Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

MỘT số NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến lợi NHUẬN của đội tàu cá XA bờ làm NGHỀ lưới kéo đôi tại TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 129 trang )




1





























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





TRẦN THANH KIỆT




MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
CỦA ĐỘI TÀU CÁ XA BỜ LÀM NGHỀ LƯỚI KÉO ĐÔI
TẠI TỈNH KIÊN GIANG


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hoàng Hoa Hồng
TS. Hồ Huy Tựu











NHA TRANG - 2011


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



2



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trần Thanh Kiệt, là học viên lớp cao học 2009, chuyên ngành Quản trị
kinh doanh. Tôi xin cam đoan bài luận văn “Một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
của đội tàu cá xa bờ làm nghề lưới kéo đôi tại tỉnh Kiên Giang” là do tôi nghiên cứu,
tìm hiểu với sự hướng dẫn của thầy TS. Hoàng Hoa Hồng và thầy TS. Hồ Huy Tựu,
hoàn toàn không có sự sao chép của người khác. Các số liệu và kết quả nêu trong luận
văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Trần Thanh Kiệt
























Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



3



LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian và quá trình học tập, nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, hôm nay bản
thân tôi đã cảm thấy mình rất may mắn và có thêm nhiều kiến thức hơn trước chính là
nhờ sự tận tình hướng dẫn của thầy cô, sự giúp đỡ của những người bạn học viên lớp
cao học Quản Trị Kinh Doanh 2009 Đại học Nha Trang – Phân hiệu Kiên Giang.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Nha
Trang và thầy cô các trường đại học khác tham gia giảng dạy lớp cao học Quản trị
kinh doanh khóa 2009 tại Phân Hiệu Kiên Giang, như Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đến thầy TS.Hoàng Hoa Hồng và
thầy TS.Hồ Huy Tựu đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Sở, ngành của tỉnh Kiên Giang, cùng với UBND
các phường Vĩnh Quang, Vĩnh Hiệp, An Hòa – thành phố Rạch Giá; Phòng Nông
Nghiệp và PTNT huyện Kiên Hải, Trạm Khuyến Nông – Khuyến Ngư huyện Hòn Đất
tỉnh Kiên Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời
gian khảo sát thu thập dữ liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp Cao học Quản trị kinh
doanh khóa 2009 – Đại học Nha Trang, Phân hiệu Kiên Giang đã góp ý và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô và các bạn.


Trần Thanh Kiệt







Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



4



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2

LỜI CẢM ƠN 3

TÓM TẮT 10

PHẦN I : MỞ ĐẦU 11

1-Đặt vấn đề : 11

1.1-Thông tin chung : 11

1.2-Vấn đề nghiên cứu : 14

2-Mục tiêu nghiên cứu : 14

3-Mục tiêu cụ thể : 15

4-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 16


5-Phương pháp tiếp cận : 16

5.1.Các số liệu thông tin thứ cấp : 16

5.2.Các số liệu sơ cấp : 17

6-Ý nghĩa đóng góp của đề tài 18

PHẦN II : NỘI DUNG 19

Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19

1.1-Lược khảo các tài liệu đã nghiên cứu trước : 19

1.1.1-Trong nước : 19

1.1.2-Nước ngoài : 23

1.2-Khái quát về ngành đánh cá Kiên Giang : 23

1.2.1-Năng lực đội tàu : 23

1.2.1.1.Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản : 23
GIAI ĐOẠN (2000-2010) 24

1.2.1.2.Cơ cấu nghề khai thác thủy sản : 26
1.2.2-Lao động : 32

1.2.3-Ngư trường khai thác : 32


1.2.4-Sản lượng từ khai thác thủy sản : 34

1.2.5-Khái niệm về kỹ thuật khai thác bằng lưới kéo : 36

1.2.5.1. Giới thiệu : 36
1.2.5.2. Phân loại : 37
1.2.5.3. Sơ lược kỹ thuật khai thác : 37
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



5



1.2.6-Khái niệm về tàu đánh bắt xa bờ : 40

1.2.7-Tuyến và vùng nước xa bờ (vùng khơi) : 40

1.2.7.1.Tuyến : 41
1.2.7.2.Qui định vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản
theo thứ tự : 41
1.2.7.3.Về qui định quản lý hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển VN : 41
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 43

2.1-Cơ sở lý thuyết 43

2.1.1-Hiệu quả kinh tế (economic efficiency): 43


2.1.2-Tổng doanh thu (Gross revenue) TR: 46

2.1.3-Chi phí sản xuất (cost): 46

2.1.3.1.Các khái niệm: 46
2.1.3.2.Các loại chi phí tổng: 47
2.1.4-Thu nhập (Income): 48

2.1.5-Lợi nhuận (Profit): 48

2.1.6- Tổng giá trị tăng thêm (Gross value added): 49

2.1.7-Tổng dòng tiền luân chuyển (Gross cash flow): 49

2.1.8-Một số chỉ tiêu tài chính dùng cho việc phân tích: theo Ba, (2007) : 50

2.2-Mô hình đề xuất nghiên cứu và các giả thuyết: 50

2.2.1. Các mô hình nghiên cứu trước đây: 50

2.2.2. Mô tả các biến số trong mô hình đề xuất và giả thuyết tương ứng: 55

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 61

3.1-Đối tượng nghiên cứu : 61

3.2-Xây dựng bản câu hỏi điều tra ( phiếu khảo sát ) : 61

3.3-Mô tả đo lường các biến số trong mô hình : 62


3.3.1.Biến phụ thuộc (biến được giải thích) : 62

3.3.2.Biến độc lập (biến giải thích) : 62

3.4-Mô tả phương pháp lấy mẫu: (đại diện, kích cỡ, tổng thể, đơn vi điều tra) 64

3.5-Phương pháp phân tích : 65

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67

4.1-Đặc điểm của các doanh nghiệp : 67

4.1.1-Trình độ học vấn : 67

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



6



4.1.2-Kinh nghiệm quản lý : 68

4.1.3-Tổng số tàu sở hữu (Qui mô doanh nghiệp) : 69

4.1.4-Thông tin về vốn : 70


4.2.Thông tin về thuyền trưởng : 72

4.2.1-Trình độ học vấn : 72

4.2.2-Kinh nghiệm chuyên môn : 73

4.3.Nguồn thông tin về kỹ thuật : 75

4.3.1-Phân tích thông tin theo các nhóm thông số cơ bản (dung tích, công suất
máy chính, tuổi tàu) : 75

4.3.1.1.Dung tích tàu (TĐK) : 75
4.3.1.2.Công suất máy tàu : 76
4.3.1.3.Tuổi tàu : 77
4.3.2-Sản lượng : 78

