Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá tổng quan các mô hình đồng quản lý trong ngành thủy sản đã triển khai tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 84 trang )

MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
B. PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 6
1.1. Khái quát chung về ĐQL nghề cá, quản lý nghề cá dựa vào cộng
đồng 6
1.1.1. Thuật ngữ “cộng đồng” ? 6
1.1.2. ĐQL nghề cá ? 6
1.1.3. Các đặc điểm 12
1.1.4. ĐQL là một quá trình 13
1.1.5. Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng là gì ? ………………………….13
1.2. Các bài học kinh nghiệm thực tế từ các nước 16
1.2.1. Các kiểu ĐQL nghề cá 16
1.2.2. Một số kinh nghiệm và bài học từ thực tế triển khai ĐQL ở các nước
đang phát triển 19
1.2.2.1. Cần phải trao quyền cho cộng đồng trong việc xác định mục tiêu
quản lý: 19
1.2.2.2. Tích hợp tri thức địa phương vào quá trình ra quyết định trong
ĐQL 20
1.2.2.3. ĐQL và những xung đột nguồn lợi nghề cá 20
1.2.2.4. Vấn đề quy mô 21
1.3. Nghề cá Việt Nam và những vấn đề bất cập 22
1.3.1. Tiềm năng nguồn lợi 22
1.3.2. Tình hình khai thác, nuôi trồng và vấn đề môi trường trong lĩnh vực
thủy sản 23
1.3.3. Sự cần thiết phải áp dụng phương thức ĐQL trong lĩnh vực thủy sản 25
1.4. Sơ lược về tình hình triển khai và thực hiện mô hình ĐQL nghề
cá/quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 28


2.2. Tiêu chí đánh giá 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Phân loại các mô hình ĐQL nghề cá tại Việt Nam 32
3.2. Đánh giá tình hình áp dụng mô hình ĐQL/QLNCDVCĐ theo vùng
sinh thái 33
3.2.1. Vùng Trung du miền núi phía Bắc 33
3.2.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng 34
3.2.3. Vùng Bắc Trung Bộ 36
3.2.4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 40
3.2.5. Vùng Tây Nguyên 41
3.2.6. Vùng Đông Nam bộ: 42
3.2.7. Vùng Tây Nam Bộ 44
2
3.3. Phân tích và đánh giá mô hình theo nhóm tiêu chí 47
3.3.1 Đánh giá chung: 47
3.3.2 Đánh giá theo nhóm tiêu chí 51
3.3.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình (29 điểm) 52
3.3.2.2 Hiệu quả của mô hình (23 điểm) 56
3.3.2.3 Tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình (4 điểm) 60
3.3.3. Đánh giá chung 61
3.4. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện 63
3.4.1. Thuận lợi 63
3.4.2. Khó khăn: 64
3.5. Bài học kinh nghiệm 65
3.5.1. Các nguyên tắc xây dựng mô hình 65
3.5.2. Các bài học kinh nghiệm 66
3.6. Các giải pháp cho việc áp dụng mô hình ĐQL nghề cá ở Việt Nam 71
3.6.1. Thể chế, chính sách 71
3.6.2. Quy hoạch vùng 72

3.6.3. Nâng cao năng lực và nhận thức 73
3.6.4. Giải pháp về nhân rộng: 74
3.6.5. Phát triển các tổ chức đại diện cho cộng đồng 74
3.6.6. Giải pháp về tổ chức 75
C. KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
A. Tài liệu tiếng Việt 82
B. Tài liệu tiếng Anh Error! Bookmark not defined.
3
A. LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với vùng biển đặc quyền kinh tế
rộng hơn 1 triệu km
2
, hệ thống sông, hồ, ao, ruộng trũng phân bố khắp đất
nước đã tạo cho Việt Nam có một tiềm năng diện tích mặt nước và nguồn lợi
thủy sản phong phú, tiền đề cho phát triển một ngành thủy sản toàn diện.
Trong suốt hai thập kỷ qua, ngành thuỷ sản đã đạt được những thành
tựu quan trọng về sản lượng, giá trị sản lượng, giá trị xuất khẩu, giải quyết
việc làm cũng như góp phần xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh những thành tựu
đó, ngành thuỷ sản cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cho sự phát
triển bền vững: nguồn lợi ven bờ suy giảm
1
, môi trường sinh thái bị đe dọa
bởi sự suy thoái, mâu thuẫn xảy ra giữa các nghề thủy sản với nhau, mâu
thuẫn giữa nghề thủy sản và các nghề kinh tế khác (nông nghiệp, du lịch,
công nghiệp …), nhất là đối với vùng nguồn lợi thủy sản ven bờ, tuyến bờ và
tại các vùng nước nội địa có hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS), khai thác
thủy sản (KTTS); trình độ ngư dân ven biển thấp, hiệu quả khai thác thấp, đời
sống ngư dân ngày càng khó khăn; trong khi đó nguồn lực cho quản lý còn
rất hạn chế cả về nhân lực và vật lực. Những thách thức này luôn là mối quan

tâm của các nhà quản lý và nghiên cứu phát triển ngành thủy sản. Làm thế
nào để quản lý hiệu quả nguồn lợi, môi trường cho phát triển thủy sản bền
vững là câu hỏi luôn được đặt ra và tìm câu trả lời đối với các nhà quản lý và
nghiên cứu phát triển thủy sản.
Đồng quản lí (ĐQL), quản lý trên cơ sở/dựa vào cộng đồng
(QLTCSCĐ), quản lý có sự tham gia của người dân/cộng đồng là những khái
niệm đã được đề cập đến nhiều trong những năm gần đây và được biết đến
như một trong những phương thức quản lý khá hiệu quả trong lĩnh vực quản
lý tài nguyên chung không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam trong gần hai thập kỷ trở lại đây, có nhiều tranh luận xung quanh
các khái niệm: ĐQL, QLDVCĐ, quản lý có sự tham gia của người dân/cộng
đồng; bên cạnh đó, nhiều mô hình quản lý tài nguyên, nguồn lợi nói chung,
nguồn lợi thủy sản nói riêng, gắn với các khái niệm này đã hình thành. Tuy
nhiên, việc đánh giá các mô hình này để hoàn thiện và áp dụng rộng rãi vẫn ít
được quan tâm. Trong ngành Thủy sản, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên
cứu đánh giá một cách toàn diện nào từ phía các cơ quan nghiên cứu để làm
rõ các khái niệm, mức độ thành công hay thất bại, tổng kết, rút kinh nghiệm
từ các mô hình này để làm cơ sở cho việc hoàn thiện và nhân rộng mô hình
trong ngành thuỷ sản.
Với sự hỗ trợ tài chính của Dự án Hợp phần Tăng cường quản lí Khai
thác thuỷ sản (SCAFI), đề tài nghiên cứu “Đánh giá tổng quan các mô hình
ĐQL trong ngành thủy sản đã triển khai tại Việt Nam” đã được thực hiện.
Tổng quan các mô hình đồng quản lí trong ngành thuỷ sản sẽ là hết sức
quan trọng không chỉ cho kết quả đầu ra của Dự án Hợp phần SCAFI mà cơ
bản là làm cơ sở cho cả các nhà lãnh đạo, các nhà quản lí ngành thuỷ sản các
1
Nghiên cứu đánh giá tổng quan hiện trạng nguồn lợi và khả năng khai thác hải sản ở Việt Nam, Nguyễn Viết Nghĩa
4
cấp, các nhà nghiên cứu có được những thông tin xác thực, hữu ích trong quá
trình hoạch định chính sách và ra quyết định quản lí liên quan đến phương

thức ĐQL. Đồng thời chia sẽ và nhân rộng các bài học kinh nghiệm nhằm
phát triển mô hình đồng quản lý một cách thành công và bền vững.
Mục tiêu của đề tài nhằm:
- Về khoa học: Kết quả đánh giá làm cơ sở khoa học cho việc xây
dựng chiến lược về ĐQL nghề cá hay quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng tại
Việt Nam.
- Về kinh tế
- Việc sử dụng các kết quả này để xây dựng, phát triển mô hình ĐQL
nghề cá hay quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng nhằm góp phần phục hồi
nguồn lợi ven bờ và hiệu quả khai thác sẽ được nâng cao nhằm hướng đến
một nghề cá bền vững.
Luận văn được thể hiện trong 4 phần:
A. Lời mở đầu
B. Phần nội dung
- Chương 1. Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu
- Chương 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3. Đánh giá tổng quan
C. Kết luận
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
KTTS
Khai thác thủy sản
ĐQL
Đồng quản lí
QLDVCĐ
Quản lý trên cơ sở/dựa vào cộng đồng
SCAFI
Dự án Hợp phần Tăng cường Quản lí Khai thác thuỷ sản

