Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận tiền đông dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 24 trang )

Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Mục lục
1
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
PHẦN A: TIỀN ĐÔNG DƯƠNG
I. Nguồn góc tên gọi và sơ lược về lịch sử “Đông Dương”
Khoảng giữa thế kỷ 18, các quốc gia nằm ven biển ở Châu Âu ra sức đóng
thêm nhiều thuyền buồm loại lớn, có thể đi xuyên các đại dương và chở được
nhiều hàng hóa. Lúc bấy giờ ở phương tây các giới như thủy thủ, thương nhân,
thám hiểm, truyền giáo và những kẻ thích phiêu lưu… đã nghe nói đến một miền
đất trù phú nằm rất xa ở phiá đông của Ấn Độ. Chốn ấy là điểm cuối cùng của lục
địa nếu tính từ tây sang đông. Nơi đó cũng có nhiều vương quốc, xã hội sống có tổ
chức về pháp quyền, giáo dục, tôn giáọ v v và nhất là người dân không hiếu
chiến. Khoảng từ năm 1790 trở về sau, sổ hải hành của người Đức bắt đầu thấy ghi
miền đất đó là "HINTERINDIEN" (phía sau Ấn Độ, BEYONINDIA) giới hành
hải Âu Châu bắt đầu dùng cái tên nầy và cứ thế địa danh "phía sau Ấn Độ" ngày
càng trở nên phổ biến hơn để nói đến một miền đất xa xăm ở tận cùng phía Đông
đại lục.
Năm 1812, một nhà địa lý học người Đan Mạch nhưng làm việc ở Pháp, ông
Matte Conrad Bruun dựa vào các nguồn nghiên cứu của mình đã công bố vùng đất
"Phía sau Ấn Độ" tuy có nhiều Vương quốc tự chủ, nhưng xã hội tại các nơi đó có
những dấu ấn về sự ảnh hưởng từ hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Hoa.
Ông nầy cũng nói thêm từ nay trong các công trình nghiên cứu của mình, ông sẽ
đặt tên mới cho vùng đất đó là INDOCHINE, nghĩa là vùng "Ấn Hoa"
(INDOCHINA, theo tiếng Anh). Một lần nữa, xã hội phương Tây mau chóng chấp
nhận cái tên INDOCHINE, riêng chữ HINTERINDIEN (Phía sau Ấn Độ) của
người Đức sớm đi vào quên lãng. Đối với người Việt Nam thời đó, không rõ ai là
người đã dịch chữ INDOCHINE thành Đông Dương. Tuy nhiên qua bao biến đổi
thăng trầm, hai chữ Đông Dương vẫn còn đó và in sâu vào tâm trí của người dân
nước Việt.
Xã hội Phương Đông (ORIENTAL) tự ngàn xưa, con người vốn chuộng


cảnh yên bình, ưa suy tư, hiếu hòa và khép kín. Với lối sống như thế, người Á
Đông đã trở thành mục tiêu thôn tính của thực dân phương Tây, một chủng người
thích xông xáo, thực dụng và rất hiếu động, lúc ấy đang ngang dọc khắp các đại
dương để cướp đất làm thuộc địa mà họ gọi là đi " khai hóa". Thế rồi các tàu buồm
của Pháp cũng tìm đến được Biển Đông Việt Nam. Sau những lần gây sóng gió
cùng các mưu sâu kế độc, thực dân Pháp lần hồi chiếm Cambodge năm 1863, Việt
Nam năm 1884 và Ai Lao năm 1893. Sau khi đặt ách thống trị trên ba quốc gia
2
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
nêu trên, Pháp đã cẩn thận đặt tên cho phần đất họ chiếm được là INDOCHINE
FRANCAISE (Đông Dương thuộc Pháp) để tránh sự nhầm lẫn với toàn vùng
Đông Dương là nơi có đến sáu quốc gia gồm: Miến Điện, Thái Lan, Mã lai Á, Việt
Nam, Cam Bốt, Ai Lao. Địa danh Đông Dương thuộc Pháp (gọi tắt là Đông Pháp)
ra đời trong bối cảnh nầy.
Mãi cho đến khi Pháp rời khỏi ba nước Việt-Miên-Lào sau trận Điện biên
Phủ 1954, hai chữ Đông Pháp chính thức được bãi bỏ. Tuy nhiên hai chữ Đông
Dưong vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nếu được nhắc đến thì chữ Đông Dương
(INDOCHINE) cùng chỉ mang một khái niệm như ban đầu, đó là một miền địa lý
gồm có sáu quốc gia mà xã hội có một phần ảnh hưởng từ hai nền văn hóa khác
nhau là Trung Hoa và Ấn Độ.
Ngày 17 -10-1887, thực dân Tây chính thức lập ra Liên Bang Đông Dương
thuộc Pháp (Union Indochine Francaise)… gồm miền Nam Việt Nam, miền Bắc
Việt nam, Cam Bốt và hai phần ba lãnh thổ Ai Lao (Trung và Hạ Lào) dù trên thực
tế Pháp chưa hoàn toàn kiểm soát hết lãnh thổ của ba nước Việt-Cam-Lào. Ngày
1-10-1888, Pháp cưỡng ép vua Đồng Khánh (còn nhỏ) và triều đình nhà Nguyễn
phải cắt ba thành phố lớn ra cho họ làm nhượng địa là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẳng. Đến năm 1983 sau khi kiểm soát được toàn lành thổ Cam Bốt và Ai Lao
(luôn phần thượng Lào), Pháp mới hợp thức hóa Liên Bang Đông Dương thuộc
Pháp và chia ra 6 phần đất khác nhau là: Lào, Cam Bốt, Tonkin miền bắc Việt
Nam (chữ Tonkin do Tây phát âm từ chữ Đông Kinh, tên củ của Hà Nội), An Nam

