Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.86 MB, 75 trang )


i





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và đều được các cơ quan, tổ chức
cho phép công bố./.


Tác giả



Phạm Thị Lan


















ii




LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang;
Ban lãnh đạo khoa Nuôi trồng Thủy sản, các anh chị phòng Đào tạo- Trường Đại học
Nha Trang, Ban lãnh đạo viện nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng và UBND huyện Tiên
Lãng, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng – Hải Phòng đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu nâng cao trình
độ và thực hiện đề tài trong thời gian qua.
Xin tỏ lòng biết ơn Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn- Phó Trưởng khoa Nuôi trồng
Thủy sản- trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ và hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện, hoàn thiện
luận văn tốt nghiệp.
Xin cám ơn tập thể các thầy, cô trực tiếp tham gia giảng dạy đã tận tâm truyền
đạt những kiến thức chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Viện nghiên
cứu Hải sản – Hải Phòng tại trường Đại học Nha Trang.
Cảm ơn các Anh/Chị lớp Cao học Nuôi Trồng Thủy Sản 2009-HP đã đoàn kết,
gắn bó cùng tôi vượt qua chặng đường dài học tập ở bậc cao học.
Trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy; Phòng Nông nghiệp
huyện Thái Thụy; Ủy ban nhân dân xã Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải; các hộ dân
thuộc 3 xã Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải; và một số đồng nghiệp trong Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã nhiệt tình cung cấp số liệu và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài./.

Hải Phòng, tháng 6 năm 2011


Phạm Thị Lan

iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Nội dung nghiên cứu 2
3. Mục tiêu đề tài: 3
3.1- Mục tiêu lâu dài: 3
3.2- Mục tiêu cụ thể: 3
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata Sowerby,
1851): 4
1.1.1. Hệ thống phân loại: 4
1.1.3. Đặc điểm phân bố: 5
1.1.3.1- Phân bố theo địa lý 5
1.1.3.2 - Phân bố theo sinh thái 5

1.1.4. Tập tính sống 6
1.1.5. Tính ăn và thức ăn của nghêu: 7
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và chỉ số độ no của nghêu: 8
1.1.6.1- Đặc điểm sinh trưởng 8
1.1.6.2. Chỉ số no của Nghêu 9
1.1.7. Đặc điểm sinh sản của nghêu: 10
1.1.7.1- Sự phát triển tuyến sinh dục: 10
1.1.7.2 - Mùa vụ sinh sản: 10
1.1.8. Khả năng thích ứng với môi trường. 11
1.1.8.1- Khả năng thích ứng với nhiệt độ. 11
1.1.8.2 - Khả năng thích ứng với độ mặn. 11
1.1.8.3 - Khả năng chịu đựng ô nhiễm: 12
1.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện nghêu giống: 12
1.1.9.1. Các yếu tố môi trường: 13
1.1.9.2. Chất đáy: 13
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGHÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 14
1.2.1.Trên thế giới 14
1.3. CÁC VẤN ĐỀ NGOẠI CẢNH TÁC ĐỘNG: 17
1.3.1-Môi trường: 17
1.3.2-Ảnh hưởng của rừng ngập mặn: 18
1.3.3-Tác động của biến đổi khí hậu: 18
1.3.4-Tác động của con người: 19
1.4. HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI NGAO TỈNH THÁI BÌNH. 20
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
21
2.2. SƠ ĐỒ KHỐI NGHIÊN CỨU:
21
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 22
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 22



iv

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 23
3.1.1. Vị trí địa lý huyện Thái Thụy - Thái Bình 23
3.1.2. Đặc điểm địa hình vùng bãi triều 24
3.1.3. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn và 1 số yếu tố môi trường 25
3.1.3.1. Các đặc trưng về khí hậu 25
3.1.3.2. Đặc điểm về thuỷ văn, thuỷ triều 26
3.1.3.3. Một số yếu tố về môi trường của khu vực 26
3.1.3.4. Thuỷ sinh vật 28
3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG: 29
3.2.1.Tình hình nhân khẩu: 29
3.2.2. Tình hình lao động: 30
3.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI NGHÊU CỦA HUYỆN THÁI THỤY 32
3.3.1. Kết quả nuôi ngao trong 6 năm (2005 – 2010) 32
3.3.2. Thực trạng về kỹ thuật 35
3.3.2.1- Diện tích vây nuôi: 35
3.3.2.2- Chuẩn bị bãi nuôi 35
3.3.2.3- Mùa vụ thả giống: 36
3.3.2.4- Chăm sóc và quản lý môi trường 37
3.3.2.6 - Mùa vụ và kích cỡ thu hoạch nghêu thịt: 38
3.3.3-Chính sách, thể chế có liên quan: 40
3.3.3.1-Văn bản Trung ương: 40
3.4- TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NUÔI NGHÊU 42
3.4.1. Dự báo tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm nghêu nội địa 42
3.4.3. Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu (swot): 43
3.4.3.1. Điểm mạnh (S-Strength) 43

3.4.3.2. Cơ hội (O-Opportunity) 43
3.4.3.3. Điểm yếu (W-Weakness) 44
3.4.3.4. Đe dọa/thách thức (T-Threat) 45
3.5. GIẢI PHÁP: 46
a- Xác định vùng nuôi 46
b- Thiết kế mặt bằng 47
c- Phương án xây dựng công trình hạ tầng 48
3.6 2. Quan trắc, cảnh báo môi trường, bảo vệ chất lượng môi trường nước: 51
3.5.2. Con giống: 52
3.5.3. Phát triển nuôi đi đôi với bảo vệ môi trường và kiểm soát vệ sinh an toàn chất
lượng sản phẩm: 52
3.5.4. Duy trì, phát triển thêm hệ thống rừng ngập mặn: 53
3.5.5. Các giải pháp kỹ thuật khác: 53
3.5.6. Giải pháp về đào tạo: 53
3.5.7. Giải pháp Tuyên truyền giáo dục: 54
3.5.8.Giải pháp xây dựng chính sách, thể chế: 54
3.5.9.Giải pháp về vốn: 55
3.5.10.Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại 55
Chương 4 KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 56
4.1-Kết luận: 56
4.2-Đề xuất : 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58



v








DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1: Hình thái cấu tạo ngoài của nghêu Bến Tre 4
Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ (%) giữa các nhóm tảo trong ống tiêu hóa của Nghêu Meretrix
lyrata Sowerby, 1851 tại Tiền Giang 8
Hình 3: Sơ đồ khối nội dung đề tài 19
Hình 4: Bản đồ quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Thái Bình đến năm 2010 21
Hình 5: Hiện trạng và Quy hoạch vùng kinh tế mới ven biển huyện Thái Thụy – Thái Bình 23
Hình 6: Cơ cấu nghề sản xuất chính của hộ 24
Hình 7: Ngao chết trắng ở Thái Bình 31
Hình 8: Ngư cụ dùng để thu hoạch nghêu thịt 33
Hình 9: Thu hoạch nghêu thương phẩm (nghêu thịt) 34
Hình 10: Diễn biến diện tích, sản lượng ngao huyện Thái Thụy 34
Hình 11: Biến động năng suất, sản lượng nghêu toàn 39
Hình 12: Diễn biến giá trị nghêu nuôi giai đoạn 2005 – 2010 39
Hình 13: Bình đồ vị trí qui hoạch vùng nuôi ngao bãi triều ven biển xã Thái.Đô 49
Hình 14: Bình đồ vị trí qui hoạch vùng nuôi ngao bãi triều ven biển xã Thái Thượng 50
Hình 15: Bình đồ vị trí qui hoạch vùng nuôi ngao bãi triều ven biển xã Thụy.Hải 51