4.4-Đánh giá hiện trạng hiệu quả sản xuất : 81

4.4.2-Tỉ suất lợi nhuận và chi phí (LN/CP) : 82

4.4.3-Tỉ suất lợi nhuận và vốn đầu tư (LN/VĐT) : 82

4.4.4-Tỉ suất doanh thu và vốn đầu tư (DT/VĐT) : 82

4.5-Xây dựng và phân tích các mô hình hồi qui : 83

4.5.1-Mô tả tương quan giữa 12 biến độc lập và biến phụ thuộc doanh thu : 87

4.5.2-Phân tích tương quan giữa 14 biến độc lập và biến phụ thuộc lợi nhuận :88


4.5.3-Mô hình 1 – ước lượng doanh thu : 90

4.5.3.1-Đánh giá độ phù hợp của mô hình : 90
4.5.3.2 Kiểm định giả định tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các
phần dư) : 90
4.5.3.3-Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình : 91
4.5.3.4-Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi qui : 92
4.5.3.5-Kiểm định giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập : 95
4.5.3.6-Dò tìm các giả định cần thiết : 95
4.5.4-Mô hình 2 - mô hình ước lượng lợi nhuận : 97

4.5.4.1-Đánh giá độ phù hợp của mô hình : 98
4.5.4.2-Kiểm định giả định tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các
phần dư) : 98
4.5.4.3-Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình : 99
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



7



4.5.4.4-Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi qui : 99
4.5.4.5-Kiểm định giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập : 102
4.5.4.6-Dò tìm các giả định cần thiết : 102
4.5.5-Sơ đồ biểu diễn kết quả của 2 mô hình : 104

CHƯƠNG 5 : BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 107


5.1-Bàn luận kết quả : 107

5.1.1-Về hiệu quả sản xuất qua các tỉ số tài chính (TSTC): 107

5.1.1.1-Tỉ suất lợi nhuận và doanh thu (LN/DT) : 107
5.1.1.2-Trong phạm vi của nghiên cứu có đề cập đến 2 tỷ số tiếp theo đó là : 107
5.1.2-Bàn luận về các mô hình : 109

5.1.2.1.Về mô hình ước lượng doanh thu : 109
5.1.2.2-Về mô hình ước lượng lợi nhuận : 113
5.2. Kiến nghị các giải pháp phát triển nghề lưới kéo đôi xa bờ : 113

5.2.1-Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực: 114

5.2.2-Giải pháp khoa học công nghệ ứng dụng : 115

5.2.3-Giải pháp hợp tác ngoại giao : 115

5.2.4-Thị trường tiêu thụ : 116

5.2.5-Thực hiện tốt IUU (Qui định Illegal, Unregulated and Unreported) : 116

PHẦN III : KẾT LUẬN 118

1-Những đóng góp của đề tài : 118

1.1-Về lý thuyết : 118

1.2-Về thực tiễn : 118


2-Hạn chế của đề tài : 119
3-Hướng nghiên cứu tiếp theo : 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

PHIỀU KHẢO SÁT 125

PHỤ LỤC : BIỂU BẢNG
Bảng 1. THỐNG KÊ TÀU LƯỚI KÉO ĐÔI THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 17

Bảng 1.1.THỐNG KÊ TÀU THUYỀN TỈNH KIÊN GIANG 24

Bảng 1.2. THỐNG KÊ TÀU CÁ THEO NHÓM NGHỀ VÀ NHÓM C. SUẤT 29

Bảng 1.3. THỐNG KÊ TÀU CÁ THEO ĐỊA BÀN VÀ NHÓM CÔNG SUẤT 31

Bảng 1.4. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH KHAI THÁC HẢI SẢN 32

Bảng 1.5. THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC GIAI ĐOẠN 2002-2010 35

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



8




Bảng 1.6.THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA 36

TỈNH KIÊN GIANG - GIAI ĐOẠN (2000 – 2010) 36

(Bảng liệt kê 14 biến độc lập đề nghị đưa vào mô hình nghiên cứu) 58

Bảng 4.1 Thống kê trình độ học vấn chủ tàu 68

Bảng 4.2. Số lượng tàu trong doanh nghiệp 69

Bảng 4.3.Mô tả thống kê chỉ tiêu vốn đầu tư 70

Bảng 4.4. Bảng tần suất vốn đầu tư 70

Bảng 4.5. Mô tả thống kê về số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng 73

Bảng 4.6. Bảng tần suất về kinh nghiệm của thuyền trưởng 73

Bảng 4.7. Mô tả thống kê các đại lượng dung tích, công suất máy chính, tuổi tàu 75

Bảng 4.8. Tần suất (%) theo nhóm dung tích tàu 76

Bảng 4.9. Tần suất (%) theo nhóm công suất trung bình 2 tàu 77

Bảng 4.10. Tần suất (%) theo nhóm tuổi tàu. 78

Bảng 4.11. Nhóm 1 gồm những tàu hoạt động ở tuyến lộng : có 28 quan sát 79

Bảng 4.12. Nhóm 2 gồm những tàu hoạt động ở tuyến khơi : có 78 quan sát 79


Bảng 4.13. Mô tả các tỷ số tài chính. 81

Bảng 4.14 Các tỷ số tài chính của đội tàu đánh cá xa bờ tỉnh Bến Tre 82

Bảng 4.15. Các tỉ số tài chính của tàu câu cá ngừ Phú Yên. 83

BẢNG 4.16. MÔ TẢ THỐNG KÊ CÁC BIẾN CỦA MÔ HÌNH 1 VÀ 2 83

BẢNG 4.17. MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN CỦA 2 M.HÌNH 85

Bảng 4.18. Các biến số trong mô hình doanh thu 90

Bảng 4.19 Model Summary 90

Bảng 4.20 ANOVA 91

Bảng 4.21. Coefficients 91

Bảng 4.25 Coefficients 99

Bảng 4.23 Model Summary 98

Bảng 4.24 - Anova : 98

Bảng 4.22. Các biến số trong mô hình lợi nhuận 97

PHỤ LỤC : HÌNH VẼ
Hình 1.1. Biến động số lượng tàu thuyền theo thời gian 25

Hình 1.2. Biến động công suất tàu thuyền theo thời gian 25


Hình 1.3. Biểu đồ tỷ lệ các nhóm tàu theo dải công suất 30
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



9



Hình 1.4. Đồ thị tỷ lệ các nhóm tàu theo dải công suất 30

Hình 1.5.Đồ thị biến động sản lượng theo thời gian 36

Hình 1.6. BẢN ĐỒ PHÂN TUYẾN – VÙNG KHAI THÁC KÈM THEO 42

NGHỊ ĐỊNH 33/2010/NĐ-CP NGÀY 31/3/2010 42

Hình 2. Đồi thị biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất 43

Hình 4.1 Biểu đồ tỷ trọng trình độ học vấn chủ tàu 68

Hình 4.2. Biểu đồ tần suất số tàu doanh nghiệp sở hữu 69

Hình 4.3. Biểu đồ tần suất vốn đầu tư 71

Hình 4.4. Biểu đồ tần suất kinh nghiệm thuyền trưởng 73

Hình 4.5. Biểu đồ tần suất dung tích tàu 76


Hình 4.6. Biểu đồ tần suất theo dải công suất 77

Hình 4.7. Biểu đồ tần suất theo nhóm tuổi tàu 78

Hình 4.8. Biểu đồ tần suất sản lượng theo loại sản phẩm của nhóm tàu tuyến lộng 79

