Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG






NGUYỄN NGỌC OAI






GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN
XA BỜ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG








LUẬN VĂN THẠC SỸ










Nha Trang, tháng 10 năm 2011





i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu trong
luận văn là trung thực, nội dung trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc; Những kết luận
khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung nghiên cứu trong Luận
văn này.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2011
Ngƣời cam đoan




Nguyễn Ngọc Oai













ii
LỜI CẢM ƠN


Phát triển khai thác hải sản xa bờ là một trong những định hƣớng quan trọng
trong phát triển kinh tế những năm tới của thành phố Đà Nẵng; đây là lĩnh vực nghiên
cứu mới đối ngành thủy sản Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Một
số nghiên cứu đƣợc thể hiện trong Luận văn Cao học “Giải pháp phát triển khai thác
hải sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng”, lần đầu đƣợc tiến hành trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng chắc chắn còn có những khiếm khuyết, hạn chế. Nhƣng với sự tận tình, hƣớng
dẫn giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế thủy sản-Trƣờng Đại học
Nha Trang, sự cộng tác, tạo điều kiện thuận lợi của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản thành phố Đà
Nẵng, bà con ngƣ dân, gia đình và các bạn đồng nghiệp tôi đã hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp cao học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế Thủy sản, các phòng, ban của Trƣờng Đại học
Nha Trang.
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng, bà con ngƣ dân, gia đình và các bạn đồng
nghiệp đã tạo điều kiện về vật chất, tinh thần, thời gian cần thiết để tôi hoàn thành Luân
văn. Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiển đã hƣớng dẫn

trực tiếp tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.

Nha Trang, tháng 10 năm 2011
Học viên



Nguyễn Ngọc Oai


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
i

LỜI CẢM ƠN
ii

DANH MỤC BẢNG
v

MỞ ĐẦU
1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
3

2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi Nghiên cứu 3
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4

4.1 Phương pháp thu thập số liệu 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu 4
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu 4
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 4
4.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng 5
4.3. Xử lý, phân tích các số liệu, thông tin thu thập 5
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6

6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KHAI THÁC HẢI
SẢN XA BỜ
7

1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển bền vững 7
1.1.1. Khái niệm về phát triển 7
1.1.2. Khái niệm về phát triển về vững 7
1.1.3. Các nguyên tắc phát triển bền vững 8
1.2. Phát triển khai thác hải sản bền vững 8
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững trong khai thác hải sản xa bờ 10
1.4. Các bài học kinh nghiệm trong phát triển hải sản xa bờ 12

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
14

2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng nguồn lợi hải sản phát
triển khai thác hải sản
14

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng 14
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 14
2.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 18
2.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội 22
2.1.2. Nguồn lợi hải sản của thành phố Đà Nẵng 24
2.2. Đánh giá cường lực khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng 24

2.2.1. Năng lực tàu thuyền khai thác thủy sản của thành phố Đà Nẵng 24
2.2.2. Hiện trạng về cơ cấu nghề khai thác 28

iv
2.3. Đánh giá khả năng khai thác hải sản
31

2.3.1. Sản lượng và cơ cấu sản lượng theo nghề và theo công suất 32
2.3.2. Lao động phục vụ cho nghề khai thác hải sản 37
2.3.3. Năng lực tổ chức và quản lý sản xuất 38
2.4. Cơ sở hậu cần phát triển nghề khai thác hải sản
42

2.4.1. Kết cấu hạ tầng 42
2.4.2. Dịch vụ hậu cần nghề cá 43

2.5. Đánh giá về trình độ phát triển nghề khai thác
44

2.5.1. Đánh giá chung về thực hiện các Chỉ số 44
2.5.2. Đánh giá về những mặt đạt được và hạn chế 50
2.6. Các cơ hội và thánh thức
51

2.6.1. Các cơ hội 51
2.6.2. Các thách thức 51
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CỦA THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
53

3.1. Quan điểm và phương hướng
53

3.1.1. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả 53
3.1.2. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hướng kết hợp với chương trình biển đảo, nhằm gắn kết
phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng 55
3.1.3. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hướng phát huy tối đa nội lực từ dân 57
3.1.4. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hướng lồng ghép với các chương trình bảo vệ môi
trường nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư và tranh thủ được các nguồn tài trợ quốc tế 58
3.1.5. Phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hướng lồng ghép với các chương trình kinh tế khác để
chuyển đổi nghề, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương ven biển Đà Nẵng 59
3.2. Các giải pháp phát triển
61

3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 61
3.2.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất 64

3.2.3. Giải pháp khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế 68
3.2.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
76

4.1. Kết luận
76

4.2. Kiến nghị
77

4.2.1. Trung ương 77
4.2.2. Địa phương 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
a



v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Lao động ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng – Năm 2009 19
Bảng 2: Trình độ lao động ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng năm 2009 20
Bảng 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố 20
Bảng 4: Biến động số lƣợng, tổng công suất tàu cá qua các năm 24
Bảng 5: Thống kê số lƣơng tàu cá cải hoán và đóng mới qua các năm 25
Bảng 6: Số lƣợng tàu cá năm 2010 các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng . 26
Bảng 7: Cơ cấu các đội tàu của thành phố Đà Nẵng 26
Bảng 8: Bảng tổng hợp máy định vị và thông tin liên lạc của thành phố Đà Nẵng
27

