Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.02 KB, 13 trang )



1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
*



LÊ VĂN TUẤN




ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI HAI QUẬN, HUYỆN HÀ NỘI

Chuyên ngành : Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số : 62.72.01.64




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC








HÀ NỘI - 2014





2


Công trình được hoàn thành
tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương


Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Lê Đức Hinh
2. PGS.TS. Hoàng Văn Tân


Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:




Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Nhà
nước họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vào
hồi ngày tháng năm 2014.


Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương











3




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMI (
Body Mass Index)


Ch
ỉ số khối c
ơ th


ĐTĐ

Đái tháo đư
ờng

ĐH-CĐ-TCCN Đại học - cao đẳng - trung cấp
chuyên nghi
ệp

HDL

(High density lipoprotein)


L
ipoprotein t
ỷ trọng cao

LDL
(
Low density lipoprotein
)



Lipoprotein t
ỷ trọng thấp

MMSE

(Mini Mental State Examination)

Trắc nghiệm đánh giá trạng
thái tâm trí thu nh


CI (confidence interval)

Kho
ảng tin cậy

OR (Odd Ratio)

T
ỷ suất ch
ênh

TBMN


Tai bi
ến mạch n
ão

TCYTTG


T
ổ chức Y tế Thế giới

THA


Tăng huy
ết áp
















4


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Lê Văn Tuấn, Lê Đức Hinh (2010), Một số giải pháp và
chương trình phòng, chống sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Hà Nội, Tạp
chí Y học thực hành, số 8(730), tr. 60-63.
2. Lê Văn Tuấn, Hoàng Văn Tân, Lê Đức Hinh (2012), Nghiên
cứu một số yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại Hà
Nội, Tạp chí Y học dự phòng, số 6(133), tr. 117-123.
3. Lê Văn Tuấn, Lê Đức Hinh (2013), Rối loạn chức năng nhận
thức ở người cao tuổi, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 1(81), tr. 132-
136.
4. Lê Văn Tuấn, Lê Đức Hinh (2014), Một số yếu tố nguy cơ
chuyển hóa với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số quận, huyện
Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2(415), tr. 9-13.
5. Lê Văn Tuấn, Hoàng Văn Tân, Lê Đức Hinh (2014), Một số
đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện
Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 1(245), tr. 121-129.




















5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các bệnh mạn tính không lây truyền, sa sút trí tuệ là
một rối loạn khá phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Đây là
một chứng bệnh nặng đe dọa cuộc sống và chất lượng cuộc sống
của người cao tuổi; đồng thời cũng là gánh nặng với gia đình
người bệnh, cộng đồng và xã hội. Ở Việt Nam, theo dự báo, trong
25 năm tới, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng gấp đôi lên tới 16%.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sa sút trí
tuệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay chỉ có một số ít nghiên
cứu về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng, chưa có các
số liệu về dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học sa
sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội” nhằm
mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số
xã, phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa, Hà Nội từ
tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2012.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao
tuổi tại một số xã, phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống
Đa, Hà Nội.
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ
ở người cao tuổi tại cộng đồng trên địa bàn Hà Nội.
2. Đóng góp mới về mặt khoa học:

- Nghiên cứu về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là lĩnh vực còn mới
ở Việt Nam, lần đầu tiên đưa ra được các số liệu dịch tễ học về sa
sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng.
- Nghiên cứu đã phát hiện và xác định được 9 yếu tố nguy cơ
phổ biến của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Cả 9 yếu tố nguy cơ
này đều có thể cải biến và can thiệp dự phòng được.
- Từ kết quả nghiên cứu, một số biện pháp dự phòng sa sút trí
tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng Hà Nội được đề xuất trên cơ sở
tác động vào 9 yếu tố nguy cơ có thể cải biến và can thiệp dự
phòng được nêu trên.
3. Giá trị thực tiễn của đề tài:


6
- Đề tài nghiên cứu một vấn đề mang tính thời sự trong chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay là sa sút trí tuệ ở người cao
tuổi.
- Đề tài đã mô tả được thực trạng tình hình mắc sa sút trí tuệ
của người cao tuổi tại cộng đồng trên một địa bàn là thành phố Hà
Nội ở hai khu vực nội thành (thành thị) và ngoại thành (nông
thôn), đồng thời nghiên cứu xác định các yếu tố nguy cơ chủ yếu
với sa sút trí tuệ, đặc biệt là nhóm các yếu tố nguy cơ có thể cải
biến và can thiệp dự phòng; từ đó đề xuất một số biện pháp dự
phòng sa sút trí tuệ trên cơ sở tác động vào các nhóm nguy cơ có
thể kiểm soát được.
- Nghiên cứu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi, phòng, chống sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng và
thực hiện các nội dung tại Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày
15/10/2011 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện chăm sóc
sức khoẻ người cao tuổi.

