Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ÔN TẬP LÝ THUYẾT KINH TẾ DƯỢC 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.06 KB, 32 trang )

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 1
KTD|2012–2013


ÔN TẬP LÝ THUYẾT KINH TẾ DƢỢC 2013

A. Phần Thầy PGS. Phạm Đình Luyến (6 bài)
- Kinh tế vĩ mô
- Đại cương về quản trị dược
- Các loại hình doanh nghiệp dược
- Hợp đồng kinh doanh thuốc
- Luật thuế
- GDP và GPP

B. Phần Thầy ThS. LƣơngThanh Long (2 bài)
- Nghiên cứu thị trường
- Khái niệm KT thị trường

C. Phần Cô TS. Dƣơng Thị Mai Trang (1 bài)
- Lạm phát thất nghiệp

D. Phần Cô TS. Nguyễn Thị Thu Thủy (6 bài)
- Tổng quan về kinh tế y tế
- Đại cương về kinh tế Dược
- Các phương pháp phân tích KTD
- Phân tích chi phí trong kinh tế dược
- Phân tích chi phí hiệu quả
- Mô hình hóa trong kinh tế Dược

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 2
KTD|2012–2013



BÀI 1. KINH TẾ VĨ MÔ

Câu 1. Kinh tế học là gì? Kinh tế vĩ mô là gì?
 Kinh tế học: là môn khoa học nghiên cứu cách thức, phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn của
thế giới, quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân để tạo ra sản phẩm, tạo ra các loại hàng hóa, dịch vụ với số lượng
nhiều nhất, chất lượng tốt nhất nhằm phục vụ nhu cầu vô hạn của con người.
 Kinh tế vĩ mô: là một môn của kinh tế học, nghiên cứu tổng thể các bộ phận cấu thành của 1 nền kinh tế của
1 quốc gia hay toàn thế giới.
Sự phân loại KT vĩ mô, KT vi mô chỉ mang tính tương đối.
 Kinh tế vi mô: Môn khoa học nghiên cứu hoạt đông của nền kinh tế bằng cách tách biệt phần

Câu 2: Nêu 8 nội dung cơ bản của nền kinh tế vĩ mô
1
Tổng sản phẩm trong nước GDP
Là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ tính bằng tiền được làm ra trong phạm vi
một quốc gia hay vùng lãnh thổ trong vòng 1 năm
2
Tổng sản phẩm quốc gia GNP
Là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ tính bằng tiền do người dân và doanh
nghiệp của 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ làm ra trong vòng 1 năm
3
Tổng cầu
Tổng nhu cầu hàng hóa dịch vụ mà người dân, doạnh nghiệp của 1 quốc
gia hay vùng lãnh thổ yêu cầu trong vòng 1 năm
4
Tổng cung
Tổng lượng hàng hóa dịch vụ được làm ra trong vòng 1 năm trên 1 quốc
gia hay vùng lãnh thổ
5

Lạm phát
Giảm phát
Lạm phát là sự tăng giá chung của các loại hàng hóa dịch vụ
Giảm phát là sự giảm giá chung của các loại hàng hóa dịch vụ
6
Thất nghiệp
7
Tiền tệ
Bất cứ một phương tiện nào được con người thừa nhận để làm trung
gian trao đổi giữa các lực lượng hàng hóa, dịch vụ
8
Ngân hàng
Ngân hàng là xương sống của nên KTTT, là 1 đình chế tư bản tiền tệ.
Câu 3: So sánh tổng sản phẩm trong nƣớc GDP và tổng sản phẩm quốc gia GNP
Đặc điểm
GDP = Gross domestic product
GNP = Gross national product
Giống nhau
Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ được tính bằng tiền làm ra trong 1 năm
Khác nhau
Tính theo lãnh thổ 1 nước
Tính theo quốc tịch

Câu 4: Mối quan hệ giữa GDP và GNP, biện luận các kết quả? D2007
GNP và GDP sẽ thay đổi thế nào khi một nƣớc nhận đầu tƣ nhiều hoặc đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhiều?
GNP = GDP + (thu nhập nước ngoài chuyển về – thu nhập trong nước chuyển đi)
Gọi  = thu nhập nước ngoài chuyển về – thu nhập trong nước chuyển đi
- GNP = GDP khi  = 0
- GNP > GDP khi  > 0 => Các nước tiên tiến như Mỹ, các nước Châu Âu…
- GNP < GDP khi  < 0 => Các nước đang phát triển như Việt Nam…


Câu 5: Tổng cầu là gì? Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổng cầu AD? Có câu hỏi thi D2007
Là tổng nhu cầu hàng hóa dịch vụ mà người dân, doạnh nghiệp của 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ yêu cầu trong
vòng 1 năm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu như:
- Dân số
- Thuế: là 1 công cụ vĩ mô quan trọng để nhà nước điều tiết nền kinh tế. Thuế tăng => nhu cầu giảm => AD 
- Trợ cấp: có nhiều hình thức nhưng kết quả đều làm nhu cầu tăng => tổng cầu tăng
- Thu nhập của ngƣời dân: thu nhập tăng thì tổng cầu tăng
- Nhu cầu của chính phủ: yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tổng cầu vì chính phủ là cơ quan duy nhất có
quyền chi tiêu sử dụng ngân sách quốc gia (Câu hỏi thi D2007)
- Lãi suất tín dụng: do nhà nước ấn định, lãi suất tăng thì tổng cầu giảm
- Lạm phát: LP tăng thì nhu cầu tăng => tổng cầu tăng (do người dân e ngại tiền mất giá)
- Tỷ giá hối đoái: tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền với nhau
Quy luật: Chỉ xảy ra khi chất lượng hàng hóa trong nước và thế giới tương đương nhau
o Khi giá trị đồng nội tệ tăng so với đồng ngoại tệ thì nhu cầu hàng hóa nhập khẩu tăng
o Khi giá trị đồng ngoại tệ tăng so với đồng nội tệ thì nhu cầu SX hàng hóa trong nước tăng.

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 3
KTD|2012–2013

Câu 6: Tổng cung là gì? Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổng cung?
Tổng lượng hàng hóa dịch vụ được làm ra trong vòng 1 năm trên 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung như:
- Nguồn nhân lực: người lao động
- Trình độ lao động cao: tổng cung tăng
- Tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu hiện đại: tổng cung tăng
- Trình độ công nghệ cao: tổng cung tăng
- Chính sách kinh tế của quốc gia, giảm thuế: tổng cung tăng, kìm hãm phát triển: tổng cung giảm

Câu 7: Lạm phát, phân loại lạm phát?

- Lạm phát là sự tăng giá chung của các loại hàng hóa dịch vụ
- Lạm phát là quy luật của nền kinh tế thị trường
Phân thành 3 loại
Loại lạm phát
Đặc điểm
Ảnh hƣởng đến nền kinh tế
Lạm phát thấp
Lạm phát 1 con số
Giá cả tăng ≤ 10%/năm
Tốt
Vì kích thích tiêu thụ hàng hóa, tăng cường đầu tư
Lạm phát cao
Lạm phát 2 con số
Giá cả tăng < 100%/năm
Xấu. Lý do:
- Thị trường không ổn định,
- Không kích thích được đầu tư
- Nhà nước đầu tư không bảo toàn được đồng vốn
Lạm phát siêu tốc
Lạm phát phi mã
Giá cả tăng ≥ 100%/năm
tiến đến +∞
Từ 3 con số trở lên
Làm cho nền KT thực sự khủng hoảng, thậm chí sụp đổ

Câu 8: Thất nghiệp là gì? Các hình thức TN? Biện pháp để giảm thất nghiệp?
Thất nghiệp là số người:
- Trong độ tuổi lao động
- Không có việc làm nhưng mong muốn làm việc
- Đã và đang tích cực tìm kiếm việc làm

- Đang ở trạng thái sẵn sàng làm việc
Có 2 hình thức thất nghiệp là
- Thất nghiệp tự nhiên: thỏa mãn 4 yếu tố
- Thất nghiệp cưỡng bức: mất việc làm do yếu tố gia đình, hôn nhân, tôn giáo hay bệnh tật
Biện pháp hàng đầu để giảm thất nghiệp là tăng cường đào tạo nghề

Câu 9: Tiền tệ, các hình thái của tiền tệ?
Tiền là bất cứ một phương tiện nào được con người thừa nhận để làm trung gian trao đổi giữa các lực lượng hàng
hóa, dịch vụ. Đồng tiền đầu tiên của con người là hàng hóa
Hình thái tiền tệ
- Tiền hàng hóa
- Tiền quy ước (tiền kim loại quý, tiền giấy)
- Tiền tín tệ
- Tiền ngân hàng (điện tử)
Chức năng tiền tệ: trao đổi, đo lường giá trị, phương tiện thanh toán

Câu 10: Ngân hàng trong nền KT vĩ mô, phân loại?
Ngân hàng là xương sống của nên KTTT, là 1 đình chế tư bản tiền tệ.
Ngân hàng ra đời sau tiền tệ rất lâu, độc lập với chính phủ.
Có 2 loại ngân hàng:
- Ngân hàng nhà nước = ngân hàng TW: là ngân hàng mẹ, ưu tiên và phát hanh tiền, ấn định tỷ giá hối đoái và
lãi suất, quản lý vĩ mô về tiền tệ, quản lý ngân hàng thương mại, không làm chưc năng kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ thanh toán
- Ngân hàng thương mại: chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước, thực hiện tất cảác chức năng kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ thanh toán.
BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 4
KTD|2012–2013


BÀI 2. ĐẠI CƢƠNG VỀ QUẢN TRỊ DƢỢC


Câu 1: So sánh quản lý và quản trị?
Giống nhau: Phương thức điều khiển nhân viên hoàn thành mục tiêu được giao
Khác nhau:
- Quản lý: Công cụ pháp luật
- Quản trị: công cụ nghệ thuật rộng hơn quản lý

Câu 2: Mọi hoạt động trong kinh tế dƣợc đều phải hội đủ những yếu tố nào?
Mọi hoạt động trong kinh tế dược đều phải hội đủ 5 yếu tố: 5M
- Money: Tiền
- Machine and material: Máy móc, nguyên vật liệu
- Man power: Nhân lực
- Managerment: Quản trị => quan trọng nhất, kết nối con người với con người
- Market: Thị trường