Bảng 9: Thông kê tàu cá theo cơ cấu nghề nghiệp 28
Bảng 10: Thống kê tàu cá theo cơ cấu nghề đối với tàu thuyền dƣới 20CV 29
Bảng 11: Thống kê tàu cá có công suất từ 20 đến dƣới 90 CV theo nhóm nghề . 30
Bảng 12: Bảng Thống kê tàu cá từ 90Cv trở lên phân theo nhóm nghề khai thác
qua các năm 30
Bảng 13: Hiện trạng cơ cấu nghề khai thác hải sản của các quận, huyện 31
Bảng 14: Hiện trang tàu cá, công suất và sản lƣợng khai thác hải sản 31
Bảng 15: Sản lƣợng khai thác hải sản theo loại nghề và nhóm công suất 32
Bảng 16: Biến động sản lƣợng theo nghề nghiệp qua các năm 33
Bảng 17: Biến động sản lƣợng theo nghề nghiệp qua các năm 34
Bảng 18: Biến động sản lƣợng theo nhóm công suất qua các năm 36
Bảng 19: Sản lƣợng Khai thác hải sản trung bình theo nhóm công suất tàu 36
Bảng 20: Lao động tham gia hoạt động khai thác hải sản 37
Bảng 21: Diễn biến tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển qua các năm 2005-2010 . 40
Bảng 22: Biến động Tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển theo nghề 41






vi
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Biến động tỷ lệ phần trăm số tàu theo nghề qua các năm 28
Hình 2: Biến động sản lƣợng khai thác theo loại nghề 34
Hình 3: Biến động sản lƣợng khai thác của 1 tàu trong năm theo nhóm nghề 35
Hình 4: Biến động sản lƣợng khai thác theo nhóm công suất của các khối tàu 36
Hình 5: Sản lƣợng khai thác bình quân 1CV/năm 37






























1
MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thành phố Đà Nẵng có chiều dài bờ biển hơn 92km là một trong 28 tỉnh,
thành phố ven biển của cả nƣớc và thuộc khu vực miền Trung, có 6 trên 8 quận,
huyện tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa, với 80% dân số đang sinh
sống tại các quận, huyện ven biển. Vì vậy biển sẽ tạo ra vị thế cho thành phố Đà
Nẵng phát triển trong ngành khai thác thủy sản, chế biến thủy sản, du lịch, công
nghiệp cơ khí đóng tàu, vận tải biển và đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an
ninh quốc phòng trên biển.
Vùng biển thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và là
một trong những ngƣ trƣờng trọng điểm của các tỉnh miền Trung, với trữ lƣợng
nguồn lợi hải sản khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lƣợng của cả nƣớc, có
trên 670 giống, loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài; khu vực biển
Nam Hải Vân – bán đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao
nhƣ rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển và các chủng loại sinh vật quý, là tài sản
phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua lãnh đạo
thành phố đã có nhiều chủ trƣơng, giải pháp quản lý, nhằm bảo vệ, khai thác tiềm
năng, thế mạnh của biển theo hƣớng phát triển bền vững và đi đôi với bảo vệ môi
trƣờng sinh thái.
Khai thác hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh, thành phố có tiềm
năng về biển; Đây là hoạt động đem lại giá trị kinh tế cao và nhanh, sản phẩm khai
thác đƣợc không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ mà có ý nghĩa quyết định sự tăng
trƣởng của lĩnh vực xuất khẩu, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần quan trọng
vào sự nghiệp bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc.
Đối với thành phố Đà Nẵng, những năm 90 nghề khai thác hải sản đã phát triển
khá mạnh, là hoạt động kinh tế chủ yếu của hàng nghìn hộ ngƣ dân vùng ven biển.
Thời kỳ cao điểm, toàn thành phố có hơn 3.000 tàu cá với các nhóm công suất khác
nhau, mỗi năm đƣa từ biển về gần 50 nghìn tấn hải sản các loại. Tuy vậy, những năm
gần đây hoạt động khai thác hải sản giảm đáng kể cả về số lƣợng tàu cá và năng lực
đánh bắt. Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng;


2
năm 2010, số lƣợng tàu cá của thành phố Đà Nẵng có 2.388 chiếc, với tổng công suất
78.927 CV, trong đó chỉ có 153 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên đủ khả năng đánh
bắt xa bờ [21]. Từ năm 2005 đến 2010, số lƣợng tàu đƣợc đóng mới là 18 chiếc, trong
khi đó hàng trăm chiếc tàu đánh bắt xa bờ đã giải bản hoặc bán đi địa phƣơng khác
[21]. Một số tàu hiện tuổi đã cao nay xuống cấp nghiêm trọng, nhiều chiếc phải nằm bờ
nhiều tháng. Mặc dù Nghị định số 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ cấm phát triển tàu
công suất nhỏ đánh bắt gần bờ, nhƣng ở Đà Nẵng thuyền thúng lắp máy nhỏ hơn 8 cv
phát triển nhiều so với các địa phƣơng khác trong khu vực miền trung vì vây sản lƣợng
khai thác hải sản của Đã Nẵng chỉ đath hơn 40 ngàn tấn bằng một huyện của tỉnh
Quảng Ngãi. Thu nhập của ngƣ dân chỉ từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng [21].
Tỉnh Quảng Ngãi là địa phƣơng cùng khu vực miền trung đƣợc đánh giá là tỉnh
nghèo không có điều kiện đầu tƣ về cơ sở hậu cần nghề cá nhƣ Đà Nẵng; nhƣng hiện
nay toàn tỉnh có hơn nghìn tàu cá công suất lớn hơn 90CV, mỗi năm khai thác khoảng
120 nghìn tấn hải sản các loại [25] qua đó mới thấy hoạt động khai thác hải sản của
thành phố Đà Nẵng đã và đang giảm sút.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng là địa phƣơng có nghề lƣới cản, lƣới vây khai thác hiệu
quả và phát triển đại trà. Từ sản xuất phát triển đã hình thành các tổ đội đoàn kết trong
khai thác hải sản và đội tàu hậu cần dịch vụ nghề cá đƣợc hình thành từ các tổ đội
đoàn kết. Chỉ tính riêng khu vực Sa Huỳnh (gồm 2 xã Phổ Châu và Phổ Thạnh- huyện
Đức Phổ) đã có 700 tàu cá, trong đó 250 chiếc công suất 250 CV trở lên. Mỗi năm ngƣ
dân Đức Phổ đã khai thác đƣợc trên 40 nghìn tấn hải sản, trong đó 60% đủ tiêu chuẩn
chế biến xuất khẩu; huyện Tƣ Nghĩa cũng có gần 1.000 tàu, trong đó trên 70% là tàu
cá có công suất lớn hơn 90CV, huyện đã thành lập Hợp tác xã Đánh bắt hải sản Cỗ
Lũy, nhiều năm nay, Hợp tác xã chủ trƣơng không đóng mới tàu công suất 200 CV mà
chủ yếu là các loại tàu có công suất từ 350 đến 500 CV, chỉ tính năm 2009, Hợp tác xã
này hạ thủy 30 chiếc tàu công suất trên 400 CV, năm 2010 hạ thủy tiếp 40 chiếc [25].
Bên cạnh mô hình Hợp tác xã thì mô hình Gia đình có đội tàu từ 3-4 chiếc công
suất 350 CV khá phổ biến, đánh bắt xa bờ bằng các nghề truyền thống rất hiệu quả nên

hoạt động khai thác hải sản ở Quảng Ngãi liên tục đạt sản lƣợng cao, ngƣ dân thu nhập
bình quân 5 - 7 triệu đồng/ngƣời/tháng.

