PhiÕu th«ng tin vÒ nhãm dù thi
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Đắk Lắk
- Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Krông Ana
- Trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh
- Địa chỉ: Quỳnh tân 2, thị trấn Buôn Trấp, Krông Ana, Đaklak
- Điện thoại:
Email:
- Họ và tên nhóm giáo viên
1. Trưởng nhóm: Nguyễn Phú Trung
Điện thoại: 0905207201
Email:
2. Đào Khả Sơn
1
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI
1. Tên dự án dạy học: tÝch hîp kiÕn thøc c¸c m«n ĐỊA LÍ, SINH
HỌC, MĨ THUẬT, TOÁN vµo gi¶ng d¹y PHẦN MẮT VÀ CÁC TẬT
CỦA MẮT
2. Mục tiêu dạy học:
Hiện nay, đất nước ta đang phát triển và đổi mới ngày càng mạnh mẽ về mọi
mặt. Con người chúng ta nói chung và các em học sinh cần phải tiếp cận nhiều
thông tin khác nhau để có thể bắt kịp với thời đại. Học sinh ngồi học, đọc sách và
tiếp cận với máy tính, ti vi hàng giờ có thể làm ảnh hưởng tới mắt. Theo thống kê
của bệnh viện mắt Trung ương, hiện nay có khoảng 2 triệu trẻ em mắc bệnh cận thi
tập trung ở thành thị là chủ yếu. Để giúp cho học sinh hiểu được về mắt và các
bệnh của mắt chúng tôi đề ra các biện pháp giúp các em học sinh lớp 9 sau khi học
xong phần về mắt và các bệnh của mắt sẽ hiểu được các vấn đề này.
Về kiến thức:
+ Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy
tinh và màng lưới.
+ Nêu được chức năng của thể thủy tinh và màng lưới, so sánh chúng với các bộ
phận tương ứng của máy ảnh.
+ Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết, điểm cực cận và điểm cực viễn.
+ Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn dược các vật ở xa mắt và
cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kì.
+ Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt và
cách khắc phục tật mắt lão là phải đeo kính hội tu.
+ Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.
Về kỹ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là mắt
+ Biết cách thử mắt bằng bảng thử mắt.
2
Về thái độ:
+ Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vât lý.
+ Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm
Đồng thời trong phần này học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn học như:
Sinh học, Địa lí, Toán , Mĩ thuật… để học sinh hiểu được về mắt và các bệnh
của mắt.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh
- Số lượng học sinh: 39 em
- Số lớp thực hiện: 1 lớp
- Khối lớp: 9
- Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
+ Dự án mà nhóm chúng tôi thực hiện là một chương gồm 2 bài trong chương III
của chương trình vật lý lớp 9 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp
9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Thứ nhất: Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chương
trình bậc THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức hoạt động của học
sinh
Thứ hai: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn địa lý, toán, sinh học…
các em đã được tìm hiểu về kiến thức thực tế được tích hợp trong các bài học. Vì
vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn vật lý
để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.
4. Ý nghĩa của dự án:
Qua thực tế dạy học nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa
các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là
việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ
môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn
cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em
3
giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất,
hiệu quả nhất. Tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn
Vật lý 9 năm học 2012 - 2013 vừa qua. Và sẽ thực hiện tiếp trong năm học 2013 -
2014 này.
- Đồng thời nhóm chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào
để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu
hơn về vấn đề trong môn học đó.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng
tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được,
hiểu rõ được cấu tạo về mắt gồm những bộ phận nào, tìm hiểu được những nguyên
nhân bị các bệnh về mắt (cận thị, viễn thị) và cách khắc phục những bệnh về mắt
này.
Từ các kiến thức đã học của các môn học như: Toán , Sinh học, Mĩ thuật, Địa
lí… các em có thể phân tích được .
Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các
môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học
sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ
sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
a. Đối với bài 48: “MẮT”.
Tranh và mô hình con mắt.
b. Đối với bài 49: “MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO”
1 kính cận, 1 kính lão.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
A. Đối với bài 48: “MẮT”
4
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ ( hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất
của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Nêu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được chúng với các bộ
phận tương ứng của máy ảnh.
- Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm
cực viễn.
- Biết cách thử mắt.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh
vật lí.
- Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.
3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng Vật lí.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh và mô hình con mắt.