Hình 4.9. Biểu đồ tần suất sản lượng theo loại sản phẩm của nhóm tàu tuyến khơi 80

Hình 4.10. Đồ thị biểu thị doanh thu và lợi nhuận của 2 tuyến lộng và khơi 80

Hình 4.11. Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa 96

Hình 4.12. Biểu đồ Histogram để khảo sát phân phối của phần dư 97

Hình 4.13. Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa 103

Hình 4.14. Biểu đồ Histogram để khảo sát phân phối của phần dư 103

Hình 4.14. SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN D.THU 105

Hình 4.15. SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN.NHUẬN .106

Hình 5. Sơ đồ các kỹ năng tương ứng với các cấp nhân viên 115











Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



10



TÓM TẮT
Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuân của
các đội tàu lưới kéo đôi ở Kiên Giang. Hai mô hình được đề xuất có 14 biến (bao gồm
công suất, dung tích, tuổi tàu, số chuyến hoạt động trong năm, số ngày trung
bình/chuyến, trình độ chủ tàu, số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng, số lượng thủy
thủ đoàn, tổng vốn đầu tư, tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu, sản lượng cá các loại, giá bán
cá bình quân, sản lượng mực các loại, giá bán mực bình quân) ảnh hưởng đến doanh
thu và lợi nhuận. Phân tích hồi quy chỉ ra rằng doanh thu của các đội tàu được giải
thích bởi các tác động dương của trình độ chủ tàu, tuổi tàu, số chuyến hoạt động trong
năm, số ngày trung bình/chuyến, số lượng thủy thủ đoàn, tổng vốn đầu tư, sản lượng
cá các loại, giá bán cá bình quân, sản lượng mực các loại, giá bán mực bình quân và
không có biến hợp lệ nào tác động âm đến doanh thu. Tuy nhiên, các biến gồm công
suất, tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu, dung tích, số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng
không có ảnh hưởng có ý nghĩa lên doanh thu. Tiếp đến, lợi nhuận được giải thích bởi
các tác động dương của trình độ chủ tàu, số chuyến hoạt động trong năm, giá bán cá
bình quân, sản lượng mực các loại và không có biến hợp lệ nào tác động âm đến lợi
nhuận. Các biến còn lại, bao gồm công suất, dung tích, tuổi tàu, số lượng thủy thủ

đoàn, số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng, số ngày trung bình/chuyến, tổng vốn
đầu tư, tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu, sản lượng cá các loại, giá bán mực bình quân
không có ảnh hưởng có ý nghĩa đến lợi nhuận của các đội tàu. Dựa trên kết quả này,
nghiên cứu đề xuất rằng, để cải thiện doanh thu và lợi nhuận của các đội tàu, cần có sự
chú ý đặc biệt đến các biến số trình độ chủ tàu, tuổi tàu, số chuyến hoạt động trong
năm, số ngày trung bình/chuyến, số lượng thủy thủ đoàn, tổng vốn đầu tư, sản lượng
cá các loại, giá bán cá bình quân, sản lượng mực các loại, giá bán mực bình quân. Vì
vậy, các giải pháp có thể là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thu và ứng dụng
khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác ngoại giao nghề cá, thông tin thị trường tiêu thụ,
nghiêm chỉnh thực hiện tốt qui định IUU.



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



11



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC KHÓA 2009 – NGÀNH QUẢN TRỊ
KINH DOANH CỦA HỌC VIÊN TRẦN THANH KIỆT

TÊN ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA ĐỘI TÀU CÁ XA
BỜ LÀM NGHỀ LƯỚI KÉO ĐÔI TẠI TỈNH KIÊN GIANG.
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1-Đặt vấn đề :

1.1-Thông tin chung :
Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, với diện tích tự nhiên là
330.000 km² bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và xấp xỉ 4.200 km² biển nội thuỷ.
Với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền,
khoảng trên 1 triệu km². Toàn quốc có 28 trong số 63 tỉnh, thành phố nằm ven biển,
diện tích các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nước và là nơi sinh sống của
hơn 1/5 dân số Việt Nam (Chiến lược biển Việt Nam đến 2020). Vì vậy, thủy sản có vị
trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được xác định là một trong những ngành
có nhiều tiềm năng và thế mạnh của nước ta.
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống Kê, giá trị sản xuất của ngành thuỷ
sản trong giai đoạn 2000 - 2009 tăng từ 26.498 tỷ đồng lên 125.930 tỷ đồng (theo giá
thực tế), đặc biệt trong giai đoạn 1998-2008 có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh
nhất thế giới đạt trung bình 18%/năm. Năm 2009, tổng sản lượng thủy sản của Việt
Nam đạt 4,85 triệu tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản đạt gần 2,57 triệu tấn và khai thác
thủy sản đạt trên 2,28 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng
thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Cũng trong năm
2008, Việt Nam xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD sản phẩm thủy sản, đứng thứ 6 về giá
trị xuất khẩu thủy sản. Đến 2009 do ảnh hưởng khủng hoảng chung của kinh tế thế
giới, nên trong năm này giá trị xuất khẩu giảm xuống còn 4,3 tỳ USD. Trong các hoạt
động của ngành thủy sản, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai
thác hải sản tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



12




1991 - 1995), 10% (giai đoạn 1996 - 2003) và 3,5% (giai đoạn 2004-2009) (nguồn
Tổng Cục Thống Kê). Bên cạnh đó, ngành khai thác thuỷ sản luôn giữ vai trò quan
trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế
các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân, cũng đồng thời tạo ra hàng ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp phục vụ
cho ngành thủy sản.
Tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển kinh tế tổng hợp, là
cửa ngõ hướng ra biển Tây của nước ta, cũng như của vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao
thương các nước trong khu vực và quốc tế, với các ngành mũi nhọn như du lịch,
thương mại, dịch vụ công nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản…Với gần 200 km
bờ biển và ngư trường khai thác thủy sản có diện tích 63.290 km
2
, nhiều cửa sông,
kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải
sản cư trú và sinh sản, là một trong các ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước.
Đặc biệt trong vùng biển Kiên Giang có sự hiện diện của 143 hòn đảo, với 105 hòn
đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống.
Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lượng
cá, tôm khoảng 465.000 tấn, trong đó vùng nước có độ sâu 20 - 50 m có trữ lượng
chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép
bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 208.000 tấn; bên cạnh đó
còn có các loài đặc sản có giá trị cao như mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò
huyết, với trữ lượng khá lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi cho khai thác hải sản. Ngoài
ra, biển Đông Nam bộ cũng là khu vực khai thác thường xuyên của các tàu trong tỉnh.
(Qui hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh KG đến 2010).
Theo số liệu thống kê từ Chi Cục Khai Thác và BVNLTS, tỉnh Kiên giang hiện
có khoảng 12.000 tàu đánh cá lớn nhỏ làm các các loại nghề, trong đó có gần 7.500 tàu
loại nhỏ có công suất dưới 20cv (chiếm 62,5% tổng số tàu) thường xuyên hoạt động

ven bờ, khai thác tự phát, hoặc làm các nghề hạn chế, nghề cấm gây tổn hại rất nghiêm
trọng đến nguồn lợi thủy sản tại khu vực này. Tuy là địa phương có nguồn lợi thủy sản
phong phú, nhưng không phải là bất tận. Cũng như các các vùng biển khác của Việt
Nam, khu vực biển Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi, do sức ép
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



