Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG kĩ THUẬT và HIỆU QUẢ của mô HÌNH KINH tế vườn – AO – CHUỒNG (VAC) ở HUYỆN yên lạc, TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Trần Văn Hà


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KĨ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ VƯỜN–AO–CHUỒNG
(VAC) Ở HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC


Chuyên ngành: Nuôi trồng Thuỷ sản
Mã số: 60 62 70


LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM XUÂN THỦY



Nha Trang - 2011
i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gởi đến Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang sự kính
trọng, lòng tự hào đã được làm việc, học tập và nghiên cứu tại trường trong những


năm qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy hướng dẫn TS. Phạm Xuân Thuỷ đã tận tình
hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quí thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở lớp cao học
Nuôi trồng Thuỷ sản khoá 2009 – 2011
Xin cảm ơn tất cả bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập cũng như hoàn thành đề tài!












ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào.


Trần Văn Hà












iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tình hình phát triển mô hình VAC trên thế giới và Việt Nam 4
1.1.1. Tình hình phát triển mô hình VAC trên thế giới 4
1.1.2. Tình hình phát triển mô hình VAC ở Việt Nam 6
1.2. Vai trò của mô hình kinh tế VAC 10
1.2.1. Mô hình VAC dinh dưỡng 12
1.2.2. Mô hình VAC kinh tế 13
1.2.3. Phát triển VAC trang trại góp phần phát triển nông nghiệp hàng hoá 15
1.2.4. Hoạt động mô hình VAC góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm 16
1.3. Sự hình thành và phát triển hệ thống VAC 17

1.4. Phổ biến và nhân rộng mô hình VAC 19
1.5. Các hệ thống VAC tại Việt Nam 20
1.5.1. Hệ thống VAC miền núi 20
1.5.2. Hệ thống VAC vùng đồng bằng 22
1.5.3. Mô hình VAC vùng ven biển. 25
1.6. Một số kết quả từ mô hình VAC do VACVINA thực hiện 27
1.6.1. Mô hình VAC trên vùng sinh thái cát ven biển 27
1.6.2. Mô hình VAC ở miền núi 28
1.6.3. Mô hình VAC trên vùng đất đồi núi mới khai hoang 28
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Thời gian nghiên cứu 30
2.2. Địa điểm nghiên cứu 30
2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 30
2.4. Thu thập và xử lí số liệu 31
iv

2.4.1. Thu thập số liệu 31
2.4.2. Xử lí và phân tích số liệu 32
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế – xã hội khu vực nghiên cứu 35
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 36
3.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội huyện Yên Lạc 39
3.2. Hiện trạng kĩ thuật trong mô hình VAC 41
3.2.1. Trình độ văn hoá và chuyên môn của chủ hộ nuôi 42
3.2.2. Nghề nghiệp và vai trò của chủ hộ nuôi 43
3.2.3. Hoạt động tham gia tập huấn 44
3.2.4. Hiện trạng kĩ thuật NTTS trong mô hình VAC 46
3.2.5. Hoạt động chăn nuôi 57
3.2.6. Hoạt động làm vườn 57
3.2.7. Nhận thức về vai trò NTTS trong mô hình VAC 58

3.3. Khó khăn, hướng phát triển và kiến nghị của người nuôi 59
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của NTTS trong mô hình VAC 60
3.4.1. Đánh giá doanh thu và tổng chi phí năm 2008, 2009 và sơ bộ 2010 của
các hộ nuôi trong mô hình VAC 61
3.4.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của NTTS trong mô hình kinh tế VAC ở
huyện Yên Lạc 64
3.4.3. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất của 1ha ao nuôi cá trong
mô hình VAC 66
3.4.4. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi cá
trong mô hình VAC 67
3.5. Một số giải pháp góp phần làm tốt mô hình kinh tế VAC 68
3.5.1. Phát triển nhiều hơn nữa mô hình kinh tế VAC tại các điểm NTTS ở hai
cấp xã và thôn gắn với các đối tượng vật nuôi và cây trồng có giá trị kinh tế
cao 70
3.5.2. Xác định rõ mô hình kinh tế VAC, lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng có
giá trị phù hợp với địa phương 70
3.5.3. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản 71
3.5.4. Giải quyết tốt nguồn vốn cho người nuôi 71
v

3.5.5. Nâng cao trình độ của cán bộ khuyến nông và người nuôi 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 73
I. KẾT LUẬN 73
II. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh giữa các mô hình NTTS kết hợp theo sản lượng lúa 9
Bảng 1.2: Điểm đặc trưng cơ bản của hệ thống VAC tại miền Bắc Việt Nam 23
Bảng 2.1: Chọn vùng nghiên cứu và số mẫu điều tra 31

Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2000 – 2009 37
Bảng 3.3: Diện tích đất nông nghiệp và đất NTTS 37
Bảng 3.4: Diện tích, dân số và mật độ dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Yên
Lạc, năm 2009 39
Bảng 3.5: Dân số trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Yên Lạc, 40
Bảng 3.6: Số trang trại tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Yên Lạc, năm 2006 – 2009 40
Bảng 3.7: Số trang trang trại phân theo ngành của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Yên Lạc,
năm 2009 41
Bảng 3.8: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Yên Lạc, năm
2006–2009 41
Bảng 3.9: Trình độ văn hoá của chủ hộ nuôi 42
Bảng 3.10: Nghề nghiệp và vai trò của chủ hộ nuôi 43
Bảng 3.11: Số hộ và người tham gia tập huấn 44
Bảng 3.12: Đơn vị tổ chức tập huấn 45
Bảng 3.13: Nội dung và hiệu quả của các lớp tập huấn 45
Bảng 3.14: Diện tích, số lượng và độ sâu ao nuôi trung bình trên một hộ 47
Bảng 3.15: Loại chất đáy ao nuôi 47
Bảng 3.16: Nguồn nước và ảnh hưởng của chất thải 48
Bảng 3.17: Các hoạt động cải tạo ao nuôi 49
Bảng 3.18: Nguồn cung cấp và chất lượng giống 50
Bảng 3.19: Tỉ lệ và mật độ cá giống thả trong ao nuôi 51
Bảng 3.20: Tỉ lệ các loại thức ăn và hình thức cho cá ăn 52
vi

Bảng 3.21: Chăm sóc và quản lí ao nuôi 53
Bảng 3.22: Công tác phòng bệnh cá 53
Bảng 3.23: Xu hướng dịch bệnh ở cá 54
Bảng 3.24: Công tác trị bệnh và thiệt hại do dịch bệnh ở cá 55
Bảng 3.25: Tỉ lệ sống, số lượng và sản lượng cá thu 56
Bảng 3.26: Diện tích chuồng và số lượng vật nuôi trung bình trên một hộ 57