UBND
Ủy ban nhân dân
BVNLTS
Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
HTX
Hợp tác xã
KBT
Khu bảo tồn
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
MH
Mô hình
VINAFIS
Hội Nghề cá Việt Nam
FICO
Tổ tư vấn ĐQL trong lĩnh vực thủy sản
6
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung về ĐQL nghề cá, quản lý nghề cá dựa vào
cộng đồng.
1.1.1. Thuật ngữ “cộng đồng”.
- Cộng đồng là toàn thể những người sống thành một xã hội, có những
điểm giống nhau, gắn bó thành một khối [20, tr 205].
- Thuật ngữ “cộng đồng” xuất phát từ sự đa dạng các mối quan tâm
trong các nhóm người khác nhau. Cộng đồng có thể được định nghĩa theo
ranh giới nguồn lợi hoặc chính trị, xã hội như cộng đồng của những cá nhân
cùng chung mối quan tâm. Cộng đồng địa lý thường làmột tổ chức chính trị
làng xã; cộng đồng xã hội có thể là một nhóm ngư dân sử dụng cùng một loại

ngư cụ đánh bắt giống nhau hoặc những người mà trong khi không sống
trong một cộng đồng địa lý đơn lẻ, sử dụng công cụ giống nhau hoặc cùng
chung mối quan tâm trong một nghề cá đặc trưng [20, tr 17].
1.1.2. ĐQL nghề cá.
a. Định nghĩa
- Thuật ngữ ĐQL/quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng
(ĐQL/QLNCDVCĐ) là một khái niệm đã được biết đến khoảng 1/4 thế kỷ
cách đây và trở thành vấn đề nóng trong lĩnh vực nghề cá những năm gần
đây. Nó đã xuất hiện ở hệ thống nghề cá các nước như: Tây Ban Nha, Pháp,
hệ thống quản lý nghề cá Lofoten, Nauy, hệ thống Panchayat của Ấn Độ,
Nhật Bản, Inđônexia. Và đến nay nó đã có ở hầu hết các nước trên thế giới cả
các nước phát triển và đang phát triển.
- Khái niệm ĐQL lần đầu tiên được Kearney (1984) nhắc đến với một
ý nghĩa sơ sài về sự hợp tác trong quản lý nguồn lợi cá trích tại vùng biển
Canada. Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó nổi bật là Jentoft (1989) và
Pinkerton (1989) đã phát triển khái niệm này dưới góc độ xã hội học và thể
chế. Khung phân tích và những hướng dẫn thiết lập ĐQL được Oakerson
(1992) và Tổ chức các nước phát triển OECD (1996) xây dựng. Phân loại
ĐQL đã được Sen và Raakjaer Nielsen (1996) giới thiệu. Khái niệm ĐQL đã
được sử dụng như là một cách thiết lập cơ chế về quản lý nguồn lợi, mà
không có một khuôn mẫu chung cho tất cả các trường hợp cụ thể.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về ĐQL và đã được các nhà khoa học
đưa ra thông qua các kết quả nghiên cứu, triển khai mô hình ở nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- ĐQL được hiểu như là sự chia sẻ trách nhiệm quản lý giữa các cơ
quan nhà nước và người sử dụng nguồn lợi (cộng đồng) thông qua các
7
hình thức hợp tác. Ngân hàng thế giới định nghĩa ĐQL “là sự chia sẻ trách
nhiệm, quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia, cụ thể, đó là cộng đồng địa
phương và nhà nước: là một cách phi tập trung hóa quá trình ra quyết định

với sự bình đẳng giữa các bên” (The World Bank, 1999). Ngoài hai thực thể
chính là những người trực tiếp sử dụng nguồn lợi và nhà nước, nhóm người
khác như các nhà khoa học, hội nghề nghiệp….cũng có thể đóng vai trò nhất
định trong ĐQL. ĐQL khác với QLDVCĐ (community based fisheries
management) bởi nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình thiết
lập và thực thi các quy định.
- ĐQL nghề cá có thể được hiểu như là phương pháp tham gia, nơi mà
Chính phủ và người sử dụng nguồn lợi thuỷ sản chia sẻ trách nhiệm và quyền
hạn để quản lý nghề cá quốc gia hoặc nghề cá trong một vùng, dựa trên sự
hợp tác giữa hai bên và với các bên liên quan khác (Hội thảo của Uỷ hội nghề
cá châu Á-Thái Bình Dương, 9-12/8/2005).
- Theo nghĩa rộng hơn, ĐQL là một quá trình hợp tác, tham gia việc
ra quyết định giữa người sử dụng nguồn lợi, chính quyền các cấp, cơ quan
nghiên cứu và các bên tham gia khác [23, p 3]; Hay là sự hợp tác, tham gia,
chia sẻ, đại diện, [23, p 174]. ĐQL là cơ sở để giảm quá trình ra quyết định
theo nguyên tắc áp đặt, là cơ sở giải quyết xung đột thông qua quá trình tham
gia, là cơ sở để phát triển và sử dụng bền vững nguồn lợi.
- Dựa vào mức độ chia sẻ quyền của việc ra quyết định mà quản lý
nghề cá đặc trưng bởi phương thức quản lý nghề cá khác nhau gồm: 1. Quản
lý dựa vào chính quyền, 2. Tiếp cận tự do hay không có sự quản lý, 3. Quản
lý dựa cộng đồng và 4. ĐQL [28, p 43], (Hình 1). Ô thứ nhất, các quyết định
quản lý do chính quyền quyết định, mang tính áp đặt; Ô thứ ba, chính quyền
can thiệp rất ít vào việc quản lý và ngư dân ở cộng đồng tự do đánh bắt; Ô
thứ tư, các quyết định quản lý chủ yếu do cộng đồng địa phương đưa ra, cộng
đồng tự qui định và tự quản lý, ít có sự can thiệp của chính quyền trong việc
ra quyết định; Ô thứ hai, cộng đồng và chính quyền cùng nhau, hợp tác với
nhau trong việc quản lý nguồn lợi ở địa phương.
8
Hình 1. Hệ thống quản lý nghề cá [28, p 43]
- Đặc điểm cơ bản của hệ thống quản lý nghề cá là: khởi xướng, tổ

chức, lãnh đạo, kiểm soát, tự quyền tự trị và sự tham gia (Jentoft, 1989). Các
đặc điểm tương ứng với các hệ thống quản lý được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Các đặc điểm chính của hệ thống quản lý nghề cá [28, 47]
Các hệ thống quản lý nghề cá
TT
Các đặc điểm
Chính phủ
ĐQL
Cộng đồng
1
Khởi xướng
Trung ương
Giao quyền
Địa phương
2
Tổ chức
Qui ước
Qui ước
Không qui ước
3
Lãnh đạo
Cấp bậc
Tham gia
Cùng điều chỉnh
4
Kiểm soát
Trung ương
Giao quyền
Giao quyền
5

Quyền tự quản
Không
Ít

6
Tham gia
Không


Như vậy, ĐQL là trung gian giữa 2 cách: Quản lý dựa vào chính quyền
và cộng đồng; Là điểm gặp giữa sự quan tâm của Chính phủ trong việc quản
lý và bảo vệ nguồn lợi hiệu quả và sự quan tâm của cộng đồng với những cơ
hội ngang nhau, tự quyết định, tự kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với qui
định đã được khởi xướng.
- ĐQL có thể được định nghĩa như một sự sắp xếp phối hợp, trong đó
cộng đồng của những người sử dụng nguồn lợi địa phương (ngư dân),
chính quyền và các bên tham gia khác (chủ tàu cá, nậu vựa, doanh nghiệp
v.v…) và các cơ quan đại diện bên ngoài (các tổ chức phi chính phủ
(NGOs), viện nghiên cứu và trường đại học) đều chia sẽ quyền hạn và
trách nhiệm đối với việc quản lý nghề cá (Hình 2), [20, tr 16]. Thông qua
việc tư vấn và thương thuyết, các bên tham gia đã tiến hành một thoả thuận
chính thức về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn tương ứng trong việc quản lý
(Pomeroy and Berkes, 1997; Sen và Raakjaer Nielsen, 1999).
0
1 2
Quản lý dựa vào chính phủ ĐQL
3 4
Quản lý mở, dự do Quản lý dựa vào cộng
đồng
Qu

ảng lý dựa v
ào Chính ph

Quản lý dựa vào cộng đồng
9
Hình 2: ĐQL là sự cộng tác giữa các bên
b. Các kiểu đồng quản lý
- Tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, chính trị xã hội, văn hoá, tập tục
của cộng đồng và mức độ tham gia của các bên (nhà nước và cộng đồng) mà
sẽ xác lập loại hình ĐQL hay là mức độ ĐQL của các bên tham gia. Các mô
hình ĐQL đã được xây dựng trên thế giới rất khác nhau, không có một hình
mẫu chung cho tất cả. Sen & Raakjaer Nielsen (1996) đã phân chia ĐQL
thành 5 kiểu [35, p 406] khác nhau tùy thuộc vào mức độ tham gia của cộng
đồng và nhà nước (Hình 3).
10
Hình 3. Các kiểu ĐQL và quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng
(Pomeroy, Sen & Raakjaer Nielsen, L T N Hùng)
(1) Truyền đạt (Instructive): Lượng thông tin được trao đổi giữa nhóm
sử dụng và nhà nước là ít nhất.
(2) Tham vấn (Consultative): Đây là kiểu cơ chế có sự tham khảo ý
kiến của người sử dụng nhưng mọi quyết định vẫn thuộc quyền của nhà
nước.
(3) Hợp tác (Cooperative): Chính quyền và ngư dân hợp tác cùng nhau
trên cơ sở là các bên tham gia bình đẳng để đưa ra quyết.
(4) Tư vấn (Advisory): Ngư dân làm tư vấn cho chính phủ trong quá
trình ra quyết định đồng thời chính phủ bảo trợ cho việc thực thi các quyết
định này.
(5) Thông tin (informative): Chính phủ ủy quyền toàn bộ quá trình ra
quyết định cho người sử dụng, và người sử dụng chỉ có trách nhiệm thông
báo lại các quyết định của mình.