4. Cấu trúc của luận án:
Luận án gồm 108 trang; Đặt vấn đề 3 trang; Tổng quan tài
liệu 30 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16 trang;
Kết quả nghiên cứu 24 trang; Bàn luận 32 trang; Kết luận 2 trang;
kiến nghị 1 trang; Có 33 bảng, 04 biểu đồ và 01 hình vẽ; 235 tài
liệu tham khảo trong đó 53 tài liệu bằng tiếng Việt, 182 tài liệu
tiếng nước ngoài; 6 phụ lục gồm: 1a) Phiếu điều tra thu thập
thông tin, 1b) Phiếu đánh giá trạng thái tâm trí thu nhỏ (MMSE),
2) Phiếu làm trắc nghiệm sa sút trí tuệ, thần kinh – tâm lý, 3)
Phiếu khám thần kinh và xét nghiệm máu, 4) Danh sách đối tượng
nghiên cứu 5) Bản đồ hành chính 2 quận nghiên cứu, 6) Hình ảnh
các hoạt động liên quan đến đề tài.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và một số đặc điểm của sa sút trí tuệ
1.1.1. Khái niệm về sa sút trí tuệ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: "Sa sút trí tuệ là
sự phối hợp rối loạn tiến triển về trí nhớ và quá trình ý niệm hóa,
ở mức độ gây tổn hại tới hoạt động sống hàng ngày, xuất hiện tối
thiểu từ sáu tháng qua với rối loạn ít nhất một trong những chức


7
năng như ngôn ngữ, tính toán, phán đoán, rối loạn tư duy trừu
tượng, điều phối động tác, nhận biết hoặc biến đổi nhân cách".
1.1.2. Nguyên nhân của sa sút trí tuệ: Sa sút trí tuệ có thể do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nguyên nhân có thể phân loại
sa sút trí tuệ do thoái hóa và không do thoái hóa. Căn cứ trên vị trí
tổn thương và các biểu hiện lâm sàng có thể phân loại thành sa sút
trí tuệ vỏ não và dưới vỏ não.

1.1.3. Các giai đoạn của sa sút trí tuệ: Sa sút trí tuệ giai đoạn
sớm (20 - 24 điểm MMSE), sa sút trí tuệ giai đoạn trung gian (10-
19 điểm MMSE), sa sút trí tuệ giai đoạn nặng (dưới 10 điểm
MMSE)
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ: Tiêu chuẩn chẩn
đoán sa sút trí tuệ theo Bảng Phân loại Quốc tế các Bệnh tật
(ICD-10); Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ theo Sách Thống kê
Chẩn đoán các Rối loạn tâm thần (DSM-IV).
1.2. Tình hình nghiên cứu sa sút trí tuệ trên thế giới và ở
Việt Nam: Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về
sa sút trí tuệ. Ở Việt Nam, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu
về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng, chủ yếu tập trung
nghiên cứu trên lâm sàng, chưa có các số liệu về dịch tễ học sa sút
trí tuệ ở người cao tuổi.
1.4. Các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ
1.4.1. Các yếu tố cá nhân, gia đình, tâm lý-xã hội và nếp
sống
- Các yếu tố thuộc cá nhân và gia đình như: tuổi, giới tính,
tiền sử gia đình có người mắc sa sút trí tuệ.
- Các yếu tố tâm lý - xã hội: một số yếu tố tâm lý - xã hội như
học vấn, hoạt động xã hội, giải trí, hoạt động thể lực.
- Các yếu tố thuộc nếp sống như: uống rượu, hút thuốc lá và
chế độ ăn.
1.4.2. Các yếu tố nguy cơ bệnh lý về tim - mạch và chuyển
hóa: Tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim - mạch,
bệnh mạch não, tăng lipid máu.
1.4.3. Các yếu tố nguy cơ ở mức phân tử
Đã có nhiều tác giả đề cập đến các yếu tố nguy cơ ở mức phân
tử , nhưng còn có những quan điểm khác nhau và cần nghiên cứu
tiếp theo.



8
1.5. Một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao
tuổi trên thế giới và ở Việt Nam
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
không thay đổi được, có một số yếu tố nguy cơ có thể cải biến
được. Một trong các xu hướng phòng, chống sa sút trí tuệ hiện
nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ này với
hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh. Gần đây, người ta
chú ý nhiều đến các yếu tố nguy cơ mạch máu, các yếu tố nguy cơ
tâm lý-xã hội và các yếu tố nguy cơ ở mức phân tử.
1.6. Một số mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên
thế giới và ở Việt Nam
Hiện nay, có nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
và một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi được
áp dụng tùy theo đặc thù ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia.


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống trên địa bàn
của thành phố Hà Nội.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại bốn xã, phường thuộc một quận
(quận Đống Đa) và một huyện (huyện Sóc Sơn) của Hà Nội.
2.2.1. Quận Đống Đa: Là quận có đầy đủ những đặc thù và
điển hình về thành thị của Thủ đô Hà Nội, nằm ở trung tâm Thủ
đô. Quận có diện tích lớn nhất (9,96 km

2
) và đông dân nhất trong
các quận Hà Nội với nhiều tầng lớp dân cư, tôn giáo.
* Phường Phương Mai và Kim Liên (gọi tắt là hai phường
nội thành): là hai phường trong tổng số 21 phường thuộc quận
Đống Đa.
2.2.2. Huyện Sóc Sơn: Nằm phía Bắc và ở xa trung tâm Hà
Nội, là một trong những huyện có diện tích lớn và đông dân nhất
trong các huyện của thành phố Hà Nội. Huyện Sóc Sơn có 01 thị
trấn và 25 đơn vị hành chính cấp xã.
* Xã Thanh Xuân và xã Minh Trí (gọi tắt là hai xã ngoại
thành): là 2 xã trong tổng 25 xã thuộc huyện Sóc Sơn.


9
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2010 đến tháng
9/2012.