miền Trung Việt Nam (trên danh nghĩa do triều đình cai trị nhưng Pháp bảo hộ),
Cochin-China miền Nam Việt Nam (chữ Cochin do Tây phát âm từ địa danh Cửa
Cổ Chiên của sông Tiền Giang). Chữ China được ghép vào vì Pháp tránh sự nhầm
lẫn với một địa danh khác ở Ấn Độ cũng có tên là Kechi mà thực dân Anh gọi là
Cochin India), sau cùng là phần đất Cao Nguyên gồm nhiều sắc dân của đồng bào
thiểu số mà Pháp biết triều đình nhà Nguyễn chưa thật sự kiểm soát hết.
Tóm lại, hai chữ Đông Pháp hoặc Liên Bang Đông Dưong đều do thực dân
Pháp đặt ra và nó không còn có giá trị nào sau năm 1954. Riêng chữ Đông Dương
nó chỉ thuộc phạm trù địa lý, do một người ở xa cả chục ngàn cây số đặt ra và nó
chỉ có giá trị với các học giả, trí thức của thực dân mà thôi. Chúng ta là người dân
của cả ba nước Việt-Cam-Lào, từng bị thực dân cướp đất và cai trị thật tàn bạo gần
một trăm năm.
3
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
4
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
II. Hoàn cảnh đồng tiền Đông Dương du nhập vào Việt Nam
Từ thế kỷ 17 (thời Trịnh – Nguyễn Phân tranh) các thương thuyền của Châu
Âu đã đến Việt Nam. Việc buôn bán diễn ra khá tấp nập và bắt đầu xuất hiện
những đồng tiền ngoại thương đầu tiên tại Việt Nam để phục vụ cho việc trao đổi.
Một số nước lớn đã phát hiện ra nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và có dã tâm
xâm chiếm hòng vơ vét của cải. Pháp đã làm điều đó, năm 1859 Pháp chiếm Sài
Gòn, ngân hàng Đông Dương ra đời và người Pháp dần thay thế các đồng tiền
thương mại bằng đồng xu Đông Dương tại Nam Kỳ (Cochinchine), Trung Kỳ
(Annam), Bắc Kỳ (Tonkin), Cao Miên và Ai Lao. Đồng Đông Dương (tiếng
Pháp: piastre) đơn vị tiền tệ người Pháp cho phát hành và lưu thông tại Đông
Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954.
III. Đơn vị đếm và tên gọi của chúng:
Tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị piastre, cent/centime
và sapèque. Một piastre bằng 100 cent. Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo

triều đại. Theo tỷ lệ đó thì một đồng bạc Đông Dương có giá trị từ 200 đền
600 đồng tiền cổ truyền của người Việt. Mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc tiền
kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán,chữ Quốc ngữ, chữ
Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp.
Piastre phiên dịch sang chữ Hán thành 元 (nguyên); thông dụng gọi là đồng,
hoặc đồng bạc hay thậm chí ngắn gọn là bạc(khi tiền Đông Dương còn theo chế
độ bản vị bạc cho đến tháng 5, 1930),đến ngày 31/5/1930,một sắc lệnh của toàn
quyền Đông Dương quy định,mỗi đồng bạc Đông Dương có mệnh giá tương
đương 655mg vàng,lúc này đồng Đông Dương được chuyển sang chế độ bản vị
vàng. Do đó, đồng Đông Dương theo chế độ song bản vị. Cent tức sou khi phiên
âm sang chữ quốc ngữ thành xu. Người Việt Nam còn có thói quen gọi các tiền
mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc (gọi chệch từ âm giác của chữ Hán 角). Về
sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ quốc ngữ là hào và bằng chữ Hán là 毛
(mao). Sapèque tục gọi là đồng kẽm hay đồng điếu là đơn vị có giá trị nhỏ nhất.
5
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
IV. Lịch sử:
1. Tiền kim loại
Tiền kim loại: Đồng bạc Đông Dương được
phát hành để ổn định tình hình tiền tệ tại các xứ
thuộc địa của Pháp. Ban đầu đồng Đông Dương
mang giá trị tương đương với đồng peso Mexico,
thường gọi là đồng hoa xòe, đồng con cò hay đồng
con ó khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu
vực. Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm (tức
đồng điếu), bằng giá với một quan tiền cổ truyền.
Để có đơn vị nhỏ hơn để tiêu dùng, chỉ vài năm
sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp giao cho
Ngân hàng Đông Dương nhiệm vụ đúc ra đồng
centime, tức đồng 1 xu vào năm 1875, trị giá 5 đồng kẽm. Đồng centime hình tròn

nhưng đục thêm một lỗ bầu dục ở giữa tương tự như loại tiền cũ của người Việt vì
dân bản xứ quen lối xỏ dây xách đi thành một xâu.Năm 1879 thì thay thế đồng
centime cũ bằng đồng cent mới, kích thước lớn hơn nhưng giữ tỷ lệ giá trị 5 đồng
kẽm. Dân Việt gọi đồng cent đó là đồng xu lá bài hay đồng chiêm (gọi trại
centime). Ngoài ra còn có những đồng 10 centimes, 20 centimes (tục gọi là đồng
góc tư), 50 centimes (tục gọi là đồng ru-bi) và giá trị lớn nhất là 1piastre tức
$1.Thay vì đục lỗ ở giữa, những đồng tiền này xóa hẳn biểu tượng của cựu triều và
thay thế bằng dòng chữ République française vàCochinchine française. Mặt kia có
hình biểu tượng nước Pháp: Marianne. Người Việt quen dần gọi đồng bạc 1 piastre
đầu tiên đó của Ngân hàng Đông Dương là bạc hoa xòe giống như đồng peso
Mexico cũ vì phía sau Marianne có vầng hào quang tia sáng tỏa ra như cánh hoa.
Đồng piastre với trọng lượng 27,125 gram này được lưu hành với mục đích dần
loại bỏ tiền đồng con cò.
6
(Đồng hoa xòe peso Mexico
đúc năm 1838)
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Năm 1885, tiền đồng trị giá 1 xu, tiền bằng bạc trị giá 10, 20, 50 xu, và 1
đồng được phát hành. Tiếp theo là các đồng
trinh bằng đồng đục lỗ phát hành năm 1887.
Năm 1895 các đồng xu bằng bạc bị giảm khối
lượng, do giảm tỉ lệ tiền so với bạc.Từ năm
1896, đồng 1 xu cũng có lỗ. Năm 1923, phát
hành đồng 5 xu bằng hợp kim cupro-nickel
đục lỗ, tiếp theo là đồng nửa xu đục lỗ bằng
đồng vào năm 1935.
Năm 1939, đồng nửa xu bằng kẽm và các loại đồng 10 và 20 xu bằng
nickel và cupro-nickel được phát hành. Các đồng xu État Françaiseđược phát hành
trong thời gian 1942 và 1944 với các mệnh giá ¼, 1 và 5 xu. Cả 3 loại này đều có
lỗ, đồng ¼ xu bằng kẽm, hai đồng kia bằng nhôm. Năm 1945, các đồng 10 và 20

