0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ SẢN
LÊ KHẢ TẠO
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH QUẢN LÍ NGHỀ CÁ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở
XÃ PHÙ LONG, CÁT HẢI, HẢI PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nha trang, tháng 8 năm 2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ SẢN
LÊ KHẢ TẠO
Đánh giá mô hình quản lí nghề cá dựa vào cộng đồng ở xã Phù Long, Cát hải,
Hải Phòng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên nghành: Công nghệ khai thác thuỷ sản
Mã số: 04.05.02
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Long
Nha trang, tháng 8 năm 2005
LỜI CAM ĐOAN
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Đồng thời tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Nha trang, tháng 8 năm 2005
Tác giả
Lê Khả Tạo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn:
TS Nguyễn Long- Viện Nghiên cứu hải sản là người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Chi cục Bảo vệ nguồ lợi thuỷ sản Hải Phòng
UBND huyện Cát Hải
UBND xã Phù Long
Hội đồng quản lí nguồn lợi xã Phù Long
Đồn biên phòng 50
Ông Nguyễn Văn Hào- chủ nhiệm đề tài xây dựng, thực nghiệm mô hình
quản lí nguồn lợi ven bờ xã Phù Long.
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu cho
luận văn.
Nha trang, tháng 8 năm 2005
Tác giả
Lê Khả Tạo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
4
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Lời cam đoan
2
Trang ghi ơn
3
Chữ viết tắt
7
Lời mở đầu
8
Một số khái niệm
9
Danh mục các biểu bảng
10
Phần 1
12
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
12
Chương 1
12
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
12
1.1 Tình hình quản lí nghề cá ở nước ngoài 12
1.2 Thực trạng nghề cá ở Việt Nam 13
1.2.1 Số lượng tàu thuyền khai thác thuỷ sản ở Việt nam 13
1.2.2 Lao động nghề cá 14
1.2.3 Sản lượng khai thác 14
1.3 Những chính sách quản lí nghề cá đã áp dụng và những tồn tại cần
khác phục
15
1.3.1 Những chính sách quản lí nghề cá đã áp dụng 15
1.3.2 Các tồn tại trong công tác quản lí nghề cá hiện nay 16
1.4 Vấn đề quản lí dựa trên cộng đồng 18
1.5 Thực trạng nghề cá ở Hải Phòng và Phù Long 19
1.5.1 Nghề cá Hải Phòng 19
1.5.1.1 Nguồn lợi thuỷ sản 19
1.5.1.2 Số lượng tàu thuyền 20
1.5.1.3 Lao động nghề cá 22
1.5.1.4 Thực trạng công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở Hải Phòng 23
1.5.2 Tổng quan nghề cá xã Phù Long 25
1.5.2.1 Tàu thuyền 25
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
5
1.5.2.2 Nghề khai thác 25
1.5.2.3 Nghề nuôi trồng thuỷ sản 26
1.5.2.4 Đời sống kinh tế của người dân xã Phù Long 27
1.6 Nhận xét đánh giá về nghề cá Việt Nam nói chung và nghề Phù Long
nói riêng
28
Chương 2
30
Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
30
2.1 Tài liệu 30
2.1.1 Tài liệu chung 30
2.1.2 Tài liệu điều tra 30
2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3 Đối tượng nghiên cứu 31
Phần 2 32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
32
Chương 3 32
Giới thiệu mô hình quản lí dựa vào công đồng tại xã Phù Long
32
3.1. Hiện trạng công tác quản lí ở xã Phù Long trước khi thực hiện mô
hình
32
3.1.1. Thông tin cơ bản 32
3.1.2. Công tác quản lí trước khi thực hiện mô hình 33
3.2.Áp dụng mô hình quản lí 34
3.2.1. Giới thiệu mô hình 34
3.2.1.1. Tại sao Phù Long được chọn 34
3.2.1.2. Mục tiêu, kết quả của mô hình 35
3.2.1.3. Nội dụng mô hình quản lí 35
3.2.2.Tổ chức thực hiện quản lí cộng đồng 37
3.2.2.1. Chức năng vai trò của các tổ chức thực hiện 37
3.2.2.2. Các chính sách được áp dụng 38
3.2.2.3. Cách tổ chức để cộng đồng ngư dân tham gia 38
3.2.2.4. Các biện pháp tuyên truyền 39
3.2.2.5. Sự tham gia của người dân 39
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
6
Chương 4
41
Kết quả thực hiện quản lí dựa vào công đồng ở xã Phù Long
41
4.1. Các công việc đã được tiến hành 41
4.2. Kết quả thực hiện mô hình 42
4.2.1. Sự thay đổi nhận thức và năng lực của cộng đồng 42
4.2.2. Sự thay đổi về nguồn lợi 45
4.2.3. Sự thay đổi về quyền sử dụng quản lí nguồn lợi của địa phương 47
4.2.4. Sự thay đổi thu nhập và đời sống của người dân 49
4.3. Đánh giá mô hình quản lí nguồn lợi ven bờ tại xã Phù Long. 51
4.3.1. Tính phù hợp 51
4.3.2. Tính hiệu quả 51
4.3.3. Sự bền vững 52
4.4. Định hướng và các giảI pháp hoàn thiện mô hình 52
4.4.1. Định hướng 52
4.4.2. Các giải pháp để hoàn thiện mô hình 52
Chương 5
55
