Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 148 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



BÙI NGỌC QUỲNH




PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA
MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI
TẠI THỊ XÃ NINH HOÀ



LUẬN VĂN THẠC SĨ




Nha Trang - 2012




ii


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



BÙI NGỌC QUỲNH


PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA
MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI
TẠI THỊ XÃ NINH HOÀ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN THỊ KIM ANH


Nha Trang - 2012


i



LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên: Bùi Ngọc Quỳnh, học viên lớp cao học 2009, ngành Quản trị kinh
doanh, xin cam đoan:
Mọi tài liệu, số liệu dùng tính toán, dẫn chứng trong luận văn này là trung thực.
Nội dung luân văn này chưa được bất kỳ ai công bố.
Nha Trang, tháng 12 năm 2012
Tác giả

Bùi Ngọc Quỳnh






























ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa
Sau Đại Học, Khoa Kinh Tế và quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp cao học ngành
Quản trị kinh doanh trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức, tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thị Kim Anh đã định
hướng và tận tâm hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Hộ nuôi tôm, các Đại lý và các Công ty chế biến
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi thu thập số liệu trong quá trình thực hiện
đề tài.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Nha Trang, tháng 12 năm 2012
Trân trọng

Bùi Ngọc Quỳnh

























iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi


DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1 Khái niệm cơ bản 6

1.1.1 Chuỗi (Filière) 6

1.1.2 Chuỗi giá trị 7

1.2 Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 13

1.3 Nội dung cơ bản trong phân tích chuỗi giá trị 14

1.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị 16

1.3.2 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị 19

1.3.3 Quản trị chuỗi giá trị 21

1.3.4 Nâng cấp chuỗi giá trị 22

1.3.5 Liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị 24

1.3.5.1 Khái niệm liên kết kinh tế 24


1.3.5.2 Các hình thức liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị 24

1.3.5.3 Lợi ích của liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị 24

1.4 Tầm quan trọng việc phân tích chuỗi giá trị 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở THỊ
XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam 26

2.1.1 Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam 26

2.1.2 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 27

2.2 Thực trạng nghề nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam 29

2.2.1 Sản lượng tôm nuôi thương phẩm tại Việt Nam 29

2.2.2 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu tôm thương phẩm Việt Nam 30
2.3 Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam 31

2.3.1 Đặc điểm về tôm thẻ chân trắng 31

iv
2.3.1.1 Phân loại 31

2.3.1.2 Đặc điểm sinh thái và tập tính sinh sống 32

2.3.1.3 Diện tích nuôi, sản lượng khai thác, kim ngạch xuất khẩu và thị trường

tiêu thụ tôm thẻ chân trắng 34

2.4 Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa và Ninh Hòa 35

2.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Ninh Hòa 35

2.4.1.1 Vị trí địa lý 35

2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu 37

2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ninh Hòa 38

2.4.3 Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 39

2.4.3.1 Chọn địa điểm nuôi 39

2.4.3.2 Xây dựng hệ thống ao nuôi 39

2.4.3.3 Chuẩn bị ao nuôi 40

2.4.3.4 Thả giống 40

2.4.3.5 Chăm sóc, cho ăn và quản lý thưc ăn 40

2.4.4 Sản lượng nuôi và thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa 41

2.4.5

Quy trình chế biến của Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang 44


2.4.6 Các tổ chức, nhà hỗ trợ, thể chế, chính sách, qui định tác động chuỗi giá trị tôm
chân trắng 45

2.4.7 Những thuận lợi, khó khăn trong việc nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm thẻ
chân trắng thị xã Ninh Hòa nói riêng và cả nước nói chung. 48

2.5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu 51

2.5.1 Dữ liệu thứ cấp 51

2.5.2 Dữ liệu sơ cấp 52

2.5.3 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị 52
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56

3.1 Phân tích cấu trúc thị trường tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị
xã Ninh Hòa 56

3.1.1 Những tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng - Trường hợp
các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa 56

3.1.1.1 Hộ nuôi tôm 57

3.1.1.2 Đại lý thu mua cấp 1 58

3.1.1.3 Đại lý thu mua cấp 2 58

v
3.1.1.4 Người bán lẻ 59


3.1.1.5 Công ty chế biến 59

3.1.1.6 Nhà nhập khẩu 59

3.1.2 Tình hình cạnh tranh sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa 60

3.1.2.1 Mức độ khác biệt sản phẩm 60

3.1.2.2 Rào cản gia nhập ngành 60

3.1.2.3 Tiếp cận thông tin thị trường 62

3.2 Tổ chức vận hành thị trường 63

3.2.1 Phân loại và cơ sở hình thành giá 63

3.2.2 Hoạt động mua vào và bán ra 64

3.2.3 Phương thức giao dịch và thanh toán 68

3.3 Kết quả thị trường 70

3.3.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia trong chuỗi 70

3.3.1.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của hộ nuôi tôm 70

3.3.1.2 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của Đại lý cấp 1 73

3.3.1.3 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 2 76


3.3.1.4 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của người bán lẻ 77

3.3.1.5 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến 78

3.3.2 Cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia
chủ yếu trong chuỗi giá trị. 80

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THỊ XÃ
NINH HÒA 87

4.1 Hỗ trợ Hộ nuôi tôm 87

4.2 Thực hiện liên kết dọc giữa những tác nhân trong chuỗi. 91

4.3 Tăng cường liên kết giữa các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản trong hoạt
động nghiên cứu thị trường nước ngoài. 94

