Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan truyền thống trong dạy học địa lý docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.12 KB, 4 trang )

Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
truyền thống trong dạy học địa lý

- Phương tiện trực quan bao gồm:
+ Tranh ảnh, sách giáo khoa về địa lý, các tranh ảnh minh
hoạ.
+ Các mô hình, mẫu vật, các bộ sưu tập với chủ đề địa lý.
+ Các phim ảnh, đèn chiếu, băng vidio.
+ Các loại bản đồ, biểu đồ, so đồ, hình vẽ.
- Hiện nay, có 2 hình thái sử dụng phương tiện trực quan.
+ Giáo viên dùng lời giảng, dùng phương tiện để minh hoạ
cho những kiến thức đã giảng, học sinh quan sát  phương tiện
đóng vai trò là một biện pháp phục vụ cho phương pháp dùng
lời.
+ Dùng PTTQ là nguồn khai thác kiến thức: Trong trường
hợp này phương tiện được coi là 1 phương pháp riêng.
* Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lý từ bản đồ
- Bản đồ là một phương tiện trực quan, nguồn tri thức địa lý
quan trọng. Nó phản ánh sự phân bố không gian, mối quan hệ
của các đối tượng địa lý một cách cụ thể. Để khai thác được
những tri thức trên bản đồ trước hết học sinh phải hiểu bản đồ,
đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý
thuyết về bản đồ, trên cơ sở đó có được những kỹ năng làm việc
với bản đồ. Các kiến thức về bản đồ được hoàn thiện dần cùng
với việc học Địa lý ở trường phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12.
- Mức độ đơn giản là biết bản đồ, gồm có các kỹ năng: xác
định phương hướng trên bản đồ, tính toạ độ, tỷ lệ, tính h/c trên
bản đồ có tỷ lệ lớn (lớp 6).
- Cao hơn là đọc bản đồ, có 3 mức độ:
+ Sơ đẳng: Đọc được vị trí các đối tượng, có được biểu
tượng về các đối tượng qua bản chú giải. Ví dụ: Xác định vị trí


của một dãy núi, dựa vào bản chú giải có được hiểu biết về độ
cao của dãy núi đo, nơi cao nhất, thấp nhất.
+ Mức thứ 2: Dựa vào những hiểu biết về bản đồ, kết hợp
với kiến thức địa lý tìm ra được những đặc điểm tương đối rõ
ràng của những đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ. Nói
chung mô tả các đặc điểm của các đối tượng địa lý trên bản đồ.
+ Mức 3: Đọc được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí
trên bản đồ. Ở mức này, học sinh cần phải có kiến thức về địa lí
kết hợp với các kiến thức bản đồ.
- Hướng dẫn khai thác tri thức địa lý từ bản đồ chủ yếu là
việc đọc bản đồ ở 2 mức sau. Tuy nhiên khi sử dụng bản đồ,
giáo viên cũng phải lưu ý học sinh một số quy tắc nhất định. Ví
dụ: chỉ sông là phải chỉ thượng nguồn  hạ nguồn, chỉ lãnh thổ
có diện tích thì phải chỉ ranh giới trước, chỉ núi thì đầu tiên phải
chỉ vào tên núi
- Kiến thức bản đồ của học sinh sẽ dần được hoàn thiện khi
học xong chương trình địa lý
* Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lý từ các số
liệu thống kê và các biểu đồ
- Trong địa lý, các số liệu thống kê có vai trò đặc biệt quan
trọng, chúng chứng minh, minh hoạ, soi sáng, giải thích được
nhiều khái niệm và quy luật Địa lý.
- Bản thân các con số không phải là kiến thức địa lý, song
khi gắn nó với một kiến thức địa lý thì nó lại làm cho kiến thức
đó được sâu sắc và cụ thể hơn.
- Các con số cũng có vai trò trong công tác độc lập của học
sinh trong quá trình sử dụng. Các con số trong SGK thường thể
hiện ở 2 mặt. Làm sáng tỏ về mặt chất lượng và số lượng của
các sự kiện, hiện tượng địa lý.
Ví dụ: - Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới: nhiệt độ trung

bình 25 - 30
0
C, độ ẩm > 85%; mưa trung bình 1500 -
2000mm/năm.
- Về số lượng: Nó biểu hiện độ lớn về mặt không gian của
đối tượng địa lý. Ví dụ: Sông Nin dài nhất thế giới 6671 km.
- Trong sách giáo khoa, con số được thể hiện ở 2 dạng:
+ Nằm rải rác, đơn lẻ trong SGK  nhằm CM, làm sáng tỏ
các kiến thức lý thuyết. Khi sử dụng con số này cần lưu ý để so
sánh với con số khác để làm nổi bật lên đặc điểm của đối tượng
cần nói tới.
+ Nằm trong các biểu bảng: Vừa để CM cho kiến thức lý
thuyết, vừa dựa vào những con số đó để tính toán rồi rút ra kết
luận cần học.

×