Câu 3: Khái niệm về nhà quản trị, phân loại?
Nhà quản trị: Người có thẩm quyền quản lý, điều khiển người khác, ra quyết định cho người khác thực hiện
nhằm hoàn thành tốt mục tiêu chung của tổ chức, của công ty
Phân loại thành 4 cấp:
- Ngƣời thừa hành: không phải là nhà quản trị, không có thẩm quyền ra các loại quyết định, chỉ thực hiện
quyết định của người khác.
Ngành Dược: nhân viên bán thuốc, công nhân Dược, người giới thiệu thuốc…
- Quản trị viên cơ sở (bậc thấp): Người có quyền ra quyết định tác nghiệp, tức là quyết định thực hiện công
tác chuyên môn, nghiệp vụ hàng ngày, kế hoạch ngắn hạn vài ngày hay hàng tuần
Ngành Dược: tổ trưởng, nhóm trưởng, đội trưởng
- Quản trị viên bậc trung (bậc giữa): người có thẩm quyền ra quyết định chiến thuật, tức là quyết định thực
hiện mục tiêu cụ thể của tổ chức, thực hiện kế hoạch chung hàng tháng, hàng quý…
Ngành Dược: trưởng khoa Dược bệnh viện, quản đốc phân xưởng trong XN sản xuất thuốc, giám đốc bộ phận
- Quản trị viên bậc cao (cao cấp): người có thẩm quyền ra quyết định chiến lược, tức là quyết định thực hiện
mục tiêu chung của tổ chức, thực hiện kế hoạch dài hạn, hàng năm hay nhiều năm.

Ngành Dược: Giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT
Tùy theo đối tượng công việc và đặc điểm của nhân viên mà vị trí, vai trò của nhà quản trị Dược có thể bị thay đổi

Câu 4: Nêu 5 nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản trị Dƣợc
(1) Ra quyết định:
Việc lựa chọn công việc sẽ thực hiện trong tương lai => nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất. Công việc được lựa
chọn phải đảm bảo tính hợp lý và khả thi, việc ra quyết định phải đúng thẩm quyền, đúng lúc và đúng thời cơ
Có 3 loại quyết định: tác nghiệp, chiến lược, chiến thuật
(2) Hoạch định:
Là việc lập kế hoạch thực hiện 1 công việc, bao gồm: Mục đích mục tiêu của công việc, nguồn lực (nhân lực, tài
lực, trí lực), thời gian và không gian để thực hiện công việc, các biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công
việc trong thời gian hoạch định của kế hoạch y tế
(3) Tổ chức:
Căn cứ vào các nguồn lực hiện có cũng như đặc điểm và yêu cầu của công việc mà nhà quản trị được thiết lập 1
cơ cấu tổ chức phù hợp nhất bao gồm: chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, phối hợp trên, dưới giữa các cá nhân
bộ phận trong nội bộ 1 tổ chức
(4) Điều khiển:
Lãnh đạo: Ra lệnh, ra quyết định cho người khác, bắt buộc người khác thực hiện quyết định của nhà QT
Động viên: Cách thức nhà QT thỏa mãn nhu cầu của nhân viên dưới quyền => để nhân viên tích cực, hăng hái, tự
nguyện làm việc
(5) Kiểm tra, giám sát
Nhiệm vụ thường xuyên của nhà quản trị Dược, được thực hiện trong tất cả giai đoạn của kế hoạch y tế để phát
hiện sai sót, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Kiểm tra giám sát ở đâu thì kết thúc ở đó.
BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 5
KTD|2012–2013

Câu 5: Các kiểu cơ cấu tổ chức trong ngành Dƣợc? So sánh ƣu nhƣợc điểm? D2007

Kiểu tổ chức
Cơ cấu trực tuyến

Cơ cấu trực tuyến chức năng
Đặc điểm
Trong doanh nghiệp chỉ có nhà quản trị và
người thừa hành
Có 1 nhà quản trị bậc cao, các nhà quản trị
trung gian và người thừa hành
Ƣu điểm
Tiết kiệm chi phí, nhân lực
Nhà QT giám sát hết mọi hoạt động của NV
dưới quyền, điều chỉnh sai sót, khắc phục,
bổ sung kịp thời
Chuyên môn hóa, chuyên biệt hóa công việc
của nhà QT trung gian
Tăng cường chất lượng công việc, giảm bớt khồi
lượng công việc cho nhà QT bậc cao
Nhƣợc điểm
Công việc của nhà quản trị quá nhiều, quá
phưc tạp, dễ nhầm lẫn, thiếu sót
Chỉ phù hợp doanh nghiệp nhỏ, ít nhân viên
Nhà QT không giám sát được hết công việc của
NV dưới quyền. Tốn kém chi phí nhân lực
Phù hợp doanh nghiệp lớn, đông nhân viên

Câu 6: Nêu các phong cách lãnh đạo, trong nền KTTT phong cách lãnh đạo nào là hiệu quả nhất? THI
Có 3 phong cách lãnh đạo
- Quyết đoán: Dám làm, dám chịu, ra quyết định cho người khác
- Dân chủ: Lấy ý kiến cấp dưới, đa số thắng thiểu số
- Tự do: Cho cấp dưới phát huy sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ được giao
Trong nền KTTT, tính cạnh tranh cao độ, phong cách quyết đoán là hiệu quả nhất
Tùy theo đặc điểm của công việc và nhân viên mà nhà QT Dược sử dụng phong cách lãnh đạo nào cho phù hợp

nhất, nhiều khi mang tính khẩu phục, không tâm phục

Câu 7: Theo Maslow, con ngƣời có những loại nhu cầu nào? Nhà QT Dƣợc phải làm gì để thỏa mãn
nhu cầu của nhân viên mình? D2007
Theo Maslow con người có 5 nhu cầu chủ yếu từ thấp đến cao (1 đến 5)
1. Nhu cầu sinh lý: ăn – mặc – ở, khi chưa được thỏa mãn thì không phát sinhnhu cầu nào khác
2. Nhu cầu an toàn về tính mạng và sức khỏe
3. Nhu cầu quan hệ xã hội, bạn bè
4. Nhu cầu muốn được mọi người tôn trọng
5. Nhu cầu tự hoàn thiện, tự thể hiện
Trong quản trị Dược, nhà QT phải xác định chính xác nhân viên dưới quyền đang ở nhu cầu nào để có biện pháp
động viên phù hợp. Nếu nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn thì ai cũng có nhu cầu được tôn trọng

Câu 8: Công việc đầu tiên và quan trọng nhất của nhà quản trị Dƣợc là gì? Vì sao? D2007
Công việc đầu tiên và quan trọng nhất của nhà quản trị Dược là Ra quyết định (Việc lựa chọn công việc sẽ thực
hiện trong tương lai) vì:
- Nếu ra quyết định đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiệm vụ tiếp theo
- Nếu ra quyết định sai sẽ gây khó khăn cho các nhiệm vụ tiếp theo, thậm chí không thực hiện được
Công việc được lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý và khả thi, việc ra quyết định phải đúng thẩm quyền, đúng lúc
và đúng thời cơ. Có 3 loại quyết định: tác nghiệp, chiến lược, chiến thuật


1
2
3
4
5
BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 6
KTD|2012–2013



BÀI 3. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP DƢỢC

Câu 1: Có mấy loại hình doanh nghiệp đƣợc phép phát hành chứng khoán
Theo luật Dược 2005 có 4 loại hình doanh nghiệp được phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)
- Công ty cổ phần: được phát hành cổ phiếu và trái phiếu
- Công ty TNHH 1 thành viên: chỉ được phát hành trái phiếu
- Công ty TNHH từ 2 – 50 thành viên: chỉ được phát hành trái phiếu
- Doanh nghiệp nhà nước: được phát hành cổ phiếu, hay trái phiếu tùy thuộc vào loại hình chuyển đổi (cổ phần
hóa hay chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên)

Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu
Giống nhau: Đều là chứng khoán, là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài
sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
Khác nhau:
Cổ phiếu
Trái phiếu
Do công ty cổ phần phát hành
Để xác nhận quyền sở hữu cổ phần của người nắm giữ
cổ phần của công ty
Có thể do DN, kho bạc hay Chính Phủ phát hành
Để xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành trái
phiếu
Người sở hữu là chủ sở hữu
Hưởng cổ tức (biến số)
Có giá trị cùng với sự tồn tại của công ty
Cùng chịu rủi ro
Không ưu tiên giải quyết
Người sở hữu là chủ nợ
Hưởng lãi suất (hằng số)

Hưởng theo kì hạn
Không chịu rủi ro
Ưu tiên giải quyết khi công ty phá sản

Câu 3: Tại sao phải cổ phần hóa DN nhà nƣớc
- Do Luật Doanh nghiệp 2005 quy định
- Yêu cầu bắt buộc khi gia nhập W.T.O.
- Để tăng cường huy động vốn
- Để tăng hiệu quả (công nhân đồng sở hữu)
- Để độc lập ngân sách nhà nước

Câu 4: Có mấy loại hình doanh nghiệp không có tƣ cách pháp nhân và chịu TNVH trong kinh doanh?
Có 2 loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân ở nước ta hiện nay là:
- Doanh nghiệp tƣ nhân:
Là DN do 1 cá nhân bỏ vốn kinh doanh, xin phép thành lập
Người đại diện theo pháp luật là chủ doanh nghiệp
- Hộ kinh doanh cá thể:
Do 1 người hay 1 nhóm người góp vốn kinh doanh thấp hơn vốn pháp lệnh
Người đại diện theo pháp luật là chủ hộ

Câu 5: Cá nhân đƣợc phép mở những loại hình doanh nghiệp nào
Cá nhân được phép mở các loại hình kinh doanh là:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Hộ kinh doanh cá thể

Câu 6: Có mấy loại công ty ở việt nam, cho ví dụ cụ thể trong ngành dƣợc? D2007
Có 4 loại hình doanh nghiệp là công ty:
- Công ty hợp danh. VD:
- Công tu TNHH 1 thành viên. VD: CT TNHH 1 thành viên Dược Sài gòn (Sapharco), Sanophi Việt Nam,…

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. VD: Viettradimex, Fito Pharma, Anh Minh…
- Công ty cổ phần. VD: Công ty cổ phần dược phẩm OPC, 3 tháng 2 (F.T.Pharma), 2/9 (Nadyphar), Savipharm…

Câu 7: Thành viên nào không cần góp vốn trong công ty?  Thành viên hợp danh
BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 7
KTD|2012–2013


Câu 8: Các loại hình doanh nghiệp ở nƣớc ta hiện nay?