c. Vai trò của Nhà nước
- Trong các kiểu ĐQL mà ở đó nhà nước giữ vai trò chính thì quá trình
ra quyết định thuộc về nhà nước. Mọi quyết định và thay đổi sẽ được truyền
đạt xuống dưới, nhà nước chỉ đối thoại hoặc tham khảo ý kiến cộng đồng khi
Thông tin
Tư vấn
Hợp tác
Tham vấn
Truyền
đạt
ĐỒNG QUẢN LÝ
Thông báo
Lấy ý kiến
Hợp tác
Phổ biến thông tin
Trao đổi thông tin
Tham vấn
Hành động phối hợp
Đối tác
Kiểm sóat cộng đồng
Điều phối liên vùng
Qu
ản lý dựa v
à
o c
ồng đồng
Qu
ản lý dựa v
ào nhà nư
ớc

11
cần thiết. Ngược lại, với kiểu ĐQL thiên về cộng đồng thì nhà nước lại giữ
vai trò rất hạn chế. Quá trình ra quyết định thuộc về cộng đồng. Nhà nước chỉ
đóng vai trò tư vấn hoặc thậm chí chỉ là người nhận thông tin sau khi đã có
quyết định từ phía cộng đồng.
- ĐQL không có nghĩa là giao phó toàn bộ nguồn lợi cho cộng đồng
mà ở đây nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết lập và
vận hành các thiết chế quản lý. Vai trò của nhà nước thể hiện ở 3 khía cạnh
sau (Jentoft, 1989): (1) Đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lợi: nếu
thiếu vắng sự kiểm soát của nhà nước, nguồn lợi chung sẽ rơi vào tình trạng
“tự do đánh bắt” như Hardin (1968) đã mô tả; (2) Đảm bảo tính công bằng:
nhà nước đóng vai trò như là điều phối viên để cho các nhóm sử dụng khác
nhau, nhất là nhóm người sử dụng nguồn lợi cho mục đích sinh kế, có cơ hội
được khai thác nguồn lợi như nhau; (3) Vai trò quản lý hành chính: chỉ có
nhà nước mới đủ năng lực để đảm bảo các quy định được thực thi.
Việc phân chia như trên là một sự đơn giản hóa thực tế các kiểu ĐQL.
Trong thực tế các kiểu ĐQL rất đa dạng. Vai trò của nhà nước và của các bên
tham gia, nhất là nhóm sử dụng nguồn lợi, trong quá trình ra quyết định, các
công việc quản lý, và các giai đoạn quản lý sẽ quyết định đến kiểu ĐQL.
- Vai trò của nhà nước và nhóm sử dụng trong quá trình ra quyết
định: Tình huống lý tưởng của ĐQL là nhà nước và nhóm sử dụng cùng hợp
tác bình đẳng trong mọi công việc quản lý và ở mọi giai đoạn của quá trình
quản lý. Tuy nhiên, trong phần lớn mô hình ĐQL thì vai trò của nhà nước và
nhóm sử dụng là khác nhau. Jontoft & McCay (1995) phát hiện thấy vai trò
của nhóm sử dụng trong quá trình ra quyết định phụ thuộc vào việc họ đại
diện cho ai và đại diện như thế nào. Có 2 kiểu đại diện mang tính chức năng:
Một loại dựa vào loại ngư cụ đánh bắt hay vùng đánh bắt, và một dựa vào địa
lý. Thông thường trong các nước đang phát triển cũng như phát triển, có 2
kiểu đại diện của nhóm sử dụng là dựa trên các yếu tố kinh tế xã hội như:
giới tính, tôn giáo hay tộc người. Vai trò của nhóm sử dụng trong quá trình ra

quyết định phụ thuộc vào năng lực đàm phán, sự hiểu biết và sức mạnh tương
đối của họ đối với nhóm khác và với chính phủ. Ngoài nhóm sử dụng, còn có
những nhóm khác có thể đóng vai trò trong ĐQL đó là các nhà khoa học,
nhóm bảo vệ môi trường hay các nhà xã hội học, họ đại diện cho quyền lợi
của công chúng. Các kiểu đại diện của nhóm này tùy thuộc vào văn hóa chính
trị của mỗi nước, ở đó nền dân chủ khuyến khích hay không khuyến khích sự
tham gia của những nhóm này.
- Vai trò của nhà nước và nhóm sử dụng trong các công việc quản lý
Tùy thuộc vào kiểu ĐQL mà có những công việc quản lý khác nhau.
Nhìn chung công việc quản lý gồm có: xây dựng chính sách, ước tính trữ
lượng nguồn lợi, xây dựng quyền tiếp cận, quy định đánh bắt, quy định thị
trường, kiểm soát, giám sát, và chế tài.
Trong một số công việc như xây dựng chính sách, vai trò của nhà nước
và nhóm sử dụng thường là ngang nhau; còn một số công việc khác như
12
quyền tiếp cận thì thường thuộc vào thẩm quyền của nhà nước có sự tham
vấn của nhóm sử dụng. Công việc quản lý khác nhau phụ thuộc vào kiểu
ĐQL khác nhau. Với những công việc có thể ĐQL, thì cần có sự phân biệt
giữa khái niệm phi tập trung với khái niệm đại diện. Phi tập trung có nghĩa là
trách nhiệm được đưa xuống cấp quản lý thấp hơn của chính phủ, còn đại
diện nghĩa là chuyển giao trách nhiệm từ tay chính phủ xuống cho các tổ
chức đại diện nhóm sử dụng (cấp quốc gia hay điạ phương). Tùy thuộc vào
chức năng quản lý và bối cảnh chính trị xã hội mà một số công việc quản lý
được phi tập trung hóa, còn số khác thì giao cho đại diện.
- Vai trò của nhà nước và nhóm sử dụng trong các giai đoạn trong
quá trình quản lý: Nhóm sử dụng còn có thể tham gia vào các bước của quá
trình quản lý đó là: Lập kế hoạch, thực hiện, và đánh giá. Tình huống lý
tưởng nhất là nhóm sử dụng có quyền tham gia vào tất cả các bước này. Tuy
nhiên trong quá trình thiết lập ĐQL cần phải tính đến hiệu quả của chi phí
cho các bước thực hiện. Trong giai đoạn lập kế hoạch, sẽ tốn chi phí ít hơn

nếu toàn bộ công việc thiết kế được làm tập trung thay vì đưa xuống để chờ
các bên cùng hợp tác. Ngược lại, các giai đoạn thực hiện, giám sát, và chế tài
sẽ tốn kém hơn nếu thực hiện theo hướng tập trung (tức không có sự tham gia
tích cực của nhóm sử dụng) vì khi đó người sử dụng sẽ không thấy tính chính
đáng trong các quy định và thực hiện. Ngược lại, trong trường hợp thiếu
thông tin, ngư dân sẽ là người cung cấp nhiều thông tin trong quá trình hoạch
định và thực hiện, và do đó sẽ làm giảm chi phí giao dịch.
1.1.3. Các đặc điểm
Sự tham gia của các bên liên quan
- Sự tham gia chia sẻ của cộng đồng sẽ tạo ra tính chính đáng
(legitimacy) của các quy định quản lý, ít nhất, theo Jentoft (1989) trên 4 góc
độ sau: (1) Nội dung của các quy định sẽ phù hợp và sát với những vấn đề
cộng đồng đang gặp phải, đối mặt; (2) Các quy định cộng đồng phải tuân
theo sẽ có tính bình đẳng hơn; (3) Cộng đồng được tham gia vào quá trình ra
quyết định sẽ giúp họ nâng cao nhận thức; (4) Cộng đồng sẽ dễ dàng chấp
nhận những quy định ràng buộc khi mà họ là người trực tiếp tham gia xây
dựng và thực thi chúng.
Bình đẳng và công bằng xã hội
- Thông qua ĐQL, người ta có thể tìm thấy sự bình đẳng và công bằng
xã hội trong quản lý nghề cá. Bình đẳng và sự chia sẻ quyền bình đẳng giữa
chính quyền, ngư dân và các bên tham gia khác. Bình đẳng và công bằng xã
hội mang lại quyền và sự tham gia chủ động trong việc lập kế hoạch và thực
hiện ĐQL nghề cá.
ĐQL và sở hữu chung [20, tr 20]
- Có 4 loại chế độ quyền sở hữu: 1. Sở hữu nhà nước: Chỉ với phạm vi
quyền lực của chính phủ và quyền điều tiết tập trung; 2. Sở hữu tư nhân: Với
tư hữu hóa các quyền thông qua việc thiết lập quyền sở hữu cá nhân hoặc sở
13
hữu công ty; 3. Sở hữu tập thể/sở hữu cộng đồng: trong đó nguồn lợi được
kiểm soát bởi cộng đồng những người sử dụng hoặc tập thể, các quy định có

