Tải bản đầy đủ (.pdf) (258 trang)

Điều tra công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh khánh hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 258 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
oOo



ĐỖ THỊ LY
LỚP 45DN



ĐIỀU TRA CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP




GVHD: ThS. PHAN THỊ DUNG




Nha Trang, tháng 12 năm 2007



i

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt qua trình học tập tại trường được các Thầy, Cô trang bị rất nhiều
kiến thức về mặt lý thuyết. Nếu chỉ với những lý thuyết được học không được
thực tế thì bất cứ sinh viên nào khi ra trường cũng sẽ phải mất nhiều thời gian để
thích nghi tìm hiểu bởi “lý luận thì luôn xám xịt còn cây đời mãi mãi xanh tươi”.
Để tạo điều kiện cho sinh viên được trang bị không chỉ là những lý thuyết kết
thúc khoá học mỗi sinh viên được lựa chọn một đề tài để tìm hiểu. Với chuyên
ngành kế toán có thể có rất nhiều nội dung hay để khai thác, tìm hiểu song em
quyết định lựa chọn đề tài về công tác tổ chức hạch toán kế toán. Một mặt để hệ
thống lại những lý thuyết không chỉ của hạch toán mà tổng hợp rất nhiều môn
học khác nhau, và đối với kế toán thì kết quả cuối cùng đạt được đó là hiệu quả
của công tác tổ chức hạch toán kế toán.
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã thu được rất nhiều kiến thức thực tế
mà không có trên sách vở. Có được những kết quả đó em xin chân thành cảm ơn
Cô Phan Thị Dung đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em rất nhiều trong khi làm đề tài.
Cô đã chỉ ra cho em thấy cách tiếp cận đối với bất cứ một vấn đề gì cho dù đó là
trên sách vở hay từ thực tế muôn hình muôn vẻ.
Khi đi điều tra em cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cô, chú, anh,
chị tại phòng kế toán cũng như một số phòng ban trong các công ty cổ phần và
các sở ban ngành của tỉnh Khánh Hoà.
Qua đây em cũng muốn nói lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô mà em đã
được học trong suốt những năm học tại trường, em xin kính chúc Thầy, Cô mạnh
khoẻ thành đạt để có thể truyền dạy cho chúng em nhiều kiến thức hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người rất nhiều.
Nha Trang, tháng 12 năm 2007
Sinh viên thực hiện


Đỗ Thị Ly


ii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
VÀ CÁCH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 5
1.1.1. Khái niệm tổ chức hạch toán kế toán 5
1.1.2. Đối tượng của tổ chức hạch toán kế toán 6
1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán 7
1.1.3.1. Đảm bảo tính thống nhất giữa kế toán và quản lý 7
1.1.3.2. Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống kế toán (giữa đối tượng với
phương pháp, hình thức và bộ phận kế toán) trong đơn vị 8
1.1.3.3. Đảm bảo tính quốc tế của nghề nghiệp kế toán như một ngành kỹ
thuật - quản lý chuyên sâu 8
1.2. NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 8
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp 8
1.2.1.1. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán 8
1.2.1.2. Nhiệm vụ của bộ máy kế toán 9
1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 10
1.2.1.4. Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán 14
1.2.1.5. Kế toán trưởng 17
1.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 20
1.2.2.1.Những vấn đề chung về chứng từ kế toán 20
1.2.2.2.Ý nghĩa, nguyên tắc tổ chức chứng từ kế toán 21
1.2.2.3. Nội dung tổ chức chứng từ kế toán 23

1.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 27
1.2.3.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 27
1.2.3.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản 28
1.2.3.3. Hệ thống tài khoản hiện hành 29


iii

1.2.3.4. Nội dung của tổ chức tài khoản trong doanh nghiệp 31
1.2.4. Tổ chức vận dụng các loại sổ kế toán 31
1.2.4.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức hệ thống sổ kế toán trong doanh
nghiệp 31
1.2.4.2. Nguyên tắc tổ chức sổ kế toán 34
1.2.4.3. Sổ kế toán và các kỹ thuật ghi sổ 35
1.2.5. Các hình thức kế toán 43
1.2.5.1. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái 43
1.2.5.2. Hình thức kế toán Nhật ký chung 44
1.2.5.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 45
1.2.5.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ 46
1.2.5.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính 48
1.2.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 49
1.2.6.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 49
1.2.6.2. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán nội bộ 50
1.2.6.3. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 51
1.2.7. Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập và
xử lý thông tin 53
1.2.8. Tổ chức các phần hành kế toán 54
1.2.8.1. Tổ chức hạch toán kế toán lao động tiền lương 54
1.2.8.2. Tổ chức hạch tóan kế toán vốn bằng tiền 55
1.2.8.3. Tổ chức hạch toán kế toán các khoản thanh toán 58