13



của tình trạng khai thác quá mức, nhất là vùng biển ven bờ và nếu không có những giải
pháp quản lý hữu hiệu để phát triển bền vững hơn, thì trong tương lai gần hậu quả tất
yếu sẽ xảy và tác động xấu đến ngành khai thác thủy sản nói riêng và nền kinh tế của
Kiên Giang nói chung. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đầu tư mới, nâng cấp
phương tiện, có đủ năng lực di chuyển ra ngư trường xa bờ là hướng đi hợp lý, cũng là
một trong những giải pháp làm giảm áp lực nguồn lợi thủy sản gần bờ, bảo vệ môi
trường biển tại địa phương. Theo qui định của ngành thủy sản, tàu khai thác xa bờ phải
lắp máy chính công suất từ 90 cv trở lên, thì tỉnh Kiên giang hiện có trên 3.200 tàu.
Những nghề chủ yếu của nhóm tàu này là lưới kéo đôi, lưới kéo đơn, lưới rê, lưới vây,
câu, bẫy các loại… rất nhiều và đa dạng. Trước đây cũng như hiện nay, tỉnh Kiên
Giang đã và đang tiếp tục tập trung thực hiện chủ trương và các chính sách hỗ trợ,
khuyến khích phát triển tàu đánh bắt xa bờ. Đồng thời, trên cơ sở các qui định chung
của Chính phủ, Bộ Thủy Sản (nay là Bộ Nông Nghiệp và PTNT), thì tại Kiên Giang đã
ban hành nhiều qui định chế tài về quản lý nguồn lợi thủy sản tại địa phương.
Với chủ trương đẩy mạnh phát triển tàu đánh bắt xa bờ, tỉnh Kiên Giang đã và
đang xây dựng được đội tàu lưới kéo đôi hùng hậu với công suất từ là 96cv đến lớn
nhất là 940cv. Năm 1997, chương trình hỗ trợ nâng cấp, đóng mới tàu đánh bắt xa bờ

của chính phủ được khởi động và thực sự phát triển mạnh từ sau năm 2000. Một số dự
án hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu xa bờ được đánh giá khá hiệu quả, mặc dù vẫn có một
số doanh nghiệp thất bại. Nhưng nhờ vào chương trình của Chính phủ, đã tác động rất
lớn đến các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, kết quả là sự gia tăng số lượng, cũng như
năng lực ngày càng lớn mạnh của đội tàu đánh bắt xa bờ làm nghề lưới kéo đôi, hiện
toàn tỉnh có 1.789 (894 cặp) tàu loại này. Do năng lực và khả năng hoạt động rộng tại
những ngư trường xa, có đóng góp rất lớn vào sản lượng chung của tỉnh (Trung bình
hàng năm, sản lượng khai thác của đội tàu này chiếm khoảng 65% sản lượng của tỉnh).
Được xác định là đội tàu chủ lực của địa phương, góp phần làm hiện đại hóa nghề cá
của tỉnh, là định hướng lâu dài của ngành thủy sản với mục tiêu vươn ra xa bờ, trong
các chương trình phát triển kinh tế của ngành và Chính phủ. Đội tàu được đánh giá là
điển hình của tỉnh về năng lực, trang bị, tổ chức sản xuất, hiệu quả và quan trọng là đa
số đều hoạt động thường xuyên tại các vùng nước tiếp giáp với các nước trong khu
vực đông nam Á.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



14



1.2-Vấn đề nghiên cứu :
Mặc dù đội tàu lưới kéo đôi của tỉnh Kiên Giang được đánh giá ổn định nhiều
năm, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài, cũng như trong
nội tại doanh nghiệp, cụ thể như ngành này rất nhạy cảm với giá dầu, hoặc các phương
thức huy động vốn (nhiều nguồn vay), tổ chức sản xuất chưa hợp lý hay ngay cả khâu
tiêu thụ sản phẩm có ràng buộc, cơ sở vật chất yếu kém, nguồn nhân lực chưa đào tạo,
các chính sách quản lý chưa phù hợp… đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất

Những thách thức từ giá nhiên liệu tăng cao, chất lượng tàu thuyền khai thác xuống
cấp, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt đã khiến cho
ngành khai thác thủy sản nói chung và nghề lưới kéo đôi nói riêng, đứng trước áp lực
buộc phải thay đổi để tồn tại. Việc tổ chức khai thác thuỷ sản địa phương còn chưa
hợp lý, chưa có nhiều chương trình, dự án mở rộng các ngư trường xa bờ, để vừa
nhằm cải thiện kết quả sản xuất vừa giảm áp lực khai thác gần bờ, cũng như giảm mức
độ rủi ro vốn khá cao đối với nghề lưới kéo đôi. Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ ở trong
tình trạng báo động về mức độ cạn kiệt cũng góp phần làm gia tăng lượng tàu vươn
khơi đánh bắt xa bờ, việc phát triển đầu tư tàu đánh bắt xa bờ chỉ mang tính tự phát.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu cũng như chính sách định hướng dài hạn
cho ngư dân đầu tư phát triển nghề khai thác xa bờ nào đạt kết quả kinh tế. Đối với
nghề lưới kéo đôi đánh bắt xa bờ, trong bối cảnh giá nhiên liêu biến động bất thường,
trữ lượng khai thác có xu hướng giảm, lãi suất tăng cao, thì kết quả kinh tế khi phát
triển đánh bắt xa bờ sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc nghiên cứu lợi nhuận của
nghề lưới kéo đôi xa bờ, thực sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác
quản lý nghề cá. Đề tài được chọn cho luận văn là: “Một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của đội tàu cá xa bờ làm nghề lưới kéo đôi tại tỉnh Kiên Giang” là rất cần thiết.
Vấn đề cần quan tâm nhất là xác định những yếu tố tác động và tác động mạnh nhất
vào doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhằm đưa ra những đề xuất, giải
pháp và những chính sách phù hợp để cải thiện và nâng cao lợi nhuận cho doanh
nghiệp, chính là trọng tâm của nghiên cứu này.
2-Mục tiêu nghiên cứu :
Trong những năm gần đây, giá trị sản phẩm đánh bắt có những lúc gia tăng ổn
định, nhưng có những giai đoạn tăng trưởng chậm lại, thậm chí có thời điểm giá cả bị
sụt giảm mạnh, đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của ngư dân. Bên cạnh đó, dầu luôn
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.