Bảng 3.27: Diện tích và một số cây trồng trong vườn 57
Bảng 3.28: Nhận thức của hộ nuôi về các yếu tố trong mô hình VAC 58
Bảng 3.29: Khó khăn của hộ nuôi cá 59
Bảng 3.30: Kiến nghị của hộ nuôi 59
Bảng 3.31: Hướng phát triển của hộ nuôi 60
Bảng 3.32: Bảng doanh thu, tổng chi phí trung bình của hộ nuôi 61
Bảng 3.33: Mức độ đầu tư và kết quả thu được của tổng các hộ NTTS trong mô hình
VAC ở huyện Yên Lạc, năm 2009 64
Bảng 3.34: Một số chỉ tiêu kinh tế của 1 ha ao nuôi cá trong mô hình VAC 65
Bảng 3.35: Chi phí và kết cấu chi phí sản xuất của 1 ha ao nuôi cá trong mô hình VAC
ở huyện Yên Lạc, năm 2009 65
Bảng 3.36: Chi phí và kết quả sản xuất của 1 ha ao nuôi cá trong mô hình VAC 67
Bảng 3.37. Hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi cá trong mô hình VAC 67

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình1.1: Mô tả chuỗi thức ăn trong hệ thống ao cá kết hợp ở miền Bắc 7
Hình 1.2: Mối quan hệ tương tác qua lại trong hệ thống ao VAC 12
Hình 1.3: Mô hình VAC miền núi 21
Hình 1.4: Hoạt động làm vườn và chăn nuôi bên cạnh ao cá 24
Hình 1.5: Hệ thống kết hợp Lợn–vịt–cá–rau 25
Hình 1.6: Một số cây trồng trong vườn trong hệ thống VAC miền núi 28
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 30
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Yên Lạc 35
Hình 3.2: Phân bố lợi nhuận của các hộ nuôi 63
Hình 3.3: Biểu đồ lợi nhuận trung bình của các hộ nuôi 63
Hình 3.4. Ma trận SWOT của mô hình VAC tại huyện Yên Lạc 69
vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VAC: Vườn – Ao – Chuồng
VACVINA Hội làm vườn Việt Nam
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
NN&TS Nông nghiệp và Thuỷ sản
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
FAO Tổ chức nông lương quốc tế
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
KTTT Kinh tế trang trại
GAP Good Aquaculture Practice tạm dịch: Thực hành nuôi
trồng thuỷ sản tốt
ĐVT Đơn vị tính
1

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, hệ thống nuôi kết hợp Vườn–Ao–Chuồng (VAC) được tiến hành
bởi một số lượng lớn các trang trại nhỏ ở đồng bằng sông Hồng. Hệ thống VAC được
bắt đầu ở Trung Quốc, là mô hình hấp dẫn nhất của hệ thống canh tác nông nghiệp–
thủy sản kết hợp vì chúng có khả năng đa dạng hóa cao, tập trung và khả năng kết hợp
bền vững.[22]
Hệ thống VAC là một mô hình thể hiện chiến lược tái sinh: tái sinh nguồn năng
lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây trồng, tái sinh các chất thải (vật thải của
công đoạn sản xuất này là nguyên liệu sản xuất cho quy trình sản xuất khác). Chiến
lược tái sinh này còn làm thanh sạch môi trường.[8]
Người nông dân quen gọi kinh tế VAC là “kinh tế vườn” có vai trò to lớn trong
cung cấp dinh dưỡng cho nông hộ, tạo thêm công ăn việc làm, tạo thêm của cải cho xã
hội. Làm vườn theo cách này tạo đã tạo ra những hệ sinh thái bền vững, cảnh quan
trong lành, góp phần cải thiện và giữ gìn môi trường.[8]
Thực chất của mỗi quan hệ tương tác giữa các thành phần, các yếu tố trong mô
hình VAC là sự luân chuyển, quay vòng của các dòng vật chất và năng lượng giữa
Vườn–Ao–Chuồng thông qua hành vi có ý thức của con người nhằm:[8]

+ Tận dụng không gian sinh thái ba chiều của vùng nhiệt đới giàu ánh sáng, độ
ẩm, nhiệt độ
+ Khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và tái sử dụng các chất thải của cây
trồng, vật nuôi đưa vào chu trình sản xuất mới
+ Làm ra sản phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn, có chất lượng tốt hơn trên cùng
một đơn vị diện tích canh tác.
Chúng ta đều biết trong hơn hai thập kỉ qua, nền kinh tế thủy sản của Việt Nam
đã có sự tiến bộ rõ ràng tập trung ở con tôm sú, tôm he chân trắng, rô phi, cá tra phát
triển với mô hình công nghiệp. Tuy nhiên, những đối tượng trên chủ yếu phát triển ở
miền Nam và nó chưa thể hiện được tính bền vững và gây rủi ro lớn cho người nuôi.
Việt Nam với 74% là nông dân nên việc cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo và
tăng thu nhập thì nuôi trồng thủy sản kết hợp theo mô hình VAC tỏ ra là ưu việt và
bền vững cho đại đa số hộ nông dân, đặc biệt là nông dân vùng nông thôn, ven biển và
miền núi của Việt Nam.
2

Vĩnh Phúc là tỉnh có ngành thủy sản chuyên về nước ngọt, không có điều kiện
phát triển thủy sản nước mặn và nuôi cá nước ngọt theo quy mô công nghiệp lớn như
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mặt khác, tỉnh thuộc vùng đồng bằng – trung du
miền núi nên phát triển kinh tế thủy sản–nông nghiệp ở nông hộ là cần thiết để giải
quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Mô hình kinh tế VAC ở Vĩnh Phúc
phát triển rộng khắp, đặc biệt ở huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường. Theo Niên
giám thống kê nông nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009, cả tỉnh có 688 trang trại
nông nghiệp kinh doanh tổng hợp, trong đó số trang trại ở huyện Yên Lạc có 553 trang
trại, chiếm tới 80,38% tổng số trang trại nông nghiệp kinh doanh tổng hợp của toàn
tỉnh[3]. Kinh tế trang trại kết hợp đã góp phần làm cho kinh tế của các hộ nông dân
được cải thiện rõ ràng.
Tuy nhiên, mô hình nuôi VAC ở huyện Yên Lạc còn nhiều vấn đề bất cập như:
kĩ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho vật nuôi còn kém, đối tượng vật nuôi cây trồng
chưa thích hợp, khả năng thâm canh còn hạn chế… dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao.