10
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: :
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu cắt ngang.
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu bệnh-chứng.
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
- Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang, theo công thức:
p (1 – p)

n = Z
2

(1 - /2)

d
2

Cỡ mẫu tính được n = 800 là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu
tại một khu vực. Dự kiến có khoảng 5% ( 40 đối tượng) không
hợp tác nghiên cứu tại mỗi khu vực. Do đó, mỗi khu vực cần
nghiên cứu cỡ mẫu n = 840. Tổng số người cần điều tra tại hai
khu vực = 840 x 2 = 1.680 (người ). Số người cần điều tra tại mỗi
xã, phường = 1680/4 = 420 (người).
- Cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng:
+ Tiêu chuẩn chọn trường hợp bệnh: Người cao tuổi (từ 60
tuổi trở lên) mắc sa sút trí tuệ (theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-
IV), có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống tại các xã, phường
nghiên cứu, có trình độ học vấn từ biết đọc – biết viết trở lên.
+ Tiêu chuẩn chọn đối chứng: người cao tuổi (từ 60 tuổi trở
lên), không mắc sa sút trí tuệ (tiêu chuẩn DSM-IV), cùng giới,
cùng nhóm tuổi với người bệnh, có trình độ học vấn từ biết đọc –
biết viết trở lên và đang sống ở gần nhà ca bệnh nhất.
- Cỡ mẫu nghiên cứu bệnh-chứng được tính theo công thức:
{Z
2
(1-/2)
[1/P
1
(1-P
1
)+ 1/P
2

(1-P
2
)]
[ln(1 - )]
2

Cỡ mẫu tính được: Nhóm bệnh

= 75, nhóm đối chứng = 150
(người) được (tỷ lệ 1 trường hợp bệnh/2 trường hợp đối chứng).
Tổng số cần cho nghiên cứu bệnh-chứng là 225 người.
2.4.3. Kỹ thuật chọn mẫu:
Hà Nội được chia thành khu vực nội thành và ngoại thành,
một quận và một huyện của hai khu vực được chọn làm địa điểm
nghiên cứu.
Chọn quận: Chọn chủ đích quận Đống Đa. Chọn huyện:
Chọn chủ đích huyện Sóc Sơn.
n =


11
Chọn phường và xã: Chọn ngẫu nhiên hai phường Phương Mai
và Kim Liên của quận Đống Đa. Chọn ngẫu nhiên hai xã Thanh
Xuân và Minh Trí của huyện Sóc Sơn.
- Chọn đơn vị mẫu (người cao tuổi):
+ Chọn mẫu cho nghiên cứu cắt ngang: Lập danh sách toàn
bộ số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên của bốn xã, phường được
chọn làm địa điểm nghiên cứu nêu trên. Tiến hành chọn mẫu theo
phương pháp “cổng liền cổng”.
+ Chọn mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng: theo tỉ lệ 1 trường

hợp bệnh / 2 đối chứng
2.4.4. Quy trình nghiên cứu, kỹ thuật và công cụ thu thập
thông tin
a) Xác định tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ: Theo hai bước sau:
Bước 1: Điều tra sàng lọc
- Điều tra viên đến tận nhà từng hộ gia đình có người cao tuổi
và tiến hành dưới hình thức hỏi trực tiếp đối tượng hoặc người
thân trong gia đình theo mẫu phiếu in sẵn và đánh giá sàng lọc
bằng trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm trí thu nhỏ (MMSE).
- Căn cứ trên phân tích kết quả thu được qua điều tra đánh giá
sàng lọc, những đối tượng có biểu hiện nghi ngờ sa sút trí tuệ
(tổng điểm trắc nghiệm MMSE  23 điểm) sẽ được báo cáo và
thực hiện các đánh giá chuyên sâu ở bước 2 bằng các biểu mẫu
tiếp theo.
Bước 2: Điều tra, đánh giá chuyên sâu:
- Người cao tuổi nghi ngờ sa sút trí tuệ được mời đến phòng
khám chuyên sâu thần kinh - tâm lý được bố trí ngay tại cộng
đồng. Điều tra viên sử dụng tổ hợp các câu hỏi, bộ trắc nghiệm
thần kinh - tâm lý để đánh giá các chức năng nhận thức khác
nhau.
- Chẩn đoán sa sút trí tuệ theo các tiêu chuẩn Sách Thống kê
Chẩn đoán Bệnh tâm thần lần thứ tư DSM-IV. Kết quả của bước
2 này cho phép đi tới chẩn đoán có hay không sa sút trí tuệ.
b) Xác định một số yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ ở người
cao tuổi: được thực hiện sau khi có kết quả đánh giá chuyên sâu ở
bước 2 nêu trên.
2.4.6. Phương pháp khống chế sai số: Tiến hành chuẩn hoá
dụng cụ trước khi đem cân đo và kiểm tra sau mỗi ngày sử dụng.