4.4 Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng tôm thẻ chân trắng ở thị trường trong nước và nước
ngoài 95
KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHUÏ LUÏC

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết Tắt Nội Dung
BMP Thực hành nuôi tốt hơn
BRC Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn thực phẩm

toàn cầu
CPBQ Chi phí bình quân
CIRAD Trung tâm Hợp tác Quốc tế nghiên cứu nông học vì sự
phát triển
DV Dịch vụ
GT Giá trị
GAP Hệ thống tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp sạch toàn cầu
GTGT Giá trị gia tăng
HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm kiểm
soát tới hạn
IFS Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
ISO Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
IUU Illegal, unreported and unregulated fishing
INRA Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp
IRAM Viện Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp phát triển
LNBQ Lợi nhuận bình quân
NK Nhập khẩu
NAFIQAVED Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản
TMTS Thương mại thủy sản
TXNG Truy xuất nguồn gốc
TT Thị trường
TQ Trung Quốc
VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
v.v. Vân vân
XK Xuất khẩu
R & D Nghiên cứu và phát triển

vii
DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Các thành phần của tổng giá trị tạo ra do chuỗi giá trị 20
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu riêng để nâng cấp chuỗi 23
Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2011 28
Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2011 30
Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu từng loại tôm năm 2011 31
Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa năm 2010 35
Bảng 2.5: Tốc độ tăng GDP của thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2005-2010 38
Bảng 2.6: Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành) của thị xã Ninh Hòa phân theo khu vực
kinh tế giai đoạn 2005 - 2010 38
Bảng 2.7: Cơ cấu hộ lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động 38
Bảng 2.8: Báo cáo tình hình nuôi tôm huyện Ninh Hòa giai đoạn 2008 - 2011 42
Bảng 2.9: Các nhân tố của mô hình SCP 54
Bảng 2.10: Các nhân tố áp dụng của mô hình SCP 54
Bảng 3.1: Rào cản gia nhập ngành đối với hộ nuôi tôm 60
Bảng 3.2: Rào cản gia nhập ngành đối với đại lý cấp 1 61
Bảng 3.3: Mức độ tiếp cận thông tin thị trường của Hộ nuôi tôm 62
Bảng 3.4: Nguồn cung cấp thông tin của Hộ nuôi tôm 63
Bảng 3.5: Doanh thu mặt hàng tôm thẻ chân trắng 67
Bảng 3.6: Sản lượng bình quân ao có diện tích 0,5 ha 70
Bảng 3.7: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của hộ nuôi tôm 70
Bảng 3.8: Giá bán bình quân của đại lý cấp 1 bán cho các tác nhân khác trong chuỗi 73
Bảng 3.9: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 giao dịch với đại lý cấp
2 74
Bảng 3.10: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 giao dịch với công ty
chế biến 74
Bảng 3.11: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 giao dịch với người
bán lẻ 75
Bảng 3.12: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 75
Bảng 3.13: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 2 77

Bảng 3.14: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của người bán lẻ 78
Bảng 3.15: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến 79
viii
Bảng 3.16: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến (mua tôm thẻ
chân trắng trực tiếp từ hộ nuôi tôm) 79
Bảng 3.17: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến 80
Bảng 3.18: Tỷ trọng giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi từ hộ nuôi tôm, đại lý
thu cấp 1, đại lý cấp 2 và công ty chế biến 81
Bảng 3.19: Phân phối lợi nhuận bình quân cho các tác nhân theo kênh hộ nuôi tôm, đại
lý cấp 1, đại lý cấp 2 và công ty chế biến 81
Bảng 3.20: Tỷ trọng giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi từ hộ nuôi tôm, đại lý
cấp 1 và công ty chế biến 82
Bảng 3.21: Phân phối lợi nhuận bình quân cho các tác nhân theo kênh hộ nuôi tôm, đại
lý cấp 1 và công ty chế biến 83
Bảng 3.22: Tỷ trọng giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi từ hộ nuôi tôm cung
cấp trực tiếp cho công ty chế biến 83
Bảng 3.23: Phân phối lợi nhuận bình quân cho các tác nhân theo kênh hộ nuôi tôm
cung cấp trực tiếp đến công ty chế biến 84
Bảng 3.24: Tỷ trọng giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi từ hộ nuôi tôm, đại lý
cấp 1 và người bán lẻ 85
Bảng 3.25: Phân phối lợi nhuận bình quân cho các tác nhân theo kênh hộ nuôi tôm, đại
lý cấp 1 và người bán lẻ 85

ix
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Chuỗi giá trị của Michael Porter 8
Hình 1.2: Hệ thống giá trị 9
Hình 1.3 : Mối liên hệ trong chuỗi giá trị giản đơn 10
Hình 1.4: Chuỗi giá trị ngành nội thất 11