Vì vậy, đề tài được thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của người nông dân
làm kinh tế theo mô hình VAC bằng việc đánh giá hiện trạng kĩ thuật, đánh giá và
phân tích hiệu quả kinh tế, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả. Từ đó, rút ra
những kinh nghiệm và đưa tiến bộ khoa học để nhân rộng và phát triển mô hình kinh
tế ở huyện Yên Lạc nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
Được sự đồng ý của khoa NTTS – trường Đại học Nha Trang, phòng Đào tạo
Đại học & Sau đại học, Hội đồng xét duyệt đề cương cao học và thầy giáo hướng dẫn,
tôi được phép thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng kĩ thuật và hiệu quả của mô
hình kinh tế Vườn–Ao–Chuồng (VAC) ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”
 Mục đích đề tài: trên cơ sở điều tra hiện trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã
hội, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi với
mô hình VAC
Nôi dung:
+ Đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội huyện Yên Lạc có ảnh hưởng đến
mô hình kinh tế VAC.
+ Hiện trạng về NTTS trong mô hình VAC
+ Hiện trạng về chăn nuôi và trồng trọt
+ Kết quả và hiệu quả kinh tế của NTTS trong mô hình VAC
3

Thực hiện đề tài này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
hướng dẫn TS. Phạm Xuân Thuỷ. Tôi chân thành cảm ơn.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình phát triển mô hình VAC trên thế giới và Việt Nam

1.1.1. Tình hình phát triển mô hình VAC trên thế giới
Hệ thống kết hợp Nông nghiệp và Thuỷ sản (NN&TS) mà phổ biến là mô hình
VAC: trong đó, chất thải của đối tượng này là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho đối
tượng khác [24],[19]. Hệ thống trang trại kết hợp bao gồm Nuôi trồng Thuỷ sản
(NTTS) thể hiện là sự đồng quy hay liên kết liên tục giữa hai hay nhiều hoạt động của
chúng với NTTS [23].
Khái niệm về NTTS kết hợp không phải là mới, có thể bắt đầu đầu tiên ở cộng
đồng dân cư đông đúc ở châu Á, vùng trung tâm châu Âu và đã được chấp nhận là có
khả năng phát triển cho những người nông dân nghèo.[24]
NTTS kết hợp cũng có thể được định nghĩa như: cá nuôi kết hợp kín trong dòng
năng lượng, dinh dưỡng của hệ thống trang trại thông thường và rộng rãi hơn để liên
kết NTTS với hoạt động khác của con người hơn nông nghiệp (nông học và động vật
trong nông nghiệp) như quản lí về tài nguyên nước, công nghiệp, và hệ thống xử lí
nước.[22]
Trang trại kết hợp mà bao gồm NTTS có thể định nghĩa rộng như sự liên tục giữa
hai hay nhiều hơn các hoạt động của chúng ít nhất một yếu tố là NTTS [27]. Mục đích
của sự kết hợp là làm tăng sự đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả, làm tăng hiệu quả sử
dụng tài nguyên tự nhiên, tăng năng suất và tăng khả năng chịu đựng ]29].
Phạm vi rộng lớn của hệ thống kết hợp NN&TS được tiến nhiều ở Bắc và Đông
Bắc châu Á, ví dụ như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái
Lan và Việt Nam.[30]
Hệ thống cá kết hợp sử dụng cỏ và thực vật dưới nước như là thức ăn cho cá,
được tìm thấy ở nhiều vùng của Trung Quốc [36], ở Trung Quốc: hệ thống kết hợp
NN&TS theo khái niệm của Nông nghiệp sinh thái nhấn mạnh mối quan hệ giữa môi
trường nông nghiệp với môi trường tự nhiên và xã hội của chúng [25], ở châu Phi:
trang trại kết hợp có thể được tìm thấy ở Ghana và Malawi [29], ở châu Âu, hệ thống
kết hợp NN&TS được tiến hành ở các nước như Hungary và Đức [13], [32].
5

Các loại hệ thống kết hợp NN&TS xếp loại từ hình thức đơn giản như hệ thống

cá–lúa, đến phức tạp như hệ thống cây trồng–vật nuôi–cá (crop–livestock–fish). Hệ
thống kết hợp NN&TS hở truyền thống bao gồm cây trồng, vật nuôi và cá được tiến
hành ở Trung Quốc trước thế kỷ IX [25], [17]. Ở Malaysia, trang trại được tiến hành từ
những năm 1930, với sản lượng cá trong ruộng lúa và trong ao nuôi lợn–cá (Ahmad,
2001). Ở Ấn Độ, việc kết hợp hoa màu và rau quả trong ao nuôi cá đã thu được kết quả
tốt [33] từ thế kỷ XIV – XVI. Việc kết hợp cá với vật nuôi trong trong trang trại và sự
phức tạp của hệ thống công trình kết hợp với trại cá được phát triển [26].
Sự kết hợp vật nuôi–cá nhận được sự quan tâm đáng kể ở trong quá khứ, hầu hết
chương trình quản lí về việc nuôi kết hợp cá–lúa đã thất bại và được đưa vào bản báo
cáo hệ thống trang trại hiện hành. Ví dụ: nơi nuôi béo gia súc, vật nuôi–cá, gia cầm–
cá, hay lợn–cá kết hợp thường xuyên được xúc tiến không có sự chứng minh để cải
tiến sự chăm sóc tài nguyên trong trang trại sản xuất nghèo và nhỏ ở châu Á [23] gần
như các hệ thống dựa vào công thức thức ăn không có lợi và vì thế hiếm khi thành
công trong các trang trại nhỏ và nghèo [18], mặt khác, chất thải của vật nuôi từ nơi
không nuôi béo súc vật trong hệ thống trang trại truyền thống thường không được sử
dụng thành công cho ao nuôi như nông dân thường sử dụng phân gia súc cho việc xây
nhà, chất đốt và để bón cho cây trồng [23]. Sự gom chất thải cũng có thể không tiện
lợi, đặc biệt nếu động vật nuôi một cách tự do, thiếu một chỗ để thu gom chất thải của
chúng [29], [23].
Tuy nhiên, giữa tất cả hệ thống kết hợp, thệ thống thủy sản–vườn (lúa–cá, ao–
mương, cá–cỏ, cây trồng trong nước, ao cá–đồng nổi…) hầu như tất cả hệ thống hoạt
động phổ biến ở châu Á. Có sự quan tâm đáng kể về việc nuôi cá–lúa trong hai thập kỷ
đã qua [15], [20], dù nhiều kết quả đã thu được không như ý muốn bởi con giống có
kích thước quá lớn và nhân công không đủ.[26]
Hutanuwatr (1988) đưa ra danh sách khá dài về số lượng hệ thống NN&TS hoạt
động ở cả châu Á, trong khi các loại và kết cấu của hệ thống truyền thống này ảnh
hưởng lớn bởi kinh tế–xã hội và môi trường sinh lí. Tuy nhiên, hệ thống bò/heo–cá–
cây trồng và hệ thống gia cầm–cá–cây trồng là hai yếu tố quan trọng của hệ thống kết
hợp NN&TS ở châu Á.[28]
Hệ thống kết hợp NN&TS đã từng phát triển ở hầu hết các vùng của Trung Quốc,

các loại hình khác nhau của hệ thống kết hợp “hệ thống ao cá – đồng nổi” đã được tiến
6