Bài học kinh nghiệm sau 2 năm thực hiện mô hình quản lí nguồn lợi
ven bờ dựa vào cộng đồng tại xã Phù Long huyện Cát Hải
55
5.1. Kinh nghiệm thành công. 55
5.2. Kinh nghiệm một số việc chưa thành công 55
5.3. Bầi học rút ra cho công tác quản lí nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng.
đồng
56
Phần 3
59
KẾT LUẬN
59
Phụ lục 61
Tài liệu tham khảo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
7
CHỮ VIẾT TẮT
BVNLTS : Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
BTS : Bộ thuỷ sản
CV : Công suất
K N : Kiểm ngư
QLDTĐ : Quản lí dựa trên cộng đồng
RNM : Rừng ngập mặn
SD : Sử dụng
UBND : Uỷ Ban nhân dân
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
8
LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn lợi ven bờ có vai trò vô cùng quan trọng đối với Việt Nam-một đất
nước nghèo có trên 17 triệu dân sinh sống dọc theo bờ biển chủ yếu dựa vào nghề
khai thác nhỏ ven bờ .Việc bảo vệ nguồn tài nguyên này có ý nghĩa to lớn về kinh
tế và xã hội.
Với Cát Hải- một huyện đảo có đời sống kinh tế dựa trên 2 ngành kinh tế
cơ bản là du lich và thủy sản, tài nguyên ven biển lại càng mang ý nghĩa to lớn.
Tuy nhiên,cũng như tại các địa phương ven biển khác, tài nguyên và môi trường
biển Cát Hải đang xuống cấp nhanh chóng do ô nhiễm nước biển, các hoạt động
khai thác hủy diệt như mìn, hóa chất kích điện và các loại lưới mắt nhỏ .
Chính quyền và nhân dân Huyện đảo cần phải quản lý, bảo vệ nguồn sống
của mình để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Huyện đảo. Khi cơ chế quản
lý nguồn lợi biển theo ngành tỏ ra chưa hiệu quả, giải pháp được huyện lựa chọn là
quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng.
Mô hình quản lý nguồn lợi ven bờ xã Phù Long, huyện Cát Hải là mô hình
đầu tiên về quản lý nguồn lợi ven bờ do cộng đồng địa phương thưc hiện được thử
nghiệm tại Việt Nam. Trong đó chính quyền và ngư dân địa phương cùng chia xẻ
và hơp tác chặt chẽ trong việc bảo vệ tài nguyên biển của địa phương mình.
Ủy ban Nhân dân và các chi hội nghề cá xã Phù Long đã thành lâp một hội
đồng quản lý nguồn lợi ven biển cấp xã để thực hiện trách nhiệm quản lý hoạt
động khai thác trên toàn bộ phần mặt nước của xã theo hướng bền vững. Các sinh
kế bền vững của địa phương cũng được khuyến khích và hỗ trợ phát triển để tạo
thu nhập cho ngư dân và giảm bớt áp lực đối với nguồn lợi biển.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
9
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Quản lý nguồn lợi ven bờ:
Là một hệ thống quản lí cho phép ngư dân và các bên liên quan khác tiếp
tục sử dụng phát triển nguồn lợi ven biển một cách hợp lí trong khi vẫn đảm bảo
được tính bền vững của nguồn lợi đó và đảm bảo được đời sống kinh tế xã hội của
ngư dân.
Tổ chức cộng đồng:
Tổ chức cộng dồng là một tổ chức đại diện cho những người dân nghề cá
quy mô nhỏ, được những ngư dân của địa phương bầu ra. Tổ chức này sẽ là chiếc
cầu nối giữa cơ quan quản lí của nhà nước và những ngư dân địa phương.
Tổ chức cộng đồng sẽ cùng với ngư dân địa phương xây dựng quy chế quản
lí vùng nước ven bờ do nhà nước giao cho thuộc địa phận của địa phương và trực
tiếp giám sát quản lí và sử dụng vùng nước này, được nhà nước hỗ trợ hướng dẫn
các biện pháp quản lí nhằm từng bước bảo vệ, duy trì tốt nguồn lợi thuỷ sản, khai
thác hợp lí, phát triển nghành nghề từ đó nâng cao mức sống của ngư dân địa
phương
Cộng đồng :
Cộng đồng bao gồm phần lớn là những ngư dân đánh bắt thuỷ sản quy mô
nhỏ và có thể nhiều đối tượng với nhiều lợi ích khác nhau cùng sống ở địa phương.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
10
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Nôi dung Trang
1-1
Trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi và đáy ở vùng biển ven bờ
vịnh Bắc Bộ năm 2003
19
1-2 Sự biến động tàu thuyền và sản lượng khai thác
20
1-3 Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất
21
1-4 Phân bố lao động nghề cá ở Hải Phòng năm 1999
22
1-5 Kết quả kiểm tra công tác bảo vệ nguồn lợi vùng biển Hải Phòng
23
1-6
Sự biến động tàu thuyền, sản lượng khai thác xã Phù Long từ năm
2000 đến năm 2004
25
1-7 Các loại nghề khai thác ở xã Phù Long năm 2004
26
1-8
Diễn biến sản lượng nuôI trồng thuỷ sản xã Phù Long từ năm 2000-
2004
27
1-9 Thu nhập từ nghề khai thác biển
27
1-10 Những khó khăn chính của nghành thuỷ sản ở xã Phù Long
28
3-1 Số các vụ vi phạm trong 4 năm tại khu vực xã Phù Long
34
4-1 Các nghề được hỗ trợ cho vay vốn
42