III. Hoạt động dạy học:
Tiết 54
Bài 48. MẮT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ ( hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất
của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Nêu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được chúng với các bộ
phận tương ứng của máy ảnh.
- Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm
cực viễn.
- Biết cách thử mắt.
5
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh
vật lí.
- Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.
3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.
II. ĐỒ DÙNG: Tranh và mô hình con mắt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tạo tình huống học tập
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hai bộ phận quan trọng nhất của
máy ảnh là gì? Tác dụng của các bộ
phận đó?
2. Tạo tình huống học tập.
- Hai bộ phận quan trọng nhất của máy
ảnh là vật kính và buồng tối.
Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội
tụ
6
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CẤU TẠO
MẮT
- Yêu cầu HS đọc tài liệu, trả lời câu
hỏi:
+ Hai bộ phận quan trọng nhất của
mắt là gì?
+ Bộ phận nào của mắt đóng vai trò
như TKHT? Tiêu cự của nó có thể
thay đổi như thế nào?
+Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện
ở đâu?
-Yêu cầu HS yếu nhắc lại.
-Nêu những điểm giống nhau về cấu
tạo giữa con mắt và máy ảnh?
Thể thuỷ tinh đóng vai trò như bộ
phận nào trong máy ảnh? Phim trong
máy ảnh đóng vai trò như bộ phận
nào trong con mắt?
Hoạt động 3: TÌM HIỂU SỰ ĐIỀU
TIẾT CỦA MẮT
- Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu.
- Trả lời câu hỏi:
+ Để nhìn rõ vật thì mắt phải thực
hiện quá trình gì?
+ Sự điều tiết của mắt là gì?
- Yêu cầu 2 HS vẽ lên ảnh của vật
lên võng mạc khi vật ở xa và gần f
của thể thuỷ tinh thay đổi như thế
nào?
(Chú ý yêu cầu HS phải giữ khoảng
cách từ thể thuỷ tinh đến phim không
I. CẤU TẠO CỦA MẮT.
1. Cấu tạo:
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là
thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Thể thuỷ tinh là một TKHT, nó phồng
lên, dẹt xuống để thay đổi f…
- Màng lưới ở đáy mắt, tại đó ảnh hiện lên
rõ.
2. So sánh mắt và máy ảnh.
C1: - Giống nhau:
+ Thể thuỷ tinh và vật kính đều là TKHT.
+ Phim và màng lưới đều có tác dụng như
màn hứng ảnh.
- Khác nhau:
+ Thể thuỷ tinh có f có thể thay đổi.
+ Vật kính có f không đổi.
II. SỰ ĐIỀU TIẾT.
- Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự
của thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên màng
lưới.
Vật càng xa tiêu cự càng lớn.
7
O
B
A
I
F
A
’
B
’
B
A
I
F
O
A
’
B
’
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Học phần ghi nhớ.
- Làm bài tập-SB
Tiết 55
Bài 49. MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn dược các vật ở xa mắt và
cách khắc phục tật cận thị là phải đeo TKPK.
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được vật ở gần mắt và cách
khắc phục tật mắt lão là đeo TKHT.
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.
- Biết cách thử mắt bằng bảng thử mắt.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng các kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt.
3. Thái độ: Cẩn thận, tự giác, nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.
II. ĐỒ DÙNG:
- HS tự chuẩn bị: 1 kính cận, 1 kính lão.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ - TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy cho biết bộ phận quan
trọng nhất của mắt? Các bộ phận đó
có vai trò như thế nào đói với máy
ảnh?
Hai bộ phận quan trọng nhất là thể thủy
tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc).
Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính,
còn màng lưới đóng vai trò như phim
trong maý ảnh.
2. Tạo tình huống học tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 2: TÌM HIỂU BIỂU
HIỆN CỦA MẮT CẬN THỊ VÀ
CÁCH KHẮC PHỤC
- Vận dụng vốn hiểu biết sẵn có hàng
ngày để trả lời C1.
I. MẮT CẬN:
1. Những biểu hiện của tật cận thị.
C1:- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt
hơn bình thường.
- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng
8
- Vận dụng kết quả của C1 và kiến
thức đã có về điểm cực viễn để làm
C2.
- Vận dụng kiến thức về nhận dạng
TKPK để làm C3.