xu bằng nhôm được phát hành, theo sau là các đồng 5 xu và 1 đồng bằng nhôm
không đục lỗ. Những đồng tiền kim loại cuối cùng được phát hành dưới tên "Liên
bang Đông Dương".
Những đồng tiền kim loại kip đầu tiên của Lào ra đời năm 1952, trong khi
các đồng Việt Nam Cộng hòa và đồng riel Campuchia ra đời năm 1953.
2. Tiền giấy đầu tiên:
Về tiền giấy thì tờ giấy bạc Đông Dương được lưu hành đầu tiên ở Nam kỳ.
Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ra ngày 5 tháng 7 năm 1881 đã quy định đồng bạc
Đông Dương là đơn vị dùng trông việc giữ sổ sách cùng soạn ngân sách, và kể từ
niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị này.
Sau khi Pháp tiếp tục gây hấn ở Đông Dương và triều đình Huế phải chấp
nhận Hòa ước Quý Mùi ngày 25 tháng 8 năm1883 thì một đồng bạc Đông Dương
được quyền lưu hành tự do ở cả hai xứ Trung kỳ và Bắc kỳ. Vì vậy vào cuối thế kỷ
19 ởViệt Nam, trên toàn quốc có ba loại tiền cùng lưu hành một lúc: tiền Việt Nam
(tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), peso México, và đồng bạc Đông
Dương. Dần dà những thể tiền cũ bị loại bỏ và riêng đồng Đông Dương chiếm vị
thế duy nhất kể từ năm 1906 khi có lệnh hủy bỏ giá trị lưu hành pháp lý của đồng
peso Mexico.
7
(Piastre 1885)
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
3. Giá trị:
Đồng bạc Đông Dương giữ bản vị bạc nhưng vì giá bạc
giao động nên năm 1895 đồng $1 được đúc lại với trọng
lượng giảm từ 27,215 gr xuống còn 27 gr chẵn.Năm 1920 giá
trị của đồng bạc Đông Dương dựa vào đồng
Franc Pháp. Bản vị bạc lại được phục hồi vào năm 1921 và giữ đến tháng 5
năm 1930 thì trở lại ràng buộc vào đồng Franc Pháp theo tỷ giá 1 đồng
Đông Dương = 10 franc. Từ tháng 5 năm 1930 đến năm 1939, nó theo bản vị
vàng. Trong thời kì Nhật chiếm đóng trong

Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tỷ giá với
đồng yen Nhật là 0,976 đồng = 1 yen. Sau
chiến tranh, tỷ giá với đồng franc Pháp lại được khôi phục. Tuy nhiên, tháng 12
năm 1945, để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành
1 đồng = 17 franc.
Năm 1946, tiền Việt Nam dân chủ cộng hòa được phát hành và được sử dụng
ở vùng do Việt Minh kiểm soát song song với đồng bạc Đông Dương. Trong khi
đó Viện Phát hành Việt, Miên, Lào (Institut d'Emission des Etats du Cambodge,
du Laos et du Viet-Nam) thành lập năm 1951 bắt đầu cho lưu hành loại tiền tệ mới
trong thời kỳ chuyển tiếp từ Liên bang Đông Dương sang ba nước riêng với
đồng kip của Lào (1952), riel của Campuchia (1953), và đồng Quốc gia Việt
Nam (1953) lần lượt phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tiền giấy
thì có hai dạng: một kiểu chung cho cả ba nước Việt, Miên, Lào; kiểu kia là riêng
cho mỗi nước. Tiền kim loại thì ngay từ khởi đầu đã đúc riêng cho mỗi xứ. Tỷ giá
1 đồng = 10 franc được khôi phục vào năm 1953. Tờ tiền giấy ghi 2 mệnh giá tiếp
tục lưu hành cho đến năm 1955 tạiViệt Nam Cộng hòa và Campuchia, và mãi đến
năm 1957 tại Lào.
8
(Mặt trước của đồng 5 piastre)
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
4. Tiền giấy:
Theo nghị định ngày 21 Tháng
Giêng, 1875 thì Ngân hàng Đông
Dương cho lưu hành những tờ giấy
bạc đầu tiên với ba mệnh giá: $5, $20,
và $100. Loại này mặt trước ghi bằng
hai thứ tiếng Pháp và Anh. Mặt sau
ghi chữ Nho: Đông phương hối lý
ngân hàng (東方滙理銀行).
Kỳ thứ nhì năm 1893-6 thêm tờ