12
Thiết kế phiếu điều tra cụ thể rõ ràng, biểu mẫu thống nhất,
chuyên gia về lão khoa, thần kinh và y tế công cộng thiết kế,
phiếu được thử nghiệm trước khi nghiên cứu. Mời các cộng tác
viên điều tra ở cộng đồng làm nhiệm vụ dẫn đường là những
người sinh sống ngay tại địa phương. Tập huấn kỹ điều tra viên.
Việc nhập và phân tích số liệu được chính chủ nhiệm đề tài và
nhóm nghiên cứu thực hiện.
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của đề tài đã
được thông qua Hội đồng chấm đề cương và Y đức của Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương. Những thông tin cá nhân đều được giữ
bí mật tuyệt đối. Đối tượng tự nguyện và hợp tác nghiên cứu.
Bệnh nhân được được khám sức khỏe và phát một số thuốc miễn
phí tùy theo tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Các số liệu, kết
quả được bảo quản theo quy định về quản lý hồ sơ.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học
với phần mềm SPSS 17.0.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ người cao tuổi và đặc điểm của người cao tuổi
tại hai quận, huyện Hà Nội
3.1.1. Tỷ lệ người cao tuổi so với dân số ở cộng đồng tại hai
quận, huyện Hà Nội: Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 9,1% dân số tại
4 xã, phường nghiên cứu
3.1.2. Một số đặc điểm của người cao tuổi tại hai quận,
huyện Hà Nội:
3.1.2.1. Tỷ lệ người cao tuổi theo nhóm tuổi
Bảng 3.2. Tỷ lệ người cao tuổi theo nhóm tuổi: Độ tuổi càng

cao thì tỷ lệ người cao tuổi càng giảm ở cả hai khu vực nội và
ngoại thành.
3.1.2.2. Tỷ lệ người cao tuổi theo giới tính
Bảng 3.2. Tỷ lệ người cao tuổi theo giới tính: Nữ giới chiếm
55,9 %, nam giới chiếm 44,1%.
3.1.2.3. Kết quả nghiên cứu trình độ học vấn


13
Bảng 3.4. Trình độ học vấn của người cao tuổi: Người cao
tuổi có trình độ học vấn cao (từ ĐH-CĐ-TCCN trở lên) chiếm tỷ
lệ cao nhất (34,2%).
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao
tuổi
3.2.1. Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Tỷ lệ
mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội
năm 2010 là 4,24%; trong đó, ở hai xã ngoại thành (5,06%) cao
hơn so với hai phường nội thành (3,56%).
3.2.2. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi: Người
cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ càng cao.
3.2.3. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính: Tỷ lệ mắc ở
nữ giới là 4,8% cao hơn so với nam giới là 3,6%.
3.2.4. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn: Tỷ
lệ mắc sa sút trí tuệ có xu hướng giảm đi ở những người có trình
độ học vấn cao.
3.2.5. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử có bệnh tăng

huyết áp
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử tăng huyết áp:
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử bản thân có THA cao
hơn không đáng kể so với người không có tiền sử này.
3.2.6. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử mắc tai biến mạch
não (TBMN)
Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử TBMN: Tỷ
lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử bản thân mắc tai biến mạch
não cao hơn ở người không có tiền sử TBMN.
3.2.7. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bệnh tim mạch
Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bệnh tim
mạch: Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử bản thân mắc
bệnh tim mạch thấp hơn người không có tiền sử này.
3.2.8. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử giảm trí nhớ: Tỷ
lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bản thân người cao tuổi có giảm
trí nhớ cao hơn so với người không có tiền sử này.


14
3.2.9. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử đái tháo đường
Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử đái tháo
đường: Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử bản thân đái
tháo đường thấp hơn người không có tiền sử này.
3.2.10. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử có tăng lipid
máu
Bảng 3.14. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử có tăng lipid
máu: Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử bản thân tăng
lipid máu thấp hơn người không có tiền sử này.
3.3. Kết quả nghiên cứu bệnh - chứng xác định một số yếu
tố nguy cơ sa sút trí tuệ

3.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ mạch máu với sa
sút trí tuệ
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa TBMN với sa sút trí tuệ
Tai biến
mạch
não
S
a sút trí tu


(n = 75)
Kh«ng

sa sút trí tuệ
(n=150)
OR
(95%CI)

p
S


ợng

T
ỷ lệ
%

S



ợng

T
ỷ lệ
%



15

20,0

8

5,3

4,4
(1,66-
12,16)

<0,001

Không

60 80,0 142 94,7
Người có tai biến mạch não có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao
hơn 4,4 lần so với người không có tiền sử này (p<0,001).
3.3.2. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với sa sút trí tuệ ở
người cao tuổi

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa THA với sa sút trí tuệ
Tăng
huyết
áp
S
a sút trí tu



(n = 75)
Kh«ng

sa sút trí tuệ
(n=150)

OR
(95%CI)

p
S


lượng

T
ỷ lệ
%
S



lượng
T
ỷ lệ
%


33

44
,0

30

20
,0

3,1
(1,6-6,0)

<0,01
Không

42

56
,0

120

80

,0

Người cao tuổi có tăng huyết áp có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ
cao hơn 3,1 lần người không tăng huyết áp. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,01).


15
3.3.3. Mối liên quan giữa tiếng thổi động mạch cảnh với sa
sút trí tuệ
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiếng thổi động mạch cảnh
với sa sút trí tuệ: Người có tiếng thổi động mạch cảnh có nguy cơ
sa sút trí tuệ cao hơn 5,6 lần người không có tiếng thổi động mạch
cảnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.3.4. Mối liên quan giữa cơn thiếu máu não thoáng qua
với sa sút trí tuệ
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa cơn thiếu máu não thoáng
qua với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Người có cơn thiếu máu não
thoáng qua có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn 3,7 lần người
không có cơn thiếu máu não thoáng qua. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
3.3.5. Mối liên quan giữa thừa cân - béo phì với sa sút trí tuệ
Người thừa cân - béo phì có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn 0,9
lần so với người không thừa cân béo phì. Sự khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
3.3.6. Mối liên quan giữa tăng cholesterol máu toàn phần
với sa sút trí tuệ
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tăng cholesterol máu toàn
phần với sa sút trí tuệ