3
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng nghề cá của thành phố Đà Nẵng trong
những năm vừa qua chậm phát triển và có dấu hiệu giảm sút về chất lƣợng và hiệu
quả? Trƣớc hết sự quan tâm của chính quyền các cấp và cơ quan chức năng của Thành
phố Đà Nẵng cho hoạt động khai thác hải sản còn quá ít; việc hỗ trợ về vốn vay ƣu đãi
để ngƣ dân đóng mới tàu công suất lớn hầu nhƣ không có. Sau 2 cơn bão lớn là
Chanchu và Xangsane năm 2006, tàu cá bị thiệt hại nhiều, năng lực đánh bắt giảm sút,
các ngân hàng chƣa quan tâm đúng mức đối với ngƣ dân. Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề
đánh bắt có triển khai nhƣng kinh phí hạn hẹp, chỉ dừng lại ở dạng mô hình là chủ yếu.
Xuất phát từ những quan điểm, lý do thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài
nghiên cứu "Giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng".
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đƣợc năng lực hoạt động khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng từ
đó đề xuất giải pháp, định hƣớng phát triển khai thác hải sản xa bờ theo hƣớng ổn
định, hiệu quả. Cung cấp cơ sở dữ liệu, thông tin cho công tác quản lý và phát triển
nghề khai thác hải sản một cách bền vững và hiệu quả.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá năng lực tàu thuyền hoạt động khai thác hải sản.
- Đánh giá đƣợc năng lực sản xuất, hoạt động khai thác hải.
- Đánh giá đƣợc năng lực cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hải.
- Đề xuất đƣợc giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ, theo hƣớng ổn định,
hiệu quả và bền vững.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Ngƣ dân tham gia các hoạt động về khai thác hải sản, các cơ quan quản lý thủy
sản.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại các quận, huyện, phƣờng, xã thuộc thành phố Đà Nẵng có hoạt động khai
thác hải sản.

4
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập các số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thuỷ
sản thành phố Đà Nẵng; các quận, huyện nhƣ: Số liệu về tàu thuyền, công suất tàu và
trang thiết bị thông hàng hải, cở sở hậu cần nghề cá
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trƣớc khi tiến hành điều tra thực địa, tôi sử dụng phƣơng pháp kế thừa/phân tích
tài liệu có sẵn để bƣớc đầu nắm đƣợc những vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội, hoạt
động khai thác hải sản cùng với những chủ trƣơng, chính sách liên quan đến phát triển
nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng. Kết quả của phƣơng pháp nghiên cứu
này là nắm đƣợc tổng quan vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, giúp cho việc chọn mẫu
đƣợc chính xác hơn. Đồng thời, phƣơng pháp này giúp cho việc tìm hiểu, phát hiện
những khía cạnh nghiên cứu chƣa đƣợc đề cập.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phƣơng pháp này chủ yếu tìm hiểu nguyên nhân về các vấn đề nghiên cứu. Một
bảng câu hỏi phỏng vấn sâu sẽ đƣợc thiết kế để thu thập thông tin thực hiện mục tiêu của
Luận văn.
Phương pháp thảo luận nhóm tập trung:
Việc hình thành và tổ chức các hoạt động khai thác hải sản cũng nhƣ các chủ
trƣơng, chính sách liên quan đến phát triển khai thác hải sản là vấn đề cá nhân - Xã hội,
cộng đồng - Nhà nƣớc rất phức tạp, ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của xã hội, của
cộng đồng ngƣ dân. Do đó, nghiên cứu này sẽ sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm
gồm các hộ gia đình, các chủ tàu, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp xã.Từ đó rút

ra đƣợc các vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu và phát triển để hoàn thiện Luận văn .
Để cung cấp các thông tin định tính, nhanh và khách quan, khi tiến hành phƣơng
pháp thảo luận nhóm, Tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA) dành
cho đối tƣợng thu thập thông tin là cộng đồng ngƣ dân. Với phƣơng pháp PRA sẽ tiếp
xúc làm việc với các bên liên quan để thấy rõ những phát hiện hay kết quả nghiên cứu

5
không phản ánh quan điểm chủ quan của nhà nghiên cứu mà là của đối tƣợng nghiên
cứu.
4.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phƣơng pháp định lƣợng sẽ sử dụng phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến (bảng hỏi cấu
trúc) trên cơ sở điều tra chọn mẫu. Phƣơng pháp này sẽ đƣợc sử dụng nhằm đo lƣờng
thực trạng về lĩnh vực khai thác hải sản và những chính sách liên quan đến phát triển
nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng.
Trên cơ sở dữ liệu và các tài liệu thu thập đƣợc sử dụng phƣơng pháp SWOT để
phân tích và đánh giá; sử dụng phần mềm Microsoft Excel, phần mềm SPSS, số liệu
đƣợc thu thập sẽ đƣợc nhập vào máy tính và phân tích bằng các hàm thống kê để đƣa
ra các giá trị cần thiết. Đồng thời, tiến hành phân tích tính hiệu quả và mức độ ảnh
hƣởng đến sự phát triển nghề khai thác hải sản dựa trên tiêu chí hiệu quả và bền vững
từ đó xác định và định lƣợng đƣợc hiệu quả của các chính sách đến quá trình sản xuất
về mặt kinh tế và xã hội.
4.3. Xử lý, phân tích các số liệu, thông tin thu thập
Hiệu chỉnh số liệu thu đƣợc từ bảng hỏi
Việc làm sạch (Data cleaning) các phiếu câu hỏi điều tra sẽ đƣợc tiến hành
trong khi các phiếu điều tra vẫn còn ở nơi điều tra.
Kiểm tra độ chính xác và tính hoàn chỉnh của từng phiếu điều tra khi nhận
đƣợc. Nếu thấy phiếu điều tra sai, không đúng thì loại bỏ.
Xử lý và phân tích số liệu.
Việc xử lý thông tin và số liệu thu thập đƣợc chủ yếu triển khai nhờ sử dụng
máy tính và chƣơng trình thống kê chuyên dụng cho khoa học xã hội (SPSS) và theo

