Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

NGHIÊN cứu một số GIẢI PHÁP để CHUYỂN đổi NGHỀ TE XIỆP ở HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH cà MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



N
N
N
G
G
G
U
U
U
Y
Y
Y



N
N
N



Q
Q
Q
U
U


U
Ý
Ý
Ý



D
D
D
Ư
Ư
Ư
Ơ
Ơ
Ơ
N
N
N
G
G
G






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ
CHUYỂN ĐỔI NGHỀ TE XIỆP Ở HUYỆN

NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU



LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Khai thác thủy sản

Người hướng dẫn khoa học: TS. Thái Văn Ngạn



Nha Trang - 2006


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp đã được đánh giá dựa
trên cơ sở các nguồn số liệu và các chuyến điều tra, khảo sát và nghiên cứu thực tế
hoàn toàn trung thực. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu để có kết quả nghiên cứu
của luận văn do tôi thực hiện và chưa có ai công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
Đây là một phần kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
cấp Bộ về lĩnh vực chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề khác do tôi làm thư ký đề tài.
Các số liệu, tư liệu tham khảo là chính thống và được phép công bố của cơ quan chủ
quản.

Nha Trang, ngày 10 tháng 09 năm 2006
Người cam đoan



Nguyễn Quý Dương









LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy hướng dẫn
TS. Thái Văn Ngạn đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất và giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa
Khai thác thủy sản; Phòng Đào tạo Đại học - sau Đại học, Trường Đại học Nha Trang
đã giúp đỡ và có nhiều ý kiến góp ý cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã
quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi được sử dụng một số kết quả nghiên
cứu của đề tài do Viện quản lý để tôi hoàn thành tốt nội dung nghiên cứu của luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở thủy sản; Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Cà
Mau; Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hiển; Ủy ban Nhân dân xã Viên An, bà con ngư
dân huyện Ngọc Hiển cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả
Nguyễn Quý Dương










MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 6
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 9
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 14
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 18
IV. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 19
V. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 21
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 23
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
4.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát 23
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 25
4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 25
4.2.2. Phương pháp xây dựng mô hình chuyển đổi 27
4.2.3. Phương pháp xác định cỡ mẫu điều tra 27
4.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 28
4.3. Tài liệu nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 30

1.1. Vị trí địa lý, địa hình 30
1.2. Đặc điểm khí hậu 30
1.3. Tài nguyên biển 30
1.4. Diện tích và dân số 31
II. THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN Ở NGỌC HIỂN 31
2.1. Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản 31
2.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản 34
2.3. Năng suất và sản lượng khai thác 35
2.4. Lao động đánh cá 37
III. THỰC TRẠNG NGHỀ TE XIỆP Ở HUYỆN NGỌC HIỂN 38
3.1. Ngư trường, mùa vụ và đối tượng đánh bắt 38
3.2. Số lượng và chủng loại tàu thuyền 39
3.3. Kết cấu vỏ tàu và chủng loại máy thủy 41
3.4. Ngư cụ và trang thiết bị khai thác 43
3.5. Tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện trong nghề Te xiệp 47
3.6. Lao động đánh cá trong nghề Te xiệp 48
3.7. Sản lượng và năng suất khai thác 50
3.8. Chất lượng sản phẩm khai thác 52
3.9. Hiệu quả kinh tế nghề Te xiệp 53
3.10. Hiện trạng kinh tế xã hội của các hộ ngư dân nghề Te xiệp 54
IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI NGHỀ TE XIỆP ĐỂ BẢO VỆ
NGUỒN LỢI HẢI SẢN VEN BỜ 55
4.1. Đề xuất hướng chuyển đổi nghề Te xiệp 55
4.2. Cơ sở khoa học của việc chuyển đổi nghề 56
4.3. Xác định mô hình để chuyển đổi nghề Te xiệp 58
4.4. Quy trình chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề mới 58
4.5. Đánh giá hiệu quả của mô hình sau khi chuyển đổi 60
4.5.1. Thông tin về hộ thực hiện mô hình 60
4.5.2. Đánh giá hoạt động sản xuất sau khi chuyển đổi 61
4.5.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình 66

4.6. Các giải pháp chung để chuyển đổi nghề Te xiệp 67
4.6.1. Chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề khai thác khác 67
4.6.2. Chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề nuôi trồng thủy sản 69
4.6.3. Chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề dịch vụ khác 69
4.7. Đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình 70
4.7.1. Giải pháp về thể chế chính sách 70
4.7.2. Giải pháp đề xuất các nhóm nghề chuyển đổi 71
4.7.3. Giải pháp về hỗ trợ tài chính 72
4.7.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 72
4.7.5. Giải pháp về nhân rộng mô hình 73
4.7.6. Giải pháp về lựa chọn đối tượng chuyển đổi 73
4.7.7. Giải pháp thông tin, tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi hải sản 74
4.7.8. Giải pháp về công tác khuyến ngư 75
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
KẾT LUẬN 77
KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Diễn giải
1 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc
2 SEAFDEC Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á
3 ALMRV Dự án Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam
4 BVNLTS Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
5 UBND Ủy ban Nhân dân
6 2a Kích thước mắt lưới
7 a Kích thước cạnh mắt lưới
8 L

max
Chiều dài lớn nhất
9 B
max
Chiều rộng lớn nhất
10 D Đường kính lớn
11 d Đường kính nhỏ