thể được ban hành mang tính địa phương; 4. Tiếp cận tự do: Không có quyền
sở hữu.
- ĐQL dựa vào chế độ sở hữu chung. Các nguồn lợi sở hữu chung có
chung 2 đặc tính quan trọng (Ostrom, 1991). Thứ nhất, là những nguồn lợi
mà rất khó ngăn cấm (hoặc kiểm soát quyền sử dụng) đối với người sử dụng
tiềm năng. Thứ hai, nguồn cung có hạn đó là, nếu người này sử dụng thì sẽ
làm giảm lợi ích của người khác.
- ĐQL là một cách sắp xếp điều hành được đặt giữa 2 chế độ: Sở hữu
nhà nước thuần túy và sở hữu tập thể thuần túy. Mức độ giúp đỡ từ nhà nước
sẽ phụ thuộc vào thiện ý của nhà nước trong việc hỗ trợ các hệ thống sở hữu
tập thể.
1.1.4. ĐQL là một quá trình
- ĐQL không phải là một phương thức để giải quyết mọi vấn đề của
quản lý nghề cá, mà là một quá trình quản lý nguồn lợi: hoàn thiện kế hoạch,
điều chỉnh và thích nghi các điều kiện thay đổi theo thời gian. ĐQL bao hàm
các khía cạnh của dân chủ cơ sở, chia sẻ quyền hành và sự phân quyền. ĐQL
có khả năng thích nghi, đó là thông qua một quá trình học hỏi, thông tin
được chia sẻ cho các đối tác, điều đó sẽ dẫn đến một quá trình cải tiến và
thay đổi liên tục trong quản lý. Thông qua ĐQL, các đối tác sẽ tích cực đóng
góp và phối hợp cùng nhau trong việc quản lý nghề cá. Họ chia sẻ các chi phí
và lợi ích, thành công cũng như thất bại.
- ĐQL là một chiến lược quản lý mang tính tham gia có khả năng cung
cấp và duy trì một diễn đàn hoặc một cơ cấu hoạt động quyền lực, xây dựng
quy chế, qui định, quản lý xung đột, chia sẻ quyền, học hỏi xã hội, đối thoại
và phát triển giữa các bên tham gia. ĐQL là một quy trình theo xu hướng
cùng nhận biết các giá trị, nhu cầu về mối quan tâm khác nhau liên quan đến
việc quản lý nguồn lợi.
- Việc thiết lập và thực hiện ĐQL có thể khá phức tạp, tốn kém và đôi
khi gặp khó khăn. Nghiên cứu đã cho thấy rằng có thể mất 3-5 năm để tổ
chức và khởi xướng các hoạt động và can thiệp ĐQL tại cấp độ cộng đồng.

Nó cũng sẽ mất từng đó thời gian để cho các bên tham gia chú trọng mối
quan tâm về tính pháp lý, độ tin tưởng, trách nhiệm và tính minh bạch.
1.1.5. Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng là gì ?
- Là một quá trình cùng nhau dàn xếp (điều chỉnh) với qui tắc “không
viết thành văn” và được thực hiện thông qua sự đồng thuận (thừa nhận)
không chính thức [2, p 48].
- Quản lý nguồn lợi ven biển trên cơ sở cộng đồng là cộng đồng nhận
trách nhiệm tự quản lý nguồn lợi ven biển được giao trong việc giám sát và
thực hiện các quy định quản lý không trái với pháp luật hiện hành
(IFEP&ICLARM, 1999).
14
- QLDVCĐ là quá trình quản lý trong đó cộng đồng có quyền và trách
nhiệm chính trong lập kế hoạch, đưa ra quyết định, quy định, giám sát và
thực hiện việc sử dụng bền vững nguồn lợi” ” [16, tr5].
Trong Hình 1, Bảng 1 thể hiện rất rõ, khi nhà nước ít can thiệp trong
quá trình ra quyết định, các công việc quản lý, và các giai đoạn quản lý,
tức là quá trình QLDVCĐ là chính. Theo phân loại của Sen, Raakjaer
Nielsen, kiểu ĐQL thông tin (Hình 3) chính là quản lý dựa cộng đồng. Nghĩa
là, chính phủ ủy quyền toàn bộ quá trình ra quyết định cho người sử dụng, và
người sử dụng chỉ có trách nhiệm thông báo lại các quyết định của mình.
- Đã có nhiều tranh cãi về sự giống nhau và khác nhau của ĐQL và
QLDVCĐ, sự khác nhau này tập trung vào mức độ và thời gian tham gia
quản lý của chính quyền và người dân trong quá trình quản lý. QLDVCĐ là
phương pháp lấy người dân làm trung tâm, đặt trọng tâm vào cộng đồng;
trong khi ĐQL tập trung vào những vấn đề này cộng thêm việc sắp xếp phối
hợp giữa chính quyền và cộng đồng của những người sử dụng nguồn lợi; bên
cạnh đó, qui trình quản lý nguồn lợi cũng được tổ chức khác nhau [19, tr 26].
- ĐQL có phạm vi và qui mô rộng hơn QLDVCĐ, nó tập trung vào vào
cả bên trong và bên ngoài cộng đồng. Chính quyền có thể đóng vai trò thứ
yếu trong QLDVCĐ; ngược lại, ĐQL từ định nghĩa trên cho thấy chính

quyền có vai trò rất quan trọng.
Những người tham gia QLDVCĐ đôi khi nhìn nhận chính quyền như
một người ngoài cuộc và thậm chí là đối thủ, được đưa vào trong quá trình
chỉ khi đã ở giai đoạn chậm trễ. Mặt khác, các chiến lược ĐQL liên quan đến
các cơ quan chính quyền, các nhà quản lý nguồn lợi và các cán bộ được bầu
đều bình đẳng cùng với cộng đồng và các bên tham gia cùng xây dựng sự tin
tưởng giữa người tham gia.
- Khi QLDVCĐ được cân nhắc là một bộ phận cần thiết của ĐQL, nó
có thể được gọi là ĐQL dựa vào cộng đồng. ĐQL dựa vào cộng đồng gồm
các đặc tính của cả QLDVCĐ và ĐQL; đó là lấy con người làm trung tâm,
định hướng cộng đồng, dựa vào nguồn lợi và sự phối hợp. Vì vậy, ĐQL dựa
vào cộng đồng coi cộng đồng là trọng tâm, đồng thời nhận thấy rằng để thực
hiện được việc đó cần phải có mối liên kết ngang (xuyên suốt cộng đồng) và
dọc (với bên ngoài các tổ chức và cơ quan cộng đồng như chính quyền).
ĐQL dựa vào cộng đồng thường phổ biến ở các nước đang phát triển do nhu
cầu phát triển tổng thể kinh tế và cộng đồng và quyền lực xã hội, và quản lý
nguồn lợi.
- Tại Việt Nam, từ năm 1994 đến nay đã có nhiều thuật ngữ đã được
đưa ra bởi các nhà khoa học, nhà quản lý như: ĐQL (Viện KT&QHTS,
1995), Quản lý có sự tham gia của cộng đồng (Chương trình phát triển và bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản), quản lý nghề cá dựa vào dân (Nguyễn Quang Vinh
Bình) [4, tr4], quản lý ngồn lợi ven biển dựa vào cộng đồng, quản lý tài
nguyên ven biển dựa vào cộng đồng v v.
15
Như vậy, có quá nhiều định nghĩa, thuật ngữ xoay quanh vấn đề này và
làm cho người đọc, nhà quản lý, ngư dân lúng túng trong quá trình triển khai
ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo tác giả, ĐQL bản thân nó đã có yếu tố dựa vào
cộng đồng và chính quyền, tuỳ vào mức độ “ĐQL” mà nó chia sẽ, phối hợp
mà mô hình đó sẽ thể hiện là ĐQL dựa vào cộng đồng hay ĐQL. Chính
quyền đóng vai trò thứ yếu trong QLDVCĐ, trong khi đó chính quyền đóng

vai trò tích cực và quan trọng trong ĐQL (Hình 1, Hình 3).
Trong thực tế, tại các điểm đến thăm quan nghiên cứu về mô hình
ĐQL/QLDVCĐ ở Nhật Bản (2002), Malaysia (2007), gần đây nhất vào năm
2006 ở Lào và Thái Lan cũng cho thấy chưa có sự phân biệt rõ đâu là mô
hình QLTCSCĐ, đâu là mô hình ĐQL. Ở Việt Nam hiện nay, các mô hình
đang được gọi là mô hình ĐQL hay QLTCSCĐ hay có sự tham gia của người
dân/cộng đồng… đều có các hoạt động giao quyền quản lý cho người dân sử
dụng vùng nước đó, đều có sự tham gia của cấp quản lý tại địa phương
(Phòng Thủy sản, UBND xã) và có thể có sự tham gia của các hiệp hội xã hội
(hội phụ nữ), các hiệp hội nghề nghiệp (hội nông dân, nghề cá), đều có sự hỗ
trợ của các cơ quan (viện, trung tâm), các ngành liên quan (công an, dân
phòng, ), các tổ chức quốc tế ở những mức độ khác nhau trong mỗi mô
hình. Có sự khác biệt tương đối, nhưng cũng không rõ nét, ở đây là một số
mô hình có sự tham gia nhiều hơn và tích cực hơn của chính quyền các cấp
cũng như các cơ quan liên quan trong các hoạt động quản lý.
Trên cơ sở tìm hiểu những định nghĩa đã có về ĐQL và quản lý trên cơ
sở cộng đồng, kết hợp với thực tế diễn ra tại các địa điểm nghiên cứu ở Việt
Nam và một số nước đang phát triển có thể,
Kết luận
- Không có sự phân biệt rạch ròi giữa các mô hình ĐQL và QLDVCĐ.
Có sự khác biệt tương đối ở đây là các mô hình ĐQL có sự tham gia nhiều
hơn và tích cực hơn của chính quyền các cấp cũng như các cơ quan liên quan
trong các hoạt động quản lý, ngược lại QLDVCĐ sự tham gia của chính
quyền các cấp ít hơn.
- QLDVCĐ là nhân tố trung tâm của ĐQL và con đường dẫn đến
ĐQL.
- ĐQL không chỉ dừng lại trong lĩnh vực quản ý nguồn lợi thuỷ sản
mà còn mở rộng ra trên các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất (thực hiện
đúng quy trình nuôi trồng thuỷ sản, giảm ô nhiễm môi trường), tín dụng
(Ngân hàng cộng đồng), kinh doanh tiêu thụ sản phẩm (Chợ cá cộng đồng).