nhóm chuyên đề trên Excel. Các dữ liệu định tính đƣợc xử lý trên chƣơng trình
Ethnograph và các kỹ thuật xử lý khác nhƣ phân tích nội dung (Content analysis),
phân tích thống kê mô tả và tổng hợp.
Các số liệu đƣợc tổng hợp và phân tích theo các bảng biểu, bao gồm: bảng số
liệu chung, các bảng tƣơng quan, so sánh có kèm theo các chỉ số trắc nghiệm số thống
kê để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu.
Cơ sở dữ liệu đƣợc thiết lập dựa trên các kết quả đánh giá theo các chỉ số, tiêu
chí đã đƣợc xác định.

6
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Thống kê đƣợc các Chính sách đã thực hiện.
- Đánh giá đƣợc các ƣu, nhƣợc điểm trong quá trình phát triển nghề khai thác
hải sản. Từ đó có những điều chỉnh, chỉnh sửa để phù hợp hơn với tình hình thực tế
phát triển nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng.
- Đƣa ra đƣợc các tiêu chí phù hợp hơn để vận dụng vào quản lý nghề khai thác
hải sản một cách bền vững và hiệu quả.
- Là Cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp bền vững về nghề khai thác hải
sản một cách hiệu quả.
- Là cơ sở để cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ƣơng đến địa phƣơng có thể so
sánh, đánh giá và điều chỉnh các chính sách, hƣớng tới quản lý nghề khai thác hải sản
bền vững và hiệu quả.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Bố cục của đề tài ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững trong khai thác hải sản xa bờ.
Chƣơng 2: Hiện trang nghề khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ của thành phố
Đà Nẵng.















7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ

1.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển là khuynh hƣớng vận động đã xác định về hƣớng của sự vật: hƣớng
đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
* Những vấn đề cơ bản của Phát triển kinh tế
- Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trƣởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản
lƣợng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tƣơng đối dài và ổn định).
- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành,
thành phần kinh tế thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tuơng đối
so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt
là ngành dịch vụ.
- Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tƣơi đẹp hơn: giáo
dục, y tế, tinh thần của ngƣời dân đƣợc chăm lo nhiều hơn, môi trƣờng đƣợc đảm bảo.

- Trình độ tƣ duy, quan điểm sẽ thay đổi.
- Để có thể thay đổi trình độ tƣ duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế.
- Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố
nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.
1.1.2. Khái niệm về phát triển về vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những
nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh thái học".
Khái niệm này đƣợc phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland
(còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế
giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là
"sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn

8
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " . Nói cách khác,
phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng
và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ
Theo Snedaker và Getter (1985), phần lớn trên khắp thế giới, các nguồn tài
nguyên ven biển có thể tái tạo đƣợc, có khuynh hƣớng đƣợc giới hạn một cách kinh tế.
Theo thời gian, nhu cầu sử dụng tài nguyên nhìn chung sẽ vƣợt quá mức cung cấp nhƣ
là đất trồng trọt, nƣớc ngọt, gỗ hay hải sản. Quản lý bền vững tài nguyên sẽ giúp cho
việc đảm bảo các nguồn tài nguyên này vẫn còn đủ cho thế hệ tƣơng lai.
Khai thác bền vững là câu trả lời cho việc sử dụng và quản lý khôn ngoan đối với
từng loài sinh vật đơn lẻ và quần xã, đồng thời với nơi sinh cƣ và hệ sinh thái nơi chúng
sinh sống. Tiêu chuẩn cho sử dụng bền vững có nghĩa là nguồn lợi sẽ không bị khai thác
quá mức mà nó đƣợc tái tạo và phục hồi trở lại. [23].
1.1.3. Các nguyên tắc phát triển bền vững
Sự phát triển bền vững đƣợc xem nhƣ một tiến trình đòi hỏi sự phát triển đồng

thời của cả 4 lĩnh vực: kinh tế, nhân văn, môi trƣờng và kỹ thuật. Phát triển bền vững
bao gồm:
- Phát triển kinh tế để nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
- Phát triển phù hợp về phƣơng diện môi trƣờng.
- Phát triển sẽ gây ra tác động môi trƣờng và sử dụng nguồn lợi nhƣng phải bảo
vệ các quá trình sinh thái và đa dạng sinh học.
- Phát triển một cách hợp lý, giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt nguồn lợi
để đảm bảo cho sự khai thác lâu dài.
- Sự công bằng giữa các nhóm ngƣời trong xã hội bao gồm quyền của cƣ dân tại
chỗ, sự công bằng giữa các thế hệ để bảo vệ quyền lợi cho các thế hệ tƣơng lai và sự
công bằng quốc tế bảo đảm bổn phận với các quốc gia khác.
1.2. PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN BỀN VỮNG
Ở nƣớc ta, ngày nay phát triển bền vững đã trở thành đƣờng lối, quan điểm và
mục tiêu của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc. Một phần đã đƣợc thể hiện trong Chỉ
thị số 36/CT-TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi
trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc (1998), Nghị quyết số
41/NQ-TW Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về bảo vệ môi trƣờng (2004). Đặc biệt,

9
ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg về Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam); Trong đó, thuỷ sản là một trong những
ngành kinh tế đƣợc xác định cần phải đƣợc ƣu tiên.
Ngành Thuỷ sản nƣớc ta đƣợc xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, giải
quyết việc làm cho hàng triệu ngƣời lao động, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế
quốc dân cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Chính vì vị thế quan trọng của
ngành, ngày 11 tháng 01 năm 2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số
10/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm
2010 và định hƣớng đến năm 2020; Ngày 16 tháng 9 năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ
đã ký Quyết định số 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển thủy sản

Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, Ngành Thủy sản phải phấn đấu trở thành một
ngành sản xuất hàng hoá lớn, sản phẩm thuỷ sản phải có sức cạnh tranh cao trên các
thị trƣờng để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Trong khi xuất phát điểm vốn là
một nghề cá quy mô nhỏ với phƣơng thức khai thác truyền thống, tiếp cận ngƣ trƣờng
tự do với thực trạng sản xuất của ngành còn manh mún, bị cắt khúc giữa các khâu,
quản lí dựa vào kinh tế hộ gia đình. Mâu thuẫn giữa các yếu tố phát triển nhƣ vậy đã
tạo ra thách thức rất lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững và sẽ làm nảy sinh không
ít khó khăn trong quá trình phát triển ngành.
* Mục tiêu của phát triển khai thác hải sản bền vững:
- Tăng cƣờng quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, đặc biệt là vùng
biển gần bờ, đảm bảo khai thác hợp lý nguồn lợi và chia sẻ tài nguyên.
- Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật, nhận thức cho cộng
đồng ngƣ dân trong việc sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản.
- Phân cấp quản lý vùng biển, thực hiện tốt đồng quản lý và quản lý dựa trên
cơ sở cộng đồng nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên hƣởng lợi tài nguyên.
- Diện tích rừng ngập mặn đƣợc bảo vệ và khôi phục, bảo vệ các khu hệ sinh
thái nhậy cảm đảm bảo duy trì chức năng sinh thái.
- Bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế và
các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

10
- Tăng cƣờng quản lý tổng hợp vùng bờ biển nhằm tránh xung đột giữa mục
tiêu phát triển của các ngành liên quan, làm tốt công tác quy hoạch liên ngành.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế của các đội tàu tham gia khai thác hải sản ỏ các
vùng nƣớc.
- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm sau thu hoạch.
- Giảm áp lực khai thác vùng gần bờ, đảm bảo khả năng tái tạo, phục hồi
nguồn lợi vùng gần bờ.
- Xóa bỏ các loại hình khai thác mang tính chất hủy diệt nguồn lợi hải sản và
hệ sinh thái biển.

- Tăng cƣờng công tác quản lý nghề cá tránh tình trạng tiếp cận nguồn lợi một
cách tự do nhằm đảm bảo khả năng phục hồi nguồn lợi.
- Tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, các cán bộ khoa học đáp ứng
yêu cầu phát triển hội nhập làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành.
1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KHAI
THÁC HẢI SẢN XA BỜ
Các giải pháp về phát triển bền vững nghề khai thác hải sản đƣợc căn cứ vào các mục
tiêu phát triển trong tƣơng lai nhằm điều chỉnh hành vi và hỗ trợ trong quá trình phát
triển. Trong những năm gần đây, do năng suất khai thác giảm mạnh, nhu cầu thị
trƣờng ngày càng tăng cộng với các chính sách khuyến khích phát triển của nhà nƣớc
nên tốc độ tăng cƣờng độ đánh bắt ở những ngƣ trƣờng truyền thống ở nƣớc ta nói
chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng tăng rất nhanh. Tuy nhiên công tác định hƣớng
phát triển chƣa theo kịp với tốc độ phát triển đã dẫn đến tình trạng nguồn lợi hải sản
ngày càng ít đi, nguy cơ nguồn lợi hải sản cạn kiệt và suy thoái môi trƣờng đang đến
gần, nhất là nguồn lợi thủy sản ở những vùng nƣớc ven bờ. Hiệu quả của công tác
quản lý ngành ngày càng yếu nên ảnh hƣởng rất lớn đến tiến trình phát triển bền vững
ngành thủy sản.
Hiện nay có rất nhiều cách để ngăn chặn xu hƣớng giảm sút nguồn lợi hải sản
cũng nhƣ chất lƣợng hệ sinh thái biển nhƣ: quy định vùng đánh bắt, mùa vụ đánh bắt,
kích cỡ tàu thuyền, ngƣ cụ, phƣơng pháp khai thác, đối tƣợng đánh bắt, thành phần
loài đánh bắt Tuy nhiên hiệu quả của các phƣơng pháp này còn nhiều hạn chế và đòi
hỏi chi phí cho công tác quản lý lớn. Gần đây nhiều quốc gia trên thế giới cũng nhƣ

11
khu vực đã sử dụng các mô hình kinh tế - sinh học để xác định và phân bổ hạn ngạch
khai thác cho từng đội tàu, từng vùng biển và từng đối tƣợng đánh bắt nhằm sử dụng
bền vững và hiệu quả nguồn lợi sẵn có.
Đối với nghề cá Việt Nam là một trong những quốc gia có nghề cá phát triển
muộn và có quy mô nhỏ. Đặc trƣng quan trọng là nghề cá đa loài, do đó việc đánh giá
trữ lƣợng và khả năng khai thác của từng loài để xác định hạn ngạch khai thác hợp lý

là điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Do đó chúng ta cần lựa chọn những mô hình
quản lý nghề cá phù hợp và một trong những phƣơng pháp để quản lý nghề cá một
cách bền vững là dựa vào các bộ chỉ số. Trong đó chọn một số chỉ số đặc trƣng cho
nghề, dễ thu thập và mang tính thƣờng xuyên. Dựa vào các chỉ số, các nhà quản lý có
thể thấy đƣợc mức độ phát triển của nghề cá và mức độ sử dụng bền vững nguồn lợi
hải sản để có biện pháp điều chỉnh số lƣợng tàu thuyền cũng nhƣ cơ cấu nghề phù hợp.
Bộ chỉ số sẽ bao gồm 4 nhóm chỉ số chính: kinh tế – xã hội – môi trƣờng (nguồn lợi)
và quản lý (thể chế chính sách).
- Chỉ tiêu về Kinh tế gồm:
+ Đánh giá về năng suất đánh bắt hải sản của đội tàu.
+ Hiệu quả doanh thu trong khai thác của đội tàu.
- Chỉ tiêu về Xã hội gồm:
+ Thu nhập bình quân hộ ngƣ dân tham gia đánh bắt hải sản.
+ Đánh giá đào tạo, giáo dục cho ngƣ dân về nghề nghiệp, chính sách và
văn bản văn bản quy phạm pháp luật.
- Chỉ tiêu về Môi trường gồm:
+ Tình trạng sử dụng ngƣ cụ khai thác hải sản.
+ Tình trạng sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác hải sản.
- Chỉ tiêu về quản lý gồm:
+ Các Chính sách quản lý, chính sách khuyến khích phát triển phát triển
khai thác hải sản của Chính phủ.
+ Các Chính sách quản lý, chính sách khuyến khích phát triển phát triển
khai thác hải sản của địa phƣơng.
Các chỉ số quan trọng để thể hiện đƣợc mức độ phát triển ngành phải bao gồm
cả 4 nhóm nói trên và sự tác động qua lại của các chỉ số này phải đƣợc cân đối và điều