Loại hình DN
Thành lập
Tƣ cách PN
Đại diện theo PL
Trong ngành Dƣợc
DN nhà nƣớc
Nhà nước thành lập,
Được nhà nước cấp vốn
điều lệ từ ngân sách NN

Chịu TNHH trong
kinh doanh
Giám đốc
Hay chủ tịch HĐQT
Trước đây: 100%
Hiện nay: cổ phần hóa, sáp
nhập hay chuyển thành CT
TNHH 1 thành viên
DN tƣ nhân
1 cá nhân bỏ vốn KD,

xin phép thành lập
Không
Chịu TNVH trong
kinh doanh
Chủ doanh nghiệp
Ít thành lập DNTN
DN liên doanh
VN – N.ngoài
Góp vốn VN - nước ngoài

Giám đốc
Hay Tổng GĐ
Rất nhiều DN liên doanh
VD: Roussel Việt Nam
DN 100% vốn
đầu tƣ n.ngoài
N.ngoài đầu tư 100% vốn
trang thiết bị nhưng t.lập
và hoạt động theo PL VN

Giám đốc
Hay Tổng GĐ
Nhiều DN 100% vốn nước
ngoài
VD. United Pharma
CT hợp danh
Các t.viên hợp danh
(*)

thành lập


Thành viên hợp danh

CT TNHH 1
thành viên
Do 1 thành viên góp vốn
và xin phép thành lập
Thành viên có thể là một
cá nhân hay một tổ chức

Giám đốc
Hay Tổng GĐ

CT TNHH có
2-50 t.viên


Thành viên có thể là cá
nhân, tổ chức hay một
công ty khác
Vốn điều lệ của công ty
chia làm các phần không
bằng nhau.

Giám đốc
CT hội đồng t.viên

CT cổ phẩn
> 50 thành viên góp vốn
thành lập

(**)


Giám đốc
CT hội đồng t.viên

Hợp tác xã
Xã viên góp vốn, góp
danh, góp sức thành lập

Chủ nhiệm HTX

Hộ KD cá thể
Một người hay một nhóm
người góp vốn kinh doanh
thấp hơn vốn pháp định
Không
Chủ hộ

(*) Thành viên hợp danh là những người có trình độ chuyên môn cao, có uy tín xã hội nghề nghiệp…
(**) Công ty cổ phần: Là loại hình DN mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần. Giấy tờ có giá trị bằng tiền, xác định mệnh giá của 1 cổ phần gọi là cổ phiếu. Người sở hữu cổ phiếu gọi
là cổ đông, và cổ đông được lãnh cổ tức. Giá trị của cổ phiếu = biến số. Mệnh giá của cổ phiếu = hằng số

Câu 9: Điều kiện để 1 công ty dƣợc đƣợc coi là có tƣ cách pháp nhân?
Một công ty dược được coi là có tư cách pháp nhân nếu hội đủ 4 điều kiện
(1) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, công nhận
(2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: có ít nhất 3 bộ phận ban giám đốc, ban kế toán và ban kiểm soát.
(3) Có tài sản độc lập với cá nhân tổ chức khác
(4) Nhân danh mình trong mọi hoạt động (nếu có trụ sở hoạt động cụ thể, rõ ràng, ổn định; tên doanh nghiệp

được đăng ký hợp pháp)

Câu 10: Phân loại chế độ trách nhiệm trong kinh doanh
+ TNHH trong kinh doanh: là các chủ thể tham gia kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp
+ TNVH trong kinh doanh: là các chủ thể trong kinh doanh phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra
Người đại diện doanh nghiệo theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp trước các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc có quyền ký các loại hợp đồng hoặc ủy quyền cho người khác kí hợp động

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 8
KTD|2012–2013


BÀI 4. HỢP ĐỒNG KINH DOANH THUỐC

Câu 1: Hợp đồng là gì? Phân loại, cho ví dụ? Hình thức của hợp đồng? D2007
Định nghĩa: Trong quy định của bộ Luật dân sự, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc thiết lập, thay
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
Phân loại: Chia làm 2 loại
- Song vụ: Các bên có nhiệm vụ với nhau. VD: Hợp đồng mua – bán thuốc
- Đơn vụ: Chỉ 1 trong 2 bên có nhiệm vụ. VD: Làm từ thiện
Hình thức của hợp đồng:
- Lời nói
- Văn bản (Trong ngành Dược có cả 2 hình thức này)
Đôi khi có hình thức thứ 3: Hành vi cụ thể

Câu 2: Cấu trúc của hợp đồng?
Gồm phần mở đầu và phần nội dung
- Phần mở đầu: Thường ghi dƣới dạng văn bản tất cả thông tin liên quan đến các chủ thể tham gia ký kết hợp
đồng như tên, địa chỉ, số CMND, số tài khoản, ngân hàng giao dịch,…
- Phần nội dung: Thường ghi dƣới dạng điều khoản.


Câu 3: Các điều khoản cơ bản trong phần nội dung của một hợp đồng? D2007
Tùy theo đối tượng hợp đồng đơn giản hay phức tạp, thời gian hợp đồng dài hay ngắn, khối lượng công việc nhiều
hay ít mà nội dung của hợp đổng có thể khác nhau, nhưng ít nhất phải có 7 điều khoản cơ bản sau:
1. Tên thuốc: Tên thuốc hay chất lượng y tế
2. Số lƣợng: Phải ghi theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất hay dạng bào chế nhỏ nhất hay đơn vị đo lường thông dụng
nhất tại việt nam. Đơn vị những loai HĐ có số lượng giao dịch lớn, tỷ lệ hao hụt cao thì khi thỏa thuận điều
khoản số lượng nên  1 tỷ lệ % do các bên tự thỏa thuận
3. Chất lƣợng: Có các phương pháp đánh giá: mô tả, dẫn chiếu, kiểm nghiệm
4. Giá cả: Trong hợp đồng điều khoản về giá phải được thỏa thuận theo giá của 1 đơn vị đóng gói nhỏ nhất và
đồng tiền thanh toán cụ thể. Với những HĐ có thời gian thực hiện dài thì khi thỏa thuận giá cả thì nên ghi thêm
khi giá thị trường thay đổi 1 tỷ lệ nhất định thì phải thỏa thuận lại.
5. Phƣơng thức thanh toán: Bán lẻ (tiền mặt), bán buôn (trả chậm ghi sổ, gối đầu), tín dụng thư L/C (trong
nhập khẩu thuốc là pt tiện lợi, rẻ tiền, nhanh chóng và an toàn nhất)
6. Phƣơng thức giao hàng: thời gian, địa điểm giao hàng
7. Bao bì: Phải thảo thuận đặc điểm, hính dạng, kích thước và đặc biệt là vật liệu cấu tạo bao bì

Câu 4: Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng sản phẩm khi thỏa thuận trong hợp đồng?
- Mô tả, dẫn chiếu đến hàng hóa nào đó trên thị trường: Không áp dụng trong ngành Dược
- Kiểm nghiệm: trong nước (chọn 1 cơ quan kiểm nghiệm), thuốc nhập khẩu (chọn cơ quan kiểm nghiệm của
nước thứ 3, 2 bên tự thỏa thuận)

Câu 5: Cách giao hàng tốt nhất là gì, trong TH cấp cứu hay phòng dịch thì sao?
Cách giao hàng tốt nhất là trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên trong TH cấp cứu hay phòng dịch thì hợp đồng phải thỏa thuận:
- Thời gian giao hàng phải chính xác trong 1 khoảng thời gian xác định
- Địa điểm giao hàng là chính xác, cụ thể

Câu 6: Vẽ sơ đồ phƣơng thức giao hàng bằng tính dụng thƣ L/C hay tín dụng chứng từ, chú giải?



BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 9
KTD|2012–2013


BÀI 5. LUẬT THUẾ

Câu 1: Thuế là gì?
Thuế là 1 khoản thu từ đối tượng chịu thuế được nộp vào ngân sách nhà nước.
Thuế không mang tính đối giáng và hoàn trả trực tiếp như các khoản tiền nộp khác.
Thuế là khoản thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước.