vi









DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc trưng tốc độ gió (quan trắc tại trạm Hòn Dấu, đơn vị m/s) 26
Bảng 2: Tình hình nhân khẩu các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu 29
Bảng 3: Tình hình lao động vùng nghiên cứu 30
Bảng 4: Tình hình người ngoài tuổi lao động tham gia/không tham gia tạo thu nhập
cho hộ 30
Bảng 5: Tốc độ sinh trưởng nghêu nuôi vùng nghiên cứu 33
Bảng 6: Diễn biến tình hình nuôi ngao huyện Thái Thụy giai đoạn 2005-2010 38
Bảng 7: Thống kê số liệu cơ bản 48




















vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CoC: Qui tắc nuôi có trách nhiệm
CTV Cộng tác viên
(Code of Conduct for Responsible Aquaculture)
ĐVTM: Động vật thân mềm
PTNT Phát triển nông thôn
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển Nuôi trồng thuỷ sản hiện nay, động vật thân
mềm được xem là đối tượng ưu thế và đầy triển vọng. Với vai trò quan trọng làm

thực phẩm, góp phần đa dạng đối tượng nuôi, góp phần vào việc làm sạch môi
trường, ổn định sinh thái, là thành viên không thể thiếu trong nghề nuôi bền
vững. Do đó, động vật thân mềm được coi là đối tượng chủ lực cho phát triển
nuôi biển trong thế kỷ XXI. Theo thống kê của FAO (2006) tổng sản lượng động
vật thân mềm nuôi tính đến năm 2004 là 13,25 triệu tấn, chiếm 22,3% tổng sản
lượng thuỷ sản nuôi.
Ngao dầu (Metetrix metetrix Lime) và Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là
loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ (Bivalvia), ở nước ta chúng phân bố tự nhiên
ở khu vực vùng triều cửa sông ven biển các tỉnh miền Tây Nam bộ như: Gò Công
Đông (Tiền Giang), Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh
Phú (Bến Tre), Vĩnh Châu (Sóc Trăng); Tiền Hải, Thái Thụy (Thái Bình) Từ
năm 1999 trong việc tìm kiếm đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu của
miền Bắc, nghêu Bến Tre được người dân đưa vào nuôi thử nghiệm ở một số
vùng cửa sông ven biển và đã cho kết quả tốt.
Nghêu Bến Tre là đối tượng đang được người dân quan tâm bởi giá trị dinh
dưỡng của nó. Thịt thơm ngon có nhiều chất dinh dưỡng trong đó Prôtêin chiếm
15,66%, Lipit chiếm 3,43%, khoáng chiếm 3-13% (Nguyễn Chính và CTV) và
đang là một trong những mặt hàng hải sản có giá trị xuất khẩu cao. Đặc biệt
tháng 10/2008 Hội đồng bảo tồn biển quốc tế vừa cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn
thương hiệu MSC (Marine Sterwarship Council) cho nghêu Bến Tre trở thành
đặc sản biển đầu tiên của cả khu vực Đông Nam Á. Sự công nhận này sẽ giúp con
nghêu Bến Tre có nhiều cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường trong khu vực và
trên thế giới ().
Thái Thụy là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, có bờ biển dài 27 Km và
gần 4.000 ha bãi bồi, rừng ngập mặn trải dọc từ cửa sông Thái Bình đến cửa sông
Trà Lý. Ven biển thuộc địa phận Thái Thụy có 3 cửa sông lớn đổ ra: Cửa sông
hợp lưu của sông Thái Bình và sông Hoá nằm ở phái Bắc bờ biển của huyện; Cửa
sông Trà Linh đổ ra giữa bờ biển của huyện; Cửa sông Trà Lý đổ ra phía Nam bờ

2


biển của huyện. Ba cửa sông này hàng năm đã đưa ra biển một lượng phù sa khá
lớn, bồi thành các bãi rộng tương đối bằng phẳng, trong đó cấu tạo trầm tích của
bài bồi chủ yếu là dạng cát, sa, sét thích hợp cho nuôi nghêu và nuôi trồng các
loại thủy sản khác.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tiềm năng để phát triển
kinh tế thủy sản, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây cùng với
việc phát triển chung của các ngành kinh tế, nghề nuôi trồng thủy sản đã có bước
phát triển nhanh chóng cả về diện tích, sản lượng và giá trị. Kết quả phát triển
nuôi trồng thủy sản đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Huyện và
góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân các xã ven biển.
Mặc dù vùng bãi triều ven biển huyện Thái Thụy tuy có nhiều tiềm năng về
phát triển nuôi trồng thủy sản, nhưng hiện nay vẫn còn phần lớn diện tích chưa
được khai thác có hiệu quả; Đặc biệt là nghề nuôi nghêu – Nghề mà vốn đầu tư về
cơ sở hạ tầng không nhiều, hiệu quả kinh tế lại cao. Một số năm gần đây, nhân dân
các xã ven biển của Huyện đã tự phát đầu tư nuôi nghêu. Song, do chưa tổ chức
quy hoạch, thiếu kỹ thuật chuyên ngành và cơ chế chính sách… nên việc nuôi
nghêu chưa đạt được kết quả.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng diện tích đất vùng bãi bồi ven biển vấn
đề đặt ra là phải có những nghiên cứu tổng thể, quy hoạch chi tiết để đưa vào
nuôi ngao, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nguyện vọng của nhân dân các xã
ven biển là việc làm cần thiết, phù hợp với chủ trương phát triển nuôi trồng thủy
sản trong những năm tới; đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển nghề nuôi
trồng thủy sản bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu: “Hiện trạng, tiềm năng và
các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” trong thời gian tới là một vấn đề hết sức cần
thiết và bức xúc.
2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cộng đồng cư

dân tại vùng ven biển Thái Thụy.
- Điều tra, đánh giá thực trạng quản lý, nuôi trồng và tiềm năng phát triển tại
vùng bãi triều ven biển Thái Thụy (từ năm 2006 - 2010).

3

- Đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý, nuôi thương phẩm nghêu vùng bãi
triều ven biển Thái Thụy.
3. Mục tiêu đề tài:
3.1- Mục tiêu lâu dài:
Quy hoạch và phát triển hợp lý nguồn lợi Nghêu Meretrix lyrata Sowerby,1851,
nâng cao diện tích, năng suất, sản lượng phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thu nội địa
đối với mặt hàng nghêu, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vùng bãi bồi, tạo công
ăn việc làm và ổn định thu nhập cho cư dân địa phương ven biển huyện Thái Thụy –
Thái Bình.
3.2- Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp được một số luận cứ khoa học để đề xuất các giải pháp cụ thể
vận dụng vào quá trình quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả, nhằm phát triển
bền vững nguồn lợi nghêu huyện Thái Thụy.
- Có đầy đủ thông tin để đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển bền
vững nguồn lợi nghêu ở vùng cửa sông ven biển huyện Thái Thụy.
- Tìm ra những khó khăn thực sự khi phát triển nghề nuôi nghêu tại huyện
Thái Thụy để đề xuất giải pháp điều chỉnh, củng cố và phát triển bền vững.

