$1; kỳ thứ ba 1903-7 thì bỏ phần tiếng
Anh nhưng ghi thêm xuất xứ: Cao
Miên (高綿), Lục Tỉnh (六省) cho khu vực miền nam và Đông Kinh (東京), An
Nam ( 安 南 ) cho khu vực miền bắc vì lúc đó đã hình thành Liên bang Đông
Dương. Tổng cộng có nhiều thay đổi ít nhiều về hình thức, màu sắc. Tờ $20 được
người Việt gọi là tờ "hoảnh", đọc trại âm "vingt" của Pháp.
Bắt đầu từ năm 1919 thì in thêm những tờ với mệnh giá: 10 cents, 20 cents,
50 cents. Sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế, đồng tiền mất giá nên đợt phát hành
1936-9, Nhà nước phải cho phát hành tờ $500. Năm 1940 với biến động chính trị ở
chính quốc, Đệ tam Cộng hòa Pháp sụp đổ, bị thay thế bới chính phủ Vichy chủ
trương hợp tác với Nhật Bản thì bên Đông Dương cho phát một loạt tiền giấy mới.
Loại tiền này in thêm dòng chữ Phủ Toàn quyền Đông Dương (Gouvernement
General de l'Indochine) thay vì Banque de l'Indochine như những tờ giấy bạc trước
kia. Những tờ 10 cents, 20 cents, và 50 cents rồi tiếp theo là tờ 5 cents xuất hiện từ
năm 1942 đến 1944. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian đó thì những tờ giấy
bạc mệnh giá $1 đến $500 vẫn giữ dòng chữ Banque de l'Indochine.
Sau Đệ nhị Thế chiến người Pháp tái chiếm Đông Dương. Tình hình xáo trộn
nên mãi đến năm 1947 mới phát hành những mẫu tiền mới, trong đó xuất hiện tờ
$50 lần đầu tiên.
Năm 1952, Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du
Vietnam (Viện Phát hành Quốc gia Việt, Miên, Lào) đảm nhận việc phát hành
mẫu tiền giấy riêng cho mỗi nước nhưng có giá trị khắp ba nước. Chân dung Quốc
trưởng Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, và quốc vương Sisavang Vong xuất hiện
trên tờ $1. Danh xưng piastre được dùng song hành với những tên bản xứ: riel cho
Campuchia, kip của Lào, và đồng của Quốc gia Việt Nam. Tại Campuchia, các tờ
9
(Đồng bạc Đông Dương tờ $100 ghi
chữ Nho: Đông phương hối lý ngân
hàng tức Ngân hàng Đông Dương)
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn

bạc có mệnh giá 1, 5, 10, 100, và 200 đồng/riel được phát hành. Tại Lào là các tờ
bạc 1, 5, 10 và 100 đồng/kip.Còn ở Nam Việt Nam là các tờ bạc 1, 5, 10, 100 và
200 đồng/đồng Việt Nam. Loại tiền này đến năm 1954 thì bị thu hồi, nhường chỗ
cho tiền tệ của bốn quốc gia độc lập trên bán đảo Đông Dương.
V. Một số đồng Đông Dương qua các thời kì
1. Đồng tiền thuộc địa xứ Nam Kỳ (COCHINCHINE)
Năm 1875, Pháp mang đồng 1 centieme từ “mẫu quốc” sang sở đúc tiền Ba
Son để đục lỗ gọi là đồng sapèque, với hy vọng thay thế đồng xu kẽm ở xứ ta.
Nhưng vì hối suất không rõ ràng và không lợi nên không được dân ta ưa dùng.
• Năm 1879, Pháp đúc một loại tiền mới tiêu dùng tại Nam Kỳ, trên mặt của
đồng tiền có dòng chữ Cochinchine Francaise, gồm có:
Đồng 10 cents, 20 cents, 50 cents bằng bạc có hình tượng nữ thần tự do
ngồi – biểu tượng cho nền cộng hòa của Pháp.
• Đồng 1 centieme bằng đồng đỏ (Bronze) có hình chữ nhật ở giữa, bên trong
hình chữ nhật có dòng chữ viết bằng tiếng Hán: “Bách phân chi nhất”. Dân
gian vẫn gọi là đồng “lá bài”.
• Đồng sapèque được đúc lại theo mẫu mới, kích thước to hơn đồng 1
centieme đục lỗ vuông, trên mặt tiền có dòng chữ Hán “Đại Pháp quốc chi
An Nam” . Đồng này có giá trị bằng 1/5cent
• Năm 1885, lần đầu tiên Pháp cho đúc đồng 1 piastre với độ bạc ròng
0.9000, trọng lượng 27.2156 Gram, với kiểu mẫu tượng nữ thần tự do ngồi
(1piastre = 100 cent).
2. Đồng tiền bảo hộ xứ Bắc Kỳ(TONKIN)
Nhằm thay thế những đồng tiền kẽm, năm 1905 Pháp đúc một mẫu sapèque
khác ở xứ bảo hộ Bắc Kỳ, trên một mặt xu đúc dòng chữ PROTECTORAT DU
TONKIN và mặt còn lại ghi chữ Hán LỤC BÁCH PHÂN NHẤT CHI THÔNG
BẢO. Đồng xu này có giá trị bằng 1/600 của 1 piastre. Tuy nhiên cũng như ở Nam
Kỳ đồng xu này cũng không được hưởng
3. Tiền xu Đông Dương(INDOCHINE)
Cuối năm 1885, trên tất cả các đồng xu đều thay dòng chữ Cochinchine bằng