LỜI NÓI ĐẦU

Huyện Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau nằm ở vị trí tận cùng của đất nước. Với địa
hình là một bán đảo, ba mặt tiếp giáp biển với bờ biển dài 98 km. Vùng biển Ngọc
Hiển nằm giao thoa giữa 2 ngư trường trọng điểm Đông Nam Bộ (bờ biển dài 72 km)
và Tây Nam Bộ (bờ biển dài 26 km). Trên vùng biển Ngọc Hiển có cụm đảo Hòn
Khoai giữ vai trò rất quan trọng đối với khai thác thủy sản và an ninh quốc phòng [21].
Hệ thống sông ngòi với mật độ dày đặc được nối với nhau tạo thành mạng lưới
chằng chịt và thông ra biển với nhiều cửa sông, rạch lớn nhỏ, trong đó có 5 cửa sông
lớn quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho nguồn tài nguyên
sinh vật biển ở vùng biển Ngọc Hiển đa dạng và phong phú vào bậc nhất nước ta. Với
lợi thế là một ngư trường có nguồn lợi hải sản giàu có cùng với điều kiện tự nhiên rất
thuận lợi cho nghề khai thác hải sản, nên Ngọc Hiển luôn là một trong những địa
phương có sản lượng khai thác cao của tỉnh Cà Mau.
Tuy nhiên, nghề khai thác hải sản ở Ngọc Hiển chủ yếu phát triển mạnh ở các

vùng nước gần bờ và ven đảo. Việc phát triển nhanh chóng đội tàu đánh bắt bằng các
nghề Te xiệp có công suất nhỏ đã dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm trong hoạt động
khai thác, đặc biệt là khai thác hải sản ven bờ.
Vùng biển ven bờ Ngọc Hiển đang ngày càng chịu nhiều sức ép do các hoạt động
khai thác hải sản quá mức của con người như: sử dụng kích thước mắt lưới quá nhỏ,
khai thác quá mức, sử dụng các phương pháp khai thác hủy diệt, sử dụng các loại ngư
cụ khai thác có hại, ô nhiễm môi trường… Nhìn chung nguồn lợi hải sản ven bờ đang
ngày càng suy giảm cả về chất lượng và số lượng. Nhiều dấu hiệu cho thấy sự bền
vững của nghề khai thác hải sản ven bờ ở Ngọc Hiển đang đứng trước những thử thách
nghiêm trọng. Mặt khác, mọi hoạt động khai thác hải sản ven bờ, đặc biệt là hoạt động
khai thác hải sản của những loại nghề gây xâm hại nguồn lợi như nghề Te xiệp vẫn
đang diễn ra khá tự do và càng trở nên khó kiểm soát.
Trước thực trạng đó, vấn đề cấp thiết cần giải quyết là điều chỉnh cơ cấu nghề
nghiệp nhằm giảm áp lực khai thác đối với nguồn lợi hải sản ven bờ trên cơ sở khai
thác hợp lý và bền vững nguồn lợi hải sản. Nghiên cứu đề xuất các phương pháp
chuyển đổi công nghệ khai thác hải sản ven bờ trên cơ sở giảm dần những nghề có ảnh
hưởng xấu đến nguồn lợi như nghề Te xiệp.
Từ thực trạng nguồn lợi và khai thác hải sản ở các vùng nước ven bờ Ngọc Hiển
nêu trên cũng như nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp khai thác hải sản ven bờ của cộng
đồng ngư dân nghề Te xiệp. Vấn đề cấp bách đặt ra là giảm cường độ khai thác vùng
ven bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác hợp lý, đảm bảo sinh kế cho ngư dân
ven biển góp phần phát triển bền vững nghề khai thác hải sản. Do đó, việc nghiên cứu
giải pháp để chuyển đổi nghề Te xiệp là một yêu cầu bức thiết.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số giải
pháp để chuyển đổi nghề Te xiệp ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau” là rất cần thiết.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đánh giá thực
trạng và đề xuất một số giải pháp hợp lý để chuyển đổi nghề Te xiệp. Tăng cường việc
bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững ngành thủy
sản ở địa phương.







CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Hiện nay, tình trạng khai thác hải sản ven bờ ở nhiều nước trên thế giới cũng như
khu vực Đông Nam Á đều đã quá mức cho phép, nguồn lợi cạn kiệt, hiệu quả kinh tế
của các hoạt động khai thác giảm dần. Các nước đều nhận thấy tầm quan trọng của
việc quản lý và phát triển nghề cá ven bờ theo hướng bền vững, đưa ra các chính sách
hạn chế số lượng tàu thuyền khai thác, cấm và hạn chế hoạt động các ngư cụ và
phương pháp khai thác có hại, đồng thời cũng có các giải pháp hiệu quả để giải quyết
việc làm cho số lao động dư thừa trong quá trình thực thi chính sách. Kiểm soát chặt
chẽ và phát triển nghề khai thác hải sản ven bờ bền vững [29].
Năm 1995, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) đã
đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm. Năm 1997, trên cơ sở Bộ Quy tắc
này, Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã xây dựng bản hướng
dẫn chi tiết về nghề cá có trách nhiệm (Code of Conduct for Responsible Fisheries)
phù hợp với điều kiện nghề cá các nước Đông Nam Á, trong đó mục 7.6.4 có ghi “các
hình thức đang tồn tại của các ngư cụ, phương pháp và hoạt động thực tế phải được
kiểm tra và phải có các biện pháp đảm bảo rằng nếu ngư cụ, phương pháp và hoạt
động đó không theo đúng việc đánh bắt có trách nhiệm thì cần phải loại bỏ và thay thế
bởi các biện pháp được chấp nhận khác” [28] và mục 8.4.2 ghi rõ “các quốc gia phải
cấm sử dụng chất nổ, chất độc và các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt khác”
[28].
Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNPF), hơn 2/3 nguồn lợi hải sản trên thế giới
bị khai thác quá mức. Điều này đã làm cho hoạt động nghề cá chuyển sang quy mô lớn