Hình 1.5: Một hoặc nhiều chuỗi giá trị 12
Hình 1.6: Mô hình phân tích chuỗi giá trị 13
Hình 1.7: Sơ đồ phân tích chuỗi giá trị 15
Hình 1.8: Lập qui trình cốt lõi đồ thủ công làm từ cói 17
Hình 1.9: Lập sơ đồ những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị tôm thẻ đông lạnh bán
sang thị trường Mỹ 17
Hình 1.10: Sơ đồ các hoạt động cụ thể từ quy trình cốt lõi đồ thủ công làm từ cói 18
Hình 1.11: Lập sơ đồ về khối lượng 18
Hình 2.1: Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam 26
Hình 2.2: Sản lượng tôm nuôi thương phẩm ở Việt Nam 29
Hình 2.3: Tỷ trọng xuất khẩu tôm tôm Việt Nam các thị trường 31
Hình 2.4: Hình dạng ngoài tôm thẻ chân trắng 32
Hình 2.5: Bản đồ hành chính thị xã Ninh Hòa 37
Hình 2.6: Diện tích nuôi tôm ở Thị Xã Ninh Hòa 42
Hình 2.7 : Sản lượng tôm huyện Ninh Hòa qua các năm 43
Hình 2.8: Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP 53
Hình 3.1: Mô hình chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng 56
Hình 3.2: Phân phối giá trị tăng thêm bình quân của các tác nhân tham gia chủ yếu
trong chuỗi từ hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 và công ty chế biến 81
Hình 3.3: Phân phối giá trị tăng thêm bình quân của các tác nhân tham gia chủ yếu
trong chuỗi từ hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1 và công ty chế biến 82
Hình 3.4: Phân phối giá trị tăng thêm bình quân của các tác nhân tham gia chủ yếu
trong chuỗi từ hộ nuôi tôm trực tiếp đến công ty chế biến 84
Hình 3.5: Phân phối giá trị tăng thêm bình quân của các tác nhân tham gia chủ yếu
trong chuỗi từ hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1 và người bán lẻ 85
Hình 4.1: Liên kết dọc trong chuỗi 92
1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của
nước ta. Trong các năm qua, giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta đã liên tục tăng
đáng kể. Năm 2009 là 4,2513 tỷ USD, đến năm 2010 là 5,034 tỷ USD tăng 18,4 % so
với năm 2009. Năm 2011 là 6,117 USD tỷ tăng 21,5 % so với năm 2010 (VASEP).
Trong đó, năm 2011 sản phẩm tôm chiếm gần 2,4 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm
2010. Hiện nay Việt Nam xuất khẩu sản phẩm tôm sang 91 thị trường thế giới. Nhật
Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc là 5 thị trường nhập
khẩu lớn nhất, chiếm 81,7% tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm cả nước. Trong đó, Nhật
Bản đứng đầu với giá trị đạt 607,2 triệu USD, chiếm 25,3% tỷ trọng XK, tiếp đến Mỹ
(558,5 triệu USD), EU (412,8 triệu USD), Trung Quốc (223,6 triệu USD) và Hàn
Quốc (157,5 triệu USD). [27]
Tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu tôm chủ lực của Việt Nam. Tổng giá trị xuất
khẩu tôm sú năm 2011 đạt trên 1,43 tỷ USD chiếm gần 60% tổng giá trị. Tuy nhiên, do
tôm sú có thời gian nuôi dài ngày, chi phí nuôi cao, dễ mắc dịch bệnh; do đó mặt hàng
tôm thẻ chân trắng có xu hướng được thay thế. Giá trị tôm thẻ chân trắng năm 2011
đạt 704 triệu USD tăng gần 70% so với năm 2010. [27]
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931 hoặc Litopenaeus vannamei) có
nguồn gốc từ Nam Mỹ, không phân bố tự nhiên ở vùng biển các nước châu Á. So với
tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng có đặc điểm là: tốc độ sinh trưởng nhanh,
có thể nuôi mật độ cao do có đặc tính phân bố đều trong cột nước, tỷ lệ sống và sinh
trưởng tốt hơn nhiều lần so với tôm sú ngay cả trong điều kiện độ mặn biến động lớn,
có khả năng chịu được nhiệt độ thấp (<15
0
C), đặc biệt tôm chân trắng cũng đòi hỏi
thức ăn có hàm lượng protein thấp hơn tôm sú nên ngày càng được phát triển nuôi
rộng [4]. Tôm chân trắng nhập cư vào Việt Nam vào năm 2003 nhưng không được
phép nuôi rộng rãi do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho các đối tượng nuôi khác. Đến
năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ các lệnh cấm này. Kể từ