4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata Sowerby, 1851):
1.1.1. Hệ thống phân loại:
Ngành thân mềm: Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
Bộ mang thật: Eulamellibranchia
Bộ phụ: Schizodonta
Phân bộ: Heterodonta
Tổng họ: Veneracea
Họ Ngao: Veneridae
Giống Ngao: Meretrix
Loài Nghêu: Meretrix lyrata Sowerby, 1851
Tên tiếng Anh: Lyrate Asiatic Hard Clam.
Tên địa phương: nghêu Bến Tre, nghêu.
Loài nghêu Bến Tre Meretrix lyrata Sowerby, 1851 đã được Bộ Thủy sản
xếp vào danh mục các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
1.1.2. Hình thái:
Trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Chính (1996) đã mô tả hình thái

ngoài của loài Nghêu Bến Tre như sau: Vỏ thuộc dạng lớn, dày và nặng. Phần
trước vỏ có gờ sinh trưởng thô hơn phần sau. Mặt nguyệt và mặt thuẫn không rõ,
da vỏ màu trắng, phía sau lưng có vân màu tím nâu.









Hình 1. Hình thái cấu tạo ngoài của nghêu Bến Tre


5

Trương Quốc Phú (1999) đã mô tả chi tiết hình thái cấu tạo ngoài của
nghêu Meretrix lyrata Sowerby,1851 với các đặc điểm chính sau đây: cơ thể
Nghêu được bao bọc bởi 2 mảnh vỏ bằng nhau có dạng hình tam giác (gần tròn),
cạnh trước ngắn hơn (chỉ bằng 2/3 chiều dài cạnh sau). Hai vỏ gắn vào nhau bằng
1 bản lề, ở mặt lưng có dây chằng cấu tạo bằng chất sừng đàn hồi để khép mở vỏ.
Bên ngoài vỏ có màu trắng ngà, trên mặt vỏ có nhiều vòng sinh trưởng đồng tâm,
các đường sinh trưởng này chạy song song và thưa dần về phía mặt bụng, ở gần
cạnh trước gồ lên rất rõ, cạnh sau tương đối nhẵn bóng. Phía trước đỉnh vỏ là một
mặt nguyệt nhỏ có hình viên đạn, màu trắng, xung quanh mép mặt nguyệt có một
viền màu nâu nhạt. Mặt thuẫn có màu nâu đen, to hơn mặt nguyệt, nằm ở sau đỉnh
vỏ kéo dài hết cạnh sau của vỏ. Mặt bụng mép vỏ cong tròn. Bên trong vỏ, dưới
đỉnh vỏ và bản lề có mặt khớp và răng khớp. Mặt trong vỏ có màu trắng, có các
vết in của cơ khớp vỏ trước và sau, vết in của cơ màng áo và vết in của cơ điều

khiển ống hút thoát nước. Vết cơ khớp vỏ trước hơi nhỏ hơn vết cơ khớp vỏ sau
và có hình bán nguyệt, vết cơ khớp vỏ sau hình tròn.
1.1.3. Đặc điểm phân bố:
1.1.3.1- Phân bố theo địa lý
Trên thế giới họ ngao có tới 500 loài, phân bố rộng khắp ở vùng bãi triều
ven biển của các nước ôn đới và nhiệt đới (Nguyễn Hữu Phụng và Võ Sỹ Tuấn,
1996) trong đó ngao phân bố chủ yếu ở vùng biển ấm tây Thái Bình Dương (Nam
Đài Loan) (Nguyễn Chính, 1996), vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới (Nguyễn Thế
Ánh và CTV, 1999).
Ở Việt Nam, ngao Bến Tre phân bố chủ yếu ở vùng biển phía nam như ở gò
Công Đông (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), Cầu Ngang,
Duyên Hải (Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Bạc Liêu, ven biển Cần Giờ (TP
Hồ Chí Minh) (Nguyễn Chính, 1996). Hiện nay do quá trình di nhập giống ra miền
Bắc nên đã xuất hiện ngao ở các bãi ven biển, cửa sông của các tỉnh phía bắc như
Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các tỉnh cho sản luợng lớn
như: Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An.
1.1.3.2 - Phân bố theo sinh thái
Nghêu là loài sống vùi phân bố trên các bãi biển, eo vịnh có đáy là cát pha
bùn. Theo nghiên cứu chỉ tiêu môi trường của nghêu ở đồng bằng sông Cửu Long

6

cho thấy nghêu thường phân bố nhiều ở nơi nền đáy có tỷ lệ cát 68 - 75%, tỷ lệ sét
21 - 31%, đất thịt có tỷ trọng thấp < 7% (Nguyễn Văn Hảo và CTV, 1999). Bãi
nghêu phân bố thường ở gần cửa sông có sóng gió nhẹ, có nguồn nước ngọt chảy
vào. Chúng phân bố từ vùng trung triều, hạ triều, cho đến độ sâu 1-2m nước, có
khi bắt gặp ở cả độ sâu 2-4m (Nguyễn Chính, 1996). Trong tự nhiên chưa gặp loài
này ở đáy bùn nhuyễn hay bùn cát (Nguyễn Thế Ánh và CTV, 1999).
Nghêu là loài rộng nhiệt: Chúng có thể sống trong điều kiện nhiệt độ từ 5-
35

o
C, khoảng nhiệt độ thích hợp cho nghêu phát triển là 28-31
o
C, tốc độ dòng chảy
0,1 - 0,25 m/s, hàm lượng oxy hoà tan khoảng 4 - 6 mg/l, pH 6-9, độ mặn dao động
từ 19-26‰ độ mặn phù hợp cho ngao phát triển nhất là 22-25‰. (Rubi, 2000).
1.1.4. Tập tính sống
Nghêu là loài sống đáy nhưng khi gặp điều kiện không thuận lợi như nhiệt
độ giảm, độ mặn thay đổi đột ngột chúng thường nổi lên khỏi đáy và di chuyển đi
nơi khác có điều kiện thích hợp hơn.
Theo Trương Quốc Phú (1999) khi độ mặn giảm xuống 5‰

thì hầu hết
ngao di chuyển tới vùng mới nơi có độ muối cao hơn, bãi nghêu có xu hướng dịch
chuyển từ bờ ra xa vào mùa mưa và mùa khô có xu hướng tiến lại gần bờ nên diện
phân bố của nghêu vào mùa khô rộng hơn so với mùa mưa. Ngao nói riêng và
động vật thân mềm (ĐVTM) hai mảnh vỏ nói chung, trong quá trình sống đều trải
qua 2 giai đoạn chính.
- Giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi và sống đáy: Sau khi trứng nở chuyển sang
giai đoạn ấu trùng phù du gồm các giai đoạn nhỏ: Trochophore, Veliger và ấu trùng
Umbo. Giai đoạn này, ấu trùng trôi nổi trong nước. Sự phân bố của chúng phụ
thuộc rất lớn vào dòng chảy và thuỷ triều. Kết thúc giai đoạn ấu trùng phù du là
giai đoạn sống đáy (Spat). Lúc này đã hình thành chân, màng áo và cơ khép vỏ. Do
đó giai đoạn này cần đáy bằng phẳng và cần có vật bám như cát to, sỏi.
- Giai đoạn trưởng thành: nghêu sống vùi mình trong đáy. Để hô hấp và lấy
thức ăn trong nước, ngao thò ống thoát hút nước lên mặt bãi. Ống thoát hút nước
của nghêu ngắn nên nghêu không thể chui sâu, thường chỉ cách đáy vài cm. Vào
mùa lạnh nghêu vùi mình xuống sâu, nhưng không quá 10 cm.
Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi, nghêu có thể tiết ra chất nhầy để
giảm nhẹ tỷ trọng cơ thể và nổi lên mặt nước và theo dòng nước triều di chuyển


