ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 11 năm học 2013- 2014
I. PHẦN LÝ THUYẾT
Bài 6 : HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
1. Kiến thức
1.1. Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì
- Vị trí địa lí : nằm ở bán cầu Tây, giữa hai đại dương lớn, tiếp giáp với Canada và khu vực Mỹ La
Tinh.
- Pham vi lãnh thổ : gồm phần đất trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-lax-ca (tây bắc Bắc Mỹ) và quần đảo
Ha-oai (giữa Thái Bình Dương).
- Phần trung tâm: Khu vực rộng lớn, cân đối, rộng hơn 8 triệu km
2
, Đôn-Tây: 4500km, Bắc-Nam:
2500km → Tự nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ ven biển vào nội địa.
1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó
khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế
- Đặc điểm tự nhiên : thiên nhiên đa dạng, có sự khác biệt đông sang tây, tạo nên 3 vùng tự nhiên
(phần lãnh thổ Hoa Kỳ ở trung tâm Bắc Mỹ).
+ Vùng phía Tây (vùng núi Cooc-đi-e) : các dãy núi trẻ xen giữa là các bồn địa và cao nguyên , khí
hậu khô hạn. Ven Thái Bình Dương có một số đồng bằng đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải
dương. Giàu tài nguyên thiên. Khó khăn : động đất, các bồn địa thiếu nước.
+ Vùng phía Đông : Dãy núi già Apalat, khoáng sản chủ yếu : than đá, quặng sắt với trữ lượng lớn.
Đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương có diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu, khí hậu chủ yếu là ôn
đới hải dương và cận nhiệt đới.
+ Vùng trung tâm : Phía Bắc và phía Tây có địa hình đồi gò thấp, đồng có rộng, thuận lợi phát triển
chăn nuôi. Phía Nam là đồng bằng sông Mi-xi-xi-pi rộng lớn, phù sa màu mỡ, thuận lợi trồng trọt.
Nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn : than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên. Khó khăn : lốc, bão, mưa lũ
gây thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt.
- Tài nguyên thiên nhiên : giàu tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
1.3. Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới phát triển kinh tế.
- Đặc điểm dân cư và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế :
+ Dân đông, gia tăng nhanh do nhập cư, đem lại nguồn lao động, tri thức và vốn.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
+ Thành phần dân cư đa dạng do dân nhập cư đến từ các châu lục khác nhau ( 83%
Dân số nguồn gốc Châu Âu, 33 triệu Châu Phi, dân cư Châu Á và Mỹ La Tinh
tăng mạnh). Số dân Anh – điêng bản địa còn rất ít.
+ Sự phân biệt đối xử với người da màu đang giảm dần.
- Phân bố dân cư : dân cư tập trung đông ở ven Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, càng vào sâu
trong nội địa càng thưa dân. Dân cư đang có xu hướng chuyển dịch từ Đông Bắc xuống phía Nam và
Thái Bình Dương. Tỉ lệ dân thành thị rất cao ( 79%-2004) ; chủ yếu sống ở các thành phố vừa và nhỏ.
1.4.Trình bày và giải thích được được đặc điểm kinh tế, vai trò của một số ngành kinh tế chủ chốt,
sự chuyển dịch cơ cấu ngành và sự phân hóa lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kỳ
- Đặc điểm kinh tế :
Nền kinh tế đứng đầu thế giới (tổng GDP lớn nhất), GDP bình quân đầu người cao vào loại nhất TG.
- Vai trò của một số ngành kinh tế chủ chốt, sự chuyển dịch cơ cấu ngành :
+ Dịch vụ : Phát triển mạnh, chiếm 79,4% GDP. Ngoại thương chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá
trị ngoại thương của thế giới. Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới.
Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động rộng khắp thế giới. Thông tin liên lạc hiện đại. Du lịch phát
triển mạnh.
Các ngành dịch vụ Đặc điểm
Ngoại thương
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2004: 2344,2 tỉ USD
- Chiếm 12% tổng kim ngạch ngoại thương thế giới
- Thường xuyên nhập siêu
1
- Năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD
Giao thông vận tải
- Hiện đại nhất thế giới.
- Hàng không: nhiều sân bay nhất thế giới, 30 hãng hàng không, 1/3 tổng số
hành khách so với thế giới.
- Đường bộ: 6,443 triệu km đường ôtô, 226,6 nghìn km đường sắt.
- Vận tải biển và đường ống rất phát triển.
Tài chính, thông tin
liên lạc, du lịch
- Tài chính
+ Có mặt trên toàn thế giới
→
nguồn thu lớn, nhiều lợi thế.
+ 600 000 tổ chức ngân hàng.
+ Thu hút 7 triệu lao động
- Thông tin liên lạc
+ Rất hiện đại, cung cấp cho nhiều nước
+ Nhiều vệ tinh, thiết lập hệ thống định vị toàn cầu.
- Du lịch
+ Phát triển mạnh: 1,4 tỉ lượt người du lịch trong nước, 50 triệu khách nước
ngoài (2001).