4-2 Ý kiến của những người được phỏng vấn
43
4-3
Vai trò của người dân trong việc ra các quyết định liên quan đến mô
hình
44
4-4 Sự tham gia lập kế hoạch quản lí nguồn lợi ven bờ
45
4-5 Biểu đồ tương quan giữa tàu và sản lượng khai thác
46
4-6 Biểu đồ sản lượng nuôi trồng thuỷ sản theo các năm
47
4-7 Hài lòng với việc xử lí vi phạm
48
4-8 ý kiến những người dân được hỏi về việc cùng nhau giải quyết vấn đề
49
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
11
nguồn lợi
4-9 Tạo sinh kế mới thay cho nghề khai thác biển
50
4-10 Thu nhập của người dân so với trước khi có mô hình
50
Phần phụ lục
1
Thống kê số lượng tàu thuyền, sản lượng và lao động nghề cá Việt
Nam từ năm 1988 đến năm 2003
61
2
Kết quả khảo sát thực địa một số loàI thường gặpở Phù Long trong một
mẻ lưới giã có công suất 30cv
62
3 Nuôi ngao thay thế nghề khai thác biển
63
4 Nuôi dê thay thế nghề khai thác biển
64
5 Những băn khoăn của hội đồng quản lí
65
6 Mẫu đIều tra thực địa nguồn lợi
7 Những băn khoăn của người vi phạm
8 Mẫu phiếu điều tra
9 Bản đồ khu vực thực nghiêm mô hình
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
12
PHẦN 1
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình chung về quản lí nghề cá ở nước ngoài
Khai thác thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Vì vậy nhiều nước trên
thế giới đã luôn tăng cường đầu tư và phát triển, song cùng với sự gia tăng khai
thác thì nguồn lợi thuỷ sản cũng bị suy giảm theo, nhiều bãi san hô, rạn đá ngầm,
rừng ngập mặn cũng bị tàn phá. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lợi
vùng ven bờ, nhiều nước đã phát triển nghề cá với quy mô lớn có khả năng khai
thác ở vùng xa bờ, đồng thời có những chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn lợi
vùng ven bờ dựa vào cộng đồng như: trồng thêm rừng ngập mặn, thả bổ xung con
giống, khai thác có mùa vụ và phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản.
Một số nước tiên tiến trên thế giới cũng sử dụng phương pháp quản lý nghề
cá dựa vào cộng đồng để thực hiện quản lý thủy sản vùng nội địa và ven bờ. Nhật
Bản đã cấp 100% vùng nước ven bờ cho các Hội hợp tác nghề cá để tự quản lý
vùng nước, giảm nhẹ chi phí cho nhà nước đồng thời tăng hiệu quả quản lý. Ngư
dân có cảm nhận nguồn lợi thủy sản là của mình, cộng đồng mình và có trách
nhiệm hơn đối với quản lý thủy sản.
Để giảm cường độ khai thác vùng ven bờ nhiều nước như: Trung Quốc đã
cấm đóng tàu có công suất nhỏ, cấm đánh bắt các loài có giá trị kinh tế còn nhỏ,
khuyến khích đóng tàu có công suất lớn, xây dựng các vùng cấm đánh bắt và bảo
vệ nguồn lợi biển. Năm 2004 là năm thứ 10 liên tiếp Trung Quốc thực hiện cấm
khai thác theo mùa vụ. Cấm khai thác theo thời gian trong năm và theo mùa, tất
nhiên dẫn đến tình trạng thu hẹp công ăn việc làm của ngư dân vùng ven biển,
nhưng hiệu quả về sinh thái là rõ rệt. Để thực hiện tốt việc này cần phải có sự kết
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chủ quản và nghề cá ở địa phương cũng như công
tác tuyên truyền đến mọi ngư dân.
Ở Pêru, Chilê vốn là những cường quốc về thuỷ sản, nhưng trước thực tế
nguồn lợi ngày càng suy giảm, các nước này cũng đã bắt đầu áp dụng các hình
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
13
thức hạn chế khai thác. Thí dụ ở Chilê từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm trong vùng
biển từ 05 hải lí trở vào đều bị cấm khai thác.
Philipin với 20 năm thực hiện quản lý tài nguyên thiên nhiên, năm 1998 có
439 khu bảo tồn biển. Tuy nhiên chỉ có 10% trong đó bao gồm 26.500 ha mặt nước
đã hoạt động đầy đủ theo nội dung của nó. Ở Philipin cũng hình thành các văn bản
pháp quy liên quan đến bảo vệ nguồn lợi ven biển. Cụ thể là năm 1987, Chính phủ
đã có biện pháp bảo hộ quyền sinh sống của các ngư dân và cộng đồng ven biển
sống dựa vào khai thác nguồn lợi ven bờ. Năm 1991, Chính phủ đã trao quyền
quản lý nguồn lợi ven biển trong khu vực mặt nước ven bờ cho các huyện và thành
phố quản lý. Năm 1998, Chính phủ ra luật nghề cá xác định quản lý tài nguyên ven
bờ, trong đó vai trò của chính quyền địa phương là chủ yếu. Cơ sở để quản lý
nguồn lợi ven biển của Phiipin là sự đe dọa an ninh lương thực. Năm 1996, lợi ích
kinh tế từ tài nguyên ven biển ước đạt 3,5 tỷ USD chiếm 17% GDP. Tổn thất kinh
tế từ sự hủy hoại tài nguyên ven biển vào khoảng 0,5 tỷ USD/năm. Xu hướng ưu
tiên toàn cầu hiện nay là bảo vệ sự đa dạng sinh học của biển và thay đổi khí hậu
toàn cầu.