Câu 2: Phân loại thuế? Có 2 loại thuế
Thuế trực thu: người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế
Thuế gián thu: người nộp thuế không đồng thời là người chịu thuế mà nộp thay cho người tiêu dùng vì tiền thuế
đã tính vào giá các loại hàng hóa dịch vụ

Câu 3: Các loại thuế thƣờng gặp trong ngành dƣợc?
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: chỉ đánh vào 1 số loại hàng hóa dịch vụ KHÔNG THIẾT YẾU được Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt quy định. Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu 1 lần ở nơi sx hay nơi nhập khẩu
- Thuế xuất – nhập khẩu: Là thuế gián thu, thực sự là thuế nhập khẩu vì tất cả các loại hàng hóa dịch vụ xuất
khẩu đều có thuế xuất = 0%, tùy từng loại thuốc nguyên vật liệu và dụng cụ y tế mà thuế suất khác nhau.
- Thuế giá trị gia tăng VAT: Là 1 loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ sau
mỗi lần luân chuyển. Thuế suất có các loại 0%, 5%, 10%, 20%. Khuyến khích doanh nghiệp làm hóa đơn để
biết khoản thu đầu vào và khoản chi đầu ra. Tuy nhiên trong bán lẻ thuốc thì VAT không chính xác vì trong bán
lẻ thuốc chỉ có đầu vào, không có đầu ra.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là thuế trực thu vì đánh vào khoản lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi
đã trừ các khoản chi phí hợp lí khác. Thuế suất hiện nay là 25% trên tổng số lợi nhuận còn lại.
- Thuế thu nhập cá nhân: Thuế trực thu đánh vào thu nhập của các nhân thuộc đối tượng chịu thuế ở VN


Câu 4: Các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Rượu bia, cồn các loại,
- Thuốc lá điếu, xì gà các loại
- Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi các loại
- Mô tô trên 150 phân khối
- Máy bay các loại, du thuyền các loại
- Xăng các loại
- Bài lá các loại
- Vàng mã các loại
- Các loại dịch vụ gồm kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke – casino – máy đánh bạc – kinh doanh vé đặt cược
đua ngựa, đua chó – kinh doanh golf.
=> Loại gián thu

Câu 5: Tại sao nói thuế thu nhập các nhân là loại thuế có ý nghĩa xã hội rất lớn? D2007
Thuế thu nhập cá nhân (Ban hành năm 2007, có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, áp dụng từ ngày 1/7/2009) có ý nghĩa
xã hội to lớn vì:
- Số lượng đối tượng nộp thuế nhiều
- Đảm bảo công bằng xã hội

Câu 6: Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập của cá nhân gồm 2 phần:
(1) Thu nhập không thường xuyên: chịu thuế thu nhập toàn phần:
10% trên tổng số 1 lần thu nhập nếu cá nhân có mã số thuế
20% trên tổng số 1 lần thu nhập nếu cá nhân không có mã số thuế
(2) Thu nhập thường xuyên: phải chịu thuế thu nhập lũy tiến
Sau khi đã khấu trừ các khoản tiền:
- Miễn trừ gia cảnh cho chính bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng
- Miễn trừ mỗi cá nhân phụ thuộc người nộp thuế là 3,6 triệu đồng/ tháng
BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 10
KTD|2012–2013


Cá nhân phụ thuộc người nộp thuế là do người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng đúng quy định của pháp luật hay có
sự xác nhận của chính quyền địa phương.

Bậc thuế
Thu nhập TB/tháng
Thuế suất
Bậc 1
0 – 5 tr
5%
Bậc 2
5 – 10 tr
10%
Bậc 3
10 18 tr
15%
Bậc 4
18 – 32 tr
20%
Bậc 5
32 – 52 tr
25%
Bậc 6
52 – 80 tr
30%
Bậc 7
> 80 tr
35%

Câu 7: Phí và lệ phí là gì?

- Phí là khoản thu từ đối tượng nộp phí khi họ được hưởng 1 dịch vụ nào đó. Phí phải có tên trong danh mục phí
do bộ tài chính ban hành.
- Lệ phí là khoản thu từ đối tượng nộp lệ phí khi họ được hưởng 1 dịch vụ quản lý nhà nước. Lệ phí phải có tên
trong danh mục lệ phí do bộ tài chính ban hành.
Lệ phí << phí
Lệ phí môn bài: trong ngành Dược phải nộp lệ phí môn bài hạng 1
Lệ phí trƣớc bạ: là khoản tiền thu của nhà nước trong việc mua bán chuyển nhượng 1 số tài sản theo quy định
của PL (nhà đất, kho bãi, xe, máy…)

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 11
KTD|2012–2013


BÀI 6: GDP VÀ GPP

Câu 1: Kể tên các bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt đã đƣợc bộ Y tế ban hành? D2007
Các lĩnh vực kinh doanh thuốc phải thực hành nguyên tắc “Thực hành tốt” (Good practice) do Bộ Y tế ban hành
1. GMP = Good Manufacturing Practices => thực hành sản xuất tốt
2. GLP = Good Laboratory Practices => thực hành kiểm nghiệm tốt
3. GSP = Good Storage Practices => thực hành bảo quản thuốc tốt
4. GDP = Good Distribution Practices => thực hành phân phối tốt
5. GPP = Good Pharmacy Practices => thực hành nhà thuốc tốt
6. GACP = Good Agricaltural Collection Practices => thực hành nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu tốt
Chuỗi đảm bảo sử dụng thuốc đạt chuẩn từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng:
Trong sản xuất: GMP, GSP, GDP
Trong phân phối: GSP, GDP, GPP

Câu 2: Văn bản quy định GDP, GPP?
GPP: QĐ 11/2007/BYT ngày 24/01/2007
GDP: QĐ 12/2007/BYT ngày 24/01/2007


Câu 3: Nêu 17 nội dung trong tiêu chuẩn GDP?
1. Tổ chức và quản lý
2. Nhân sự
3. Quản lý chất lượng
4. Cơ sở, kho tàng bảo quản
5. Phương thức vận chuyển và trang thiết bị
6. Bao bì, nhãn trên bao bì
7. Giao hàng
8. Vận chuyển và thuốc trong quá trình vận chuyển
9. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến phân phối thuốc
10. Đóng gói lại và dán nhãn lại
11. Khiếu nại
12. Thu hồi
13. Sản phẩm bị loại và trả về
14. Thuốc giả
15. Nhập khẩu
16. Hợp đồng lao động
17. Tự kiểm tra

Câu 4: Quy định về nhân sự của công ty phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn GDP? D2007
Công ty phân phối thuốc phải có đủ nhân lực trong từng bộ phận:
- Người phụ tách chuyên môn phải là DSĐH và có chứng chỉ hành nghề.
- Người kiểm tra chất lượng phải là DSĐH
- Thủ kho, người vận chuyển phải là DSTH trở lên
- Người giao hàng phải là dược tá trở lên
Tát cả mọi loại hình nhân lực của công ty phân phối thốc phải được đào tạo GDP và các kiến thức, kỹ năng liên
quan đến lãnh vực bảo quản thuốc

Câu 5: Quy định về cơ sở, kho tàng bảo quản của công ty phân phối thuốc?

Công ty phân phối thuốc phải có khu vực bảo quản thuốc, kích thước tối thiểu 30 m
2
; 100 m
3
.
Trong kho phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm giống GSP
- Độ ẩm  70%
- Nhiệt độ thường là 15 – 25
o
C, không quán 30
o
C
Trong kho phải có đủ trang thiết bị trưng bày, có khu vực biệt trữ, có phương thức phòng chống sự xâm nhập của
mối mọt
Sắp xếp thuốc trong kho phải theo nguyên tắc 3 Dễ – 5 Chống, F.E.F.O, F.I.F.O

Câu 6: Quy định về giao hàng, đóng gói lại và dán nhãn lại của công ty GDP?
Giao hàng: Công ty phân phối thuốc phải có quy trình giao hàng đúng nơi nhận , đúng số lượng, chủng loại dạng
bào chế. Việc xếp thuốc lên xe phải theo nguyên tắc F.I.L.O (xếp trước dỡ sau)
Đóng gói lại, dán nhãn lại: Nếu việc đóng gói lại ảnh hưởng nhiều đến thuốc (ra lẻ, thay đổi bao bì) thì công ty
phân phối thuốc phải có khu vực ra lẻ đảm bảo yêu cầu của GMP. Nếu việc ra lẻ không ảnh hưởng đến chất lượng
thuốc như để thêm tờ HDSD thuốc vào bao bì thì chỉ cần có khu vực riêng.
BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 12
KTD|2012–2013


Câu 7: Hãy nêu các yêu cầu về cơ sở vật chất khi triển khai thực hiện GPP
Xây dựng thiết kế: địa điểm cố định, riêng biệt. Nơi cao ráo, an toàn, thoáng mát, cách xa nguồn ô nhiễm. XD
chắc chắn, trần chống bụi, từng và nền nhà dễ làm vệ sinh. Đủ as nhưng không để thuốc bị tác động bởi asmt
Diện tích: Phù hợp quy mô kinh doanh, tối thiểu 10 m

2
. Độ ẩm:  75%, nhiệt độ  30
o
C
Bố trí:
- Khu vực giới thiệu thuốc: Phương tiện, dụng cụ để sắp xếp, trưng bày và bảo quản thuốc phải trơn nhẵn, sáng
bóng và dễ vệ sinh, để xếp riêng TKĐ, TKKĐ, mỹ phẩm, dụng cụ y tế thông thường…
- Khu vực ra lẻ thuốc: Chống nhiễm bẩn và nhiễm chéo
- Có khu vực rửa tay hoặc có chai nước rửa tay
- Góc tư vấn: Riêng tư, bí mật

Câu 8: Quy định về việc bán lẻ ở nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc và tủ thuốc trạm y tế?
Nhà thuốc: bán lẻ các thành phẩm thuốc lưu hành hợp pháp ở VN, kể cả thành phẩm thuốc gây nghiện nếu được
SYT cho phép, bán lẽ mỹ phẩm, TPCN và dụng cụ y tế thông thường
Quầy thuốc: bán lẻ các thành phẩm thuốc lưu hành hợp pháp ở VN, phù hợp với trình độ nhân lực của quầy
thuốc, mỹ phẩm và dụng cụ y tế thông thường, bán lẻ TPCN nếu đạt GCN GPP hay vệ sinh an toàn thực phẩm
Đại lý thuốc: Bán lẻ thành phẩm thuốc của doanh nghiệp Dược mà mình làm đại lý, bán lẻ thuốc thông thường
không kê đơn, bán lẻ mỹ phẩm dụng cụ y tế thông thường, bán lẻ TPCN nếu có giấy chứng nhận VSATTP
Tủ thuốc trạm y tế: Bán lẻ thuốc thông thường phục vụ người dân địa phương

Câu 9: Quy định về chế độ quản lý tại nhà thuốc GPP?
Chủ nhà thuốc vắng:
-  3 ngày: Ủy quyền cho người khác có đủ thẩm quyền
-  30 ngày: Ủy quyền cho người khác có đủ thẩm quyền và báo cáo cho SYT (không cần đồng ý)
-  180 ngày: Ủy quyền cho người khác có đủ thẩm quyền và được sữ cho phép của SYT
- > 180 ngày: Đình chỉ hợp đồng

Câu 10: Quy trình thực hiện GPP
1. Nhân lực: Mọi loại hình nhân lực ở nhà thuốc GPP đều phải được đào tạo về GPP + quy luật pháp luật liên
quan đến lĩnh vực bán lẻ thuốc + Hồ sơ đào tạo rõ ràng + lưu trữ đúng quy định.