Cholesterol
máu toàn
phần tăng
Sa sút trí tuệ
(n = 75)
Không s
a sút

trí tuệ
(n=150)

OR
(95%CI)
p
S


ợng

T
ỷ lệ
%

S


ợng

T
ỷ lệ

%



37

49,3

17

11,3

7,6
(3,7-
15,9)

<0,001

Không 38 50,7

133 88,7

Người có cholesterol máu toàn phần tăng có nguy cơ mắc sa
sút trí tuệ cao hơn người có cholesterol máu toàn phần bình
thường gấp 7,6 lần (p<0,001).
3.3.7. Mối liên quan giữa biến đổi LDL với sa sút trí tuệ
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa biến đổi LDL với sa sút trí
tuệ: Người có LDL biến đổi có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn
người không có biến đổi LDL gấp 11,0 lần. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,001).



16
3.3.8. Mối liên quan giữa biến đổi HDL với sa sút trí tuệ
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa biến đổi HDL với sa sút trí
tuệ: Người có HDL biến đổi có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn 1,4
lần người không có HDL biến đổi. Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
3.3.9. Mối liên quan giữa biến đổi triglycerid máu với sa sút
trí tuệ
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa biến đổi triglycerid máu với
sa sút trí tuệ: Người có chỉ số triglycerid biến đổi có nguy cơ mắc
sa sút trí tuệ cao hơn người bình thường gấp 2,3 lần. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.3.10. Mối liên quan giữa biến đổi đường máu lúc đói với
sa sút trí tuệ
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa biến đổi đường máu lúc đói
với sa sút trí tuệ: Người có biến đổi chỉ số đường máu lúc đói có
nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn người không biến đổi đường máu
lúc đói gấp 3,9 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.3.11. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với sa sút trí tuệ
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với sa sút
trí tuệ
Trình độ
học vấn
S
a sút trí tu


(n = 75)

Không s
a sút
trí tuệ
(n=150)
OR
(95%CI)

p
S

lượng

T
ỷ lệ
%
S

lượng

T
ỷ lệ
%
Th
ấp

64

85,3

87


58,0

4,2
(1,9-9,2)

<0,01
Cao

11

14,7

63

42,0

Người học vấn thấp có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn 4,2
lần người học vấn cao p<0,01).
3.3.12. Mối liên quan giữa hoạt động xã hội (HĐXH) với sa
sút trí tuệ
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa HĐXH với sa sút trí tuệ:
Người không hoạt động xã hội có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao
hơn người có hoạt động xã hội gấp 3,3 lần. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
3.3.13. Mối liên quan giữa hoạt động giải trí với sa sút trí
tuệ


17

Bảng 3.27. Mối liên quan giữa hoạt động giải trí với sa sút
trí tuệ: Người không tham gia các hoạt động giải trí có nguy cơ sa
sút trí tuệ cao hơn 1,7 lần người có tham gia các hoạt động giải trí
(p>0,05).
3.3.14. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với sa sút trí
tuệ
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với sa sút
trí tuệ
Hoạt động
thể lực
S
a sút trí tu


(n = 75)
Không

sa sút trí tuệ
(n=150)
OR
(95%CI)

p
Số

ợng

Tỷ lệ
%


Số

ợng

Tỷ lệ
%

Không

46

61,3

60

40,0

2,3
(1,3-4,4)

<0,05



29

38,7

90


60,0

Người không hoạt động thể lực có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ
cao hơn người có hoạt động thể lực gấp 2,3 lần. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
3.3.15. Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với sa sút trí
tuệ
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với sa
sút trí tuệ
Chế độ
dinh dưỡng
hợp lý
S
a sút trí tu


(n = 75)
Không s
a sút
trí tuệ
(n=150)

OR
(95%CI)

p
Số

ợng


Tỷ lệ
%

Số

ợng

Tỷ lệ
%

Không

38

50,7

47

31,3

2,2
(1,2
-
4,1)

<0,05



37


49,3

103

68,7

Người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý có nguy cơ mắc sa
sút trí tuệ cao hơn người có chế độ dinh dưỡng hợp lý gấp 2,2 lần
(p<0,05).
3.3.16. Mối liên quan giữa uống rượu với sa sút trí tuệ
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa uống rượu với sa sút trí tuệ:
Người uống rượu có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn người
không uống rượu gấp 2,9 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).


18
3.3.17. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với sa sút trí tuệ
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với sa sút trí
tuệ: Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn
người không hút thuốc lá gấp 2,9 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
3.3.18. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với sa sút trí tuệ
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với sa sút
trí tuệ: Chưa tìm thấy mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với sa
sút trí tuệ ở người cao tuổi. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05).
3.4. Mô hình hồi quy xác định các yếu tố nguy cơ của sa
sút trí tuệ ở người cao tuổi tại Hà Nội

Qua tiến hành xây dựng mô hình hồi quy thứ bậc với biến
phụ thuộc là sa sút trí tuệ của 18 yếu tố nguy cơ (đã trình bày ở
phần 3.3), đã xác định được 9 biến phụ thuộc theo thứ bậc thực sự
là yếu tố nguy cơ đối với sa sút trí tuệ lần lượt là:
Bảng 3.33. Mô hình hồi quy thứ bậc xác định yếu tố nguy cơ
của sa sút trí tuệ
S

thứ
t


Biến số Giá trị
H
ệ số
hồi
quy

p 95%CI
1
Tai biến mạch
não
Có=1
2,902

0,00012

1,19
-
11,69


Không=0

0(a)

.