12
chỉnh hợp lý trong quá trình phát triển. Để điều chỉnh các chỉ số này, cần phải có
những chính sách phù hợp trong từng giai đoạn. Các chỉ số thƣờng cung cấp thông tin
về xu thế, mô tả một trạng thái hoặc có thể giúp các thành phần liên quan đến phát

triển bền vững, hỗ trợ cho việc ra quyết định một cách hệ thống, toàn diện và mạch
lạc Bộ chỉ số sẽ tạo nên một ngôn ngữ chung để trao đổi và xác định những điểm
giống nhau và khác nhau; những ƣu điểm và nhƣợc điểm của các phƣơng án phát triển
và lựa chọn những phƣơng án phát triển tối ƣu.
Với các nhóm chỉ số trên sẽ thể hiện rõ quá trình phát triển và các nhà quản lý sẽ căn
cứ vào đó đề ra các giải pháp phù hợp. Ví dụ: khi cƣờng lực đánh bắt (tổng công suất tàu)
tăng lên sẽ làm cho chi phí đầu tƣ tăng lên và khi cƣờng lực càng tăng, năng suất khai thác
(CPUE) càng giảm đi và dẫn đến lợi nhuận cho một đơn vị công suất sẽ giảm theo, ảnh
hƣởng lớn đến hiệu quả kinh tế. Nhƣ vậy khi nhìn vào diễn biến của CPUE, các nhà quản lý
sẽ có các giải pháp nhằm cắt giảm cƣờng lực khai thác. Tuy nhiên việc cắt giảm cƣờng lực
khai thác sẽ làm ảnh hƣởng đến sinh kế của cộng đồng ngƣ dân (số lao động khai thác) và
nhƣ vậy khi cắt giảm các nhà quản lý phải có các giải pháp cân đối sao cho phù hợp với
nguồn lợi của từng vùng biển, cũng nhƣ tạo sinh kế cho ngƣ dân theo điều kiện xã hội của
từng địa phƣơng.
1.4. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI
SẢN XA BỜ
Nghề cá của Việt nam nói riêng và nghề cá ở các nƣớc Đông Nam Á, Trung
Quốc, Nhật Bản nói chung đều có những nét tƣơng đồng. Đó là sự tồn tại của nghề cá
qui mô nhỏ và nghề cá thƣơng mại. Ngƣ dân nghề cá qui mô nhỏ có số lƣợng lớn,
sống rải rác dọc theo bờ biển; ngƣ dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác hải sản ven
bờ dẫn đến nguồn lợi hải sản đang dần bị suy kiệt. Để khắc phục thực trạng trên mỗi
nƣớc đều có các giải pháp riêng phù hợp với từng vùng miền. Sau thời gian dài khắc
phục đã rút ra đƣợc những bài học rất hữu ích để giải quyết những vấn đề nêu trên:
+ Khung pháp lý và sự tham gia của ngư dân là cần thiết:
Để phát triển nghề cá xa bờ, việc ban hành một khung pháp lý là đặc biệt cần
thiết; tuy nhiên, chỉ có khung pháp lý đơn độc sẽ không tạo ra đƣợc hệ thống quản lý
nghề cá nếu thiếu sự tham gia tích cực của ngƣ dân.

13
Nhà nƣớc sẽ sử dụng giấy phép đánh cá nhƣ là công cụ hữu hiệu để quản lý các

hoạt động khai thác cá của ngƣ dân.
+ Tầm quan trọng của việc ngư dân tự quản lý nghề cá và nguồn lợi hải sản:
Nói chung, ngƣ dân có xu hƣớng nghĩ rằng các điều khoản quản lý nghề cá của
Nhà nƣớc đƣợc đề ra không sát với thực tế nghề cá của họ, vì vậy họ không tự nguyện
thực hiện những qui định này, ngƣợc lại, nếu đƣợc tham gia xây dựng những điều
khoản quản lý, ngƣ dân sẽ dân sẽ rất cẩn thận và tự đề ra các qui định cho họ; đây là
những bƣớc đầu tiên rất quan trọng trong công tác quản lý nghề cá và từ đó ngƣ dân sẽ
thấy đƣợc vài trò của họ đối với việc quản lý nguồn lợi và bản thân họ sẽ tích cực tham
gia vào công việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
+ Vai trò của hợp tác xã (Hợp tác xã kiểu mới) trong quản lý nghề cá:
Ở Nhật Bản, Hợp tác xã có vai trò rất lớn, là chìa khóa dẫn tới sự thành công
của công tác quản lý nghề cá.
Nghề cá qui mô nhỏ có số lƣợng lớn ngƣ dân phân bổ rải rác ở ven biển, vì vậy
quản lý nghề cá phải thông qua một tổ chức ngƣ dân giống nhƣ hợp tác xã, Hợp tác xã
sẽ là chiếc cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc với cộng đồng ngƣ dân.
- Quản lý nghề cá chỉ thành công khi tồn tại những Hợp tác xã mạnh, với những
ngƣ dân hiểu đƣợc tầm quan trọng của quản lý nghề cá.
+ Tiêu thụ cá là chìa khóa kinh tế của tổ chức ngư dân:
Chợ thủy sản đầu mối là hệ thống mà thông qua đó ngƣ dân giao cá của họ cho
hợp tác xã để bán theo hình thức đấu giá, việc tiêu thụ cá của hợp tác xã sẽ thúc đẩy
ngƣ dân tham gia vào hợp tác xã. (ở Nhật, nếu ngƣ dân không vào Hợp tác xã thì họ sẽ
không bán đƣợc cá, vì vậy 100% ngƣ dân Nhật là xã viên Hợp tác xã).