1.3. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 63
1.3.1. Nhiệm vụ của bảng câu hỏi 63
1.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi 63
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KHÁNH HOÀ 68
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KHÁNH HOÀ 69


iv

2.1.1. Giới thiệu chung 69
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần trên
địa bàn tỉnh Khánh Hoà ở một số lĩnh vực 70
2.1.2.1. Tình hình hoạt động sản xúât kinh doanh các công ty cổ phần hoạt
động trong lĩnh vực Sản xuất 70
2.1.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty cổ phần hoạt
động trong lĩnh vực Xây dựng 71
2.1.2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty cổ phần hoạt
động trong lĩnh vực Thương mại – Du lịch 72
2.1.3. Tình hình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
Khánh Hoà 74
2.2. THU THẬP DỮ LIỆU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC 77
2.2.1. Cách thức thiết kế bảng câu hỏi 77
2.2.2. Phương thức tiến hành điều tra 80
2.2.3. Tổng hợp số liệu, thống kê, phân tích 80
2.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH
HOÀ 80
2.3.1. Tổng quan về các công ty cổ phần 80

2.3.2. Những ảnh hưởng đến công tác tổ chức hạch toán kế toán 90
2.3.2. Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán và trang thiết bị phục vụ công tác
kế toán 95
2.3.2.1. Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán 95
2.3.2.2. Trang thiết bị phòng kế toán 103
2.3.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán 109
2.3.4. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 114
2.3.5. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 122
2.3.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 126
2.3.7. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền 131


v

2.3.7.1. Khái quát chung 132
2.3.7.2. Kế toán tiền mặt 133
2.3.7.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng 142
2.3.8. Tổ chức hạch toán kế toán các khoản thanh toán 148
2.3.8.1. Kế toán nợ phải thu khách hàng 148
2.3.8.2. Kế toán các khoản tạm ứng 154
2.3.8.3. Kế toán các khoản thuế 156
2.3.8.4. Kế toán các khoản vay 160
2.3.9. Tổ chức hạch toán kế toán lao động tiền lương 165
2.4. So sánh các điều tra về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty
cổ phần trên địa bàn 180
2.4.1. Những điểm mới so với các cuộc điều tra trước 180
2.4.2. Những tiến bộ trong công tác tổ chức hạch toán kế toán 180
2.5. Đánh giá chung về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty cổ
phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà 181
2.5.1. Các mặt đạt được 181

2.5.2. Những mặt hạn chế 182
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ 184
3.1. Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp cho phù hợp với quy mô và đặc
điểm của công ty cổ phần 185
3.2. Khắc phục những hạn chế trong tổ chức trang thiết bị cũng như nhân sự
phòng kế toán 186
3.2.1. Giảm mức kiêm nhiệm của nhân viên kế toán 186
3.2.2. Trang bị máy tính tương xứng với số lượng nhân viên kế toán 187
3.2.3. Hoàn thiện phần mềm kế toán 187
3.2.4. Kết hợp các hình thức ghi sổ trên máy vi tính 188
3.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán cần phải rõ ràng, chặt chẽ 188


vi

3.3.1. Nhất quán trong việc ghi chép các loại sổ sách kế toán 188
3.3.2. Thực hiện việc quản lý đối với các loại sổ sách 188
3.4. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 189
3.4.1. Sử dụng đầy đủ các chứng từ theo quy định của Bộ tài chính 189
3.4.2. Sử dụng đầy đủ các chứng từ liên quan đến tiền lương và các khoản
trích theo lương 189
3.5. Lập các báo cáo kế toán theo quy định của Bộ tài chính 189
3.6. Xây dựng hệ thống kế toán quản trị bên cạnh hệ thống kế toán tài chính 190
3.6.1. Áp dụng kế toán quản trị 190
3.6.2. Lập các Báo cáo cung cấp thông tin cho nhà quản lý 190
3.7. Thực hiện phân quyền mạnh hơn trong bộ máy kế toán 191
3.8. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ 191
3.9. Hoàn chỉnh công tác tổ chức hạch toán kế toán cho các phần hành 192

3.9.1.Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền 192
3.9.1.1. Xây dựng hoàn thiện hơn nữa các quy trình quản lý vốn bằng tiền 192
3.9.1.2. Quan tâm tới việc xác định nhu cầu dự trữ tiền mặt 193
3.9.2. Tổ chức hạch toán kế toán các khoản thanh toán 193
3.9.2.1. Đưa ra các chính sách để tăng cường việc thu hồi các khoản nợ 193
3.9.2.2. Quan tâm hơn đến việc lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu 194
3.9.2.3. Sử dụng các khoản tiền vay tuân thủ theo các nguyên tắc về sử dụng
vốn 194
3.9.3. Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương 194
3.9.3.1. Xây dựng bộ phận chuyên trách về lao động tiền lương 194
3.9.3.2. Xây dựng định mức lao động 195
3.9.3.3. Các chế độ đối với người lao động 195
KẾT LUẬN 197
TÀI LIỆU THAM KHẢO 198
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung 14
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán 16
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký - Sổ cái 44
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung 45
Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 46
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ 47
Sơ đồ 7: Các bước thiết lập bảng câu hỏi 64



viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần
trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong lĩnh vực Sản xuất 70
Bảng 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần
trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong lĩnh vực Xây dựng 71
Bảng 3: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần
trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong lĩnh vực Thương mại 72
Bảng 4: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần
trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong lĩnh vực Du lịch 73
Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ
phần hoá 75
Bảng 6: Địa bàn điều tra - Lĩnh vực kinh doanh 84
Bảng 7: Lĩnh vực kinh doanh - Vốn chủ sở hữu 84
Bảng 8: Lĩnh vực kinh doanh - Số lượng các loại sản phẩm 89
Bảng 9: Vốn chủ sở hữu - Số lượng các loại sản phẩm 89
Bảng 10: Lĩnh vực kinh doanh - Phạm vi kinh doanh 89
Bảng 11: Lĩnh vực kinh doanh - Hạch toán - Mô hình tổ chức 93
Bảng 12: Lĩnh vực kinh doanh - Vốn chủ sở hữu - Chế độ kế toán doanh
nghiệp 94
Bảng 13: Lĩnh vực kinh doanh - Trình độ nhân viên kế toán 95
Bảng 14: Lĩnh vực kinh doanh - Số lượng nhân viên kế toán 95
Bảng 15: Lĩnh vực kinh doanh - Thời gian công tác của kế toán trưởng 98
Bảng 16: Lĩnh vực kinh doanh - Mức kiêm nhiệm 98
Bảng 17: Lĩnh vực kinh doanh - Số lượng nhân viên kế toán - Mức kiêm
nhiệm 101
Bảng 18: Lĩnh vực kinh doanh - Vốn chủ sở hữu - Số lượng nhân viên kế
toán 102

Bảng 19: Lĩnh vực kinh doanh - Số lượng máy tính phòng kế toán 103
Bảng 20: Lĩnh vực kinh doanh - Số lượng nhân viên kế toán - Số lượng máy
tính phòng kế toán 106
Bảng 21: Lĩnh vực kin doanh - Sử dụng phần mềm kế toán 107
Bảng 22: Lĩnh vực kinh doanh - Phần mềm kế toán 107


ix

Bảng 23: Lĩnh vực kinh doanh - Số lượng nhân viên kế toán - Sử dụng phần
mềm kế toán 108
Bảng 24: Lĩnh vực kinh doanh - Hình thức ghi sổ 109
Bảng 25: Lĩnh vực kinh doanh - Xây dựng quy trình ghi sổ 109
Bảng 26: Lĩnh vực kinh doanh - Năm tài chính 110
Bảng 27: Lĩnh vực kinh doanh - Sử dụng phần mềm kế toán - Các loại sổ kế
toán 110
Bảng 28: Lĩnh vực kinh doanh - Thời điểm ghi sổ 111
Bảng 29: Lĩnh vực kinh doanh - Cuối năm tài chính 111
Bảng 30: Lĩnh vực kinh doanh - Sửa chữa sổ kế toán 112
Bảng 31: Cách ghi chứng từ - Thời điểm đánh số chứng từ 114
Bảng 32: Lĩnh vực kinh doanh - Các loại chứng từ 115
Bảng 33: Lĩnh vực kinh doanh - Đánh số chứng từ 115
Bảng 34: Lĩnh vực kinh doanh - Ghi chứng từ 116
Bảng 35: Lĩnh vực kinh doanh - Thời điểm đánh số chứng từ 116
Bảng 36: Ghi sai chứng từ - Cách ghi chứng từ 117
Bảng 37: Lĩnh vực kinh doanh - Người kiểm tra chứng từ 117
Bảng 38: Lĩnh vực kinh doanh - Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết.122
Bảng 39: Lĩnh vực kinh doanh - Xây dựng phương pháp ghi chép tài khoản 122
Bảng 40: Lĩnh vực kinh doanh - Cách mở tài khoản kế toán chi tiết 122
Bảng 41: Lĩnh vực kinh doanh - Tài khoản kế toán chi tiết 125

Bảng 42: Các loại sản phẩm - Tài khoản kế toán chi tiết 125
Bảng 43: Số lượng nhân viên kế toán - Tài khoản kế toán chi tiết 125
Bảng 44: Lĩnh vực kinh doanh - Các loại báo cáo 128
Bảng 45: Lĩnh vực kinh doanh - Báo cáo tài chính 128
Bảng 46: Lĩnh vực kinh doanh - Thời gian hoàn thành báo cáo tài chính 128
Bảng 47: Phần mềm kế toán - Thời gian hoàn thành báo cáo tài chính 130
Bảng 48: Lĩnh vực kinh doanh - Thời gian quyết toán báo cáo tài chính 130
Bảng 49: Lĩnh vực kinh doanh - Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 130
Bảng 50: Lĩnh vực kinh doanh - Vốn bằng tiền 131
Bảng 51:Lĩnh vực kinh doanh - Đơn vị tiền tệ kế toán 131
Bảng 52:Lĩnh vực kinh doanh - Tỷ giá quy đổi ngoại tệ 131
Bảng 53: Lĩnh vực kinh doanh - Các loại sổ sách tiền mặt 135
Bảng 54: Hình thức ghi sổ - Thời điểm tính số tồn quỹ tiền mặt 136


x

Bảng 55: Lĩnh vực kinh doanh - Kiểm kê quỹ hàng ngày 136
Bảng 56: Lĩnh vực kinh doanh - Chữ ký trên chứng từ thu, chi 137
Bảng 57: Lĩnh vực kinh doanh - Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ - Xây
dựng quy trình quản lý thu chi 138
Bảng 58: Lĩnh vực kinh doanh - Người xây dựng quy trình 138
Bảng 59: Xây dựng quy trình quản lý thu chi - Mức độ thực hiện quy trình 139
Bảng 60: Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ - Mức độ thực hiện quy trình 139
Bảng 61: Lĩnh vực kinh doanh - Người lập chứng từ thu chi 139
Bảng 62: Lĩnh vực kinh doanh - Mức tồn quỹ tối thiểu 141
Bảng 63: Lĩnh vực kinh doanh - Lập dự toán tiền mặt 141
Bảng 64: Lĩnh vực kinh doanh - Chứng từ tiền gửi ngân hàng 144
Bảng 65: Lĩnh vực kinh doanh - Đối chiếu với ngân hàng 144
Bảng 66: Lĩnh vực kinh doanh - Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng 145