2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
3. Hồ sơ sổ sách: Tại nhà thuốc phải có các sách tài liệu HD Sử dụng thuốc + Sổ sách hóa đơn để xuất nhập
khẩu thuốc. Tốt nhất nên có phần mềm quản lý
4. Hoạt động chuyên môn: Mọi hoạt động chuyên môn tại nhà thuốc GPP đều phải tuân theo S.O.P.

Câu 11: 6 S.O.P. tại nhà thuốc GPP tối thiểu phải có?
- Quy trình đào tạo nhân viên
- Quy trình mua bán thuốc và kiểm nhập thuốc
- Quy trình bán thuốc theo đơn
- Quy trình bán thuốc không theo đơn
- Quy trình bảo quản thuốc
- Quy trình xử lý khiếu nại và thu hồi

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 13
KTD|2012–2013


BÀI 7. KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

Câu 1: Nền kinh tế dƣới chế độ bao cấp có những đặc điểm chú yếu gì? Đề D2007
- Mọi hoạt động trong xã hội đều thực hiện theo kế hoạch của nhà nước
- Chính quyền nhân danh lợi ích của nhân dân và an toàn của xã hội mà đề ra những chỉ tiêu và kế hoạch
- Mọi thành viên trong xã hội có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành những chỉ tiêu được giao
- Cá nhân thụ động, thiếu hứng thú và ít có sự sáng tạo …

Câu 2: Hiện nay nền kinh tế của nƣớc ta là gì? Sự khác nhau giữa KT bao cấp và KT TT?
Hiện nay nền Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước
KT bao cấp và KTTT khác nhau ở chế độ quản ký và thể chế.

Câu 3: Các tính chất của nền kinh tế tƣ bản

+ Thừa nhận quyền sở hữu tài sản của tư nhân
+ Đi theo cơ chế vận hành của thị trường – không do Nhà nước điều hành
+ Tin tưởng tuyệt đối vào tự do về mặt kinh tế
+ Đặt vấn đề làm ra tiền trên hết
+ Người giàu sở hữu hầu hết các tài sản hữu hình cũng như vô hình trong xã hội
+ Không ổn định. Nguy cơ khủng hoảng cao. Luôn luôn có những vấn đề khó khăn
=> Trong nền KTTB hiệu quả công việc là quan trọng nhất

Câu 4: Ƣu điểm của nền KTTT? Những nguy cơ nổi bật của nền KTTT là gì? D2007
Ƣu điểm
Nhƣợc điểm
- Mọi người phấn khởi và ra sức làm ra nhiều sp, của cải
- Nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội phát triển
- Đời sống vật chất, tt được cải thiện và nâng cao…
- Hoạt động sản xuất kinh doanh không kiểm soát được
- Phân hoá giữa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.

Câu 5: Thế nào là 1 xã hội theo cơ chế thị trƣờng?
Một xã hội theo cơ chế thị trường là một xã hội trong đó các hoạt động kinh tế của con người :
- Được tự do phản ứng với những khuyến khích hoặc can ngăn của thị trường
- Không phản ứng theo những thủ tục đã có của truyền thống hay những mệnh lệnh của bất kỳ ai có quyền lực
trong xã hội

Câu 6: Đặc điểm của xã hội theo cơ chế thị trƣờng? Các yếu tố sản xuất ra của cải trong XH KTTT?
+ Cá nhân tìm và làm việc để có đồng lương – Mọi người đều có cơ hội thăng tiến theo tài năng của mình
+ Đất đai, tài sản được quyền chuyển nhượng – mọi cá nhân đều có quyền sở hữu hợp pháp tư liệu sản xuất,
được quyền sử dụng theo mục đích riêng của mình và có trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước – Cá nhân và xã
hội đều được lợi
+ Hình thành thị trường vốn. Hoạt động tín dụng
Các yếu tố sinh ra của cải: Dịch vụ do người lao động, đồng vốn, đất đai


Câu 7: 3 vấn đề cơ bản nền KTTT cần giải quyết, vì sao là vấn đề lớn?
Ba vấn đề cơ bản mọi nền kinh tế phải giải quyết :
* Sản xuất sản phẩm gì ? bao nhiêu ?
* Sản xuất sản phẩm đó như thế nào ?
* Sản xuất sản phẩm cho ai?
Đây là 3 vấn đề lớn vì: Nhu cầu thì vô hạn  nguồn tài nguyên thì có hạn

Câu 8: Giải quyết 3 vấn đề cơ bản của kinh tế?
- Nền kinh tế cổ truyền: dựa vào phong tục và tập quán
- Nền kinh tế kế hoạch: Nhà nước với danh nghĩa vì lợi ích của nhân dân và đất nước mà đề ra các kế hoạch
cùng chỉ tiêu cho nền kinh tế sao cho cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng
- Nền kinh tế thị trƣờng: dựa vào sự vận động tự nhiên của khuyến khích và can ngăn của thị trường
Sự ủng hộ của thị trường biểu thị bởi sức mua của người tiêu dùng
BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 14
KTD|2012–2013

Câu 9: Sản phẩm là gì? Các cách để có đƣợc sản phẩm? Nền KT chấp nhận cách thức nào?
Sản phẩm: là những vật hữu hình, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của con người
Có nhiều cách để có được sản phẩm:
- Tự sản tự tiêu: tự cung tự cấp
- Xin
- Giựt: Tước đoạt quyền sở hữu của người khác trong khi người đó không tự nguyện
- Trao đổi
Nền KT chỉ chấp nhận hình thức có sản phẩm thông qua trao đổi

Câu 10: 5 yếu tố phải có của 1 hoạt động trao đổi?
- Có ít nhất hai bên khi trao đổi
- Mỗi bên phải có sản phẩm có giá trị đối với bên đối tác
- Mỗi bên hoàn toàn có quyền và cần phải thông tin về sản phẩm của mình cho bên đối tác

- Mỗi bên hoàn toàn tự do chấp nhận hoặc từ chối trao đổi sản phẩm của bên đối tác
- Sau khi trao đổi xong, các bên đều cảm thấy mình có lợi

Câu 11: Thị trƣờng là gì? Các đặc điểm của thị trƣờng?
Thị trường là tập hợp những quá trình sắp xếp (arrangements) thông qua đó các người bán và mua tác động qua
lại để quyết định giá cả, số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và phương thức trao đổi
Đặc điểm của thị trƣờng:
+ Mang cả tính không gian và thời gian
+ Tồn tại khách quan khi có hoạt động trao đổi
+ Mọi hoạt động đều có giá của nó
+ Có cầu – có cung – hình thành thị trường

Câu 12: Phân loại thị trƣờng theo 2 cách?
Phân loại thị trường dựa vào yếu tố sản phẩm
- Thị trường sản phẩm (Product markets)
- Thị trường các yếu tố sản xuất (Factor markets)
Phân loại thị trường dựa vào tính chất cạnh tranh
- Thị trường cạnh tranh hoàn toàn (thị trường cạnh tranh hoàn hảo)
- Thị trường bán cạnh tranh (thị trường cạnh tranh không hoàn hảo)
- Thị trường độc quyền
- Thị trường bán độc quyền

Câu 13: Mục tiêu của hoạt động Marketing, Hiệu quả thu đƣợc?
Mục tiêu: Nắm bắt được chính xác nhu cầu của khách hàng, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng đó
Hiệu quả thu được: Mức độ thỏa mãn được nhu cầu của khác hàng
BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 15
KTD|2012–2013


BÀI 8. NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG


Câu 1: Nghiên cứu là gì? Mục đích? Phân loại?
Nghiên cứu là khảo sát 1 cách có hệ thống và khách quan về 1 chủ đề hay vấn đề
Mục đích: Khám phá ra thông tin hay nguyên lý liên hệ
Phân loại: Về bản chất thường chia làm 2 loại:
- Nghiên cứu cơ bản
- Nghiên cứu ứng dụng

Câu 2: Thông thƣờng để khảo sát thị trƣờng ngƣời ta thƣờng tổ chức mấy bộ phận thu thập thông
tin? Là những bộ phận gì? D2007
Thường tổ chức thành 2 bộ phận (hệ thống)
* Hệ thống tình báo tiếp thị về đối thủ cạnh tranh => nghiên cứu về các đối thủ
Thu thập, đánh giá, tổng hợp và xử lý thông tin về một đối thủ nào đó
* Hệ thống thông tin tiếp thị => giải quyết các vấn đề của bản thân công ty
Thu thập tất cả các dữ liệu hiện có từ các nguồn thông tin bên ngoài cũng như trong nội bộ công ty => giải
quyết các vấn đề tiếp thị hay theo dõi các hoạt động tiếp thị

Câu 3: Mục đích các phƣơng pháp phân chia thị trƣờng? Phân loại?
Mục đích: Để việc thu thập các thông tin được thuận tiện
Các cách phân chia thị trường:
- Căn cứ vào số người tham gia cung cấp chia thành: độc quyền và cạnh tranh
- Căn cứu vào loại nhóm người mua hoặc bán
- Dựa vào loại hình nhu cầu
- Dựa vào đối tượng người tiêu dùng
- Dựa vào ranh giới địa ly

Câu 4: Đặc điểm của phƣơng pháp thu thập thông tin sẵn có (pp thứ cấp)?
Là phương pháp thu thập số liệu và thông tin hiện có
Thường do bộ phận
tình báo tiếp thị

đảm nhiệm, và thường xuyên thực hiện
Các thông tin này bao gồm:
* Các thông tin đã công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng…
* Các thông tin đã qua xử lý, các bài tổng kết, báo cáo ở các hội nghị, quảng cáo…