7

tới nơi khác. Khi di chuyển, nghêu có thể nổi lên cách mặt đáy tới 1,2 m. Nghêu
thường di chuyển vào mùa hạ, mùa thu. Mùa hạ nghêu sống ở vùng triều cao, thời
gian chiếu nắng dài làm cho bãi cát nóng lên nghêu phải di chuyển theo nước triều
rút xuống vùng sâu hơn. Mùa thu nhiệt độ hạ dần, gió thổi liên tục làm cho nhiệt
độ giảm nhanh Nghêu di chuyển xuống vùng sâu. Mặt khác sự di chuyển cũng
liên quan tới sinh sản, khi nghêu thành thục sinh dục thường di chuyển nhiều hơn
thời kỳ tiền trưởng thành.
1.1.5. Tính ăn và thức ăn của nghêu:
Theo Thái Trần Bái (1978), Elizabeth Gosling (2003) thì hoạt động bắt mồi
của loài hai mảnh vỏ được thực hiện theo cách lọc nhờ vào hoạt động của các tấm
mang. Trong quá trình hô hấp, nước mang theo thức ăn đi qua mang, ở đó có các
tiêm mao nằm trên tia mang bắt lấy thức ăn nhờ vào dịch nhờn. Tuy nhiên, chúng
vẫn có sự chọn lựa thức ăn theo kích thước, những loại thức ăn có kích thước lớn
bị thải ra ngoài còn những loại thức ăn có kích thước nhỏ sẽ được làm mềm và
cuốn thành viên chuyển vào miệng.
Ngao là loài ăn lọc, chúng bắt mồi theo hình thức thụ động. Khi triều dâng lên
ngao thò ống thoát hút nước lên cát để lọc mồi ăn. Nghêu thường chọn các mảnh vụn
hữu cơ, các loài thực vật phù du có kích cỡ < 10µm (Tammes and Dral, 1950).
Thức ăn chủ yếu của nghêu là các khuê tảo, các mảnh vụn hữu cơ, thức ăn
của loài thay đổi theo thời kỳ phát triển của cơ thể. Giai đoạn ấu trùng thức ăn
chủ yếu là các vi tảo phù du, sau khi ấu trùng xuống đáy thì thức ăn đa dạng hơn,
ngoài tảo phù du thì có các thành phần như các mảnh vụn hữu cơ, khoáng, mùn, vi
khuẩn, chất keo cũng được ngao sử dụng. Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996) khi
nghiên cứu thành phần thức ăn của nghêu M. lyrata ở Trà Vinh đã thấy rằng:
thành phần thức ăn chính của nghêu là mùn bã hữu cơ chiếm 75 - 90%, tảo chiếm
10 - 25%. Trong thành phần tảo thì tảo silic (Bacillariophyta) chiếm 90 - 95%, tảo
giáp (Pyrrophyta) chiếm 3,3-6,6%, tảo lam (Cyanophyta), tảo lục (Chlorophyta)

và tảo vàng ánh (Chrysophyta) chiếm 0,8 - 1%.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng, hầu hết các tác giả đều tập trung
nghiên cứu về thức ăn của ấu trùng trong sản xuất giống nhân tạo, một số ít
nghiên cứu về tập tính dinh dưỡng và thức ăn chung cho nhóm Bivalvia giai đoạn
trưởng thành. Các nghiên cứu hầu như thực hiện trên nhiều đối tượng.

8

Khảo sát điều kiện môi trường, sinh thái và khả năng phát triển Nghêu
Meretrix lyrata Sowerby,1851 ở vùng Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, qua kết
quả phân tích 112 mẫu nghêu, Võ Sĩ Tuấn (1999) nhận xét rằng thành phần thức
ăn chủ yếu của nghêu là mùn bã hữu cơ, chiếm đến 90% lượng thức ăn. Các thành
phần sinh vật phù du bắt gặp trong ống tiêu hóa của nghêu khoảng 10% và đã ghi
nhận được 61 loài sinh vật phù du trong đó lớp tảo Silic chiếm đa số.
Một số giống có nhiều loài thường bắt gặp trong ống tiêu hóa của nghêu
phải kể đến: Coscinodiscus (9 loài), Pleurosigma (3 loài), Cyclotella (3 loài),
Rhizosolenia (3 loài).

6.56%
1.64%
1.64%
90.16%
tảo Lục tảo Silic tảo Giáp tảo Kim


Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ (%) giữa các nhóm tảo trong ống tiêu hóa
của nghêu Meretrix lyrata Sowerby, 1851 tại Tiền Giang

Nghiên cứu này cũng cho thấy mật độ tế bào thực vật phù du tại vùng biển
Gò Công tương đối cao; tuy nhiên mật độ phân bố không đồng đều và biến động

rất lớn theo mùa, thể hiện qua hình 2, điều này có ảnh hưởng khả năng bắt mồi và
sự tăng trưởng của nghêu. Mùa khô mật độ thực vật phù du tăng vọt so với mùa
mưa, lượng thức ăn dồi dào, điều này góp phần củng cố nhận định của nhiều tác
giả rằng nghêu tăng trưởng nhanh trong mùa khô hơn là trong mùa mưa.
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và chỉ số độ no của nghêu:
1.1.6.1- Đặc điểm sinh trưởng
Sự sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ nói chung và ngao nói
riêng có sự thay đổi theo loài, vị trí địa lý phân bố, thời tiết, vùng trung triều hay
hạ triều, cũng như là sự khác nhau của mỗi cá thể mà do di truyền tạo ra. Theo kết