Mặt khác, ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương thực hiện
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”, “phát huy quyền dân chủ tập trung” do đó thuật ngữ “ĐQL” dễ hiểu và
gần gũi với người dân Việt Nam, phù hợp với các qui định quản lý của Chính
phủ.
16
Như vậy, theo tác giả, không cần thiết phải tiếp tục phân biệt rạch ròi
giữa QLDVCĐ và ĐQL, nên sử dụng phổ biến thuật ngữ “ĐQL” khi áp dụng
phương thức quản lý có sự chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa chính phủ
và những người/cộng đồng sử dụng nguồn lợi/hoạt động nghề cá để quản lý
nghề cá Việt Nam. Mức độ chia sẻ trách nhiệm và hợp tác quản lý giữa các
bên tuỳ theo mỗi vùng nước, ngành nghề, đặc điểm kinh tế-xã hội, văn hoá
của mỗi vùng, mục đích quản lý và bảo vệ nguồn lợi khác nhau sẽ khác nhau.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả tiến hành đánh giá tổng quan
các mô hình ĐQL trong lĩnh vực thủy sản với khái niệm: “ĐQL trong ngành
thủy sản có thể được hiểu như là phương thức quản lý, trong đó Chính
phủ và người sử dụng tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản chia sẻ trách nhiệm và
quyền hạn để quản lý các hoạt động thủy sản, bảo vệ môi trường và nguồn
lợi thủy sản trong một vùng xác định, dựa trên sự hợp tác giữa hai bên và
với các bên liên quan khác”. Các mô hình quản lý mà có sự chia sẻ trách
nhiệm quản lý giữa chính quyền và cộng đồng người dân trong quản lý sản
xuất, môi trường, nguồn lợi thủy sản được xem là mô hình ĐQL trong ngành
thủy sản.
1.2. Các bài học kinh nghiệm thực tế từ các nước
1.2.1. Các kiểu ĐQL nghề cá theo kinh nghiệm của các nước
Phần này sẽ trình bày rõ hơn về 5 kiểu ĐQL được đưa ra ở sơ đồ trên
và ví dụ minh họa từ thực tế áp dụng của một số nước trên thế giới [35, p
409-413], (Hình 3).
- Truyền đạt (Instructive): Lượng thông tin được trao đổi giữa nhóm
sử dụng và nhà nước là ít nhất. Mô thức này chỉ khác với cơ chế quản lý tập

trung ở chỗ nó tạo ra cơ chế đối thoại với người sử dụng. Tuy nhiên, quá
trình chỉ dừng lại ở mức độ là nhà nước thông tin xuống cho cộng đồng
những quyết định sẽ được thực thi. Hay nói cách khác, cộng đồng không
được tham gia vào quá trình ra quyết định. Ví dụ:
+ Bangladesh - Nghề cá nước ngọt: Từ năm 1986, nhằm gia tăng hiệu
quả sử dụng và sự bình đẳng trong nghề cá nước ngọt, chính quyền
Bangladesh đã chuyển hình thức quản lý. Các diện tích mặt nước ngọt trước
đây hoàn toàn cho các cai thầu thuê thì nay chuyển cho ngư dân có thể trực
tiếp khai thác và quản lý. Điểm khác trong cách quản lý mới này là vai trò
của các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các NGOs đóng vai trò là người đại
diện cho ngư dân để thuê dài hạn hơn 800 vùng nước và chuyển giao lại cho
các thành viên (ngư dân) theo hình thức hợp tác xã để họ đánh bắt. Các
NGOs đảm nhiệm tất cả các quyết định liên quan đến quản lý và tài chính,
các thành viên chỉ là người cung cấp các yếu tố đầu vào (lao động). Như vậy
theo hình thức quản lý này thì chính phủ (và NGOs) đóng vai trò tổ chức và
truyền đạt hơn là hợp tác.
17
Ví dụ trên thuộc mô hình ĐQL theo kiểu Truyền đạt, mọi quyết định
liên quan đến nghề cá đều do chính phủ (cơ quan đại diện) thực hiện mặc dù
người sử dụng nguồn lợi có tham gia trong quá trình quản lý.
- Tham vấn (Consultative): Đây là kiểu cơ chế có sự tham khảo ý
kiến của người sử dụng nhưng mọi quyết định vẫn thuộc quyền của nhà
nước, điển hình là:
+ Hồ Malombe – Malawi: Đứng trước vấn đề khai thác quá mức các
loài thủy sản thuộc hồ Malombe, năm 1993 chính phủ Malawi triển khai
chương trình quản lý đánh bắt có sự tham gia nhằm khuyến khích sự tham gia
tích cực của người dân sống quanh hồ. Các Hội đồng đại diện cho cộng đồng
ngư dân ven hồ được thành lập. Nhân viên khuyến ngư tiến hành tập huấn
cho thành viên các hội đồng về cơ sở sinh học của các quy định đánh bắt, và
cùng tham gia vào việc xây dựng năng lực thể chế quản lý. Các quy định

trong nghề cá được xây dựng thông qua đối thoại giữa 2 nhóm; việc thực thi
các quy định do Phòng thủy sản (tương đương Sở thủy sản) đảm nhiệm. Quá
trình thiết lập ĐQL này thuộc về kiểu tham vấn, đặc biệt trong việc xây dựng
các quy định đánh bắt, mặc dù về khía cạnh nào đó mô hình này vẫn mang
tính truyền đạt nhất là đối với các quyết định của chính phủ trong việc thực
hiện các mục tiêu quản lý.
+ Vịnh San Miguel – Philippine: Năm 1991 chính phủ đã giao việc
quản lý các nghề cá ven bờ xuống cho chính quyền cấp xã và cộng đồng đánh
bắt địa phương. Nghề cá trong vịnh San Miguel là đa loài và tự do tiếp cận.
Quản lý của chính phủ không có hiệu lực, nguồn lợi bị cạn kiệt quá mức và
xung đột cộng đồng xẩy ra liên tục. Năm 1993, một Ban ĐQL vịnh San
Miguel được thành lập nhằm xây dựng và thực hiện một kế hoặch quản lý
cho vịnh. Ban này bao gồm đại diện của người sử dụng, chính quyền địa
phương, NGOs, các tổ chức nhân dân, giới nghiên cứu, và các nhà làm chính
sách. Ban này được tư vấn và hỗ trợ bởi các cơ quan tư vấn, cơ quan quản lý
hành chính và lực lượng hỗ trợ công việc được thành lập từ nhiều cấp quản lý
hành chính khác nhau (như xã, huyện, tỉnh). Phần lớn các cảng được chính
phủ nắm giữ. Nhiệm vụ chính của Ban này là hàng ngày cung cấp các hướng
dẫn chính sách và quản trị, kết hợp các kế hoặch và quy định của chính quyền
địa phương và các cơ quan bên ngoài. Ban này có quyền yêu cầu chính phủ
hỗ trợ pháp lý hoặc quyết định những vấn đề liên quan nhằm đảm bảo kế
hoặch được thực hiện.
Đây là kiểu quản lý Tham vấn, ở đó mọi quyết định thuộc về chính phủ
sau khi đã tham khảo ý kiến người sử dụng.
- Hợp tác (Cooperative): Chính phủ và người sử dụng hợp tác với vai
trò ngang nhau trong việc ra quyết định.
+ Hội ĐQL nghề cá Thái Bình Dương (PFMC), Mỹ: Hội đồng này là
nơi tập trung quyền ra quyết định đối với mọi vấn đề liến quan đến nghề cá
vùng Thái Bình Dương của Mỹ. Mọi quy định được chính thức đưa ra từ hội
đồng này với sự tư vấn của 3 Ban tư vấn: một ban gồm đại diện người sử

18
dụng (các nhà chế biến và người tiêu dùng); hai ban còn lại bao gồm các nhà
khoa học và các nhà kinh tế. Trong quá trình lên kế hoặch xây dựng chương
trình hạn chế cấp phép mới đối với nghề cá đáy vùng duyên hải miền Tây,
người sử dụng đóng vai trò tích cực trong suốt quá trình thiết kế và phát triển
chương trình. Với kiểu này, chính phủ và người sử dụng hợp tác một cách
bình đẳng trong quá trình ra quyết định.
- Tư vấn (Advisory): Người sử dụng tư vấn chính phủ trong quá trình
ra quyết định đồng thời chính phủ bảo trợ cho việc thực thi các quyết định
này. Quy định ngày trên biển vùng Kattegat, Đan Mạch: Quy định này
mang tính thử nghiệm nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến vứt bỏ cá tạp và
không báo cáo phát sinh do áp dụng hệ thống Hạn ngạch đánh bắt và những
bất đồng giữa các nhà khoa học với ngư dân trong việc ước lượng trữ lượng
nguồn lợi. Trước những phản đối của ngư dân, các cuộc đối thoại liên quan
đến quản lý nghề cá giữa chính phủ và ngành khai thác đã dẫn đến việc thành
lập một nhóm làm việc. Các đại diện từ phía chính phủ, ngư dân trong hiệp
hội đánh bắt, và viện nghiên cứu gặp nhau hàng tháng dưới dạng nhóm làm
việc để đưa ra các quyết định liên quan đến số ngày được phép đi biển cũng
như tổng kết quá trình thực hiện. Tất cả những quyết định này phải được
thông báo cho Ban Tư vấn Quy định của Đan Mạch, nó như một ban tham
vấn chuyên tư vấn cho Bộ trưởng. Tuy nhiên, các đề nghị đưa ra bởi nhóm
làm việc hầu như đều được chấp nhận. Đây là một kiểu ĐQL dạng tư vấn.
- Thông tin (informative): Chính phủ ủy quyền toàn bộ quá trình ra
quyết định cho người sử dụng, và người sử dụng chỉ có trách nhiệm thông
báo lại các quyết định của mình.
+ Nghề khai thác cá Hà Lan: Năm 1993, ĐQL được thiết lập đối với
nghề cá sau khi xẩy ra tình trạng đánh bắt vượt mức hạn ngạch cho phép và
quan hệ giữa chính phủ với ngư dân ngày càng xấu đi. Trách nhiệm quản lý
hạn ngạch đánh bắt cá nhân (ITQs) của ngư dân được giao cho các nhóm ngư
dân có góp hạn ngạch đánh bắt. Tất cả các thành viên nhóm đều phải thuộc