+ Doanh thu năm 2004: 74,5 tỉ USD
+ Công nghiệp : là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu ; gồm 3 nhóm ngành : công nghiệp chế
biến, CN điện lực, CN khai khoáng.
Các ngành
công nghiệp
Đặc điểm
Công nghiệp chế biến - Chiếm 82,4% giá trị hàng xuất kkhẩu của cả nước.
- Thu hút 40 triệu lao động (2000).
Công nghiệp điện lực - Gồm: nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử
- Các loại khác: điện địa nhiệt, điện từ gió, điện mặt trời
Công nghiệp khai thác - Nhất thế giới: phốt phát, môlip đen
- Nhì thế giới: vàng, bạc, đồng, chì
- Ba thế giới: dầu mỏ
Sự thay đổi trong công nghiệp
Cơ cấu ngành - Giảm: dệt, luyện kim, đồ nhựa
- Tăng: Công nghiệp hàng không, vũ trụ, điện tử
Phân bố - Trước đây:chủ yếu ở vùng Đông Bắc (LK, đóng tàu, ôtô, hoá chất).
- Hiện nay: Mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương (công
nghiệp hàng không vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông).
◙ Cơ cấu giá trị sản lượng các ngành CN có sự thay đổi : giảm tỷ trọng các ngành CN truyền thống,
tăng tỷ trọng các ngành CN hiện đại.
◙ Phân bố CN có sự thay đổi : từ tập trung chủ yếu ở Đông Bắc, chuyển xuống các vùng phía Nam và
ven Thái Bình Dương.
+ Nông nghiệp :
◙ Đứng đầu thế giới về giá trị sản lượng và xuất khẩu nông sản ( Chiếm 0,9% GDP).
◙ Có sự chuyển dịch cơ cấu : giảm tỷ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp.
◙ Sản xuất đang chuyển dần theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ.
◙ Hình thức chủ yếu là trang trại với diện tích bành quân / trang trại tăng ( 176 ha/trang trại) .
◙ Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành sớm và phát triển mạnh.
- Sự phân hóa lãnh thổ của nền kinh tế :
+ Nông nghiệp : vùng phía Đông, vùng trung tâm, vùng phía Tây.
Nông sản chính
Khu vực
Cây lương
thực
Cây công nghiệp và
cây ăn quả
Gia súc
2
Phía Đông Lúa mì Đỗ tương, rau quả Bò thịt, bò sữa
Trun
g tâm
Các bang phía Bắc Lúa mì Củ cải đường Bò lợn
Các bang ở giữa
Lúa mì và
ngô
Đỗ tương, bông, thuốc
lá
Bò
Các bang phía Nam Lúa gạo Nông sản nhiệt đới Bò, lợn
Phía Tây Lúa mì Lâm nghiệp, đa canh Chăn nuôi bò, lợn
+ Công nghiệp : vùng Đông Bắc, vùng phía Nam, vùng phía Tây.
Các trung tâm công nghiệp chính của hoa Kì
Vùng Đông Bắc Vùng phía Tây Vùng phía Nam
Bôtxtơn
Niu ooc
Philađenphia
Bantimo
Pitxbơt
Đitroit
Clivơlen
Sicago
Candat xiti
Minêapôlit
Xenlui
Xitơn
Xan phranxitxcô
Lôt Angiơlets
Haoxtơn
Đalat
Niu ooclin
Atlanta
Memphit
1.5 . Ghi nhớ một số địa danh : dãy A-pa-lat, hệ thống Coo-đi-e, sông Mi-xi-xi-pi, Hồ Lớn, thủ đô
Oa-sinh-tơn, thành phố Niu-I-ooc, thành phố Xan-Phran-xi-cô.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản, phân bố dân cư,
các thành phố lớn, phân bố các ngành công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chính.
- Phân tích số liệu, tư liệu về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế Hoa Kì ; so sánh sự khác biệt giữa các
vùng nông nghiệp, các vùng công nghiệp.
3. Một số câu hỏi tham khảo
1. Nêu đặc điểm vị trí địa lí của Hoa Kì và phân tích ảnh hưởng của đặc điểm này đối với sự phát triển
kinh tế ?
2. Dựa vào hình 6.1 SGK và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản
của Hoa Kì ?
3. Nêu các tài nguyên phát triển công nghiệp và nông nghiệp của Hoa Kì.
4. So sánh đặc điểm tự nhiên giữa vùng phía Tây và phía Đông của Hoa Kì ?
5. Nhận xét chung về xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Hoa Kì và giải thích
nguyên nhân ?
6. Nêu các biểu hiện cho thấy nền kinh tế của Hoa Kì mạnh nhất thế giới ?
7. Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa
Kì ?
8. Dựa vào hình 6.6 và 6.7, hãy trình bày một số nét cơ bản về sự phân bố nông nghiệp và công nghiệp
Hoa Kì.
9. Trình bày và giải thích sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp Hoa Kì.
Bài 7 : LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
1. Kiến thức
1.1. Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động và biểu hiện của
mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU.