9

quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2007) cũng cho rằng nghêu mập nhất
vào các tháng mùa nắng 1,3 và ốm nhất vào các tháng mùa mưa 8,10. Điều này
cho thấy tốc độ sinh trưởng của nghêu vào mùa nắng nhanh hơn vào mùa mưa.
Tốc độ tăng trưởng của ngao phụ thuộc vào vùng phân bố nhiều hay ít thức
ăn. Ngao phân bố ở vùng cửa sông phong phú về thành phần thực vật phù du và
các mùn bã hữu cơ, ngao lớn nhanh. Ngao sống vùng triều thấp thuờng lớn nhanh
hơn vùng triều cao. Ngoài ra chúng còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như độ mặn,
nhiệt độ, sóng gió. Sự sinh trưởng có thể thay đổi từ năm này đến năm khác ở các
khu vực mà có nhiệt độ biến đổi theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè khi nhiệt độ
nước ấm lên, thức ăn dư thừa thì sự sinh trưởng tăng lên nhanh chóng. Hầu như sự
sinh trưởng thường dừng lại vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp và nguồn dinh
dưỡng trong nước kém. Qua kết quả phân tích tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và
tương đối của nghêu cho thấy: Giai đoạn còn non tốc độ tăng trưởng rất nhanh,
sau đó giảm dần (Trần Quang Minh, 1999). Trong điều kiện tương đối thuận lợi,
từ trứng đến nghêu cám qua mất 2 tháng, từ nghêu cám đến nghêu giống (800 -
1000 con/kg) mất 6 - 8 tháng và từ nghêu giống đến ngao thịt (50 con/kg) từ 10 -
11 tháng. Tổng thời gian từ khi sinh ra đến lúc thu hoạch trải qua 18 - 20 tháng
(Nguyễn Thế Ánh và CTV, 1999).

Trương Quốc Phú (1999) nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của nghêu M.
lyrata cho thấy, nghêu sinh trưởng nhanh từ tháng 5 - 9 và sinh trưởng chậm từ tháng
10-4 năm sau vì (tháng 10-11) nước ngọt từ sông Cửu Long đổ ra rất mạnh làm độ
mặn xuống thấp, ngao vùi mình để tránh nước ngọt làm giảm thời gian bắt mồi.
Tốc độ sinh trưởng trung bình là 1,72 mm/tháng và 789,47 mg/tháng. Tốc
độ sinh trưởng khối lượng tương đối nhanh hơn so với tốc độ sinh trưởng chiều
dài. Ở vùng biển khác nhau, tốc độ sinh trưởng của ngao khác nhau. Cùng một
năm tuổi, ngao ở Trà Vinh cỡ 20 mm nặng trung bình 2,7 g/con, ở Duyên Hải 3,7
g/con, ở Tiền Giang ngao cỡ 25 mm nặng 2,8 g/con.
1.1.6.2. Chỉ số no của Nghêu
Độ no của nghêu cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường
sống, lượng thức ăn trong môi trường, ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng sức
khỏe hay khả năng lọc thức ăn của nghêu ở các nhóm kích thước khác nhau. Qua
nghiên cứu chỉ số độ no của nghêu thương phẩm ở ĐBSCL, Nguyễn Văn Hảo và

10

Cộng tác viên (1999) cho rằng nghêu bắt mồi kém vào mùa mưa khi độ mặn giảm
thấp. Trong mùa khô thì khả năng bắt mồi của nghêu tăng với số lượng nghêu no
chiếm tỉ lệ rất cao, ở thời kỳ này nghêu tăng trọng rất nhanh.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2007) cũng cho rằng
nghêu mập nhất vào các tháng mùa nắng 1,3 và ốm nhất vào các tháng mùa mưa
8,10. Điều này cho thấy tốc độ sinh trưởng của nghêu vào mùa nắng nhanh hơn
vào mùa mưa.
1.1.7. Đặc điểm sinh sản của nghêu:
1.1.7.1- Sự phát triển tuyến sinh dục:
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của nghêu, Nguyễn Văn Hảo và
CTV (1999) nhận xét: sự phát triển tuyến sinh dục ở nghêu Meretrix lyrata
Sowerby,1851 là vấn đề khá mới mẻ và lý thú với sự biến đổi đa dạng trong quá
trình phát triển. Qua 3 năm nghiên cứu, có thể nhận thấy hiện tượng lưỡng tính ở

nghêu, trước khi có một kết luận cuối cùng cần có những nghiên cứu dài hạn tiếp
theo. Tuyến sinh dục với nhiều phần khác nhau và ở mỗi phần là các giai đoạn
khác nhau của cùng một phase phát triển của tế bào sinh dục. Đây chính là dẫn cứ
cho kết luận cá thể nghêu chỉ đẻ 1 lần trong mùa sinh sản. Bên cạnh đó, chính do
sự phát triển tuyến sinh dục không đồng đều giữa các cá thể khác nhau sẽ góp
phần giải thích sự xuất hiện giống quanh năm.
1.1.7.2 - Mùa vụ sinh sản:
Nguyễn Đình Hùng (2000) nghiên cứu các điều kiện sinh thái môi trường
ảnh hưởng đến quá trình nuôi nghêu Meretrix lyrata Sowerby,1851 ở vùng ven biển
Tiền Giang, Bến Tre cho rằng, mùa vụ chính xuất hiện nghêu giống bắt đầu vào
tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với mật độ nghêu giống khá cao. Bên cạnh đó nghêu
giống còn xuất hiện trong mùa vụ phụ vào các tháng 12 đến tháng 2 năm sau nhưng
với mật độ thấp hơn nhiều so với vụ chính (tháng 6 đến tháng 9). Thời gian xuất
hiện của nghêu giống xác định mùa sinh sản của chúng, nghĩa là mùa sinh sản
chính từ tháng 5 đến tháng 7, ở giai đoạn thời tiết chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa
mưa, và mùa sinh sản phụ là từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau (có năm không thấy
mùa phụ) với mật độ nghêu giống xuất hiện thấp hơn. Việc nghêu giống xuất hiện ồ
ạt vào tháng 6- tháng 8/1998 cho thấy yếu tố môi trường giữ vai trò quyết định so
với các yếu tố khác như nguồn nghêu bố mẹ, vị trí và cấu tạo nền bãi.

11

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và CTV (1999) cho thấy, mùa vụ sinh
sản của nghêu thường bắt đầu vào thời điểm giao mùa từ mùa khô chuyển sang
mùa mưa, tức khoảng thời gian từ tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm. Đây là thời
điểm mà các yếu tố môi trường nước cũng như khí hậu thay đổi rất lớn, chính sự
biến động này đã kích thích nghêu bố mẹ sinh sản.
1.1.8. Khả năng thích ứng với môi trường.
1.1.8.1- Khả năng thích ứng với nhiệt độ.
Các điều kiện môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ấu trùng.