.

2 Tăng huyết áp
Có=1

2,672

0,00245

1,01
-
8,34

Không=0

0(a)

.

.

3
Cholesterol

máu toàn phần
tăng

Có=1

2,567

0,00341

1,13
-
9,21

Không=0

0(a)

.

.

4
Đái tháo
đường
Có=1

2,539

0,00422


1,09
-
8,33

Không=0

0(a)

.

.

5
Trình độ học
vấn
Thấp=1
-3,32
0,00825

-6,98-(-
0,86)

Cao=0

0(a)

.

.


6
Hoạt động xã
hội
Không=1

-3,14
0,00917

-6,77-(-
0,91)

Có=0

0(a)

.

.



19
7
Hoạt động thể
lực
Không=1

-
2,89


0,0216
-
5,17
-
(
-
0,18)

Có=0

0(a)

.

.

8
Chế độ dinh
dưỡng
h
ợp lý

Không=1

-2,77
0,0259
-4,34-(-
0,18)

Có=1


0(a)

.

.

9 Uống rượu
Có=1

0,826

0,0417

1,13
-
5,21

Không=0

0(a)

.

.


Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu (người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ):
+ Nghiên cứu mô tả: 1.767 người cao tuổi
+ Nghiên cứu bệnh-chứng: 225 người cao tuổi. Trong đó, 75
người thuộc nhóm bệnh (sa sút trí tuệ) và 150 người thuộc nhóm
đối chứng (không sa sút trí tuệ) tại hai xã (Thanh Xuân và Minh
Trí) thuộc huyện Sóc Sơn, và hai phường (Phương Mai và Kim
Liên) thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Hai phường nội thành Kim Liên và Phương Mai: Phương
Mai có 5.482 hộ, 19.441 nhân khẩu; Kim Liên có 14.098 nhân
khẩu với gần 5.000 hộ.
+ Hai xã ngoại thành: Xã Thanh Xuân và Minh Trí nằm ở xa
trung tâm thành phố Hà Nội, là hai xã thuần nông. Thanh Xuân có
dân số trên 11.000 người, Minh Trí có dân số là 14.300 người.
4.2. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao
tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội
4.2.1. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ
Kết quả nghiên cứu trên quần thể 1.767 người cao tuổi tại vào
tháng 9 năm 2010 cho thấy: Tỷ lệ người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ
ở cả hai khu vực nội và ngoại thành là 4,24%; ở hai xã là 5,06%
cao hơn so với hai phường là 3,56%. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tại
hai xã ngoại thành tương đương so với kết quả của Nguyễn Ngọc
Hòa tại huyện ngoại thành Ba Vì, Hà Nội (4,6%; 95%CI=4,03-
5,12). So sánh với kết quả của một số tác giả trên thế giới cho
thấy cao hoặc thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của đề tài


20
(4,24%). Có thể do các tác giả tiến hành chẩn đoán sa sút trí tuệ
bằng sử dụng tiêu chuẩn DSM III/R, đối tượng nghiên cứu từ 65

tuổi trở lên, hầu hết triển khai ở nông thôn, ít có nghiên cứu bao
gồm cả hai khu vực nội thành (thành thị) và ngoại thành (nông
thôn).
4.2.2. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi
Người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ
mắc càng cao, cứ sau độ 5 - 10 năm tuổi thì tỷ lệ tăng lên 1,5 đến
2 lần, phù hợp với Nguyễn Ngọc Hoà trong nghiên cứu tại huyện
Ba Vì, Hà Nội, Nguyễn Kim Việt tại Thái Nguyên và nhiều tác
giả khác trên thế giới.
4.2.3. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Tỷ
lệ mắc bệnh theo giới tính của chúng tôi phù hợp với nhận định
của các tác giả.
4.2.4. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi giảm dần khi trình độ
học vấn càng cao. Tỷ lệ mắc cao nhất ở trình độ học vấn thấp nhất
là biết đọc - biết viết chiếm 10,9%, mắc thấp nhất ở nhóm có trình
độ học vấn cao (từ đại học - cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp
trở lên) chiếm 1,8%. Tỷ lệ sa sút trí tuệ trong nghiên cứu ngày
khác hơn so với tỷ lệ của các tác giả, có thể do độ tuổi của đối
tượng nghiên cứu: người cao tuổi trong đề tài này có độ tuổi từ 60
tuổi trở lên, độ tuổi nghiên cứu của các tác giả đều từ 65 tuổi trở
lên.
4.2.5. Về tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nghề nghiệp và điều
kiện kinh tế
Thực tế điều tra cho thấy, ở hai xã ngoại thành, sa sút trí tuệ
hay gặp nhiều nhất ở người cao tuổi làm ruộng; ở hai phường nội
thành hay gặp nhiều nhất ở người cao tuổi trước đây là cán bộ,
viên chức nhà nước và hiện nay nghỉ hưu tại địa phương. Chúng
tôi cũng chưa thấy người cao tuổi có điều kiện kinh tế nghèo mắc

sa sút trí tuệ. Vấn đề nghề nghiệp, điều kiện kinh tế liên quan với
sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, đặc biệt tại khu vực thành thị cần
có nghiên cứu sâu thêm.
4.2.6. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bệnh lý