hơn và việc sử dụng ngư cụ hủy diệt cũng gia tăng nhằm khai thác triệt để nguồn lợi.
Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEF), các phương pháp khai thác
hủy diệt là mối đe dọa lớn nhất vì nó không những làm cho nguồn lợi suy giảm nhanh
chóng mà còn tàn phá các hệ sinh thái môi trường. Các phương thức khai thác hủy diệt
nguy hiểm nhất phải kể đến là lưới Kéo, Te đẩy, thuốc nổ, chất độc Cyanua. Tác hại
của lưới Kéo, Te đẩy là vơ vét toàn bộ nền đáy, đe dọa đến đa dạng sinh học.
Theo thống kê của FAO, nhiều vùng biển “giàu có” của thế giới nay đã trở nên
nghèo nàn, 12/16 vùng nghiên cứu cho thấy ít nhất 70% trữ lượng cá đã bị khai thác
hoàn toàn hoặc khai thác quá mức. Nguồn lợi thủy sản có 590 đối tượng kinh tế thì
47% bị khai thác hoàn toàn, 18% bị khai thác quá mức và 9% bị cạn kiệt hoàn toàn
trong đó có sự đóng góp đáng kể của các nghề lưới Kéo, Te xiệp, lưới Rùng Điều
này cho thấy chúng ta đã vượt qua ngưỡng khai thác cực đại và cần phải có những biện
pháp quản lý phù hợp để hạn chế việc khai thác nguồn lợi [32].
Trước nguy cơ nguồn lợi hải sản, hệ sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng bởi các
nghề khai thác có tính chọn lọc thấp như Te xiệp, lưới Kéo, lưới Rùng và các phương
pháp khai thác hủy diệt như xung điện, chất nổ, chất độc. Một số giải pháp về khai
thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản hợp lý được áp dụng trên thế giới như sau [31]:
1 Giảm số lượng tàu thuyền khai thác và chuyển đổi nghề nghiệp:
Từ giữa thập kỷ 90 Mỹ giảm sản lượng khai thác bằng cách loại bỏ tàu cũ và các
nghề gây xâm hại nguồn lợi, hỗ trợ vốn để đóng tàu làm các nghề không hủy diệt
nguồn lợi.
Trung Quốc loại bỏ hoàn toàn các tàu nhỏ cũ nát khai thác ven bờ, kém hiệu quả
như lưới Kéo, Te xiệp và tăng cường tập huấn cho ngư dân về các nghề khai thác hiệu
quả và nghề nuôi trồng thủy sản.
Nhật Bản và châu Âu thực hiện chương trình cắt giảm cường lực khai thác và áp
dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển đổi lực lượng khai thác ven bờ sang nuôi
trồng thủy sản [32].
Chi Lê từ năm 2000, cấm mọi hoạt động khai thác hải sản từ 5 hải lý trở vào bờ,
chuyển ngư dân sang nuôi cá Hồi xuất khẩu đứng thứ nhì thế giới 171.000 tấn.
Liên minh châu Âu cắt giảm 2% tàu khai thác hàng năm. Số lượng tàu cá giảm từ

96.000 chiếc (2000) xuống 88.701 chiếc (2003). Trong đó, 13% tàu lưới Kéo, 6% tàu
lưới Rùng, 3% tàu lưới Rê, 16% tàu câu và 62% là tàu Te xiệp, Vó mành, nghề khác
[26].
Từ năm 1983 - 1998, Hà Lan cắt giảm 32% số lượng tàu thuyền các nghề ven bờ
như lưới Kéo, Te xiệp, lưới Rùng và 7% cường lực khai thác. Kết quả là ngành khai
thác Hà Lan đã tăng lợi nhuận vào năm 1998 [26].
Phát triển nghề nuôi hải sản để bù đắp hải sản thiếu hụt, giải quyết sinh kế cho
ngư dân thất nghiệp do cắt giảm tàu thuyền đánh cá hoặc các nghề cấm khai thác là
giải pháp được nhiều nước áp dụng [17]. Đây là giải pháp quan trọng mang lại hiệu
quả nhanh chóng trong việc giảm áp lực cho nghề khai thác ven bờ.
Nhật Bản, Nauy, Anh, Chi Lê, Hy Lạp, Indonesia, Philippin đã phát triển nghề
nuôi nhân tạo một số đối tượng hải sản để thay thế cho nghề khai thác các loài này
ngoài tự nhiên vì nguồn lợi đã cạn kiệt và tạo việc làm cho một số ngư dân đánh cá bị
cấm khai thác.
2 Xây dựng các khu bảo tồn biển và rạn nhân tạo:
Tại Tanzania, Chính phủ đã tổ chức thiết lập các khu bảo tồn tự nguyện ở các
ngư trường trọng điểm để hạn chế tình trạng đánh cá hủy diệt tràn lan. Sau một thời
gian triển khai, việc sử dụng các phương pháp khai thác hủy diệt để khai thác cá giảm
đáng kể và nguồn lợi hải sản phục hồi rõ rệt [36].
Malaysia từ năm 1994, vùng từ 2 hải lý trở vào bờ của 38 hòn đảo trở thành khu
bảo tồn biển, duy trì đa dạng sinh học [36].
Thái Lan xây dựng 6 km rạn san hô nhân tạo tại vùng biển ven bờ thuộc tỉnh
Nakhomsithammarat [35].
Đài Loan thiết lập các khu bảo tồn biển, các rạn nhân tạo và các khu vực cấm
khai thác dọc theo bờ biển, thực hiện việc thả giống ra biển để tăng nguồn lợi hải sản
[10].
3 Cấm có thời hạn một số loại nghề:
Pêru cấm các nghề khai thác cá Cơm, cá Trích trong mùa sinh sản (từ 21/4 đến
20/5).
Trung Quốc từ 1995 - 2001 cấm đánh bắt cá bằng lưới Kéo đáy, Đăng chắn, Te