Câu 5: Ƣu – nhƣợc điểm cơ bản của phƣơng pháp thu thập thông tin sẵn có (thứ cấp)? D2007
Ƣu điểm
+ Rẻ tiền, không cần chi phí nhiều
+ Các số liệu đã có sẵn chỉ cần đọc và thu thập lại
+ Nhanh chóng, dễ thực hiện
Thường được thực hiện trước tiên để giúp Doanh nghiệp có khái niệm định hướng trước khi tiến hành nghiên cứu
sơ cấp để có số liệu gốc của thị trường
Nhƣợc điểm (hay thi)
* Các thông tin thường thiếu tính thời sự.
* Các số liệu thu thập ở chừng mực nào đó không cx cần phải thẩm tra nhất là yếu tố khách quan của thông tin
* Người nghiên cứu cần phải có trình độ để lọc ra những thông tin hữu ích và các thông tin cần hướng tới

Câu 6: Phƣơng pháp nghiên cứu sơ cấp? Mục đích? Phân loại?
Thường được áp dụng khi khảo sát, điều tra về thị trường.
Mục đích: thu thập số liệu gốc của thị trường.
Có thể tiến hành theo nhiều cách thức khác nhau
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 16
KTD|2012–2013

Câu 7: Ƣu điểm của phƣơng pháp quan sát? Yêu cầu?
Ƣu điểm:
+ Nhận biết được thông tin về chất lẫn lượng

+ Ghi nhận tất cả những gì có thể quan sát được mà các phương pháp nghiên cứu khác khó ghi nhận
Yêu cầu:
Cần tiến hành tại một nơi nhất định vào những thời điểm theo chu kỳ xác định, có kế hoạch và chuẩn bị chu đáo
Có thể quan sát trực tiếp hoặc dùng camera

Câu 8: Những điểm quan trọng cần lƣu ý khi thu thập thông tin bằng phƣơng pháp phỏng vấn là gì?
- Chọn đúng đối tượng phỏng vấn
- Có kế hoạch phỏng vấn chặt chẽ
- Cần chuẩn bị nội dung trước khi phỏng vấn

Câu 9: Qua phỏng vấn ta có thể biết gì? Các hình thức phỏng vấn?
Có thể thu thập được các sự kiện, các động cơ, suy nghĩ của khách hàng khá hữu hiệu.
Qua phỏng vấn ta có thể biết:
+ Thái độ ứng xử của khách hàng đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp
+ Khách hàng thường xuyên mua loại gì?
+ Tương lai khách hàng thích gì?
+ Khách hàng muốn những sản phẩm gì?
Có thể tiến hành bằng nhiều hình thức:
* Phỏng vấn trực tiếp
* Phỏng vấn qua điện thoại
* Phỏng vấn bằng văn bản

Câu 10: Ƣu điểm của phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp?
- Có thể thực hiện một cuộc nói chuyện tự do, thoải mái
- Tạo điều kiện khách hàng trả lời đa dạng đối với câu hỏi được đưa ra.
- Thu thập thông tin được nhanh chóng

Câu 11: Ƣu nhƣợc điểm của phƣơng pháp phỏng vấn qua điện thoại? Yêu cầu?
- Ưu điểm: rất nhanh và chi phí tương đối thấp
- Nhược điểm: Chỉ có thể đặt ra một số ít câu hỏi nên chủ đề của phỏng vấn bị hạn chế

- Yêu cầu: Cần chuẩn bị trước các câu hỏi và người phỏng vấn phải xử lý các câu hỏi một cách có hệ thống.
Để giúp đánh giá được tốt cần kết hợp với các "Phiếu câu hỏi"

Câu 12: Ƣu điểm của phỏng vấn bằng văn bản? Yêu cầu?
Ƣu điểm:
+ Có thể thực hiện trên diện rộng
+ Có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau dưới nhiều dạng khác nhau
Yêu cầu:
+ Cần đảm bảo yếu tố vô danh của người được phỏng vấn.

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 17
KTD|2012–2013


BÀI 9. LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

Câu 1: Lạm phát là gì? Biểu hiện? Cách đo lƣờng?
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy thừa so với nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng hóa
Biểu hiện của lạm phát: giá tăng, giá trị đồng tiền giảm
Đo lường lạm phát: Dùng chỉ số giá hàng tiêu dùng chủ yếu


Câu 2: Phân loại lạm phát?
- Lạm phát vừa phải hay lạm phát 1 con số: Tỷ lệ lạm phát < 10%/năm => lạm phát tốt
- Lạm phát phi mã (lạm phát từ 2 – 3 con số): Tỷ lệ lạm phát tứ 10%  bé hơn 1000%/năm => lạm phát xấu
- Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát ≥ 1000%/năm (Thường xảy ra sau chiến tranh) => lạm phát xấu

Câu 3: Tác hại của lạm phát?
Lạm phát 2 – 3 con số trở lên nếu tồn tại lâu dài sẽ có những biến dạng nghiêm trọng về kinh tế:
- Đồng tiền mất giá: tránh giữ tiền mặt mà tích lũy hàng hóa, vàng hay ngoại tệ, các hợp đồng được tính thêm chỉ

số hòa theo chỉ số lạm phát hay tính theo 1 loại ngoại tệ mạnh
- Thị trường tài chính không ổn định:
- Ngại bỏ vốn đầu tư: Sản xuất đình đốn

Câu 4: Nguyên nhân của lạm phát? Tác động của lạm phát?
Nguyên nhân:
- Do sức ì của nền kinh tế
- Do cầu kéo
- Do chi phí đẩy
Tác động:
- Phân phối lại thu nhập và của cải
- Sự điều chỉnh lãi suất danh nghĩa
- Tác động đến sản lượng

Câu 5: Lạm phát ì là gì? Đặc điểm?
Lạm phát xảy ra do sức ì của nền kinh tế, không đổi hàng năm trong 1 thời gian dài
Đặc điểm:
- Trên thị trường, giá cả tăng lên không tự xuống được. Nếu giá cả cứ tăng đều với 1tỷ lệ nhất định trong 1 thời
gian dài người ta đi đến chỗ trông chờ tỷ lệ đó => lạm phát ì là lạm phát mong chờ
- Được hạch toán vào tất cả các hợp đồng của nền kinh tế
- Lạm phát ì với tỷ lệ vừa phải có thể duy trì trong thời gian dài nền KT vẫn phát triển tốt

Câu 6: Lạm phát do cầu kéo? Vẽ hình biểu diễn?
Khi nền KT đạt hay vươt sản lượng tiềm năng y
p
, nếu tiếp tục tăng cầu, sẽ tăng lạm phát do cầu kéo
Sản lượng tiềm năng là sản lượng mà người lao động đã đổ hết sức lao động để làm ra. Sản lượng tối đa mà
người lao động làm ra trong 8h lao động. Lạm phát do cầu kéo là lạm phát tốt

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 18

KTD|2012–2013


Câu 7: Lạm phát do chi phí đẩy? Vẽ hình biểu diễn?
Khi chi phí đẩy giá lên ngay cả trong những thời kỳ tài nguyên không được sử dụng hết gọi là LP do chi phí đẩy

Nếu tổng cầu di chuyển nhiều ta gọi là chấn động cung, sản lượng giảm trong khi chi phí và giá tăng lên => xem
xét lại trường hợp lạm phát ì

Câu 8: Ảnh hƣởng của lạm phát đến sự phân phối lại thu nhập và của cải?
Những người bị phân phối lại:
- Những người làm công ăn lương, những chủ nợ với lãi suất danh nghĩa cố định
- Người giữ tiềm mặt
Những người được phân phối lại:
- Người đi vay với lãi suất danh nghĩa cố định
- Những người giữ hàng hóa, vàng, dollar

Câu 9: Sự điều chỉnh lãi suất danh nghĩa trên thị trƣờng khi lạm phát diễn ra trong thời gian dài là gì?
Khi lạm phát diễn ra trong 1 thời gian dài thì thị trường bắt đầu thích nghi bằng cách có 1 khoản phụ phí cho lạm
phát dần dần hình thành trong lãi suất thị trường
Ví dụ: Khi giá cả ổn định, lãi suất thị trường là 3%
Khi lạm phát tăng lên 9% thì lãi suất có khuynh hướng tăng lên 12%

Câu 10: Khi lạm phát diễn ra có ảnh hƣởng đến sức sản xuất của nền KT TT không? Vì sao?
Không ảnh hường đến sức sx vì không có mối liên hệ giữa lạm phát và mức sản lượng
Trường hợp LP cao, sản lượng cao => lạm phát do cầu kéo
Trường hợp LP cao, sản lượng thấp => lạm phát do chi phí đẩy

Câu 11: Tình hình lạm phát ở Việt Nam
- Năm 1980 – 1985: lạm phát 2 con số ngày càng tăng

- Năm 1986 – 1988: lạm phát 3 con số
- Năm 1989 – 1994: lạm sát 2 con số ngày càng giảm
- Năm 1995: Đổi mới, đánh dấu bước đột phá, giảm lạm phát xuống 1 con số
- Từ 1995 – nay: Lạm phát 1 con số

Câu 12: Khi nào 1 ngƣời bị coi là thất nghiệp?
Một người bị coi là thất nghiệp khi
- Ở trong độ tuổi lao động
- Có khả năng lao động
- Muốn lao động
- Không tìm được việc làm
Độ tuổi lao động: 18 – 55 với nữ hoặc 18 – 60 với nam
- Tỷ lệ thất nghiệp = là số người TN ÷ toàn bộ lực lượng lao động
- Lực lƣợng lao động = là số người có việc làm + số người thất nghiệp

Câu 13: Những đối tƣợng không nằm trong lực lƣợng lao động?
Gồm những người đang đi học, trông coi nhà cửa, về hưu, đau ốm hoặc những người không tìm kiếm việc làm.