14
CHƢƠNG 2
HIỆN TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ TIỀM NĂNG
NGUỒN LỢI HẢI SẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng ở vào trung độ của cả nƣớc, nằm trên trục giao thông
xuyên quốc gia cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không; vì vậy
có nhiều lợi thế trong việc giao lƣu kinh tế với các tỉnh trong khu vực miền trung; có
triển vọng trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng trọng
điểm miền Trung và của cả nƣớc [1].
Về tổ chức hành chính, thành phố Đà Nẵng hiện có 6 quận, 2 huyện (có 01
huyện đảo Hoàng Sa), với 56 xã, phƣờng. Có tổng diện tích tự nhiên là 128.342,24 ha,
giới hạn lãnh thổ tại tọa độ địa lý: 15
0
55

20

– 16
0
14’10

độ vĩ bắc và 107
0
18


30


108
0
20’00

độ kinh đông [1].
Về ranh giới: Phía Đông của thành phố Đà Nẵng giáp Biển Đông; Phía Tây
giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam; Phía
Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế [1].
b. Địa hình
Thành phố Đà Nẵng có địa hình tƣơng đối đa dạng và phức tạp, vừa có đồng
bằng, vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc có nhiều dãy
núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẻ những đồng bằng hẹp. Nhìn chung dạng
địa hình của thành phố thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành ba dạng địa
hình chính nhƣ sau:
- Địa hình núi cao
Đây là địa hình có độ dốc lớn từ 30 - 40 độ và bị chia cắt mạnh, đƣợc tập trung
chủ yếu ở phía Tây - Tây Bắc và chiếm phần lớn diện tích của Thành phố với những
thung lũng và dãy núi cao từ 500 - 1.500 m nhƣ đỉnh Bà Nà cao 1.487m. Dạng địa

15
hình này rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp và du lịch sinh thái, bảo
vệ môi trƣờng. Hiện nay toàn bộ diện tích rừng tự nhiên của thành phố đều đƣợc tập
trung chủ yếu ở vùng này [1].
- Địa hình đồi thấp
Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng, dạng địa hình
đồi thấp đƣợc tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Hòa Vang nhƣ xã Hòa Sơn,

Hòa Nhơn, Hòa Liên, Hòa Phong,…Tuy diện tích không lớn nhƣng đây là vùng rất
thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây
ăn quả của địa phƣơng [1].
- Địa hình đồng bằng
Tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam của thành phố, có thể chia làm
hai dạng chính nhƣ sau:
+ Đồng bằng ven biển: Đây là vùng đất thấp, chịu ảnh hƣởng của biển nên bị
nhiễm mặn; dọc theo bờ biển có nhiều cồn cát và bãi cát lớn nhƣ Hòa Hiệp Nam, Hòa
Khánh Bắc, Mỹ An…Dạng địa hình này rất thích hợp cho việc xây dựng nhà ở, xây
dựng các khu công nghiệp và trông rừng ven biển [1].
+ Đồng bằng ven sông: Đây là dạng địa hình đƣợc hình thành nhờ sự bồi đắp
của các con sông lớn chảy ra biển nhƣ sông Hàn, sông Túy Loan, sông Cẩm Lệ… rất
phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trông thuỷ sản; do đặc điểm địa hình nên đa
phần các con sông này đều ngắn và dốc, các cánh đồng đƣợc phù sa bồi đắp cũng
không lớn nhƣ các vùng khác trên cả nƣớc [1].
c. Khí hậu thời tiết
Thành phố Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí
hậu miền Nam, đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô; mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 7, mƣa từ tháng 8 đến tháng 12; mùa mƣa trùng với mùa bão lớn
nên thƣờng có lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng. Bão ở Đà Nẵng thƣờng xuất hiện vào các
tháng 9, 10, 11, 12; các đợt bão thƣờng kèm theo mƣa to, gây lũ lụt cho một số khu
vực, trong năm thƣờng xuất hiện từ 8 đến 12 cơn bão. Mùa khô ít mƣa, nền nhiệt độ
cao gây hạn, một số cửa sông bị nƣớc mặn xâm nhập, nhìn chung, thời tiết khí hậu
thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu của khu vực Duyên hải Miền Trung nên

16
thƣờng ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất và đời sống dân cƣ, đặc biệt là sản xuất
nông lâm và thuỷ sản [1].
d. Tài nguyên biển và ven biển
Đà Nẵng có chiều dài bờ biển khoảng 70 km, có vịnh nƣớc sâu với các cửa ra

biển nhƣ Liên Chiểu, Tiên Sa với diện tích ngƣ trƣờng khoảng 15.000km
2
, có vùng
lãnh hải thềm lục địa từ Đà Nẵng trải ra 125 km tạo thành vành đai nƣớc nông rộng
lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển [1].
Theo Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam thì khu hệ cá nƣớc ngọt ở phía Nam (từ đèo
Hải Vân trở vào) đã thống kê đƣợc khoảng 225 loài; số loài cá có giá trị kinh tế
khoảng 42 loài, phần lớn thuộc nhóm cá ăn động vật [27].
Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngƣ trƣờng
trọng điểm của miền Trung với trữ lƣợng nguồn lợi 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ
lƣợng của cả nƣớc gồm trên 670 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là
110 loài, gồm 50 loài tôm, 20 loài mực và 40 loài cá có giá trị kinh tế cao [27].
Đối với khu vực biển Nam Hải Vân – bán đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái có
tính đa dạng sinh học cao nhƣ rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển và các chủng
loại sinh vật quý, bao gồm [27]:
* San hô tạo rạn và cá rạn san hô
Có 191 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 47 giống 15 họ và 3 giống san hô mềm
phân bố trong vùng biển ven bờ Đà Nẳng, trong đó các họ có số lƣợng loài nhiều nhất
là Acroporidae, Faviidae và Poritidae [27].
Có 162 loài thuộc 77 giống và 36 họ cá rạn san hô vùng ven bờ Đà Nẵng.
Thành phần giống loài cá rạn san hô theo chiều hƣớng tăng dần từ khu vực phía nam
đèo Hải Vân đến nam bán đảo Sơn Trà. Các họ có số lƣợng loài nhiều nhất là họ cá
Thia Pomacentridae với 42 loài, tiếp đến là họ cá Bàng chài Labridae (22 loài), họ cá
Bƣớm Chaetodontidae (17 loài), họ cá Mó Scaridae (10 loài), họ cá Sơn Apogonidae
(9 loài), họ cá Mú Serranidae và họ cá Phèn Mullidae mỗi họ có 5 loài [27].
Mật độ trung bình 561,8 ± 846,9 con/400m
2
, trong đó nhóm cá có kích thƣớc 1
– 10 cm chiếm ƣu thế [27].
Nhóm cá cảnh bao gồm các họ cá Bƣớm Chaetodontidae, cá Thia