Mô hình quản lý tài nguyên dựa trên cơ sở cộng đồng được nhiều nước sử
dụng, đặc biệt ở những nước đang phát triển, và mô hình này gần đây cho thấy tính
hiệu quả của nó. Quy mô của hình thức quản lý kiểu này thường được áp dụng
trong phạm vi nhỏ và mục tiêu chủ yếu là bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm sử dụng
hợp lý tài nguyên. Bảo vệ nguồn lợi là nhằm tăng cường khả năng tái tạo của
chúng. Phương thức quản lý này duy trì tiềm năng sinh học và nâng cao tiềm năng
kinh tế lâu dài của nguồn lợi tự nhiên có khả năng tái tạo.
1.2.Thực trạng quản lí nghề cá ở Việt Nam
1.2.1.Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản ở Việt Nam
Từ bảng 1 phụ lục có thể nhận xét
Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản và tổng công suất máy tàu tăng lên
không ngừng trong vòng 15 năm qua. Trong thời kỳ từ năm 1998- 2003, tổng công
suất tăng lên từ 609.317cv lên đến 4.100.00 cv, tức là tăng gấp 6,72 lần trong khi
đó sản lượng khai thác từ 662.861 tấn lên đến 1.426.223 tấn, tăng lên 2,15 lần.
Trong khi đó sản lượng khai thác của một đơn vị mã lực bị giảm từ 1,08
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
14
tấn/cv/năm(1998) xuống còn 0,35 tấn/cv/năm (2003) điều này chứng tỏ nguồn lợi
hải sản đã bị giảm đi một cách đáng kể.
Trong giai đoạn từ năm 1990 – 1996 số lượng tàu tăng từ 72.000 chiếc lên
đến 97.000 chiếc, trong khi đó số lượng thuyền thủ công không tăng mà giảm đi
từ 31.000 chiếc năm 1990 xuống còn 27.000 chiếc năm 1996.
Đặc biệt là từ năm 1997- 2003, nhà nước có chính sách đầu tư khuyến khích
hải sản xa bờ, tàu thuyền tăng nhanh về công suất từ 2.125.647 cv năm 1997 lên
đến 4.100.000 cv năm 2003 tức là tăng gấp 1,92 lần. Trong khi đó số lượng tàu từ
68.729 chiếc năm 1997 tăng lên 83.000 chiếc năm 2003, tăng 1,2 lần, do người dân
không đầu tư vào việc tăng tàu thuyền mà đầu tư nhiều vào tăng công suất như
năm 1997 công suất đạt 30,9cv/ tàu đến năm 2003 đạt 50 cv/ tàu. Như vậy tốc độ
tàu thuyền trong giai đoạn này có xu thế tăng chậm. Điều đó chứng tỏ hiệu quả
kinh tế trong khai thác có dấu hiệu suy giảm
1.2.2.Lao động nghề cá:
Hiện nay lực lượng lao động nghề cá khá dư thừa tăng nhanh hàng năm,
mỗi năm tăng khoảng 26.500 lao động. Số lao động này thường nghèo không có
điều kiện đóng tàu lớn để đánh bắt xa bờ, không có nghề gì khác để kiếm sống vì
vậy nghề cá là duy nhất đối họ. Mặc dù lực lượng lao động nghề cá nhiều như vậy
nhưng số thuyền trưởng, thủy thủ có trình độ chuyên mô cao thì còn rất thiếu.
Hiện nay đa số thanh niên vùng ven biển không muốn làm nghề biển do lao
động nặng nhọc, thu nhập thấp, không khuyến khích được người đi biển.
1.2.3.Sản lượng khai thác
Từ bảng 1 phụ lục 1 có thể nhận xét
Sản lượng khai thác thủy sản trong 15 năm qua đã giảm sút nghiêm trọng.
Nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ có dấu hiệu bị khai thác quá mức từ 1,08
tấn/cv/năm(1998) xuống còn 0,35 tấn/cv/ năm (2003). Đặc biệt năm 2002 sản
lượng khai thác đã vượt qua ngưỡng 1.400.000 tấn [ 4]
]
.
Như vậy hiệu quả khai thác đã bị suy giảm, thực tế đã có nhiều tàu, hợp tác
xã bị phá sản. Do số lượng tàu thuyền tăng nhiều, nguồn lợi bị suy giảm, nên sản
lương của mỗi đơn vị tàu ngày càng giảm. Để đảm bảo được hiệu quả kinh tế buộc
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
15
các chủ tàu phải tăng số mẻ khai thác trong một ngày đêm, tăng thời gian hoạt
động trên biển, giảm kích thước mắt lưới.
Từ những phân tích ở trên đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa những người sử
dụng nguồn lợi với nhau, các ngành nghề khai thác với nhau, cạnh tranh giữa các
tàu đánh cá của các địa phương với nhau, cạnh tranh giữa nghề cá quy mô lớn và
nhỏ với nhau, cạnh tranh giữa các tàu lớn với tàu nhỏ với nhau. Nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế nhiều người đã sử dụng hình thức khai thác bất hợp pháp, phản
khoa học như xung điện , chất nổ, hóa chất, sử dụng lưới có kích thước mắt nhỏ,
nhằm mang lại lợi ích trước mắt, nhưng thiệt hại về nguồn lợi không thể tính được.