cùng một hiệp hội các nhà sản xuất, tuy nhiên không bắt buộc mọi người phải
trở thành thành viên nhóm. Những nhóm này có trách nhiệm thực thi và chế
tài các quy định, áp đặt hình phạt và tổ chức việc trao đổi hạn ngạch trong
cùng nhóm với nhau. Chính phủ vẫn giữa vai trò là người kiểm soát hạn
ngạch chung (được phân bổ bởi Liên Hiệp Châu Âu) và tất cả các công việc
liên quan đến thực hiện các Chính sách Nghề cá chung. Ngư dân được
khuyến khích tham gia nhóm với những ưu đãi về số ngày đi biển nhiều hơn
và được phép thuê hạn ngạch trong cả năm. Đây là ĐQL kiểu Thông tin bởi
vì Hiệp hội các nhà sản xuất chỉ có trách nhiệm thông tin cho chính phủ
những quy định mà họ thực thi.
Các nhóm tương đối đồng nhất, điều này hỗ trợ cho việc hợp tác. Chỉ
có khoảng 17% số tầu đánh bắt là đứng ngoài hệ thống này. Nhìn chung, hệ
thống xem ra rất thành công khi mà các hạn ngạch của cả nước không bị vượt
quá, nỗ lực đầu vào và sản lượng đầu ra là khá ổn định, ngư dân thỏa mãn với
hệ thống quản lý này. Tuy nhiên, một phần của sự thành công này là do hạn
19
ngạch đánh bắt được phân bổ tương đối cao và mức đánh bắt lại thấp. Việc
đánh giá tác động của ĐQL trong trường hợp này là khó chính xác.
+ Nghề cá trích vùng Matjes, Đan Mạch: Đây là nghề cá trích, có giá
trị đặc biệt vùng Biển Bắc, có mùa đánh bắt kéo dài 3 tháng trong năm, bằng
lưới kéo vây, và là vùng chung của 3 nước Đan Mạch, Thụy Điển, và Nauy.
Quá trình quản lý và hợp tác được điều hành thống nhất bởi Ủy ban Matjes.
Ủy ban này tổ chức các cuộc họp thường kỳ với sự tham gia của đại diện các
tổ chức các nhà đánh bắt, người mua, và nhà chế biến. Các quyết định liên
quan đến các quy định, sự phân bổ hạn ngạch, cũng như việc giám sát và chế
tài được thực hiện bởi hiệp hội các nhà sản xuất tại mỗi nước. Quá trình ra
quyết định được cho là rất minh bạch; mọi thông tin đều được đưa xuống cho
tất cả mọi người tham gia trong nghề cá. Kiểu quản lý này được gọi là Thông
tin vì Ủy ban nhận phê chuẩn của chính phủ Đan Mạch và chỉ phải thông tin
cho chính phủ những quyết định mà họ thi hành.

1.2.2. Một số kinh nghiệm và bài học từ thực tế triển khai ĐQL ở
các nước đang phát triển [23, p 81- 188; 36, p 154-158]
Trong bước thực hiện ĐQL đòi hỏi phải có sự hoạch định chu đáo, nỗ
lực và hợp tác chặt chẽ giữa các bên để đi đến thành công. ĐQL thực chất là
một đáp ứng về mặt thể chế được hình thành thông qua quá trình đàm phán
giữa các nhóm liên quan trong mối quan tâm đến phân bổ nguồn lợi và tính
đại diện. ĐQL không thể xẩy ra nếu không có thể chế hoặc chỉ dựa vào thể
chế sẵn có; và càng không thể sử dụng quyền lực để áp đặt sự hình thành thể
chế mới. ĐQL do vậy sẽ không thể là quá trình tranh giành giữa các bên tham
gia để bảo vệ quyền lợi cho riêng mình. Một số bài học kinh nghiệm sau đây
được rút ra từ thực tế áp dụng ĐQL tại các nước ĐNA và các nước Nam Phi.
1.2.2.1. Cần phải trao quyền cho cộng đồng trong việc xác định mục
tiêu quản lý:
Kinh nghiệm từ các nước ĐNA và Nam Phi cho thấy, các cộng đồng
trong ĐQL thường là những cộng đồng chức năng (functional communities).
Quyền và nghĩa vụ được giao xuống cho các cộng đồng chức năng này. Các
cộng đồng chức năng được xác định dựa trên đặc điểm của ngư cụ (tức cùng
loại ngư cụ như nhóm lưới rê, nhóm lưới vây) hoặc dựa trên đối tượng đánh
bắt (tôm, cá, hai mảnh vỏ…), hoặc dựa vào ngư trường đánh bắt. ĐQL đòi
hỏi một sự ủy quyền rõ ràng của chính phủ, và đây như là sự chia sẻ quyền
lực của chính phủ đối với cộng đồng hay chính quyền địa phương.
Để cho ra đời và phát triển một mô hình ĐQL, cần có sự bàn luận giữa
chính phủ và ngư dân để xác định vấn đề và tìm ra giải pháp, đồng thời cùng
nhau xây dựng thể chế và bộ máy quản lý. Trong quá trình thảo luận, ngư dân
cần được khuyến khích trình bày những vấn đề mà họ quan tâm, ý tưởng, và
cho họ cơ hội tự xây dựng bộ máy quản lý của chính họ, từ đó hình thành
nên những mạng lưới gắn kết thuận lợi cho hợp tác và liên kết. Vai trò của
chính phủ trong việc thiết lập điều kiện để hình thành ĐQL là tạo ra tính
chính đáng và tin cậy của các tổ chức và thể chế. Kinh nghiệm từ
20

Bangladesh, Nhật, và Nauy cho thấy: Nhà nước đóng một vai trò tối quan
trọng trong việc cung cấp các cơ sở pháp lý để hình thành ĐQL. Bên cạnh
việc kêu gọi cộng đồng và ngư dân tham gia, chính phủ phải thiết lập được
các quyền pháp lý mang tính bảo đảm, và đồng thời phải trao bớt một phần
quyền lực của mình cho cộng đồng.
Quá trình thiết lập ĐQL đòi hỏi những thay đổi trong bộ máy quản lý
của chính quyền, lúc này tham gia như là một đối tác. Việc trao quyền cho
cộng đồng cũng đồng nghĩa với mất quyền của một bộ phận cơ quan quản lý.
Để vận hành được quá trình ĐQL, cần thiết có sự đào tạo và phát triển các kỹ
năng chuyên nghiệp mới cho cả nhân viên thuộc cơ quan nhà nước lẫn cộng
đồng. Những thay đổi như vậy sẽ là cơ hội đi đến hợp tác giữa nhà nước và
người sử dụng nguồn lợi.
1.2.2.2. Tích hợp tri thức địa phương vào quá trình ra quyết định
trong ĐQL
- Một vấn đề rất phổ biến trong quản lý nghề cá đó là sự khác nhau
trong hiểu biết nguồn lợi giữa cộng đồng ngư dân, các nhà khoa học và chính
phủ. Hệ thống quản lý tập trung dựa chủ yếu vào các nghiên cứu trên các
khía cạnh sinh học (nghề cá Việt Nam) được đưa ra từ các Trường và Viện
nghiên cứu. Hiểu biết, nhận thức về các giá trị đặc thù, văn hóa, và thực tiễn
của ngư dân thường không được chú ý. Tất cả những hiểu biết và thực tiễn
của ngư dân cần được tích hợp vào hệ thống quản lý mới này, đây là điều rất
quan trọng đối với cả hệ thống sinh thái nơi mà sự không chắc chắn và các
quá trình tự nhiên không lường trước đòi hỏi phải có những thẩm định về mặt
định tính. Việc tích hợp tri thức bản địa vào trong quản lý ở địa phương (các
quyết định về mùa vụ, số lượng ngư cụ…) sẽ giúp giảm thiểu những tác động
tiêu cực về mặt môi trường và xã hội, và như thế cả hệ thống sẽ bền vững
hơn.
- Các mô hình hợp tác giữa các nhà khoa học và ngư dân đều cho thấy
rất hiệu quả. Chẳng hạn như ở Lào, Philipine, và Zambia có các chương trình
hợp tác trong đó ngư dân thu thập dữ liệu về nguồn lợi theo cách của họ, còn