Bảng 67: Lĩnh vực kinh doanh - Xây dựng quy trình quản lý tiền gửi ngân
hàng 145
Bảng 68: Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ - Xây dựng quy trình quản lý
tiền gửi ngân hàng 145
Bảng 69: Xây dựng quy trình quản lý thu chi - Xây dựng quy trình quản lý
tiền gửi ngân hàng 146
Bảng 70: Lĩnh vực kinh doanh - Quy trình quản lý tiền gưỉ ngân hàng 147
Bảng 71: Xây dựng quy trình quản lý tiền gửi ngân hàng - Mức độ thực hiện
quy trình 147
Bảng 72: Lĩnh vực kinh doanh - Các khoản thanh toán 148
Bảng 73: Lĩnh vực kinh doanh - Chính sách chiết khấu thanh toán 148
Bảng 74: Chế độ kế toán doanh nghiệp - Chênh lệch dự phòng nợ phải thu 151
Bảng 75: Lĩnh vực kinh doanh - Theo dõi chi tiết nợ phải thu 151
Bảng 76: Lĩnh vực kinh doanh - Phân loại nợ phải thu 152
Bảng 77: Lĩnh vực kinh doanh - Trích lập dự phòng nợ phải thu 152
Bảng 78: Lĩnh vực kinh doanh - Lập dự phòng nợ phải thu 153
Bảng 79: Lĩnh vực kinh doanh - Mức trích lập dự phòng nợ phải thu 153
Bảng 80: Lĩnh vực kinh doanh - Thời điểm trích lập dự phòng nợ phải thu 153
Bảng 81: Lĩnh vực kinh doanh - Quy định trách nhiệm tạm ứng 154
Bảng 82: Lĩnh vực kinh doanh - Chứng từ thanh toán tạm ứng 154
Bảng 83: Lĩnh vực kinh doanh - Theo dõi chi tiết tạm ứng 154


xi

Bảng 84: Lĩnh vực kinh doanh - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 156
Bảng 85: Lĩnh vực kinh doanh - Theo dõi chi tiết các khoản thuế 156
Bảng 86:Lĩnh vực kinh doanh - Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp 157
Bảng 87: Lĩnh vực kinh doanh - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 157
Bảng 88: Lĩnh vực kinh doanh - Các khoản vay 160

Bảng 89: Lĩnh vực kinh doanh - Hình thức vay 160
Bảng 90: Lĩnh vực kinh doanh - Các khoản vay ngắn hạn 161
Bảng 91: Lĩnh vực kinh doanh - Khoản vay dài hạn 164
Bảng 92: Lĩnh vực kinh doanh - Các khoản nợ 164
Bảng 93: Lĩnh vực kinh doanh - Tổng số lao động 165
Bảng 94: Lĩnh vực kinh doanh - Thời gian lao động bình quân 165
Bảng 95: Lĩnh vực kinh doanh - Mức lương tối thiểu 167
Bảng 96: Lĩnh vực kinh doanh - Thu nhập bình quân 168
Bảng 97: Lĩnh vực kinh doanh - Bộ phận tính lương 168
Bảng 98: Lĩnh vực kinh doanh - Cơ sở xây dựng quỹ lương 170
Bảng 99: Lĩnh vực kinh doanh - Quỹ lương chia hết trong kỳ 170
Bảng 100: Lĩnh vực kinh doanh - Thời gian trả lương 171
Bảng 101: Lĩnh vực kinh doanh - Hình thức trả lương 171
Bảng 102: Lĩnh vực kinh doanh - Hình thức thanh toán lương 172
Bảng 103: Lĩnh vực kinh doanh - Cơ sở tính lương 172
Bảng 104: Lĩnh vực kinh doanh - Chứng từ tiền lương 173
Bảng 105: Lĩnh vực kinh doanh - Chế độ thưởng 174
Bảng 106: Lĩnh vực kinh doanh - Nguồn tiền thưởng 175
Bảng 107: Lĩnh vực kinh doanh - Thời gian trả thưởng 175
Bảng 108: Lĩnh vực kinh doanh - Sản xuất mùa vụ 176
Bảng 109: Lĩnh vực kinh doanh - Chứng từ các khoản trích theo lương 178
Bảng 110: Lĩnh vực kinh doanh - Các khoản trích theo lương 179
Bảng 111: Lĩnh vực kinh doanh - Lập dự phòng trợ cấp mất việc làm 179
Bảng 112: Lĩnh vực kinh doanh - Mức trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất
việc làm 179


xii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCTC: Báo cáo tài chính
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CĐKT: Chế độ kế toán
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
GTGT: Giá trị gia tăng
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
NĐ – CP: Nghị định Chính phủ
NVKT: Nhân viên kế toán
NV: Nhân viên
QH: Quốc hội
QĐ – BTC: Quyết định Bộ tài chính
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TCT: Tổng cục thuế
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
TT – BLĐTBXH: Thông tư Bộ lao động thương binh xã hội
TT – BTC: Thông tư Bộ tài chính