Vấn đề này nếu không được giải quyết kịp thời, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến nguồn
lợi đồng thời dẫn đến nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt.
1.3. Những chính sách quản lí nghề cá đã áp dụng và những tồn tại cần khác
phục
1.3.1. Những chính sách quản lí nghề cá đã áp dụng
Trong thời điểm Nước ta đang chuyển đổi cơ chế quản lí từ hành chính bao
cấp sang cơ chế thị trương nhiều thành phần. Nhằm đáp ứng được sự chuyển đổi
đó, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật bao gồm luật và các văn bản
dưới luật phục vụ cho công tác quản lí nghề cá, bao gồm quản lí các lĩnh vực khai
thác, nuôi trồng, môi trường. Một số văn bản chính như sau:
Năm 1991 Chính phủ đã ra Quyết định số: 130/CT ngày20/4/1991 về việc
thành lập Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, thuộc Bộ Thuỷ sản. Tổ chức bảo vệ
nguồn lợi thủy sản được thành lập với hai cấp quản lí ở Trung ương và địa
phương, ở Trung ương Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ở địa phương có các Chi
cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở thủy sản hoạc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
Ngày 10/8 năm 1994 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số: 415-TTg
cho phép nghành thủy sản thành lập Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản do Hội đồng Nhà nước
ban hành ngày 25/4/1989 và sửa đổi năm 1996.
Nghị định số: 70/2003/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày17/6/2003
quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
16
Chỉ thị số: 01/1998/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
2/1/1998 về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác
thuỷ sản.
Quyết định số: 682/TS-QĐ ngày 11/9/1993 của Bộ trưởng bộ Thuỷ sản về
việc ban hành quy chế khai thác và quản lí nguồn lợi thuỷ sản trên ngư trường
trọng điểm
Nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của nghành thủy sản năm 2003
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật thủy sản.
Trước những đòi hỏi phát triển của ngành thủy sản, sự quan tâm chỉ đạo của
Bộ thủy sản, UBND các cấp và sự hỗ trợ của các bộ, ngành có liên quan chỉ trong
một thời gian ngắn đã hình thành một hệ thống tổ chức Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
trong cả nước, đến nay đã có 34 Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra các
địa phương còn xây dựng các trạm, mạng lưới cộng tác viên bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản đến các cấp xã phường. Đội tàu bảo vệ nguồn lợi trên biển ngày càng được
phát triển về số lượng đến năm 2001 đã có 92 chiếc tàu KN [14]. Lực lượng Bảo
vệ nguồn lợi hàng năm tiến hành kiểm tra và xử lí tới 16.000 vụ vi phạm đồng
thời kết hợp với lực lượng Biên Phòng tiến hành xua đuổi, bắt 41 tàu nước ngoài
vào đánh trộm hải sản trên vùng biển Việt Nam
Các chi cục ở các địa phương tiến hành quản lí nghề cá, tuyên truyền với
nhiều hình thức như báo đài truyền hình, in và phát hành nhiều tờ bướm, các ấn
phẩm tuyên truyền về Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
1.3.2.Các tồn tại trong công tác quản lí nghề cá hiện nay
Hiện nay, tổ chức cơ cấu sản xuất ngành thủy sản đã thay đổi rất nhiều so
với thời kỳ trước đây. Tất nhiên đây là sự phát triển mới phù hợp với những chính
sách cải cách của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Khi tổ chức sản xuất thay
đổi thì đương nhiên bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý điều hành sản xuất phải thay
đổi để phù hợp với nhu cầu đó.
Trong việc quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản như hiện nay chỉ tập trung ở
bộ máy cấp tỉnh thành phố nên việc kiểm tra giám sát không được chặt chẽ ở các
khu vực bởi lực lượng thanh kiểm tra quá mỏng trên diện tích quá rộng. Nếu như
so với số lượng ngư dân và tàu thuyền khai thác thì số lượng cán bộ trực tiếp quản
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
17
lý nghề cá quá ít không thể kiểm tra được trên vùng biển rộng nếu như không có
sự tham gia của ngư dân.
Nghề cá Việt Nam là nghề cá nhân dân với quy mô nhỏ, số lương ngư dân
lớn tập trung phân bố rải rác ở các vùng ven biển một số hộ sống trực tiếp dưới
thuyền nay đây mai đó tùy theo mùa vụ.
Về phương diện quản lí, ngư dân là đối tượng điều chỉnh. Vì vậy để việc
thực thi luật thủy sản có hiệu quả, bên cạnh quản lý nhà nước cần phải nêu cao vai
cho của ngư dân. Chuỗi quản lý nghề cá hiện nay đang bị đứt đoạn thiếu mắt xích
nối xuống tới người dân.
Thông thường nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và bắt
buộc mọi người phải thi hành, thông qua tổ chức chuyên trách do nhà nước quy
định. Những tổ chức chuyên trách này thường bị hạn chế về số lượng và biên chế,
một số quy định lại chưa phù hợp, không sát với thực tế nghề cá của ngư dân nên
hiệu quả quản lý không cao.
Chưa khống chế được số lượng tàu thuyền; phân bố các loại nghề; lực
lượng lao động nghề cá tăng hàng năm một cách tự phát.
Việc thực thi pháp luật Bảo vệ nguồn lợi còn hạn chế, lực lượng kiểm tra
kiểm soát còn quá mỏng. Hầu hết các ngư cụ sử dụng đều vi phạm về kích thước
mắt lưới quá nhỏ so với quy định. Các phương pháp đánh bắt hủy diệt chưa kiểm
soát được hết.