các nhà khoa học xác định theo cách lấy mẫu, sau đó hai bên đối chiếu, kiểm
tra và đưa ra kết quả cuối cùng rất hữu dụng. Nhiều phương pháp nuôi hiệu
quả đã được xây dựng trong hơn 4 thập kỷ qua là dựa vào những hiểu biết về
sinh học của dân gian hay kinh nghiệm của địa phương. Ở các nước phát
triển, các chương trình hợp tác giữa ngư dân và các nhà khoa học từ khâu đưa
ra giả thiết đến giai đoạn đánh giá kết quả tỏ ra rất thành công. Nhiệm vụ của
các nhà thiết kế ĐQL là phải tích hợp được những tri thức bản địa và kinh
nghiệm dân gian với những tri thức khoa học trên cơ sở các nghiên cứu trở
thành những cơ sở chung cho quá trình ra quyết định quản lý.
1.2.2.3. ĐQL và những xung đột nguồn lợi nghề cá
- Bài học đầu tiên của bất cứ nhà quản lý nghề cá nào là quyết định bảo
tồn và quyết định phân bổ nguồn lợi là một. Nghĩa là không thể có một giải
pháp bảo tồn nguồn lợi mà lại không làm lợi cho nhóm này hơn so với nhóm
21
khác. ĐQL đôi khi được biết đến là do xuất phát từ mong muốn tìm ra một cơ
chế để phân bổ việc tiếp cận nguồn lợi. Nhiều biện pháp quản lý được lựa
chọn chỉ vì tính khả thi về mặt chính trị, chẳng hạn việc áp dụng các giải
pháp kỹ thuật (mắt lưới, loại ngư cụ, loài mục tiêu…) là dễ dàng vì nó tác
động đến tất cả ngư dân theo cùng một cách, trong khi đó hạn ngạch hay
vùng cấm đánh bắt sẽ tác động không giống nhau đến các ngư dân khác nhau.
Điều này cần lưu ý trong việc thiết lập ĐQL.
- ĐQL đôi khi được ca ngợi vì nó giúp giải quyết xung đột bằng cách
tạo ra cơ chế đối thoại và xác định được biện pháp quản lý phù hợp. Nghiên
cứu các mô hình ĐQL hiện có cho thấy, xung đột đôi khi là động lực để ngư
dân tham gia ĐQL. Các nỗ lực trong ĐQL sẽ làm tăng ảnh hưởng của chính
phủ lên cộng đồng ngư dân. Cộng đồng có thể lợi dụng sự gia tăng quyền lực
này để gạt bỏ những đối tượng bên ngoài.
- Trong nhiều nghề cá có xung đột giữa các nhóm có loại phương tiện
đánh bắt khác nhau, thông thường nhất là xung đột giữa nhóm ngư dân đánh
bắt có quy mô lớn, mang tính công nghiệp với nhóm có quy mô nhỏ, thủ

công gần bờ. Động cơ để ngư dân đánh bắt thủ công tham gia ĐQL là để tìm
kiếm các biện pháp bảo vệ từ nhóm đánh bắt công nghiệp, đây là kinh
nghiệm từ Philipine và Mozambique. Hay như trường hợp của Lào, Thailan,
Zambia, Malawi, sự xung đột giữa các nhóm đánh bắt có ngư cụ khác nhau
(lưới rê và lưới vây) là động lực để nhóm ngư dân gần bờ tham gia vào
ĐQL. Đôi khi các bên tham gia ĐQL nhìn nhận mô hình này như là một cơ
chế để hất bỏ những đối tượng khác ra khỏi ngành.
- Các nghiên cứu cho thấy đặc quyền đánh bắt (theo tục lệ) đóng vai
trò quan trọng trong ĐQL. Khi có sự tham gia của nhóm chính quyền theo
tập quán sẽ giúp việc giải quyết xung đột được nhanh hơn (trường hợp của
Indonesia và Malawi). Tuy nhiên kinh nghiệm cũng từ Malawi và Zambia
cho thấy, khi đưa nhóm chính quyền theo tập quán vào ĐQL cũng sẽ gây ra
những vấn đề tế nhị. Các chính quyền này thường hành xử theo cách không
minh bạch, không tích cực tham gia trong quá trình ra quyết định, và thường
có những lợi ích đặc thù đối với nguồn lợi. Trong một vài trường hợp, chính
quyền tập quán có quyền lực lớn thường lợi dụng ĐQL để phục vụ cho mục
đích riêng của họ hơn là cho toàn bộ ngư dân. Việc tham gia của NGOs trong
ĐQL đôi khi cũng là một điều cần xem xét kỹ. NGOs nhiều khi đóng vai trò
quan trọng trong việc khởi xướng và thiết lập các chương trình ĐQL, nhưng
nếu sự hợp tác giữa NGOs và chính quyền địa phương mà thất bại thì sẽ dễ
dẫn đến xung đột, và việc có NGOs là thừa.
1.2.2.4. Vấn đề quy mô
Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi đó là ở phạm vi nào về
mặt không gian và thời gian là thích hợp nhất cho xây dựng chương trình
ĐQL. Với đàn cá di cư chẳng hạn, thì quy mô ở cấp vùng, quốc gia hay quốc
tế là thích hợp cho ĐQL? Phần lớn các nghiên cứu về ĐQL chỉ mới thực hiện
ở phạm vi quy mô địa phương bao gồm một vài cộng đồng. Bài học từ những
22
nghiên cứu này do đó chưa thể đảm bảo cho việc triển khai áp dụng ở quy mô
lớn. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể triển khai ĐQL ở quy mô lớn hay không?

Nielsen (2004) đã chỉ ra, để áp dụng ĐQL ở quy mô lớn thì một số nguyên
tắc thiết kế mang tính chuẩn như sau cần được tuân thủ: Xác định rõ ràng
vành đai cho vùng áp dụng; sự tương thích giữa quy định đưa ra với điều kiện
địa phương; việc thiết lập phải mang tính lựa chọn tập thể; tiêu chuẩn giám
sát; hình phạt phải được quy định; cơ chế giải quyết xung đột; và sự xác nhận
tối thiểu về các quyền quy định. Kinh nghiệm từ Philipine và Bangladesh cho
thấy ĐQL có thể thành công ở quy mô lớn. Trong trường hợp của Bangladesh
cần phải ghi nhận vai trò quan trọng của các NGOs.
1.3. Nghề cá Việt Nam và những vấn đề bất cập
1.3.1. Tiềm năng nguồn lợi
Việt Nam là một quốc gia biển vừa có núi, sông hồ, đồng bằng châu
thổ, vừa có biển đảo. Đặc trưng phân hoá lãnh thổ như vậy đã tạo ra cho đất
nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và các thuỷ vực đặc trưng cho
môi trường nước ngọt, lợ và mặn. Đó là những tiền đề quan trọng đối với khả
năng phát triển một ngành thuỷ sản mạnh và đa dạng. Thuỷ sản nước ta có
thể phát triển ở tất cả các loại hình mặt nước và trên các vùng tự nhiên - sinh
thái khác nhau từ vùng núi, trung du, đồng bằng đến các vùng biển đảo. Vì
thế, sản xuất thuỷ sản cũng là một nghề có truyền thống lâu đời, rất gần gũi
với người dân ở các vùng nông thôn ven biển, vùng sâu, vùng xa; là chỗ dựa
sinh kế cho các cộng đồng dân cư, đặc biệt người dân nghèo.
Nguồn lợi hải sản
Số liệu gần đây nhất do Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng công bố,
tổng trữ lượng hải sản biển Việt Nam là 5.075.143 tấn, khả năng khai thác là
2.147.444tấn. (Phụ lục 1).
Bên cạnh nguồn lợi cá, biển Việt Nam còn có một trữ lượng đáng kể
về nguồn lợi tôm, mực, cua, nhuyễn thể, rong câu …
Nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng trên 2.372 con sông có dòng chảy
thường xuyên và có chiều dài trên 10 km. Có 13 hệ thống sông lớn có diện
tích lưu vực trên 10.000 km

2
và có 2 đồng bằng rộng lớn là đồng bằng sông
Hồng rộng khoảng 1.9.10
6
ha và đồng bằng sông Cửu Long rộng khoảng
4.10
6
ha. Theo ước tính tổng diện tích các thuỷ vực nước ngọt của Việt Nam
được dùng cho khai thác và nuôi trồng thủy sản là 1,4.10
6
ha. Giống loài thuỷ
sản phong phú: Cá nước ngọt có 544 loài, trong đó cá kinh tế có 97 loài, cá
biển có 2.030 loài, trong đó có trên 100 loài cá kinh tế, có 225 loài tôm biển,
53 loài mực, 653 loài rong, 298 loài san hô và nhiều loài nhuyễn thể, động
vật thuỷ sinh khác.
Từ trước tới nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn lợi
thuỷ sản nuớc ngọt, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi nguồn lợi thuỷ
sản nước ngọt ngày càng bị suy giảm.
23
Ngoài nguồn lợi cá, vùng nước ngọt Việt nam còn có nhiều đối tượng
có giá trị kinh tế cao như cua, ốc, trai, hến
Tiềm năng diện tích phát triển NTTS
Tổng diện tích có khả năng phát triển NTTS ở nước ta khoảng 2,20
triệu ha mặt nước, trong đó loại hình thuỷ vực nước ngọt là 1,07 ha, nước
mặn lợ 1,18 ha. Tiềm năng phát triển NTTS ở nước ta chủ yếu ở các tỉnh ven
biển, đặc biệt hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long;
trong tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi bao gồm vùng ĐBSCL
chiếm 60,8% tổng diện tích của cả nước, ĐBSH chiếm 9,4%.
Diện tích rừng ngập mặn ven biển Việt Nam giảm từ 400.000 ha
(Laurand 1943) xuống 250.000 ha (FAO, 1981). Ngoài ra, còn một số diện