21
Nhóm có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ cao nhất là nhóm có tiền sử
bản thân mắc tai biến mạch não chiếm 20,8%. Nhóm có tiền sử
giảm trí nhớ và gia đình có người giảm trí nhớ có tỷ lệ mắc cao
hơn rõ rệt so với nhóm không có tiền sử này. Tỷ lệ mắc sa sút trí
tuệ ở người có tiền sử bản thân tăng huyết áp cao hơn người
không có tiền sử này. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử
và không có tiền sử về bệnh này chênh lệch không đáng kể.
4.3. Xác định một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao
tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội
4.3.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ mạch máu
với sa sút trí tuệ: Phân tích và đánh giá trên mô hình hồi quy thứ
bậc với tất cả các biến số về các yếu tố nguy cơ mạch máu như:
tai biến mạch não, tăng huyết áp, tiếng thổi mạch cảnh, cơn thiếu
máu não thoáng qua để xác định ảnh hưởng của các yếu tố đó đối
với sa sút trí tuệ trong mô hình hồi quy thứ bậc, chúng tôi đã xác
định được các yếu tố nguy cơ thực sự có liên quan đến sa sút trí
tuệ ở người cao tuổi là: tai biến mạch não và tăng huyết áp.
4.3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ chuyển hoá
với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa một số yếu tố nguy
cơ chuyển hoá với sa sút trí tuệ ở người cao tuổi phù hợp với nhận
định của các tác giả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, khác với
các tác giả, nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở cả khu vực

nông thôn và thành thị, kết quả sau khi được so sánh, nhận định, tiếp
tục được phân tích qua mô hình hồi qua thứ bậc để xác định mối liên
quan thực sự giữa các yếu tố nguy cơ chuyển hóa với sa sút trí tuệ
cho thấy: sự biến đổi các chỉ số cholesterol toàn phần máu và đái
tháo đường là yếu tố nguy cơ thực sự với sa sút trí tuệ.
4.3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố tâm lý - xã hội và
nếp sống với sa sút trí tuệ
Phân tích trên mô hình hồi quy thứ bậc bằng tiến hành ghép
các biến về các yếu tố nguy cơ tâm lý - xã hội và nếp sống xác
định được các yếu tố nguy cơ thực sự liên quan đến sa sút trí tuệ
là: trình độ học vấn thấp, không hoạt động xã hội và thể lực, chế
độ dinh dưỡng không hợp lý và uống rượu. Kết quả đánh giá qua
mô hình hồi quy thứ bậc về các yếu tố nguy cơ tâm lý - xã hội và


22
nếp sống phù hợp với nhận định và kết quả của nhiều tác giả
trong và ngoài nước.
4.4. Một số đề xuất biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người
cao tuổi tại cộng đồng Hà Nội
Căn cứ vào kết quả khảo sát tại bốn xã, phường đã nghiên
cứu, kết hợp các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
Bộ Y tế đối với người cao tuổi [5], [8], [29], và qua tham khảo
một số giải pháp, mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất biện pháp dự phòng sa sút
trí tuệ cho người cao tuổi ở Hà Nội như sau:


























Sơ đồ 4.1. Mô hình dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại Hà Nội

Ban Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
xã, ph
ư
ờng

Ban ngành, đoàn thể xã,
phường, Tổ truyền thông

Trạm Y tế xã, phường
Trưởng xóm, ban ngành,
T
ổ tr
ư
ởng dân phố

NVTY thôn, xóm,
CTV DS - dinh dưỡng
Các chi hội
ngư
ời cao tuổi

Người trực triếp chăm sóc
người cao tuổi

Người cao tuổi
Tăng cường
hoạt động
x
ã

h
ội

Tăng cường
hoạt động
th
ể lực


Phát hiện sớm
nguy cơ
thư
ờng gặp

Hạn chế
uống rượu
hàng ngày
Phòng, chống sa sút trí tuệ
ở ng
ư
ời cao tuổi

Hội Người cao tuổi
xã, ph
ư
ờng

Thực hiện
chế độ ăn
hợp lý


23
4.4.1.Cách thức tổ chức mô hình:
- Ban chỉ đạo thực hiện mô hình là Ban chăm sóc sức khỏe
ban đầu của xã, phường đã có sẵn. Mọi hoạt động của mô hình
được lồng ghép vào các hoạt động của Ban.
- Thành viên trong mô hình gồm có: Đại diện Uỷ ban nhân
dân xã, Trạm Y tế xã, phường, Hội Người cao tuổi xã, phường,