Chưa kiểm soát được sản lượng đánh bắt của các loại nghề, các khu vực cho
phép.
Việc thực thi các khu vực cấm và hạn chế đánh bắt vẫn chưa được thực hiện
một cách triệt để.
Việc quản lí theo nguyên tắc tập trung không có sự tham gia của những
người sử dụng nguồn lợi trực tiếp đánh mất quyền làm chủ và trách nhiệm đối với
những người sinh sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản.
Người dân vẫn chưa phát huy quyền làm chủ, họ thể hiện một cách thụ
động chờ hướng dẫn từ trên xuống.
Để khắc phục tình trạng trên, nhà nước ta đang tiến hành thí điểm các
phương thức quản lý mới, trong đó có phương thức quản lý nguồn lợi thủy sản
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
18
vùng ven bờ dựa vào cộng đồng, thay phương thức quản lý tập trung chỉ đạo từ
trên xuống dưới được thay bằng phương thức từ dưới lên trên. Họ tự đề ra các quy
chế, quy định quản lí, họ tự thực thi thì sẽ có ý nghĩa thực tế hơn.
1.4.Vấn đề quản lí dựa trên cộng đồng
Từ các yêu cầu và tồn tại trên, đòi hỏi cần phải có một biện pháp quản lí
nghề cá phù hợp. Hệ thống quản lí nghề cá hiện nay quản lí tập trung chỉ đạo từ
trên xuống đang bị thiếu mắt xích là tổ chức ngư dân để quản lí nghề cá. Vì vậy
chỉ khi áp dụng quản lí theo hình thức mọi người cùng tham gia mới có thể giải
quyết triệt để nghề cá ven bờ như hiện nay. Vì vậy cần phải có một mô hình quản
lí. Đó là mô hình quản lí dựa trên cộng đồng.
Nói chung, ngư dân có xu hướng nghĩ rằng các điều khoản quản lí nghề cá
của Nhà nước đề ra không sát với thực tế nghề cá của họ. Vì vậy họ không tự
nguyện thực hiện những quy định này. Ngược lại, nếu được tham gia xây dựng
những điều khoản quản lí, ngư dân sẽ rất cẩn thận tự đề ra các quy định cho họ.
Đây là những bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác quản lí nghề cá.
Một điều quan trọng nữa là hệ thống quản lí phải được nhận thức từ chính
ngư dân mà không có sự ép buộc của chính quyền. Ngư dân tự đề ra các điều
khoản quản lí và chính họ phải thực hiện.
Thực hiện “ngư dân tự quản” có ý nghĩa như sau:
- Ngư dân có khả năng phát hiện được những vi phạm trong số những người
đánh cá
- Sự hạn chế đánh bắt nêu ra trong các quy định của Nhà nước được áp
dụng cho tất cả các vùng, nên thường không sát. Ngược lại, nếu ngư dân trực tiếp
tham gia xây dựng các quy định hạn chế đánh bắt cho địa phương họ thì sẽ rất chi
tiết và có hiệu quả thực sự trong quản lí nguồn lợi và khai thác.
Vai trò của Tổ chức ngư dân (hay Hợp tác xã kiểu mới) trong quản lí nghề
cá.
- Hợp tác xã có vai trò lớn, như là chiếc chìa khoá dẫn tới thành công của
quản lí nghề cá ven bờ.
- Hợp tác xã sẽ như chiếc cầu nối giữa các cơ quan quản lí nhà nước và
cộng đồng ngư dân.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19
- Quản lí nghề cá ven bờ chỉ thành công khi tồn tại một Hợp tác xã mạnh,
với những ngư dân đã hiểu rõ tầm quan trọng của quản lí nghề cá.
Quản lý dựa vào cộng đồng là một phương pháp quản lý nguồn lợi trong
đó chính quyền và cộng đồng địa phương xây dựng các quy chế, biện pháp của
riêng họ để bảo vệ và phát triển các nguồn lợi tự nhiên vùng ven biển tại địa
phương một cách bền vững, đem lại lợi ích cho địa phương. Chính quyền và người
dân địa phương đi đầu.
Đây là một khái niệm mới ở Việt Nam và thực tế hiện nay chỉ có một vài
dự án đang ở giai đoạn thực hiện thí điểm áp dụng cơ chế này.
1.5. Thực trạng nghề cá ở Hải Phòng và Phù Long
1.5.1. Nghề cá Hải Phòng
1.5.1.1. Nguồn lợi hải sản
Vùng biển Hải Phòng có vị trí quan trọng ở vịnh Bắc Bộ, vì vậy nghề cá
của Hải Phòng thể hiện rõ đặc điểm nghề cá của vịnh Bắc Bộ. Từ bảng 1-1 ta nhận
thấy vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ có trữ lượng khoảng 174.405 tấn, trong đó
119.800 tấn cá nổi và 54.605 tấn cá đáy, khả năng cho phép khai thác khoảng
81.742 tấn trong đó 59.900 tấn cá nổi 21.842 tấn cá đáy.