tích đất cát có thể sử dụng cho nuôi thuỷ sản, khoảng 20.000 ha và một số
vùng nước ven các đảo và bãi ngang. Diện tích mặt nước ngọt có khả năng
đưa vào nuôi trồng thủy sản khoảng 910.000 ha với nhiều loại hình mặt nước:
ao hồ nhỏ, ruộng trũng, mặt nước lớn …
1.3.2. Tình hình khai thác, nuôi trồng và vấn đề môi trường trong lĩnh
vực thủy sản
Giá trị xuất khẩu tăng liên tục và khá vững chắc: năm 1985 cả nước chỉ
xuất khẩu được 90 triệu USD, đến năm 2005 – 2.740 triệu USD và năm 2008
đạt hơn 4,51 triệu USD, tăng khoảng hơn 50 lần. Đưa Việt Nam lên vị trí 10
nước xuất khẩu thuỷ sản nhiều nhất thế giới. Kéo theo đó là khả năng thu hút
lao động nghề cá, từ 740 ngàn lên đến 5 triệu người. Cơ cấu lao động cũng
thay đổi rõ rệt, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản nước lợ
và khai thác ven bờ, gần đây chuyển mạnh ra khai thác xa bờ cùng với số
lượng lớn tàu và ngư dân. Bên cạnh những thành tựu phát triển, ngành thủy
sản vẫn phải đang đối mặt với một trong những vấn đề quan trọng để đảm
bảo phát triển bền vững đó là bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy
sản.
Khai thác thủy sản:
Tính đến cuối tháng 9/2008, tổng số tàu thuyền cả nước khoảng
101.000 chiếc, tương ứng với tổng công suất hơn 5 triệu cv, trong đó: khoảng
86.600 chiếc khai thác hải sản (chiếm 85,7%) và 14.400 chiếc khai thác thuỷ
sản ở nội địa ( chiếm 14,3%). Trong số tàu khai thác hải sản có 14.600 chiếc
có công suất > 90 cv chiếm 16,85 % tập trung các nghề lưới kéo 7.673 chiếc
(chiếm 53%); Nghề lưới vây 2.043 chiếc, chiếm 13%; Nghề câu, 2.072 chiếc
(câu mực và câu cá ngừ đại dương), chiếm 14% và Nghề lưới rê, 1.431 chiếc
(chiếm 10%), phân bố hầu hết các tỉnh; các nghề khác (chụp mực, vó mành,
đăng đáy.) 1.430 chiếc (10%).
- Nhóm tàu có công suất nhỏ hơn 90cv, tổng số khoảng 72.000 tập
trung các nghề: lưới rê, câu, mành, vó, vây, chụp mực, lưới kéo (tập trung
kéo tôm ở vùng biển ven bờ, tuyến lộng) và các nghề te, xiệp, các nghề cố

định (đăng, đáy, bóng mực,.)
24
Trong khai thác hải sản, nếu năm 1985 cả nước chỉ có 29.323 tàu
thuyền lắp máy, tổng công suất 494.507 CV (với công suất trung bình 1
phương tiện 16,9 CV), thì sau hơn 20 năm số lượng tàu tăng lên 3 lần và
công suất tàu thuyền tăng 10 lần, năng suất khai thác suy giảm liên tục.
Trong vòng 10 năm trở lại đây sản lượng khai thác tăng hàng năm và khoảng
80% sản lượng cá biển đánh bắt từ vùng nước ven bờ. Sản lượng cá khai thác
năm 1990 đạt 653.200 tấn, đến năm 2008 đạt 2.100.000 tấn. Sản lượng khai
thác tăng nhanh nhưng năng suất khai thác giảm mạnh từ 0,95 tấn/CV/năm
(năm 1991) xuống còn 0,35 tấn/CV/năm (năm 2008).
Biển Việt Nam còn có gần 100 loài quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt
chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1994, 2002). Do bị khai thác quá
mức cho nên nhiều loài có giá trị kinh tế, quí hiếm ở vùng ven bờ đang bị đe
doạ tuyệt chủng. Danh sách các loài thủy sản bị đe doạ tăng từ 15 loài (1989)
lên 135 loài (57 loài thủy sản nước ngọt và 78 loài hải sản (Nguồn lợi Thủy
sản Việt Nam năm 1996). Một số loài thủy đặc sản có nguy cơ cạn kiệt như
bào ngư, tu hài, vẹm xanh, sá sùng, bàn mai, trai tai tượng, cá ngựa, dugong
Điều đó chứng tỏ nguồn lợi ở vùng nước ven bờ đang bị giảm sút đáng kể.
Sản lượng cá nước ngọt đánh bắt được ở các vùng nước tự nhiên
những năm 1981 – 1986 từ 85.000 – 97.000 tấn/ năm, các năm 1990 – 1991
chỉ còn 59.000 – 60.000 tấn, đến năm 1994 – 1995 khoảng 65.000 – 70.000
tấn, năm 2001 đạt đến 243.582 tấn và giảm dần đến năm 2008 chỉ đạt
200.000 tấn. Nguồn lợi cá nước ngọt bị suy giảm nghiêm trọng, Đặc biệt một
số loài cá đã bị tuyệt chủng và có nguy cơ tuyệt chủng. Năng suất khai thác ở
nhiều loài và nhiều nơi giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc.
Các bãi đẻ và nguồn lợi cá bột cũng bị giảm sút, đặc biệt là trên hệ thống
sông Hồng và sông cửu Long.
Nguồn lợi thủy sản nước ngọt bị suy giảm bởi các hoạt động khai thác
quá mức của người dân, đặc biệt là hiện tượng dùng các loại ngư cụ có hại

như xung điện, chất nổ, đăng đáy có kích thước mắt lưới quá nhỏ. Bên cạnh
đó môi trường sống tự nhiên của các loài thuỷ sản nước ngọt cũng bị ô nhiễm
mạnh do chất thải của hoạt động công nghiệp, chất thải từ trồng trọt.
Theo số liệu thống kê (DECAFIREP), trong 3 năm 1998 – 2000, lực
lượng kiểm soát liên ngành đã bắt 149 trường hợp buôn bán và vận chuyển
chất nổ, 843 trường hợp sử dụng chất nổ, 19.658 vụ sử dụng xung điện và
106 trường hợp dùng chất độc bất hợp pháp trong khai thác. Khai thác san hô
làm vôi và đồ vật lưu niệm cho du khách, khai thác các loài hải sản trên rạn
san hô bằng mìn, hoá chất khiến cho rạn bị suy thoái nghiêm trọng. Khai thác
hải sản trên các bãi cỏ biển bằng lưới kéo làm cho các thảm cỏ bị phá hoại
nghiêm trọng. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với các hệ sinh thái vùng
triều, cửa sông, đầm phá, đất ngập nước ven bờ và ven các đảo.
Các hoạt động khai thác hải sản ở vùng ven biển và đảo đã đem lại
những lợi ích kinh tế thiết thực, tuy nhiên, hậu quả các hoạt động này đã làm
suy thoái môi trường nghiêm trọng. Nhiều hệ sinh thái tiêu biểu như hệ sinh
25
thái cửa sông, đầm phá, rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển đang bị huỷ hoại
do sự khai thác quá mức và phạm pháp, ảnh hưởng không nhỏ đến nơi sinh
sống của các loài thủy sản và ảnh hướng tới chính đời sống của những ngư
dân khai thác thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản
Đến cuối năm 2006, diện tích mặt nước đưa vào NTTS của nước ta đạt
khoảng 1.050.000 ha (kể cả diện tích NTTS kết hợp với trồng lúa khoảng
65.600 ha), trong đó NTTS nước ngọt là 465.000 ha, NTTS mặn lợ là
585.000 ha, đạt sản lượng NTTS xấp xỉ 1.700.000 tấn. Sản lượng cá tra, cá
basa tăng trưởng nhanh, năm 2006 đạt 250.000 tấn. Tăng sản lượng NTTS,
một phần là do tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, phần khác là do mở
rộng diện tích NTTS. Bên cạnh tăng năng suất và mở rộng diện tích NTTS đã
dẫn đến sự tăng trưởng không ngừng của sản lượng NTTS là sự đầu tư cho cơ
sở hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, cùng với sự hạn

chế về nguồn lực quản lý sản xuất và môi trường đã dẫn đến dịch bênh, nguy
cơ ô nhiễm môi trường sinh thái, không những của chính đối tượng NTTS mà
còn của cả người dân sống trong và gần vùng NTTS tập trung.
Sự thay đổi của môi trường sinh thái là một trong những nguyên nhân
gây nên bệnh dịch ở thủy sản nuôi, gây nên những bệnh lạ đã xuất hiện ở
thủy sản nuôi (tôm cáng xanh bị cụt râu và không lớn được), đã tác động tới
chính thu nhập và đời sống của người dân NTTS.
1.3.3. Sự cần thiết phải áp dụng phương thức ĐQL trong lĩnh vực thủy
sản
Các hạn chế của công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Ngành thủy sản Việt Nam vẫn mang tính chất quy mô nhỏ, manh
mún, đa dạng, rộng khắp trên diện tích gần 1 triệu km
2
trong khi nguồn lực
cho công tác quản lý và bảo vệ tiềm năng nguồn lợi thủy sản hạn chế cả về
nhân lực và vật lực; có 67 chiếc tàu kiểm ngư để kiểm tra, kiểm soát khoảng
100.000 chiếc tàu trên toàn quốc. Hệ thống tổ chức thanh tra chưa ổn đinh,
lực lượng thanh tra viên và cán bộ các phòng ban không đủ số lượng để kiểm
soát hết các hoạt động khai thác thủy sản trên một vùng biển rộng lớn. Bên
cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát vừa thiếu, vừa
yếu và không đủ kinh phí để triển khai hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và
ở tất cả các vùng nước.
- Các quy định, chế tài cho công tác quản lý và bảo vệ tiềm năng
nguồn lợi thủy sản chưa đủ mạnh, theo kết quả công tác thanh tra bảo vệ
nguồn lợi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 75% các tàu vi phạm các qui
định. Luật định, quy định khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đã ban hành
nhưng việc thực thi chưa nghiêm.
- Chi phí để hệ thống các cơ quan chuyên ngành thực hiện chức năng
quản lý, kiểm tra, kiểm soát là rất tốn kém.

×