hành bởi một số lượng lớn nông dân ở đồng bằng sông Châu của Trung Quốc.
Delinondo (1980) lo lắng rằng tài nguyên đất và nước ở Trung Quốc, nhận ra vai trò
của ao nuôi cá trong trang trại truyền thống, đã giúp cho cơ quan phát triển NTTS tính
toán đến một chương trình đầy đủ về sự phát triển nông nghiệp cho nhiều năm. [16]
[26]
Trong ao, nuôi kết hợp một số loài cá ăn cỏ và cá ăn tạp là phổ biến, trong khi
một lượng lớn cây trồng (hoa màu, rau, quả, cỏ) được trồng ở vùng nổi của ao có thể
cung cấp lợi ích khác nhau cho trang trại trong sự thêm vào để nuôi cá như nước và
quản lí sự màu mỡ của đất. Ao có thể được sử dụng để xử lí rất nhiều dạng chất thải
nông nghiệp, bao gồm phân của vật nuôi và con người, biến chúng thành phân bón với
hàm lượng protein cao cho cá. Ao và cây trồng có thể được kết hợp sử dụng cây trồng
và phần còn lại của cây trồng như thức ăn là phân bón cho cá; và sử dụng đất ao, nước
như phân bón cho cây trồng và tưới nước. [31] [24]
1.1.2. Tình hình phát triển mô hình VAC ở Việt Nam
Ở Việt Nam hệ thống Vườn–Ao–Chuồng (VAC) kết hợp đã được hoạt động bởi
một lượng lớn các trang trại sản xuất nhỏ ở đồng bằng sông Hồng trong một thời gian
dài [14]. Hệ thống VAC này, gần như chắc chắn bắt đầu ở Trung Quốc, chúng lôi cuốn
mô hình kết giữa NN&TS truyền thống, vì chúng có tính đa dạng hóa cao, thâm canh
và kết hợp cao [26].
Hệ thống trang trại–cá kết hợp; nơi mà cá và sản phẩm khác trong trại được tạo ra
bởi việc sử dụng nước của một sản phẩm như là thức ăn và phân bón cho loại khác đưa
ra nhiều hứa hẹn. Trong hệ thống này, được gọi là VAC (V–vườn=horticulture, A–
ao=pond, C–chuồng=livestock), phân bón của động vật được sử dụng để bón cho ao cá
nhằm tăng sự phát triển của tảo trong ao, đồng thời làm thức ăn trực tiếp của một số
loài cá. Chất thải của cá sau đó được sử dụng cho vườn và một phần sản phẩm hoặc
phế phẩm trong vườn được làm thức ăn cho cho cá và động vật.[26]
Hệ thống VAC là một phương pháp thâm canh cao của trang trại nhỏ nơi mà

nghề làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi được phát triển kết hợp trong từ nghề làm vườn
truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng màu mỡ. Chúng là một vùng diện tích trồng lúa
chủ yếu. [34]
7


Hình1.1: Mô tả chuỗi thức ăn trong hệ thống ao cá kết hợp ở miền Bắc
Hiện nay trang trại VAC được thực hiện ở hầu hết các vùng của Việt Nam.
Năm 1986, sự kết hợp của những nhà nông Việt Nam, Hội nhà nông Việt Nam
(VACVINA) được thành lập để đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống này. Trong những
thập kỉ chiến tranh, nông nghiệp Việt Nam bị thiệt hại nặng nề. Sự thiếu dinh dưỡng
lan rộng khắp trong các khu vực nông thôn. Rất nhiều gia đình chỉ có cây lúa nhưng
không đủ ăn. Vì thế, hệ thống VAC dễ dàng cung cấp một nguồn dinh dưỡng đa dạng
từ rau, quả và nguồn protein động vật, vì vậy nó là một cách hoàn hảo để chống lại sự
thiếu dinh dưỡng và làm gia tăng thu nhập. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong
nhiều địa phương ở đồng bằng sông Hồng nơi trang trại VAC được tiến hành, việc
tăng thu nhập do VAC mang lại từ 50 – 70% thu nhập của người dân. Thu nhập hàng
năm từ trang trại VAC cao hơn 3 lần so với việc trồng lúa trong cùng một diện tích
như nhau trong năm. Vì vậy, VACVINA được sự ủng hộ cao của chính phủ và các cơ
quan quốc tế như UNICEP.[34]
Ở đồng bằng sông Hồng: có một sự đa dạng về ao nuôi cá gia đình, vì đồng bằng
có diện tích ruộng lúa lớn thuận lợi cho NTTS trong mùa nắng. Hầu hết NTTS ngày
nay bao gồm hệ thống VAC 65% năng suất, khoảng từ 50 – 80% các hộ ở đồng bằng
Sông Hồng có một ao nuôi cá gắn bó với trại nhà [14].[28]
Thực vật phù du
Động vật phù du
Con
Người
(chủ
yếu)

Muối dinh dưỡng
Cá mè trắng
Cá mè hoa
Cá trắm cỏ
Phân chuồng…
Cá rô phi, cá trôi,
cá chép
Thực vật thượng
đẳng
Động vật đáy
Cá tạp
Cá chuối, cá
nh
ồng măng

Cá chép, cá trắm
đen, cá rô phi
8

Trong hệ thống VAC, người dân có thể chủ động về loại cây trồng họ thích, lúa
gạo nói chung – trong khi thêm vào tiền mặt hay cây trồng–cá, tôm, rau quả – để sản
xuất chúng. Hầu hết mô hình NTTS, Nông nghiệp phổ biến và có hiệu quả là mô hình
kết hợp VAC, theo sau là mô hình nuôi trồng lúa–cá, sau nuôi trồng/chuồng và cuối
cùng là nuôi trồng/vườn. Nghề VAC cho thấy là mô hình nông nghiệp–thủy sản tốt
nhất. VAC giúp người nông dân quay vòng vốn nhanh và sử dụng tốt nguồn nguyên
liệu đầu vào, giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào việc mua bán và duy trì tài nguyên sử
dụng của trang trại. Trong hệ thống kết hợp này, NTTS đóng vai trò quan trọng trong
việc cải tiến thu nhập của trang trại, sử dụng đầu vào và tạo ra việc làm, giảm bớt rủi
ro cho chủ trang trại.[34]
FAO chỉ ra rằng hệ thống VAC tạo ra nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ nội

địa, ước đoán rằng toàn quốc từ 26 – 61% sản phẩm của cá, 43 – 95% của rau quả, 52
– 100% của trứng và 23 – 82% sản phẩm từ gia cầm được sản xuất cho tiêu thụ gia
đình và được bán ra để lấy tiền. Nhìn chung, sự đa dạng của sản phẩm trong mô hình
VAC có thể tạo nên yếu tố cung cấp cho địa phương và tới các khu công nghiệp gần
kề. Người dân ở gần các nhà máy có thể cung cấp một lượng công nhân cho nhà máy,
mặt khác, những người công nhân của nhà máy được người dân địa phương cung cấp
nguồn thực phẩm dồi dào từ mô hình VAC, với FAO gọi “đường thức ăn trung tâm–
Street Food Centrers” [10].
Thuận lợi của VAC lên trên các hình thức của sự kết hợp là các sản phẩm được
đánh giá lạc quan trong khu vực của nó. Cá được nuôi lớn trong ao và cho phép lớn
theo nhịp điệu của chúng. Trong khi, kể cả nuôi cá và trồng lúa, cá cần được thu hoạch
khi lúa chín.
Người nuôi phải tính toán chi phí của các sản phẩm, cái mà có thể cao, đưa ra vị
trí cho đất trồng trọt trong khu vực trang trại. Khái niệm chi phí sản xuất là xa lạ đối
với nông dân Việt Nam. Đại học Hà Nội chỉ ra rằng: “(F) hay thời gian dài, mục tiêu
quan trọng hơn của sự tự cung cấp trong sản xuất lúa đã chỉ ra rằng tất cả đất là dành
cho việc trồng lúa thiếu cân nhắc về chi phí sản xuất của các sự lựa chọn việc sử dụng
đất” [11].