- 1 -

MỞ ĐẦU
 Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trường Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển với tính đa
dạng về loại hình hoạt động, về mô hình tổ chức, về sở hữu vốn và phong phú về
các dạng hoạt động. Bên cạnh đó chúng ta đã gia nhập vào nền kinh tế thế giới và

khu vực ngày càng sâu rộng với việc đã và đang là thành viên của các tổ chức
kinh tế thương mại quốc tế và khu vực, đặc biệt đã trở thành thành viên chính
thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi công tác kế toán với vai trò là
công cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp phải hoà nhập từng bước
với thông lệ quốc tế . Vì vậy chế độ kế toán doanh nghiệp được Nhà nước biên
soạn lại nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn công tác kế toán.
Mặt khác công tác kế toán trong doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan
trọng, là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà quản lý nắm được thực trạng tài chính
hoạch định kế hoạch phát triển cho tương lai. Công tác tổ chức hạch toán luôn
gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng hạch toán
kế toán để ghi chép theo dõi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là tất yếu
đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên tầm quan trọng của công tác tổ chức
hạch toán kế toán mới chỉ được xác định về mặt lý thuyết.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có một vài cuộc điều tra về công tác tổ chức
hạch toán kế toán trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà với các lĩnh vực khác nhau. Song
các cuộc điều tra này được tiến hành trong điều kiện chế độ quy định đối với
công tác tổ chức hạch toán kế toán ổn định ít thay đổi. Trong thời gian qua Nhà
nước đã liên tục ban hành chế độ chính sách đối với công tác kế toán doanh
nghiệp, để tìm hiểu việc vận dụng của các doanh nghiệp đối với các chính sách
này trong tổ chức hạch toán kế toán thì chưa có cuộc điều tra nào. Bên cạnh đó
trong điều kiện nền kinh tế thị trường số lượng các công ty cổ phần ngày càng
gia tăng – đây là một trong những đặc điểm của nền kinh tế thị trường, hơn nữa
chủ trương của Nhà nước chuyển đổi toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước thành
- 2 -

công ty cổ phần cho thấy loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế quốc gia.
Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài : “Điều tra công tác tổ chức hạch
toán kế toán tại các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà”.
 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề tài vận dụng những kiến thức đã được học về lý thuyết công tác tổ
chức hạch toán kế toán lập ra bảng câu hỏi tìm hiểu thực tế công tác tổ chức hạch
toán kế toán tại các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
- Đánh giá về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty cổ phần
trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
- Qua phân tích thấy được những mặt đạt được cũng như hạn chế trong
công tác tổ chức kế toán tại các công ty cổ phần. Từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động tại các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các
công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà với các mặt: tổ chức bộ máy kế
toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ sách, tổ chức hệ
thống các báo cáo và tổ chức một số phần hành kế toán (vồn bằng tiền, các khoản
thanh toán, lao động tiền lương).
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng
08 đến tháng 12 năm 2007.
 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được hoàn thành với một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Tiến hành phỏng vấn, điều tra;
- Tổng hợp, phân loại, thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows 11.5,
chủ yếu sử dụng các công cụ thống kê: Frequency, Basic table, General table,
Multiple Response Set;
- Phân tích và đưa ra nhận xét, đề xuất ý kiến.
- 3 -

 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức hạch toán kế toán và cách thiết
kế bảng câu hỏi.

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các công ty cổ
phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
Chương 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức hạch
toán kế toán tại các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
 Những đóng góp khoa học của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hoá được hệ thống lý luận chung về công tác tổ chức
hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp và cách thức tiến hành một cuộc khảo
sát thống kê ( thiết kế bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu).
- Đề tài đã đưa ra được một số nhận xét khái quát thống kê về công tác tổ
chức hạch toán kế toán tại một số công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
trên một số mặt như: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống chứng
từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách, hệ thống các báo cáo, và tổ chức các
phần hành kế toán ( vốn bằng tiền, các khoản thanh toán, lao động tiền lương).
- Đề tài đã đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch
toán kế toán tại các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
Trong quá trình điều tra thu thập thông tin, do nguyên nhân chủ quan từ
phía các công ty cổ phần, vì yêu cầu quản lý mà có một số công ty từ chối cung
cấp thông tin, nên mẫu điều tra chỉ tiến hành trên 63 công ty cổ phần (bao gồm cả
một số chi nhánh công ty cổ phần ).
Mặt khác, do thời gian thực tập có hạn, kiến thức còn hạn chế và kinh
nghiệm thực tế chưa có nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận
được sự phê bình, đóng góp ý kiến của Thầy, Cô và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn.