- Lí do hình thành : tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Sự ra đời và phát triển :
3
Năm 1967, cộng đồng than thép Châu Âu (EU) được thành lập trên cơ sở hợp nhất một số tổ chức kinh
tế( năm 1967 được coi là năm ra đời của EU). Năm 1993, với Hiệp ước Ma-xtrich, cộng đồng châu Âu
đổi tên thành Liên minh Châu Âu ( EU).
- Quy mô : Số lượng thành viên không ngừng tăng ( năm 2007 : 27 thành viên).
- Mục tiêu :
+ Xây dựng, phát triển một khu vực được tự do lưu thông về hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn
+ Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh và đối ngoại giữa các nước
thành viên.
- Thể chế : Các cơ quan quan trọng nhất của EU là : Hội đồng Châu Âu, nghị viện Châu Âu, Hội đồng
bộ trưởng EU, Ủy ban Liên minh Châu Âu. Nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị của các
nước thành viên do các cơ quan của EU quyết định.
- Một số biểu hiện liên kết kinh tế của EU :
+ 4 mặt tự do lưu thông : tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa, tự do lưu
thông tiền vốn giữa các nước thành viên ; tạo thị trường chung thống nhất.
* Ý nghĩa của tự do lưu thông:
◙ Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
◙ Thực hiện một chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh Châu Âu.
◙ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn
trên thế giới.
+ Đồng tiền chung ơ-rô được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU.Gồm 13 nước thành viên
gồm…………….
* Lợi thế:
◙ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu.
◙ Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
◙ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
◙ Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
+ Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ : ví dụ sản xuất tên lửa đẩy A-ri-an, sản xuất máy bay E-bớt, xây
dựng đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ ; liên kết sâu rộng về kinh tế, xã hội và văn hóa trên cơ
sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia xây dựng liên kết vùng ở châu Âu.
1.2.Phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế TG : trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại
hàng đầu thế giới.
- Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới : đứng đầu thế giới về :
+ GDP (12690,5 tỉ USD - 2004)
+ Tỷ trọng xuất khẩu trong GDP(26,5% - 2004)
+ Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới (37,7% - 2004)
- Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới :
+ Dẫn đầu thế giới về sản lượng thương mại
+ Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU, phân tích liên kết vùng ở châu Âu.
- Phân tích số liệu , tư liệu về dân số của EU, cơ cấu GDP, một số chỉ tiêu kinh tế để thấy được ý nghĩa
của EU thống nhất, vai trò của EU trong nền kinh tế TG.
3. Câu hỏi
1. Liên minh Châu Âu (EU) hình thành và phát triển như thế nào ? Trình bày tóm tắt mục đích và thể
chế của khu vực này ?
2. Dựa vào hình 7.1 và 7.5 SGK và kiến thức đã học hãy chứng minh rằng : EU là trung tâm kinh tế
hàng đầu thế giới ?
3. Trong quá trình phát triển, EU mong muốn đạt được những liên minh và hợp tác nào ?
4. Dựa vào bảng 7.1 SGK, so sánh vị thế kinh tế của EU với Hoa Kì và Nhật Bản ?
5. Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối ? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa
vào sử dụng đồng tiền chung Ơ- rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU ?
4
6. Nêu và phân tích nội dung của bốn mặt tự do lưu thông của liên minh Châu Âu.
Bài 8 LIÊN BANG NGA
1.1. Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ LB Nga.
- Đất nước rộng lớn, diện tích lớn nhất thế giới( trên 17 triệu km
2
). Thủ đô Mat-x cơ-va.
- Nằm ở cả hai châu lục Á, Âu ; có biên giới chung với nhiều quốc gia.
1.2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân
tích được thuận lợi, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Đặc điểm tự nhiên : Đa dạng. Cao ở phía đông, thấp dần ở phía tây. Giữa phần phía tây và phía
đông có sự khác biệt rõ rệt về địa hình khí hậu.
LB Nga giàu tài nguyên thiên : khoáng sản với trữ lượng lớn, nhiều rừng ; sông, hồ có giá trị
nhiều mặt ; diện tích rừng đứng đầu thế giới.
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế :
+ Thuận lợi : đồng bằng rộng, tương đối màu mỡ, sông ngòi có giá trị về thủy điện, giao thông,
nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn, nhiều rừng.
+ Khó khăn : núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, vùng phía bắc lạnh giá, tài nguyên tập trung
ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá.
1.3. Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế
Đông dân nhưng dân số đang giảm do tỷ suất gia tăng tự nhiên có chỉ số âm và dân di cư ra nước
ngoài.
- Đa số dân sống ở thành phố (70%), chủ yếu tập trung ở miền Tây, trong khi miền Đông có tiềm
năng về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại thiếu lao động.
- Trình độ văn hóa của dân cư cao, thuận lợi cho phát triên kinh tế.
II. PHẦN BÀI TẬP
- Các dạng bài tập vẽ biểu đồ đường, vẽ biểu đồ cột, biểu đồ tròn
- Nhận xét các dạng biểu đồ, bảng số liệu
- Kỹ năng làm việc trên bản đồ
………… HẾT……….
5