9

Bảng 1.1: So sánh giữa các mô hình NTTS kết hợp theo sản lượng lúa
I. Vụ xuân
VAC NTTS–Chăn nuôi NTTS–Trồng trọt

Cá – Lúa

1. Sản lượng (kg/ha) 5.343 4.811 7.785 5.074

2. Tổng tiền lãi (1000đ) 12.259 12.754 11.693 12.125
3. Giá thị trường (1000đ) 4.504 4.025 4.763 4.188
4. Công lao động 251 267 263 254
5. Phân bón (kg/ha) 5.476 7.077 4.960 5.740
6. Hoá chất (1000đ) 121 185 168 108
II. Vụ hè




1. Sản lượng (kg/ha) 4.121 4.261 4.09 4.082
2. Tổng tiền lãi (1000đ) 10.179 9.956 9.802 10.208
3. Giá thị trường (1000đ) 3.146 3.650 3.679 2.994
4. Công lao động 237 242 259 241
5. Phân bón (kg/ha) 4.649 6.322 4.398 5.176
6. Hoá chất (1000đ) 107 130 208 93
Nguồn: Đại học Nông nhiệp Hà Nội, 1997
Sản lượng lúa trong hệ thống VAC là cao hơn đáng kể trong mùa vụ Xuân và
tương tự các hệ thống trang trại kết hợp khác trong mùa Hè. Trong điều kiện bờ rộng,
kể cả lúa và cá là cạnh tranh nhau trong mùa hè, trong khi mùa xuân VAC làm tốt hơn
tất cả các hệ thống. Hơn nữa trong mô hình VAC, nhu cầu công việc của một người/ha
là thấp nhất. Điều này giúp người lao động tạo thêm việc làm ở trang trại của mình để
tăng thu nhập như vậy, công việc đa dạng hóa là có thể thực hiện được. Trong các khu
vực khác, nó chấp nhận thời gian dài cho việc làm khác trong trang trại, không ngạc
nhiên, kể cả cá và lúa phụ thuộc ít nhiều vào thuốc trừ sâu, vì sự kết hợp liên quan đến
việc quản lí khả năng xâm hại của cá đến cây lúa.[11]
Sản lượng cá cũng đạt năng suất cao trong hệ thống VAC. Tối đa 15 tấn sản
phẩm có thể được thu hoạch trên ha ở một trang trại VAC tốt nhất. Một sản lượng tốt
hơn so với sự kết hợp cá–lúa, bởi vì, cá được thả cùng với gieo mạ, được sinh trưởng
trong ao để đạt kích thước tối đa. Chúng cũng có thể được bán khi có giá tốt nhất [34].

Đầu vào ao nuôi cá là thuận lợi cho cá sinh trưởng tốt hơn so với cây lúa. Theo
quan điểm môi trường, VAC có ưu điểm lớn về nước thải của trang trại vì việc tái sử
dụng và chuyển đổi chúng trước khi thải ra môi trường. Ví dụ, phân động vật được đưa
10

xuống ao nuôi cá và sau đó, bùn đáy ao được bón cho hoa màu trong vườn hơn là loại
bỏ thẳng ra kênh. [34]
VAC thích hợp tốt để thu lợi nhuận từ NTTS. Trong khi hầu hết các loài tôm
không sống tốt trong ruộng lúa, chúng có thể sinh trưởng trong ao gần sát với ruộng
lúa. Tuy nhiên, việc nuôi tôm không cho phép một chu trình tái sử dụng nước thải, vì
con tôm là động vật ăn thịt và cần ăn những thứ khác hơn là tảo mà người dân có thể
cung cấp xuống ao nuôi cá từ phân của động vật nuôi. Dù vậy, FAO giới thiệu mô
hình VAC nhiều hơn so với sự lựa chọn có thể được vượt qua sự nuôi tôm độc canh.
Ước lượng rằng 1/3 khu vực cây đước ở ĐBSCL được chuyển sang ao nuôi tôm cố
định . [10]
Việc đưa ra giá thương phẩm cho cá và tôm phụ thuộc vào giá gạo và các sản
phẩm nông nghiệp khác, nó không phải là điều ngạc nhiên, năm 1997 một nghiên cứu
của Đại học Hà Nội về kích thước ao và thu nhập trang trại cho biết một sự tương
quan. Hơn nữa, số lượng lợn nuôi có tương quan chặt chẽ với thu nhập từ trại cá. Phân
lợn là loại phân bón chủ yếu cho ao. Mặt khác, diện tích trồng dưới lúa và rau màu
tương quan nghịch với năng suất cá. Hoạt động trồng cây gây nên sự cạnh tranh với ao
cá về phân bón và khoảng trống, trong khi chỉ mang lại chút bóng dâm cho ao. Nghiên
cứu cũng gián tiếp đưa ra thủ tục cho việc huấn luyện trong quản lí cao hơn yếu tố
khác của nghề nông. Vì giáo dục và số lượng giờ giới hạn nhận được có một ảnh
hưởng trong sự thuận lợi của hoạt động nông nghiệp cao hơn hoạt động trồng lúa tốt
nhất.[11]
Những chỉ thị này gián tiếp chỉ ra khả năng cho sự phát triển kinh tế từ nông
nghiệp VAC. Những người nông dân tiến chậm đến một tỉ lệ thu lợi nhuận cao hơn,
trong khi vẫn luôn có một sự suy giảm nghề trồng lúa, trong tính toán, chịu lợi nhuận
đến từ phế phẩm của lúa (vỏ thóc cho cá, thóc làm thức ăn cho động vật nuôi) và lúa

được nuôi dưỡng bằng những sản phẩm khác (phân bón, chất đáy ao, phân cá cá như
nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho lúa).[11]
1.2. Vai trò của mô hình kinh tế VAC
VAC là các chữ đầu viết tắt của hệ sinh thái Vườn – Ao – Chuồng. Ở miền núi
và trung du, đôi khi người ta còn gắn thêm chữ R là Rừng vào tổ hợp từ viết tắt này,
thành hệ sinh thái RVAC. Vườn chỉ các hoạt động trồng trọt; Ao chỉ các hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản; Chuồng chỉ các hoạt động chăn nuôi trên cạn. Đây là các hoạt
11