- 4 -












CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN VÀ CÁCH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI















- 5 -

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1.1.1. Khái niệm tổ chức hạch toán kế toán
Tổ chức hạch toán kế toán được hiểu là những mối liên hệ giữa các yếu tố

cấu thành bản chất của hạch toán kế toán đó là chứng từ kế toán, đối ứng tài
khoản, tính giá, tổng hợp cân đối kế toán. Do đó nội dung cơ bản của tổ chức
hạch toán kế toán là:
- Tổ chức chứng từ kế toán;
- Tổ chức tài khoản;
- Tổ chức bộ sổ kế toán;
- Tổ chức công tác kế toán;
- Tổ chức bộ máy kế toán;
- Tổ chức báo cáo.
Mỗi tổ chức đều chứa đựng những yếu tố cơ bản của hệ thống hạch toán kế
toán và đều là những mặt không thể tách rời trong tổ chức hạch toán kế toán. Bản
thân mỗi mặt lại chứa đựng những yếu tố cơ bản cấu thành tổ chức hạch toán kế
toán và tạo thành một hình thức vật chất hay một nghề hoặc hệ thống tác nghiệp
riêng của hạch toán kế toán.
Tổ chức hạch toán kế toán l à một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức
công tác quản lý ở Việt Nam. Với chức năn g vốn có công tác tổ chức hạch toán kế toán
ảnh hưởng trực tiếp đến chất l ượng và hiệu quả quản lý tại doanh nghiệ p.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập, cạnh tranh diễn ra
thường xuyên khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực thì chất lượng thông tin kế toán
cung cấp được coi như là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự
an toàn và khả năng mang lại những thắng lợi cho các quyết định kinh doanh.
Hiện nay một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các thị trường chứng khoán
là công khai báo cáo tài chính thường xuyên cho nhà đầu tư, và hệ thống báo cáo
tài chính chính là một phần rất quan trọng trong công tác tổ chức hạch toán kế
toán đây chính là kết quả đầu ra của kế toán. Thông tin của kế toán tài chính và
- 6 -

kế toán quản trị hợp thành hệ thống thông tin hữu ích và vô cùng cần thiết cho
các nhà quản trị đặc biệt là đối với các công ty có quy mô hoạt động đa ngành, đa

lĩnh vực, đa quốc gia đặc biệt trong điều kiện xu thế hội nhập ngày càng trở nên
mạnh mẽ như hiện nay.
Công tác tổ chức hạch toán kế toán trong bất cứ một doanh nghiệp nào đều
phải căn cứ vào quy mô hoạt động, đặc điểm của ngành và lĩnh vực hoạt động,
đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý cũng như tính chất quy trình sản xuất
trong doanh nghiệp đồng thời phải căn cứ vào chính sách, chế độ được Nhà nước
ban hành, và quan trọng hơn cả là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của những
người làm công tác kế toán. Tổ chức công tác kế toán phù hợp với hoạt đông
kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn đảm bảo
cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, có chất lượng phù hợp với các yêu cầu
quản lý khác nhau.
1.1.2. Đối tượng của tổ chức hạch toán kế toán
Đối tượng của tổ chức hạch toán kế toán là sự liên hệ giữa các bộ phận, vì
vậy đối tượng chung của tổ chức hạch toán kế toán là mối liên hệ giữa các yếu tố
phù hợp với nội dung, hình thức và bộ máy kế toán.
Trong tổ chức thực tế mỗi yếu tố của hạch toán kế toán cũng cần được
chuyển hoá từ nhận thức thành những công việc cụ thể với những bước công việc
cụ thể. Vì vậy, các mối liện hệ kể trên phải được tạo ra từ chính việc tổ chức từng
yếu tố của hệ thống tổ chức hạch toán kế toán cũng như tổ chức cả chu trình kế
toán với đầy đủ các yếu tố này.
Xét về nội dung công tác kế toán, xuất phát từ kết cấu của đối tượng hạch
toán kế toán có thể chia công tác kế toán thành các phần hành riêng biệt. Việc
phân chia các phần hành kế toán trước hết phải dựa vào đặc điểm của vốn trong
quá trình vận động cũng như quy mô (số lượng) nghiệp vụ ở từng đơn vị kế toán
cơ sở. Từ đó các phần hành kế toán được phân chia một cách logic từ xây dựng
cơ bản đến mua sắm và thanh lý TSCĐ; từ thu mua đến dự trữ và sử dụng
nguyên vật liệu; từ hạch toán chi phí trực tiếp kinh doanh cho từng loại hoạt động
- 7 -