đó, nhiều Hộ nuôi tôm cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung lựa chọn nuôi để thay
thế cho tôm sú.
2

Thị xã Ninh Hòa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa có diện tích mặt nước rộng lớn với
3.209 ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Diện tích có khả năng nuôi
trồng thủy sản nước ngọt là 1.540 ha. Ngoài ra, Ninh Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu
đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà, mùa đông không rét buốt. Nhiệt độ trung
bình hàng năm 26,6
0
C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.350 mm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển nuôi tôm. Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tăng
lên một cách nhanh chóng. Năm 2008, diện tích nuôi tôm chân trắng chỉ đạt 300 ha và
sản lượng là 425 tấn; đến năm 2011 là 1.500 ha và sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt
2.003 tấn. Theo Chi cục Thống kê thị xã Ninh Hòa, năm 2010 giá trị GDP của thị xã là
4.609 tỷ đồng, ngành nông lâm nghiệp, thủy sản là 792 tỷ đồng, chiếm 17,8% trong
giá trị GDP, rõ ràng tôm thẻ chân trắng có những đóng góp giá trị kinh tế nhất định
cũng với những loại thủy sản khác. Bên cạnh đó, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng còn
góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân và đang từng bước góp phần chuyển
dịch cơ cấu nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp. Với giá trị kinh tế tiềm năng tôm
thẻ chân trắng mang lại, việc nuôi trồng và chế biến tôm thẻ chân trắng cần được phát
triển và trở thành ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong ngành thủy
sản Việt Nam nói chung và Khánh Hòa, thị xã Ninh Hòa nói riêng.
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa hiện nay
đang gặp nhiều khó khăn và chưa mang lại hiệu quả cao do hộ nuôi tôm thả tôm với
mật độ dày, mức độ quay vòng thâm canh ao đầm quá cao làm cho môi trường bị suy
thoái không có thời gian phục hồi. Dịch bệnh hoành hành, tôm chết hàng loạt, nhiều
hộ nuôi tôm rơi vào tình trạng thua lỗ, nợ nần. Ngoài các vấn đề về môi trường, nuôi
tôm bền vững, các Hộ nuôi tôm còn phải gặp nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu,

thời tiết diễn biến bất thường, người nuôi tôm nuôi chưa đúng kỹ thuật, chất lượng con
giống thấp, nguồn nước không đảm bảo,…
Bên cạnh đó, kinh doanh tôm thẻ chân trắng cũng là nguồn thu nhập của nhiều
đại lý thu mua, người bán lẻ, họ gặp khó khăn như thiếu kiến thức VSATTP, kiến thức
bảo quản làm giảm chất lượng nguyên liệu tôm thẻ chân trắng. Các Công ty chế biến,
xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đang cạnh tranh khốc liệt về nguyên liệu và gặp không ít
khó khăn và thử thách trong quá trình hội nhập như sự đòi hỏi ngày càng cao của
người tiêu dùng về các tiêu chuẩn về VSATTP, các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng
3

thủy sản như chloramphenicol, trifluralin, quy định về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn
Global GAP, BRC của các thị trường nhập khẩu,… Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Phân tích chuỗi giá trị của mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi
tại thị xã Ninh Hòa” rất cần thiết. Đề tài sẽ làm rõ những tác nhân tham gia vào chuỗi
giá trị tôm thẻ chân trắng; mối quan hệ, các tương tác và sự phân phối lợi ích của từng
tác nhân; cấu trúc và sự vận hành thị trường của loại sản phẩm này; kết cấu phân bổ
giá trị tăng thêm của các tác nhân trong chuỗi; từ đó đề xuất biện pháp nâng cao khả
năng cạnh tranh cho chuỗi giá trị tôm chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả cấu trúc thị trường, kênh phân phối cũng như mối quan hệ giữa các tác
nhân trong khác nhau trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng – trường hợp các hộ nuôi
tại thị xã Ninh Hòa.
- Phân tích, đánh giá kết quả kinh tế giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm
thẻ chân trắng – trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm
tôm thẻ chân trắng cho các tác nhân trong toàn hệ thống chuỗi.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu nhằm tập trung trả lời những câu hỏi sau:
- Những tác nhân nào tham gia vào chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng?
- Cấu trúc và sự vận hành thị trường của loại sản phẩm này diễn ra như thế nào?