Theo Michael (2004) nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến ấu trùng ngao. Khi nghiên cứu ảnh hưỏng của nhiệt độ đến tăng trưởng
của ấu trùng ngao, Esncel (1968) khẳng định: nhiệt độ để ngao tăng trưởng tốt
nhất là 20-24
o
C, tăng trưởng chậm ở 7
o
C và 31
o
C, ngoài tự nhiên ngao sẽ tăng
trưởng nhanh vào mùa hè và mùa đông. Tháng 6 năm 2003 tại Trung Quốc người
ta đã làm thí nghiệm bằng cách lựa chọn ngao ở hòn đảo Chasnghan đưa về phòng
thí nghiệm thuần trong 2 tuần tăng từ 2-22
o
C để tìm ra khoảng nhiệt độ thích hợp
cho loài M.meretrix. Cũng tại Trung Quốc nhưng trên loài Coelomactra
antinquata khi nghiên cứu thì thấy rằng loài này sẽ ngừng tăng trưởng ở 12
o
C và
ngừng ăn ở 8
o
C và lớn hơn 30
o
C, khoảng nhiệt độ thích hợp cho chúng tăng
trưởng là 17-28
o
C.
Theo (Rubi, 2000) ngao là loài rộng nhiệt: Chúng có thể sống trong điều
kiện nhiệt độ 5-35
o

C, khoảng nhiệt độ thích hợp cho ngao phát triển là 28-31
o
C.
Tốc độ lọc thức ăn của ngao chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như nhiệt độ, độ
mặn, mật độ thức ăn. Khi nhiệt độ càng cao thì tốc độ lọc thức ăn càng lớn. Theo
Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (1994) thì ngao phân bố ở vùng hạ triều thời
gian phơi bãi 2-8 giờ/ngày. Độ sâu cực đại tìm thấy ngao lúc nước ròng là 1,5-2,5
cm khi nhiệt độ 26-32
o
C.
1.1.8.2 - Khả năng thích ứng với độ mặn.
Sau nhiệt độ thì yếu tố độ mặn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
và phát triển của ngao.Theo Davis (1958) ngao là loài duy nhất ở ven biển có thể
sống với sự thay đổi độ mặn từ 20-30‰. Khi nghiên cứu trên loài M.mereenaria
thì độ mặn lớn hơn 32‰ sẽ gây ảnh hưởng đến ấu trùng còn độ mặn nhỏ hơn 15‰
làm cho chúng hạn chế tìm kiếm thức ăn.

12

Độ mặn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của động vật thân mềm nói chung, ngao nói riêng. Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các đối tượng thân mềm khác.
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến đời sống của loài ngao bến tre mới tập
trung vào giai đoạn ngao giống và ngao trưởng thành.
Trương Quốc Phú (1999) cho rằng ngao có thể phân bố ở độ mặn từ 7-
24‰, khi độ mặn giảm xuống 5‰

thì hầu hết ngao di chuyển tới vùng mới nơi có
độ mặn cao hơn, ngao lớn thì vùi mình xuống cát, bãi nghêu có xu hướng dịch
chuyển từ bờ ra xa vào mùa mưa và mùa khô có xu hướng mở rộng diện tích.

Sự biến động của độ mặn thường diễn ra theo mùa và làm thay đổi môi
trường sống của ngao. Nếu độ mặn thay đổi nghêu sẽ di chuyển ra xa bờ hoặc khu
vực cửa sông (cá thể nhỏ), những cá thể lớn khó di chuyển thì vùi sâu xuống nền
đáy. Nghêu Bến Tre có tập tính di chuyển trong nước, thay đổi nơi phân bố khi có
độ mặn thay đổi lớn.
Sinh trưởng của nghêu chịu ảnh hưởng nhiều của độ mặn, tốc độ lọc thức
ăn của ngao chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố độ mặn. Khi độ mặn giảm xuống
15‰ sẽ hạn chế việc tìm kiếm thức ăn của chúng và như vậy ảnh hưởng đến sinh
trưởng của ngao.
1.1.8.3 - Khả năng chịu đựng ô nhiễm:
Cũng theo nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999), khả năng chịu đựng
của nghêu trong môi trường có nhiều chất thải kém. Nghêu chết (50%) trong môi
trường có hàm lượng chất thải tương ứng với hàm lượng chất thải NH
3
là 0,0256-
0,0425 mg/L do bản thân thải ra sau khoảng thời gian từ 14- 19h.
1.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện nghêu giống:
Theo Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (2001), các bãi triều ven biển
Bến Tre là hệ bãi triều châu thổ, biên độ triều tương đối lớn, bị chia cắt mạnh bởi
các nhánh sông lớn và hệ lạch triều. Trong đó các bãi nghêu thuộc loại bãi triều
cát mịn-trung, nền đáy bở xốp và không chắc, nước mặn lợ. Đặc trưng chung của
các bãi triều này là xu thế mở rộng và bồi tụ nhanh về phía biển, thường tạo thành
các đồi cát, cồn cát ở phía cửa sông, môi trường trầm tích mang tính khử ở mức
độ khác nhau, thường giàu C và P, nghèo N. Khu vực trung triều (có thời gian
ngập bãi 16 - 20 giờ/ngày-đêm, cao trình từ 1 - 2,5 m) nghêu phân bố rất phong

13

phú; khu vực hạ triều (có thời gian ngập bãi 20 - 24 giờ/ngày-đêm, cao trình từ 3-
4 m) nghêu phân bố chủ yếu là nhóm có kích thước lớn.

Báo cáo của Nguyễn Đình Hùng (2000): theo ngư dân cho biết, ở những
khu vực nước sâu khoảng 8- 10m tại bãi Thới Thuận, nguồn nghêu bố mẹ phân bố
khá dày đặc và nguồn lợi này ít bị tác động bởi sự khai thác của ngư dân do chúng
phân bố ở khu vực nước khá sâu, mặt khác nguồn nghêu nuôi thương phẩm cũng
góp phần bổ sung khá đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng nguồn nghêu bố mẹ trong
tự nhiên không thiếu, vậy nhân tố còn lại ảnh hưởng đến sự hình thành nghêu
giống là các tác nhân môi trường (chế độ mưa lũ, độ mặn, dòng chảy…) và còn
ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng nghêu.
Như các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác, quá trình phát triển của
nghêu phải trải qua các giai đoạn ấu trùng. Giai đoạn đầu là ấu trùng phù du
(Trochophore) sống trôi nổi trong nước, sau đó là giai đoạn sống bám trên nền
đáy và cuối cùng là giai đoạn trưởng thành - lúc này nghêu đã phát triển chân đầy
đủ nên có thể chui rúc xuống nền đáy dễ dàng. Do đó tác động của các yếu tố môi
trường đến sự xuất hiện nghêu giống thể hiện rõ rệt nhất trong giai đoạn ấu trùng
sống trôi nổi và giai đoạn chuyển sang sống đáy.
1.1.9.1. Các yếu tố môi trường:
Theo D.B. Quayle và G.F. Newkirk (1989), trong giai đoạn ấu trùng sống
trôi nổi thì dòng nước ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chúng, dù có khả năng
bơi lội thì ấu trùng cũng không đủ sức cưỡng lại dòng nước, điều này có ảnh
hưởng đến sự phân bố của ấu trùng và giải thích tại sao các bãi nghêu giống
không cố định ở một vị trí.
Cũng theo D.B. Quayle (1989) quan sát thấy rằng ấu trùng Bivalvia có hiện
tượng di chuyển lên xuống trong tầng nước theo chiều thẳng đứng và phụ thuộc
vào chu kỳ thủy triều (khi triều lên ấu trùng di chuyển lên tầng mặt và khi triều
xuống ấu trùng lại di chuyển xuống đáy), đây là căn cứ giải thích cho việc ấu
trùng có thể tồn tại ở khu vực gần cửa sông mà không bị cuốn trôi ra biển.
1.1.9.2. Chất đáy:
Chất đáy là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của sinh vật thông qua sự phụ thuộc của sinh vật đó với đặc trưng của nền
đáy mà nó thích ứng. Theo Odum (1963), động vật thân mềm thường chọn nền