cụ thể cho đến phân chia chi phí chung cho từng loại hoạt động; từ dự trữ cho

đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để có lợi nhuận và phân phối lợi nhụân đó.
Xét về hình thức kế toán, việc tổ chức bộ sổ kế toán từ bản chứng từ cho
đến bản tổng hợp là quy trình có tính nguyên tắc, song việc kết hợp các hình thức
riêng biệt trên từng mẫu biểu lại hết sức đa dạng.
Xét về bộ máy kế toán, mỗi con người làm nghề kế toán cũng như mỗi loại
máy móc dùng trong kế toán phải thực hành được quy trình từ chứng từ đến tổng
hợp – cân đối kế toán. Tuy nhiên, số lượng cũng như kết cấu của từng bộ máy cụ
thể lại hết sức đa dạng tuỳ thuộc vào quy mô công tác kế toán, hình thức kế toán,
trình độ của nhân viên làm công tác kế toán và nhu cầu sử dụng thông tin do kế
toán cung cấp.
1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán là họat động quản lý đặc biệt sản xuất ra các thông tin có
ích về vốn phục vụ cho quản lý nên hiệu quả của tổ chức hạch toán kế toán cần
phải nhìn nhận một cách toàn diện. Do vậy tổ chức hạch toán kế toán phải tôn
trọng các nguyên tắc sau đây:
1.1.3.1. Đảm bảo tính thống nhất giữa kế toán và quản lý
Kế toán là một phân hệ trong hệ thống quản lý với chức năng thông tin và
kiểm tra về hoạt động tài chính của đơn vị hạch toán.Vì vâỵ nguyên tắc của tổ
chức hạch toán kế toán là đảm bảo tính thống nhất chung trong cả hệ thống quản
lý, được thể hiện:
- Bảo đảm tính thống nhất giữa đơn vị hạch toán kế toán với đơn vị quản lý.
- Tôn trọng tính hoạt động liên tục của đơn vị quản lý.
- Thống nhất mô hình tổ chức kế toán với mô hình tổ chức kinh doanh và tổ
chức quản lý (trước hết cần đi sát hoạt động kinh doanh và đáp ứng yêu cầu
thông tin cho các bộ phận quản lý khác).
- Tăng tính hấp dẫn của thông tin kế toán với quản lý, trên cơ sở đó tăng
dần quy mô thông tin và sự hài hoà giữa kế toán và quản lý.
- Bảo đảm hoạt động quản lý phải gắn với kế toán và không được tách rời
hoạt động kế toán và doanh nghiệp không được phép hoạt động nếu không có bộ
phận kế toán.

- 8 -

1.1.3.2. Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống kế toán (giữa đối tượng với
phương pháp, hình thức và bộ phận kế toán) trong đơn vị.
Các tính thống nhất được thể hiện như sau:
- Trong mỗi phần hành kế toán cần tổ chức khép kín quy trình kế toán. Lúc
đó các phương pháp riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng phải cụ thể hoá thích
hợp với từng phần hành cụ thể.
- Tuỳ tính phức tạp của đối tượng để định các bước của quy trình kế toán và
chọn hình thức kế toán thích hợp (các đơn vị không theo dõi nguồn vốn thì không
cần kế toán kép, các đơn vị nhỏ không cần tách nhỏ quy trình hạch toán).
- Tuỳ tính phức tạp của đối tượng, phương pháp kế toán để lựa chọn hình thức
kế toán và bộ máy kế toán và ngược lại khi trình độ của cán bộ kế toán được nâng
cao có thể tăng thêm mức độ khoa học của phương pháp và hình thức kế toán.
1.1.3.3. Đảm bảo tính quốc tế của nghề nghiệp kế toán như một ngành kỹ
thuật - quản lý chuyên sâu
- Các văn bản pháp lý và tác nghiệp kế toán cũng như trang bị kỹ thuật phải
hướng đến các chuẩn mực kế toán quốc tế
- Phải tôn trọng các quy ước và chuẩn mực kế toán quốc tế: đơn vị hạch
toán, giá hạch toán, tính thận trọng, nguyên tắc hạch toán liên tục….
1.2. NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp
1.2.1.1. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn, nhằm đảm bảo vai
trò, chức năng nhiệm vụ của kế toán. Đây là một nội dung quan trọng hàng đầu
trong công tác kế toán ở doanh nghiệp, chất lượng công tác kế toán phụ thuộc
trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghề nghiệp và sự phân
nhiệm hợp lý của các nhân viên trong bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự để thực hiện thu thập xử lý
và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng khác nhau. Nội dung của tổ chức

bộ máy kế toán bao gồm các vấn đề: xác định số lượng nhân viên kế toán, nhiệm
- 9 -

vụ của từng bộ phận kế toán; mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán; quan hệ giữa
phòng kế toán với các phòng ban khác trong doanh nghiệp……thông qua sự vận
dụng những quy định chung về hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu, hệ thống tài
khoản kế toán và hình thức kế toán đã lựa chọn phù hợp với đặc điểm sản xuất
doanh nghiệp và trình độ quản lý cuả đơn vị.
Khi tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Tổ chức bộ máy kế toán - thống kê một cấp, tức là mỗi doanh nghiệp độc
lập chỉ có một bộ máy kế toán thống nhất - một đơn vị kế toán độc lập đứng đầu
là kế toán trưởng. Trường hợp dưới đơn vị kinh tế độc lập có các bộ phận có tổ
chức kế toán thì những đơn vị này được gọi là đơn vị kế toán phụ thuộc
- Bảo đảm sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất và tập trung công tác kế toán,
thống kê và hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật của kế toán trưởng về những vấn đề có
liên quan đến kế toán hay thông tin kinh tế .
- Gọn, nhẹ, hợp lý theo hướng chuyên môn hoá, đúng năng lực.
- Phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của đơn vị.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán ở đơn vị kinh tế độc lập thường được tổ chức thành phòng
kế toán ( hay phòng kế toán - thống kê; kế toán tài vụ) có những nhiệm vụ sau:
- Tiến hành công tác kế toán theo đúng quy định của Nhà nước
- Lập các báo cáo kế toán thống kê theo quy định và kiểm tra sự chính xác
của các báo cáo do các phòng ban khác lập
- Giúp giám đốc hướng dẫn, chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực thuộc
thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng nguyên tắc đúng chế độ, phương pháp.
- Giúp giám đốc tổ chức thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, phân tích hoạt
động kinh tế và quyết toán với cấp trên .
- Giúp giám đốc phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi doanh nghiệp.

- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế
toán thống kê và cung cấp số liệu đó cho các bộ phận liên quan trong doanh
nghiệp và cho các cơ quan quản lý cấp trên.
- 10 -

1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán cuả các doanh nghiệp bao gồm các bộ phận (tổ, nhóm hoặc
cá nhân chuyên trách) sau đây:
- Bộ phận kế toán lao động tiền lương
- Bộ phận kế toán vật liệu tài sản cố định
- Bộ phận kế toán chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm
- Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản
- Bộ phận kế toán tổng hợp
Đối với các đơn vị có tổ chức phân xưởng hoặc tương đương phân xưởng
như đội, ngành sản xuất …… thì phải bố trí nhân viên hạch toán phân xưởng.
Các nhân viên này thuộc biên chế trong phòng kế toán - thống kê của doanh
nghiệp được phân công chuyên trách công tác kế toán thống kê ở phân xưởng .
Nhiệm vụ của các bộ phận kế toán được quy định như sau:
 Bộ phận kế toán lao động tiền lương
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời
gian lao động và kết quả lao động; tính lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ
cấp trợ cấp; phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội vào các đối tượng sử dụng lao
động.
- Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán phân xưởng , các phòng ban
trực thuộc đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao đông và tiền lương , mở
sổ sách cần thiết và hạch toán các nghiệp vụ lao động tiền lương đúng chế độ,
phương pháp.
- Lập báo cáo về lao động tiền lương.
- Phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lương,
năng suất lao động

 Bộ phận kế toán vật liệu và tài sản cố định
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua vận
chuyển, nhập xuất và tồn kho vật liệu, tính giá thành thực tế của vật liệu thu mua
- 11 -

và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về cung ứng vật liệu về số lượng, chất
lượng, mặt hàng.
- Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, các kho và các phòng ban thực hiện
các chứng từ ghi chép ban đầu về vật liệu, mở sổ sách cần thiết và hạch toán vật
liệu đúng chế độ, phương pháp.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập xuất vật liệu, các định
mức dự trữ và định mức tiêu hao, phát hiện và đề xuất các biện pháp xử lý vật
liệu thiếu thừa, ứ đọng, kém phẩm chất, xác định số lượng và giá trị vật liệu tiêu
hao và phân bổ chính xác chi phí này cho các đối tượng sử dụng.
- Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu về số lượng, hiện trạng và
giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển tài sản cố định,
kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định.
- Tính toán và phân bổ khấu hao tài sản cố định hàng tháng vào chi phí hoạt
động.
- Tham gia lập dự toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn, phản ánh tình hình thanh lý, nhượng bán tài
sản cố định.
- Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, phòng ban thực hiện đầy đủ các
chứng từ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các sổ sách cần thiết và hạch
toán tài sản cố định đúng chế độ, phương pháp.
- Tham gia kiểm kê và đánh giá tài sản cố định theo quy định của Nhà nước,
lập các báo cáo về tài sản cố định, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động,
bảo quản và sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kế toán của tài sản cố định.
 Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành
phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp.
- 12 -

- Tổ chức ghi chép, tổng hợp chi phí theo từng giai đoạn sản xuất theo từng
giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng theo yếu tố chi phí, khoản mục giá thành
theo sản phẩm và công việc.
- Tham gia vào việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch nội bộ và việc giao chỉ tiêu
đó cho phân xưởng và các bộ phận có liên quan.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản xuất thực tế của sản
phẩm, công việc hoàn thành, tổng hợp kế hoạch kế toán kinh tế của các phân
xưởng, tổ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch
giá thành sản phẩm.
- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan tính toán, phân loại các chi
phí nhằm phục vụ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được nhanh
chóng khoa học.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng
tiềm tàng để hạ thấp giá thành sản phẩm.
 Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp về tình hình vay, cấp phát, sử dụng,
thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.
- Tính toán chi phí xây dựng mua sắm tài sản cố định.
- Kiểm tra việc chấp hành dự toán chi phí, kế hoạch giá thành xây lắp, tiến
độ và chất lượng công trình.
- Lập báo cáo về đầu tư xây dựng cơ bản.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và hiệu quả vốn đầu tư.
 Bộ phận kế toán tổng hợp
- Tổ chức việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về nhập, xuất tiêu thụ
thành phẩm, về các loại vốn, các loại quỹ của doanh nghiệp xác định kết quả lãi
lỗ, các khoản thanh tóan với ngân sách Nhà nước, với ngân hàng, với khách hàng

và nội bộ doanh nghiệp.
- Ghi chép sổ cái, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo thuộc phần việc
do mình phụ trách và một số báo cáo chung không thuộc nhiệm vụ của các bộ

×