- Kết cấu phân bổ giá trị tăng thêm của các tác nhân chủ yếu tham gia trong
chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng như thế nào?
- Những khó khăn của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị và những kiến
nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã
Ninh Hòa?
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Đề tài tập trung tiếp cận lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris
(2011): A handbook for Value Chain Research; Tài liệu sổ tay thực hành phân tích
chuỗi giá trị của dự án M4P, từ đó tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ
chân trắng – Trường hợp các Hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa.
- Áp dụng cách tiếp cận mô hình SCP (Structure – Conduct – Perform) kết hợp
cách tiếp cận kênh marketing và sự phân chia giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong
chuỗi.
4

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp mô tả: Mô tả thực trạng hoạt động cung cấp tôm thẻ chân trắng
giữa các tác nhân trong chuỗi.
- Phương pháp thảo luận nhóm: chủ yếu là thu thập thông tin từ phía hộ nuôi
tôm thẻ chân trắng, thảo luận với họ những vấn đề liên quan đến việc nuôi trồng, thu
hoạch, tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng để xác định những khó khăn và nguyện
vọng của các hộ nuôi tôm. Những thông tin này sẽ được tổng hợp và phân tích trình
bày trong đề tài.
- Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu: dựa theo nguồn thông tin thu
thập sơ cấp, thứ cấp và kết quả điều tra …sẽ được thống kê, phân tích và trình bày
trong đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Phỏng vấn chuyên sâu các tác nhân
chủ yếu tham gia dọc theo chuỗi giá trị. Các thông tin này được tổng hợp và phân tích
cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin:

+ Thông tin thứ cấp: dữ liệu thu thập từ các nguồn tài liệu như các báo cáo
khoa học, báo cáo hiệp hội, Tổng cục thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn thị xã Ninh Hòa, Phòng kinh tế thị xã Ninh Hòa, internet, …
+ Thông tin sơ cấp: dữ liệu thu thập thông qua những khảo sát thực tế từ Hộ
nuôi tôm, Đại lý, Người bán lẻ, Công ty chế biến kinh doanh Tôm thẻ chân trắng và
thông qua những trao đổi phỏng vấn chuyên sâu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: là các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng
bao gồm: Hộ nuôi tôm, Đại lý thu mua cấp 1, Đại lý thu mua cấp 2, Người bán lẻ và
Công ty chế biến.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh
Hòa.
- Những thông tin thứ cấp chủ yếu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm
2008 đến năm 2011. Thời gian điều tra là thời gian bắt đầu vụ nuôi đầu tiên
trong năm, từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.

5

6. Bố cục đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu
bao gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa và
phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Đề xuất kiến nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản
phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa.




















6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Chuỗi (Filière)
Phương pháp ‘filière’ (filière có nghĩa là dòng hoặc chuỗi) bao gồm các trường
phái tư duy và nghiên cứu khác nhau. Ban đầu, phương pháp được sử dụng để phân
tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của
Pháp vào những năm 1960. Phân tích chủ yếu phục vụ như một công cụ để nghiên cứu
mà hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) được tổ
chức trong bối cảnh các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú
trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công
nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng.

Do đó, khái niệm chuỗi (filière) bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được
sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham
gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi (filière) chủ yếu tập trung vào các
vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng và tự nhiên, được tóm tắt
trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ của mối quan hệ biến đổi.
Phương pháp chuỗi có hai luồng tư tưởng chung với phân tích chuỗi giá trị:
- Sự đo lường về mặt kinh tế và tài chính của filière (được đưa ra trong Duruflé,
Fabre và Yung (1988) và được sử dụng trong một số dự án phát triển do Pháp tài trợ
trong năm 1980 và 1990) tập trung vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi
hàng hóa và phân tách các chi phí và thu nhập giữa các thành phần được kinh doanh
nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự
đóng góp của nó vào GDP theo phương pháp ảnh hưởng (méthode des effets)
- Phân tích có tính chất chú trọng vào chiến lược của phương pháp filière, được
sử dụng nhiều nhất ở trường đại học Paris-Nanterre, một số viện nghiên cứu như
CIRAD và INRA và các tổ chức phi chính phủ như IRAM, nghiên cứu trong một cách
có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi tác
nhân có liên quan trong chuỗi, các chiến lược cá nhân và tập thể, cũng như các hình
thái quy định mà Hugon (1985) đã xác định là có bốn dạng liên quan đến chuỗi hàng
hóa ở Châu Phi được phân tích gồm: quy định trong nước, quy định của thị trường,
quy định của nhà nước và quy định kinh doanh nông nghiệp quốc tế. Moustier and
Leplaideur (1999) đã đưa ra một khung phân tích sự cấu tạo của một chuỗi hàng hóa
7

(lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể), và hiệu suất về mặt giá cả và tạo thu
nhập, có tính đến vấn đề chuyên môn hóa của hộ nuôi tôm và thương nhân ngành thực
phẩm so với chiến lược đa dạng hóa.
1.1.2 Chuỗi giá trị
- Khái niệm ‘‘Chuỗi giá trị - Value chain’’ được GS. Michael Porter nêu ra
trong cuốn sách ‘‘Lợi thế cạnh tranh’’ được xuất bản vào năm 1985. Porter đã sử dụng
khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế

nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ
cạnh tranh. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt
như sau: một công ty có thể cung cấp cho khách hàng với một mặt hàng (hoặc dịch vụ)
có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn
(chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác là làm thế nào để một doanh nghiệp
có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lược
khác biệt hóa)?
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái
niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế
và tiềm tàng) của mình. Đặc biệt, Porter đã tranh luận rằng nguồn lợi thế cạnh tranh
không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân
tách một loạt hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều
hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp đóng
góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và hoạt động hỗ trợ
có ảnh hưởng gián tiếp vào giá trị cuối cùng của sản phẩm.
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý
tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của
một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của một
doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản
xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ
hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như kế hoạch chiến lược, nguồn nhân lực, hoạt động nghiên
cứu, v.v
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng
trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết
định quản lý và chiến lược điều hành. Ví dụ như một phân tích về chuỗi giá trị của một
8

siêu thị ở Châu Âu có thể chỉ lợi thế cạnh tranh của một siêu thị đó với các đối thủ
cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả giống nước ngoài. Tìm ra lợi thế cạnh tranh là
thông tin có giá trị cho các mục đích kinh doanh. Tiếp theo những kết quả tìm được

đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố mối quan hệ với các
nhà sản xuất hoa quả giống ngoại và chiến dịch quảng cáo sẽ chú ý đặc biệt đến những
vấn đề này.

Hình 1.1: Chuỗi giá trị của Michael Porter
Nguồn : [1]
 Các hoạt động chính: bao gồm đầu vào, sản xuất, đầu ra, marketing và bán
hàng, dịch vụ khách hàng.
Đầu vào: Những hoạt động liên quan đến việc nhận, lưu trữ, dịch chuyển đầu
vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên
lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp
Sản xuất: là hoạt động chuyển nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm hoàn
thành.
Đầu ra: gồm những hoạt động kết hợp thu thập, lưu trữ và phân phối sản phẩm
từ nhà sản xuất đến người mua.
Marketing và bán hàng: là những hoạt động liên quan đến việc quảng cáo,
khuyến mại, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ trong kênh và định giá.
Dịch vụ khách hàng: (dịch vụ sau bán hàng) liên quan đến việc cung cấp dịch
vụ nhằm gia tăng, duy trì giá trị của sản phẩm.
 Các hoạt động bổ trợ: bao gồm các hoạt động như thu mua, phát triển công
nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của công ty.

Cơ sở hạ tầng của Công ty
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Thu mua
Đầu vào Sản xuất Đầu ra Marketing
và bán
Dịch vụ
Các ho

ạt
đ
ộng chính

Các
hoạt
đ
ộng
hỗ trợ

Giá trị
biên tế
Giá trị
biên tế
9

Thu mua: liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào bao gồm
nguyên vật liệu, các nhà cung cấp, máy móc…
Phát triển công nghệ: liên quan tới các bí quyết, quy trình, thủ tục, công nghệ
được sử dụng.
Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động liên quan tới chiêu mộ, tuyển
dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho người lao động trong công ty.
Cơ sở hạ tầng công ty: bao gồm quản lý chung, lập kế hoạch quản lý, tuân thủ
luật pháp, tài chính, kế toán, quản lý chất lượng, quản lý cơ sở vật chất…
Một cách khác của phương pháp phân tích lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái
niệm của hệ thống giá trị. Thay vì chỉ phân tích lơi thế cạnh tranh của một công ty duy
nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của chuỗi các hoạt động
rộng hơn mà Porter gọi là hệ thống giá trị. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động
do tất cả các công ty tham gia trong việc xuất sản một hàng hóa hoặc dịch vụ thực
hiện, bắt đầu từ nguyên vật liệu thô đến phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì

vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, cần chỉ ra rằng trong khung phân tích của Porter, khái niệm hệ thống giá trị chủ
yếu là một công cụ giúp quản lý điều hành đưa ra những quyết định có tính chiến lược.


Hình 1.2: Hệ thống giá trị
Nguồn : [1]
- Theo Kaplinsky R. And Morris M. (2001), khái niệm Chuỗi giá trị là nói đến
tất cả những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là
khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người
tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.
Kaplinsky R. And Morris M. (2001) đã đưa ra hai khái niệm về chuỗi giá trị :
 Chuỗi giá trị giản đơn: Là một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực
hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Những hoạt động này
gồm : thiết kế và phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing và cuối cùng là tiêu thụ và
tái sử dụng.
10



Hình 1.3 : Mối liên hệ trong chuỗi giá trị giản đơn
Nguồn: [13]