Bảng1-1: Trữ luợng và khả năng khai thác cá nổi và
đáy ở vùng biển ven bờ Vịnh Bắc Bộ năm 2003
Trữ lượng
Vùng biển Nhóm sinh thái
Tấn %
Khả năng khai
thác (tấn)
Cá nổi nhỏ 119.800
68,7
59.900
Vịnh Bắc Bộ
(Nửa phía tây)
Cá đáy 54.605
31,3
21.842
Tổng số 174.405
100,0
81.742
Nguồn: Dụ án điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ năm 2003
Theo tài liệu [13]. Sản lượng khai thác vịnh Bắc Bộ ở nơi có độ sâu < 50 m
nước năm 1999 đã đạt tới mức 146.203 tấn, năm 1994 sản lượng khai thác vùng
ven bờ đạt được 109.744 tấn, trong khi khả năng cho phép khai thác là 109.282
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
20
tấn. Như vậy sản lượng khai thác vùng ven bờ của vịnh Bắc Bộ đã vượt quá giới
hạn cho phép từ năm 1994 đến nay.
1.5.1.2.Số lượng tàu thuyền khai thác:
Bảng 1-2: Sự biến động tàu thuyền sản lượng khai thác
Số lượng tàu thuyền
TT Năm
Thủ công
(Chiếc)
Gắn máy
(Chiếc)
Tổng công
suất
CV
Sản
lượng
( Tấn)
1 1976 2.341
121
8.231
16.000
2 1980 631
1.100
14.000
3 1990 680
1.179
14.500
11.300
4 1995 643
2.990
33.000
13.000
5 1996 326
2.800
36.300
16.500
6 1997 140
2.105
39.496
15.500
7 1998 84
2.377
49.234
17.200
8 1999 44
2.557
68.834
19.600
9 2001
2.680
88.340
26.000
10 2002
3.251
102.162
28.467
11 2003
2.634
108.108
28.953
12 2004
2.406
102.811
31.722
Nguồn: Sở thủy sản Hải Phòng
Từ bảng1-2 ta nhận xét:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
21
Trong vòng 6 năm số lượng thuyền thủ công giảm đi 15,5 lần từ 680 chiếc
năm 1990 xuống còn 44 chiếc năm (1999) do nguyên nhân
+ Nguồn lợi ven bờ đã bị cạn kiệt, việc khai thác không còn đem lại hiệu
quả kinh tế , buộc người dân phải thay đổi tăng thêm công suất .
+ Không thể cạnh tranh với những thuyền gắn máy có công suất lớn hơn
cùng khai thác trong một vùng.
+ Năm 1996 Chi cục bảo vệ nguồn lợi giao cho địa phương quản lí những
thuyền thủ công .
Từ năm 2002 đến 2004 số lượng tàu giảm đi 1,3 lần trong khi đó công suất
tăng lên 0,9 lần. Các phương tiện có công suát nhỏ hơn 20cv hoạt động ven bờ
kém hiệu quả kinh tế, một số tàu bị phá sản do làm ăn thua lỗ, phải giải bản để
đầu tư tàu có công suất cao hơn.
Trong vòng 20 năm từ năm 1976 đến 1996, sản lượng khai thác16.500 tấn
không thay đổi nhiều, trong khi đó tổng công suất tăng lên 44 lần.
Sản lượng khai thác từ những năm 1996 là 16.500 tấn ( bình quân đạt tấn
0,45T/CV/năm), đến năm 2004 sản lượng khai thác đạt 31.722 tấn ( bình quân đạt
khoảng: 0,3tấn/CV/năm). Năng suất theo mã lực giảm đi trong khi đó thì công
suất tăng lên 2,83 lần từ 36.300 cv năm 1996 đến 102.811cv năm 2004, sản lượng
chỉ tăng 1,92 lần. Nếu cứ tiếp tục tăng công suất thì chi phí cho sản xuất cao hiệu
quả kinh tế sẽ giảm đi .
Năm 1990 sản lượng khai thác của Hải Phòng chiếm tới 13,5%, công suất
chiếm 11,3% sản lượng và công suất của toàn vịnh Bắc Bộ gồm 9 tỉnh từ Quảng
Ninh tới Quảng Trị. Năm 1999 sản lượng khai thác của toàn vịnh Bắc Bộ đạt
169.000 tấn, tổng công suất là 471.100cv sản lượng đạt 0,35 tấn/cv/ năm 1999.
Trong đó Hải Phòng chiếm 14,5% về công suất và 11,6% về sản lượng.(Bảng 1-2)
Nghề cá của Hải Phòng nằm trong tổng thể nghề cá của vịnh Bắc Bộ bị
ảnh hưởng trực tiếp biến động về nguồn lợi trong toàn vịnh.
Tổng số 2680 tàu thuyền máy của Hải Phòng năm 2001 được phân ra các
loại công suất như sau:
Bảng 1-3: Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất
Nhóm công suất Số lương tàu (chiếc) Tỉ lệ %
<15cv 71 3,4
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
22
15-20cv 1059 39,5
20-45cv 973 36,3
45-90cv 134 5,0
>90cv 443 16,5
Nguồn: Sở thủy sản Hải Phòng
Các tàu có công suất máy nhỏ hơn 45cv chiếm tới 79,2% tổng số tàu, các
tàu này thường hoạt động vùng ven bờ theo thời vụ, ngoài ra vẫn có một số hộ
nông dân sắm thuyền nhỏ khai thác ở ven bờ vào mùa nông nhàn, đã gây ra tình
trạng khai thác quá mức ở vùng nước ven bờ.
1.5.1.3. Lao động nghề cá
Nghề cá quy mô nhỏ của Hải Phòng chiếm tới 99% số lượng tầu 93% tổng
công suất, chiếm 99% tổng số lao động đánh cá và khai thác được 90% tổng số sản
lượng khai thác toàn thành phố.