15



là yếu tố đầu vào mà tàu đánh cá phải phụ thuộc nhiều nhất. Nhưng giá dầu luôn có
nhiều biến động theo chiều hướng gia tăng liên tục. từ đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất của ngành khai thác thủy sản. Đặc biệt, tàu xa bờ làm nghề kéo đôi là nhóm
tàu tiêu hao dầu rất lớn cho mỗi chuyến biển, chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi giá dầu
gia tăng. Ngoài ra, còn có nhiều nhân tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động sản
xuất của ngành đánh cá, cũng sẽ được đưa vào nghiên cứu trong đề tài này. Theo tổng
kết của Bộ Thủy Sản (nay là bộ Nông Nghiệp và PTNT) đánh giá sau khi tái thẩm định
tài sản của các tổ chức vay vốn đóng tàu đánh bắt thủy sản xa bờ, Quỹ Hỗ Trợ Phát
Triển đã kết luận có 72% số dự án được vay đã làm ăn thua lỗ. Đội tàu đánh cá xa bờ
của Kiên Giang, cũng không tránh khỏi những tác động này và đã có nhiều doanh
nghiệp bị phá sản. Từ khi phát triển các dự án tàu xa bờ đến nay, kết quả hoạt động
của các doanh nghiệp khai thác hải sản là không đồng đều, có nhóm doanh nghiệp hoạt
động rất hiệu quả, nhưng cũng có nhóm doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Điều
này đặt ra việc nghiên cứu doanh thu và lợi nhuận của tàu xa bờ làm nghề lưới kéo đôi
là rất cần thiết.
Đề tài được xây dựng nhằm đánh giá lại doanh thu và lợi nhuận của ngành khai
thác hải sản, cụ thể là tàu lưới kéo đôi xa bờ ở Kiên Giang. Tìm hiểu nguyên nhân và
đề xuất các giải pháp về mặt chính sách phù hợp cho mục tiêu phát triển ngành một
cách bền vững, thông qua việc khảo sát và đánh giá các yếu tố liên quan đến doanh thu
và lợi nhuận của đội tàu này. Ngoài ra, đề tài này cũng hướng tới mục tiêu ước lượng
và dự báo khả năng phát triển của đội tàu lưới kéo đôi xa bờ, giúp cho việc xác định xu
thế phát triển hợp lý của ngành dựa trên tình hình cụ thể, của điều kiện tự nhiên, nguồn
lợi thủy sản và kinh tế - xã hội.
3-Mục tiêu cụ thể :
-Đánh giá thực trạng doanh thu và lợi nhuận (hiệu quả) sản xuất của đội tàu lưới
kéo đôi của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua như thế nào?

-Xác định các yếu tố và tầm quan trọng của chúng tác động đến doanh thu và lợi
nhuận của các doanh nghiệp.
-Đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm làm gia tăng hiệu quả kinh tế của ngành
khai thác hải sản, của đội tàu xa bờ và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành, tìm
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



16



kiếm các giải pháp nhằm khuyến khích nhiều thành phần kinh tế gia nhập ngành, đầu
tư phát triển thành các đội tàu đánh cá hùng mạnh.
4-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu được xác định trong đề tài này là các doanh nghiệp khai
thác hải sản có tàu xa bờ làm nghề kéo đôi của tỉnh Kiên giang, cụ thể là những con
tàu có công suất khá lớn từ 360cv trở lên, phương pháp đánh bắt là sử dụng 2 tàu thành
1 đơn vị khai thác. Mặc dù, theo qui định ngành, tàu có công suất từ 90cv trở lên được
xem là tàu có năng lực khai thác xa bờ (1.780 chiếc, 890 cặp hiện có tại Kiên Giang),
nhưng đối tượng mà phạm vi đề tài xác định là tàu xa bờ làm nghề lưới kéo đôi, hoạt
động ở vùng biển hạn chế cấp I hoặc không hạn chế. Vì vậy, dung tích của tàu tối
thiểu 60 TĐK, công suất máy chính từ 360cv trở lên được lựa chọn. Lý do là các
phương tiện này hoạt động thường xuyên ở vùng nước xa bờ, thường là khu vực trải
dài theo 7 vĩ độ bắc (giáp với Inonesia và Malaisia), thì đây mới là đối tượng nghiên
cứu của đề tài. Và số tàu này được chọn hiện có 974 chiếc = 487 cặp tàu khai thác.
Một số các cơ quan ban ngành có liên quan đến việc quản lý ngành thuỷ sản của
tỉnh và huyện, thị, thành phố cũng sẽ là đối tượng khảo sát hỗ trợ nghiên cứu, nhằm
đánh giá các tác động của chính sách, cơ chế quản lý… đến hiệu quả kinh tế của hoạt

động sản xuất.
5-Phương pháp tiếp cận :
5.1.Các số liệu thông tin thứ cấp :
Đây là các số liệu phản ánh tình hình phát triển nghề cá của địa phương, được
thu thập tự các ngành quản lý thủy sản của tỉnh và huyện như :
-Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang.
-Cục thống kê Kiên Giang.
-Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Kiên Giang.
-Chi Cục Khai thác và BVNLTS Kiên Giang.
-Cơ quan quản lý thủy sản tại các huyện, thị, thành phố.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



17



5.2.Các số liệu sơ cấp :
Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra khảo sát như sau: Do nghiên cứu đã
mặc định lựa chọn nhóm tàu đại diện tại tỉnh Kiên Giang (100% chủ tàu đã thành lập
Doanh nghiệp tư nhân) có công suất từ 360cv trở lên và dung tích từ 60 TĐK trở lên
làm nghề lưới kéo đôi, nên nghiên cứu này sẽ lấy số mẫu khoảng bằng 20-25% số
lượng, trên tổng số 487 đơn vị khai thác (974 tàu). Sau đây là thống kê sơ bộ nhóm tàu
này theo đơn vị cấp huyện, thị và thành phố như sau :
Tổng số tàu (từ 360cv và 60 TĐK trở lên) làm nghề lưới kéo đôi của tỉnh là : 974
chiếc được chia ra :
Bảng 1. THỐNG KÊ TÀU LƯỚI KÉO ĐÔI THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
STT


ĐƠN VỊ SỐ LƯỢNG

TỶ LỆ

01 Huyện An Biên 14 1,44
02 Huyện An Minh 02 0,21
03 Huyện Châu Thành 85 8,73
04 Huyện Gò Quao 04 0,41
05 Thị xã Hà Tiên 10 1,03
06 Huyện Hòn Đất 218 22,38
07 Huyện Kiên Hải 86 8,83
08 Huyện Kiên Lương 06 0,62
09 Huyện Phú Quốc 05 0,51
10 Thành phố Rạch Giá