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 19
KTD|2012–2013

Câu 14: Các dạng thất nghiệp?
- Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp tự nguyện => tự dừng lại không lao động, không có việc làm trong 1
giai đoạn nhất định nhưng sau đó sẽ có việc làm => Không dùng để đánh giá nền KT suy thoái
- Thất nghiệp do cơ cấu: do cơ cấu tổ chức phát triển, người lao động không đáp ứng nổi => nghỉ việc. TN này
vẫn mang tính tự nguyện
- Thất nghiệp chu kì (TN do thiếu cầu): => dùng để đánh giá nền KT suy thoái

Câu 15: Thất nghiệp do cơ cấu là gì? Nêu ví dụ?
Do thay đổi cơ cấu phát triển, người lao động không đáp ứng nổi => nghỉ việc. TN này vẫn mang tính tự nguyện

Ví dụ:
Thị trường tiêu thụ KS thế hệ cũ bị thu hẹp => giảm sản xuất => cầu với lao động này giảm => Thất nghiệp
Quy định mới yêu cầu nhân viên phải có bằng TN PT trở lên => những người không đủ điều kiện => Thất nghiệp

Câu 16: Tỷ lệ thât nghiệp tự nhiên? Vẽ đƣờng biểu diễn?
Thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ TN khi thị trường lao động cân bằng

LD: đường cầu lao động thể hiện tỷ lệ nghịch giữa mức lương và số lượng lao động
LF: Đường cung lao động là đường thể hiện tỷ lệ thuận giữa mức lương và lượng LĐ
AJ: Số người lao động của xã hội
FF’: Lực lượng thất nghiệp tự nhiên
Chiều của AJ nghiêng về LF nhưng không bao giờ cắt (vì không gian 3 chiều)
Mức lương cao, số người chấp nhận việc làm nhiều => tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm

Câu 17: Tính chất của thất nghiệp tự nhiên?
- Luôn luôn > 0
- Mức thất nghiệp ở tỷ lệ tự nhiên thì LP ổn định
- Là TN tự nguyện
TN tự nhiên có khuynh hướng tăng, vì:
- Nền KT luôn biến động
- Sự tham gia của thanh thiếu niên, phụ nữ, người di d ân
- Bảo hiểm thất nghiệp cao

Câu 18: Có MLH giữa lạm phát và thất nghiệp không?
=> Không
+ Trong ngắn hạn: Có, theo đường cong Philip
+ Trong thời gian dài: Đường Philip thẳng đứng với TN tự nhiên
Không có mối liên hệ giựa LP và TN








BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 20
KTD|2012–2013

Câu 19: Phân biệt thất nghiệp tạm thời, cơ cấu, chu kì
Thất nghiệp tạ thời, cơ cấu
Thất nghiệp theo chu kì
Không là then chốt để đánh giá thị trường lao động vì
thất nghiệp tạm thời, cơ cấu vẫn có khi diễn ra trong thị
trường lao động cân bằng
Là thất nghiệp tự nguyện
Là then chốt để đánh giá thị trường lao động vì thất
nghiệp chu kì xảy ra khi thị trường mất cân bằng

Là thất nghiệp không tự nguyện

Câu 20: Các biện pháp để làm giảm lạm phát
1. Giảm tiền
- Kiên quyết không phát hành tiền khi chưa có hàng hóa bảo đảm
- Tích cực giảm bội chi ngân sách
- Tăng lãi suất ngân hàng
- Hạn chế tăng tiền lương
- Thuế thu nhập
2. Tăng hàng
- Giải phóng tiềm năng sản xuất của đất nước
- Tự do cạnh tranh

- Chủ động điều tiết cung cầu
3. Học cách sống với lạm phát
(Lạm phát giảm xuống còn 1 con số thì tiền mặt là số 1)

Câu 21: Các biện pháp giảm thất nghiệp
- Giảm trợ cấp thất nghiệp
- Thực hiện các chính sách tăng số lao động chấp nhận việc làm:
+ Đào tạo lại tay nghề
+ Hỗ trợ kinh nghiệm co các LĐ mới
- Thực hiện các chính sách nhằm vào nhu cầu LĐ
+ Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất (vốn và thuế là 2 yếu tố mạnh nhất của nhà nước => cần cho
vay lãi suất thấp, thời gian dài để phát triển sản xuất)
+ Phát triển mọi thành phần kinh tế
+ Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 21
KTD|2012–2013

BÀI 10. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ Y TẾ

Câu 1: Kinh tế học là gì?
- Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự chọn lựa của con người trong việc sử dụng những nguồn lực
có giới hạn để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
- Theo David Begg, kinh tế học trả lời 3 câu hỏi chính
1. Sản xuất cái gì?
2. Sản xuất như thế nào?
3. Sản xuất cho ai?
=> Thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của con người.
- Quyết định sản xuất như thế nào ảnh hưởng đến sản phẩm và người tiêu dùng mà nhà SX hướng tới


Câu 2: Phân loại kinh tế học?
 Theo đối tượng nghiên cứu:
- KTH vĩ mô: nghiên cứu nền kinh tế một cách tổng thể (nền KTQG và KT toàn cầu). VD: lạm phát, GNP, GDP
- KTH vi mô: nghiên cứu các đơn vị cụ thể của nền kinh tế (người tiêu dùng, người sản xuất, nhà phân phối )
 Theo quan điểm nghiên cứu:
- KTH thực chứng: giải thích sự hoạt động của nền kinh tế một cách khách quan, khoa học
- KTH chuẩn tắc: đưa ra các chỉ dẫn, khuyến nghị dựa trên những đánh giá theo tiêu chuẩn của cá nhân
 Theo nội dung nghiên cứu:
- KTH lý luận: nghiên cứu bản chất, nội dung và quy luật phát triển chung nhất của các quá trình kinh tế
- KTH ứng dụng: nghiên cứu những chức năng riêng biệt trong quản lý KT

Câu 3: Thị trƣờng là gì?
- Thị trường là sự biểu hiện phân công lao động xã hội
- Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua và bán.
- Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ giữa người bán và người mua, từ
đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ.

Câu 4: Các thành viên tham gia thị trƣờng nhằm mục đích gì?
Các thành viên: người bán, người mua, trung gian môi giới tham gia thị trường nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu

Câu 5: Điểm chung nhất đối với các thành viên tham gia thị trƣờng là gì?
Thu được sự lựa chọn tốt ưu nhất
- Người bán: Thu lợi nhuận cao nhất  tối ưu hóa lợi nhuận
- Người mua: tối ưu hóa lợi ích từ sản phẩm, dịch vụ

Câu 6: Trình bày về Cầu trong cơ chế thị trƣờng?
Khái niệm:
 Cầu: Số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau
trong một thời gian nhất định với giả thiết CP (tất cả các yếu tố khác của thị trường đề không đổi)
 Lƣợng cầu: Số lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua có khả năng sẵn sàng mua ở mức giá nhất định trong

một thời gian nhất định với giả thiết CP
Luật cầu: Cầu và giá tỷ lệ nghịch với nhau









Đường cầu
Giá
Số lượng tiêu thụ
BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 22
KTD|2012–2013

Câu 7: Trình bày về Cung trong cơ chế thị trƣờng?
Khái niệm: Cung là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác
nhau trong một thời gian nhất định với giả thiết CP
Luật Cung: Giá và cung tỷ lệ thuận với nhau













Câu 8: Độ co giãn cầu bởi giá là gì? Cho bảng sau, tính độ co giãn cầu bởi giá và kết luận?

Giá
Lƣợng cầu
25000
10.000.000
40000
6.000.000

Độ co giãn cầu bởi giá: Sự thay đổi về lượng cầu khi giá của hàng hóa đó thay đổi

% thay đổi lượng cầu = (lượng cầu mới – lượng cầu cũ) / lượng cầu cũ
% thay đổi về giá = (giá mới – giá cũ) / giá cũ
E > 1 => Cầu phụ thuộc vào sự thay đổi giá
E = 1 => Cầu không thay đổi (Giá xăng E = 1)
E < 1 => Cầu ít phụ thuộc vào sự thay đổi giá  tăng giá được
Bài tập:
6000000 10000000
10000000
E 0,67
40000 25000
25000



.
Do E < 1 nên Cầu không phụ thuộc vào giá, tăng giá được.


Câu 9: Kinh tế y tế là gì?
Kinh tế y tế là việc áp dụng những khái niệm “kinh tế” vào “y tế”.
Kinh tế y tế là môn học nghiên cứu việc sử dụng nguồn lực y tế trong các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhằm thỏa
mãn tốt nhất nhu cầu về dịch vụ y tế của cá nhân và cộng đồng

Câu 10: Trong thị trƣờng chăm sóc sức khỏe cầu là gì?
Trong thị trường chăm sóc sức khỏe, cầu bao gồm:
- Mong muốn: là cái mà người bệnh cho rằng sẽ tốt nhất với họ
- Yêu cầu: là cái cuối cùng người tiêu dùng mua
- Cần: là cái thực sự cần thiết do nhà chuyên môn quyết định

Câu 11: Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu trong thị trƣờng chăm sóc sức khỏe?
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trong thị trường chăm sóc sức khỏe là:
- Tính “sẵn có” của dịch vụ
- Giá cả
- Người cung ứng
- Bạn bè

Điểm
cân bằng
Đường cung
Đường cầu
Giá
Số lượng
BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 23
KTD|2012–2013

Câu 12: Bài tập về cung trong thị trƣờng chăm sóc sức khỏe
Bác sĩ A mở một phòng mạch. Ông ta đã vay tiền để sửa nhà và mua trang thiết bị. Cho các bảng sau:

Bảng 1 Bảng 2

Khoản chi / tháng
Tiền (đồng)

Tháng
Giá
Số lƣợng / ngày
Lãi suất ngân hàng
1.000.000

1
25.000
15 bệnh nhân
Trả công người giúp việc
3.500.000

2
40.000
10 bệnh nhân
Chi tiền điện, nước
400.000


1. Nếu ông đặt giá khám bệnh 25.000đ/ngày và mỗi ngày trung bình có 15 bệnh nhân, thì ông sẽ lời bao nhiêu với
giả thiết ông A làm việc 6 ngày/tuần, 4 tuần/tháng.
2. Công việc như vậy có nên làm không?
3. Ông làm thử nghiệm để kết luận giá khám nào phù hợp, kết quả cho ở bảng 2. Nên chọn giá nào, liệu có cạnh
tranh hay không?
_______Giải_______

1. Từ kết quả bảng 1 ta suy ra:
Tổng chi hàng tháng = 1.000.000 + 3.500.000 + 400.000 = 4.900.000 đồng
Theo đề: Tổng thu vào hàng tháng = 25.000 x 15 x 6 x 4 = 9.000.000 đồng
Tiền lời hàng tháng = 9.000.000 – 4.900.000 = 4.100.000 đồng
2. Công việc như vậy nên làm.
3. Tính giá trị E
Mức giá: 25.000 => thu được 375.000 / ngày
Mức giá: 40.000 => thu được 400.000 / ngày

10 15
15
E 0,56
40000 25000
25000



< 1 => Cầu ít phụ thuộc vào sự thay đổi giá, có thể tăng giá để tăng lợi nhuận.
Nên chọn giá 40.000, không cạnh tranh vì cầu ít phụ thuộc vào sự thay đổi giá.