14

đáy cát bùn làm nơi sinh sống, nhóm sống trong cát và trên bề mặt cát là nhóm ăn
lọc các chất lơ lửng trong nước, trong khi các loài sống trong bùn thường ăn các
mùn bã hữu cơ trong bùn. Từ đó đưa ra nhận định rằng mỗi loài sinh vật sống đáy
phân bố theo một loại chất đáy riêng.
Chất đáy có ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ sống của nghêu, nhất là trong
giai đoạn ấu trùng. Sau giai đoạn sống phù du, ấu trùng nghêu chuyển sang sống
đáy và bám lên các vật bám trên nền đáy, lúc này ấu trùng rất cần điều kiện nền
đáy bằng phẳng và những vật bám như cát to, sỏi…
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGHÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1.Trên thế giới.
Nghêu với tên gọi chung bằng tiếng Anh là Clam, dành để chỉ các loài có
đời sống vùi mình trong bùn cát trên bãi triều. Đặc điểm chung của các loài này là
có thể nuôi bằng hình thức nuôi đáy (Botom Culture). Nghề nuôi ngao tập trung
chủ yếu ở 3 nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, sản lượng hàng
năm chiếm 72% sản lượng thế giới tương đương 95% sản lượng các nước khu
vực châu Á (Nguyễn Kim Độ, 1999).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về loài ngao đã được thực hiện từ những
năm đầu thế kỷ 20. Các công trình nghiên cứu bước đầu nhằm xây dựng công
nghệ sản xuất giống được xuất phát điểm theo các hướng khác nhau, tập trung chủ
yếu mô tả về hình thái, phân loại, phân bố của nghêu , như công trình nghiên cứu
Shintaro Hirase (1939), Tetsuaki Kira (1976), Garcia H.K (1986) mà chưa nghiên
cứu các đặc tính sinh thái học của nghêu.
Hiện nay các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo giống
ngao đang là lĩnh vực được nhiều tác giả quan tâm, trong đó chủ yếu là các nghiên
cứu giống Meretrix như M. Meretrix (Nustaufig ctv, 2001), Tridacna squamosa
(Labarbeta,1975), Tridacna maxima (Jan và Fulfigar) M. lusoria, M. casta.
Baozhong Liu (2006), đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sự

sinh trưởng, phân bổ và sống sót của ấu trùng ngao (Meretrix meretrix). Ông cho
rằng, thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự sinh trưởng và phát triển của
ngao. Trong thí nghiệm này, để loại bỏ nguyên nhân ảnh hưởng từ nguồn thức ăn,
ông đã bổ xung thức ăn theo tỉ lệ tương thích với mật độ của ấu trùng ngao. Kết

15

quả từ các lô thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ sinh trưởng, lắng đáy và tỉ lệ chết thấp
nhất ở mật độ 10 – 20 cá thể/ml.
Baojun Tang (2006), đã thử nghiệm các chế độ dinh dưỡng khác nhau từ vi
tảo ảnh hưởng tới ấu trùng nghêu. Kết quả cho thấy, các ấu trùng nghêu có khả
năng sống sót sau nhiều ngày không có thức ăn. Điều này chứng minh rằng, nghêu
có khả năng sống sót dài ngày nhờ vào nguồn dinh dưỡng nội sịnh và quá trình
sinh trưởng của nghêu phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác ngoài số lượng và chất
lượng của thức ăn.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta nghề nuôi ngao bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, ngao
được phát triển ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định Thái Bình, Thanh Hoá
(miền Bắc), Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Thuận (miền Trung), Bến Tre, Kiên Giang,
Trà Vinh (miền Nam). Năng suất ngao nuôi khác nhau tuỳ theo từng địa phương.
Ở Đà Nẵng, ngao nuôi trong đầm đạt năng suất cao tới 18,4 tấn/ha (Nguyễn Việt
Nam, và Lê Thanh Lựu, 2001; Hà Thị Lộc và Trương Sĩ Kỳ, 2003).
Việc nghiên cứu ĐVTM nói chung và ngao nói riêng ở Việt Nam đã được
tiến hành từ đầu thế kỷ 20. Các công trình nghiên cứu tập trung vào điều tra thành
phần loài, đặc điểm khu hệ ĐVTM ở biển như công trình nghiên cứu của Serenne
(1937) công bố một danh mục gồm 610 loài Mollusca sống ở vùng triều và vùng
dưới triều của biển Việt Nam, trong đó động vật 2 mảnh vỏ có 213 loài. Các tác
giả như Nguyễn Văn Chung, Trần Đình Nam (1978), Nguyễn Xuân Dục (1978),
Nguyễn Chính (1980, 1990) đã xác định có 172 loài ở vùng biển Quảng Ninh, Hải
Phòng; 25 loài động vật chân đầu ở vịnh Bắc Bộ, 101 loài ở đầm Thị Nại (Bình

Định); 731 loài ở vùng biển nam Việt Nam (Nguyễn Xuân Thu, 2005). Nghiên cứu
của Hylleberg J. và Richard N. Kilburn (2003) đã xác định biển Việt Nam có
khoảng 2.200 loài ĐVTM.
Trong những năm gần đây nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh
học và sinh thái những loài có giá trị kinh tế nhằm phục vụ cho khai thác bảo vệ
nguồn lợi và nuôi ĐVTM như: Nguyễn Chính (1996), Nguyễn Huy Yết và CTV
(1998). Và hiện nay người ta đang tập trung nghiên cứu các qui trình sản xuất
giống, đặc điểm sinh hoá và bệnh của ngao như công trình nghiên cứu hàm lượng
kim loại nặng trong thịt một số loài ĐVTM ở miền Bắc Việt Nam (Đoàn Việt

16

Bình và CTV, 1999); Nghiên cứu thành phần prôtêin và đặc trưng enzim của 3 loài
ĐVTM 2 mảnh vỏ biển (Nguyễn Thị Vĩnh và CTV, 1999).
Nguyễn Văn Hảo (1999) đã nghiên cứu một số chỉ tiêu về môi trường nuôi
ngao, xây dựng cơ sở khoa học cho phương án bảo vệ bãi đẻ tự nhiên ở vùng ven
biển đồng bằng sông Cửu Long, kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số chỉ tiêu môi
trường phù hợp để nuôi ngao đạt hiệu quả.
Trương Quốc Phú (1999) cũng nghiên cứu đánh giá đặc điểm sinh tưởng
của nghêu (Meretrix Lyrata Sowerby, 1851) vùng biển Gò Đông, Tiền Giang và
đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của nghêu.
Trần Quang Minh (2001) đã tiến hành nghiên cứu “Một số đặc tính sinh
học của nghêu dưới ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái môi trường tự nhiên” ở
một số vùng nuôi ngao của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Nguyễn Văn Nguyên (2004) đã tiến hành điều tra nghiên cứu tảo độc hại ở
vùng nuôi ngao tập trung tại Thái Bình, Nam Định và Thanh Hóa (2002 – 2003)
đã tìm thấy một số loài tảo có khả năng sinh dộc tố ASP, DSP và PSP. Ông cũng
đồng thời tìm thấy sự có mặt của một số loài tảo độc hại trong hệ tiêu hóa của
ngao, đánh giá khả năng tích tụ độc tố ASP, DSP và PSP trong ngao M.meretrix
và đề cập đến một số yếu tố môi trường nước cơ bản (nhiệt độ, độ mặn, DO, pH)