540 55,44
11 Huyện Tân Hiệp 04 0,41

Tổng Cộng 974 100,00
(Nguồn từ Chi cục khai thác và BVNLTS Kiên Giang,3/2011)
Do ngành nghề này phát triển nhiều nhất là ở thành phố Rạch Giá, huyện Hòn
Đât, Châu Thành, Kiên Hải nên khi khảo sát sẽ tập trung vào các địa phương này. Tuy
nhiên, cần lưu ý Kiên Hải là huyện đảo, nên có thể tăng số lượng mẫu có tỉ lệ cao hơn
để có thể đại diện cho doanh nghiệp tại địa bàn này.
Với tổng thể và kích cỡ mẫu như trên thì đây có thể giải quyết một phần số liệu
cho các nghiên cứu của các đề tài sau này khi phạm vi mở ra cho toàn ngành khai thác
thủy sản của địa phương.
Các số liệu này sẽ được tổng hợp trên các phần mềm Excel hoặc SPSS. Quá trình
phân tích số liệu sẽ chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích thống kê, đối chiếu và

tính toán nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế chung của đội tàu; Dùng phương pháp phân
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



18



tích hồi qui để xác định mối tương quan và mức độ tác động của các yếu tố này đối với
biến số đang được nghiên cứu là hiệu quả kinh tế để trên cơ sở này sẽ đề xuất các giải
pháp chính sách với mục tiêu phát triển ngành một cách bền vững.
6-Ý nghĩa đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ vận dụng các lý thuyết về sản xuất và kinh tế học thủy sản, để đánh giá
hiệu quả kinh tế của các đơn vị doanh nghiệp có tàu xa bờ, là nhóm tàu điển hình của
ngành thủy sản ở Kiên Giang. Quan trọng hơn, đề tài hướng tới một mô hình tổng hợp
các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp khai thác xa
bờ, vì vậy được kỳ vọng một bức tranh tổng quát hơn về ngành khai thác thủy sản xa
bờ với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, nhằm đưa ra các đề xuất đối với các doanh nghiệp với mục tiêu
cải thiện lợi nhuận, nghiên cứu sẽ tìm ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế của tàu lưới kéo đôi xa bờ, cũng như xác định mức độ tác động của chúng. Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những cơ sở để các cơ quan chức năng, cũng như
chính quyền địa phương có được một cách nhìn tổng quan và cập nhật hơn, về hiệu
quả sản xuất của ngành khai thác hải sản nói chung và đội tàu xa bờ nói riêng. Từ đó
cũng có thể xây dựng các chính sách nhằm làm giảm bớt áp lực đối với nguồn lợi thủy
sản gần bờ, phát triển ngành đánh cá bền vững.











Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



19



PHẦN II : NỘI DUNG
Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1-Lược khảo các tài liệu đã nghiên cứu trước :
1.1.1-Trong nước :
Trong nước đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả hay phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của ngành khai thác hải sản như :

TS.Nguyễn Thị Kim Anh và CT (2006) “Doanh thu và chi phí của nghề khai
thác lưới rê thu ngừ tại Nha Trang”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03-
04/2006,-Trường Đại học Nha Trang. Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, để
phân tích doanh thu và chi phí giữa các nhóm tàu (theo chiều dài), làm nghề lưới rê
Thu Ngừ, tại 2 phường Vĩnh Phước và Xuân Huân – TP.Nha Trang. Nghiên cứu
này


đã bước đầu cung cấp những thông tin
về
những chỉ tiêu kinh tế nghề lưới rê
thu
ngừ tại thành phố Nha Trang. Nghiên cứu đã chỉ ra tàu chiều dài càng lớn với
vốn đầu tư cao có lợi nhuận càng thấp, nguyên nhân do doanh thu đội tàu có chiều dài
lớn cao hơn không nhiều, trong khi đó chi phí thì rất cao so với đội tàu có chiều dài
nhỏ. Đây là một yếu tố kỹ thuật tác động lên doanh thu và lợi nhuận của tàu, cần quan
tâm đối với những nghiên cứu này.
Phạm Thị Thanh Thủy và CT (2007) “Doanh thu và chi phí nghề lưới vây tại
Nha Trang và Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ
Thủy sản số 01/2007, Trường Đại học Nha Trang. Nghiên cứu dùng phương pháp
phân tích thống kê, để đưa ra các chỉ số dùng để mô tả các đặc trưng kinh tế, các thông
số kỹ thuật của các tàu lưới vây, đồng thời phân tích hiệu quả tài chính của nghề, dựa
trên tiêu chí khác nhau về công suất giữa 2 nhóm tàu lưới vây rút thưa và vây trũ rút,
tại Nha Trang và Cam Ranh, để từ đó xác định cơ cấu đầu tư hợp lý cho nghề này.
Nghiên cứu chỉ ra ở Cam Ranh, theo dữ liệu điều tra đuợc với nghề vây rút thưa, nhóm
công suất 75 - 90 cv mang lại hiệu quả tài chính cao nhất; với nghề vây trũ rút, nhóm
công suất 45-74 cv mang lại hiệu quả tài chính cao nhất. Riêng nghề vây trũ rút Nha
Trang, do dặc thù phuong pháp đánh bắt, dải công suất có hiệu quả tài chính khá cao là
75-90 cv. Vậy hiệu quả hoạt động chịu tác động của yếu tố công suất tàu đối với nghề
lưới vây ở 2 địa phương trên.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



20




Nguyễn Tuấn và CT (2007) “Phân tích một số nhân tố tác động đến doanh thu
nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số
01/2007, Trường Đại học Nha Trang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích
tương quan tuyến tính đa biến một cách chi tiết để phân tích các yếu tố ảnh hưởng,
đồng thời tìm ra yếu tố tác động mạnh nhất tới doanh thu, (Chiều dài tàu, đặc điểm
ngư cụ khai thác, đầu tư trang thiết bị và tuổi của tàu), để từ đó để xuất các giải
pháp cụ thể. Tác giả đưa ra 2 mô hình nghiên cứu để ước lượng doanh thu, kết quả đã
chỉ ra rằng : chiều dài tàu có ảnh huởng đáng kể đến sự thay đổi của doanh thu. Tàu có
doanh thu thấp nhất là nhóm tàu có chiều dài 16,86 m và 16,90 m. Ðiều này có thể giải
thích là do đội tàu luới rê thu ngừ chủ yếu khai thác ở 2 ngư truờng: Việt Nam và hải
phận quốc tế. Với ngư trường Việt Nam có mật độ tàu lớn, ngư truờng rất chật hẹp, tàu
có chiều dài nhỏ sẽ linh hoạt hơn trong khai thác, do vậy với các tàu có chiều dài nhỏ
hon 16,86 - 16,90 m thì tàu càng nhỏ, sẽ dễ dàng hoạt động tạo ra doanh thu càng lớn;
nguợc lại, khi tàu khai thác ngư truờng quốc tế, với khoảng cách rất xa, thời gian di
chuyển đến ngư truờng dài nên đòi hỏi năng lực chuyên chở lớn, do vậy, các tàu có
chiều dài càng lớn bám biển càng dài ngày, hoạt động sẽ hiệu quả hơn, tạo ra doanh
thu càng lớn. Tuổi của tàu có ảnh huởng đến doanh thu trong cả 2 mô hình, nhưng ảnh
huởng này rất nhỏ. Các yếu tố được đề cặp đến là chiều dài tàu và tuổi tàu có tác động
đến doanh thu.
Phạm Thị Dung (2007) “Hiệu quả kinh doanh của nghề câu cá ngừ đại dương
tỉnh Phú Yên”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 02/2007, Trường Đại học
Nha Trang. Đề tài thực hiện phương pháp phân tích thống kê và dựa trên kết quả khảo
sát phân tích các chỉ tiêu,
để
so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các nhóm tàu câu cá
ngừ đại dương ở Phú Yên qua các năm, nhằm xem xét các vấn đề nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh của tàu câu tỉnh Phú
Yên, như DT/ VÐT, GTGT/ VÐT, GF/ CPHÐ, GTGT/ CPHÐ, GTGT/ DT … Nếu