Pomacentridae, cá Bàng chài Labridae và cá Thiên thần Pomacanthidae có mật độ

17
trung bình chung dao động từ 5 (Bãi Đá) đến 980 (đông Hòn Sụp), trung bình 241,3 ±
257,1 con/400m
2
; ngoại trừ họ cá Thia là thành phần ƣu thế, các họ cá Bàng chài, họ
cá Bƣớm và cá Thiên thần đề có mật độ < 11 con/400m [27].
Có tổng số 81 loài sinh vật đáy kích thƣớc trên rạn san hô thuộc 37 họ bao gồm
Thân mềm (Mollusca), Giáp xác (Crustacea), Da gai (Echinodermata) và Giun
(Polychaeta) [27].
Nhóm Thân mềm có số lƣợng loài nhiều nhất 53 loài thuộc 36 giống và 27 họ,
trong đó họ ốc Gai Muricidae có số lƣợng loài nhiều nhất (6 loài), tiếp theo là họ ốc
Nón Trochidae (4 loài), họ ốc Cối Conidae, họ Collumbellidae, họ Trai ngọc Pteriidae
và họ Mytillidae mỗi họ có 3 loài [27].
Nhóm Giáp xác chủ yếu 4 loài bao gồm Panulirus sp., Rhynchocinetes sp.,
Balanus sp. và Stichopus hispidus [27].
Nhóm Da gai bao gồm 23 loài trong đó thuộc họ Cầu gai Diadematidae và họ
Hải sâm Holothuridae với số lƣợng loài nhiều nhất (6 loài), tiếp đến là họ Sao biển và
họ Oreasteridae mỗi họ có 2 loài, và các họ còn lại mỗi họ chỉ có 1 loài [27].
* Cỏ biển
Kết quả khảo sát vào tháng 6/2005 ở vùng biển Đà Nẵng đã thu thập và xác
định đƣợc 3 loài cỏ biển Halophila decipiens, Halophila ovalis và Halodule pinifolia.
Trong số 3 loài cỏ biển phân bố trong thảm cỏ biển ở Bãi Nồm, loài Halophila ovalis
hầu nhƣ chiếm ƣu thế hoàn toàn trong thảm cỏ với độ phủ từ 15 - 30% tùy thuôc vào
độ sâu. Loài Halodule pinifolia chỉ thấy phân bố rất ít ở vùng nƣớc nông gần bờ, trong
khi loài Halophila decipiens chỉ thấy phân bố thƣa thớt ở độ sâu từ 5m đến hơn 6m,
mật độ và sinh lƣợng thấp [27].
Tổng cộng có 35 loài thuộc 29 giống và 22 họ cá sống trên các thảm cỏ biển
khu vực Bãi Nồm phía nam bán đảo Sơn Trà; họ cá Liệt Leiognathidae có số lƣợng

loài nhiều nhất (6 loài), họ cá Khế Carangidae (4 loài), họ cá Phèn Mullidae (3 loài) và
một số họ cá khác mỗi họ chỉ bắt gặp 1 – 2 loài; trong tổng số 29 loài ghi nhận đƣợc
thì có đến 23 loài hiện diện trong thảm cỏ biển vào mùa gió tây nam và 7 loài trong
mùa gió đông bắc [27].



18
* Rong biển
Kết quả khảo sát đã xác định 72 loài rong thuộc 39 chi và 4 ngành rong biển.
Nhìn chung, các loài rong Nâu (ngành Pheaophyta) rất phong phú, đặc biệt là các loài
rong Mơ do có kích thƣớc lớn và thƣờng chiếm ƣu thế ở các vùng nƣớc nông ven bờ
từ vùng triều đến độ sâu 5m nên sinh lƣợng của chúng thƣờng đạt giá trị cao nhất trong
các loài rong biển [27].
Trữ lƣợng rong Mơ khá phong phú, mật độ và sinh lƣợng của rong Mơ rất cao,
có nơi đạt sinh lƣợng gần 2 kg khô/m
2
. Ngoài ra, dọc theo gềnh đá thuộc vùng biển Đà
Nẵng còn có sự phân bố của các loài rong biển có giá trị kinh tế cao nhƣ Rong câu rễ
tre (Gelidiella acerosa), Rong câu (Gracilaria spp.), rong Đông (Hypnea) nhƣng trữ
lƣợng không lớn [27].
* Nguồn lợi giống
Thành phần loài Trứng cá - Cá bột vùng biển ven bờ Đà Nẵng tƣơng đối đa
dạng. Thành phần Trứng cá bao gồm 1 bộ, 5 họ và 5 loài. Thành phần Cá bột có 1 bộ,
35 họ, 10 giống. Mật độ của trứng cá và cá bột có giá trị tƣơng đối cao, trung bình có
đến 545,08 trứng và 77,41 cá bột /100m
3
. Có 8 nhóm ấu trùng Giáp xác, mật độ trung
bình đạt 1.339 cá thể/100m
3

[27].
Thành phố có hơn 2.107 ha mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thủy sản cho phép
phát triển vùng nuôi thủy sản công nghiệp, với các đối tƣợng có giá trị kinh tế cao nhƣ
tôm sú, tôm hùm, cá biển… tạo nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu chế biến xuất khẩu
và tiêu dùng nội địa ngày càng tăng [21].
2.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
a. Dân số, lao động và việc làm
Tổng dân số trung bình của thành phố năm 2008 là 822.178 ngƣời (tỷ lệ nam,
nữ là 48,80% và 51,20%), trong đó số dân nông thôn chiếm 13,17%, thành thị chiếm
gần 86,83%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 12,09%, mật độ dân số 640,61
ngƣời/km
2
, tuy nhiên mật độ dân số phân bố không đều giữa các địa phƣơng, các quận
nội thành có mật đô dân số cao nhƣ Thanh Khê 18.084,18 ngƣời/km
2
, Hải Châu
9.219,77 ngƣời/km
2
, trong khi khu vực nông thôn Hoà Vang mật độ dân số chỉ có
146,90 ngƣời/km
2
[20].

×