xiệp từ 1/7 - 16/9 ở Bắc Hoàng Hải, từ 16/6 - 16/9 ở Nam Hoàng Hải. Trên biển Đông
cấm tất cả các loại nghề trừ lưới Rê và câu từ 1/6 - 1/8.
Malaysia từ năm 1983 cấm mọi hoạt động khai thác từ 8 km vào bờ [36].
4 Cấm hẳn các nghề khai thác mang tính tàn phá nguồn lợi:
Trung Quốc cấm nghề lưới Kéo, Te xiệp hoạt động trong vùng từ 12 hải lý trở
vào bờ.
Thái Lan từ năm 1972 cấm nghề lưới Kéo và Te đẩy hoạt động ở vùng cách bờ
3.000 m [15].
Philippine cấm tất cả các dạng đánh bắt cá bất hợp pháp và phương pháp khai
thác huỷ diệt như lưới Kéo, Te xiệp, dùng chất nổ, chất độc, kích thước mắt lưới nhỏ
[8].
Malaysia cấm tất cả các ngư cụ và phương pháp khai thác có hại như Te xiệp,
lưới Kéo, xung điện, chất nổ, chất độc.
Indonesia từ năm 1985 cấm nghề lưới Kéo, Te xiệp trong toàn bộ vùng biển của
mình; Từ bờ đến 3 hải lý cấm loại tàu trên 10 cv, từ 3 - 7 hải lý cấm loại tàu trên 50 cv,
từ 7 - 12 hải lý cấm loại tàu trên 200 cv.
5 Xây dựng chính sách phát triển bền vững nghề cá:
Trung Quốc: Cấp giấy phép đánh cá theo vùng và ngư trường; Đưa ra trần hạn
mức mã lực cho mỗi vùng biển; Cấm các ngư cụ và phương pháp đánh bắt có hại như
lưới Kéo đáy, Te xiệp, dùng mìn, chất độc…
Thái Lan: Cấp giấy phép cho tàu đánh cá; Thiết lập chương trình quản lý nghề cá
ven bờ với sự tham gia của cộng đồng ngư dân ven biển
Malaysia giảm cường lực khai thác thông qua việc cấp giấy phép đánh cá cho tàu
cá; Phân chia ngư trường cho nghề cá qui mô nhỏ và nghề cá công nghiệp. Thúc đẩy
sự tham gia của cộng đồng ngư dân trong quản lý nghề cá.
Indonesia phát triển nghề nuôi để giảm áp lực khai thác ven bờ; Điều chỉnh phân
chia vùng đánh bắt; Tăng cường tham gia của cộng đồng trong quản lý nguồn lợi thuỷ
sản.
Đài Loan tăng cường giám sát các hoạt động đánh cá bất hợp pháp như sử dụng
chất nổ, xung điện, chất độc Tiến hành đánh giá và thực hiện cơ chế quản lý sở hữu

thuỷ sản vùng lãnh hải nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản khu vực này.
Theo Jeanette Fitzsimons (2002), để bảo vệ tốt hệ sinh thái và nguồn lợi ven bờ,
khai thác đảm bảo tính bền vững, các quốc gia cần thực hiện các công việc sau:
Cần có những biện pháp quản lý ngư cụ và khai thác hợp lý. Nghiêm cấm các
loại ngư cụ phá hoại hệ sinh thái và ảnh hưởng đến các loài khác như lưới Kéo, Te
xiệp… Hạn chế tối đa sử dụng các loại ngư cụ ảnh hưởng đến sinh cảnh, đặc biệt là
những vùng nhạy cảm như các vùng sinh sản và cư trú của cá con. Loại bỏ các loại
ngư cụ hủy diệt cũng như chất độc, thuốc nổ…[27].
Một số nơi ven bờ nguồn lợi đã suy giảm nghiêm trọng thì cần phải nghiêm cấm
tất cả ngành nghề khai thác [27].
Chính phủ phải loại bỏ những tàu khai thác quá cũ và không hiệu quả. Cần phải
có kinh phí hỗ trợ cho ngư dân bị sa thải hay chuyển đổi sang những hoạt động khác
[27].
Nhằm bảo vệ tài sản tự nhiên chung của xã hội, quyền khai thác không còn là cá
nhân. Ngoài ra, phải có những quy định xử phạt cụ thể cho những trường hợp làm
nguy hại đến môi trường và sinh cảnh [27].
6 Các giải pháp giải quyết sinh kế cho ngư dân chuyển đổi nghề
Các văn bản pháp luật để cấm đánh bắt hoặc cắt giảm số tàu đánh cá nói chung
và nghề Te xiệp nói riêng sẽ khó trở thành hiện thực khi không giải quyết được vấn đề
sinh kế cho ngư dân. Vì mưu sinh, họ sẽ tìm mọi cách để đánh bắt cá, bất chấp các
lệnh cấm.
Nhận thức được điều này, mỗi nước có cách giải quyết riêng phù hợp với điều
kiện từng nước:
Nauy mua lại số tàu thuyền đánh cá bị cắt giảm hoặc cấm hoạt động để ngư dân
có tiền chuyển đổi nghề.
Canada mua lại tàu thuyền bị cấm đánh bắt rồi đánh đắm làm rạn nhân tạo. Sau
đó có trợ cấp cho những ngư dân bị thất nghiệp.
Trung Quốc hỗ trợ cho ngư dân nghèo làm nghề khai thác hải sản ven bờ chuyển
đổi nghề nghiệp.
Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc mua lại tàu thuyền cũ của ngư dân. Cấp tiền dào

tạo nghề cho những ngư dân chấp nhận chuyển sang nghề khác.
Tóm lại, Te xiệp là nghề đánh bắt có hại vì đánh bắt quá nhiều tôm, cá con. Hiệu
quả kinh tế của nghề Te xiệp không cao, thu nhập của ngư dân thấp nhưng sự phá hại
của nghề Te xiệp đối với nguồn lợi hải sản ven bờ rất lớn. Vì vậy, nghề Te xiệp đã bị
hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực đưa ra các điều luật cấm và hạn chế.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của từng nước mà mỗi nước có biện pháp quản lý khác
nhau đối với nghề Te xiệp. Phần lớn các nước đều có những điều luật cấm sự hoạt
động của nghề Te xiệp, nhưng lại không có những giải pháp chung để hướng dẫn và
hỗ trợ người dân chuyển đổi sang các ngành nghề khác.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được Nhà nước quan tâm từ năm 1989
thông qua Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sau đó Chính phủ và Bộ Thủy sản đã
có thông tư hướng dẫn, Luật thủy sản có hiệu lực từ năm 2004 và Chính phủ, Bộ thủy
sản, UBND một số địa phương ven biển đã ban hành nhiều quyết định, thông tư, chỉ
thị để triển khai. Tuy nhiên cường độ khai thác ở vùng biển ven bờ tiếp tục gia tăng,
tình trạng phá hoại nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản ven bờ đã và
đang diễn ra hết sức nghiêm trọng trên diện rộng trong đó có sự “đóng góp” không nhỏ
của nghề Te, xiệp [18].
Do số lượng tàu thuyền đánh cá, trong đó có nghề Te xiệp tăng lên nhanh chóng
cùng với những phương pháp khai thác hủy diệt như chất nổ, xung điện đã làm cho
nguồn lợi hải sản ven bờ suy kiệt nhanh chóng, nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt
chủng [9]. Các bãi tôm tự nhiên bị khai thác vượt quá xa mức cho phép nên ngay tại
một số bãi tôm chủ yếu năng suất khai thác đã giảm rõ rệt. Ví dụ bãi tôm Mỹ Miều
(Quảng Ninh), mật độ sản lượng năm 1993 chỉ bằng 45% của năm 1975 [4], ở vùng
biển Tây Nam Bộ trữ lượng tôm giảm 25% [7]. Để bổ sung nguồn tôm giống, trong
thời gian gần đây một số địa phương đã thả tôm giống ra biển. Tuy nhiên, do việc lựa
chọn địa điểm thả chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết, vì vậy hiện tại vẫn chưa có
căn cứ đánh giá hiệu quả của việc thả giống [2].
Điều 13 của Luật thủy sản ghi rõ: “Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven

bờ…” nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức [14].
Nghề Te xiệp phổ biến rộng rãi ở hầu hết các tỉnh ven biển nước ta. Đây là loại
nghề đánh bắt hải sản ở vùng nước nông ven bờ. Ngư trường chủ yếu là các vùng nước
có độ sâu nhỏ hơn 10 m nước.
Cấu tạo của nghề Te bao gồm: Tàu, lưới, sào và guốc trượt, cụ thể:
- Lưới: có dạng túi, kích thước mắt lưới ở đụt rất nhỏ (2a = 10 - 18 mm).
- Sào và guốc trượt: dùng 2 sào (mỗi sào ở một bên mạn tàu) để mở miệng lưới.
Đầu mỗi sào có một guốc trượt để trượt trên đáy biển và phao nâng để nâng đầu sào
không bị cắm bùn trong quá trình đẩy te.
- Tàu: thường dùng tàu có công suất máy nhỏ. Một số tỉnh Nam Bộ sử dụng tàu
có công suất 46 - 150 cv.
Te di chuyển được nhờ sức đẩy của tàu.
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản (dự án ALMRV), tỷ lệ cá tạp
trong thành phần sản lượng của nghề Te, xiệp chiếm 90 - 93%. Kết quả phân tích
thành phần sản lượng nghề Te xiệp ở Cà Mau chiếm 70 - 90% sản lượng tôm đánh bắt
được là các loài tôm Chì, tôm Thẻ, tôm Sắt chưa trưởng thành. Trọng lượng cá thể tôm
đánh bắt được chỉ đạt kích cỡ nhỏ: tôm Thẻ 7 - 15g/con; tôm Chì 2,6 - 9,6g/con. Rõ
ràng sự hoạt động của nghề Te xiệp đã mang lại tác hại rất lớn đối với nguồn lợi tôm.
Trong khi đó, thu nhập của người dân nghề Te xiệp thấp, do phần lớn sản lượng đánh
bắt được là tôm, cá con [23].
Năm 2004, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thống kê theo báo cáo của các
địa phương, cả nước có 1.640 tàu thuyền nghề Te xiệp, trong đó nhiều nhất là các tỉnh
Bắc Trung Bộ 898 tàu, điển hình là Quảng Bình 469 tàu, vùng Đông - Tây Nam Bộ
575 tàu, trong đó nhiều nhất là Cà Mau 541 tàu.
Tháng 11/1999, Sở thủy sản Khánh Hòa triển khai đề tài nghiên cứu “Quản lý
nguồn lợi thủy sản ven bờ trên cơ sở cộng đồng tại các thôn biển của xã Ninh Ích,
huyện Ninh Hòa”. Ninh Ích là một trong 7 xã ven đầm Nha Phu, có 202 tàu thuyền
đánh cá, bao gồm 120 thuyền thủ công và 82 tàu thuyền máy với công suất bình quân
15 CV/chiếc làm các nghề lưới Rê, lưới Kéo và Te xiệp điện, trong đó nghề lưới Kéo,
Xiệp điện bị cấm hoạt động khai thác theo Chỉ thị số 26/CT - UB của UBND tỉnh

Khánh Hòa về việc nghiêm cấm các nghề lưới Kéo, Te xiệp điện trong đầm Nha Phu.
Mục tiêu của đề tài là khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản trong đầm Nha Phu và giải
quyết sinh kế cho các hộ ngư dân để giảm tỷ lệ số hộ có mức độ phụ thuộc 100% vào
nghề đánh cá xuống còn 69,5%. Hướng giải quyết sinh kế cho ngư dân là chuyển đổi
một số hộ sang nghề nuôi các đối tượng dễ nuôi, đầu tư ít vốn, có đầu ra ổn định. Số
còn lại chuyển sang nghề lưới Rê và nghề lặn kết hợp lưới Mành bắt tôm Hùm giống
phục vụ nghề nuôi tôm Hùm lồng. Kết quả, nghề lưới Kéo và nghề Xiệp điện về cơ
bản đã chấm dứt hoạt động [16].
Ngày 29/6/1999, UBND tỉnh Kiên Giang có Quyết định 1236/QĐ - UB cấm
nghề Te xiệp, bóng mực, lưới Kéo ven bờ hoạt động tại vùng biển Kiên Giang. Đồng
thời đã có chính sách chuyển đổi cho ngư dân đang làm các nghề nghề Te xiệp, bóng
mực, lưới Kéo ven bờ sang các nghề lưới Rê, câu, nhờ vậy tình trạng khai thác hủy
diệt đã được hạn chế, nguồn lợi hải sản ven bờ đã và đang được phục hồi phát triển
[13]. Tuy nhiên, các chủ trương, chính sách của tỉnh hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi
nghề, tạo công ăn việc làm và ổn định cuộc sống chưa được nhiều. Các kế hoạch, giải
pháp của các ngành, các cấp chưa cụ thể hóa đồng bộ.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Đất
Mũi thành vườn Quốc gia mũi Cà Mau gồm cả diện tích khu vực bãi bồi và xây dựng
khu vực này thành khu bảo tồn biển, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành nhiều văn bản
cấm các nghề khai thác trong khu vực cấm 26.000 ha bãi bồi. Nhưng do áp lực về kế
sinh nhai, một bộ phận ngư dân vẫn tiếp tục hoạt động đánh bắt, đặc biệt là nghề Te
xiệp kết hợp xung điện để khai thác hải sản làm cho tình trạng khai thác trong vùng
này ngày càng trở nên quá mức và phức tạp hơn, làm cho các hệ sinh thái bị phá vỡ và
nguồn lợi hải sản suy giảm nghiêm trọng [1].
Ngày 06/12/2002, Bộ Thủy sản đã có Thông tư 02/2002/TT - BTS, hướng dẫn
thực hiện Nghị định 86/2001/NĐ - CP ngày 16/11/2001 của Chính phủ về điều kiện
kinh doanh các ngành nghề thủy sản, trong đó có quy định về tuyến khai thác: từ bờ ra
3 hải lý từ ngày 1/1/2003 cấm các nghề Te, xiệp, xịch, trũ, rùng hoạt động.
Ngày 08/12/2005, Bộ thủy sản đã có Chỉ thị 10/2005/CT - BTS, về việc ngăn
chặn nghề cào bay và các hoạt động khai thác thủy sản trái phép tại tuyến bờ, tuyến