Indochine để sử dụng trên toàn Đông Dương (Tonkin, Annam, Cochinchine, Cao
Miên, Ai Lao). Từ sau năm 1903, đồng sapèque không được đúc nữa. Từ sau thế
chiến thứ nhất, đồng tiền Đông Dương ngày càng mất giá, độ bạc và trọng lượng
của các đồng xu được giảm dần. Đồng bạc đầu tiên có độ bạc ròng là 0.9000 sau
10
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
đó giảm xuống 0.8350 và 0.6800 (cá biệt năm 1920, đồng 20 cents chỉ có độ bạc là
0.4000). Một số kiểu mẫu mới được đúc thay thế:
• Năm 1896, đồng 1 cent bằng đồng đỏ, hình biểu tượng Pháp với chữ “Bách
phân chi nhất”, đục lỗ tròn.
• Năm 1923 (đến
1938), đồng 5 cents
bằng kền – đồng
(Nikel – Ae), hình biểu tượng Phấp đội cành ô liu, đục lỗ tròn.
• Năm 1931, đồng 1 piastre (độ bạc 0.9000) với biểu tượng Pháp đội cành ô
liu, kiểu mẫu này chỉ được đúc vào năm 1931.
11
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
• Năm 1935 (đến 1940), đồng 1/2 cent bằng đồng đỏ
12
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
4. Tiền Đông Dương thời Nhật Bản chiếm đóng
Chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, Pháp bị phát xít Nhật chiếm đóng vào
tháng 6 năm 1940. Việc này đã làm xáo trộn mọi thứ tại Đông Dương, trong đó có
kinh tế. Bị cô lập, gián đoạn giao thương với Pháp và chịu áp lực mọi mặt từ phía
Nhật, chính quyền Đông Dương buộc phải có nhiều sự điều chỉnh. Sự điều chỉnh
đồng tiền cũng là một sự đánh dấu cho thời kỳ mới. Những đồng tiền được đúc
vào thời kỳ này gồm:
• Đồng 10 cents (1939 – 1940) và 20 cents (1939 – 1941) bằng đông -
kền, hình biểu tượng Pháp cầm bông lúa và mặt sau có hình bó lúa.