động kết hợp với nhau trong một hệ sinh thái khép kín, trong đó có cả con người. Các
sản phẩm của V (rau, đậu, củ, quả), của A (cá, tôm, cua), của C (thịt, trứng, sữa) được
sử dụng để nuôi người hoặc để bán; và các chất thải của hệ phụ nọ sẽ được sử dụng
như nguồn dinh dưỡng của hệ phụ kia.
Thực ra thì hệ sinh thái VAC vốn là truyền thống canh tác lâu đời của người
nông dân Việt Nam. Cụ Tam Nguyên Yên đã mô tả bức tranh về làng quê Việt Nam
trên cơ sở hệ sinh thái VAC trong một bài thơ thất ngôn bát cú nổi tiếng với những ao
sâu,vườn rộng của cụ.[8]
Nhân dân ta đã khai thác vườn, ao theo chiều sâu, tận dụng tối đa tài nguyên
đất, ánh sáng, nhiều tầng, nhiều loài, mô phỏng theo kiểu của hệ sinh thái rừng nhiệt
đới. Vườn, ao, chuồng lại đều ở gần nhà nên tận dụng được lao động, tiện quản lí và
chăm sóc; thế nên “nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền”.[8]
Hệ sinh thái VAC là một mô hình hiệu quả thể hiện chiến lược tái sinh: tái sinh
nguồn năng lượng mặt trời qua quang hợp của cây trồng, tái sinh các chất thải (vật thải
của công đoạn sản xuất này là nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác). Chiến lược tái
sinh này còn làm trong sạch môi trường.[8]
Người nông dân quen gọi kinh tế VAC là “kinh tế vườn” có vai trò to lớn trong
cung cấp dinh dưỡng cho nông hộ, tạo thêm công ăn việc làm, tạo thêm của cải cho xã
hội. Làm vườn theo cách này đã tạo ra những hệ sinh thái bền vững, cảnh quan trong
lành, góp phần gìn giữ và cải thiện môi trường. Nhiều gia đình nông dân đã có trang
trại gia đình dựa trên các nguyên lí của VAC.[8]

Từ những điều đã nói ở trên có thể thấy, thực chất của mối quan hệ tương tác
giữa các thành phần, các yếu tố trong hệ sinh thái VAC là sự luân chuyển, quay vòng
(recycle) của các dòng vật chất và năng lượng giữa Vườn–Ao–Chuồng thông qua hành
vi có ý thức của con người, nhằm:
- Tận dụng không gian sinh thái ba chiều của vùng nhiệt đới giầu ánh sáng,
nhiệt độ và độ ẩm.
- Khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và tái sử dụng các chất thải của cây
trồng, vật nuôi đưa vào chu trình sản xuất mới.
- Hạn chế sự suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo (chủ yếu là sự xói
mòn của đất).
12

- Làm ra sản phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn, có chất lượng tốt hơn trên cùng
một đơn vị diện tích canh tác.
Hình 1.2: Mối quan hệ tương tác qua lại trong hệ thống ao VAC
1.2.1. Mô hình VAC dinh dưỡng
VAC dinh dưỡng mở đường đi trước một bước, đây là quyết định đúng đắn của
VACVINA áp dụng cho người dân trong điệu kiện còn thiếu thốn về thực phẩm thời kì
những năm 1980. Do quá trình chiến tranh gian khổ đã gây nên nạn suy dinh dưỡng
trầm trọng trong cả nước, VACVINA đã đưa ra mô hình VAC dinh dưỡng góp phần
tham gia chiến lược chống suy dinh dưỡng mà đối tượng trước mắt là trẻ em, người
già, phụ nữ mang thai rồi sau đó đến các tầng lớp lao động của xã hội.
Mục tiêu của VAC dinh dưỡng bước đầu là tự giải quyết thực phẩm để cải thiện
bữa ăn, tiến tới ăn no, ăn đủ chất rồi ăn ngon, ăn cân đối khoa học, văn minh. Hình
thức VAC đi từ đơn giản, dễ làm. Ban đầu là mấy luống rau ngắn ngày (rau dền, rau
ngót, rau cải, mồng tơi. ) Vài cây ăn quả dễ trồng (khóm chuối, cây đu đủ), vuông ao
nhỏ để nuôi, đánh tỉa cá lớn và thả bù cá nhỏ (rô phi, chép ). Chăn nuôi vài con gà
mái cho trứng hàng ngày và cứ nâng dần, có nhiều rau, củ, quả và thực phẩm chất
lượng cao hơn để bữa ăn phong phú, nhiều nhất bồi dưỡng sức khoẻ. Mô hình VAC
dinh dưỡng bước đầu làm một số gia đình, một số điểm, rồi nhân rộng ra xóm, làng,

tiến tới mở rộng ra các vùng, miền.
Chương trình VAC dinh dưỡng phối hợp giữa VACVINA với UNICEF chỉ đạo
qua 3 năm làm thử (1988 – 1999 – 1990) và 10 năm chính thức (1991 – 2001) lúc đầu
chỉ có 4 xã điểm với trên 20 hộ, khi chương trình kết thúc đã có hàng vạn hộ có mô
hình.[9]
13

Thành công và hiệu quả của phong trào VAC dinh dưỡng của thập kỷ trước
không những được nhân dân ta khen ngợi mà được bạn bè quốc tế cũng khâm phục
cho đây là một hình thức độc đáo của dân tộc Việt Nam.
1.2.2. Mô hình VAC kinh tế
Bên cạnh mô hình VAC dinh dưỡng, thì mô hình VAC kinh tế, là nguồn cơ bản
giúp cho mọi người, mọi nhà có thu nhập để trang trải các nhu cầu cuộc sống. Làm
VAC không chỉ là nông dân mà tất cả mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ công nhân viên,
cựu chiến binh, mọi người, mọi nhà có điều kiện và ham thích nghề làm vườn.
a. Trên mọi miền đất nước, vườn, ao, hồ và đất hoang hóa chiếm tỉ lệ đáng kể
trong tổng diện tích đất nông nghiệp, nhưng là vườn tạp, ao hoang, kém hiệu quả,
trong khi đó nhân dân ta thừa lao động, thiếu việc làm, tiền không có để tiêu.
Chỉ thị 35 của Ban Bí thư TW Đảng cuối năm 1985 về phát triển kinh tế gia
đình là cơ sở để phát động phong trào cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng trống được
quần chúng hưởng ứng càng ngày càng mạnh. Mỗi năm cải tạo hàng nghìn ha. Đến
nay, ở nhiều tỉnh thành, vườn tạp đã được cải tạo cơ bản 70 – 80%. [34]
b. Về chăn nuôi, do lượng lương thực tăng nhanh, việc nuôi gia cầm, gia súc
phát triển mạnh. Phong trào phát triển, các yếu tố V – A – C được nhân rộng, nhân dân
áp dụng với tốc độ rất nhanh. Tùy theo tính chất địa lí sinh thái của từng vùng mà nhân
dân thực hiện VAC – VA – AC – VC hoặc sáng tạo thêm VAC–Rừng, VAC–
Biogas… chủ yếu là cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng chăn nuôi, tăng cường sản
xuất sản phẩm VAC, tăng thu nhập để xóa đói giảm nghèo, đi lên làm giàu chỉ sau thời
gian ngắn, ở địa phương nào cũng có hiệu quả rõ rệt. [9]
Như vậy có thể nói làm kinh tế VAC là con đường để mọi gia đình nhanh