xem xét về mức độ hiệu quả của đầu tư thì các tàu càng lớn thì hiệu quả vốn đầu tư
càng thấp. Tóm lại, các tàu lớn có vốn đầu tư lớn nhưng kiệu quả không cao, các tàu
thuộc dải công suất từ 90 – 140 cv được xem là hoạt động có hiệu quả hơn 2 dải công
suất còn lại (45-89 và trên 140 cv). Tuy nhiên hiện chênh lệch về hiệu quả giữa 2 dải
công suất 90 – 140 cv và trên 140 cv là không nhiều. Với kết quả này, yếu tố được xét
đến là công suất tàu đã có tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



21



Lê Kim Long và CT (2008), “Economic performance of open-access offshore
fisheries - The case of Vietnamese longliners in the South China Sea”, Fisheries
Research 93 (2008). Với phương pháp phân tích mô tả và phương pháp phân tích hồi
quy tuyến tính, kết quả nghiên cứu những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế của tàu câu cá ngừ xa bờ, yếu tố được quan tâm phân tích trong 2 mô hình nghiên
cứu gồm : thu nhập (doanh thu) hàng năm là biến phụ thuộc, còn các yếu tố như chiều
dài tàu, thời gian hoạt động, số lao động trên tàu, sản lượng là các biến độc lập. Từ đó
đề ra một số giải pháp cải thiện hiệu quả sản xuất của nghề câu cá ngừ đại dương. Kết
quả là các yếu tố đưa vào mô hình đều có tác động đến doanh thu và thu nhập của tàu.
Tuy mỗi yếu tố có cường độ và qui luật quan hệ với doanh thu khác nhau, nhưng điều
này cho thấy đây là cơ sở cho các nghiên cứu sau này.
Nguyễn Xuân Trường (2009), “Technical efficiency of the gillnet fishery in Da
Nang, Viet Nam : An application of a stochastic production frontier”. Nghiên cứu đã
phân tích mối tương quan giữa các yếu tố kỹ thuật và hiệu quả hoạt động của các tàu
(mẫu được lựa chọn) làm nghề lưới rê ở Đà Nẳng. Từ đó, nghiên cứu xác định mức độ

tác động của các yếu tố đến doanh thu của tàu. (Mô hình nghiên cứu : yếu tố đầu ra là
biến doanh thu; còn các yếu tố đầu vào có tổng chi phí biến đổi, số lượng lao động trên
tàu, số lượng tấm lưới trên mỗi tàu, cùng các yếu tố kỹ thuật cũng được đề cập trong
nghiên cứu). Kết quả là các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của tàu lưới rê ở Đà
Nẵng.
Cao Thị Hồng Nga (2009), “A study on economic efficiency of the offshore long
line fishery in Khanh Hoa province, Viet Nam”. Tác giả sử dụng một số mô hình kinh
tế vi mô hoặc của các nghiên cứu trước đây, áp dụng vào đề tài để phân tích, đánh giá
và kiểm định mối tương quan giữa các yếu tố kỹ thuật (công suất tàu, chiều dài tàu và
số ngày hoạt động đánh bắt) và sản lượng khai thác (trong nghiên cứu này, tác giả sử
dụng doanh thu là biến phụ thuộc, thay thế cho sản lượng khai thác) đưa vào mô hình
nghiên cứu hiệu quả kinh tế của đội tàu xa bờ, làm nghề câu vàng tại tỉnh Khánh Hòa.
Các yếu tố đưa vào mô hình phân tích đều có ảnh hưởng đến doanh thu, cho thấy có
thể là cơ sở lý thuyết cho những nghiên cứu về hiệu quả tàu cá cho các đề tài tiếp theo.
Nguyễn Ngọc Duy (2010) “On the economic performance and efficiency of
gillnet vessel in Nha Trang, Viet Nam”. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của đội tàu lưới
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



22



rê tại Nha Trang, trong đó các yếu tố được quan tâm như công suất tàu, lưới cụ, thời
gian hoạt động được tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu để phân tích và đánh giá hiệu
quả kinh tế của nghề này.
Phùng Giang Hải (2006) Đại Học Kinh Tế - thành phố Hồ Chí Minh “Hiệu quả
kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau : Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát

triển”. Chủ yếu tác giả dựa trên phương pháp phân tích thống kê và tính toán nhằm
đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản. Một mô hình kinh tế luợng dựa
trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas đuợc xây dựng, nhằm xác định các yếu tố
chính tác động đến hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản. Đồng thời, nghiên
cứu này cũng xác định mối tương quan và mức độ tác động của các yếu tố, đối với
biến số đuợc nghiên cứu là hiệu quả kinh tế. Để trên cơ sở này, nghiên cứu đề xuất các
giải pháp và các chính sách với mục tiêu phát triển ngành khai thác hải sản tỉnh Cà
Mau một cách bền vững. Với cơ sở lí thuyết như vậy, nghiên cứu sẽ ứng dụng mô hình
hàm sản xuất Cobb-Douglas:
Thu nhập ròng (trong nghiên cứu này được hiểu là lợi nhuận ròng - P) là biến
phụ thuộc, còn các biến độc lập: giá trị tài sản khai thác hải sản, bao gồm giá trị tàu
thuyền khai thác, ngư lưới cụ và các trang thiết bị khác phục vụ cho khai thác hải sản;
trình độ lao động sản xuất bao gồm các yếu tố trình độ văn hoá của ngư dân, số năm
kinh nghiệm đi biển và trình độ được huấn luyện/tập huấn về khai thác hải sản; Chi phí
sản xuất; vốn vay. Ngoài ra, yếu tố xa bờ hay gần bờ được đưa thêm vào trong mô
hình nhằm đánh giá khả năng đánh bắt xa bờ của tàu thuyền khai thác; Kết quả ngoại
trừ biến số vốn vay bị loại trừ ra, tất cả các biến số còn lại đều có xu hướng tác động
đúng như mong đợi khi đưa vào mô hình, việc phát triển hoạt động xa bờ sẽ có tác
động trực tiếp, mạnh mẽ và tích cực đối với lợi nhuận của hoạt động khai thác hải sản
so với hoạt động trong vùng gần bờ; chi phí cũng sẽ là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến lợi
nhuận nhưng theo chiều nghịch; còn lại các biến số vốn đầu tư và trình độ lao động
cũng có những tác động nhất định đến lợi nhuận và theo hướng tỷ lệ thuận.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh và Nguyễn Văn Điền (2009) đề tài “Phân
tích các nhân tố tác động đến quả kinh tế của đội tàu đánh bắt xa bờ tỉnh Bến Tre”,
Trường Đại học Nha Trang . Các tác giả phân tích các tỷ số tài chính và phương pháp
hồi qui để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế, cụ thể là doanh thu của
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.