13
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
• Đồng 1 cent (1940 – 1941) bằng kẽm có hình mũ Phrygian (xu Vichy)
• Đồng 1 cent (1943) và 5 cents (1943) bằng nhôm, có dập chữ ETAT
FRANCAIS trên mặt xu.
• Đồng 1/4 cent (1942 – 1944) bằng kẽm có chữ ETAT FRANCAIS
trên mặt xu
5. Tiền Đông Dương sau Thế chiến thứ 2
Thế chiến thứ 2 chấm dứt với phần thắng thuộc về phe đồng minh, quân phát
xít thua trận. Pháp theo chân quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân
Nhật. Cuộc kháng chiến chống Pháp của cách mạng Việt Nam nổ ra. Cao trào đấu
tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ. Đương nhiên việc
này có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế mà chính phủ Pháp tại Đông Dương
đang điều hành. Pháp buộc phải phát hành một loại tiền mới vào năm 1945 với
kim loại rẻ tiền hơn. Đồng Đông Dương càng mất giá.
14
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
• Đồng 5 cents (1946),10 cents (1945) và 20 cents ((1945) được đúc bằng
nhôm, có hình bó lúa giống như năm 1939
 Đồng 50 cents (1946) và đồng 1 piastre (1946 – 1947) không còn được
đúc bằng bạc nữa mà thay vào đó là bằng đồng – kền, có hình bó lúa.
15
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
6. Đồng tiền Liên Hiệp Pháp:
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Pháp càng “xuống dốc” mà tình
hình Đông Dương thì vẫn căng như dây đàn. Pháp buộc phải chọn giải Pháp cho
Đông Dương là thỏa hiệp hơn là đối đầu trực tiếp. Liên tiếp một số hiệp định được
ra đời, theo đó Pháp công nhận nền độc lập thống nhất của Việt Nam, đổi lại Việt
Nam phải gia nhập khối Liên hiệp Pháp. Cũng vì việc này mà đồng tiền tiếp tục có
sự thay đổi.

Năm 1953, Viện Phát hành (Institut d’Esmision des États du Cambodge, du
Laos, et du Vietnam) tiến hành đúc 3 đồng xu mới bằng nhôm loại 10 su, 20 su và
50 xu. Trên một mặt xu in hình 3 cô gái đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam của
Việt Nam và có dòng chữ QUỐC GIA VIỆT NAM. Những đồng tiền này được
dùng cho đến khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ (1954) và vẫn còn được lưu
hành đến năm 1960, vài năm sau khi nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam
được thành lập.
16
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
VI. Tiền tệ Việt Nam qua các thời kỳ:
Xuôi dòng lịch sử để thấy đã có rất nhiều thay đổi trong việc in ấn đối với đồng
tiền của nước Việt Nam.
1. Thời Bắc thuộc:
Căn cứ vào các hoạt động khảo cổ, thời kỳ này tiền đồng Trung Quốc được lưu
hành tại Việt Nam như Hán nguyên thông bảo của nhà Hán, Khai nguyên thông
bảo của nhà Đường và cả những đĩnh vàng, đĩnh bạc cũng được lưu hành.
2. Thời phong kiến độc lập:
Mỗi triều đại nước ta thường cho đúc một loại tiền riêng, bao gồm tiền đồng, tiền
kẽm, tiền sắt, tiền giấy như Thái bình thông bảo thời nhà Đinh, Thiên phúc trấn
bảo thời Tiền Lê. Cuối năm 1820 (cuối triều Gia Long), song song với tiền đồng,
các thoi vàng, thoi bạc, đồng vàng, bạc cũng được sử dụng.
3. Thời kỳ Việt Nam là một phần Đông Dương thuộc Pháp:
Đơn vị tiền tệ cả khu vực là Piastre, thường gọi là “bạc”. Lúc đầu có đồng bạc
Mexico nặng 27,73 gam, sau đó có đồng bạc Đông Dương nặng 27 gam. Ngân
hàng Đông Dương cũng phát hành cả tiền giấy nữa. Tờ tiền giấy in hình 3 thiếu nữ
với những bộ trang phục truyền thống của 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam
.
Đồng bạc Mexico đúc
năm 1838.
Đồng bạc Đông Dương