lộng.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Thủy sản cũng đã ban hành các quyết định về cấm
khai thác các loài thủy sản quý hiếm (Trai ngọc, cá Cháy, Chình mun…); các đối
tượng và khu vực bị cấm khai thác có thời hạn trong 1 năm (quần đảo Cô Tô, ven bờ
biển Cà Mau…). Cấm vô thời hạn hoặc hạn chế số lượng các nghề khai thác hải sản có
ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi như Te xiệp, Đăng đáy… Cấm phát triển các nghề kết
hợp ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng; các nghề Te xiệp, xịch, Đáy sông,
biển. Đây là việc làm rất tích cực nhằm bảo vệ các loài thủy sản quý hiếm và các đối
tượng khai thác mà trữ lượng bị suy giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị tuyệt
chủng.
Năm 2004 và 2005, trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật
và kinh tế để chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề khác không xâm hại nguồn lợi hải
sản”, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản đã triển khai xây dựng thành công 5 mô
hình chuyển đổi nghề Te xiệp khai thác hải sản ven bờ sang nghề thích hợp khác
không xâm hại nguồn lợi hải sản ở một số địa phương trọng điểm, các mô hình chuyển
đổi này đã đạt được những hiệu quả nhất định về mặt kinh tế và xã hội, các hộ dân sau
khi chuyển đổi đều có thu nhập ổn định và cao hơn nghề Te xiệp nên không muốn
quay lại nghề cũ [5]:
- Mô hình chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề nuôi cá lồng trên biển tại Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Mô hình chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề nuôi cá Rô phi và cá Chẽm trên
cát tại Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Mô hình chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề lưới Rê cá Hố tại Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
- Hai mô hình chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề lưới Rê cước tại Ngọc Hiển và
Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Hạn chế của các mô hình chuyển đổi này là chỉ giới hạn mỗi mô hình 1 hộ ngư
dân. Như vậy, để nhân rộng mô hình trên phạm vi cả nước cần phải đưa ra được các
chính sách, giải pháp chung.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Để đưa ra giải pháp chuyển đổi nghề khai thác ven bờ nói chung và nghề Te xiệp
nói riêng nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ, các khối quốc gia và các quốc gia
khác nhau đã nghiên cứu áp dụng nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đều đưa lại những
hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có giải pháp nào giải quyết trọn vẹn.
Nhìn chung, các nước đều phải áp dụng đồng bộ một hệ thống giải pháp.
Trên cơ sở kinh nghiệm các nước, nước ta đã tiến hành nghiên cứu áp dụng một
số giải pháp ở quy mô nhỏ. Tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn còn bộc lộ
nhiều nhược điểm, cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.
Về khía cạnh pháp luật, chúng ta đã có Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản năm 1989, Luật thủy sản năm 2003. Chính phủ, Bộ thủy sản, UBND một số
tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để cấm các phương pháp đánh bắt hủy diệt và một số
nghề như Te, xiệp, lưới Kéo ven bờ Tuy số lượng nhiều nhưng hiệu lực thực tế của
các văn bản này rất thấp. Chất nổ dùng rất thường xuyên trong các nghề Te, xiệp,
Mành Xung điện dùng phổ biến trong nghề Te xiệp, lưới Kéo ven bờ Tình trạng
khai thác hải sản chưa đạt quy cách thương phẩm diễn ra ở nhiều loại ngư cụ như lưới
Kéo, lưới Rùng, Te xiệp, Đăng đáy Sở dĩ tồn tại tình trạng này vì các lệnh cấm
không kèm theo các giải pháp giải quyết sinh kế cho người dân.
Thả rạn nhân tạo mới chỉ diễn ra trong phạm vi nghiên cứu ở quy mô nhỏ. Muốn
mở rộng sẽ không có nguồn kinh phí để thực hiện. Việc mua tàu của dân để đánh đắm
làm rạn nhân tạo là không khả thi ở nước ta, vì chúng ta khó tìm được nguồn kinh phí
và vật liệu vỏ của những tàu phải đánh đắm không phù hợp với vật liệu làm rạn nhân
tạo.
Xây dựng khu bảo tồn biển dựa vào nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế sẽ rất
hạn chế. Mặt khác, sau khi dự án quốc tế chấm dứt, không còn nguồn kinh phí để duy
trì và phát huy kết quả đã đạt được, lại xảy ra tình trạng tái phạm các hành động xâm
hại nguồn lợi hải sản.
Vấn đề cấp thiết nước ta cần nghiên cứu giải quyết là nâng cao nhận thức, giải
quyết sinh kế cho ngư dân và tổ chức họ tự giám sát lẫn nhau vì lợi ích chung của cộng
đồng.
Đề tài này tập trung nghiên cứu một số giải pháp để chuyển đổi nghề Te xiệp