 Chuỗi giá trị mở rộng: là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham
gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người
cung cấp dịch vụ, ) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Cách
tiếp cận này xem xét tất cả các mối liên hệ ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô
được sản xuất, được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng.
Chúng ta xem xét trường hợp của ngành công nghiệp nội thất làm ví dụ minh
họa cho một chuỗi giá trị mở rộng. Nó bao gồm sự cung cấp giống đầu vào, thuốc bảo

vệ thực vật, thiết bị và nước cho khu vực lâm nghiệp. Sau đó, những khúc gỗ được
chặt và vận chuyển tới nhà máy cưa và cho ra nguyên liệu đầu tiên. Từ đó, các thanh
gỗ đã được cưa chuyển tới nhà máy sản xuất, thông qua máy móc thiết bị chế biến,
công nghệ sơn và bám dính cũng như kỹ năng vẽ thiết kế và gián nhãn từ các dịch vụ.
Phụ thuộc vào tình hình thị trường tiêu thụ, thiết bị nội thất được chuyển thông qua các
giai đoạn khác nhau đến khi nó tới tay người tiêu dùng cuối cùng, và sau thời gian sử
dụng họ sẽ đưa vào tái chế. [13]

Thiết kế
và và phát
triển sản
phẩm
Sản xuất:
Đề cập đến
quá trình
chuyển đổi
đầu vào


Marketing

Tiêu
thụ và
tái sử
dụng
11



Hình 1.4: Chuỗi giá trị ngành nội thất

Nguồn: [13]
Ngoài vô số đường nối được mô tả ở hình trên, chuỗi giá trị thậm chí có thể
phức tạp hơn khi các nhà sản xuất trong chuỗi đặc biệt là thành viên trong một số
chuỗi giá trị khác.
Sơn, bám dính
……
Thiết kế
Máy móc
Máy móc
Logistics,
Quản lý chất
lượng
Nhà sản xuất
nội thất
Người mua
Đại lý trong nước
Nhà bán lẻ
trong nước
Đại lý nước ngoài
Nhà bán lẻ nước ngoài

Người tiêu
dùng
Tái chế

Máy móc
Giống
Hóa chất
Nước
Các dịch vụ

bên ngoài
Lâm nghiệp
Nhà máy cưa
12

Hình 1.5: Một hoặc nhiều chuỗi giá trị
Nguồn: [13]
Nhiều chuỗi giá trị hoạt động trong một môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường
chính trị và pháp luật, những nhân tố cơ bản và dịch vụ hỗ trợ. Những nhân tố của môi
trường mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng tới sản xuất và phân phối, nhưng ảnh hưởng
trực tiếp đến chuỗi giá trị. Vai trò của Chính phủ để phát triển công nghiệp, nơi mà
chuỗi giá trị hoạt động có thể được thấy từ chính sách và điều chỉnh trong giới hạn của
số lượng và chất lượng để tạo nên một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của công
nghiệp. Các nhân tố này có thể là một trong những yếu tố sau: luật pháp, tài chính, kỹ
thuật, phát triển nguồn nhân lực, tiêu chuẩn, quyền sở hữu, nghiên cứu và phát triển …
Nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chuỗi giá trị. Ví dụ: bộ phận R & D rất
quan trọng trong việc phát hiện ra sự sáng tạo trong phát triển sản xuất, đóng gói và
những quy trình khác giữa quá trình chuyên chở, đóng gói, kho bãi và vận chuyển.
Trong khi đó, các tổ chức tài chính là cầu nối cho các khoản vay vốn và đầu tư. Cuối
cùng, các dịch vụ hỗ trợ bao gồm vận tải, đóng, kho bãi, phương tiện truyền thông, các
dịch vụ xuất nhập khẩu… Như hàm ý trong tên của nó, các dịch vụ hỗ trợ làm cho
thuận tiện sự hoạt động của chuỗi giá trị. Ví dụ, vận tải là một yếu tố then chốt để giao
hàng hóa đúng lúc và nhanh chóng nhằm đảm bảo giá trị và chất lượng sản phẩm. Một
hệ thống vận tải hiệu quả có thể hiểu là để tiết kiệm chi phí trong quá trình giao hàng,
giảm hàng hóa tồn kho, hạn chế việc giảm chất lượng và sự hao hụt. Thông tin và kỹ
thuật truyền thông rất quan trọng trong việc tối thiểu hóa chi phí, giúp nhà sản xuất
đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng và tăng độ tin cậy trong việc giao hàng
hóa đúng chủng loại và số lượng như yêu cầu của thị trường.
Lâm nghiệp
Giấy và Bột

Gi
ấy

Nhà máy cưa Nhà khai
thác

Thiết kế v
à xây
dựng
Tác nhân
trong nước
Nhà s
ản xuất nội
thất
Lĩnh vực tự
phục vụ
Tác nhân nước
ngoài
13

Tất cả những hoạt động được thể hiện bởi các thành viên của chuỗi giá trị cũng
như môi trường của nó cấu thành nên mô hình phân tích chuỗi giá trị. Hình 1.6 minh
họa một mô hình phân tích chuỗi giá trị khái quát