23



đội tàu đánh bắt xa bờ tỉnh Bến Tre gồm 3 nghề chủ lực: cào đơn, cào đôi và lưới vây
ánh sáng. Kết quả hồi qui cho thấy, các nhân tố như chiều dài tàu, công suất máy, kinh
nghiệm của thuyền trưởng, giá trị ngư cụ và tuổi của tàu có ảnh hưởng đến doanh thu
khai thác. Trong các nhân tố ảnh hưởng đó thì nhân tố chiều dài tàu có ảnh hưởng
mạnh nhất đến doanh thu khai thác, tiếp theo là nhân tố công suất máy, nhân tố tuổi
tàu, nhân tố đầu tư ngư cụ và nhân tố kinh nghiệm của thuyền trưởng.
1.1.2-Nước ngoài :
- Panos Fousekis và Stathis Klonaris (2003), “Technical efficiency determinants
for fishery : a study of trammel netters in Greece”. Qua bài viết, tác giả cung cấp kết
quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng của nó đối với đội tàu đánh
cá tại Hy Lạp.
-Ronald G.Felthoven và CT (2009), “Measuring productivity and its components
for fisheries : The case of the Alaskan pollock fishery, 1994-2003”. Tác giả xây dựng
hàm sản xuất của ngành khai thác thủy sản, dựa vào hoạt động sản xuất của ngành, có
sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào khác nhau có thể làm ảnh hưởng biến động đến khả
năng sản xuất (đầu ra) của doanh nghiệp.
-Sebastian Koehn (2008), “The economic determinants of vessel operating
expenses : A semi-parametric approach”.
-Sean Pascoe and Simon Mardle, Efficiency analysis in EU fisheries:
Stochastic Production Frontiers and Data Envelopment Analysis' 2003. Nghiên cứu
đưa ra các nhóm nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của tàu cá.
Các đề tài trong và ngoài nước đã nghiên cứu rất nhiều về hiệu quả hay xác định
các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tàu cá ở các nghề tại các
khu vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về : “Một số
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của đội tàu cá xa bờ làm nghề lưới kéo đôi tại tỉnh

Kiên Giang”.
1.2-Khái quát về ngành đánh cá Kiên Giang :
1.2.1-Năng lực đội tàu :
1.2.1.1.Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản :

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



24



Số lượng tàu thuyền có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên trong giai đoạn
trước năm 2005. Cụ thể là vào năm 2002, tổng số tàu là 6.951 chiếc tăng lên 7.668
chiếc vào năm 2005. Nhưng qua 2 năm sau (2007), con số này giảm xuống còn 7.270
chiếc, nguyên nhân giảm số lượng tàu là do giá nhiên liệu (dầu) tăng đột biến vào cuối
năm 2006 và cả năm 2007, làm cho hiệu quả sản xuất của các tàu khai thác thủy sản
sụt giảm, có nhiều trường hợp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản.
Đến năm 2008, do tác động của quyết định 289/QĐ-TTg về hỗ trợ cho ngư dân
bù lại giá xăng dầu, nên số lượng tàu thuyền của tỉnh lại tăng lên nhanh chóng, nhưng
chủ yếu là những phương tiện nhỏ, trong khi các tàu lớn bị giảm xuống. Điều này
được nhìn thấy qua sự giảm sút của tổng công suất của năm 2008 xuống 1.065.899cv .
Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh có 11.650 tàu, với tổng công suất là 1.321.049 cv.
Sang năm 2010, số lượng và năng lực tàu thuyền của tỉnh tiếp tục nâng lên, nhưng
mức độ gia tăng không bằng năm 2008 và 2009. Theo thống kê của Chi Cục Khai
Thác và BVNLTS đến ngày 31/3/2011 số tàu thuyền là 11.904 chiếc, với tổng công
suất là 1.425.733cv
Bảng 1.1.THỐNG KÊ TÀU THUYỀN TỈNH KIÊN GIANG

GIAI ĐOẠN (2000-2010)
(Nguồn từ Tổng Cục Thống Kê, năm 2011)
STT

Năm Số lượng (chiếc) Công suất (cv)
1 2000 6.875 574.201
2 2001 6.913 682.043
3 2002 6.951 789.885
4 2003 7.294 959.922
5 2004 7.547 1.044.349
6 2005 7.668 1.158.172
7 2006 7.330 1.176.651
8 2007 7.270 1.195.419
9 2008 9.349 1.065.899
10 2009 11.650 1.321.049
11 2010 11.904 1.425.733
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.



25



Số lượng (chiếc)
0
2.000
4.000
6.000

8.000
10.000
12.000
14.000
1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
Năm
Số chiếc
Số lượng (chiếc)

Hình 1.1. Biến động số lượng tàu thuyền theo thời gian
Công suất (cv)
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000
1.600.000
1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012
Năm
Công suất
Công suất (cv)

Hình 1.2. Biến động công suất tàu thuyền theo thời gian
Mặc dù phát triển nhanh chóng, nhưng nghề lưới kéo đôi vẫn còn mang nặng
tính chất của nghề cá quy mô nhỏ. Hầu hết các tàu đánh cá đều được đóng bằng gỗ
bọc composite, các máy tàu được sử dụng phần lớn là máy cũ hoặc dùng các máy ôtô
vận tải hạng nặng đã cũ cải tiến lại để lắp đặt, trang thiết bị khai thác chưa đầy đủ nên

hạn chế hiệu quả khai thác.
Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có rất nhiều cơ sở đóng tàu có khả năng đóng mới
và sửa chữa tàu có năng lực đủ điều kiện hoạt động xa bờ, nhưng lại rất thiếu những
nhà máy đóng tàu hiện đại để đóng tàu cá bằng vật liệu kim loại hoặc các loại vật liệu
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

×