và các muối dinh dưỡng ở vùng nuôi ngao. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có
mối tương quan giữa mật độ tảo (Alexandrium) sinh độc tố PSP và hàm lượng độc
tố này trong ngao nhưng mối tương quan này không chặt.
Ở Việt Nam, loài ngao Bến Tre được bắt đầu nghiên cứu từ những năm
1980 ở các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu về môi trường và nguồn lợi nghêu ở
đồng bằng sông Cửa Long nhưng nó chưa được đi sâu. Bắt đầu từ 1994 các công
trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học và nguồn lợi nghêu mới được nghiên cứu
sâu hơn với một số công trình:
- Nghiên cứu về phân bố và đánh giá nguồn lợi nghêu ở Trà Vinh của tác
giả Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (1994), Nguyễn Hữu Phụng (1996),
Nguyễn Chính (1996);
- Trương Quốc Phú (1999) thực hiện luận án tiến sĩ “Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học, sinh hoá và kỹ thuật nuôi Nghêu Meretrix lyrata (Sowerby) ở
vùng ven biển Tiền Giang, Bến Tre”.

17

- Nghiên cứu một số chỉ tiêu môi trường, đặc điểm sinh học và nguồn lợi
nghêu M. lyrata ở Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Văn Hảo và CTV, 1999);
- Nghiên cứu đặc tính sinh học chính của ngao dưới ảnh hưởng của các yếu
tố sinh thái môi trường tự nhiên (Trần Quang Minh, 2001).
Như vây, từ những tài liệu thu thập trên chúng tôi thấy những nghiên cứu
về đặc điểm phân bố, sinh trưởng, sinh sản, Thì các tác giả đều đưa ra tương đối
chi tiết cho loài nghêu Bến Tre nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
về hiện trạng, tiềm năng và các giải quy hoạch, phát triển bền vững cho vùng nuôi
nghêu bãi triều ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
1.3. CÁC VẤN ĐỀ NGOẠI CẢNH TÁC ĐỘNG:
1.3.1-Môi trường:
Như chúng ta biết, môi trường và phát triển nói chung là hai mặt của một
vấn đề. Môi trường bờ là địa bàn và đối tượng phát triển kinh tế- xã hội của một

quốc gia, còn quá trình phát triển là nguyên nhân sâu xa gây ra các biến đổi môi
trường và tài nguyên vùng bờ. Trong thực tế, tùy thuộc vào mức độ phát triển mà
tác động qua lại giữa hai khía cạnh nói trên biểu hiện khác nhau. Nhưng có một
điều chắc chắn là con người càng đẩy nhanh tốc độ phát triển trên lưu vực và vùng
bờ thì mức độ gây tổn thương đến môi trường và tài nguyên bờ sẽ ngày càng cao.
Nghiêm trọng mang tính trực tiếp nhất hiện nay là tình trạng xả thải mầm
bệnh chưa qua xử lý từ các ao nuôi tôm, cá bị bệnh ra môi trường nước tự nhiên
và việc bơm đất từ các ao nuôi tôm, cá mới đào, bơm bùn từ việc cải tạo ao ra
sông rạch làm cho nguồn nước vốn đã ô nhiễm lại càng thêm ô nhiễm.
Như vậy, trong quá trình phát triển của mình, bản thân nghề cá cũng là một
tác nhân gây ra nhiều hậu quả sinh thái: thu hẹp, hủy hoại hay làm xáo động các
hệ sinh thái trên cạn và dưới nước hay cảnh quan chung và gây ô nhiểm môi
trường. Và cũng chính vì thế mà Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm (IFPI) và
Trung tâm cá thế giới (WFC) đã khuyến cáo “thủy sản thế giới có thể trở thành
nạn nhân của chính những thành công của mình”.
Công tác quan trắc và cảnh báo môi trường bước đầu đã được quan tâm và
có đầu tư ở nhiều địa phương, trong đó có Thái Bình; tuy nhiên, quá trình thực
hiện chưa mang lại hiệu quả cao; nhiều nơi có thực hiện, có kết quả nhưng lại

18

thiếu cảnh báo kịp thời cho dân; nhiều nơi có xây dựng trạm quan trắc nhưng thực
hiện qua loa, chiếu lệ.
1.3.2-Ảnh hưởng của rừng ngập mặn:
Phá rừng ngập mặn gây mất cân bằng sinh thái, mất nơi cư trú của ấu trùng
nhiều loài thủy sản dẫn đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên ven biển bị cạn kiệt; đặc
biệt khi mất rừng ngập mặn xem như mất hệ thống lọc sinh học cực kỳ quan
trọng, môi trường nước tự nhiên dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra
hơn, khó phục hồi môi trường trở lại trạng thái ban đầu, mất tính bền vững, từ đó
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi thủy sản nói chung, nuôi nghêu nói riêng.

Theo thống kê từ 1985- 2004 tốc độ mất rừng ngập mặn ở Việt Nam ước khoảng
15.000ha/năm.
Khác với cả nước, từ những năm 1960, huyện Thái Thụy đã thực hiện
chương trình trồng rừng phòng hộ ven biển, với chươg trình 327 phủ xanh đất
trống đồi núi trọc; chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ; Chương
trình phòng ngừa thảm hoạ và phòng chống thiên tai do Chính phủ Đan Mạch tài
trợ đến nay vùng ven biển huyện Thái Thụy đã có một hệ thống đai rừng khá vững
chắc, khoảng 35% diện tích rừng có độ tuổi trên 10 năm, chiều cao cây trung bình
2,5 – 3,5 m và nhiều cây bần cao trên 20 m, 40% diện tích rừng có độ tuổi từ 5 –
10 năm với mật độ cây dày đặc và có độ cao trung bình 1,5 – 2,5 m, còn lại là
diện tích rừng non mới trồng. Đến nay, huyện Thái Thụy đã có 4.564 ha rừng với
độ rộng 800 đến 1.300 mét Trong đó diện tích rừng trong vùng nghiên cứu là
1.393,85 ha. (Theo nguồn phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thái Thụy).
1.3.3-Tác động của biến đổi khí hậu:
Ngành Thuỷ sản được xác định là ít tham gia nhất vào việc thúc đẩy biến
đổi khí hậu, nhưng ngược lại, thuỷ sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng
nhiều nhất của hiện tượng này.
Biến đổi khí hậu đã làm cho nhiệt độ trái đất gần đây tăng khoảng 0,3
o
C
trong mỗi thập niên; tần suất và cường độ các hiện tượng El Nino, La Nina tăng lên
đáng kể; Lượng mưa nhiều hơn ở những vùng nhiều mưa và càng khô hạn ở những
vùng khô; mực nước biển dâng cao; bão, lũ, lốc, xoáy xảy ra thường xuyên hơn.
Chính vì vậy, dự báo biến đổi khí hậu sẽ phá vỡ các hệ sinh thái như rừng ngập
mặn, vùng đất ngập nước hay khu vực sinh sản của động vật thủy sinh, thay đổi

×