Hình 1.6: Mô hình phân tích chuỗi giá trị
Nguồn: [15]
1.2 Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Một câu hỏi có thể phát sinh khi chuỗi giá trị được nghiên cứu: chuỗi giá trị và
chuỗi cung ứng khác nhau hay không? Về cơ bản chúng giống nhau vì cả hai bao gồm
mạng lưới như nhau của các thành viên, những người có mối liên hệ với các thành

viên khác để cung cấp hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng. Nếu chúng
ta so sánh định nghĩa của một chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị, chúng ta có thể nhận ra
sự giống nhau và khác nhau của chúng. Chuỗi cung ứng, như hàm ý của nó, tập trung
chủ yếu vào hiệu quả và chi phí cung ứng. Chuỗi cung ứng được hiểu là việc mang
nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tới người tiêu dùng
một cách suôn sẻ và tiết kiệm. Mục tiêu đầu tiên của chuỗi cung ứng là đáp ứng nhu
cầu và yêu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực
bao gồm: việc phân bổ công suất, tài nguyên và lao động. Một chuỗi cung ứng cố gắng
TỔ CHỨC HỖ TRỢ
Pháp luật, tổ chức tài chính, thông tin thị trường, tiêu chuẩn, công nghệ, an
toàn thực phẩm, nghiên cứu và đổi mới, quyền sở hữu,
KHẢ NĂNG HỖ TRỢ DỊCH VỤ
Vận chuyển, lưu trữ, đóng gói, thông tin và truyền thông công nghệ, điện và
nhiên liệu, nhập khẩu và xuất khẩu dịch vụ
Sản xuất

Sản xuất
trạm

Sự gia công
công nghiệp
Phân phối
& Marketing

Tiền sản xuất
Đầu vào

KINH TẾ VĨ MÔ
LUẬT VÀ QUY ĐỊNH



14

tìm kiếm để làm cho phù hợp nhu cầu với khả năng cung ứng của tài nguyên khoáng
sản. Khía cạnh khác của việc đánh giá một cách lạc quan chuỗi cung ứng bao gồm việc
giữ liên lạc với nhà cung cấp để loại trừ những yếu tố làm đình trệ khâu sản xuất;
chiến lược nguồn lực để tạo nên một sự thăng bằng giữa chi phí nguyên vật liệu và vận
chuyển thấp nhất; phương tiện kỹ thuật “Just in time” để đánh giá một cách lạc quan
dòng chảy sản xuất; duy trì sự phối hợp đúng đắn giữa vị trí công ty và kho hàng để
phục vụ thị trường tiêu dùng, và sử dụng vị trí/sự chỉ định vị trí, phân tích đường vận
chuyển, chương trình động lực và dĩ nhiên, sự lạc quan vận chuyển truyền thống để tối
đa hiệu quả của việc phân phối. [22]
Ngược lại, chuỗi giá trị bố trí sự tập trung của nó vào tổng giá trị cho người
tiêu dùng. Vì thế, mục tiêu của một chuỗi giá trị là tối đa giá trị tại chi phí thấp nhất có
thể cho người tiêu dùng. Do đó, sự khác nhau cơ bản giữa một chuỗi cung ứng và một
chuỗi giá trị là một sự thay đổi cơ bản trong sự tập trung từ việc cung cấp dựa vào
người tiêu dùng.[11]
Do đó chiến lược giảm giá và cắt giảm chi phí không đủ để bảm đảm cho lợi
thế thị trường có thể chống đỡ được trong thời gian dài, nó cần thiết cho công ty để
cung cấp giá trị, cái mà sẽ biện minh cho giá cả sản phẩm. Vì vậy, bản thân chuỗi cung
ứng đã tiến triển để làm cho khớp nguồn cung và giá trị. Dấu hiệu có thể được chú ý
trong định nghĩa một chuỗi cung ứng từ the Global Supply Chain Forum (1998): “Sự
hợp lại thành một hệ thống nhất của quá trình kinh tế cơ bản từ người sử dụng cuối
cùng cho đến người cung ứng đầu tiên cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thông tin,
những thứ làm tăng thêm giá trị cho người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng khác”.
Quan điểm một chuỗi cung ứng phải làm tăng thêm giá trị cho khách hàng đang làm
giảm đi sự khác biệt tương phản giữa một chuỗi cung ứng và một chuỗi giá trị.[11]
1.3 Nội dung cơ bản trong phân tích chuỗi giá trị
Theo Kaplinsky và Morris (2001) bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị áp
dụng trong nông nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, lập sơ đồ phân tích một chuỗi giá trị gồm hệ
thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản
phẩm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ
cấu lãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi, đặc điểm việc làm và khối lượng và
điểm đến của hàng hóa được bán trong nước và ngoài nước.

×