chóng đi lên xóa đói, giảm nghèo hữu hiệu nhất.
Trong phong trào cải tạo vườn tạp, xóa đói giảm nghèo, những nông dân trong
VACVINA đã hỗ trợ nhau vốn, giống cây, con và kinh nghiệm.
c. Thực hiện vốn ít, lấy ngắn nuôi dài, hiệu quả cao, chóng cho thu nhập.
Những hộ đối tượng chính sách, những gia đình đối tượng xã hội đã được giúp đỡ
dưới hình thức VAC tình nghĩa, VAC tình thương. Hàng trăm ngàn VAC mang tính
nhân đạo như vậy được thực hiện ở khắp các vùng, tạo nguồn thu nhập bền vững cho
các gia đình đối tượng chính sách, đối tượng xã hội nghèo.
14

d. Từ năm 1990, chiến lược quốc gia khai thác 10 triệu ha đất trống đồi trọc,
Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho dân quản lí; VACVINA kêu gọi hội
viên đi vào phủ xanh đất trống đồi trọc, một hệ thống vườn đồi, vườn rừng nhanh
chóng mọc lên. Các vùng đất ven biển từ Bắc chí Nam cũng sôi động đưa vào khai
thác; vùng đồng bằng tuy đất chật người đông có phong trào đấu thầu, giao khoán các
loại đất thùng đào, thùng đấu, đất trũng lầy thụt, đất ven đê, ven sông, các cơ sở vật
chất của hợp tác xã bỏ hóa; qua sức lao động, hội viên đã biến thành các mô hình VAC
có hiệu quả gấp nhiều lần. Diện tích canh tác trước đây manh mún, nay do yêu cầu tập
trung để tiện canh tác và phát triển VAC dẫn đến nhu cầu dồn điền đổi thửa cho nhau.
Phong trào mở ra từ huyện Đan Phượng (Hà Nội) rồi loang dần ra các tỉnh do đó mô
hình gia trại, nông trại gia đình liền khoảnh, nông trại đã đi theo hướng sản xuất hàng
hóa tuy quy mô nhỏ nhưng cũng đã áp dụng khoa học công nghệ cao và tạo ra một
lượng sản phẩm đáng kể cho xã hội. [9]
e. Thông qua phong trào phát triển kinh tế VAC Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn đã đánh giá, phát triển kinh tế VAC là một trong những giải pháp quan
trọng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tăng nhanh giá trị thu nhập trên đơn vị diện
tích, hướng tới mục tiêu đạt 50 triệu đồng/hộ/năm và 50 triệu đồng ha/năm. Hiện nay
giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác ở nước ta bình quân mới đạt 29,2 triệu đồng/ha
trong đó đồng bằng Sông Hồng là 8,9 triêụ đồng/ha, đồng bằng Sông Cửu Long 6 triệu
đồng/ ha, đông Nam Bộ 27,6 triệu đồng/ ha Duyên Hải miền Trung 2,5 triệu đồng ha

và thấp nhất là Tây Bắc 1,09 triệu đồng/ha. Nhưng khi chuyển đổi sang làm VAC thì 1
ha cây ăn quả thu tới 70 triệu đồng/ha/năm (Cây đặc sản đạt 150 – 200 triệu đồng/ha)
một vụ lúa và một vụ tôm thu 40 – 50 triệu đồng/ha, chuyên nuôi cá, thu 300 – 500
triệu đồng/ha/năm.[9]
Do thu nhập từ VAC tăng nhanh, các hộ nông dân ở mọi miền đất nước đã tích
cực dồn điền đổi thửa (Số thửa bình quân của một hộ giảm từ 6 thửa xuống còn 4
thửa), thuê, mượn thêm đất canh tác hoặc đấu thầu canh tác, khai khẩn đồi trọc ruộng
trũng, ao hoang thùng đào, thùng đấu để phát triển kinh tế VAC. Nhiều hộ nông dân có
kinh nghiệm sản xuất giỏi đã đầu tư công của mở rộng quy mô sản xuất VAC trở thành
trang trại VAC. Bình quân trong 5 năm qua diện tích vườn mới trồng và cải tạo vườn
tạp ở một tỉnh là 10.905 ha, diện tích ao hồ cải tạo và ao mới được xây dựng để nuôi
trồng thuỷ sản là 4.811ha.[9]
15

f. Có thể nói rằng phong trào làm VAC do VACVINA đề xướng và vận động
đã chuyển động liên tục từ phát triển VAC từ cấp tự túc sang VAC kinh tế; Từ VAC
kinh tế giản đơn là: “Để có thêm đồng ra đồng vào” để trang trải cho sinh hoạt gia
đình đã chuyển sang phát triển VAC hàng hoá, VAC trang trại hướng đến khách hàng.
Rất nhiều hộ nông dân nhờ làm VAC hàng hoá mà trở nên giàu có, từ làm VAC mà
điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình được cải thiện, nhất là về nhà ở, mua sắm vật dụng
lâu bền, phương tiện đi lại và các vật dụng đắt tiền khác.[9]
1.2.3. Phát triển VAC trang trại góp phần phát triển nông nghiệp hàng hoá
Năm 1999 Bộ chính trị Trung ương Đảng có Nghị quyết về kinh tế trang trại,
Chính phủ có Nghị quyết 03 đầu năm 2000 về phát triển kinh tế trang trại. Từ đây
nhân dân yên tâm đi vào làm trang trại mạnh mẽ.
a. Theo tiêu chí kinh tế trang trại với quy mô sản xuất ở một hộ từ 2 ha trở lên
gọi là kinh tế trang trại (KTTT). Phát triển kinh tế trang trại sẽ thúc đẩy việc khai thác
đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá ven sông, ven biển thúc đẩy việc chuyển đổi vùng
úng trũng cấy lúa bấp bênh sang làm kinh tế VAC, thúc đẩy việc khai thác tận dụng
diện tích mặt nước ao hồ đầm vạc nuôi thuỷ sản để tăng thu nhập. Phát triển kinh tế

trang trại chính là bước đi thích hợp để chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền
sản xuất hàng hoá, là động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Theo tài liệu của Bộ nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hiện nay cả nước có 110.000 trang trại, bình quân một trang trại có 4,5 ha,
vốn 240 triệu đồng, 4 lao động/trang trại. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế
trang trại VACVINA đã tiến hành nhiều hoạt động tham gia vận động phát triển kinh
tế trang trại. Hoạt động đáng kể mang tính chiến lược là thành lập Câu lạc bộ trang trại
Việt Nam. Đến nay số hội viên của Câu lạc bộ trang trại này đã lên tới 500 chủ trang
trại.[9]
b. Câu lạc bộ trang trại Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ các
chủ trang trại. Trong 5 năm qua Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt giúp chủ
trang trại nắm bắt được mọi thông tin cần thiết và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo và
chuyên gia của các Bộ ngành liên quan về các chủ đề thích hợp, có liên quan đến trang
trại như: xác định tiêu chí trang trại, phổ biến chính sách tín dụng Ngân hàng đối với
kinh tế trang trại, chính sách chế độ với người lao động trong các trang trại. Câu lạc bộ
trang trại Việt Nam đã phối hợp với các tổ chức cơ quan liên quan tổ chức đào tạo
16