đúc tại Pháp.
Tờ 100 bạc Đông Dương.
4. Thời kỳ sau cách mạng tháng 8:
Từ 1945 – 1954, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, giấy bạc Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời ngày 31/11/1946. Một mặt in chữ “Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà” bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình chủ tịchHồ Chí Minh, một
mặt in hình Nông – Công – Binh. Các loại giấy bạc đều có số Ả Rập, chữ quốc
ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá; có ký tên của Bộ trưởng Bộ Tài
chính và Giám đốc Ngân khố TW. Do đó ngoài tên gọi giấy bạc Cụ Hồ, còn tên
gọi khác là giấy bạc tài chính.
17
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Tờ giấy bạc tài chính 100 đồng với chữ
Hán ngay bên dưới ảnh Bác Hồ.
Tờ giấy bạc tài chính 5 đồng.
Ngày 5/6/1951, Ngân hàng Quốc gia Việt nam thành lập và phát hành giấy bạc
ngân hàng. 1 đồng ngân hàng đổi lấy 10 đồng tài chính. Giấy bạc ngân hàng có các
loại mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1.000 và 5.000 đồng. Một mặt in chữ
“Việt nam Dân chủ Cộng hoà” và hình Hồ Chí Minh, một mặt in hình Công –
Nông – Binh và bộ đội ở chiến trường. Trên giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi
bằng số Ả Rập, chữ quốc ngữ và chữ Hán.
Tờ giấy bạc ngân hàng 20 đồng có màu tím khá đẹp.
Tờ giấy bạc ngân hàng 100 đồng.
Và tờ 5.000 đồng, tờ giấy bạc có giá trị nhất lúc bấy giờ.
18
Tiền Bitcoin – Tiền Đông Dương GVHD: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Sau đó, do có nhiều khó khăn trong liên lạc, Trung Bộ và Nam Bộ được phát hành
tiền riêng. Tiền này có mệnh giá 1, 5, 20, 50 và 100 đồng. Hình ảnh trang trí tương
tự nhưng có thêm chữ kí của Chủ tịch Uỷ Ban kháng chiến Nam Bộ, đại diện Bộ
trưởng Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam Bộ.

Từ 1954 – 1975, sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có 2 chế
độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, đều gọi là đồng. Ở miền Nam, từ 1953, lưu
hành Đồng (tiền Việt Nam Cộng hoà). Năm 1953, tiền kim loại 10, 20, 50 xu được
đưa vào lưu thông. 1960, có thêm tiền kim loại 1 đồng, và 10 đồng năm 1964, 5
đồng năm 1966 và 20 đồng năm 1968. 50 đồng đúc năm 1975 nhưng chưa kịp lưu
hành thì Việt Nam Cộng hoà sụp đổ. Vì thế rất hiếm đồng xu này còn tồn tại.
Tờ 1.000 đồng.
Tờ 500 đồng.
Tờ 200 đồng. Dòng chữ “Hình phạt khổ- sai những kẻ nào giả mạo giấy bạc do
ngân-hàng quốc gia Việt-Nam phát ra” nhằm răn đe những kẻ làm tiền giả đã bắt
đầu nhen nhóm trong thời kì này.
Sau 30/4/1975, tiền miền Nam phải đổi thành tiền giải phóng. Từ Quảng Nam –
Đà Nẵng trở vào, 500 đồng miền Nam đổi lấy1 đồng giải phóng. Từ Huế trở ra,
1000 đồng miền Nam đổi 3 đồng giải phóng.
Tờ 10 xu.
Tờ 2 đồng.
Tờ 10 đồng.
19
Vào năm 1978, sau khi đất nước thống nhất về mặt hành chính, đã có một cuộc đổi tiền
nữa. Ở miền bắc 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giải
phóng đổi 8 hào thống nhất. Có phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10
đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.
Tờ 5 hào với ảnh cây dừa ở Bến Tre.
Tờ 1 đồng với ảnh nhà máy Gang thép Thái Nguyên.
Lần đổi tiền thứ 3 vào năm 1985, khi 10 đồng thống nhất đổi 1 đồng tiền mới. Phát hành
các loại tiền 10, 20, 50 đồng.
Mặt trước của tờ 50 đồng.
Tờ 10 đồng với hình ảnh cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn.
Cho đến nay
Tiền giấy cotton 10.000 và 20.000 đồng in vào năm 1990, loại 50.000 đồng được phát

hành từ 15/10/1994, 100.000 đồng cotton phát hành ngày 1/9/2000.
Tờ 100.000.
Tờ 50.000.
Và tờ 10.000 đỏ chói!
Trong những năm gần đây, Việt Nam cho in tiền kim loại mệnh giá nhỏ (nhưngđã
ngừng lưu hành vì tính bất tiện),kết hợp với việc in tiền giấy làm từ polymer thay
cho giấy cotton. Tiền polymer có nhiều ưu điểm hơn tiền cotton, như khó làm giả,
độ bền cao hơn 3 – 4 lần, khó rách… Loại tiền này không thấm nước, phù hợp khí
hậu của Việt Nam mà vẫn thích ứng với các máy xử lí tiền như máy ATM, máy
đếm tiền… Chi phí tính toán để in tiền polymer cao gấp đôi tiền cotton.
Tờ 20.000.
Tờ 100.000.

×