đại diện một số ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng ở xã,
phường, Trưởng thôn, xóm hoặc Tổ trưởng dân phố, Trưởng các
ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng ở thôn, xóm hoặc tổ dân
phố, Chi hội trưởng các chi hội người cao tuổi, người trực tiếp
chăm sóc người cao tuổi tại hộ gia đình, người cao tuổi đang sống
tại bốn xã, phường.
4.4.2. Hình thức, nội dung và hoạt động của mô hình:
- Hình thức tổ chức đào tạo: tiến hành tập huấn cho các thành
viên tham gia mô hình về các vấn đề cơ bản trong chăm sóc sức
khoẻ và sa sút trí tuệ ở người cao tuổi, về phương pháp hoạt động
trong mô hình. Hình thức giảng dạy chủ yếu là giảng dạy tích cực.
Thực hành ngay tại Trạm y tế xã, phường.
- Cách thức hoạt động: Sau khi đào tạo xong, các thành viên
sẽ ký cam kết để thực hiện kế hoạch hoạt động. Nội dung và kế
hoạch hoạt động trong suốt thời gian thực hiện mô hình được giao
cụ thể đến từng tháng.
- Công tác giám sát hoạt động mô hình: Theo đúng quy trình
hằng tháng, tiến hành giám sát, kiểm tra hoạt động thực tế của các
thành viên ở thôn, xóm, tổ dân phố.
4.5. Một số hạn chế của đề tài
Đề tài được triển khai trên một địa bàn rộng, nghiên cứu chủ
đích tại bốn xã, phường. Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với
nhiều đơn vị trong quá trình thực hiện và triển khai đề tài.
Qua thực tế điều tra, chúng tôi đã phỏng vấn 709 người cao
tuổi ở xã Thanh Xuân, 500 người ở xã Minh Trí, 600 người ở
phường Phương Mai, 500 người ở phường Kim Liên, căn cứ vào
danh sách người cao tuổi do Hội Người cao tuổi của xã, phường
cung cấp. Trắc nghiệm kiểm tra tâm trí thu nhỏ (MMSE) chỉ
thực hiện được ở người cao tuổi có trình độ biết đọc - biết viết
trở lên nên đã loại ra ngay ở giai đoạn bắt đầu sàng lọc đối

tượng nghiên cứu 709 người biết đọc - biết viết (không thuộc đối


24
tượng nghiên cứu của đề tài), do đó chưa thể xác định được tỷ lệ
sa sút trí tuệ ở người cao tuổi mù chữ. Vì vậy trên thực tế số
người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ đang sinh sống ở cộng đồng có
thể còn cao hơn so với kết quả nghiên cứu.
Mô hình dự phòng sa sút trí tuệ trong nghiên cứu này được
đưa ra từ đặc thù của người cao tuổi ở Hà Nội và hoàn cảnh của
Hà Nội. Tuy nhiên mô hình này mới ở giai đoạn đề xuất, chưa
qua thử nghiệm áp dụng.

KẾT LUẬN
1. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao
tuổi tại 2 quận, huyện Hà Nội:
- Tỷ lệ người cao tuổi đang sống tại cộng đồng ở 4 xã,
phường thuộc 2 quận, huyện Hà Nội là 9,1% dân số. Tỷ lệ người
cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì càng giảm ở cả hai khu vực nội
thành và ngoại thành. Tỷ lệ người cao tuổi là nữ giới cao hơn so
với nam giới, số người cao tuổi là nữ giới chiếm 59,2% ở khu vực
ngoại thành và 51,9% ở khu vực nội thành.
- Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại 4 xã,
phường của 2 quận, huyện Hà Nội là 4,24%. Trong đó: tỷ lệ mắc
sa sút trí tuệ ở khu vực ngoại thành là 5,06%, ở khu vực nội thành
là 3,56%.
- Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở nữ giới cao hơn so với nam giới.
Nam giới ở khu vực nội thành có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ là 40,8%,
thấp hơn so với khu vực ngoại thành (48,1%). Nữ giới ở khu vực
nội thành có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ là 59,2% cao hơn ở khu vực

ngoại thành (51,9%).
- Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ có xu hướng tăng dần theo độ tuổi
của người cao tuổi: ở độ tuổi 60 - 64 tuổi là 0,6%, 65-69 tuổi:
1,8%, 70-74 tuổi: 3,5%, 75-79 tuổi: 5,7%, 80 - 84 tuổi: 11,2%,
85-89 tuổi: 8,6% và từ 90 tuổi trở lên là 25,0%.
- Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở nhóm người có trình độ học vấn
thấp (biết đọc - biết viết) là 10,9%, nhóm học hết tiểu học là
5,5%, nhóm học hết trung học cơ sở là 2,6%, nhóm phổ thông
trung học là 2,2% và nhóm tốt nghiệp đại học - cao đẳng và sau
đại học là 1,8%.


25
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người
cao tuổi Hà Nội
Sử dụng mô hình hồi quy thứ bậc đã xác định được 9 yếu tố
nguy cơ phổ biến của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là: 1) tai biến
mạch não, 2) tăng huyết áp, 3) tăng cholesterol máu toàn phần, 4)
đái tháo đường, 5) trình độ học vấn thấp, 6) không hoạt động xã
hội, 7) không hoạt động thể lực, 8) chế độ dinh dưỡng không hợp
lý và 9) uống rượu. Đây là các yếu tố nguy cơ có thể cải biến và
can thiệp được.
3. Đề xuất một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người
cao tuổi tại cộng đồng trên cơ sở tác động vào các nhóm nguy cơ
có thể cải biến được là: nhóm bệnh mạch máu, rối loạn chuyển
hóa và yếu tố tâm lý-xã hội, nếp sống.

KIẾN NGHỊ
1. Cần tổ chức quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với
người cao tuổi thông qua việc chẩn đoán sớm sa sút trí tuệ và phát

hiện kịp thời các yếu tố nguy cơ; tuyên truyền việc rèn luyện thân
thể và tự phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ mạch máu của sa sút trí tuệ.
3. Tăng cường các hoạt động thể lực, các hoạt động xã hội và
quần chúng, các hoạt động liên quan đến nhận thức áp dụng phù
hợp với đặc điểm của từng khu vực người cao tuổi sinh sống.

×