sang nghề khác ở huyện Ngọc Hiển, Cà Mau. Đây là một trong những địa phương có
nghề Te xiệp phát triển mạnh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi hải sản
ven bờ.
IV. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, nguồn lợi hải sản ven bờ huyện Ngọc Hiển đang được khai
thác với cường độ ngày càng cao. Bên cạnh lợi ích thu được từ khai thác nguồn lợi
biển, hoạt động khai thác của con người đã gây rất nhiều tác động đối với tài nguyên
và môi trường biển. Sự khai thác quá mức và không hợp lý ở vùng ven bờ đang là mối
đe dọa lớn cho nhiều loài sinh vật biển, đó cũng là nguyên nhân làm mất cân bằng tự
nhiên của quần xã sinh vật biển ven bờ. Việc sử dụng các nghề đánh bắt mang tính hủy
diệt hoặc gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi quần đàn còn đang phổ biến ở
nhiều nơi.
Các loại phương tiện khai thác ven bờ vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt là nghề Te,
xiệp. Tình trạng khai thác hải sản bằng nghề Te, xiệp làm hủy hoại môi trường và
nguồn lợi hải sản ven bờ nghiêm trọng. Te, xiệp là nghề truyền thống của một bộ phận
ngư dân địa phương. Sản phẩm khai thác chiếm đa số là tôm, cá nhỏ. Mặt khác, ở một
số địa phương ven biển, những ngư dân sau khi bị cấm làm nghề Đăng, đáy đã quay
sang làm nghề Te, xiệp để đánh bắt hải sản, gây nguy hại và khó khăn trong công tác
quản lý bảo vệ nguồn lợi.
Trước thực trạng nguồn lợi đang ngày cảng giảm sút, nhiệm vụ bức thiết cần phải
hạn chế hoạt động của nghề Te, xiệp khai thác ven bờ, đặc biệt là vùng nước từ 10 m
nước trở vào bờ là nơi sinh trưởng của các loài hải sản để bảo vệ nguồn lợi hải sản ven
bờ.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày
11/01/2006, trong đó có mục tiêu “đến năm 2010 tổng số tàu thuyền tham gia khai
thác hải sản giữ ở mức 50.000 chiếc” với cơ cấu tàu thuyền dưới 45 cv chiếm 30.000
chiếc [24], [19]. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu này, việc đưa ra các chính sách phù
hợp cùng với các giải pháp sinh kế cho ngư dân thay thế các nghề khai thác nhỏ vùng
biển ven bờ, trong đó có nghề Te xiệp là vô cùng cần thiết.

Te xiệp là nghề đánh bắt có hại vì đã đánh bắt quá nhiều tôm, cá con và sự phá
hại của nghề này đối với nguồn lợi thủy sản là rất lớn. Vì vậy, ở các nước trên thế giới,
đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á đã đưa ra các điều luật cấm và hạn
chế nghề Te xiệp. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của từng nước mà mỗi nước có biện
pháp quản lý khác nhau. Hầu hết các nước đều có những điều luật cấm sự hoạt động
của nghề này, tuy nhiên chưa có nhiều mô hình và các giải pháp phù hợp để hướng dẫn
và hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề khác không xâm hại nguồn lợi
hải sản.
Ở nước ta, nghề Te, xiệp phổ biến rộng rãi ở hầu hết các tỉnh ven biển. Tình
trạng phá hoại nguồn lợi hải sản ven bờ đã và đang diễn ra hết sức nghiêm trọng trong
đó có sự “đóng góp” không nhỏ của nghề Te, xiệp. Tuy vậy, vẫn chưa có nhiều đề tài
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
Mặt khác, các văn bản pháp luật cũng như các biện pháp về việc hạn chế, ngăn
cấm các nghề khai thác ven bờ xâm hại nguồn lợi như nghề Te xiệp chưa đi vào cuộc
sống vì người dân chưa có các giải pháp chuyển đổi nghề thích hợp để đảm bảo sinh
kế của họ. Các mô hình chuyển đổi nghề Te xiệp khai thác ven bờ đến nay vẫn chưa
được nhân rộng vì còn thiếu nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ và các giải pháp thực thi
trong việc chuyển đổi nghề cho ngư dân. Ở một số ngành nghề khác, khi đưa ra các
quy định cấm sản xuất kinh doanh, đã có giải pháp chuyển đổi cho các ngành nghề này
và đã mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã hội.
Hiện nay, khi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống còn thiếu thốn, trình độ dân trí còn
thấp, kỹ thuật khai thác còn lạc hậu và nghề Te xiệp nói riêng vẫn duy trì và phát triển
thì nguồn lợi ven bờ còn bị suy thoái là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc nghiên
cứu giải pháp để chuyển đổi nghề Te xiệp là một yêu cầu bức thiết.
Từ thực tế về hoạt động của nghề Te xiệp trên thế giới và trong nước cho thấy,
Te xiệp là nghề mà hoạt động của nó có tác hại rất lớn đến môi trường sinh thái và sự
bền vững về nguồn lợi. Đã có một số công trình nghiên cứu với các giải pháp đề ra cho
vấn đề này được thực hiện song kết quả đưa lại cũng còn nhiều hạn chế. Một thực tế
đặt ra là phải nghiên cứu các giải pháp hợp lý cho việc chuyển đổi nghề này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, trường Đại học Nha Trang đã giao cho tôi thực hiện

đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp để chuyển đổi nghề Te xiệp ở huyện Ngọc Hiển,
tỉnh Cà Mau” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đánh giá thực trạng và
đề xuất một số giải pháp hợp lý để chuyển đổi nghề Te xiệp. Tăng cường việc bảo vệ
nguồn lợi và góp phần vào sự phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản.
V. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Te xiệp là nghề khai thác ở vùng nước ven bờ, vùng cửa sông gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn lợi hải sản. Tỷ lệ tôm, cá con chưa đến tuổi trưởng thành
trong sản lượng đánh bắt của nghề này luôn chiếm tỷ lệ rất cao.
Để đạt mục đích là đánh bắt được càng nhiều tôm, cá càng tốt thì việc sử dụng
thuốc nổ, xung điện trong quá trình khai thác bằng nghề Te xiệp vẫn thường xuyên xảy
ra trên diện rộng và ngày càng nghiêm trọng.
Trong nghiên cứu lý thuyết, mong muốn xác định được ảnh hưởng của các yếu tố
ngư cụ, phương pháp đánh bắt đối với tỷ lệ tôm, cá nhỏ trong sản lượng đánh bắt và
điều khiển chúng trong quá trình sản xuất là mong đợi của nhiều nhà nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực thủy sản.
Cùng với những phương pháp đánh giá và nghiên cứu thực tế, đề tài có ý nghĩa
về mặt lý luận là đánh giá được sự tác động của nghề Te xiệp đối với nguồn lợi hải sản
và môi trường hệ sinh thái ven bờ cũng như hiệu quả kinh tế của nghề Te xiệp.
Đề tài thực hiện có ý nghĩa thực tiễn cao thể hiện trên cơ sở giải quyết thực tế ở
tầm vi mô và vĩ mô trong sản xuất nghề cá biển ở nước ta hiện nay.
Nguồn lợi hải sản ven bờ đang ngày càng cạn kiệt, các đội tàu khai thác hải sản
bằng nghề Te xiệp ngày càng khai thác quá mức và thường xuyên kết hợp sử dụng với
các phương tiện khai thác hủy diệt như chất nổ, xung điện để vơ vét nguồn lợi hải sản.
Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất được những giải pháp hợp lý để phát triển bền
vững đối với nghề Te xiệp.
Đề tài thực hiện sẽ góp phần giải quyết nhu cầu của các cơ quan quản lý và thực
thi pháp luật về khai thác thủy sản là nắm rõ được thực trạng của nghề Te xiệp và
những tác hại của nghề này gây ra đối với nguồn lợi hải sản ven bờ.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghề Te xiệp tham gia hoạt động
khai thác hải sản ở các vùng nước nông ven bờ huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: 06 tháng, từ tháng 3/2006 đến tháng 9/2006.
Địa điểm nghiên cứu: Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một số giải pháp hợp lý để chuyển
đổi nghề Te xiệp ở huyện Ngọc Hiển sang các nghề khác thích hợp nhằm góp phần
phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản của địa phương.
Để giải quyết được vấn đề nêu trên, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu một số nội
dung chủ yếu sau:
- Điều tra, khảo sát tình hình hoạt động của nghề Te xiệp tại huyện Ngọc Hiển,
tỉnh Cà Mau.
- Phân tích, đánh giá nghề Te xiệp ở vùng nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp để chuyển đổi nghề Te xiệp nhằm bảo vệ nguồn lợi
hải sản ven bờ.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát
Đề tài quán triệt nguyên tắc kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trên cơ
sở chọn mẫu ngẫu nhiên mang tính đại diện theo tiêu chí vùng nghiên cứu. Các chỉ báo
nghiên cứu sẽ được xác định cụ thể để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu nhằm đảm bảo
độ tin cậy và xác thực của thông tin thu được. Trên cơ sở thống kê, phân tích dữ liệu
thứ cấp và sơ cấp được thu thập qua các cuộc điều tra mẫu, đề tài tiến hành phân tích,
đánh giá theo từng nội dung đề ra.
Thông qua quá trình thu thập, phân tích các tài liệu liên quan và điều tra, khảo sát
thực tế nghề Te xiệp ở vùng nghiên cứu từ đó sử dụng các phương pháp phân tích
khoa học để đề xuất một số giải pháp chuyển đổi nghề Te xiệp ở huyện Ngọc Hiển.
Để có tư liệu về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, đề tài đã kế thừa

kết quả điều tra, khảo sát khi triển khai đề tài khoa học nghiên cứu các giải pháp kỹ
thuật và kinh tế để chuyển đổi nghề Te xiệp sang nghề khác không xâm hại nguồn lợi
hải sản [5] và các đề tài quy hoạch nghề khai thác hải sản ven bờ vùng biển Đông -
Tây Nam Bộ [3], quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Cà Mau [22].
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử
dụng là:
- Phương pháp phân tích tài liệu:
Trước khi tiến hành điều tra thực địa, đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài
liệu để bước đầu nắm được những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Kết quả của
phương pháp nghiên cứu này là nắm được tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở
đó, giúp cho việc chọn mẫu được chính xác hơn. Đồng thời, phương pháp này giúp
cho việc tìm hiểu, phát hiện những khía cạnh nghiên cứu chưa được đề cập.
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp phỏng
vấn sâu và phương pháp thảo luận nhóm tập trung.
Phương pháp này chủ yếu tìm hiểu nguyên nhân về các nội dung của đề tài được
tiến hành nghiên cứu. Việc nghiên cứu giải pháp để chuyển đổi nghề Te xiệp là vấn đề
xã hội - cá nhân phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của cộng đồng ngư dân. Do
đó, đề tài sử dụng phương pháp thảo luận nhóm gồm các chủ tàu và thành viên hộ gia
đình, các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương để thu thập thông tin thực hiện mục
tiêu của đề tài đề ra.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương pháp định lượng sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến (bảng hỏi cấu
trúc) trên cơ sở điều tra chọn mẫu. Phương pháp này được sử dụng nhằm đo lường
thực trạng của các vấn đề liên quan trong nội dung đề tài. Các phiếu trưng cầu ý kiến
được thiết kế cho nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động khai thác hải sản bằng nghề
Te xiệp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Tiến hành thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu hiện có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp thống kê để thống kê số lượng tàu thuyền nghề Te, xiệp.
Thống kê phân loại các nhóm tàu thuyền hoạt động nghề Te xiệp ở vùng nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra (theo mẫu in sẵn) kết hợp phỏng vấn
trực tiếp để tiến hành điều tra, khảo sát các hộ gia đình nghề Te xiệp nhằm đánh giá các
vấn đề kinh tế xã hội để xem xét các cơ hội chuyển đổi nghề cho ngư dân làm nghề Te
xiệp, bao gồm:
+ Điều tra thực trạng tàu thuyền, ngư cụ, sản lượng khai thác, hiệu quả kinh tế của
nghề Te xiệp.
+ Điều tra mức sống của hộ gia đình ngư dân, bao gồm: số nhân khẩu, trình độ
học vấn, tình trạng nhà cửa, thu nhập và chi phí của hộ gia đình…
+ Điều tra thực trạng nhu cầu, nguyện vọng chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ
gia đình ngư dân nghề Te xiệp.
- Sử dụng phương pháp điều tra, thống kê trên biển nhằm đánh giá sản lượng
trung bình mẻ lưới; phân tích thành phần sản lượng; tỷ lệ tôm, cá con trong sản lượng
mẻ lưới của nghề Te xiệp bằng các thiết bị, dụng cụ như thước đo, cân tiểu ly để kiểm
tra, đo đạc, kiểm chứng thực tế (hình 2.1).

×