ thống sẽ kiểm tra điểm và
thông tin của sinh viên nhập vào là chính xác hay không, nếu đúng thì
hệ thống sẽ lưu lại điểm cho sinh viên.
1.2.2.2 Khen thưởng, kỷ luật
a. Khen thưởng

Sơ đồ quy trình khen thưởng:
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 20
Chương I: Tổng Quan
Hình 1.6. Sơ đồ mô tả quyết định khen thưởng
- Nhằm động viên tinh thần học tập của sinh viên, kết thúc một học kỳ
hay khi kết thúc năm học dựa theo kết quả học tập cũng như rèn luyện
của sinh viên. Nhà trường xem xét khen thưởng cho sinh viên theo
quy định và chế độ khen thưởng hiện hành( Quyết định số
26/2007/QD – BLĐTBXH, ngày 24/12/2007) của Bộ Trưởng
BLĐTBXH.
- Sinh viên đạt yêu cầu sẽ được cập nhập thông tin khen thưởng và
được lưu lại trong hồ sơ sinh viên.
b. Kỷ luật
Sơ đồ quy trình kỷ luật:
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 21
Chương I: Tổng Quan
Hình 1.7. Sơ đồ mô tả quyết định kỷ luật
- Kết thúc 1 học kì hay khi kết thúc năm học dựa theo kết quả học tập
và điểm rèn luyện của sinh viên và thông tin vi phạm nội quy của nhà
trường, vi phạm pháp luật của sinh viên. Nhà trường xem xét kỷ luật
sinh viên theo quy định và chế độ kỷ luật hiện hành( Quyết định số
26/2007/QD – BLĐTBXH, ngày 24/12/2007) của Bộ Trưởng
BLĐTBXH.
- Sinh viên bị kỷ luật sẽ bị cập nhập thông tin kỷ luật và được lưu lại
trong hồ sơ sinh viên.
1.2.2.3 Xếp loại hạnh kiểm
Sơ đồ quy trình xét hạnh kiểm:
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 22
Chương I: Tổng Quan
Hình 1.8. Sơ đồ quá trình xét hạnh kiểm

- Cuối mỗi học kỳ từng học sinh, sinh viên căn cứ vào kết quả rèn
luyện, tự đánh giá theo mức điểm của Trường quy định.
- Giáo viên chủ nhiệm chủ trì họp lớp, tiến hành xem xét và thông qua
mức điểm của từng học sinh, sinh viên trên cơ sở phải được quá nửa ý
kiến đồng ý của tập thể lớp và phải có biên bản kèm theo.
 Lưu ý: Trường hợp tới kỳ đánh giá rèn luyện mà học sinh, sinh
viên không tham gia đánh giá, không nộp phiếu tự đánh giá rèn
luyện thì kết quả rèn luyện học kỳ đó sẽ xếp loại Kém với tổng
điểm là 29 điểm.
- Kết quả điểm rèn luyện của từng học sinh, sinh viên được Trưởng
(Phụ trách) Khoa xem xét, xác nhận và gửi về Phòng Công tác Học
sinh - Sinh viên.
- Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên tổng hợp trình Hiệu trưởng
công nhận kết quả đánh giá rèn luyện sau khi đã thông qua Hội đồng
đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên Trường.
- Kết quả đánh giá rèn luyện của học sinh, sinh viên được công bố
công khai và thông báo cho học sinh, sinh viên biết.
- Phân loại kết quả rèn luyện:
Tổng
điểm
Dưới
30
điểm
Từ 30
đến 49
Từ 50
đến 59
Từ 60
đến 69
Từ 70

đến 79
Từ 80
đến 89
Từ 90
đến
100
Xếp
loại
Kém Yếu
Trung
bình
Trung
bình-Khá
Khá Tốt
Xuất
sắc
 Kết quả rèn luyện của những học sinh, sinh viên bị kỷ luật từ
mức cảnh cáo trở lên không vượt quá loại Trung bình; những học
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 23
Chương I: Tổng Quan
sinh, sinh viên bị kỷ luật ở hình thức khiển trách không vượt quá
loại Trung bình - khá.
1.2.2.4 Chuyển lớp
Sơ đồ quy trình chuyển lớp:
Hình 1.9. Sơ đồ mô tả quy trình chuyển lớp
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 24
Chương I: Tổng Quan
- Khi sinh viên vì một nguyên nhân nào mà muốn chuyển sang lớp
hoặc nghề khác để tiếp tục theo học thì sinh viên đó phải làm đơn
chuyển lớp, chuyển nghề gửi lên Ban giám hiệu nhà Trường để xem

xét. Ban giám hiệu nhà Trường duyệt thì sinh viên đó sẽ được chuyển
sang lớp khác, nghề khác để theo học.
Sinh viên thực hiện: Vũ Đức Thuận Trang 25

×