- Yêu cầu HS đọc C4-Trả lời câu hỏi:
+ Ảnh của vật qua kính cận nằm
trong khoảng nào?
+ Nếu đeo kính, mắt có nhìn thấy vật
không? Vì sao?
- Kính cận là loại TK gì?
- Người đeo kính cận với mục đích
gì?
- Kính cận thích hợp với mắt là phải
có F như thế nào?
* Tích hợp:
- Nguyên nhân gây cận thị là gì?
- Người bị cận thị có những biểu
hiện và ảnh hưởng gì?
- Biện pháp bảo vệ mắt như thế
nào?
thấy mờ.
- Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật
ngoài sân trường.
C2: Mắt cận không nhìn rõ những vật ở
xa. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần
mắt hơn bình thường.
Cách khắc phục tật cận thị.
C3: - PP1: Bằng hình học thấy giữa mỏng
hơn rìa.
- PP2: Kiểm tra xem kính cận có phải là
TKPK hay không ta có thể xem kính đó có
cho ảnh ảo nhỏ hơn vật hay không.
C4: Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi kính cận.
+ Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn
rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn diểm
cực viễn CV của mắt.
+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh A/B/
của AB thì A/B/ phải hiện lên trong
khoảng từ điểm cực cận tới điểm cực viễn
của mắt,
tức là phải nằm gần mắt hơn so với điểm
cực viễn CV.
- HS: * Nguyên nhân: Ô nhiễm không
khí, sử dụng ánh sáng không hợp lý, thói
quen làm việc không khoa học.
* Người bị cận thị, mắt liên tục phải điều
tiết nên thường bị tăng huyết áp, chóng
mặt, đau đầu, ảnh hưởng đến lao động
trí óc và tham gia giao thông.
- Biện pháp bảo vệ mắt: Giữ gìn môi
trường trong lành, không có ô nhiễm, có
thói quen làm việc khoa học. Người bị
9
A
B
F, C
v
A
’
B
’
O
I
A
’
B
’
C
c
F
A
B
O
I
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ TẬT
MẮT LÃO VÀ CÁCH KHẮC
PHỤC
- Yêu cầu HS đọc tài liệu, trả lời câu
hỏi:
+ Mắt lão thường gặp ở người có
tuổi như thế nào?
+Cc so với mắt bình thường như thế
nào?
- Ảnh của vật qua TKHT nằm ở gần
hay xa mắt?
- Mắt lão không đeo kính có nhìn
thấy vật không?
- Mắt lão thường đeo TK gì?
Hoạt động 4: VẬN DỤNG - CỦNG
CỐ
- Em hãy nêu cách kiểm tra kính cận
hay kính lão.
cận không nên điều khiển phương tiện
giao thông vào buổi tối, trời mưa, với tốc
độ cao. Cần có biện pháp bảo vệ và luyện
tập cho mắt.
II. MẮT LÃO.
1. Những đặc điểm của mắt lão.
- Mắt lão thường gặp ở người già.
- Sự điều tiết mắt kém nên chỉ nhìn thấy
vật ở xa mà không thấy vật ở gần.
- Cc xa hơn Cc của người bình thường.
2. Cách khắc phục tật mắt lão.
C5: - PP1: Bằng hình học thấy giữa dầy
hơn rìa.
- PP2: Để vật ở gần thấy ảnh cùng chiều
lớn hơn vật.
- Ảnh của vật qua TKHT nằm ở xa mắt.
C6: Vẽ ảnh của vật tạo bởi kính lão.
+ Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn
rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn
điểm cực cận Cc của mắt.
+ Khi đeo kính thì ảnh A’B’ của vật AB
phải hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận Cc
của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này.
Kết luận: Mắt lão phải đeo TKHT để nhìn
thấy vật ở gần hơn Cc.
III. VẬN DỤNG:
C7:
C8:
10
- HS kiểm tra Cv của bạn bị cận và
bạn không bị cận.
- Nhận xét: Biểu hiện của người cận
thị, mắt lão, cách khắc phục.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
- Học phần ghi nhớ, giải thích cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.
- Làm BT trong SBT.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Qua quá trình học sinh học 2 tiết 54 và 55 tôi có đưa ra một số bài tập để đánh giá
sự tiếp thu của học sinh.
I. Hãy trả lời các câu hỏi sau .
Câu 1: Hãy vẽ ảnh tảo ra và đường đi của tia sáng.