nâng cao nghiệp vụ cho các chủ trang trại. Trong 5 năm qua đã mở 25 lớp tập huấn
cho 2000 lượt chủ trang trại. Tổ chức hàng chục chuyến tham quan học tập thực tế ở
Trung Quốc, Thái Lan và một số vùng miền cho các chủ trang trại. Câu lạc bộ trang
trại Việt Nam đã cùng Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết cho các
chủ trang trại vay vốn và thành lập tờ vay vốn trang trại, giúp cho các chủ trang trại
được vay vốn thuận lợi đầy đủ và kịp thời.[9]
c. Câu lạc bộ trang trại Việt Nam đã hướng dẫn thủ tục lập Câu lạc bộ trang trại
địa phương và tham gia hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Cho
đến nay các Tỉnh đã tổ chức cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 6511 chủ trang
trại; Có 2 tỉnh về cơ bản đã cấp xong giấy chứng nhận KTTT cho các chủ trang trại là
Trà Vinh và Cà Mau, Tỉnh Bắc Giang đã cấp được 76%, Tỉnh Lào Cai 81%. Hải
Dương 62,7%.[9]

d. Để tuyên truyền phổ biến hoạt động trang trại, Câu lạc bộ trang trại Việt Nam
đã xuất bản thông tin chuyên đề trang trại và lập trang chuyên đề trang trại trên Báo
“Thông tin thị trường” sau này ở Báo kinh tế nông thôn đồng thời kết hợp với Đài
truyền hình VTV1, VTV2 xây dựng các chuyên đề như “Những vấn đề cơ bản về
trang trại, làm thế nào để trang trại bền vững” “Xử lí ô nhiễm môi trường ở trang trại”.
Và đã phát sóng nhiều lần trên Đài truyền hình Trung ương và địa phương.
1.2.4. Hoạt động mô hình VAC góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
VAC (vườn, ao, chuồng) là một hệ sinh thái khép kín, có sự kết hợp chặt chẽ
giữa 3 yếu tố. Tất cả các loài sinh vật sống (cây trồng, cá dưới ao, gia súc ở chuồng
trại) cùng sống trên địa bàn, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có tác dụng qua lại
với nhau thông qua hoạt động của con người và với môi trường xung quanh. Phát triển
trồng trọt ở các loại vườn (vườn quanh nhà, vườn bờ ao, ruộng vườn chậu, vườn dàn
trên không, vườn treo ) là khai thác quá trình quang hợp của cây (chất diệp lục của
cây xanh) lấy năng lượng mặt trời tổng hợp thành chất đường bột nuôi sống con người
và sinh vật. Ao cá cung cấp nước cho cây trồng và để nuôi cá. Chất thải của người, gia
súc, phế phụ phẩm thuỷ sản đưa vào hầm ủ sinh khí metan (CH
4
) là năng lượng tái
sinh có thể sử dụng để thắp sáng, đun nấu (1m
3
metan khi đốt cháy thu được 5.200 –
5.800 kcal).[9]

Để thực hiện mục tiêu trên, VACVINA đề xuất chủ trương và vận động phát
triển VAC là nhằm 2 mục đích:
17

– Phát triển sản xuất tăng thu nhập cho hộ gia đình, xoá đói giảm nghèo.
– Phát triển năng lượng tái sinh bằng kĩ thuật xây hầm sản xuất khí sinh học cải
tiến, đề xuất công nghệ Biogas VACVINA cải tiến.

Những cơ sở chăn nuôi tập trung, những hộ chăn nuôi quy mô lớn đều đã nhận
thức được tiện ích của hầm Biogas VACVINA cải tiến, làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường sống, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, tạo điều kiện sử dụng phân hữu cơ thông qua
chế biến thúc đẩy quá trình sản xuất sản phẩm an toàn sinh học.
1.3. Sự hình thành và phát triển hệ thống VAC
Đầu tiên, một cái hố được đào trên mặt đất. Đất từ hố được sử dụng tạo nền đất
vững chắc, nơi mà ngôi nhà và nơi ở của vật nuôi được xây dựng và để trồng các loại
cây tốt nhât. Nhà và vườn cần được bảo vệ khỏi sự dâng lên của nước, vì Đồng bằng
sông Hồng bị lũ lụt vào mùa hè. Nước mưa và nước ngầm chảy xuống hố và tự nó tạo
thành ao. Theo cách này một khu vực nhỏ được tạo nên, nơi mà hoạt động chăn nuôi,
làm vườn và nuôi cá có thể được kết hợp gần nhà. Ao nuôi thường được chỉ định xây
dựng vào vùng trung tâm của trang trại để thuận lợi nhất cho việc quản lí. Diện tích ao
dao động trong khoảng 100 –1.500 m
2
, với độ sâu khoảng 1 m. Các ao thường được tát
cạn vào cuối mùa, thông thường vào tháng hai hàng năm. Phần đáy ao được giữ khô và
phơi nắng từ 1– 3 tuần; sau đó chúng được dọn sạch, bón vôi, bón phân và sau đó
được lấy nước vào để tái thả giống.[34]
Cây trồng được trồng trong vườn theo một hướng thâm canh sinh học mà không
cần tới sử dụng hóa chất. Các loài cây khác nhau được trồng xen kẽ và luân phiên để
tận dụng hết độ ẩm, ánh sáng và dinh dưỡng của đất. Cây ăn quả được trồng xen kẽ
với các loại rau, cây đậu và củ được trồng theo vụ, chúng phát triển trong bóng dâm.
Các cây họ đậu được trồng dọc theo bờ của vườn, cây gỗ và cây mây được trồng để
tạo thành hàng rào.[34]
Những loại cá được nuôi trong ao để tận dụng một cách hiệu quả nguồn dinh
dưỡng trong ao ở các tầng nước khác nhau. Khoai nước được trồng xung quanh ao và
cây đậu nước bao phủ phần bề mặt thoáng. Cây bầu, bí, gấc được trồng trên giàn phía
trên mặt nước ao gần bờ. Chuồng lợn và chuồng gia cầm được xây dựng sát ao. Phân
lợn được sử dụng bón cho cây và làm thức ăn cho cá, các sản phẩm khác trong vườn
được sử dụng làm thức ăn cho các vật nuôi và cá. Nước thải trong gia đình và nhà bếp

được dẫn xuống ao hàng ngày. Phân của vật nuôi trong gia đình, trang trại cũng được

×