Bảng 1-4: Phân bố lao động nghề cá ở Hải phòng năm 1999
TT Tên đơn vị
Số hộ kt
(Hộ)
Lao
động TT
Lao động
DV
Tổng số
(người)
1 Huyện Cát Hải 657 1.247 885
2.132
2 Huyện Thủy nguyên 850 2.710 740 3.450
3 Huyện Tiên lãng 244 875 210 1.085
4 Huyện An hải 207 524 390 914
5 Thị xã đồ sơn 1.820 1.508 1.100 2.608
6 Huyện Kiến thụy 719 1.442 544 1.986
7 Toàn thành phố 4.497 8.306 3.869 12.175
Nguồn: Sở thủy sản Hải Phòng
Năm 1999, lao động nghề cá Hải Phòng có 12.175 người. Trong thực tế,
lao động trực tiếp làm nghề khai thác thủy sản thường không đủ phải đi thuê nhân
công từ các tỉnh khác đến. Do năng suất thấp, thu nhập kém, thanh niên không
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
23
muốn đi biển. Ngư dân thường có trình độ văn hóa thấp, chất lượng lao đông
nghề cá không cao, và làm nghề bằng kinh nghiệm. Ngư dân ít được đào taọ qua
lớp ngắn hạn hoặc chính quy.
Do việc khai thác quá mức ở vùng biển ven bờ nên nguồn lợi bị cạn kiệt, do
đó sản lương khai thác giảm, nên thu nhập không cao, không khuyến khích hộ đi
biển. Từ bảng 1-3 ta nhận thấy lao động nghề cá tập trung đông ở hai trung tâm du
lịch Cát Hải, Đồ Sơn. Riêng Huyện Thủy Nguyên gần như không có sản xuất nông
nghiệp.
1.5.1.4. Thưc trạng công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở Hải Phòng:
Năm 1992 Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được thành lập theo quyết
định số: 640/QĐ-TCCQ ngày 21/5/1992 của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng. Năm
1996 Nhà nước cấp cho tàu Kiểm Ngư 400 CV, cuối năm 2002 trạm Kiểm Ngư
Cát Bà đi vào hoạt động.
Hiện nay Chi cục có 20 người, trong đó có 01 tàu kiểm ngư, 01 trạm Kiểm
ngư Cát Bà với 06 thanh tra viên bảo vệ nguồn lợi và 09 lao động hợp đồng. Với
lực lượng ít, quản lí trên một địa bàn có diện tích rộng khoảng 15.850 hải lý
vuông, nên việc quản lí và bảo vệ nguồn lợi còn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra còn có khoảng 700 - 800 tàu thuyền từ các địa phương khác đến
đánh bắt thủy sản tại khu vực ven biển Hải Phòng.
Do cơ chế quản lí phân theo vùng biển giữa các địa phương, nên khi bị
kiểm tra các phương tiện vi phạm bỏ chạy sang vùng biển của tỉnh khác, gâykhó
khăn cho công tác kiểm tra kiểm soát.
Hơn nữa, các tàu cá khai thác bất hợp pháp thường thông tin cho nhau khi
có tàu của lực lượng kiểm tra nên việc kiểm soát rất khó khăn.
Bảng 1- 5: Kết quả kiểm tra công tác bảo vệ nguồn lợi vùng biển Hải Phòng
Nội dung 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng số
Số lượt P. T kiểm tra 1100 2300 2077 2100 2500
10077
Xử phạt số P.T vi phạm
500 719 622 615 320 2776
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
24
Trong đó:
Số vụ SD chất nổ
Số vụ SD xung điện
Số vụ SD chất độc
Số vụ SD mắt lưới
nhỏ
01
13
10
40
01
15
07
65
01
70
05
76
02
30
02
80
05
50
05
86
10
178
23
347
Nguồn: Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Qua bảng:1-5 nhận thấy số vụ vi ngày càng tăng. Các vụ sử dụng chất nổ,
chất độc chủ yếu là tầu thuyền đánh bắt ở ngoài khơi hoạt động theo mùa vụ, con
nước, còn các phương tiện dùng xung điện để đánh bắt thuỷ sản chủ yếu là thuyền
nan và tàu gỗ có công suất nhỏ hoạt động chủ yếu ở tuyến ven bờ và lộng với các
tàu có công suất nhỏ hơn 45cv.
Sử dụng chất độc thực chất không phải giảm đi mà do việc khai thác nguồn
lợi đã bị cạn kiệt (đặc biệt ở đảo Bạch Long Vỹ, đảo Cô Tô) không đem lại hiệu
quả kinh tế nên họ chuyển làm nghề khác.
Thống kê các phương tiện đánh bắt bất hợp pháp ở khu vực ven bờ cho thấy
có 57% ngư dân sử dụng thuyền máy 6 CV. Số tàu thuyền có công suất lớn hơn, từ
12 – 22 CV chiếm 34% và khoảng 9% tàu có công suất trên 22CV.
Trên đây là một số vụ vi phạm được phát hiện, thực chất còn quá nhỏ đối
với vùng biển Hải Phòng nói riêng và vịnh Bắc Bộ nói chung.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vẫn còn nhiều bất cập đó là:
- Việc quản lý tàu cá trong đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác.
- Các thủ tục khác như bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, sổ danh bạ
thuyền viên.
- Việc hoạt động tại các tuyến khai thác; tuyến ven bờ, tuyến lộng, tuyến xa
bờ.
- Đặc biệt các nghề khai thác vi phạm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản còn nhiều
hạn chế.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com