Câu 2: Hãy vẽ ảnh tảo ra và đường đi của tia sáng đối với tật mắt trên.
II. Khoanh tròn vào đáp án đúng.
11
Câu 1: Một người viễn thị có đeo sát mắt một kính có độ tụ +2 điôp thì nhìn rõ một
vật gần nhất nằm cách mắt là 25cm. Khoảng nhìn rõ nhất của mắt người ấy có thể
nhận giá trị :
A. OCC = 30cm. B. OCC = 50cm. C. OCC = 80cm. D. Một giá trị khác.
Câu 2: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm, đeo kính sát mắt
có tụ số –1đp. Tìm giới hạn nhìn rõ của mắt người này.
A. 13,3cm → 75cm B. 15cm → 125cm
C. 14,3cm → 100cm D. 17,5cm → 2m
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về cách sửa tật cận thị của mắt là đúng ?
A.Sửa tật cận thị làm tăng độ tụ của mắt , có thể nhìn rõ được các vật ở xa.
B.Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kì có độ lớn tiêu cự kính bằng
khoảng cách từ quang tâm đến mắt đến điểm cực viễn ( kính đeo sát mắt) fk= -Ocv.
C.Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính
hiện lên ở điểm cực cận của mắt.
D.Mắt cận thị khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành như mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ
25cm đến vô cực.
Câu 4: Mắt lão không có đặc điểm nào sau đây?
A.Điểm cực cận ở xa mắt. B. Cơ mắt yếu.
C. Thủy tinh thể quá yếu. D. Phải đeo kính hội tụ để sửa mắt.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng ?
A.Độ cong của thủy tinh thể không thay đổi.
B.Khoảng cách từ quang tâm thủy tinh thể đến võng mạc luôn thay đổi.
C.Độ cong của thủy tinh thể và khoảng cách từ quang tâm thủy tinh thể đến võng
mạc đều có thể thay đổi.
D.Độ cong của thủy tinh thể có thể thay đổi nhưng khoảng cách từ quang tâm thủy
tinh thể đến võng mạc luôn không đổi.
Câu 6: Học sinh ở đâu dễ bị mắc các tật về mắt nhất ?
A.Vùng thành thị. B. Vùng đất đỏ màu mỡ.
12
C. Vùng đồng bằng D. Vùng nông thôn.
Câu 7: Mắt không điều tiết khi nhìn ở nơi nào ?
A.Vùng núi và biển. B. Thành phố.
C. Nơi có tầm nhìn hạn chế. D. Nhiều sương mù.
Câu 8: Chất dịch trong thủy dịch và dịch kính có vai trò gì ?
A.Cho ánh sáng truyền qua. B. Giữ cho mắt không bị xẹp.
C.Tạo thành chiết suất. D. điều khiển mắt quay về phía mục tiêu thị giác.
8. Các sản phẩm của học sinh:
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100 % học sinh đã biết được cấu tạo
về mắt và cách khắc phục những tật về mắt, hạn chế được các bệnh về mắt sẽ gặp
phải. Đặc biệt các em đã biết kết hợp kiến thức các môn học như: Toán, sinh,học,
mĩ thuật, địa lí… vào để làm bài
Kết quả đạt được như sau:
- 7 học sinh đạt điểm 10
- 8 học sinh đạt điểm 9
- 9 học sinh đạt điểm 8.5
- 11 học sinh đạt điểm 8
- 4 học sinh đạt điểm 7
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn
vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối
với học sinh. Cụ thể là dự án của chúng tôi thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn
Vật Lí lớp 9 năm học 2012 - 2013 đã đạt được kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ
thực hiện tiếp dự án này vào học kỳ II của năm học 2013 - 2014 đối với học sinh
lớp và sẽ nghiên cứu tiếp các dự án đối với những môn học khác. Giúp các em học
sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại
với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện
những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến
thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn
13
Trên đây là dự án thử nghiệm của nhóm giáo viên chúng tôi mong được sự
ủng hộ đóng góp của các quý thầy, cô để chúng tôi hoàn thiện hơn dự án này
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Buôn Trấp ngày 10 tháng 01 năm 2014
Nhóm tác giả
1. Nguyễn Phú Trung
2. Đào Khả Sơn
14