Câu 13: Trình bày các khái niệm về kinh tế Dƣợc?
- Kinh tế dược là môn khoa học ứng dụng nghiên cứu so sánh tỷ lệ giữa chi phí và hiệu quả của các liệu pháp
điều trị và dự phòng khác nhau nhằm lựa chọn những liệu pháp trị liệu tối ưu
- Kinh tế dược là ngành khoa học kết hợp giữa y học, dược học, toán học và kinh tế học nhằm hiểu được những
hậu quả kinh tế xã hội sâu xa của thuốc và phương pháp điều trị, dự phòng lựa chọn
- Kinh tế dược là ngành khoa học ứng dụng hiện đại đánh giá về mặt kinh tế chất lượng điều trị bằng thuốc hoặc
không bằng thuốc trên cơ sở đánh giá tổng hợp kết quả điều trị và chi phí điều trị

Câu 14: Hoàn cảnh ra đời của Kinh tế Dƣợc
Nguyên nhân:

- Sự ra đời các phương pháp điều trị mới, thuốc mới đắt tiền hơn
- Sự gia tăng tỷ lệ dân số già
- Số lượng các thuốc generic tăng
- Chi phí điều trị tăng
Kết quả:
=> Phí tổn ngành y tế sức khỏe mỗi lúc một tăng cao mà nguồn tài chính thì có giới hạn
=> Tạo áp lực cho ngân sách nhà nước. Tạo áp lực cho nguồn vốn eo hẹp của người bệnh
=> Cần 1 công cụ để lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị tối ưu
=> Kinh tế Dược đă biến đổi từ một môn học lý thuyết sang khoa học thực hành.

Câu 15: Đối tƣợng nghiên cứu của KT Dƣợc?
- Chi phí cho từng bệnh cụ thể (gánh nặng bệnh tật)
- Chi phí điều trị bệnh nhân
- Chi phí cho khóa điều trị bằng dược phẩm
- Chi phí y tế nói chung

BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 24
KTD|2012–2013


BÀI 11. ĐẠI CƢƠNG VỀ KINH TẾ DƢỢC

Câu 1: Trình bày các vai trò của KT Dƣợc?
Kinh tế dược cho phép:
• Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng những can thiệp y tế (thuốc, liệu pháp điều trị…) mới, đắt tiền hơn ở khía
cạnh độ an toàn, hiệu quả và lợi ích kinh tế.
• Lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu giữa rất nhiều các phương pháp điều trị
• Hoạch định chi phí với hiệu quả mong đợi tối ưu nhất

Câu 2: Chi phí trong kinh tế dƣợc?

Toàn bộ nguồn lực (thường quy ra tiền) để tạo ra (để có được) một sản phẩm hay dịch vị nào đó
Chi phí dịch vụ y tế:
- Lương bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ hỗ trợ trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ
- Thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiên hao
- Điện nước, vật tư văn phòng
- Khấu hao trang thiết bị, máy móc
- Quản lý hành chính, tài chính, phục vụ
Giá (phí, viện phí) là số tiền mà người mua trả cho người bán. Giá = Chi phí + lợi nhuận.
Giá dịch vụ y tế < Chi phí thực

Câu 3: Phân loại chi phí trên quan điểm ngƣời cung cấp dịch vụ
- Chi phí thiết lập – Chi phí duy trì
- Chi phí trực tiếp – Chi phí gián tiếp
- Chi phí cố định – Chi phí biến đổi
- Chi phí đầu tư – Chi phí thường xuyên

Câu 4: Phân loại chi phí trên quan điểm ngƣời sử dụng dịch vụ?



Câu 5: Chi phí y tế trực tiếp là gì?
• Chi phí y tế trực tiếp là tất cả các chi phí cho các dịch vụ y tế liên quan trực tiếp đến quá trình điều trị
• Chi phí y tế trực tiếp bao gồm:
- Chi phí cho các dịch vụ, thủ thuật và liệu trình xét nghiệm, khám, cấp cứu, dự phòng, kể cả những dịch vụ tại
nhà (bao gồm tiền lương giờ làm việc của nhân viên y tế)
- Chi phí thuốc men, chi phí giường bệnh
- Chi phí vận chuyển bệnh nhân trong nội viện
- Chi phí sử dụng các thiết bị y tế, sân bãi…

Câu 6: Chi phí ngoài y tế trực tiếp?

• Chi phí ngoài y tế trực tiếp là tất cả các chi phí ngoài chi phí cho các dịch vụ y tế liên quan trực tiếp đến quá
trình điều trị
• Chi phí ngoài y tế trực tiếp bao gồm:
- Tiền riêng (tiền túi) của bệnh nhân (ví dụ: chi phí cho các dịch vụ trong nội viện
- Chi phí cho các dịch vụ ngoài y tế tại nhà bệnh nhân (ví dụ: dịch vụ xã hội)
- Chi phí vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện riêng
Chi phí vật chất là chi phí phải thanh toán bằng tiền. Bao gồm:
- Chi phí gián tiếp: các chi phí liên quan gián tiếp đến bệnh
- Chi phí trực tiếp: chi phí liên quan trực tiếp đến điều trị. Gồm:
 Chi phí y tế trực tiếp
 Chi phí ngoài y tế trực tiếp

Chi phí phi vật chất là chi phí không đánh giá bằng đơn vị tiền tệ
Ví dụ: chi phí liên quan đến đau, khó chịu, chịu đựng


BÀI GIẢNG KINH TẾ DƢỢC 2013 Volcmttl 25
KTD|2012–2013


Câu 7: Chi phí gián tiếp là gì?
• Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan gián tiếp đến quá trình điều trị
• Chi phí gián tiếp bao gồm:
- Chi phí cho giai đoạn nghỉ làm việc vì bệnh hoặc tật
- Chi phí cho “thời gian” nghỉ việc
- Sự tổn thất kinh tế do giảm năng suất lao động
- Sự tổn thất kinh tế do đột tử

Câu 8: Các chỉ số hiệu quả trong kinh tế Dƣợc?
Trong nghiên cứu kinh tế dược có thể sử dụng những chỉ số hiệu quả sau:

- Chỉ số hiệu quả trực tiếp: là những thay đổi của các chỉ số sinh hóa và sinh lý dưới tác dụng của thuốc hoặc
các liệu pháp điều trị nghiên cứu.
Ví dụ: độ chênh lệch huyết áp, độ  triệu chứng và hội chứng bệnh, độ  hồng cầu trước và sau khi điều trị.
- Chỉ số hiệu quả gián tiếp: là những hiệu quả không trực tiếp được ghi nhận ngay sau khi dùng thuốc.
Ví dụ: sự giảm tần số biến chứng, sự giảm số ngày nhập viện
- Chỉ số sức khỏe: là những sự thay đổi về mặt sức khỏe ở nhóm sử dụng liệu pháp điều trị mới
Ví dụ: tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sống, thời gian sống, tỷ lệ tàn tật, số năm sống không tàn tật
- Chỉ số chất lƣợng sống của bệnh nhân là những sự thay đổi về mặt chất lượng sống liên quan đến sức
khỏe ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Ví dụ: số năm sống chất lượng (quality life-years gained – QALY)
_____________________________________________________________________________________________

BÀI 12. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRONG KINH TẾ DƢỢC

Câu 1: Kể tên các phƣơng pháp phân tích trong kinh tế dƣợc?
1. Phân tích “giá thành bệnh” (COI – Cost of illness)
2. Phân tích tối thiểu hóa chi phí (CMA – cost-minimization analysis)
3. Phân tích chi phí – hiệu quả (CEA - Cost-effectiveness analysis)
4. Phân tích chi phí – hiệu lực (CUA - Cost-utility analysis)
5. Phương pháp chi phí – lợi ích (CBA - Cost-benefit analysis)

Câu 2: Nêu các đặc điểm của phƣơng pháp COI? Công thức tính giá thành bệnh?
• Phân tích toàn bộ chi phí để tiến hành chẩn đoán- điều trị một bệnh cụ thể
• Là nghiên cứu kinh tế dược duy nhất không tính đến hiệu quả điều trị
• Được coi là đánh giá bệnh về mặt kinh tế và là cơ sở phân bổ nguồn vốn của bộ y tế giữa các bệnh khác nhau
• Cần thiết để tìm ra những bệnh là gánh nặng về mặt kinh tế cho người bệnh và xã hội
• Đưa ra những thông tin bổ ích về cấu trúc của chi phí và giúp định hướng nghiên cứu những chi phí cao nhất
Giá thành bệnh đƣợc tính theo công thức tính:
COI = DC + IC
COI : cost of illness (giá thành bệnh)

DC: direct cost (chi phí trực tiếp)
IC: indirect cost (chi phí gián tiếp)

Câu 3: Phƣơng pháp phân tích tối thiểu hóa chi phí đƣợc dùng khi nào? Cho ví dụ?
Phương pháp kinh tế dược được sử dụng để tìm ra chênh lệch chi phí giữa 2 can thiệp y tế (thường là thuốc) có
chỉ số hiệu quả ngang nhau.
Ví dụ: phân tích tối thiểu hóa chi phí giữa các thuốc generic.
Công thức:
CMA = (DC
2
+ IC
2
) – (DC
1
+ IC
1
)
CMA: tối thiểu hóa chi phí
DC1, DC2: Chi phí điều trị trực tiếp bằng liệu pháp 1, 2
IC1, IC2: Chi phí điều trị gián tiếp bằng liệu pháp 1, 2

×